Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Ứng dụng phần mềm CROCODILE PHYSICS 6.05 trong giảng dạy vật lí ở phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.01 KB, 26 trang )

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE PHYSICS 6.05
TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ Ở PHỔ THÔNG
--------------------------------------Phần mềm Crocodile physics là phần mềm đã được nhiều thầy cô giáo và sinh
viên học sinh trong nước ứng dụng vào giảng dạy và học tập vật lí. Bài viết này
nhằm giới thiệu và hướng dẫn cơ bản về sử dụng phần mềm và ứng dụng nó vào
việc thiết kế bài giảng, bài thực hành vật lí ở phổ thông.
I. Cài đặt:
Cấu hình tối thiểu: Windows 98, ME, NT, 2000, XP or later; Pentium III, 500
MHz or higher; 128MB RAM or higher; 16-bit soundcard optional; web browser.
Cài đặt phần mềm này rất đơn giản, chỉ cần click đúp vào file CP_605.exe
(trong thư mục Crocodile physics 605), tiếp theo nhấn chọn Next>, nhấn chọn I
accept the teams in the licence agreement và Next>, nếu chấp nhận thư mục cài
đặt mặc định thì nhấn chọn Next>, nếu không để chọn thư mục cài đặt khác thì
chọn Change.... Tiếp theo nhấn chọn Install, cuối cùng là chọn Finish. Phần mềm
tự động tạo thư mục trong menu start và shortcut trên desktop. Lần đầu chạy
chương trình sẽ đòi hỏi licence, nhấn vào nút Edit licence để hiện ra box nhập tên
người sử dụng và code, nhập các thông số theo yêu cầu rồi nhấn Ok.
II. Giao diện chương trình: Chạy chương trình từ desktop (hoặc từ menu start)
Menu chính

Nút truy cập nhanh

Panel chứa các thư mục
kịch bản và công cụ

Vùng làm việc chính của chương trình

Hàng trên cùng là menu chính, tiếp theo là các nút truy nhập nhanh, rê chuột
lên từng nút để biết tác dụng. Panel trái chứa các thư mục có các kịch bản dựng sẵn
(có thể điều khiển theo ý đồ người sử dụng) – contents, hoặc là các “thiết bị” rời
chưa liên kết dành cho người sử dụng tự ráp theo “kịch bản” của mình – Parts


Đề tài NCKH cấp tỉnh

1


library, hoặc là các công cụ dành để trình chiếu và các tùy biến của công cụ Properties. Panel phải là vùng làm việc chính, nó hiển thị toàn bộ nội dung của kịch
bản và có thể phóng to toàn màn hình (nhấn vào chữ m), ở panel này còn có 3 cửa
sổ kịch bản chính (có thể mở rộng) phục vụ cho người sử dụng với các tình huống
sư phạm khác nhau của cùng vấn đề.
III.

Thao tác cơ bản:

1. Tạo kịch bản (thiết kế thí nghiệm) mới: menu file\new hoặc nhấn nút Create
a new simulation
2. Mở file có sẵn: menu file\open hoặc nút Open an existing simulation
3. Lưu kịch bản đã tạo thành file: menu file\save hoặc nút Save simulation, đặt
tên file, chọn thư mục để lưu và Ok
4. Ngoài ra chương trình còn có các chức năng biên tập khác giống như các
trình biên tập văn bản thông thường như Copy, Cut, Paste cho phép cắt,
copy, dán các hình ảnh từ chương trình sang các trình biên tập khác và ngược
lại. Chương trình cũng có các chức năng Zoom in và out cho phép phóng to
và thu nhỏ vùng làm việc.
Việc sử dụng các thao tác và tính năng cơ bản cũng như nâng cao của phần
mềm sẽ được giới thiệu chi tiết qua các ví dụ cụ thể dưới đây. Các ví dụ này là các
thí nghiệm được thiết kế khá hoàn chỉnh, nó vừa là mẫu để thực hành vừa là mẫu
để tham khảo thiết kế bài dạy bằng phẩn mềm Crocodile physics.
IV.

Ví dụ:


1. Ví dụ phần quang học (Folder Optics):
a. Giới thiệu chung: Để có thể thực hiện được thí nghiệm trước hết kích chuột vào
Optics cửa sổ trên hiện ra, kích chuột trái vào biểu tượng ô vuông đen Optical
space (công cụ đầu tiên của quang học), kéo rê sang màn hình làm việc chính và
chọn vị trí thả chuột màn hình hiện lên một hình chữ nhật màu đen, đây chính là
nơi thực hiện thí
nghiệm ảo – tất cả
TN quang học đều
cần thao tác này.
Tiếp theo muốn
thực hiện thí
nghiệm cần phải
chọn nguồn sáng
hoặc các tia sáng
(vật quan sát) trong
folder Light
Sources hoặc Ray
Diagrams như hình dưới:

Đề tài NCKH cấp tỉnh

2


Thực hiện thí nghiệm với dụng cụ ảo nào vào folder đó chọn dụng cụ, chọn
được dụng cụ kích trái vào dụng cụ đó kéo rê sang cửa sổ làm việc chính để thực
hiện thí nghiệm, ví dụ chọn một thấu kính hội tụ và một gương cầu lồi như hình
dưới:


Có thể thay đổi các thông số của các dụng cụ khi kích chuột trái vào dụng cụ đó,
như hình dưới kích chuột trái vào thấu kính hội tụ ta có thể thay đổi tiêu cự, góc
quay của thấu kính, cho hiển thị các tiêu điểm.

b. Thiết kế thí nghiệm: Quan sát ảnh của một vật qua hai loại thấu kính là hội tụ và
phân kỳ.
* Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm:
- Giáo viên bố trí được các công cụ thực hiện thí nghiệm quan sát ảnh của một vật
qua thấu kính.
- Giáo viên thực hiện từng bước thí nghiệm
- Học sinh rút ra kết luận về đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ và phân
kỳ.
* Thiết kế thí nghiệm:
Chuẩn bị công cụ: Để thực hiện được thí nghiệm này thì công cụ cần thiết là một
hoặc hai vật, hai thấu kính và mắt để quan sát.
- Trước hết kéo ô chữ nhật màu đen (Optical space) sang khung làm việc chính:

Đề tài NCKH cấp tỉnh

3


- Chuẩn bị hai thấu kính một hội tụ và một phân kỳ: vào folder Lenses, chọn cả
hai thấu kính trong folder này kéo sang khung làm việc như hình dưới:

- Lấy 2 vật để quan sát: vào folder Ray Diagrams, chọn Near object marker, chọn
hai vật muốn quan sát như hình dưới:

- Mắt quan sát chọn trong folder Ray DiagramsEye.
* Thực hiện thí nghiệm: Trong khung chính đã có đủ các công cụ để thực hiện thí

nghiệm, bắt đầu tiến hành thí nghiệm với hai loại thấu kính trên, ban đầu là thấu
kính phân kỳ:
- Đặt tiêu cự của thấu kính là 10cm.
- Đặt vật tại vị trí thích hợp.
- Di chuyển thấu kính phân kỳ lại gần,
ra xa vật để có thể quan sát được sự
xuất hiện ảnh của thấu kính, quan sát
được đặc điểm ảnh thu được. Đặt vật
cách thấu kính 22cm quan sát ảnh thu
được
Ghi lại các đặc điểm trên của ảnh.
Đề tài NCKH cấp tỉnh

4


- Đặt thấu vật cách thấu kính 8cm quan sát ảnh thu được:

Giáo viên giúp học sinh tổng hợp lại đặc điểm ảnh của vật thu được quan thấu kính
phân kỳ.
Làm tương tự với thấu kính hội tụ, ghi lại đặc điểm của ảnh thu được.
- Cũng để tiêu cự của thấu kính hội tụ là 10cm
- Đặt vật cách thấu kính 22cm, cho học sinh quan sát ảnh thu được và ghi lại đặc
điểm của ảnh thu được:

Giáo viên di chuyển thấu kính lại thật gần vật để có thể quan sát sự xuất hiện ảnh
ảo của thấu kính hội tụ này, đặt vật cách thấu kính 6cm cho học sinh quan sát ảnh
thu được:

Ghi lại đặc điểm của ảnh mới thu được ở trên.

So sánh đặc điểm của ảnh thu được qua hai thấu kính khác nhau hội tụ và phân kỳ.

Đề tài NCKH cấp tỉnh

5


Yêu cầu: trong quá trình di chuyển thấu kính giáo viên lưu ý cho học sinh:
- Sự xuất hiện các ảnh khi đặt thấu kính ở vị trí thích hợp
- Đặc điểm của ảnh thu được (thật, ảo, xa, gần…)
- Qua thí nghiệm học sinh rút ra kết luận về ảnh của vật qua hai loại thấu kính, so
sánh sự giống và khác nhau của các ảnh thu được với hai loại thấu kính đó.
2. Ví dụ phần điện THCS (Folder Electronics\Analog):
* Mô tả thí nghiệm cần thực hiện
Tên thí nghiệm: Dùng điện trở - khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (lớp 9).
+ Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm:
- Giáo viên bố trí được thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng
điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Từ kết quả thí nghiệm HS vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ
dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
* Thiết lập thí nghiệm trên phần mềm
Bước 1: Tìm kiếm công cụ

Lựa chọn các công cụ

Muốn sử dụng một công cụ nào đó chúng ta hãy dùng chuột nháy vào công cụ đã
chọn và kéo thả sang vùng không gian thí nghiệm ở chính giữa màn hình.

Đề tài NCKH cấp tỉnh

6


Để chuẩn bị thí nghiệm của bài học này chúng ta cần các công cụ thí nghiệm sau:

Bước 2: Chuẩn bị công cụ
Với 5 công cụ được mô tả trong bảng trên, chúng ta hãy "chuẩn bị" chúng bằng
cách đưa chúng ra màn hình làm việc của phần mềm như hình dưới đây. Tạm thời
các công cụ này còn rời rạc và chưa kết nối với nhau.

Với điện trở thiết lập thông số là 50 Ôm bằng cách sau: nháy chuột để chọn điện trở
trên màn hình, trong cửa sổ tham số bên trái đặt lại các thông số như hình vẽ dưới
đây.

Bước 3: thiết lập kết nối các công cụ thành một bộ hoàn chỉnh
Với các công cụ trên, chúng ta sẽ kết nối chúng lại với nhau bằng dây dẫn.

Đề tài NCKH cấp tỉnh

7


Cách thực hiện: dùng chuột nháy tại các đầu mút và kéo rê trên màn hình để tạo ra
các dây điện kết nối; rê chuột đến vị trí cần kết nối và nhả chuột; kết nối sẽ thành
công nếu các thao tác vừa thực hiện là chính xác.
Kết quả thiết bị thí nghiệm phải được thiết lập như hình vẽ sau:

Bước 4: Bắt đầu tiến hành thí nghiệm "ảo"

1. Tiến hành thí nghiệm với U=9V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 9V
- Đóng khoá K. Bạn sẽ thấy ampe kế và vôn kế xuất hiện kết quả đo như hình dưới
đây.

Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu
dây dẫn. (I=180mA)
Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1

2. Tiến hành thí nghiệm với U=6V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 6V.
- Đóng khóa K.
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai
đầu dây dẫn. (I=12mA)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
3. Tiến hành thí nghiệm với U=4V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V
- Đóng khóa K
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai
đầu dây dẫn. (I=80mA)
Đề tài NCKH cấp tỉnh

8


- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1

4. Rút ra kết luận trên cơ sở các giá trị đo được.
3. Ví dụ về sóng (Folder Waves\1D – sóng 1 chiều) :


Trong Waves là các công cụ thí nghiệm như sóng phản xạ, giao thoa sóng, …,
giáo viên chọn một công cụ rồi kéo sang màn hình chính.
Một số thông số quan trọng:
- Space Properties: các thuộc tính của không gian
Reset Space: nút này dùng để quan sát thí nghiệm từ đầu.
Space type: có thể chọn trong đây các loại sóng để quan sát như: sóng ánh sáng,
sóng phát thanh, sóng nước, …
- Wave Properties: các thuộc tính của sóng
Source: có thể chọn kiểu nguồn sóng như sóng liên tục, một xung nhịp hay một
nửa xung nhịp của sóng
Waveform: chọn trong đây dạng thể hiện của sóng như sóng hình sin, dạng tam
giác hay hình vuông.
Color: nếu là sóng ánh sáng thì dùng color để thay đổi màu sắc.
Wavelength: dùng để thay đổi bước sóng.
Frequence: thay đổi tần số.
Amplitude: thay đổi biên độ sóng.
- Transverse wave display: có thể chọn trong đây các loại sóng hiển thị ra như
sóng tới, sóng phản xạ và sóng tổng hợp của hai sóng này.
Đề tài NCKH cấp tỉnh

9


- Wave form: chọn kiểu sóng dọc hoặc sóng ngang.
a. Thiết kế thí nghiệm:
- Mô tả thí nghiệm: Quan sát hiện tượng sóng dừng
- Mục đích yêu cầu thí nghiệm:
+ Giáo viên bố trí được công cụ để thực hiện thí nghiệm quan sát hiện tượng sóng
dừng.
+ Giáo viên thực hiện từng bước thí nghiệm để cho học sinh quan sát.

+ Học sinh hiểu được hiện tượng sóng dừng và rút ra kết luận về các đặc điểm cơ
bản của sóng dừng.
- Thực hiện thí nghiệm:
Chuẩn bị công cụ:
Công cụ để thực hiện thí nghiệm này được lấy trong folder Waves, tiếp theo chọn
và kéo sang khung làm việc chính tại vị trí thích hợp như hình dưới đây. Như vậy
công cụ đã chuẩn bị xong.

Tiếp theo để thực hiện thí nghiệm kích chuột vào công cụ vừa kéo sang trong
khung làm việc chính để hiện các thông số của sóng trong cửa sổ bên trái:

Đề tài NCKH cấp tỉnh

10


Thực hiện thí nghiệm:
Bước 1:Nhấn nút Reset Space trong cửa sổ bên trái để bắt đầu quan sát hiện tượng
sóng dừng.
Bước 2:Khi thấy xuất hiện sóng phản xạ chỉ rõ cho học sinh thấy sóng tới, sóng
phản xạ và tổng hợp sóng của nó.

Bước 3: Để cho học sinh thấy được chiều truyền của từng loại sóng, đánh dấu từng
mục trong Transverse wave display, khi đó có thể theo dõi rõ từng chiều truyền của
các loại sóng là sóng nguồn, sóng phản xạ và tổng hợp sóng.
- Chiều truyền của sóng tới

- Sóng phản xạ

- Tổng hợp sóng


Đề tài NCKH cấp tỉnh

11


Ghi lại đặc điểm của sóng tổng hợp.
Bước 4: Để thấy rõ được quá trình tổng hợp sóng tạo nên sóng dừng, giáo viên cho
hiển thị cả ba dạng sóng, sử dụng nút pause để dừng màn hình như hình dưới

- Sóng được đánh dấu là sóng tới, giáo viên dùng chuột di chuyển sóng tới theo
chiều truyền của nó để dễ dàng quan sát việc tổng hợp sóng tới và sóng phản xạ, và
dễ dàng thấy được đặc điểm của sóng tổng hợp.
- Nhấn mạnh trường hợp sóng tổng hợp bằng 0 tại mọi điểm khi sóng tới và sóng
phản xạ ngược pha nhau:

- Và trường hợp sóng tổng hợp được tăng cường khi sóng tới và sóng phản xạ cùng
pha:

Bước 5: Di chuyển chuột theo chiều truyền sóng để cho học sinh thấy được những
đặc điểm cơ bản của sóng tổng hợp (đặc điểm các nút, các bụng sóng và khoảng
cách giữa chúng):

Đề tài NCKH cấp tỉnh

12


Điểm gần như không dao động
Điểm dao động với biên độ cực đại

Giáo viên giúp học sinh tổng hợp lại đặc điểm của sóng dừng (sóng tổng hợp).
Kết luận:
Từ việc quan sát thí nghiệm giáo viên giúp học sinh hiểu được hiện tượng sóng
dừng và các đặc điểm cơ bản của sóng dừng.
4. Ví dụ về định luật phản xạ ánh sáng:
A. Tên thí nghiệm: Tìm hiểu định luật phản xạ ánh sáng.
B. Bài học: Định luật phản xạ ánh sáng (Vật lí 7)
C. Mục đích yêu cầu của thí nghiệm:
- Giáo viên bố trí được thí nghiệm để tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Giáo viên tiến hành thí nghiệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng qua gương phẳng.
- Từ kết quả thí nghiệm học sinh rút ra được kết luận về định luật.
D. Thiết lập thí nghiệm trên phần mềm
Bước 1: Công cụ.

Bước 2: Thiết lập công cụ:
1. Với các công cụ được mô tả trong bảng trên, chúng ta hãy chuẩn bị chúng bằng
cách đưa chúng ra màn hình làm việc của phần mềm.
2. Kích chọn công cụ gương phẳng (phane mirror) và đưa ra màn hình thí nghiệm.

Đề tài NCKH cấp tỉnh

13


Để thiết lập thông số cho gương ta kích chọn gương và đặt thông số “Show
normal” khi đó hình ảnh của gương sẽ được thể hiện như sau:

3. Với chùm sáng song song (Ray box) ta có thể thiết lập các thông số sau:

4. Với thước đo độ, bạn có thể điều chỉnh độ lớn của góc bằng cách sau:

- Bạn kích chọn công cụ thước đo độ (Protractor) và đưa ra màn hình thí nghiệm
- Kích vào chữ số trên thước đo độ để lựa chọn công cụ:

- Để thay đổi vị trí của thước hoặc giá trị của góc đo bạn hãy kích vào một trong
các ô vuông trên màn hình và dịch chuyển để lựa chọn một giá trị thích hợp. Khi đó
số liệu của thước đo sẽ thay đổi cùng với sự lựa chọn đó.

5. HS cần chú ý các khái niệm:
- Góc tới là góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ là góc tạo bởi đường pháp tuyến của gương tại điểm tới và tia phản
xạ
Đề tài NCKH cấp tỉnh

14


Bước 3: Thiết lập bố trí các công cụ thí nghiệm thành một thí nghiệm hoàn chỉnh.
1. Với các công cụ trên, chúng ta cần có các thao tác bố trí cụ thể trên hình vẽ.
2. Cách thực hiện:
a. Đưa gương phẳng ra vị trí trung tâm của màn thí nghiệm và lựa chọn thông số
của gương theo hướng dẫn ở trên.
b. Chiếu tia sáng tới gương với một góc thích hợp. Khi đó học sinh sẽ quan sát
được rõ ràng hiện tượng phản xạ ánh sáng qua gương phẳng:

c. Tiến hành đo góc tới:
- Vì góc tới và góc khúc xạ nhỏ, trong khi tiến hành thí nghiệm cần thao tác chính
xác vì vậy hãy chọn thuộc tính phóng to các điểm ảnh “Zoom x2” bằng cách tại
công cụ Space chọn View và kích chọn Zoom (x2)
- Lựa chọn công cụ thước đo.
- Di chuyển đỉnh của góc tới tâm của gương,


- Di chuyển một cạnh của góc trùng với đường pháp tuyến của gương, cạnh còn lại
trùng với tia tới. Khi di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
Đề tài NCKH cấp tỉnh

15


d. Tiến hành đo góc phản xạ giống như đo góc tới.
Bước 4: Bắt đầu tiến hành các thí nghiệm ảo.
1. Tiến hành thí nghiệm với góc tới (600)
- Điều chỉnh góc nghiêng của gương ở 600
- Quan sát góc tới và góc phản xạ (HS đưa ra dự đoán)
- Tiến hành đo góc tới: dùng công cụ thước đo độ, điều chỉnh thước đo trùng với
góc tới của gương và ghi giá trị góc tới.

- Tiến hành đo góc phản xạ: Tiếp tục dùng công cụ thước đo độ, điều chỉnh thước
đo trùng với góc phản xạ của gương và ghi giá trị góc phản xạ

- Ghi lại kết quả đo vào bảng:

2. Tiến hành thí nghiệm với góc tới (500)
- Điều chỉnh góc nghiêng của gương ở 500
- Quan sát góc tới và góc phản xạ
- Tiến hành đo góc tới.
- Tiến hành đo góc phản xạ.
Đề tài NCKH cấp tỉnh

16



- Ghi lại kết quả đo vào bảng:

3. Tiến hành thí nghiệm với góc tới (400)
- Điều chỉnh góc nghiêng của gương ở 400
- Quan sát góc tới và góc phản xạ
- Tiến hành đo góc tới.
- Tiến hành đo góc phản xạ.

- Ghi lại kết quả đo vào bảng:

Bước 5: Rút ra kết luận
Từ bảng kết quả thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về ảnh
góc tới và góc phản xạ.
5. Ví dụ với gương cầu lõm:
I. Mô tả thí nghiệm: quan sát sự phản xạ của một tia sáng trên gương cầu lõm, ảnh
của một vật qua gương cầu lõm, tiêu điểm chính – tiêu cự và xây dựng cách vẽ ảnh
thông qua thí nghiệm.
Mục đích yêu cầu của thí nghiệm:
- Giáo viên bố trí được thí nghiệm.
- Giáo viên thực hiện từng bước thí nghiệm cho học sinh quan sát.
- Học sinh hiểu được:
Đề tài NCKH cấp tỉnh

17


+ Sự phản xạ của một tia sáng trên gương cầu lõm
+ Ghi lại đặc điểm của ảnh qua gương cầu lõm
+ Biết được vị trí tiêu điểm chính – tiêu cự

+ Và thông qua thí nghiệm xây dựng cách vẽ ảnh của vật cho bởi gương cầu lõm.
II. Thực hiện thí nghiệm trên phần mềm
1. Chuẩn bị công cụ
Gương cầu lõm được lấy trong folder Mirrors, chọn gương cầu lõm (Concave
mirror) kéo sang màn hình làm việc chính, đồng thời lấy thêm cả ba loại nguồn
sáng, một vật sáng ở gần, một chắn sáng, thước đo chiều dài và thước đo độ như
hình dưới:

2. Thực hiện thí nghiệm
Bước 1: Giáo viên chỉ cho học sinh một số khái niệm của gương cầu lõm
- Trước hết giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy tâm gương, đỉnh gương và trục chính
của gương như hình dưới:

- Góc mở của gương: dùng hai thước dài kéo qua hai mép gương với tâm gương để
học sinh có thể thấy rõ góc mở của gương, dùng một thước đo độ để đo góc mở của
gương:

Đề tài NCKH cấp tỉnh

18


- Nếu gương không xuất hiện tâm và đỉnh như trên giáo viên có thể kích chuột trái
vào gương, trong cửa sổ bên trái chọn Show focal length, khi đó cũng có thể thay
đổi tiêu cự và góc quay của gương, điều chỉnh gương với các thông số như dưới
đây:

Bước 2: Giáo viên thực hiện lần lượt các thí nghiệm với gương cầu lõm. Giáo viên
lần lượt thực hiện 4 thí nghiệm sau đây.
Thí nghiệm 1: Quan sát sự phản xạ của một tia sáng trên gương cầu

Trước tiên giáo viên di chuyển gương hoặc vật sao cho vật ở phía trước gương và
xuất hiện ảnh của của vật qua gương.
1. Cho học sinh quan sát đặc điểm tia phản xạ của một tia tới bất kỳ
- Kích chuột trái vào vật cửa sổ bên trái xuất hiện các thuộc tính của vật, trong
thuộc tính Rays to mirrors chọn 2 trong Basic rays (chọn 2 tia bất kỳ chiếu vào
gương) lúc này quan sát được sự phản xạ của 2 tia sáng qua gương cầu lõm.

- Để cho học sinh thấy rõ được đặc điểm của tia phản xạ giáo viên dùng một chắn
sáng để chắn một tia sáng phía dưới lại, sau đó dùng một thước dài kéo thẳng qua
tâm gương (tạo trục phụ) và điểm mà tia sáng gặp gương, sau đó dùng thước đo độ
để đo góc lệch giữa tia tới với thước dài và góc lệch giữa tia phản xạ với thước dài.

- Ghi lại đặc điểm của tia phản xạ qua gương so với tia tới.
2. Cho học sinh quan sát đặc điểm một số tia đặc biệt
Để quan sát được một số tia đặc biệt giáo viên quay trở lại thuộc tính Rays to
mirrors chọn 0 trong Basic rays, cũng trong Rays to mirrors tích chọn trường hợp
đầu tiên trong Extra rays để quan sát tia đặc biệt này và ghi lại các đặc điểm của tia

Đề tài NCKH cấp tỉnh

19


đó:
Tia qua quang tâm:

- Bây giờ chọn 1 trong Basic rays, và bỏ dấu tích trong Extra rays để quan sát tia
qua đỉnh gương:

- Ghi lại đặc điểm của tia đặc biệt này.

- Giáo viên giúp học sinh tổng hợp đặc điểm của tia phản xạ so với tia tới khi đi
qua gương cầu lõm và ghi nhớ đặc điểm một số tia đặc biệt.
Thí nghiệm 2: Quan sát ảnh của một vật qua gương cầu lõm
1. Thiết kế thí nghiệm để cho học sinh thấy được ảnh của một vật qua gương cầu
lõm
- Với vật và gương đã chuẩn bị giáo viên kích chuột trái vào gương và chọn như
sau trong các thuộc tính của gương:

- Tiếp tục kích chuột vào vật trong
đánh số 3 trong
và trong Extra
rays bỏ trống các ô tích, sau đó di chuyển
gương lại gần vật sao cho xuất hiện ảnh của gương cầu.
- Ban đầu giáo viên bố trí đặt vật vuông góc với trục chính của gương, và cho một
đầu của vật phát sáng, đầu còn lại nằm trên trục chính của gương cách gương
30cm, ảnh thu được như dưới đây:

Đề tài NCKH cấp tỉnh

20


Ghi lại đặc điểm của ảnh thu được.
- Tiếp theo đặt vật như trên nhưng gần hơn cách gương 18cm thu được ảnh như
hình dưới:

- Tiếp tục di chuyển vật lại gần gương hơn, tại vị trí trung điểm của tâm gương và
đỉnh gương (tiêu điểm chính), cho tia sáng phát ra từ điểm dưới cùng của vật đồng
thời kéo vật thấp hơn trước để có thể dễ quan sát ảnh thu được như hình dưới:


Ghi lại đặc điểm ảnh thu được tại vị trí này.
Cho vật và gương trở lại như cũ, di chuyển vật lại gần gương hơn cách gương 5cm,
khi đó thu được ảnh như hình dưới:

Ghi lại đặc điểm ảnh thu được.
2. Thiết kế thí nghiệm để xác định điều kiện tương điểm (tham khảo thêm)
Thí nghiệm xác định điều kiện góc mở của gương:
- Giáo viên giữ nguyên các thông số của gương, bây giờ cho góc mở của gương là
nhỏ nhất, khi đó có thể chỉ cho học sinh nhìn rõ các tia phản xạ cắt nhau tại một
điểm duy nhất.

Đề tài NCKH cấp tỉnh

21


- Cho thay đổi góc mở lớn hơn:

- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy các tia phản xạ không cắt nhau tại một điểm duy
nhất.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào thí nghiệm chỉ ra điều kiện góc mở của
gương để có được ảnh rõ nét.
Thí nghiệm xác định điều kiện góc tới của các tia sáng:
- Giữ nguyên các thông số của gương, đặt vật cao 4cm cách gương 35cm, cho góc
mở của gương nhỏ, điều chỉnh cho tia sáng phát ra từ đầu mũi tên và tia sáng trên
cùng song song với trục chính, giáo viên chỉ cho học sinh thấy các tia phản xạ cắt
nhau tại một điểm duy nhất:

- Thay đổi độ cao của vật lên 14cm, các thông số của gương hoàn toàn không thay
đổi, khi đó kết quả thu được như hình dưới:


Đề tài NCKH cấp tỉnh

22


- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy các tia phản xạ không cắt nhau tại cùng một điểm.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra điều kiện góc mở của tia tới để có ảnh rõ nét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp được điều kiện tương điểm của gương cầu
lõm.
Thí nghiệm 3: Thiết kế thí nghiệm xác định Tiêu điểm chính – Tiêu cự của gương
cầu lõm
- Lúc này giáo viên không cho hiện tiêu điểm chính và tâm của gương nữa, sau đó
đặt một nguồn sáng trước gương sao cho các tia sáng phát ra song song với trục
chính của gương, cho học sinh quan sát đặc điểm của các tia phản xạ và ghi lại đặc
điểm đó:

- Giáo viên cho hiện tiêu điểm chính của gương và cho học sinh quan sát

Ghi lại đặc điểm của điểm ánh sáng hội tụ.
- Tiếp theo để tính được tiêu cự giáo viên bố trí một nguồn sáng chỉ có một tia sáng
đặt song song với trục chính của gương ở trước gương, lấy thước dài kéo thẳng từ
điểm tia tới gặp mặt gương đến tâm của gương:

- Giáo viên chỉ cho học sinh cách tính tiêu cự của gương dựa vào góc tới, góc phản
xạ kết hợp điều kiện tương điểm của gương cầu lõm.
- Để có thể thấy rõ hơn độ dài tiêu cự giáo viên cho góc mở của gương rất nhỏ cho
học sinh dễ thấy được độ dài tiêu cự:

o Giáo viên giúp học sinh tổng hợp được cách tính tiêu cự và vị trí của tiêu điểm

chính của gương cầu lõm.
Đề tài NCKH cấp tỉnh

23


Thí nghiệm 4: Thiết kế thí nghiệm xây dựng cách vẽ ảnh của một vật cho bởi một
gương cầu lõm
1. Cách vẽ ảnh của một điểm sáng
- Giáo viên bố trí một chùm sáng phân kỳ trước gương:

- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy có thể coi chùm sáng được phát ra từ một điểm và
khi đó ảnh của nó cũng là một điểm, vậy có thể vẽ ảnh của một điểm sáng dựa vào
2 trong số 4 tia đặc biệt: tia qua quang tâm, tia qua đỉnh gương, tia song song với
trục chính và tia di qua tiêu điểm chính.
- Giáo viên nhắc lại cho học sinh nhớ đã quan sát hai tia đặc biệt là tia qua quang
tâm và tia qua đỉnh của gương và đặc điểm các tia phản xạ của các tia này.
- Tiếp theo Giáo viên bố trí để cho học sinh thấy được đặc điểm của hai tia đặc biệt
nữa đó là tia đi song song với trục chính và tia đi qua tiêu điểm chính, coi vật sáng
là một điểm sáng.
- Trong Rays to mirrors giáo viên tích chọn một trong số các tia đặc biệt trong
Extra ray :
o Tia đi song song với trục chính:

Ghi lại đặc điểm của tia này.
o Tiếp theo là tia đi qua tiêu điểm chính:

Ghi lại đặc điểm của tia này.
- Cuối cùng giáo viên bố trí cho tất cả các tia đặc biệt được phát ra từ vật:


Đề tài NCKH cấp tỉnh

24


- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân biệt rõ các tia đặc biệt để học sinh có thể dễ
dàng ghi nhớ đặc điểm của các tia này.
2. Ảnh của một vật sáng
- Từ cách vẽ ảnh của một điểm sáng giáo viên giúp học sinh có thể tự suy luận ra
cách vẽ ảnh của một vật sáng.
- Giáo viên bố trí vật sáng vuông góc với trục chính của gương, một đầu của vật
sáng nằm trên trục chính, đầu còn lại phát ra tia sáng, cho vật phát ra hai tia sáng
đầu tiên trong Rays to mirrorsExtra rays:

- Giáo viên giúp học sinh dựa vào thí nghiệm so sánh đặc điểm của ảnh thu được so
với đặc điểm của vật vật, tổng hợp đặc điểm của ảnh để có thể suy ra cách vẽ ảnh
của một vật sáng.
- Giáo viên giúp học sinh tổng hợp đặc điểm của ảnh thu được khi đặt vật ở các vị
trí khác nhau so với tiêu cự của gương cầu lõm.
o Vật nằm ngoài khoảng tiêu cự:

o Vật nằm tại vị trí tiêu điểm chính của gương(cho tia sáng phát ra từ điểm dưới
cùng của vật để có thể dễ dàng quan sát đường đi của tia phản xạ)

Đề tài NCKH cấp tỉnh

25



×