Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng xuất khẩu lao động việt nam ở hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.26 KB, 35 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM Ở HÀN
QUỐC
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.
Một số các khái niệm
- Hợp tác quốc tế lao động: là thuật ngữ được sử dụng trong một số nước
XHCN trong phạm vi khối SEV trước đây. Thuật ngữ này không nêu được bản
chất của xuất khẩu lao động vì việc xuất nhập khẩu lao động dưới hình thức
không ngang giá sức lao động – một loại hàng hóa đặc biệt.
- Đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài: là một thuật ngữ được sử dụng chính thức và phổ biến trong các văn bản
pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ đầu năm 1990, là một hướng giải quyết việc
làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Xuất khẩu lao động (XKLĐ):
Xuất khẩu lao động là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, có tính chất
thông dụng để chỉ hoạt động chuyển dịch lao động từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Nó bao gồm xuất khẩu lao động tại chỗ. Tham gia quá trình này bao gồm
hai bên: Bên nhập khẩu lao động và bên xuất khẩu lao động.
Theo nghị định số 152/1999/NĐ-CP thì “ Xuất khẩu lao động và chuyên gia
là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn lực, giải quyết việc
làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn
thu ngoại tệ cho đất nước…”
- Quản lý xuất khẩu lao động: Quản lý xuất khẩu lao động là sự tác động
thống nhất dựa trên các chính sách để nhằm điều chỉnh các công tác tuyển mộ,
tuyển chọn, đào tạo – giáo dục định hướng, quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng
trong hoạt động xuất khẩu lao động nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
+ Người lao động xuất khẩu: là những người lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài theo các hợp đồng ký kết giữa người lao động với các tổ chức
nước ngoài và những người đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức khác.




+ Lập kế hoạch xuất khẩu lao động: Là việc quyết định số lượng, cơ cấu xuất
khẩu lao động năm tới dựa trên những cơ sở thực tế về các yếu tố khách quan và
chủ quan.
+ Tuyển chọn lao động và xuất khẩu: Là việc quyết định xem trong số những
người nộp đơn xin việc ai là người hội đủ các tiêu chuẩn để làm công việc đó.
+ Đào tạo lao động xuất khẩu: Là quá trình học tập làm cho người lao động
có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn đối với công việc của
họ sẽ đảm nhận khi đi làm việc ở nước ngoài.
+ Giáo dục định hướng: Là hoạt động nhằm trang bị những hiểu biết cơ bản
về phong tục tập quán các nước sắp đến giúp họ có thể hòa nhập với cuộc sống
nước ngoài.
+ Quan hệ hợp đồng lao động: Là quan hệ giữa người lao động với chủ sử
dụng lao động, người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, doanh
nghiệp xuất khẩu lao động với chủ sử dụng lao động phía nước ngoài.
- Hiệu quả quản lý XKLĐ: Là so sánh giữa kết quả đem lại với chi phí bỏ
ra để XKLĐ. Kết quả XKLĐ là toàn bộ những gì thu được do XKLĐ chưa trừ chi phí
đầu tư, còn hiệu quả XKLĐ phản ánh phần lợi nhuận thu về được sau khi đã trừ
chi phí.
2.

Đặc điểm của người lao động Việt Nam XKLĐ sang Hàn Quốc

- Lực lượng lao động Việt Nam phục vụ XKLĐ sang Hàn Quốc có số lượng
tương đối lớn chiếm thứ 2 sau Đài Loan, nhưng trình độ thấp, phần lớn là lao
động phổ thông:
Cụ thể, theo số liệu thống kê từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm
việc ở nước ngoài trong tháng 7 đầu năm 2011 vừa qua đạt 8.026 người. Trong
đó Đài Loan 2.992 người; Hàn Quốc 2.355 người; Nhật Bản 694 người; Malaysia

812 người; Lào 298 người; UAE 91 người, Ả Rập Xê út 211 người, Macao 89
người, Campuchia 167 người, Israel 156 người, Algeria 117 người và các thị
trường khác là 44 người.


-

Người lao động Việt Nam chăm chỉ, cần cù, sáng tạo nhưng với phong

cách sống và làm việc cá thể tự do, một số người kỳ vọng quá lớn về làm giàu từ
XKLĐ đến khi gặp thực tế công việc vất vả, lương thấp dễ sinh chán nản, có tư
tưởng chống đối và vi phạm kỷ luật.
- Người lao động xuất thân từ những vùng nông thôn nghèo như Quảng
Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An…, không có hoặc thiếu việc làm, mức thu nhập trung
bình thấp, là lao động chính của gia đình.
- Người lao động Việt Nam cũng bị phía Hàn Quốc xếp vào tốp dẫn đầu so
với các nước khác về yêu cầu đòi chuyển đổi chỗ làm việc với các lý do không
chính đáng (chiếm tỷ lệ 32%) vào năm 2011.
3.

Giới thiệu về Hàn Quốc.
3.1: Giới thiệu chung
Hàn Quốc là một đất nước nhỏ nằm ở phía cực Đông của châu Á. Mặc dù

xếp vị trí thứ 109 trên thế giới về mặt lãnh thổ nhưng Hàn Quốc lại là trung tâm
của các hoạt động kinh tế, văn hoá và nghệ thuật của Châu Á. Hàn Quốc đã bị trải
qua thời kỳ thực dân trị của Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20 và sau đó phải trải qua
Cuộc chiến tranh Hàn Quốc (1950-1953) nhưng trong một thời gian ngắn, Hàn
Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc, được gọi là “Kỳ tích
Sông Hàn”. Ngày nay, Hàn Quốc là một quốc gia công nghiệp đứng vị trí cao trên

trường thế giới. Ngành công nghiệp chất bán dẫn, ô tô, đóng tàu, sản xuất thép
và công nghệ thông tin của Hàn Quốc có vị trí hàng đầu trên thị trường thế giới.
3.2: Văn hóa trong cách làm việc của người Hàn Quốc
- Tôn trọng quyết định của nhóm, Hàn Quốc là một đất nước luôn luôn
nhấn mạnh từ “chúng tôi” thay vì “tôi”, các quyết định quan trọng thường được
thảo luận chung và khi đạt được sự nhất trí thì mới được đưa ra, và kết quả đó
được coi là thành quả của cả nhóm, là nỗ lực của một tập thể, là giá trị lao động
của tập thể đó. Người Hàn vẫn tin dùng những quyết định của một tập thể hơn là
ý kiến một cá nhân, đặc biệt là những vấn đề có tính quyết định. Vì vậy, giới quản


lý Hàn Quốc hướng đến việc tạo dựng một bầu không khí gia đình, trong đó các
nhân viên tác động qua lại một cách thoải mái đối với các cấp điều hành và gắn
bó chặt chẽ với sự thành công của công ty.
- Người Hàn quan tâm đến kết quả lao động, cho dù họ phải làm việc trong
nhiều ngày liền và không có giờ nghỉ, trong một cuộc họp họ sẽ giải quyết vấn đề
một cách triệt để, bất chấp thời gian có kéo dài như thế nào.
- Khi đề nghị hoặc muốn nói một vấn đề nào đó, người Hàn ít khi nói trực
tiếp vào, họ sẽ dẫn chứng nhiều ví dụ để dẫn đến những gì mình muốn trình bày.
Muốn hiểu được người Hàn thì tốt nhất là bạn nên nghe họ nói hết ý của họ.
- Đúng giờ là một quy tắc tối quan trọng khi bạn làm việc với người Hàn.
Việc một người không làm đúng theo giờ hoặc trễ giờ được xem là một hành
động khiếm nhã. Nếu là một nhân viên thì đó có thể được xem là một nhân viên
thiếu trách nhiệm.
- Liên hệ trước với họ nếu như có vấn đề gì đó để trình bày, thường thì bạn
phải liên hệ trước với họ khi bạn cần gặp họ, ngay cả việc viếng thăm cũng phải
có sự liên lạc trước.
- Khi có mâu thuẫn, nên gặp trực tiếp để giải quyết vấn đề. Trong tình
huống này, có thể sẽ thấy người Hàn to tiếng nếu như họ bất đồng về ý kiến với
người khác, nhưng chuyện to tiếng cũng chỉ là để giải quyết vấn đề một cách triệt

để theo ý họ mong muốn. Bạn có thể thấy hai người Hàn lúc tranh luận có thể
quát tháo ầm ĩ, nhưng khi ra khỏi phòng họp, họ vẫn có thể bắt tay chào nhau.
- Người Hàn rất coi trọng thể diện. Họ chú ý từ phong cách ăn mặc đến lễ
nghi chào hỏi, hiệu quả công việc và cách thể hiện quyền lực để buộc cấp dưới
làm việc một cách hiệu quả cũng là một cách họ giữ gìn thể diện.
- Luôn chào nhau khi gặp mặt. Cấp dưới thường phải cúi chào cấp trên,
cách cúi chào của nhân viên cấp dưới có thể thấy được vị thế của người được
chào, đó cũng là một trong những nét văn hóa ứng xử cơ bản tại công sở ở Hàn
Quốc.
4. Quy định của luật pháp Hàn Quốc cho lao động Việt Nam


4.1: Nhập cảnh, xuất cảnh, lưu trú
Theo luật Quản lý xuất nhập cảnh thì người nước ngoài tuỳ theo mục
đích lưu trú tại Hàn Quốc mà được nhận loại visa khác nhau. Các loại visa khác
nhau thì tư cách và thời gian được phép lưu trú cũng khác nhau và người nước
ngoài bắt buộc phải tuân theo những quy định của pháp luật. Hiện nay Hàn
Quốc chưa có chế độ nhập cư để người nước ngoài có thể định cư tại Hàn Quốc.
Cấp tư cách lưu trú
Những người đã hết visa có thể ở lại thêm 30 ngày nữa nhưng nếu như
muốn ở lại với thời gian dài hơn thì phải xin cấp tư cách lưu trú khác. Việc xin
cấp tư cách lưu trú cơ thể do bản thân hoặc người được uỷ nhiệm đứng ra làm
tại các cơ sở hoặc các phòng quản lý xuất nhập cảnh địa phương (trừ các phòng
quản lý xuất nhập cảnh tại sân bay Incheon, Kimhae, trung tâm bảo hộ người
nước ngoài, các đại lý sân bay khác.
4.2: Hiện trạng tư cách làm việc của người nước ngoài
Người lao động nước ngoài được nhận visa theo chế độ cho phép tuyển
dụng có thể lưu trú và làm việc tại Hàn Quốc tối đa là 3 năm và trong vòng 90
ngày kể từ khi nhập cảnh phải lên Cục hoặc phòng Quản lý xuất nhập cảnh để
đăng ký làm Chứng minh thư người nước ngoài.

Những người không được cấp tư cách lưu trú làm việc nhưng vẫn làm
việc, người ở quá thời gian lưu trú cho phép, người bỏ nơi làm việc ghi trong
Chứng minh thư người nước ngoài, người làm việc vượt quá phạm vi cho phép
theo tư cách lưu trú được cấp – tất cả các trường hợp này sẽ đều bị coi là cư trú
bất hợp pháp.
4.3: Chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài
- Ngành nghề được tiếp nhận lao động nước ngoài gồm các ngành như
ngành sản xuất, ngành xây dựng, ngành dịch vụ.


- Quốc gia được chọn cung ứng lao động sẽ được chính phủ Hàn Quốc
quyết định sau khi xem xét tỷ lệ lao động lưu trú bất hợp pháp cũng như sự tín
nhiệm của các doanh nghiệp Hàn Quốc đối với lao động của nước ngoài đó.
Chính phủ Hàn Quốc đã ký với Việt Nam Biên bản Thoả thuận (MOU) về việc
cung ứng lao động sang Hàn Quốc theo chế độ cấp phép tuyển dụng nói trên.
- Cơ quan chức năng cung ứng lao động của Quốc gia phái cử lao động
(ở Việt Nam là Trung tâm lao động ngoài nước thuộc Cục Quản lý lao động
ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chịu trách nhiệm lập danh
sách lao động đăng ký tìm việc làm ngoài nước đáp ứng được các tiêu chuẩn
như: độ tuổi, sức khoẻ, trình độ tiếng Hàn, kinh nghiệm làm việc…(theo quy định
của Hàn Quốc) với số lượng lao động nhiều hơn từ 3 đến 5 lần so với số lao động
được cung ứng đã được ghi trong MOU. Sau đó gửi danh sách sang cho cơ quan
đối tác phía Chính phủ Hàn Quốc (Liên đoàn Nhân lực Công nghiệp). Bắt đầu từ
tháng 8/2005 sẽ tổ chức thi tiếng Hàn và đây là một điều kiện bắt buộc trong
việc lựa chọn người lao động nước ngoài.
- Chủ doanh nghiệp có giấy chứng nhận thiếu nhân lực được trực tiếp
chọn lao động trong danh sách người lao động nước ngoài tìm kiếm việc làm tại
Trung tâm ổn định việc làm và có thể tiếp nhận sau khi ký Hợp đồng lao động
chuẩn với người lao động nước ngoài.
- Trường hợp người lao động bỏ nơi làm việc ra ngoài cư trú và làm việc

bất hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền và trục xuất khỏi Hàn Quốc và sẽ bị vĩnh viễn
cấm trở lại Hàn Quốc Làm việc.
4.4: Tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc
Thông qua KFSB (Korea Federation of Small Business - Liên đoàn các
doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc): Hiện nay KFSB mới ký hợp đồng với 08 Công ty
của Việt Nam: Công ty XKLĐ Thương mại và Du lịch (Sovilaco); Công ty Dịch vụ
XKLĐ và chuyên gia (SULECO); Công ty XNK và Hợp tác đầu tư GTVT
(TRACIMEXCO); Công ty Đầu tư phát triển GTVT (TRACODI); Công ty Hợp tác lao
động nước ngoài (LOD); Công ty XNK chuyên gia, lao động và kỹ thuật (IMS);


Công ty Xây dựng, Dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO); Tổng Công ty XNK Xây
dựng Việt Nam (VINACONEX).
Thông qua Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc: Công ty cổ phần cung ứng nhân
lực quốc tế - Thương mại Sông Đà (SIMCO); Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế
và Thương mại (SONA); Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Thông qua Hiệp hội Nông nghiệp Hàn Quốc: Công ty Đầu tư Thương mại
Vạn Xuân (VIC).
Thông qua các doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư ở Việt Nam và một số
ít các doanh nghiệp gia công, mua máy móc thiết bị của Hàn Quốc.
4.5: Luật lao động
Áp dụng 4 loại bảo hiểm xã hội tiêu biểu:
- Bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp: Luật bảo hiểm bồi thường
tai nạn cũng được áp dụng cho người lao động nước ngoài. Ngoài ra chủ doanh
nghiệp còn phải đóng bảo hiểm cho tu nghiệp sinh công nghiệp.
- Bảo hiểm tuyển dụng lao động: Chủ sử dụng có nghĩa vụ đóng bảo
hiểm tuyển dụng cho người lao động nước ngoài.
- Bảo hiểm sức khoẻ: Chủ sử dụng đóng.
Bồi thường tai nạn lao động:
Nếu người lao động bị tai nạn lao động và đã xác định hạng thương tật

thì người thuê mướn lao động phải bồi thường cho người lao động theo mức ấn
định trong bảng dưới đây:
Hạng thương Mức bồi thường bằng tiền công trung bình của số ngày
tật
làm việc
Hạng 1
1340 ngày làm việc
Hạng 2

1190

nt

Hạng 3

1050

nt

Hạng 4

920

nt

Hạng 5

790

nt


Hạng 6

670

nt

Hạng 7

560

nt


Hạng 8

450

nt

Hạng 9

350

nt

Hạng 10

270


nt

Hạng 11

200

nt

Hạng 12

140

nt

Hạng 13

90

nt

Hạng 14

50

nt

4.6: Thuế thu nhập
Người lao động nước ngoài có thu nhập dưới 1 triệu won/1tháng thì
không phải đóng thuế thu nhập. Nếu có thu nhập trên 1 triệu won/tháng thì phải
đóng thuế thu nhập theo mức thuế suất cụ thể do pháp luật quy định.

Thời gian làm việc tiêu chuẩn:
Luật tiêu chuẩn lao động đưa ra thời gian làm việc tiêu chuẩn pháp định
bằng việc quy định “thời gian làm việc không quá 8 tiếng trong một ngày, 44
tiếng trong một tuần.
Thời gian nghỉ ngơi, ngày nghỉ, nghỉ phép
Người sử dụng lao động phải áp dụng thời gian nghỉ ngơi cho người lao
động đối với trường hợp thời gian làm việc 4 tiếng là 30 phút, trường hợp thời
gian làm việc 8 tiếng là trên 1 tiếng (Điều 53 luật tiêu chuẩn lao động).
Ngày nghỉ:
Người sử dụng lao động phải sắp xếp ngày nghỉ có lương trung bình trên 1
lần trong một tuần cho người lao động làm đầy đủ số ngày làm việc cố định trong
1 tuần. Nếu người lao động không đi làm trong tuần thì không được hưởng ngày
nghỉ hàng tuần có lương.
Làm việc vào ngày nghỉ và việc trả lương
- Làm việc vào ngày nghỉ cần thiết có sự đồng ý rõ ràng của người lao
động.
- Tiền lương được trả cho làm việc vào ngày nghỉ như sau:




Trả tiền phụ cấp ngày nghỉ có hưởng lương (Tiền phụ cấp được trả dù không



cung cấp lao động vào ngày nghỉ có lương); 100% lương cơ bản.
Trả tiền lương làm việc vào ngày nghỉ (giá cả của lao động được trả cho làm




việc vào ngày nghỉ); 100% lương cơ bản.
Trả tiền phụ cấp làm thêm giờ vào ngày nghỉ ( tiền phụ cấp đối với thời gian
làm việc vào ngày nghỉ ); 50% lương cơ bản.
- Trường hợp làm thêm giờ và làm đêm vào ngày nghỉ thì phải trả cho
người lao động:
Tiền phụ cấp ngày nghỉ có hưởng lương
Tiền lương làm việc vào ngày nghỉ
Tiền phụ cấp làm việc vào ngày nghỉ
Trường hợp quá 8 tiếng, tiền phụ cấp làm thêm giờ (50%)
Trường hợp làm đêm, tiền phụ cấp làm đêm (50%).
Số ngày nghỉ phép:
- Đối với người lao động đi làm đầy đủ số ngày làm việc cố định trong 1
năm thì người sử dụng lao động phải cho 10 ngày nghỉ phép có lương, và đối với
người lao động đi làm trên 90% thì phải cho 8 ngày nghỉ phép co lương (Điều
59 luật Tiêu chuẩn lao động).
- Đối với người làm việc trên 2 năm liên tục, được áp dụng thêm 1 ngày
nghỉ cho mỗi năm làm việc liên tục (doanh nghiệp áp dụng luật sửa đổi: 2 năm
làm việc liên tục). Nhưng trường hợp không đi làm trên 90% (doanh nghiệp áp
dụng luật sửa đổi: 80%) thì không được áp dụng ngày nghỉ thêm.
Người sử dụng lao động phải cho 1 ngày nghỉ phép tháng có lương cho
người lao động đi làm đầy đủ ngày làm việc cố định trong tháng.
Sa thải lao động (theo Điều 27 – Luật Tiêu chuẩn Lao động)
- Người sử dụng lao động không được sa thải, đình chỉ, chuyển sang làm
việc khác, hạ tiền lương hoặc áp dụng các biện pháp trừng phạt khác để chống
người lao động khi không có lý do chính đáng.


- Không được sa thải người lao động trong thời gian người lao động đang
ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn lao động, hoặc bệnh nghề nghiệp phải điều trị trong
các cơ sở y tế và 30 ngày tiếp theo đó;

- Không được sa thải lao động nữ trong thời gian có thai hoặc mới sinh
con được 30 ngày, trừ khi doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng bất khả kháng
theo luật định, hoặc người thuê mướn lao động chấp nhận trả toàn bộ số tiền
bồi thường một lần, ứng với 1034 ngày công trung bình.
II.
1.

THỰC TRẠNG
Thực trạng chung
1.1: Các chương trình đưa người lao động đi Hàn Quốc

Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo 1 trong 3 chương trình sau:
- Chương trình EPS (chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước
ngoài): đơn vị duy nhất nhận tuyển hồ sơ trúng tuyển là Trung tâm Lao động
ngoài nước trực thuộc Bộ LĐTB - XH. Trung tâm sẽ gửi danh sách những người
đủ điều kiện đến Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc mà không thông qua bất kỳ
kênh nào.
- Chương trình Thẻ vàng: Bất kể DN nào nếu có hợp đồng với đối tác là
Hàn Quốc cũng đều được phép tham gia chương trình này và đăng ký tại Cục
Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN). Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay,
chỉ có khoảng 300 người đi theo Chương trình Thẻ vàng bởi chương trình có
tiêu chí khá cao: là các chuyên gia giỏi ngoại ngữ, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm
để làm trong các chuyên ngành vật liệu mới, cơ điện, lập trình viên, công nghệ
tin học…
Những người đạt thẻ vàng còn có thể đưa cả gia đình vợ con sang cùng
làm việc. Thế nhưng, công ty bên Hàn cũng yêu cầu rất ít nhóm lao động này, có
công ty chỉ cần 1 người, nhiều nhất là 15 người nên sẽ rất hạn chế về số lượng.
- Chương trình thuyền viên tàu cá gần bờ: Hiện nay Hiệp hội Thủy sản
Hàn Quốc tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá gần bờ của
Hàn Quốc thông qua 7 doanh nghiệp được phép cung ứng là: Công ty CP Phát

triển nguồn nhân lực Hoàng Long (Hoang Long Huresu); Công ty TNHH MTV


Xuất khẩu lao động - thương mại và du lịch (Sovilaco); Công ty TNHH MTV Cung
ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona); Công ty XNK và hợp tác đầu tư
giao thông vận tải (Tracimexco); Công ty CP XK lao động, thương mại và du lịch
(TTLC); Công ty TNHH Cung ứng nhân lực và thương mại quốc tế Sao Việt (Sao
Viet incores co.,LTD) và Công ty TNHH MTV Đào tạo và cung ứng nhân lực - Haui
(Letco). Với những lao động đi theo chương trình này sẽ được học tiếng Hàn
nhàn hơn hai chương trình kia.
1.2: Quy trình tuyển lao động đi Hàn Quốc theo chương trình ESP


Giới thiệu chương trình EPS

Chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc (EPS)
là chương trình được xây dựng dựa trên thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội và Bộ Lao động Hàn Quốc. Chương trình bắt đầu triển khai thực
hiện từ tháng 8/2004 sau khi Luật việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn
Quốc có hiệu lực.
Luật Việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc được Quốc Hội Hàn
Quốc thông qua ngày 16/8/2003, quy định Chương trình cấp phép việc làm cho
lao động nước ngoài (gọi tắt là EPS) và có hiệu lực từ tháng 8/2004. Theo quy
định của Luật này, các doanh nghiệp Hàn Quốc khi không tuyển dụng được lao
động trong nước sẽ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài với số lượng
nhất định. Bộ Lao động Hàn Quốc được phép ký Bản ghi nhớ với các nước để phái
cử lao động sang Hàn Quốc làm việc. Chương trình EPS là chương trình hợp tác
quốc gia giữa Hàn Quốc và các nước phái cử để lao động nước ngoài sang làm
việc tại Hàn Quốc.
Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Lao

động Hàn Quốc, cơ quan phái cử lao động có trách nhiệm phối hợp với phía Hàn
Quốc tổ chức kiểm tra tiếng Hàn cho người lao động, tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự
tuyển của người lao động qua mạng Internet sang Hàn Quốc để giới thiệu cho
chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn và làm các thủ tục để đưa lao động đi


làm việc tại Hàn Quốc. Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (thuộc Bộ
Lao động Hàn Quốc) có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao
động, giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc và hỗ trợ các thủ tục tiếp
nhận lao động.
Người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc phải tham dự và
vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội tổ chức. Người lao động đạt yêu cầu về tiếng Hàn
và đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển về Trung
tâm Lao động ngoài nước. Hồ sơ đăng ký dự tuyển được kiểm tra và gửi qua
mạng Internet sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc.
Người lao động được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, sau khi hoàn
thiện các thủ tục cần thiết sẽ xuất cảnh sang làm việc tại Hàn Quốc. Pháp luật
Hàn Quốc bảo vệ người lao động nước ngoài như đối với người lao động trong
nước và được hưởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng như người lao động Hàn
Quốc.


Quy trình chương trình EPS

Bước 1: Học tiếng Hàn
Người lao động phải chủ động học tiếng Hàn để có đủ trình độ tham dự Kỳ
kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức.
Bước 2: Tham dự kiểm tra tiếng Hàn
Sau khi thống nhất với Bộ Lao động Hàn Quốc về kỳ kiểm tra tiếng Hàn, Bộ

LĐTBXH thông báo thể lệ kiểm tra, ngày kiểm tra và thời gian tiếp nhận đăng ký
kiểm tra trên Đài truyền hình Việt Nam, báo chí, website của Bộ LĐTBXH
(www.molisa.gov.vn), của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn) và
của Trung tâm Lao động ngoài nước (www.ttldnnvietnam.gov.vn).


Theo thông báo này, người lao động đến đăng ký tại địa điểm do Sở Lao động Thương binh và Xã hội địa phương mình quy định. Điều kiện người lao động được
tham dự kiểm tra tiếng Hàn bao gồm:
- Có hộ khẩu thường trú tại địa phương;
- Từ đủ 18 tuổi đến dưới 39 tuổi;
- Đủ sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài;
- Không có tiền án, tiền sự;
- Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc hay bị cấm xuất cảnh
khỏi Việt Nam;
(Lệ phí kiểm tra tiếng Hàn là 17 USD/người).
Khi đăng ký tham dự kiểm tra tiếng Hàn người lao động sẽ phải đăng ký ngành
dự tuyển (điền vào Đơn đăng ký). Hàn Quốc tiếp nhận lao động Việt Nam trong các
ngành: Sản xuất chế tạo, Xây dựng, Nông nghiệp - chăn nuôi và Thuỷ sản (nuôi
trồng và đánh bắt thủy, hải sản). Người lao động phải căn cứ khả năng, trình độ
chuyên môn, tay nghề và sức khỏe của mình để cân nhắc đăng ký vào ngành phù
hợp. Vì ngành đăng ký sẽ không được thay đổi khi làm hồ sơ đăng ký dự tuyển.
Kết quả kiểm tra tiếng Hàn được thông báo cho Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội và đăng trên website của Bộ LĐTBXH, Cục Quản lý lao động ngoài nước và
của Trung tâm Lao động ngoài nước.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, người lao động đạt điểm theo yêu cầu của Hàn
Quốc được lựa chọn theo nguyên tắc lấy từ điểm cao nhất trở xuống để làm hồ sơ
đăng ký dự tuyển gửi sang Hàn Quốc.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển:
Sau khi kiểm tra tiếng Hàn đạt yêu cầu, người lao động mua Hồ sơ đăng ký
dự tuyển tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Người lao động kê khai, bổ



sung các giấy tờ cần thiết vào hồ sơ và nộp trực tiếp tại Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội để gửi về Trung tâm Lao động ngoài nước. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
được kiểm tra, nhập vào máy tính và gửi sang Hàn Quốc để giới thiệu cho chủ sử
dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn.
Bước 4: Chờ đợi chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng lao
động
Khi người lao động được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp
đồng lao động, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ gửi công văn thông báo cho Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội và trực tiếp cho người lao động để người lao
động tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh.
Bước 5: Nộp tiền, tham dự khoá bồi dưỡng kiến thức cần thiết
Khi nhận thông báo nêu trên, người lao động sẽ phải nộp khoản tiền Việt
Nam tương ứng với 630 USD theo quy định của Bộ LĐTBXH. Số tiền này được
dùng để trang trải chi phí mua vé máy bay, làm visa, bồi dưỡng kiến thức cần
thiết, tuyển chọn, xử lý hồ sơ của người lao động.
Trong trường hợp vì lý do nào đó mà không thể xuất cảnh sang Hàn Quốc,
người lao động sẽ được hoàn trả khoản tiền đã nộp sau khi trừ các chi phí đã
thực hiện (lệ phí visa nếu đã được cấp, chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết nếu
đã tham dự khoá học...).
Bước 6: Làm thủ tục xuất cảnh
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ
gửi công văn thông báo xuất cảnh cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và
trực tiếp cho người lao động. Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ trực tiếp hướng
dẫn các thủ tục cần thiết và đưa người lao động ra sân bay Nội Bài và phối hợp
đón người lao động tại sân bay Hàn Quốc. Người lao động khi xuất cảnh phải nộp
và mang theo các khoản tiền sau:



- Khoản tiền mua trang phục: 280.000 đồng cho trang phục mùa hè hoặc
300.000 đồng cho trang phục mùa đông.
- Khoản tiền để nộp vào Quỹ hỗ trợ Xuất khẩu lao động theo quy định của
Bộ LĐTBXH: 100.000 đồng.
- Mang theo 500 USD sang Hàn Quốc để mua bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm
hồi hương.
1.3: Tình hình lao động đi xuất khẩu của Việt Nam tại Hàn Quốc:


Số lượng:
Bảng 1: Số lao động Việt Nam đi xuất khẩu tại Hàn Quốc qua các
năm (Đơn vị: người)
Năm

Số lượng

2001

3.910

2002

1.190

2003

4.226

2004
2005


12.102

2006

10.577

2007

12.187

2008

18.141

2009

4.837

2010

8.628

2011

14.996

Năm 2009 có sự giảm đột ngột là do suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động
tiêu cực đến nhu cầu tiếp nhận lao động và tu nghiệp sinh nước ngoài của Hàn
Quốc và Nhật Bản năm 2009. Ủy ban chính sách lao động nước ngoài của Hàn



Quốc đã quyết định cắt giảm ¾ hạn ngạch lao động nước ngoài được phép nhập
cảnh vào làm việc tại Hàn Quốc so với hạn ngạch năm 2008.


Cơ cấu nghề nghiệp:

Hầu hết lao động phổ thông Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là
làm nông nghiệp và công nhân xây dựng, lắp ráp tại các công trường, nhà máy.
Bảng 2: Số lao động đi Hàn Quốc phân theo ngành nghề
Đơn vị: người
Thị trường

Ngành nghề

Công nghiệp
Thuyền viên tàu cá
Vận tải biển
Xây dựng
Hàn Quốc
Ngành nghề khác
Lao động lành nghề
(TDC)
Cộng

Số LĐXK đã qua đào
Tổng
tạo
2006

2007
2008
8205 10462 14219 32886
1219
1409 2380
5008
90
82
68
240
1031
152
783
1966
32
82
691
805
1255
10577

1579

8428

11262

12187 18141

40905


Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc có nhu cầu tuyển số lượng lớn lao động
nước ngoài vào làm việc. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam luôn là nước đứng
đầu về số lượng lao động được tiếp nhận trong số 15 quốc gia phái cử lao động.
Nhưng hiện nay, thấy hồ sơ của lao động Việt Nam, các ông chủ Hàn Quốc đã
bắt đầu phân vân. Họ cho biết ý thức của Việt Nam không còn được như xưa.
Đơn cử như việc lao động ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động đây được coi như một lời hứa, nhưng lao động Việt Nam không giữ lời hứa, họ
chỉ tỏ vẻ ngoan ngoãn đến khi được cấp thẻ cư trú là lao động bắt đầu ngãng ra,
lý do này nọ để đòi chuyển việc. Vì vậy mà sự yêu thích lao động Việt Nam
cũng giảm đi rất nhiều. Nhiều chủ Hàn Quốc cho rằng, họ bắt đầu “chuộng” lao
động Indonesia hơn và hiện Indonesia đã thế chân vào vị trí top đầu của lao
động Việt Nam.


Thu nhập trung bình của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là 1.200 USD, có
tháng lên đến hơn 2.000 USD. Theo nhiều lao động phổ thông Việt Nam, mức
thu nhập trung bình mỗi tháng của công nhân Việt tại Hàn Quốc như vậy là
tương đối ổn định. Sau khi trừ chi phí, rất nhiều lao động làm việc ở Hàn Quốc
về nước đúng hạn đã gửi về cho gia đình 40.000 - 50.000 USD. Những người
lao động mong muốn khi hết hợp đồng làm động trong thời hạn từ 3 đến 5 năm
tại Hàn Quốc, có một ít vốn liếng, họ sẽ trở về Việt Nam làm ăn, sinh sống, gần
Tuy nhiên, với thu nhập cao như vậy, nhiều người lao động để có thể ở lại
tiếp tục được làm việc đã trở thành đối tượng cư trú bất hợp pháp. Những người
lao động này có nhiều lo lắng và cả những khó khăn khi trở thành người sống
ngoài vòng pháp luật, do có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thực trạng đó
vẫn diễn ra là do với trình độ tay nghề như vậy, nếu về Việt Nam họ không thể
tìm được một công việc với mức thù lao bằng ½ và hơn thế nữa khó có thể tìm
được tổ chức, đơn vị nào sẽ tiếp nhận những người lao động này vào làm việc

để không hoài phí những kiến thức và kỹ năng mà họ có được trong những năm
làm việc bên Hàn Quốc.


Số lượng lao động đã trở về:

Dưới đây là số lượng lao động đã hoàn thành việc xuất khẩu lao động tại
Hàn Quốc và trở về nước qua một số năm gần đây:
Bảng 3: Lao động Việt Nam đi làm ở Hàn Quốc về nước
Năm
2008
2009

Hoàn thành hợp đồng

Số lượng về nước

về nước
5.621
11.031

trước thời hạn
209
415

2. Những tồn tại
2.1: Trong quy trình tuyển lao động
Bước 1: Học tiếng Hàn



Hiện nay khi nhu cầu học tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động đang nóng hổi,
khá nhiều trung tâm được mở ra nhằm mục đích dạy tiếng Hàn cho những lao
động Việt Nam có mong muốn đi xuất khẩu lao động san Hàn Quốc. Tuy nhiên các
trung tâm này lại được mở tràn lan và không có một sự kiểm định của bất kỳ cơ
quan có thẩm quyền nào; làm xuất hiện nhiều trung tâm ảo, môi giới lấy tiền của
các học viên song không mở lớp dạy hoặc mở lớp nhưng lại không có những giáo
viên uy tín.
Để ngăn chặn hiện tượng trên, Bộ Lao động thương binh & Xã Hội đưa ra
công văn chỉ đạo: Chỉ cho phép mỗi địa phương có một số lượng trung tâm đào
tạo nhất định, và những trung tâm này phải thông qua sự kiểm định của Sở Lao
động Thương binh & Xã Hội tỉnh mới được phép cho học viên tham gia vào kỳ thi
kiểm tra. Sau khi quyết định này được thi hành, một số lượng đáng kể những
trung tâm ảo, cò mồi đã chính thức bị đánh sập. Người lao động được cung cấp
một danh sách các cơ sở đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết chuẩn bị cho quá
trình thi kiểm tra. Điều này đã giúp người lao động tập trung hơn vào việc học và
chuẩn bị cho kỳ thi kiểm tra và không phải lo lắng về các vấn đề lừa đảo.
Bước 2: Thi kiểm tra
Kỳ thi được chia làm bốn ca, mỗi ca kéo dài 70 phút. Nội dung thi gồm hai
phần: đọc và hiểu tiếng Hàn do các chuyên gia Hàn Quốc trực tiếp phỏng vấn.
Khi bắt đầu xuất hiện yêu cầu phải vượt qua kỳ thi kiểm tra mới được nộp
hồ sơ đăng kí dự tuyển vào tháng 8/2005 thì số lượng người đăng kí dự thi bao
giờ cũng nhiều hơn rất nhiều so với số lượng LĐ được chọn. Điển hình như trong
hai ngày 17 và 18.12 vừa qua, gần 67.000 thí sinh đã bước vào kỳ kiểm tra tiếng
Hàn lần thứ 9 tại 5 địa điểm trên cả nước để tuyển chọn 15.000 lao động sang
Hàn Quốc làm việc. Khi nắm rõ được mức độ khó khăn trong kì thi kiểm tra này
thì thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều hiện tượng lừa đảo, có những trung tâm
cam kết với người lao động chỉ cần đưa tiền thì sẽ vượt qua kỳ thi kiểm tra mà
không cần phải học.



Để phòng chống những hiện tượng này Bộ LĐTB & XH đã phối hợp với lãnh
đạo UBND các tỉnh, thành phố có điểm thi và cơ quan công an các địa phương
kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo kỳ thi “sạch”, công bằng cho các thí sinh. Công tác
đảm bảo an ninh và nghiêm ngặt cho kỳ thi tại Hà Nội được hết sức coi trọng.
Trước khi vào phòng thi các thí sinh sẽ phải đi qua cổng từ an ninh để loại
bỏ các loại thiết bị nghe nhìn như điện thoại, bộ đàm, máy ghi âm,… đảm bảo cho
một kì thi công bằng. Nhưng có nhiều thí sinh đã cố tình dùng giấy bạc, giấy than
quấn điện thoại rồi giấu kín trong người để trốn tránh sự phát hiện của máy quét
từ của cơ quan an ninh.
Để ngăn chặn hiện tượng trên thí sinh sau khi đi qua cổng từ, một lần nữa
nhân viên an ninh lại phải dùng máy kiểm tra bằng tay để soi điện thoại được
giấu tại những chỗ kín trên cơ thể. Việc này đã kiểm soát tối đa việc mang điện
thoại vào phòng thi, góp phần ngăn chặn tiêu cực và phá vỡ kế hoạch của “cò
mồi”.
Việc thi tiếng Hàn được tổ chức hết sức nghiêm ngặt đã giúp nhiều trong
việc tuyển chọn các thí sinh đáp ứng đủ tiêu chuẩn của phía Hàn Quốc, không xảy
ra sự mất công bằng, đảm bảo những người xứng đáng nhất được thừa nhận và
cũng là cơ sở tốt cho việc phòng tránh việc người lao động nghỉ việc, trốn việc…
sau này.
Bước 4: Chờ đợi chủ sử dụng LĐ lựa chọn
Sau khi người lao động nộp hồ sơ đăng kí dự tuyển thì hồ sơ đấy sẽ được
đưa lên trang chủ của trang web tại Hàn Quốc. Các bộ hồ sơ sẽ trôi nổi trong
trang web và chờ đợi sự lựa chọn của chủ sử dụng LĐ. Thời gian từ lúc hồ sơ của
người LĐ được gửi sang cho đến khi được chủ sử dụng lao động lựa chọn có thể
kéo dài đến 1 năm. Và sau 1 năm nếu hồ sơ vẫn chưa được lựa chọn sẽ bị gỡ
xuống khỏi trang chủ và bắt đầu lại một quy trình học – thi – nộp hồ sơ nếu người
lao động vẫn muốn được đi làm tại Hàn Quốc.
Khi chủ sử dụng lao động tại Hàn Quốc lựa chọn 1 hồ sơ, họ sẽ gỡ hồ sơ ấy ra
khỏi trang chủ và báo cho Cục Quản lý Lao động Nhà nước. Cục sẽ gửi 1 văn bản



về cho Sở Lao Động và thông báo ngày tham dự khóa học bồi dưỡng và các thủ
tục cần thiết người lao động phải thực hiện.
Quá trình chờ đợi này phụ thuộc nhiều vào may mắn. Có những người mới
đưa hồ sơ lên đã được lựa chọn, có người hồ sơ trôi nổi trên trang web 1 năm
trời trước khi bị gỡ bỏ và phải bắt đầu lại quy trình học – thi – nộp hồ sơ.
Bước 5, 6: Chuẩn bị các thủ tục cần thiết trước khi xuất cảnh và xuất cảnh
Thời gian chờ đợi các thủ tục xuất cảnh hoàn tất khá lâu: bao gồm các công
việc xử lý hồ sơ, làm visa, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết trước khi xuất cảnh..
Trong thời gian chờ đợi kéo dài này có thể gây nên sự sốt ruột và tình trạng
người lao động quá rỗi việc không biết nên làm gì trong lúc chờ đợi.
Các lệ phí phải nộp theo đó cũng khá là cao so với những người lao động
đang có mong muốn lao động ở nước ngoài để “đổi đời” và kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, đây là những khoản phí bắt buộc và cũng là khoản tiền bảo hiểm “bảo
đảm” những lợi ích cơ bản của người lao động nên cũng không thể thay đổi gì
nhiều.
Một số người lao động do không hiểu biết nên đã bị những đối tượng lừa
đảo, cò mồi ở các trung tâm yêu cầu phải nộp lệ phí nhiều hơn so với quy định
nhằm “ăn” số chênh lệch đó. Để ngăn chặn hiện tượng này, trong văn bản triệu
tập gửi về cho người lao động có ghi rõ tất cả các khoản cần đóng, các quy trình
cần thực hiện nhằm hướng dẫn chi tiết nhất cho người lao động.
2.2: Tình trạng lao động bỏ trốn
2.2.1: Thực trạng
Theo báo cáo của Cục quản lý lao động ngoài nước, từ năm 2004 đến nay,
Việt Nam có gần 63.000 người sang Hàn Quốc lao động theo chương trình cấp
phép việc làm cho lao động nước ngoài của đất nước Đông Nam Á này (Chương
trình này được gọi tắt là EPS). Thống kê cho thấy, tổng chi phí cho một lao động
khi làm thủ tục xuất cảnh là 710 USD, và mức thu nhập trung bình của mỗi lao
động Việt Nam trên đất Hàn Quốc đạt trên 1.000 USD/người/tháng.



Lợi ích thu được từ lực lượng lao động trên là rất lớn, tuy nhiên, tình trạng
lao động bỏ trốn khi hết thời hạn hợp đồng, vừa nhập cảnh tại sân bay đang là
vấn đề gây nhiều búc xúc trong xã hội Hàn Quốc, làm đau đầu cơ quan quản lý
trong việc hoạch định chính sách lao động và quản lý người nước ngoài của nước
này. Tình hình càng xấu đi, làm thất vọng các cơ quan chức trách ở Hàn Quốc
như đại diện của Trung tâm lao động ngoài nước khẳng định, từ đầu năm 2011
đến nay có 25 lao động vừa nhập cảnh vào nước này đã lập tức bỏ trốn. Thực
trạng này theo ông Jung Jin Joung, Giám đốc Cơ quan phát triển nguồn nhân lực
Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết là đã gây nhiều khó khăn cho các chủ sử dụng lao
động tại Hàn Quốc, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của nước này.
2.2.2: Nguyên nhân
-

Do người lao động gian lận về sức khoẻ, sợ bị phát hiện do đánh tráo hồ sơ, và

-

đặc biệt là thu nhập cao hơn với hợp đồng ký kết trước đó.
Do áp lực kinh tế: Theo thống kê của cơ quan chức năng Việt Nam, lao động
Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập bình quân từ 900 – 1.100 USD/người/tháng,
hoặc cao hơn, cao hơn rất nhiều lần so với mức thu nhập trong nước. Với những
tính toán khá hạn hẹp, nhiều lao động đã tìm cách bỏ qua những cam kết đã ký
trước khi xuất khẩu lao động, tìm mọi cách để bỏ trốn khi gần hết hạn hợp đồng,
hoặc chuyển đến những khu vực có thông tin mức lương cao hơn khi đang làm
việc ổn định.

-

Người lao động không đủ điều kiện về sức khỏe và không có nguyện vọng làm

việc trong ngành đã đăng ký (nông nghiệp và ngư nghiệp) đã bỏ trốn ngay sau
khi nhập cảnh Hàn Quốc (có 34 lao động Việt Nam bỏ trốn tại sân bay và tại cơ sở
đạo tạo tại Hàn Quốc kể từ năm 2007 đến nay).

-

Người lao động thiếu hiểu biết hoặc cố tình chuyển đổi sang ngành khác hoặc
công ty khác trái quy định của Hàn Quốc nhằm có được việc làm tốt hơn, thu
nhập cao hơn.

-

Người lao động không tuân thủ hợp đồng lao động, không chấp hành đúng nội
quy làm việc của công ty, vi phạm pháp luật Hàn Quốc.


-

Người lao động đang được hưởng mức thu nhập cao không muốn về nước sau
khi kết thúc thời hạn hợp đồng lao động.
2.2.3: Giải pháp từ phía cơ quan Nhà Nước

o
-

Tại Việt Nam
Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Lao động Ngoài nước dự kiến sẽ thực
hiện một số biện pháp như:




Thay đổi cách thức tuyển chọn lao động đối với ngành nông nghiệp và ngư
nghiệp;



Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động
trước khi xuất cảnh;



Tăng cường giám sát chặt chẽ quá trình kiểm tra sức khỏe của người lao động;
thiết lập mạng kết nối việc làm cho người lao động đã hoàn thành hợp đồng về
nước nhằm giới thiệu cho các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam;



Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền…

-

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã gửi công văn về các địa phương
yêu cầu rà soát các đối tượng xuất khẩu lao động, nâng cao ý thức và trách
nhiệm trước khi tiến hành cử ra nước ngoài lao động; vận động gia đình có lao
động đang sinh sống bất hợp pháp ở Hàn Quốc kêu gọi người thân về nước.

-

Phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình động viên người lao động về
nước; xử phạt các trường hợp cư trú bất hợp pháp: Thông báo cho gia đình và

chính quyền cấp phường/xã về việc người lao động chuẩn bị kết thúc hợp đồng
lao động để nhắc nhở, động viên người lao động về nước (theo danh sách do phía
Hàn Quốc thông báo).

-

Sửa đổi quy định về xử phạt: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối
hợp với Bộ tư pháp và các bộ, ngành có liên quan để xây dựng Luật xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, theo đó sẽ bổ sung hình thức
xử phạt, tăng mức xử phạt và các biện pháp để đảm bảo xử phạt khả thi đối với
hành vi cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài của người lao động.


-

Áp dụng biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
từ các xã/phường có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao.

-

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ quy định điều kiện, tiêu chuẩn người
lao động được tham gia dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, trong đó quy định các
xã, phường có tỷ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp cao thì người lao động
tại xã phường đó chưa được đăng ký kiểm tra tiếng Hàn (trên cơ sở danh sách
người lao động cư trú bất hợp pháp theo thông báo của phía Hàn Quốc, phân
theo từng xã, phường). Người lao động của các địa phương đó sẽ được tiếp tục
dự tuyển nếu như tỷ lệ này giảm xuống. Sẽ kiểm tra chặt việc di chuyển hộ khẩu
của người lao động từ các địa phương này.

-


Áp dụng hình thức đặt cọc hoặc bảo lãnh để chống bỏ trốn và cư trú bất hợp
pháp. Theo đó, yêu cầu người lao động phải đặt cọc một khoản tiền hoặc nhờ
người khác bảo lãnh để đảm bảo người lao động phải thực hiện đúng cam kết và
hợp đồng lao động.

-

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền: Làm cho người lao động nhận thức
được trách nhiệm phải về nước đúng hạn; các chính sách áp dụng với những
người lao động về nước đúng hạn (như được nhận lại khoản tiền bảo hiểm hồi
hương, được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển để tiếp tục làm việc hợp pháp tại Hàn
Quốc, được đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm...); Làm cho người lao động
và gia đình người lao động nhận thức được ý nghĩa to lớn và bền vững của việc
phát triển sự nghiệp, xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái ở Việt Nam.

-

Thực hiện các chương trình hỗ trợ người lao động về nước: Trung tâm Lao
động ngoài nước sẽ phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc
thiết lập mạng kết nối việc làm cho người lao động đã hoàn thành hợp đồng về
nước nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu người lao động để giới thiệu cho các chủ sử
dụng lao động đặc biệt là các công ty Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam; phối hợp tổ
chức đào tạo nghề miễn phí cho người lao động sau khi về nước.

o

Chính phủ Hàn:





Cảnh sát Hàn Quốc sẽ thường xuyên tổ chức các lực lượng để truy quét lao động
nước ngoài cư trú bất hợp pháp. Nhờ việc tăng cường truy quét, số lượng lao
động nước ngoài tại Hàn Quốc đã giảm mạnh. Hiện nay, số lao động có nguồn gốc
là tu nghiệp sinh cư trú bất hợp pháp từ các năm trước đây đã giảm xuống chỉ
còn gần 200 người tại thời điểm hiện nay.



Cảnh sát nước này cũng đang tiến hành điều tra các tổ chức tội phạm người
nước ngoài, trong đó có các đường dây liên quan đến việc tổ chức cho người lao
động bỏ trốn cư trú bất hợp pháp; đồng thời thực hiện chính sách thưởng tiền
cho những người cung cấp thông tin cho cảnh sát về người lao động bất hợp



pháp.
Cùng đó, mức xử phạt người lao động và chủ sử dụng lao động sử dụng bất hợp
pháp cũng đã được tăng cường mạnh. Các chủ sử dụng lao động sử dụng lao
động bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền tối đa là 40 triệu won, có thể bị cấm hoạt động.
Ngoài ra, người lao động đã từng cư trú bất hợp pháp sẽ bị cấm nhập cảnh Hàn



Quốc...
Thay đổi cách thức tuyển chọn lao động trong ngành nông nghiệp và ngư
nghiệp: Đối với lao động đăng ký dự tuyển trong ngành ngư nghiệp và nông
nghiệp: quy định giới hạn tuổi tối thiểu; chỉ tuyển chọn giới tính phù hợp với
ngành nghề; là ngư dân hoặc nông dân từ các xã không có người lao động cư trú

bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Sau khi tuyển chọn sẽ tổ chức đào tạo tiếng Hàn cho



người lao động để đủ trình độ tham dự kiểm tra tiếng Hàn.
Tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam
2.3: Tình trạng lừa đảo
2.3.1: Thực trạng
Theo thống kê của Công an Hà Nội, từ đầu năm 2006 đến tháng 6/2007,
chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố đã xảy ra 71 vụ án, liên quan đến 119 đối
tượng lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài với 2.118 nạn nhân và số tiền
bị lừa đảo lên tới trên 53 tỷ đồng.


Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục QLLĐNN, gần đây tình
trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang
thực hiện thí điểm, đặc biệt là ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Mỹ, Úc, Canada... Đáng chú ý là hơn 80% số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao
động có nhu cầu đi làm việc ở Hàn Quốc. Một điều đáng báo động khác là có
đến 96% người bị lừa đảo là nông dân. Họ là những người có nhu cầu đi XKLĐ
thật sự, song cũng là người thiếu thông tin, hiểu biết về các công ty XKLĐ, trở
thành miếng mồi ngon cho các đối tượng lừa đảo. Điều này làm ảnh hưởng lớn
đến chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về XKLĐ là xóa đói giảm nghèo cho
người dân.
Từ tháng 8/2004 đến nay, khi Việt Nam thực hiện chương trình hợp tác
lao động theo Luật Cấp phép cho lao động nước ngoài sang làm việc tại Hàn
Quốc (EPS), các vụ lừa đảo lao động sang thị trường này có chiều hướng gia
tăng. Đây là chương trình phi lợi nhuận, chi phí thấp với các điều kiện lao động
hấp dẫn, nhưng do chỉ tiêu phía Hàn Quốc phân bổ cho Việt Nam có hạn trong
khi nhu cầu cao gấp nhiều lần nên lợi dụng tâm lý của một số thanh niên và gia

đình muốn con em của mình nhanh chóng được đứng tên trong danh sách đi làm
việc tại Hàn Quốc, một số tổ chức, cá nhân đã tự đứng ra mở lớp dạy và kiểm
tra tiếng Hàn với những lời hứa "có cánh", làm cho nhiều người lao động lầm
tưởng với kết quả kiểm tra đó sẽ được đi làm việc tại Hàn Quốc.
Bên cạnh một số tổ chức, cá nhân hoạt động phi pháp cò mồi, môi giới,
lừa đảo, còn có một số đối tượng người Hàn Quốc thông tin rằng họ có thể tác
động tới các cơ quan có thẩm quyền của nước này để người lao động Việt Nam
đã nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển sớm được lựa chọn và xuất cảnh đi làm việc tại
Hàn Quốc.
Rất nhiều người lao động do thiếu thông tin, nhẹ dạ đã tin vào những
chiêu bài trên, chọn con đường tắt qua “cò”, với hy vọng “chạy” được suất sang
Hàn Quốc với khoản tiền cao gấp rất nhiều lần so với chi phí quy định là 654
USD. Thêm vào đó, mặc dù chương trình tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc (do các


×