Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng xuất nhập khẩu của việt nam trong năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.51 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
--------------&---------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong năm 2011
Lớp

: DHKT7LTNA

Nhóm

: Xuất nhập khẩu

GVHD:

Vinh, tháng 01 năm 2012

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, năm 2007 Việt
Nam chính thức gia nhập WTO, quan hệ kinh tế rông rãi hơn với các nước trên thế
giới.
Quan hệ kinh tế quốc tế là nhân tố, là biện pháp thúc đẩy phát triển nhanh, bền
vững và hiệu quả nền kinh tế của một đất nước. Một trong những chiến lược phát triển
nền kinh tế của Việt Nam đó là hoạt động xuất nhập khẩu.


Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại, đối
với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác
dụng rất lớn, rất quan trọng. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công
nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được
môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm
về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt… Do đó cần phải nhận rõ tầm quan
trọng của xuất nhập khẩu, tình hình thực tế về ngoại thương của nước ta để đề ra
những giải pháp, chiến lược thích hợp để phát triển hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, việc
trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đem đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó
khăn, thử thách.
Nhằm hiểu biết rõ hơn về vấn đề kinh tế trên, nhóm “Xuất nhập khẩu” xin chọn
đề tài “Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2011”. Đề tài này rất
rộng và mang tính thời sự, tuy nhiên do hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên chúng em
chỉ xin đóng góp một phần nhỏ hiểu biết của mình.
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm không thể không tránh khỏi những sai
sót về hình thức cũng như nội dung vì vậy nhóm rất mong được sự nhận xét góp ý của
giáo viên hướng dẫn.
Xin chân thành cảm ơn!

2


B. NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm
Hoạt động xuất nhập khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông
qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản

ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng
biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh
đem lại lợi nhuận lớn và là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhập khẩu
cho phép bổ sung những sản phẩm hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản
xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
b. Đặc điểm
Xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các ngành khoa học quản lí với
các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác của mỗi
quốc gia như như yếu tố về pháp luật và các yếu tố về kinh tế văn hoá. Hoạt động xuất
khẩu nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước, khai thác các nguồn lực cho phát
triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần đẩy
nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới và quốc tế hoá. Lợi thế so sánh đó là các lợi
thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở hữu phát minh sáng chế. Hiện nay
hoạt động xuất khẩu của nước ta một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu được
chú trọng. Bởi nó đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển của nước ta, tạo sự
thuận lợi cho giao lưu quốc tế, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế văn hoá của mỗi quốc
gia.
Nhập khẩu cũng là một hoạt động diễn ra giữa hai hay nhều quốc gia khác nhau
ở trong các điều kiện môi trường và bối cảnh khác nhau. Nhập khẩu tác động một cách
trực tiếp và quyết định đến sản xuất kinh tế, đời sống của mỗi người trong mỗi một
quốc gia. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện
đại cho sản xuất và các hàng hoá tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được hoặc
sản xuất không hiệu quả.
Mỗi một nước đều có một thế mạnh khác nhau, có thể tự sản xuất ra nhiều loại
hàng hoá khác nhau nhưng không thể không có sự trao đổi hàng hoá với các quốc gia
khác. Một quốc gia muốn phát triển được thì phải có một nền kinh tế mở, thực hiện

3



giao lưu trao đổi hàng hoá với các nước khác mà cụ thể ở đây là phải thực hiện các
hoạt động xuất nhập khẩu.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là công cụ thúc
đẩy sự phát triển kinh tế. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện ở các
mặt sau:
* Đối với hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước. Nguồn ngoại tệ quan trọng nhất chi dùng cho nhập khẩu chính là từ
xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển
ngành sản xuất nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm… Mặt khác sẽ kéo theo sự
phát triển của ngành công nghiệp chế tạo phục vụ nó.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất
phát triển và ổn định, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta
phải tổ chức lại sản xuất, hình thành được cơ cấu sản xuất thích nghi được với mọi thị
trường. Việc xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá qua các thị trường quốc tế phải cần một
lượng lớn nhân công để sản xuất và hoạt động nhập khẩu thu về một lượng ngoại tệ
đáng kể để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống và đáp ứng yêu cầu ngày
càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Do vậy, xuất khẩu tác động đến giải quyết
công an việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta. Xuất khẩu là một hình thức của kinh tế đối ngoại, điều này giúp nền kinh tế

nước ta gắn chặt với nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế,
thông qua xuất khẩu và các quan hệ đối ngoại mà hiện nay nước ta đã thiết lập mối
quan hệ thương mại với hơn 140 nước trên thế giới, ký các hiệp định thương mại với
hơn 70 nước là thành viên của tổ chức kinh tế của thế giới và khu vực.
* Đối với hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu cho phép bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế,
đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định. Khai thác đến mức tối đa tiềm năng và

4


khả năng kinh tế. Sản xuất trong nứơc phải học tập, nghiên cứu và đổi mới công nghệ,
nâng cao chất lượng để cạnh tranh với hàng nhập.
Thông qua nhập khẩu các thiết bị máy móc được trang bị hiện đại, bổ sung
nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, từ đó tạo việc làm cho người lao động,
góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Nhập khẩu góp phần thúc đẩy xuất khẩu do có nguyên liệu và máy móc để sản
xuất hàng xuất khẩu. Từ đó, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tóm lại, hoạt động xuất nhập khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình
phát triển nền kinh tế của đất nước. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đang
tiến trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì hoạt động xuất nhập khẩu là
hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt quan trọng. Hơn hai mươi năm qua, với nhiều chủ
trươnng và chính sách của Đảng và nhà nước, các mối quan hệ ngày càng mở rộng và
phát triển, kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia
tăng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu các ngành kinh tế của ta với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
1.2 Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
1.2.1. Yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
* Nhân tố kinh tế

Yếu tố thị trường tác động rất lớn đến các hoạt động xuất khẩu. Việc lựa chọn
đúng đắn thị trường cho xuất khẩu là một nhân tố đòi hỏi phải tính toán dự báo chính
xác thị trường đó phải là thị trường tiềm năng có triển vọng trong tương lai. Các yếu tố
đối tác trong nhân tố kinh tế là một nhân tố quan trọng, nó là đầu mối để lưu thông
sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Do vậy, việc thiết lập mối quan hệ tốt hay tìm hiểu
kỹ đối tác đem lại lợi ích to lớn cho hoạt động xuất khẩu.
Các chính sách quốc gia, quốc tế ảnh hưởng to lớn đến hoạt động xuất khẩu. Khi
mối quan hệ kinh tế với các đối tác không còn thuận lợi thì sẽ có các chính sách hạn
nghạch xuất khẩu làm cho việc xuất khẩu trở nên khó khăn hơn.
Hàng hoá xuất khẩu của nước ta phải chịu rất nhiều sức ép từ các phía. Do vậy,
để tồn tại và phát triển ở nước ngoài thì các sản phẩm xuất khẩu của nước ta phải được
người tiêu dùng chấp nhận và có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
* Nhân tố khoa học và công nghệ
Việc xuất khẩu hàng hoá sang thị trường ngoài nước đòi hỏi các sản phẩm của
nước ta phải có một đặc tính riêng biệt và có thể cạnh tranh được với các sản phẩm
cùng loại trên thị trường nước bạn và của các nước khác nhập vào. Để tạo ra được tính

5


ưu việt, các nhà xuất khẩu phải không ngừng đổi mới đầu tư trang thiết bị, khoa học
công nghệ cho dây chuyền sản xuất để ngày càng đổi mới sản phẩm, thích nghi với
nhu cầu đa dạng phong phú của người tiêu dùng là nước ngoài. Do vậy, nhân tố khoa
học công nghệ ảnh hưởng quyết định đến mức tiêu thụ sản phẩm và việc đáp ứng nhu
cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng.
* Nhân tố chính trị, xã hội và quân sự
Sự ổn định hay không ổn định về chính trị xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Hệ thống chính trị, các quan điểm chính trị,
xã hội đều tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực và các đối tác kinh doanh. Mặt khác
xung đột giữa các quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị

quân sự. Từ đó, tạo nên hàng rào ngăn cản hoạt động kinh doanh quốc tế, đặc biệt là
xuất khẩu.
* Nhân tố liên minh, liên kết về kinh tế, chính trị
Việc mở rộng ngoại giao, hình thành các khối liên kết quốc tế, chính trị, quân
sự góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu giữa các
nước thành viên. Tăng cường tích cực tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối
những hiệp định, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển. Từ đó, xúc tiến
thương mại, đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước.
1.2.2.Yếu tố tác động đến hoạt động nhập khẩu
* Nhân tố về vốn vật chất hay sức mạnh về tài chính
Vốn là yếu tố tác động lớn nhất đến hoạt động nhập khẩu của nước ta, nếu không
có vốn thì hoạt động nhập khẩu không thể diễn ra được. Nguồn sức mạnh tài chính sẽg
giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra dễ dàng hơn.
* Các chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ có tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động
nhập khẩu. Chính sách bảo hộ nề sản xuất trong nước và khuyến khích thay thế hàng
nhập khẩu đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà nhập khẩu muốn thu lợi
nhuận qua vuệc bán hàng nhập khẩu trong nước nhưng góp phần mang lại hiệu quả
kinh tế xã hội cao, tạo công an việc làm cho người lao động và khuyến khích các nhà
sản xuất trong nước phát huy hết được khả năng của mình.
* Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá hoặc tính theo
phần trăm đối với tổng giá trị hàng hoá hay là kết hợp cả hai cách nói trên đối với hàng
xuất khẩu. Thuế nhập khẩu nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng
trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên thuế nhập

6


khẩu làm cho giá bán trong nước của hàng nhập khẩu cao hơn mức giá nhập và chính

người tiêu dùng trong nước phải chịu thuế này.
* Yếu tố về hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của nhà nước nhằm hạn chế nhập khẩu về số
lượng hoặc giá trị một số hàng nhất định hoặc từ những thị trường nhất định trong một
khoảng thời gian thường là một năm. Việc áp dụng biện pháp quản lí nhập khẩu bằng
hạn ngạch của nhà nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng hiệu quả quỹ ngoại
tệ, đảm bảo các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài.
* Tỉ giá hối đoái
Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái
bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định, vì vậy giá cả của một
đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia gọi là tỉ giá
hối đoái. Việc áp dụng loại tỉ giá hối đoái nào, cao hay thấp đến ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động xuất nhập khẩu. Việc phá giá đồng nội tệ hay chính là tỉ giá hối đoái
cao lên sẽ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, tỉ giá
hối đoái thấp sẽ hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu.
* Nhân tố văn hoá, thị hiếu của mỗi quốc gia
Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau và mỗi quốc gia có một phong tục
tập quán khác nhau. Mỗi quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hoá để bổ sung thay thế cho việc
tiêu dùng hoặc nhập khẩu để tiếp tục sản xuất các loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu
và thị hiếu trong một giai đoạn nhất định của một dân cư. Việc nghiên cứu văn hoá, thị
hiếu sẽ quyết định kết quả hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu của từng quốc gia.

Chương 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
NĂM 2011
2.1. Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm
2011.
Năm 2011, xuất khẩu ước đạt 95 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm 2010.
Năm 2011, dự kiến một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD bao gồm:
Dầu thô ước đạt 7,2 tỷ USD, thủy sản ước đạt 6,0 tỷ USD, Giày dép các loại
ước đạt 6,3 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện ước đạt 6,5 tỷ USD, hàng dệt và

may mặc ước đạt 13,5 tỷ USD.
10 điểm vượt trội của xuất khẩu năm 2011. Đó là:
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

7


+ Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ước cả năm vượt 1.083 USD, cao hơn
nhiều so với mức kỷ lục 831 USD đạt được vào năm 2010.
+Tỷ lệ xuất khẩu/GDP vượt qua mốc 80%, cao hơn nhiều sovowis tỷ lệ kỷ lục đạt
được vào năm 2010 (70,9%).
+Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 33%.
+Quy mô và tăng trưởng xuất khẩu cao đạt được ở cả hai khu vực là khu vực kinh tế
trong nước và khu vực có vốn FDI.
+Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng chủ yếu
+ “Câu lạc bộ” những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên đã có 20
thành viên, tăng 4 thành viên so với năm trước.
+ Tăng trưởng xuất khẩu một phần nhờ lượng tăng, một phần nhờ giá tăng.
+ Có 23 thị trường đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 7 thị trường đạt từ 2
tỷ USD trở lên, cao nhất là Mỹ, CHND Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,
Malaysia, Australia.
+ Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cao hơn của tổngkim ngạch nhập khẩu (33%
so với 25%), nên nhập siêu đã giảm cả về kim ngạch, cả về tỷ lệ nhập siêu so với năm
trước. Tỷ lệ nhập siêu năm 2011 còn 10,4% so với 17,5%.
2.2. Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2011
2.2.1 Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Hàng thủy sản: Tháng 11/2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam đạt 582 triệu USD, giảm 3,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất
khẩu trong 11 tháng/2011 lên 5,53 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, xuất sang EU đạt 1,26 tỷ USD, tăng 16,3%; Hoa Kỳ đạt 1,05 tỷ USD, tăng

21,5%; Nhật Bản đạt 916 triệu USD, tăng 13,2% và Hàn Quốc đạt 446 triệu USD, tăng
32,3%. Bên cạnh đó, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng tăng mạnh sang ASEAN,
với kim ngạch 287 triệu USD (tăng 49%) và đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Braxin
tăng 161% (đạt 75,9 triệu USD) .
Cao su: Tháng 11/2011, lượng cao su xuất khẩu đạt 126 nghìn tấn, trị giá 376
triệu USD, tăng 103% về lượng và tăng 62,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến
hết tháng 11/2011, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 716 nghìn tấn,
tăng 5,1%, trị giá đạt 2,89 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2010. Đơn giá bình
quân xuất khẩu nhóm hàng này 11 tháng/2011 tăng 38% so với cùng kỳ năm 2010 và
tính riêng yếu tố giá tăng đã làm cho kim ngạch xuất khẩu cao su tăng thêm 795 triệu
USD, bằng 89% mức tăng kim ngạch của nhóm hàng này.

8


Biểu đồ: Lượng và trị giá xuất khẩu cao su năm 2010 và 11 tháng 2011

Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 11 tháng
qua với 438 nghìn tấn, tăng 8,4% và chiếm tới 61,1% lượng cao su xuất khẩu của cả
nước. Tiếp theo là các thị trường: EU: 69,5 nghìn tấn, tăng 7,5%; Malaixia: 51,8 nghìn
tấn, tăng 12%; Đài Loan: 30,4 nghìn tấn, tăng 5,6%;…
Gạo: Lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong tháng 11 là 403 nghìn tấn, giảm
10,4% so với tháng trước và trị giá đạt 241 triệu USD, giảm 6,1%. Như vậy, tính đến
hết tháng 11/2011, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là 6,8 triệu tấn, tăng 6,3% so
với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 3,46 tỷ USD, tăng 15,9%.
Trong 11 tháng qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Inđônêxia đạt
1,73 triệu tấn, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 25,4% tổng
lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu sang thị trường Philippin: 972 nghìn tấn,
giảm 34%; sang Malaixia: 464 nghìn tấn, tăng 30,6%; sang Xênêgan: 408 nghìn tấn,
tăng 137%...so với 11 tháng/2010.

Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 11/2011 là 70,7 nghìn tấn, trị giá
đạt 150 triệu USD, tăng 122,1% về lượng và tăng 108,9% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết 11 tháng/2011, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt gần 1,1 triệu tấn,
trị giá đạt 2,43 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 55,5% về trị giá so với 11
tháng/2010.
Xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI 11
tháng/2011 đạt 348 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ trọng xuất
khẩu cà phê của doanh nghiệp FDI ngày càng cao, cụ thể tỷ trọng bình quân giai đoạn
2006-2009 là 19,7%, đến năm 2010 con số này lên tới 28,6% và 11 tháng năm 2011
chiếm 31,6% trong tổng lượng xuất khẩu cà phê của cả nước.
Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong 11 tháng qua là EU: 431
nghìn tấn, tăng 2,4% và chiếm 49,2% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước; tiếp theo là Hoa Kỳ: 115 nghìn tấn, giảm 14,3%; Nhật Bản: 44,9 nghìn tấn, giảm

9


10%... so với 11 tháng/2010.
Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 782 nghìn tấn, tăng 23,7% so
với tháng trước và trị giá đạt 695 triệu USD, tăng 30,6%. Tính đến hết tháng 11/2011,
lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 7,68 triệu tấn, tăng 5,8% và kim ngạch đạt
6,76 tỷ USD, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm 2010 (tương ứng tăng 2,3 tỷ USD), trong
đó phần trị giá tăng do yếu tố giá tăng là 2,04 tỷ USD và do yếu tố lượng tăng là 260
triệu USD.
Than đá: Lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 11/2011 đạt gần 2 triệu
tấn, tăng 75,4% so với tháng trước và trị giá đạt 170 triệu USD, tăng 48,9%. Tính đến
hết tháng 11/2011, lượng xuất khẩu than đá của cả nước đạt 15,5 triệu tấn, giảm 10%
so với cùng kỳ năm 2010 và trị giá là 1,5 tỷ USD, tăng 7,4%.
Trong 11 tháng qua, Trung Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu than đá
của Việt Nam với 12,5 triệu tấn, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới

78,8% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước; tiếp theo là thị trường Hàn
Quốc: 1,4 triệu tấn, giảm 12,8% và Nhật Bản: 1,24 triệu tấn, giảm 22,3%…
Hàng dệt may: Trong tháng 11, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,17 tỷ
USD, giảm 4,4% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 11
tháng/2011 lên 12,78 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó: kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 6,28 tỷ USD, tăng 13,6%;
sang EU đạt 2,23 tỷ USD, tăng 38,3%; sang Nhật Bản đạt 1,54 tỷ USD, tăng 48,5% và
sang Hàn Quốc: 822 triệu USD, tăng 116% so với 11 tháng/2010.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị
trường 11 tháng/2011

Giày dép các loại: Tháng 11/2011, xuất khẩu nhóm hàng này vượt ngưỡng 650
triệu USD, tăng 19,8% so với tháng 10, nâng tổng trị giá xuất khẩu giày dép 11 tháng
lên 5,84 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2010 và vượt 0,7% so với kế hoạch

10


năm.
Trong đó, thị trường EU là 2,31 tỷ USD, tăng 15,5% và chiếm 39,5% kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
đạt 1,72 tỷ USD, tăng 36,4%; sang Trung Quốc: 230 triệu USD, tăng 65,6%; sang
Nhật Bản: 225 triệu USD, tăng 43,6%... so với cùng kỳ năm 2010.
Điện thoại các loại & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại
& linh kiện trong tháng 11/2011 đạt 985 triệu USD, giảm 2% so với tháng trước, nâng
tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng lên 6,06 tỷ USD, tăng gấp 2 lần
so với cùng kỳ năm trước.
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam
trong 11 tháng qua là EU với 2,67 tỷ USD (11 tháng/2010 là 344 triệu USD), chiếm
44% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hồng Kông: 502

triệu USD, tăng 46,9%; Nga: 498 triệu USD, tăng 120%; Ấn Độ: 331 triệu USD, tăng
51%... so với cùng kỳ năm 2010.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Trong tháng 11/2011, trị giá xuất khẩu
nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng đạt 426 triệu USD, tăng 6,6% so
với tháng 10, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng lên 3,68 tỷ
USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Tính đến hết tháng 11/2011, xuất khẩu sang Nhật Bản: 898 triệu USD, tăng
10,3%; sang Hoa Kỳ: 510 triệu USD, tăng 86,6%; sang EU: 388 triệu USD, tăng
59,3%; sang Trung Quốc: 255 triệu USD, tăng 14,1%; sang Ấn Độ: 231 triệu USD,
tăng gấp 3 lần và sang Hồng Kông: 222 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm
trước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
trong tháng 11/2011 đạt 446 triệu USD, giảm 7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá
xuất khẩu trong 11 tháng lên 3,75 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các đối tác chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện của Việt
Nam trong 11 tháng qua là: EU với 730 triệu USD, tăng 19%; Trung Quốc: 591 triệu
USD, tăng nhẹ 0,1%; Hoa Kỳ: 492 triệu USD, giảm 6,2%; Nhật Bản: 351 triệu USD,
giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm từ sắt thép: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 115
triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép 11 tháng/2011 lên
1,03 tỷ USD, tăng 103,1% so với 11 tháng/2010.
Các đối tác chính nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép của nước ta trong 11 tháng
qua chủ yếu là: Hoa Kỳ: 261 triệu USD, tăng 151,2%; EU: 213 triệu USD, tăng 21%;

11


Nhật Bản: 112 triệu USD, tăng 29,7%; Campuchia: 77,1 triệu USD, tăng 40,1%;…so
với cùng kỳ năm 2010.
2.2.2 Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm
hàng này là 1,37 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch nhập
khẩu 11 tháng năm 2011 lên 13,85 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2010 và là
nhóm hàng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trong đó, khu
vực FDI nhập khẩu 5,98 tỷ USD, tăng 29,2% và các doanh nghiệp trong nước nhập
khẩu 7,88 tỷ USD, tăng 2,6% so với 11 tháng năm 2010.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam từ
đầu năm đến nay có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 4,7 tỷ USD, tăng 18% so với
cùng kỳ năm trước và chiếm 33,9% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả
nước. Tiếp theo là Nhật Bản: 2,52 tỷ USD, tăng 10%; Hàn Quốc: 1,13 tỷ USD, tăng
15,5%; Đức: 954 triệu USD, tăng 15,4%; Đài Loan: 819 triệu USD, tăng 11,8%,…
Xăng dầu các loại: Tháng 11/2011, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là
795 nghìn tấn, tăng 3,3% so với tháng trước, trị giá là 776 triệu USD, tăng 7,7%. Mặc
dù vậy, lượng và trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng vẫn thấp hơn so với
mức bình quân của 11 tháng/2011 (lượng : 905 nghìn tấn/tháng, trị giá: 837 triệu
USD/tháng).
Hết 11 tháng/2011, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 9,95 triệu
tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2010 với trị giá là 9,2 tỷ USD, tăng 67,2%.
Bảng 1: Chi tiết nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu 11 tháng năm 2011
11T/ 2011
Tên hàng

Lượng

Trị giá

(nghìn

(triệu


Tăng giảm so với 11T/2010
Đơn giá

Lượng Trị giá Đơn giá

(USD/tấn)
(%)
(%)
(%)
tấn)
USD)
Xăng
2.679
2.732
1.020
47,3
114
45,5
Dầu DO
5.038
4.712
936
14,2
65
44,3
Dầu FO
1.369
880
642
-19,2

14
41,2
Nhiên liệu bay
852
865
1.016
12,5
58
40,6
Dầu hoả
14
13
951
-47,2
-21
49,0
Tổng cộng
9.952
9.202
13,6
67,2
So với cùng kỳ năm trước, đơn giá nhập khẩu bình quân các mặt hàng xăng dầu
tăng rất cao từ 40% đến 49%. Giá nhập khẩu bình quân tăng cao đã làm trị giá nhập
khẩu nhóm hàng này tăng mạnh, trong tổng số gần 3,7 tỷ USD tăng lên của xăng dầu

12


nhập khẩu thì phần tăng do giá tăng là 2,95 tỷ USD và phần tăng do lượng tăng là 750
triệu USD.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng qua chủ yếu có xuất
xứ từ: Singapore với 4,15 triệu tấn, tăng 31,3%; Đài Loan: 1,3 triệu tấn, tăng 30,6%;
Trung Quốc: 1,2 triệu tấn, giảm 14,6%; Hàn Quốc: hơn 1 triệu tấn, giảm 4,9%;….
Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 327
triệu USD, tăng 24% so với tháng trước và nâng kim ngạch nhóm này trong 11
tháng/2011 lên 2,3 tỷ USD, tăng mạnh 74% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu
nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với trị giá là 1,54 tỷ USD, tăng 63% và Hàn
Quốc với trị giá là 684 triệu USD, tăng 128%. Kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường
này chiếm tới 96,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, kim ngạch theo loại hình kinh doanh để sử dụng trong nước là 873
triệu USD, phần cho sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho xuất khẩu là 1,36 tỷ
USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng
là 815 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm
hàng này 11 tháng/2011 lên 6,5 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2010. Các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 5,2 tỷ USD, tăng 51,7% so với 11
tháng/2010 và chiếm 80,1% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước; các doanh nghiệp
trong nước nhập khẩu 1,3 tỷ USD, tăng 5% so với 11 tháng/2010.
Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc: 2,03 tỷ USD,
tăng 36,4% và chiếm 31,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc: 1,6 tỷ
USD, tăng 95,4% và chiếm tỷ trọng 24,6%; Nhật Bản: 990 triệu USD, tăng 5%;
Malaixia: 430 triệu USD, tăng 33,9%; Singapore: 376 triệu USD, tăng 77,1% so với
cùng kỳ năm 2010…
Nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: Tháng 11/2011, nhập khẩu
nhóm hàng này là 1,07 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Tính đến hết 11 tháng
2011, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 11,31 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ
năm 2010 (cao hơn mức tăng 30,5% của xuất khẩu sản phẩm dệt may và giày dép).

13



Biểu đồ: nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu ngành Biểu đồ 5: xuất khẩu sản phẩm dệt may
dệt, may, da, giày từ năm 2009- 11 tháng/2011



giày dép từ năm 2009- 11

tháng/2011

Trong 11 tháng/2011, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ:
Trung Quốc với 3,65 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2010; Hàn Quốc: 1,92
tỷ USD, tăng 23,6%; Đài Loan: 1,87 tỷ USD, tăng 20,2%; Hoa Kỳ: 709 triệu USD,
tăng hơn 87%; Nhật Bản: 661 triệu USD, tăng 45,7%;…
Sắt thép các loại: Trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là 686 nghìn tấn, tăng
12,5% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là 588 triệu USD, tăng 6,6%.
Tính đến hết 11 tháng/2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 6,6
triệu tấn, giảm 18,7% nhưng do đơn giá bình quân so với cùng kỳ tăng cao (25,6%)
nên kim ngạch là 5,75 tỷ USD, tăng 2%.
Biểu đồ : Lượng nhập khẩu sắt thép từ 3 thị trường chính
11 tháng giai đoạn 2008-2011

14


Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 11 tháng/2011 chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn
Quốc với 1,52 triệu tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2010; Nhật Bản với 1,5 triệu
tấn, tăng 17,6%; Trung Quốc: 1,42 triệu tấn, giảm 29,9%; Đài Loan: 718 nghìn tấn,
tăng 14,4%;…
Phế liệu sắt thép: Trong tháng nhập khẩu 224 nghìn tấn, tăng 104,8% so với

tháng trước, trị giá nhập khẩu là 108 triệu USD, tăng 109,3%. Như vậy, lượng nhập
khẩu phế liệu sắt thép trong 11 tháng 2011 là 2,16 triệu tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ
năm trước và đạt trị giá là 993 triệu USD, tăng 17,9%.
Nhập khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hoa Kỳ:
439 nghìn tấn, giảm 26%; Ôxtrâylia: 172 nghìn tấn, giảm 35,7%; Nam phi: 119 nghìn
tấn, giảm 18,2%; Chilê: 105 nghìn tấn, tăng gấp gần 3 lần …so với cùng kỳ năm 2010.
Ô tô nguyên chiếc: Trong tháng lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 2,7 nghìn
chiếc, giảm 16,5%, trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu 1,62 nghìn chiếc, giảm
11,9%; ô tô tải nhập khẩu 849 chiếc, giảm 22,7%;…Tính đến hết 11 tháng/2011, cả
nước nhập khẩu gần 51 nghìn chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ là 32,8 nghìn chiếc, tăng
7.9%; ô tô tải là gần 15 nghìn chiếc, tăng 18,2%; ô tô loại khác là 3,2 nghìn chiếc,
giảm 23,5% so với 11 tháng/2010.
Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc
với hơn 23 nghìn chiếc, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, lượng xe dưới
9 chỗ ngồi là 16,5 nghìn chiếc, giảm nhẹ 0,7% và chiếm 71,5% lượng xe nhập khẩu từ
thị trường này. Tiếp theo là thị trường Thái Lan: 5,3 nghìn chiếc, tăng 116%; Trung
Quốc: 5,1 nghìn chiếc, tăng 37,8%; Nhật Bản: 4,4 nghìn chiếc, giảm 7,2%;…so với
cùng kỳ năm 2010.
2.2.3. Điểm đáng lo ngại tình hình xuất nhập khẩu 2011
xuất nhập khẩu đúng là thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2011. Song
đằng sau những thành tích ấy, vẫn còn đó những nỗi lo.
Nỗi lo đầu tiên nằm ở chính thành tích xuất khẩu 96,3 tỷ USD, vượt xa các con
số dự đoán trước đây mà cơ quan thống kê nói tới. Với kim ngạch này, tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam lên tới 33,3%, tương đương 24 tỷ USD. Đây là mức tăng
trưởng cao nhất kể từ sau năm 1995 - năm mà kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời
kỳ hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên tốc độ tăng này được sự trợ lực cực lớn từ yếu tố tăng giá. Số liệu
thống kê cho thấy, nếu loại trừ yếu tố tăng giá (khoảng 19,6%), kim ngạch xuất khẩu
năm 2011 chỉ tăng khoảng 11,4%.
Mặc dù đây cũng là một con số rất đáng khích lệ, song câu hỏi đặt ra là, yếu tố


15


tăng trưởng xuất khẩu cao như vậy có thực sự bền vững, khi mà kinh tế thế giới còn
nhiều khó khăn, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, hai bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Giá cả hàng hóa năm tới có thể sẽ không còn tăng mạnh như năm nay và chính
vì vậy, sự trợ lực của yếu tố giá cả sẽ không còn lớn nữa. Bộ Công thương cũng đã dự
báo, xuất khẩu năm tới sẽ khó khăn hơn nhiều.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu năm 2011 ước đạt 105,8 tỷ USD tăng 24,7%
(tương đương 20,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2010. Nếu loại trừ nhập khẩu vàng,
kim ngạch nhập khẩu ước tính 103,9 tỷ USD. Và nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch
nhập khẩu chỉ tăng 3,8%. Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu giảm
khá mạnh do chủ trương cắt giảm đầu tư và giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu tăng mạnh trong khi nhập khẩu tăng chậm lại, nên nhập siêu cũng
giảm mạnh, ước tính chỉ khoảng 9,5 tỷ USD - bằng 9,9% kim ngạch xuất khẩu. Đây
cũng là tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong 10 năm qua, kể từ sau năm 2001.
Nhưng vẫn lại là một câu hỏi cần được đặt ra, thành tích này liệu có bền vững?
Chuyện nhập khẩu tăng chậm, nhập siêu ở mức thấp không hẳn có được từ chính sách,
hay từ việc giải quyết gốc rễ của cơ cấu nền kinh tế, mà nhiều hơn là từ sự "đi chậm"
của sản xuất trong nước.
Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam năm nay, vẫn có hơn 90,6% là tư
liệu sản xuất. Yếu tố tích cực là tỷ lệ nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng đã giảm xuống
7,6%, giảm khá nhiều so với năm 2010, song việc sản xuất vẫn phụ thuộc quá lớn vào
nguyên liệu nhập khẩu khiến con số 96,3 tỷ USD của tổng kim ngạch xuất khẩu ít
nhiều trở nên bớt giá trị. Để có được mức xuất khẩu đó, Việt Nam cũng phải bỏ ra một
số tiền rất lớn, tương đương 95,85 tỷ USD để nhập khẩu máy móc và tư liệu sản xuất.
Giá trị gia tăng trong này liệu có được bao nhiêu?
Bởi vậy, xem ra, thành tích quả thực rất đáng tự hào, song không phải là không
có những điều cần quan tâm giải quyết trong năm tới.

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VỀ TÌNH HÌNH
XUẤT NHẬP KHẢU VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
3.1 Phương hướng chung
- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và
chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất
khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công

16


nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá
trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản
phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
3.2 Phương pháp thực hiện
a) Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển sản xuất công nghiệp:
+ Tiếp tục đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động các ngành sản xuất có tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu lớn như cơ khí, đồ gỗ, dệt may, da giày; phát triển sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao như
vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm công nghệ cao.
+ Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các ngành công
nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, linh kiện ôtô, dệt may, da giày
và công nghệ cao.
+ Khuyến khích phát triển các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu là đầu mối cung
ứng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện
tử, cơ khí.
+ Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xử lý môi trường trong sản xuất phù hợp với cam
kết quốc tế.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp:
+ Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh
tranh để định hướng cho doanh nghiệp tập trung đầu tư vào các ngành hàng này.
+ Ban hành chính sách, biện pháp nhằm tổ chức lại sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo
hướng liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất để tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật,
công nghệ mới, giống mới vào sản xuất. Giảm các khâu trung gian trong việc cung
ứng vật tư, thiết bị cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+ Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu để
nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu và bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt
Nam.
+ Ban hành cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích gắn kết việc phát triển vùng
nguyên liệu với sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Triển khai các
chương trình hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong cả nước để đầu tư phát triển
vùng nguyên liệu; liên kết sản xuất, chế biến tại chỗ phục vụ xuất khẩu.
+ Chủ động có đối sách phù hợp với các chính sách bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình
thức nói chung và đối với hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam nói riêng.

17


b) Phát triển thị trường
- Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị
trường phân phối hàng hóa Việt Nam; rà soát các cơ chế, chính sách và cam kết quốc
tế để bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết.
- Tiến hành rà soát, đàm phán, ký mới và bổ sung các hiệp định đã ký về sự phù hợp
và công nhận lẫn nhau về chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, ổn
định cho hàng hóa xuất khẩu.
- Tổ chức hiệu quả, đồng bộ hoạt động thông tin, dự báo tình hình thị trường hàng hóa
trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường
để giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường hiệu quả.

- Đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hoạt động của các thương vụ, cơ quan xúc tiến
thương mại ở nước ngoài; đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại
theo hướng tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không
bị hạn chế về thị trường hoặc vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; đẩy mạnh hoạt
động xây dựng và bảo vệ thương hiệu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu tại các thị
trường xuất khẩu trọng điểm.
- Khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong tổ chức
phân phối hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối tại nước nhập khẩu.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu
biên giới; cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách biên mậu của
nước láng giềng; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế,
cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh được những rủi ro hoạt động
thương mại biên giới.
c) Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu
- Tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu,
công nghiệp hỗ trợ.
- Rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong
nước và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
- Đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm bảo hiểm rủi ro cho doanh
nghiệp xuất khẩu; tạo sự thuận lợi trong việc đi vay từ các tổ chức tín dụng để tăng
lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
- Điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,
cân đối hài hòa giữa yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu.
d) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt
động dịch vụ logistics

18


- Rà soát đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, luồng lạch, kho tàng bến

bãi tại các cảng biển và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Xây dựng chính sách phát triển các dịch vụ logistics; thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
kỹ thuật cho dịch vụ logistics và năng lực thực hiện các dịch vụ này.
đ) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
- Đổi mới hệ thống đào tạo nguồn nhân lực theo hướng: Đào tạo gắn với yêu cầu, mục
tiêu phát triển của từng ngành hàng và có chất lượng, tay nghề cao, trước hết là đối với
sản xuất hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, cơ khí.
- Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo
hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo
yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp.
- Bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư,
tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất
khẩu.
e) Kiểm soát nhập khẩu
- Nâng cao hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; có chính sách
khuyến khích hơn nữa việc đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn
chế đầu tư vào khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt
Nam có lợi thế cạnh tranh.
- Đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán cân
thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ
sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa
các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh
nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và hàng hóa này; có cơ chế bổ sung việc sử
dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.
- Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp với các cam kết quốc tế để kiểm
soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người
dân.
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế và các

nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
g) Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng.
- Tập trung nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng
cao chất lượng, tạo sản phẩm có chất lượng quốc tế, hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng

19


thời chú trọng sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Triển khai áp dụng các mô hình quản trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng
cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và khai thác
tiềm năng tại các thị trường mới. Đa dạng hóa đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi
ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tổ chức lại hoạt động thông tin ngành hàng, xúc tiến thương mại của các hiệp hội
ngành hàng. Đề cao vai trò liên kết giữa các hội viên, đại diện và bảo vệ lợi ích của
các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các cơ quan
quản lý nhà nước giao theo luật định

20


C.KẾT LUẬN
Xuất nhập khẩu có tác dụng rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là một quốc
gia đang phát triển như nước ta. Xuất nhập khẩu góp phần làm tăng của cải và sức
mạnh tổng hợp của đất nước; là động lực của nền kinh tế quốc dân; có vai trò điều tiết
thiếu thừa ở mỗi nước; nâng cao trình độ công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nước;

tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động trong nước.
. Việt Nam đã gia nhập WTO, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển xuất nhập
khẩu, phát triển kinh tế. Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng xuất
khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm
thô, nguyên liệu.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn tồn tại những khó khăn. Quy mô
xuất khẩu của Việt Nam dù tăng nhanh vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu
vực, xét cả về tổng kim ngạch lẫn kim ngạch tính theo đầu người. Tăng trưởng xuất
khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị thương tổn bởi các cú sốc từ bên ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế là thời cơ và cũng là thử thách của Việt Nam. Thời cơ
luôn luôn đi cùng với khó khăn do đó đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách hợp lý để
phát triển xuất nhập khẩu có hiệu quả: Tăng kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu; cải
thiện cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, giảm
dần xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, tạo những mặt hàng tích cực cho xuất khẩu; cơ
cấu hàng nhập khẩu hợp lý trên cơ sở khuyến khích sản xuất, thay thế nhập khẩu; tăng
kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, với chính sách mặt hàng xuất
khẩu phù hợp…

21


MỤC LỤC

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
2.Th.S Nguyễn Minh Tuấn - Th.S Trần Nguyễn Minh Ái, Giáo trình kinh tế vĩ mô,

NXB lao động xã hội.
3. Trang web: www.thuongmaiwto.com

23



×