Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.11 KB, 22 trang )

Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI
CÔNG BẰNG XÃ HỘI
1. Mở đầu
Ngày nay, hầu như tại các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế (thường lấy mức
tăng trưởng GDP hoặc GNP làm thước đo) cao nhất đa phần đều có khoảng cách giữa
những người giàu và người nghèo rất lớn, và trong khoảng từ 8 lần đến 25 lần.
Trong khi đó, các nước có khoảng cách giàu nghèo dưới 8 lần và các nước có
khoảng cách giàu nghèo trên 25 lần đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Phải chăng
khoảng cách giàu nghèo quá nhỏ hoặc quá lớn đều có ảnh hưởng một cách tiêu cực đến
sự tăng trưởng của kinh tế.

Tăng
trưởng
kinh tế
(%)

Khoảng cách giàu nghèo (lần)
Biểu đồ 1: quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và khoảng cách giàu nghèo
(Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, (2009) 82-91)
2. Nguyên nhân
Khoảng cách giàu nghèo ở các nước trên thế giới đều được tính bằng số lần của
mức thu nhập giữa 10 % dân số có thu nhập cao nhất trong xã hội (được gọi là nhóm
người giàu) và 10 % dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội (được gọi là nhóm
người nghèo). Do đó, để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng được nêu ở phần
mở đầu thì cần phải dựa vào những mối quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của từng
nhóm người dân đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
2.1 Quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm giàu và tăng trưởng



Quan sát biểu đồ dưới đây ta có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng của kinh tế
dường như cùng chiều với tốc độ chuyển dịch thu nhập của nhóm người giàu, điều này
nghĩa là tăng trưởng kinh tế làm thu nhập của nhóm người giàu tăng lên và ngược lại .
1


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
Nhưng từ khoảng 0,8 % về bên phải trên trục hoành thì mức thu nhập của nhóm
người giàu tăng nhanh nhất trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đất nước của họ lại
đạt ở mức không cao. Do đó, khi vượt qua một mức nhất định thì thu nhập của nhóm
người giàu nhất sẽ tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tăng
trưởng
kinh tế
(%)

Chuyển dịch thu nhập của nhóm 10% giàu nhất (%)
Biểu đồ 2: thu nhập của nhóm người giàu và tăng trưởng kinh tế
(Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, (2009) 82-91)
Nguyên nhân chính của tình trạng trên có thể do nhóm người giàu nhất là những
quan chức tham nhũng hoặc các doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt với quan chức
chính phủ (một số quốc gia gọi đó là các doanh nghiệp thân hữu). Bên cạnh đó, có
nhiều cá nhân giàu lên không bằng năng lực của chính họ và cũng không nhờ vào
thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ đặc biệt. Và “hầu hết các nước kém phát triển,
khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó
giải quyết ” (Trần Trọng Thức, Tuần Việt Nam, 18/01/2010). Vì vậy, chính những
cá nhân làm giàu một cách bất chính này đã gây nhiều hậu quả có thể tác động tiêu cực
đến sự phát triển nền kinh tế ở quốc gia của họ. Trong đó, “tham nhũng là mối nguy cơ

đối với phục hồi kinh tế và là thách thức lớn đối với các quốc gia đang xung đột”
(BBC, 08/03/2010) và “tham nhũng đang bóp nghẹt các nền kinh tế” (Ngọc Châu,
vnexpress,24/09/2009).Vídụ điển hình nhất cho tình trạng này là tình hình khủng hoảng
nợ ở Hy Lạp đã làm cho nền kinh tế của nước này bị khủng hoảng nghiêm trọng,
nguyên nhân là do tham nhũng và trốn thuế, vào “năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp
đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư”
(Thiên Như, Báo Sài Gòn Giải Phóng online, 03/03/2010).
Vấn đề này chẳng khác nào như việc phân chia một ổ bánh, không phải ai cũng
được chia phần bằng nhau, và trong số người được chia thì có một số người không làm
mà vẫn được ăn no, thậm chí còn tăng cân nhờ nhận được rất nhiều phần ăn.
Tuy chưa có một tỷ lệ đo lường chính xác nào đề cập đến những người làm giàu
chân chính và làm giàu phi pháp ở mỗi nước, nhưng tốc độ giàu lên quá nhanh của
một nhóm nhỏ so với mặt bằng chung của toàn xã hội là một điều rất đáng lo ngại cho
2


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
nền kinh tế và cho sự công bằng trong xã hội ở mỗi nước. Trung Quốc là trường hợp
điển hình nhất, với 10 % những người giàu nhất của nước này đã hưởng thụ đến 45%
tài sản của cả nước, trong khi đó 10 % những người nghèo nhất chỉ được hưởng thụ
1,4% (K.G. (theo AFP), vnexpress, 22/08/2005). Và ở Việt Nam, tình trạng trên cũng
là vấn đề đang được báo động, những người trong nhóm thu nhập có cao nhất
(nhóm 20% giàu nhất) nhận được gần 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi nhóm 20%
nghèo nhất chỉ nhận được chưa đến 7% (UNDP Việt Nam, 22/08/2007). Tình trạng
phân hoá quá cao làm cho người giàu (chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội) được sung sướng,
gây ra nhiều thiệt thòi cho người nghèo (chiếm tỷ lệ cao), và làm tăng cao mức rủi ro
về mặt xã hội.
Bảng 1 : bốn nhóm nước xếp theo thứ tự giảm dần mức chuyển dịch thu nhập
của nhóm người giàu


(Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, (2009) 82-91)
Nhóm nước NG1 là ở những quốc gia có nhóm người giàu với mức thu nhập
tăng nhanh nhất từ 0,38% đến 1,8%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình
chỉ có 2,96%. Còn nhóm nước NG2 (có 17/50 nước) tuy thu nhập thấp hơn (từ không
tăng đến 0,386%/năm) nhưng tăng trưởng kinh tế bình quân lại đạt 3,18%. Khác với
hai nhóm đầu, nhóm nước NG3 và NG4 lại có thu nhập bị sụt giảm. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế bình quân ở nhóm nước NG3 (có 8/50 nước) lại cao hơn
NG1 0,05% và thấp hơn NG2 0,17%. Và nhóm nước NG4 có nhóm người giàu bị giảm
thu nhập nhiều nhất (giảm từ -0,42% đến -2,32%/năm) và cũng có tốc độ tăng trưởng
kinh tế thấp nhất chỉ đạt 2,54%.
Qua đó, nhận thấy nguyên nhân thiếu công bằng được thể hiện rõ ở chỗ là
công sức lao động không được đền bù thỏa đáng, tiềm năng không được phát triển,
hoặc thu nhập do đặc lợi quá lớn so với công lao đóng góp cho xã hội.
Nhóm người giàu nhất có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế.
Dường như họ có vai trò động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Thu nhập của họ
giảm đồng nghĩa với nền kinh tế đang giảm sút, điều này nhận thấy rõ khi khủng hoảng
kinh tế xảy ra vào năm 2008, “do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu và
sự lao dốc của nhiều đồng tiền trên thế giới, hơn 300 người trong số 1.125 tỷ phú của
thế giới năm nay đã thiệt hại ít nhất 1 tỷ USD mỗi người” (Mai Phương, vneconomy,
3


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
23/12/2008). Tuy vậy, khi nhóm này đã đạt được mức lợi quá lớn từ nền kinh tế thì
họ lại có ảnh hưởng rất tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân chính
của tình trạng này là do mối quan hệ giữa lợi ích thu được và công lao đóng góp của họ
cho xã hội, có thể thấy rõ mức thu nhập của nhóm người giàu là rất lớn so với giá trị
mà họ thực sự đóng góp cho xã hội. Với mức chênh lệch lớn này cùng với những
đặc quyền sinh ra nó thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sự phát triển
dài hạn của nền kinh tế.

2.2 Quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo và tăng trưởng

Có một điều ngạc nhiên đó là sự tương đồng ở mối quan hệ giữa mức chuyển
dịch thu nhập của nhóm người nghèo với tốc độ tăng trưởng kinh tế so với mối quan hệ
này của nhóm người giàu.

Tăng
trưởng
kinh tế
(%)

Chuyển dịch thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất (%)
Biểu đồ 3 : thu nhập của nhóm người nghèo và tăng trưởng kinh tế
(Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, (2009) 82-91)
Từ biểu đồ 3 có thể thấy rõ tăng trưởng kinh tế cũng có quan hệ thuận chiều với
chuyển dịch thu nhập của nhóm người nghèo, điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế
cũng làm thu nhập của nhóm người nghèo tăng lên và ngược lại.
Quan sát khoảng từ 0,1% trở về bên phải trên trục hoành thì thấy hàng năm
nhóm người nghèo tăng thêm thu nhập của họ từ 0,1% trở lên, và đây là các nhóm
người nghèo có mức tăng thu nhập cao nhất, nhưng mức tăng trưởng của nền kinh tế
lại đạt khá thấp. Như vậy, ngay cả nhóm người nghèo nhất, mức thu nhập của họ tăng
lên quá cao cũng gây ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Với bảng 2 thì nhóm nước NN1 là những nước có nhóm người nghèo tăng
thu nhập lên nhanh nhất (tăng từ -0,038% đến 0,22%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân của nhóm này đạt 3,3%. Còn nhóm nước NN2 có mức chuyển dịch thu nhập
của nhóm người nghèo tăng từ 0% đến 0,033%. Như vậy, mức tăng thu nhập của nhóm
nước NN2 thấp hơn NN1, nhưng NN2 lại có mức tăng trưởng tăng trưởng kinh tế
4



Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
bình quân lại cao hơn NN1 0,31% và là nhóm có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất
trong bốn nhóm. Nhóm có mức tăng trưởng kinh tế cao thứ hai là nhóm nước NN3 đạt
3,46%, thấp hơn nhóm nước NN2 chỉ 0,15%, và là những nước có nhóm người nghèo
bị giảm thu nhập từ -0,02% xuống -0,07%/năm. Cuối cùng, nhóm có mức tăng trưởng
kinh tế thấp nhất chỉ đạt 2,12% là nhóm nước NN4. Và là những nước có nhóm người
nghèo bị giảm thu nhập nhiều nhất (giảm từ -0,1% đến -0,45 %/hàng năm).
Bảng 2 : bốn nhóm nước xếp theo thứ tự giảm dần mức chuyển dịch thu nhập
của nhóm người nghèo

(Nguồn: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, (2009) 82-91)
Khi nhóm người nghèo bị giảm thu nhập có nghĩa là họ đã nghèo, nay càng
nghèo hơn. Một quốc gia có nhiều người nghèo bị bần cùng hoá thì chắc chắn sẽ
ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Nguyên nhân chính của tình trạng này xuất phát từ hệ quả : bần cùng hóa
phát sinh các tệ nạn xã hội và khi đó, các tệ nạn này sẽ hạn chế kết quả của một
giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao. Và bần cùng hóa cũng sẽ làm thu hẹp khả năng
lao động của những người lao động trong xã hội, từ đó làm đi giảm nhân tố lao động,
dẫn tới việc tăng thêm gánh nặng cho ngân sách của các doanh nghiệp và nhà nước.
Đây chính là sự thiếu công bằng trong xã hội giữa điều kiện phát triển kinh tế và tiềm
năng đóng góp cho xã hội.
Để hạn chế tình trạng đồng thời giúp nhóm người nghèo trở thành lực lượng
lao động có ích cho xã hội và có sự bình đẳng hơn về thu nhập so với nhóm người giàu
thì chính phủ cần chi tiêu công để bảo đảm lợi ích về dịch vụ y tế và giáo dục đối với
nhóm người nghèo (đó là một yêu cầu cấp thiết trong chức năng của chính phủ để đưa
nền kinh tế đạt được mức toàn dụng). Tuy nhiên, hiện nay, yêu cầu này vẫn chưa được
thực hiện đúng và đầy đủ, nguyên nhân là vì nhiều quốc gia cho rằng chi tiêu công là
thừa nhận một biện pháp không hoàn hảo cho nền giáo dục, do đó các quốc gia đã
chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục tư nhân. Hơn nữa, chi tiêu công cho giáo dục thường
có chất lượng không cao, và có thể không khuyến khích tính hiệu quả và tăng trưởng,

ngược lại với chi tiêu tư nhân vào giáo dục sẽ có chất lượng cao hơn.
Theo biểu đồ 4, khi tăng chi tiêu cho giáo dục bằng 1% GNP của quốc gia thì
hệ số Gini giảm đi 2,31% . Điều này có nghĩa là khi chính phủ tăng chi tiêu công cho
giáo dục thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giảm dần và ngược lại.
(Hệ số Gini thường được sử dụng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối
5


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
thu nhập giữa các tầng lớp cư dân với số 0 tượng trưng cho sự bình đẳng thu nhập
tuyệt đối (mọi người đều có cùng một mức thu nhập), còn số 1 tượng trưng cho sự bất
bình đẳng thu nhập tuyệt đối (một người có toàn bộ thu nhập, trong khi tất cả mọi
người khác không có thu nhập) ).

Biểu đồ 4: Chi tiêu cho giáo dục và sự bất bình đẳng
(Nguồn: World Bank (WB), 2000)
Bên cạnh đó, một số quốc gia còn cho rằng chi tiêu công sẽ gây ra thâm hụt
ngân sách, như trường hợp trong năm 2009 thâm hụt ngân sách của Pháp đạt 7,5%
GDP nên chính phủ nước này đã ra quyết định “chi tiêu công của Pháp sẽ bị đóng băng
3 năm” (ML (Prime Tass), Báo Kinh Tế Việt Nam, 11/05/2010). Tuy việc cắt giảm
chi tiêu công sẽ ngăn chặn các vấn đề như lạm phát và thâm hụt ngân sách, nhưng khi
bị đóng băng hoàn toàn thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhóm người nghèo do họ
không được đảm bảo về lợi ích y tế và giáo dục, dẫn đến tình trạng bần cùng hoá, làm
giảm lực lượng lao động và làm tăng tệ nạn xã hội, từ đó, tác động rất tiêu cực đến sự
tăng trưởng của nền kinh tế.
Nói chung, tình trạng thiếu công bằng trong xã hội liên quan tới nhóm người
nghèo thể hiện qua vấn đề về tiềm năng lao động của nhóm người nghèo không được
bảo vệ (khi này nhóm người nghèo bị chịu thiệt rất nhiều) và chênh lệch giữa thu nhập
của nhóm người nghèo so với công lao đóng góp cho xã hội là quá lớn (khi này nhóm
người nghèo lại được lợi).

Ngoài ra, trường hợp nhóm người nghèo có thu nhập tăng nhanh thật sự rất ít
xảy ra trong khi đó, nhóm người giàu có thu nhập tăng nhanh lại phổ biến tại các nước
trên thế giới theo như số liệu đã khảo sát ở trên. Vấn đề này như đang khẳng định rằng
khi thu nhập tăng, người giàu thì càng giàu còn người nghèo thì vẫn cứ nghèo. Và
trường hợp nhóm người nghèo được lợi quá lớn thì sẽ dẫn tới việc ảnh hưởng vô cùng
tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân thường xuất phát từ điều kiện
và hoàn cảnh lịch sử, chính trị của mỗi quốc gia. Thế nhưng, thu nhập của nhóm

6


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
người nghèo dù trong tình trạng như thế nào thì cũng vượt quá khả năng đóng góp
của họ cho xã hội, dẫn đến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Trên thực tế, khoảng cách giàu nghèo ở các quốc gia rất khác nhau. Có những
nước khoảng cách này là quá lớn, từ đó sẽ ảnh hưởng vô cùng tiêu cực cho nền kinh tế;
điển hình là nước Bolivia với khoảng cách giàu nghèo lên đến 168,1 lần và có đến 63%
dân số sống trong nghèo khổ (Ngân Hàng Thế Giới, 2005), đồng thời cũng là nước có
sự bất bình đẳng thu nhập rất lớn với hệ số Gini 60,1% , dẫn đến hậu quả nền kinh tế
của nước này chỉ tăng trưởng 2,5% và lạm phát dưới 1% vào năm 2001 (Ngân Hàng
Thế Giới, 2002). Ngược lại, Nhật Bản là nước có chênh lệch giàu nghèo thấp nhất
thế giới (4,5 lần vào năm 2002) từ năm 2000 cho đến nay , điều này cũng dẫn đến sự
tăng trưởng thấp của nền kinh tế đạt 2,7% và lạm phát đạt 0,1% vào năm 2007
(Cục xúc tiến thương mại, 18/03/2009).

Bảng 3: Danh sách các quốc gia theo chỉ số bình đẳng thu nhập
(Nguồn: Liên Hiệp Quốc, 2005)
Từ thực tế trên, cho thấy khoảng cách giàu nghèo nếu quá lớn (>25 lần) hoặc
quá nhỏ (<8 lần) đều có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và sự bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) quá nhỏ hay quá lớn cũng ảnh hưởng

không tốt cho nền kinh tế. Vì hệ số Gini quá nhỏ (quá lớn) làm cho mức chênh lệch
giàu nghèo nhỏ (lớn) theo, từ đó làm cho nền kinh tế giảm mức tăng trưởng.
3. Kiến nghị và giải pháp
3.1 Giải pháp
Một số giải pháp để giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội:
- Các chính sách giảm nghèo tốt nhất có thể bao hàm cả việc phân phối lại sự
ảnh hưởng lợi thế hoặc trợ cấp theo hướng tước bớt của các nhóm đang phân phối.
- Hệ thống phân phối dựa trên các sản phẩm và hiệu quả kinh tế của chúng cũng
như tỷ lệ đầu tư nguồn vốn và nguồn lực.
- Phân phối lại thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội. Phải đảm bảo mọi người
đều được hưởng thụ như nhau.
7


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
- Đấu tranh chống lại các hoạt động bất hợp pháp, gây ảnh hưởng xấu đến
tăng trưởng kinh tế và tạo ra bất bình đẳng trong xã hội.
3.2 Kiến nghị
Đại bộ phận người nghèo khổ là thất học, thất nghiệp, sức khoẻ không tốt,
không được đảm bảo bởi các dịch vụ y tế và giáo dục. Vì thế, chính phủ các nước cần
có các chính sách hỗ trợ và giúp đỡ để những người nghèo được chăm sóc, được
bảo vệ với ý nghĩa là nuôi dưỡng và duy trì một nguồn nhân lực lớn hữu dụng cho
xã hội, đồng thời ngăn ngừa các tệ nạn và gánh nặng của xã hội trong tương lai và
mãi mãi về sau.
Trong đó, mảng giáo dục nên được quan tâm đặc biệt, cần chi ngân sách cho
giáo dục nhiều hơn, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cũng như công tác dạy và học,
vì giáo dục dường như có khả năng khuyến khích tăng trưởng kinh tế không chỉ
bằng cách tăng cường và nâng cao nguồn nhân lực mà còn nâng cao vốn xã hội, từ đó
sẽ giảm đi sự bất bình đẳng trong xã hội. Còn trong lĩnh vực y tế, phải đảm bảo cho

mọi người dân đều được tiếp cận với chăm sóc y tế khi mắc bệnh, không để người
nghèo mắc bệnh chờ chết, người giàu được chữa trị, chữa bệnh theo bệnh chứ không
theo tiền, và cần nâng cao chất lượng chăm sóc và chữa trị, tiếp tục xây dựng cơ cở
vật chất, kỹ thuật hiện đại để phục vụ một cách tốt nhất cho toàn thể nhân dân.
Chính phủ cũng phải thực hiện tốt và có hiệu quả đối với những chính sách
điều tiết thu nhập, giảm thuế, tăng trợ cấp cho những người thất nghiệp (đặc biệt là
người nghèo). Đồng thời, tạo công ăn việc làm phù hợp với họ, để khoảng cách về thu
nhập giữa những người dân hẹp lại, và cần đảm bảo mọi người dân được hưởng
phúc lợi xã hội như nhau.
Đối với những quốc gia được viện trợ nhân đạo và phát triển thì chính phủ
nước đó phải sử dụng có hiệu quả (tức là sử dụng đúng mục đích, ngăn chặn tình trạng
ăn bớt, ăn chặn...). Thực hiện công bằng trong phân phối và thu nhập theo nguồn
phân phối lao động. Kèm theo đó, cần tạo ra những cơ hội như nhau cho tất cả các
tầng lớp dân cư và cá nhân phát huy tài năng, tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế
và xã hội.
Bên cạnh đó, chính phủ nên khuyến khích nhóm người giàu cần làm giàu
chính đáng và trong sạch. Sự khuyến khích này cần phải được cụ thể hoá một cách
thống nhất, đồng bộ, và phải phù hợp với những chuẩn mực của xã hội.Và việc
khuyến khích này phải đi đôi với việc trừng phạt nghiêm minh đối với các hành vi
làm giàu bất chính, trong đó, cần ra sức thực hiện chiến dịch đẩy lùi tham nhũng.
Để đạt kết quả khả quan, các thành viên trong chính phủ nên làm gương, cần công khai
minh bạch tài sản công và riêng. Song song đó, phải cố gắng xóa bỏ sự độc quyền,
lũng đoạn trong hoạt động kinh tế, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền
kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội.
Ngoài ra, phải luôn luôn đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, áp dụng
những thành tựu đạt được vào thực tế để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Và cần
kết hợp phát triển kinh tế với cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân , để mọi người đều được sống ấm no và hạnh phúc.

8



Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BBC.(08/03/2010). Việt Nam tham nhũng thứ ba châu Á? Được lấy về từ:
/>n.shtml
Bùi Văn Nhơn.(13/06/2008). Công bằng xã hội - Mục tiêu cốt lõi trong chính sách xã
hội của Đảng. Được lấy về từ:
/>Cục xúc tiến thương mại.(18/03/2009). Tình hình phát triển kinh tế, thương mại và đầu
tư. Được lấy về từ:
/>Gylfi Zoega & Thorvaldur Gylfason.(2003). Education, Social Equality and Economic
Growth: A View of the Landscape.
Được lấy về từ:
/>K.G.(theoAFP).(22/08/2005).Khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc gia tăng.
Được lấy về từ:
/>K. Huy.(20/12/2005). “Sân sau” nóng bức. Được lấy về từ:
/>Lê Phương Trang.(20/07/2008). Khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam ngày một rõ
nét. Được lấy về từ:
/>Mai Phương.(23/12/2008).Năm nay, các tỷ phú của thế giới mất bao nhiêu tiền?
Được lấy về từ:
/>ML (Prime Tass).(11/05/2010). Chi tiêu công của Pháp sẽ bị đóng băng 3 năm.
Được lấy về từ:
/>
9


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
Ngọc Châu.(24/09/2009). Tham nhũng đang bóp nghẹt các nền kinh tế.
Được lấy về từ:
/>Ngân hàng Thế Giới.(20/9/2005). Báo cáo Phát triển Thế giới 2006: Công bằng sẽ

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Được lấy về từ:
/>WSARABIC/0,,contentMDK:20653626~pagePK:64257043~piPK:437376~t
heSitePK:1052299,00.html
Nguyễn Thị Châm & Nguyễn Văn Hoàng.(2008). Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công
bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Được lấy về từ:
/>Phạm Thu Phương & Bùi Đại Dũng.(2009).“Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25, (2009) 82-91.
Được lấy về từ:
/>Phạm Xuân Nam.(2008). Social equality in a socialist oriented market economy.
Được lấy về từ:
o/index.php/ssirev/article/viewArticle/1221
Phương Ngọc Thạch.(06/08/2008). Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế.
Được lấy về từ:
/>Stephen Knowles.(2005). Inequality and Economic Growth: The Empirical
Relationship Reconsidered in the Light of Comparable Data. Được lấy về từ:
/>Sophie Bessis.(1995). From social exclusion to social cohesion : towards a policy
agenda. Được lấy về từ:
/>
10


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
Thiên Như.(03/03/2010). Hy Lạp: Vỡ nợ vì tham nhũng và trốn thuế. Được lấy về từ:
/>Trần Trọng Thức.(18/01/2010). Phân hoá thu nhập từ nhiều góc nhìn. Được lấy về từ:
Tài liệu mới nhất của UNDP giúp xác định ưu tiên cho cải cách
an sinh xã hội. Được lấy về từ:
/>contentId=2371&languageId=4
Việt Linh.(28/02/2005). Trung Quốc giảm thuế, tăng trợ cấp cho nông dân.
Được lấy về từ:
/>Wikipedia.(2000). Hệ số Gini. Được lấy về từ:

/>Wikipedia.(2005). Tài liệu tổng hợp về Bolivia. Được lấy về từ:
/>
11


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu................................................................................................................1
2. Nguyên nhân.......................................................................................................1
2.1 Quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm giàu và tăng trưởng..........1
2.2 Quan hệ giữa chuyển dịch thu nhập của nhóm nghèo và tăng trưởng.......4
3. Kiến nghị và giải pháp........................................................................................7
3.1 Giải pháp.....................................................................................................7
3.2 Kiến nghị.....................................................................................................8
Tài liệu tham khảo..................................................................................................9
Mục lục...................................................................................................................12

12


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

13


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

14



Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

15


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

16


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

17


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

18


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

19


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

20



Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

21


Đặng Quang Đại, lớp 24TC_4_S05

22



×