Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

nghiên cứu thành phần sâu hại vừng và côn trùng ký sinh chúng; đặc điểm sinh học, sinh thái ong elasmus sp. ký sinh sâu non sâu cuốn lá antigastra catalaunalis dup. vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại nghi lộc, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.06 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

PHAN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI VỪNG VÀ CÔN
TRÙNG KÝ SINH CHÚNG; ðẶC ðIỂM SINH HỌC, SINH
THÁI ONG ELASMUS SP. KÝ SINH SÂU NON SÂU CUỐN LÁ
ANTIGASTRA CATALAUNALIS DUP. VỤ XUÂN VÀ VỤ HÈ
THU 2010 TẠI NGHI LỘC, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số

: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ðẶNG THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñề tài nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.



Tác giả luận văn

Phan Thanh Tùng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................i


Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Dung,
PGS.TS Trần Ngọc Lân đã tận tình hớng dẫn khoa học và cả những
bớc đi ban đầu trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Khuất Đăng Long đã giúp đỡ
tôi trong việc định loại mẫu vật.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ Viện đào tạo
sau Đại học, khoa Nông học trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội;
khoa Nông Lâm Ng trờng Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ
về thời gian cũng nh điều kiện vật chất, thiết bị thí nghiệm cho chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và bà con nông dân xã
Nghi Phong - Nghi Lộc - Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi trong
việc bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu thí nghiệm.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, cổ vũ
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài.
Hà Nội, tháng 09 năm 2010.

Phan Thanh Tùng

Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s nụng nghip ................ii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- BVTV: Bảo vệ thực vật
- GðST: Giai ñoạn sinh trưởng
- IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)
- KS: Ký sinh
- NN: Nông nghiệp
- NSG: Ngày sau gieo
- NXB: Nhà xuất bản
- PTNT: Phát triển nông thôn
- FAO: Foot and Agriculture Organization
- SCL: Sâu cuốn lá
- VC: Vật chủ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Danh mục chữ viết tắt


iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii
MỞ ðẦU
Error! Bookmark not defined.

1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu

1

2. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài

3

3. Yêu cầu nghiên cứu của ñề tài

4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài


4

Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

5

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài

5

1.2. Tình hình sản xuất vừng

12

1.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại vừng

17

1.4. Tình hình nghiên cứu thiên ñịch của sâu hại vừng

19

1.5. Biện pháp phòng chống sâu hại vừng

23

1.6. ðặc ñiểm về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cây vừng ở Nghệ An

25


Phần 2. ðỊA ðIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

28

2.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

28

2.2. Vật liệu nghiên cứu

28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................iv


2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

28

2.4. Xử lý và bảo quản mẫu vật

32

2.5. Giám ñịnh mẫu vật

33

2.6. Chỉ tiêu theo dõi


33

2.7. Tính toán và xử lý số liệu

36

Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

37

3.1. Thành phần sâu hại vừng vụ xuân, hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

37

3.2. Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh vảy trên sinh quần ruộng vừng vụ xuân
2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An (ðơn vị: con/m2)

40

3.3. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu hại vừng vụ xuân và vụ hè thu 2010
tại Nghi Lộc, Nghệ An

42

3.4. Mối quan hệ giữa cây vừng - sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis - côn trùng
ký sinh chúng ở vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

45

3.5. ðặc ñiểm hình thái của ong Elasmus sp. ký sinh sâu cuốn lá Antigastra

catalaunalis hại vừng vụ xuân và hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

50

3.6. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái ong Elasmus sp. ký sinh sâu cuốn lá Antigastra
catalaunalis hại vừng vụ xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

54

3.6.1. Vòng ñời của ong Elasmus sp. ký sinh sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis
hại vừng vụ xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

54

3.6.2. Tỷ lệ vũ hoá của ong Elasmus sp. ký sinh sâu non sâu cuốn lá Antigastra
catalaunalis

56

3.6.3. Tỷ lệ giới tính của ong Elasmus sp. ký sinh sâu non sâu cuốn lá Antigastra
catalaunalis

58

3.6.4. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung ñến thời gian sống của ong Elasmus sp.
ký sinh sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................v

59



3.6.5. Tính thích hợp tuổi vật chủ sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis ñối với
ong ký sinh Elasmus sp.

61

3.6.6. Nghiên cứu khả năng ký sinh sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis của ong
ký sinh Elasmus sp. trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng thí nghiệm

65

3.6.7. Khả năng ñẻ trứng của ong Elasmus sp. lên mỗi cá thể vật chủ

68

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

70

I. Kết luận

70

II. ðề nghị

72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng thế giới

Trang
14

Bảng 1.2. Mức ñầu tư và cơ cấu ñầu tư sản xuất của một số cây có dầu ngắn
ngày chủ yếu trên 1 ha gieo trồng

16

Bảng 1.3. Ký sinh của sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis

21

Bảng 1.4. Diện tích và năng suất vừng ở Nghệ An (1989 - 2002)

26

Bảng 3.1. Thành phần sâu hại vừng vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi Lộc,
Nghệ An

38

Bảng 3.2. Diễn biến số lượng sâu non bộ cánh vảy trên sinh quần ruộng
vừng vụ xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An (ðơn vị: con/m2)

41


Bảng 3.3. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu bộ cánh vảy gây hại vừng
vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

43

Bảng 3.4. Diễn biến mật ñộ sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis hại vừng và
côn trùng ký sinh chúng ở vụ xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

47

Bảng 3.5. Kích thước các pha phát triển của ong ký sinh Elasmus sp.

54

Bảng 3.6. Vòng ñời của ong ký sinh Elasmus sp. ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng
thí nghiệm (Nhiệt ñộ trung bình 29,9˚C, 78%RH)

55

Bảng 3.7. Tỷ lệ vũ hóa của ong Elasmus sp. trong ñiều kiện nhiệt phòng

57

Bảng 3.8. Tỷ lệ giới tính ong Elasmus sp. trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng

58

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung ñến thời gian sống của ong

60


Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tuổi vật chủ ñến hiệu quả KS ong Elasmus sp.

63

Bảng 3.11. Tỷ lệ ký sinh của ong Elasmus sp. ñối với sâu cuốn lá ở ñiều
kiện nhiệt ñộ phòng thí nghiệm

65

Bảng 3.12. Hiệu quả ký sinh của ong Elasmus sp. ñối với sâu cuốn lá 67
Antigastra catalaunalis ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng thí nghiệm
Bảng 3.13. Khả năng ñẻ trứng của ong Elasmus sp. lên mỗi cá thể vật chủ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................vii

69


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ ñồ chung của ñộng thái số lượng côn trùng

Trang
5

Hình 2.1. Công thức thí nghiệm ảnh hưởng của các mật ñộ ong ký sinh
Elasmus sp. ñến hiệu quả ký sinh trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng

32


Hình 3.1. Thành phần sâu hại vừng vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi
Lộc, Nghệ An

39

Hình 3.2. Một số hình ảnh về sâu hại trên cây vừng

39

Hình 3.3. Sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis hại vừng vụ xuân và vụ hè
thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

40

Hình 3.4. Thành phần loài côn trùng ký sinh sâu bộ cánh vảy gây hại vừng
vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

44

Hình 3.5. Một số hình ảnh về côn trùng ký sinh sâu hại vừng vụ xuân và vụ
hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An

45

Hình 3.6. Quan hệ giữa các giai ñoạn sinh trưởng cây vừng với mật ñộ sâu
cuốn lá A. catalaunalis vụ xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An.

48


Hình 3.7. Tương quan giữa mật ñộ SCL A. catalaunalis và tỷ lệ ký sinh

49

Hình 3.8. Quan hệ giữa GðST - mật ñộ SCL A. catalaunalis - tỷ lệ ký sinh

49

Hình 3.9. Trưởng thành ong Elasmus sp.

51

Hình 3.10. Trứng ong ký sinh Elasmus sp.

51

Hình 3.11. Ấu trùng tuổi 1 ong ký sinh Elasmus sp.

52

Hình 3.12. Ấu trùng tuổi 2 ong ký sinh Elasmus sp.

52

Hình 3.13. Ấu trùng tuổi 3 ong ký sinh Elasmus sp.

53

Hình 3.14. Nhộng ong ký sinh Elasmus sp.


53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................viii


Hình 3.15. Vòng ñời của ong Elasmus sp. ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng

56

Hình 3.16. Tỷ lệ vũ hóa của ong Elasmus sp. trong ñiều kiện nhiệt phòng

57

Hình 3.17. Tỷ lệ giới tính ong Elasmus sp. trong ñiều kiện nhiệt ñộ phòng

59

Hình 3.18. Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung ñến thời gian sống của ong

60

Hình 3.19. Ảnh hưởng của tuổi vật chủ ñến tỷ lệ KS của ong Elasmus sp.

64

Hình 3.20. Ảnh hưởng của tuổi vật chủ ñến số ấu trùng và số ong

64

Hình 3.21. Tỷ lệ ký sinh của ong Elasmus sp. ñối với sâu cuốn lá Antigastra

catalaunalis ở ñiều kiện nhiệt ñộ phòng thí nghiệm

66

Hình 3.22. Hiệu quả ký sinh của ong Elasmus sp.

68

Hình 3.23. Ong Elasmus sp. ñang ñẻ trứng lên sâu cuốn lá A. catalaunalis

69

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................ix


MỞ ðẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu
Cây vừng (Sesamum indicum L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy
dầu có giá trị kinh tế cao ñồng thời cây vừng có thể trồng ở những vùng ñất có
ñộ phì nhiêu tự nhiên thấp, vào lúc thời tiết khắc nghiệt; nơi mà mức thu nhập
của người dân còn thấp là một chủ trương chuyển ñổi cơ cấu nông nghiệp nhằm
khai thác tốt nhất ñiều kiện tự nhiên ñể nâng cao thu nhập cho người nông dân,
góp phần xóa ñói giảm nghèo.
Hạt vừng trung bình chứa khoảng 50% dầu, 25% prôtêin, 5% chất khoáng,
1% canxi, 3% axit, 4% chất xơ,... Giá trị sử dụng của vừng chủ yếu là làm thực
phẩm, kể cả dạng dầu tinh khiết cũng như hạt thô. Thành phần axít hữu cơ chủ yếu
của dầu vừng là hai loại axít béo không no là axít ôlêic (C18H34O2), chiếm 45,3 49,3% và axít linolêic (C18H32O2), chiếm 37,7 - 41,2% [18]. Dầu vừng thơm, dễ bảo
quản hơn nhiều loại dầu thực vật khác, gần ñây trong nhiều nghiên cứu về ăn chay
người ta ñánh giá rất cao vai trò của vừng trong việc củng cố và nâng cao sức khoẻ
con người, giúp ta tránh ñược nhiều bệnh, nhất là bệnh tim mạch và tiêu hóa.

Hiện nay trên thế giới vừng ñược gieo trồng với diện tích không nhiều
nhưng vừng có mặt ở khắp các châu lục, sản lượng vừng hàng năm trên thế giới
khoảng 2 triệu tấn. Các vùng trồng vừng chính là Châu Á, chiếm 55 - 60%, Châu
Mỹ chiếm 18 - 20%, Châu Phi chiếm 18 - 20%, ngoài ra ở Châu Âu, Châu ðại
Dương cũng có trồng rải rác nhưng không ñáng kể [24].
ðối với nước ta vừng là một loại thực phẩm truyền thống, hạt vừng làm
tăng vị bùi cho tấm bánh ña, cho chiếc kẹo lạc, cho bánh mè xửng,... cơm nắm
chấm muối vừng ñã là món ăn truyền thống của người nông dân Việt Nam. Việc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................1


gieo trồng vừng ở nước ta ñã có từ lâu, ít nhất ñã vài ba thế kỷ. Trong sách “Vân
ñài loại ngữ” nhà bác học Lê Quý ðôn ñã từng tổng kết “Phép làm ruộng tốt thì
nên trồng ñỗ xanh trước sau ñó ñến các ñậu nhỏ và vừng” [17].
Nghệ An là một trong số ít vùng chuyên canh vừng ở Việt Nam, với diện
tích 3.316 ha và năng suất 1,3 tấn/ha (1989); 4.098 ha (1990) và năng suất 2,4
tấn/ha; 4.370 ha (1993) với năng suất 3,0 tấn/ha. Cho ñến năm 1994 ngoài các
giống vừng ñịa phương như vừng ñen, vừng vàng thì ở Nghệ An ñã ñưa vào
khảo nghiệm thêm một giống vừng mới là vừng trắng (vừng V6). Tổng diện tích
gieo trồng vừng ở Nghệ An năm 1994 là 5.681 ha, trong ñó vừng V6 là 5ha và
ñến năm 1995 diện tích gieo trồng vừng V6 là 500ha/tổng diện tích 5.710 ha [1].
Năm 2006, diện tích trồng vừng của tỉnh ñạt 6.306 ha, năng suất bình quân 4,91
tạ/ha, sản lượng 3.097 tấn tăng gấp 2 lần so với năm 2005 [27].
Nhưng bên cạnh ñó, trên cây vừng có nhiều loài sâu phá hại, chúng ảnh
hưởng ñến sinh trưởng phát triển từ ñó làm giảm năng suất vừng.
Theo Patil et al (1992) nghiên cứu việc sản xuất vừng tại India thì việc kiểm
soát các loài sâu hại có thể làm giảm thiệt hại hơn 35% [22]. Bởi vậy, làm giảm
những thiệt hại do sâu bệnh gây ra là góp phần làm tăng năng suất cây vừng.
Cho ñến nay ñã biết sâu hại vừng ở Việt Nam có 39 loài thuộc 5 bộ: cánh

vảy, cánh cứng, cánh nửa, cánh tơ, cánh giống (Thống kê của Cục BVTV, 1991).
Sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis là côn trùng gây hại chính ñối
với vừng trên toàn bộ thế giới và là sâu hại thường xuyên và quan trọng nhất ảnh
hưởng ñến vừng ở Australia. Nó tấn công toàn bộ các giai ñoạn phát triển trên
mặt ñất của cây vừng từ khi vừng mọc mầm ñến khi cây trưởng thành [22].
Ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng sâu cuốn lá Antigastra
catalaunalis gây hại trên cây vừng rất nghiêm trọng. Chúng gây hại từ giai ñoạn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................2


cây non ñến khi cây trưởng thành. Sâu non sâu cuốn lá sử dụng lá, nụ hoa, hoa
và quả vừng làm thức ăn trong quá trình phát triển.
Do chưa nhận thức ñầy ñủ ñược vai trò của kẻ thù tự nhiên ñối với sâu hại
nên bà con nông dân thường lạm dụng trong việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học
trên ñồng ruộng nhưng thiệt hại do sâu hại gây ra hầu như vẫn không giảm, hiệu
lực của thuốc trừ sâu thấp dần, ñặc biệt ñã làm ảnh hưởng không nhỏ ñến côn
trùng và ñộng vật có ích, làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiểm môi trường và
sức khoẻ con nguời.
Trong tự nhiên, kẻ thù của sâu hại rất phong phú, cùng với các thiên ñịch
khác các loài côn trùng ký sinh thể hiện khá rõ nét vai trò của mình. Chúng ñã
góp phần ñiều hoà số lượng chủng quần sâu cuốn lá.
Vì vậy, việc duy trì, bảo vệ và sử dụng các loài côn trùng ký sinh ở sâu
cuốn lá như là một thành tố không thể thiếu ñược trong hệ thống phòng chống
tổng hợp sâu hại cây trồng.
ðể ñóng góp những dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho biện pháp quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM) sâu hại vừng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
"Nghiên cứu thành phần sâu hại vừng và côn trùng ký sinh chúng; ñặc
ñiểm sinh học, sinh thái ong Elasmus sp. ký sinh sâu non sâu cuốn lá Antigastra
catalaunalis Dup. vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An".

2. Mục ñích nghiên cứu của ñề tài
Có ñược những danh lục ñầy ñủ về thành phần sâu hại vừng và côn trùng
ký sinh trên những loài sâu hại chính. Nắm ñược một số ñặc ñiểm sinh học, sinh
thái của loài côn trùng ký sinh có ý nghĩa, từ ñó làm cơ sở khoa học vận dụng
hiệu quả vào việc phòng chống sâu hại vừng tại Nghệ An.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................3


3. Yêu cầu nghiên cứu của ñề tài
- Thu thập, xác ñịnh thành phần sâu hại vừng và côn trùng ký sinh chúng ở
vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ sâu hại chính và tỷ lệ ký sinh sâu cuốn lá
Antigastra catalaunalis vụ xuân 2010 tại Nghi Lộc, Nghệ An.
- Tìm hiểu một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái của ong Elasmus sp. ký
sinh sâu non sâu cuốn lá Antigastra catalaunalis vụ xuân và vụ hè thu 2010 tại
Nghi Lộc, Nghệ An.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Bằng những dẫn liệu khoa học ñã xác ñịnh ñược mối quan hệ giữa cây
vừng - sâu hại chính và tỷ lệ ký sinh của sâu hại chính trong sinh quần tự nhiên
trên ruộng vừng.
- Có thêm ñược tư liệu khoa học về sinh học, sinh thái học của loài ong
ngoại ký sinh tập ñoàn quan trọng.
- Những dẫn liệu khoa học nói trên ñã thực sự cần thiết, góp phần làm cơ
sở cho việc xây dựng biện pháp sinh học trong phòng chống sâu hại vừng có
hiệu quả, tránh ô nhiểm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................4



Phần 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Biến ñộng số lượng côn trùng
Trên cơ sở xem xét hàng loạt dẫn liệu về sự biến ñộng và các dạng cơ chế
ñiều hoà số lượng, Victorov (1967) ñã tổng hợp kết quả thành sơ ñồ chung của
biến ñộng số lượng côn trùng.
Thức ăn

Quan hệ trong loài

Yếu tố vô sinh

Sự sinh sản,
tỉ lệ tử vong,
di cư

Mật ñộ quần thể

Ký sinh, ăn thịt
Hình 1.1. Sơ ñồ chung của ñộng thái số lượng côn trùng (Victorov, 1967)
Mật ñộ quần thể ñược xác ñịnh bởi sự tương quan của quá trình bổ sung thêm và
quá trình tiêu giảm số lượng cá thể. Tất cả các yếu tố biến ñộng số lượng ñều tác

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................5


ñộng ñến quá trình này khi chúng làm thay ñổi sức sinh sản, tỉ lệ chết và di cư
của các cá thể. Nhóm yếu tố vô sinh mà trước tiên là ñiều kiện khí hậu thời tiết

trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thức ăn, thiên ñịch. Sự ñiều hòa thông qua các
mối quan hệ tác ñộng qua lại ñó ñã phản ánh ảnh hưởng của mật ñộ quần thể lên
sức sinh sản, tỉ lệ tử vong và di cư; trong ñó tồn tại mối quan hệ trong loài và bằng
sự thay ñổi tính tích cực của thiên ñịch và ñặc ñiểm của thức ăn. Sự tồn tại của các
mối quan hệ này ñảm bảo những thay ñổi ñền bù cho sự bổ sung và sự giảm sút số
lượng cá thể của quần thể. Chính sự tác ñộng thuận nghịch ñó ñã san bằng những
sai lệch ngẫu nhiên trong mật ñộ quần thể (Phạm Bình Quyền, 1994) [5].
Các cơ chế riêng biệt của sự ñiều hoà số lượng côn trùng tác ñộng trong
những phạm vi khác nhau của mật ñộ quần thể. ðó là các ngưỡng giới hạn và
vùng hoạt ñộng của các yếu tố cơ bản ñiều hoà số lượng côn trùng.
Các sinh vật ăn côn trùng chuyên hóa có khả năng thực hiện sự ñiều hòa
số lượng côn trùng ở mức ñộ thấp ñược xác nhận trong thực tiễn của phương
pháp sinh học ñấu tranh chống côn trùng gây hại. Khác với các sinh vật ăn côn
trùng ña thực, các côn trùng ký sinh có thể hoạt ñộng trong khoảng phạm vi rộng
hơn của mật ñộ quần thể vật chủ (con mồi) nhờ khả năng tăng số lượng với sự
gia tăng mật ñộ của sâu hại. ðiều này ñược ghi nhận trong thực tế ở những
trường hợp khả năng khống chế sự bùng phát sinh sản hàng loạt của côn trùng ăn
thực vật bởi sinh vật ăn côn trùng chuyên hóa. Vai trò của các loài ký sinh ñược
coi là yếu tố ñiều hòa số lượng côn trùng và ñược thể hiện ở hai phản ứng ñặc
trưng là phản ứng số lượng và phản ứng chức năng [14].
- Phản ứng chức năng: Là phản ứng tập tính chính của các loài ký sinh ñối
với sự thay ñổi mật ñộ quần thể của ký chủ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................6


- Phản ứng số lượng: Là sự thay ñổi ñặc ñiểm sinh sản, tỷ lệ sống sót của
loài ký sinh khi có sự thay ñổi mật ñộ quần thể của loài ký chủ.
Như vậy, phản ứng chức năng ñã tạo ra tiền ñề cho phản ứng số lượng.
Bất kỳ phản ứng nào trong 2 phản ứng trên mà là phản ứng thuận cũng ñều có lợi

cho biện pháp sinh học phòng chống dịch hại. Nhưng nếu chỉ một phản ứng chức
năng thôi dù mạnh ñến ñâu cũng không thể ñủ ñể ñiều hoà mật ñộ quần thể trong
một thời gian dài của nhiều thế hệ. Phản ứng số lượng nhanh và mạnh là một ñặc
ñiểm rất quan trọng của một loài ký sinh làm tăng tỷ lệ chết ñối với ký chủ.
Sự cạnh tranh trong loài là cơ chế ñiều hoà cao nhất. Cơ chế này tác ñộng
ở mức ñộ số lượng cao, khi nguồn thức ăn dự trữ bị cạn kiệt và sự át chế lẫn
nhau của các cá thể cùng loài. Ngoài cạnh tranh, các mối quan hệ trong loài có
một số cơ chế cơ bản tự ñiều hoà số lượng như tác ñộng tín hiệu thường xẩy ra
trong sự tiếp xúc giữa các cá thể cùng loài.
Sự ñiều hoà số lượng côn trùng ñược thực hiện bằng một hệ thống hoàn
chỉnh các cơ chế. Các cơ chế ñiều hoà liên tục kế tiếp nhau tham gia tác ñộng,
khi mật ñộ quần thể ñược ñiều hoà vượt ra khỏi giới hạn hoạt ñộng của yếu tố
ñiều hoà trước ñó.
Hiện nay có hàng loạt dẫn liệu thực tế xác nhận khả năng ñiều hoà của các cơ
chế ñiều hoà ở các mức ñộ khác nhau của số lượng quần thể. Các cơ chế ñiều hoà
rất tốt ở cả những loài có số lượng cao và ở cả những loài có số lượng thấp.
Quản lý dịch hại tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng (IPM) dựa trên mối quan
hệ tương hỗ giữa cây trồng - sâu hại - thiên ñịch của sâu hại trong hệ sinh thái nông
nghiệp, các nguyên tắc sinh thái và ña dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................7


1.1.1.2. Mối quan hệ giữa côn trùng ký sinh với vật chủ của nó
Tập hợp các quần thể gắn bó với nhau qua những mối quan hệ ñược hình
thành trong quá trình lịch sử lâu dài và sinh sống trong một khu vực, lãnh thổ
nhất ñịnh tạo thành quần xã sinh vật. Ngoài các mối quan hệ tổng hợp giữa các
quần thể với các yếu tố vô sinh thì trong quần xã các quần thể có tác ñộng qua lại
với nhau, ñặc biệt là quan hệ dinh dưỡng, trong ñó quan hệ ký sinh có ý nghĩa
quan trọng không những ñối với lí luận mà còn ñối với thực tiễn, gắn với các

biện pháp phòng chống các loài sinh vật gây hại.
Hiện tượng ký sinh là một trong các dạng quan hệ qua lại giữa các loài sinh
vật rất phức tạp. Trong quá trình cùng tiến hoá, giữa ký sinh và vật chủ ñã có những
thích nghi rất ñặc trưng. ðó là tính tương hỗ duy trì sự tiếp xúc và gắn bó chặt chẽ
giữa các ký sinh và vật chủ. Còn những thích nghi mang tính ñối kháng là sự ñấu
tranh giữa ký sinh (khắc phục các phản ứng tự vệ từ phía vật chủ) với vật chủ (xuất
hiện nhiều phản ứng tự vệ chống lại ký sinh).
ðã có nhiều ñịnh nghĩa về ký sinh ñược ñưa ra: Dogel (1941) gọi các loài
ký sinh là những sinh vật sử dụng những sinh vật khác làm nguồn thức ăn và môi
trường sống. Bondarenko (1978) ñịnh nghĩa ký sinh là loài sinh vật sống nhờ vào
sinh vật khác (vật chủ) trong một thời gian dài, dần dần làm ký chủ bị chết hoặc
suy nhược. Victorov (1976) ñịnh nghĩa hiện tượng ký sinh là một dạng quan hệ
qua lại lợi một chiều trong ñó loài ñược lợi (ký sinh) ñã sử dụng loài sinh vật
khác (vật chủ hay ký chủ) làm thức ăn và nơi ở trong một phần nào ñó của chu kì
vòng ñời của nó [8].
Hiện tượng ký sinh là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, ñặc biệt là côn
trùng ký sinh, trong ñó thông thường vật ký sinh (loài ký sinh) sử dụng hết hoàn
toàn các mô của cơ thể vật chủ và vật ký sinh thường gây chết vật chủ ngay sau

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................8


khi chúng hoàn thành chu kì phát triển. Mỗi một cá thể ký sinh chỉ liên quan ñến
một cá thể vật chủ. Hầu hết các côn trùng ký sinh sâu hại thường có biến thái
hoàn toàn, chỉ có pha ấu trùng của chúng là có kiểu sống ký sinh, còn khi ở pha
trưởng thành thì chúng sống tự do.
Mỗi một loài côn trùng ký sinh thông thường chỉ liên quan với một pha
phát triển của loài vật chủ. Tuỳ theo mối quan hệ của các loài côn trùng ký sinh
với pha của vật chủ mà phân biệt thành các nhóm ký sinh: ký sinh trứng, ký sinh
sâu non, ký sinh nhộng và ký sinh trưởng thành.

Các ấu trùng ký sinh có thể sống ở bên trong hoặc bên trên bề mặt cơ thể
vật chủ. Theo vị trí sống của ký sinh mà có thể phân biệt các loài côn trùng ký
sinh thành ký sinh trong và ký sinh ngoài.
Theo số lượng cá thể của một loài ký sinh và số lượng loài ký sinh hoàn
thành phát dục trong một cá thể vật chủ thì có thể phân biệt các nhóm ký sinh
sau: Ký sinh ñơn, ký sinh tập thể, hiện tượng ña ký sinh.
Theo thứ tự trong mối quan hệ với sâu hại (tức là vị trí của chúng trong
chuỗi thức ăn) mà phân biệt thành ký sinh các bậc: Ký sinh bậc 1, ký sinh bậc 2,
ký sinh bậc 3, hiện tượng tự ký sinh (bản chất của hiện tượng này là: cá thể cái là
ký sinh bậc 1, còn cá thể ñực là ký sinh bậc 2 trên chính cá thể cái cùng loài.
Hiện tượng này gặp ở một số loài ong thuộc họ Aphelinidae). Ký sinh từ bậc 2
trở lên gọi là siêu ký sinh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Ở nước ta, vừng là một loại thực phẩm truyền thống có từ lâu ñời. Có thể
nói ở nước ta ñâu ñâu cũng có cây vừng do tính thích nghi rộng, dễ trồng, ít ñòi
hỏi nhiều vật tư phân bón.
Cây vừng ñã ñược mệnh danh là “hoàng hậu của các cây có dầu”. Hạt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................9


vừng ñã ñược dùng làm thực phẩm cho người như ăn sống, rang ép dầu ăn, làm
dầu thắp, làm bánh kẹo, bơ và làm thuốc...Vừng là loại hạt cho dầu ăn có chất
lượng cao, ổn ñịnh, không bị trở mùi ôi.
ðông y coi vừng là loại thuốc, vừng ñen có tên là “Hắc ma chi”, làm thuốc
bổ, thuốc nhuận tràng, lợi sữa, …Theo Hải Thượng Lãn Ông thì vừng có vị ngọt,
tính bình, không ñộc, ñi vào bốn kinh phế, tỳ, gan, thận, có tác dụng ích gan, bổ
thận, nuôi huyết, nhuận tràng ñiều hòa ngũ tạng, là loại thuốc tự dưỡng, cường
tráng, chủ trị thương phong hư nhược, ích khí lực, ñầy trí não, bổ gân cốt, sáng tai
mắt, sát trùng, tiêu uất khí, …[15].

Bên cạnh ñó trên cây vừng có nhiều loại sâu gây hại. Tại Việt Nam, trong
“Kết quả ñiều tra cơ bản côn trùng trong hai năm 1967-1968” ñã thống kê ñược
28 loài sâu hại vừng (Viện BVTV, 1976) [16]. Theo Trần Văn Lài và nnk (1993)
cây vừng có nhiều loài sâu hại, nhất là vừng chuyên canh như các loài câu cấu
(bọ vừng), sâu cuốn lá, sâu ñục thân, sâu róm, rệp, bọ xít, sâu xanh, sâu ño,...
chúng ảnh hưởng ñến sinh trưởng phát triển từ ñó làm giảm năng suất vừng một
cách ñáng kể.
Trên thực tế trong phòng chống sâu hại vừng, người nông dân ở hầu khắp
các ñịa phương ñều dựa hoàn toàn vào thuốc hoá học trừ sâu nhưng thiệt hại do sâu
bệnh gây ra hầu như vẫn không giảm, hiệu lực của thuốc trừ sâu thấp dần, ñã và
ñang thể hiện mặt trái của nó.
Tại Nghệ An, theo báo cáo của Chi cục BVTV Nghệ An: “Sâu bệnh hại
chính trên cây vừng và biện pháp phòng trừ” chỉ mới dừng lại ở mức ñộ thống kê
và mô tả sơ lược các loài sâu chính như sâu khoang, sâu xanh, rệp vừng và
khuyến cáo biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học như Match 50ND, Polytrin
440ND, Sherpa 25EC (Báo cáo của Sở NN và PTNT Nghệ An, 2002).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................10


Ngày nay, việc phòng chống sâu hại vừng nói riêng và cây trồng nói
chung không ñạt hiểu quả cao và ổn ñịnh nếu không quan tâm tới các biện pháp
khác. Bởi vậy, sử dụng biện pháp ñấu tranh sinh học phòng chống sâu hại vừng
ñược coi là một trong những biện pháp có tầm quan trọng về nhiều mặt. Các loài
kẻ thù tự nhiên của sâu hại không những có khả năng ñiều hoà số lượng chủng
quần sâu hại, mà còn bảo vệ ñược sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, giảm ô
nhiểm môi trường và bảo vệ sức khoẻ con người.
Theo Sweetman (1958) trong 103 loài thiên ñịch sử dụng trừ côn trùng hại
trên thế giới thì có 75 loài là ký sinh. De Bach (1964) cho biết 18 trong số 24
chương trình nhập nội thiên ñịch trừ sâu hại hoàn toàn thành công là do sử dụng

các loài côn trùng ký sinh [8].
Trên thế giới ñã có một số công trình nghiên cứu về sâu hại vừng, tuy
nhiên về thiên ñịch của chúng thì ít thấy ñề cập tới. Các nghiên cứu chỉ dừng lại
ở mức ñộ thống kê và mô tả các loài sâu hại.
Theo G. J. Hallman and G. G. Sanchez có 4 loài ký sinh ñã ñược tìm thấy
ký sinh trên loài sâu hại vừng Antigastra catalaunalis (Lep. : Pyralidae) tại
Colombia: Euplectrus sp. (Hym. : Eulophidae), Bracon sp. (Hym. : Braconidae),
Spilochalcis sp. và Brachymeria sp. (Hym. : Chalcididae) nhưng sự xuất hiện
của chúng không có nhiều ý nghĩa trong ñiều khiển loài sâu hại vừng Antigastra
catalaunalis [20].
Các nghiên cứu về côn trùng ký sinh sâu hại vừng ở Việt Nam còn rất hạn
chế, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức ñộ thống kê các loài côn trùng ký
sinh như nghiên cứu của Trần Ngọc Lân và nnk (2002 - 2005) ñã thu ñược 14
loài côn trùng ký sinh thuộc 7 họ của 2 bộ, các loài chủ yếu tập trung vào bộ
Hymenoptera (12 loài) [10].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................11


Ở Việt Nam, biện pháp ñấu tranh sinh học thu hút ñược nhiều sự chú ý của
nhiều nhà khoa học BVTV. Biện pháp này ñòi hỏi cần có sự hiểu biết về sinh
học, sinh thái của các loài côn trùng có ích. Những nghiên cứu này tập trung theo
hai hướng sau:
- Nghiên cứu khu hệ kẻ thù tự nhiên của dịch hại, khai thác và lợi dụng
chúng trong BVTV.
- Nghiên cứu phục vụ cho hướng nhân thả thiên ñịch (Phạm Văn Lầm và
cộng sự, 1995).
Trong hai hướng trên thì hướng thứ hai ñã thực hiện thành công ñối với
một số loài ong ký sinh trứng sâu ñục thân lúa 2 chấm, sâu ño xanh trên ñay, sâu
trên bông, sâu xanh bông,… Các nghiên cứu mới trong thử nghiệm, còn việc

triển khai hướng này trong sản xuất thì còn nhiều khó khăn do một số nguyên
nhân nhất ñịnh.
Những kết quả nghiên cứu trên ñây dẫu sao vẫn chưa thể ñầy ñủ mọi khía
cạnh ñể giải quyết vấn ñề năng suất, hiệu quả kinh tế cây vừng, môi trường và
sức khoẻ con người. Vì thế, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ñể ñóng góp nhưng
dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu
hại vừng.
1.2. Tình hình sản xuất vừng
Cây vừng thuộc họ vừng (Pedaliaceae) gồm 16 chi với 60 loài. Có khoảng
37 loài thuộc chi Sesamum nhưng chỉ có Sesamum indicum là loài duy nhất
ñược loài người sử dụng trong trồng trọt [19].
Cây vừng có nguồn gốc từ Châu Phi (Ram et al., 1990) [21]. Có nhiều ý
kiến cho rằng Êtiopi là nguyên sản của giống vừng trồng hiện nay. Tuy nhiên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................12


cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống
vừng trồng. Vừng là loại cây có dầu ñược trồng lâu ñời (khoảng 2000 năm trước
công nguyên). Sau ñó ñược ñưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và ñược di về phía
tây vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần ñược phân bố ñến Ấn ðộ và
một số nước nam Á Trung Quốc. Ấn ðộ ñược xem như là trung tâm phân bố của
cây vừng.
Ở Nam Mỹ, vừng ñược du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Châu Âu
khám phá ra Châu Mỹ vào năm 1492, ñem vừng ñi bán.
Trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng vừng từ 5 triệu ha vào năm 1939,
ñạt sản lượng 1,5 tấn trong ñó Ấn ðộ là quốc gia trồng nhiều nhất với diện tích
2,5 triệu ha, kế ñó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến ðiện 700.000 ha, Soudan
400.000 ha, Mehicô 200.000 ha. Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000 ha
gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda [25].

Ngày nay tuy cây vừng ñược trồng ở nhiều nước nhưng chủ yếu vẫn là các
nước ñang phát triển, nơi có nguồn lao ñộng dồi dào với giá rẻ [12]. Ở ñây người
ta trồng chủ yếu do các hộ gia ñình nông dân. Diện tích trồng vừng nhiều gồm
một số nước như Ấn ðộ, Êquaño, Hundurat, Nicaragoa, Mêxicô, ...Năng suất
của vừng cao hay thấp tùy thuộc vào môi trường gieo trồng, kỹ thuật canh tác,...
Theo FAOSTAT thì từ năm 1991 - 2000 sản lượng vừng của thế giới tăng
lên 37%, diện tích thu hoạch lại giảm 1%, còn năng suất bình quân của vừng lại
tăng lên 38% từ 530 kg lên 732 kg, năng suất trên diện tích hẹp là 2.250kg/ha
(Texas - Mỹ) [15].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................13


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng thế giới
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000

Diện tích thu
Năng suất
hoạch (ha)
1142408

530
879873
622
1136262
700
1131708
784
1198980
711
1104392
792
1086516
848
1138818
809
1201738
846
1134047
732
(FAOSTAT. 2000)

Sản lượng
(triệu tấn)
605954
547138
795509
887044
852592
874278
920807

921283
1016362
829702

Hiện nay, tuy với diện tích không nhiều vừng ñã ñược trồng khắp các châu
lục trên thế giới. Sản lượng vừng hằng năm trên thế giới khoảng 2 triệu tấn.
Các vùng trồng chính:
- Châu Á : Sản xuất 55 - 60% sản lượng trên thế giới.
- Châu Mỹ: 18 - 20% sản lượng trên thế giới.
- Châu Phi: 18 - 20% sản lượng trên thế giới.
Ngoài ra, Châu Âu và Châu ðại Dương cũng có trồng rãi rác nhưng không
ñáng kể.
Các nước trồng nhiều vừng trên thế giới:
- Ấn ðộ: ðứng ñầu thế giới với sản lượng khoảng 400.000 tấn/năm.
- Trung Quốc nước sản xuất lớn thứ 2: 320.000 - 350.000 tấn.
- Sudan (Châu Phi): 150.000 - 200.000 tấn.
- Mexico (Châu Mỹ): 150.000 - 180.000 tấn.
Các nước có sản lượng tương ñối lớn khác là: Burma, Pakistan, Thailan (Châu
Á); Nigiêria, Tanazania, Uganda (Châu Phi); Colombia, Venezuela (Châu Mỹ).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................14


Năng suất vừng nói chung còn thấp. Năng suất bình quân thế giới chỉ
khoảng 300 - 400 kg/ha [25].
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới có ñiều kiện thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây vừng, và trên thực tế nó ñã trở thành tập quán
lâu ñời của người nông dân ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trong các hệ thống
canh tác luân, chuyển vụ với các loại cây trồng khác theo các công thức luân
canh cây trồng hợp lý. Song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác

nhau nên so sánh với các cây có dầu ngắn ngày khác như lạc, ñỗ tương, ... thì
diện tích trồng vừng của chúng ta còn quá ít. Thời kỳ từ năm 1989 - 1991 có
43.000 ha, sang giai ñoạn từ năm 1991 - 1993 lại giảm xuống chỉ còn 31.000 33.000 ha và tiếp tục giảm nên ñến năm 1998 chỉ còn 25.000 ha cho nên sản
lượng không nhiều. Tuy vậy, nhiều năm nay chúng ta vẫn có xuất khẩu mặc dầu
lượng còn nhỏ. Phần lớn vừng của ta là tiêu dùng trong nước như ép dầu, ăn trực
tiếp, làm bánh kẹo, ...
Theo thống kê của FAO năm 2007 thì diện tích cây vừng ở Việt Nam
khoảng 45.000 ha với sản lượng là 22.000 tấn.
Nghệ An là một trong số ít vùng chuyên canh vừng ở Việt Nam; trong
năm 2001 diện tích vừng ở tỉnh Nghệ An là 9.909 ha, ñặc biệt trong năm 2002
diện tích gieo trồng lên ñến 12.000 ha, trong ñó vụ hè thu gieo trồng là 7.600 ha,
vừng V6 chiếm 6000 ha với năng suất 800 - 1000kg/ha (Báo cáo của Sở NN và
PTNT Nghệ An, năm 2002).
Diện tích vừng ở ðồng Bằng Sông Cửu Long tăng rất mạnh trong thời
gian vừa qua từ 1.100 ha lên ñến 9000 ha (tính từ năm 2000 ñến 2007). Trong
ñó, An Giang là tỉnh có diện tích trồng vừng ñứng 4 trong khu vực ðồng Bằng
Sông Cửu Long (900ha), sau Cần Thơ, ðồng Tháp và Long An. Năng suất vừng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ................15


×