Bài làm:
Nguyên nhân CNXH đã tan rã ở Liên Xô cũ và đã sụp đỗ ở Đông Âu từ
1991:
- Trước hết, là do chỉ chú trọng cải cách về chính trị mà không cải cách về kinh tế.
Vì vậy mô hình Chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót,
không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt phát triển kinh tế xã hội,
chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế trung-quan liêu bao cấp, làm cho nền kinh tế
đất nước thiếu tính năng động và thiếu mềm dẻo trong phát triển.
- Do sự lệch lạc về hệ tư tưởng và cùng với sự tha hóa phẩm chất đạo đức của
những người lãnh đạo Đảng. Đảng không phát huy được vai trò của người lãnh đạo
và không phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Công cuộc cải tổ của
Tổng bí thư Gotbachev chẳng những không củng cố được Chủ nghĩa xã hội mà còn
làm cho mâu thuẫn nội bộ càng thêm sâu sắc.
- Do thiếu hiểu biết về Xã hội chủ nghĩa: Trong cải tổ Đảng Cộng sản Liên Xô đã
mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Những
tuyên bố ban đầu:“ Cải tổ để có nhiều dân chủ hơn”; “Chúng ta sẽ đi tới Chủ nghĩa
xã hội tốt đẹp hơn…”.
1
Thế nhưng rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông, ngụy
trang cho ý đồ phản bội. Khiến dân mất lòng tin.
- Do chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong việc hoạch định các bước đi của
tiến trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, không thấy hết tính chất lâu dài, quanh co,
phức tạp của thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội.
-Bên cạnh đó, do các nước Đông Âu áp dụng mô hình cùa Liên Xô một cách máy
móc, không phù hợp với đặc điểm dân tộc làm cho quần chúng phản ứng, tách rời
với tiến bộ văn minh thế giới nhất là khoa học-kĩ thuật.
- Do chậm thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới. Với Liên Xô
bị khủng hoảng từ lâu, nhưng mãi 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo
Đông Âu cho rằng Chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai xót mà sữa chữa lại.
- Liên Xô là thành trì của phong trào Cách mạng thế giới, vì vậy bọn đế quốc và
các thế lực thù địch coi Liên Xô là kẻ thù không đổi trời chung. Chúng an thiệp
vừa tinh vi, vừa trắng trợn bằng cách: Can thiệp vũ trang, cấm vận kinh tế, xúi giục
Hit-le tấn công, gây chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang để Liên Xô bị cạn kiệt
về kinh tế. Nguy hiểm nhất là thủ đoạn “ Diễn biến hoà bình” để đánh vào nội bộ
Liên Xô.
Sự sụp đỗ của chế độ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu có ảnh hưởng
vô cùng to lớn đến sự phát triển chung của toàn thế giới. Và cụ thể là Chủ nghĩa xã
hội như Việt Nam thì gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn kiên định
theo Chủ nghĩa Xã hội. Vì theo Hồ Chí Minh, đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã
hội:
+Một là, Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ.
+Hai là, Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát
triển của khoa học.
+Ba là, Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người. Thực hiện
nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội công bằng và hợp lý. Theo
hình thức làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít.
+Bốn là, Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.
Trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải
phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.
Từ những đặc trưng trên, nhân dân ta khẳng định chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới
đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc và có sức cảm hóa rất lớn đối với nhân
dân. Hơn nữa, xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất phát từ điều kiện thực tế,
đặc điểm dân tộc, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến, nhưng không được
sao chép, máy móc, giáo điều đó là điều quan trọng để tránh sai lầm giống Liên
Xô. Việt Nam vẫn kiên định phát triển theo con đường Chủ Nghĩa xã hội là vì
Việt Nam rút được kinh nghiệm Liên Xô sụp đỗ, mà từ đó đề ra con đường đổi
mới phù hợp với thời đại. Chính là xây dựng đường lối Chủ nghĩa xã hội chấp
nhận nền kinh tế thị trường. Điều này vừa là động lực để đổi mới đất nước, vừa là
thách thức to lớn đối với Việt Nam. Vì thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta là quá trình cải tiến từ nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên
tiến, hiện đại. Và vì đây là công viêc hết sức mới mẻ do Đảng ta chưa có kinh
nghiệm, nhất là đối với lĩnh vực kinh tế nên phải vừa làm, vừa học. Phải thẩn
trọng, tránh nôn nóng, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. Phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hôi chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh
tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế,
bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Quan hệ phân phối bảo đảm công
bằng và tạo động lực cho phát triển. Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây
dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Thường xuyên coi trọng phát triển công nghiệp
nặng, công nghiệp chế tạo; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ
công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông
thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng; thúc đẩy phát triển nhanh các
vùng kinh tế nghiêm trọng, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều
khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế, hợp tác quốc tế, tranh thủ thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh
nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại.
Từ nguyên nhân Liên Xô sụp đỗ, Đảng ta đã biết phòng tránh, ngăn chặn các
mặt tiêu cực. Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh. “Nếu dân đói,
Đảng và Chính Phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là
Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.”
2
Qua đó ta
thấy Hồ Chí Minh đòi hỏi cao về sự tận tuỵ, hy sinh, mẫu mực trong sáng của
Đảng và Nhà nước. Cán bộ lãnh đạo, đảng viên gắn bó với nhân dân để họ vừa là
người hướng dẫn, người lãnh đạo nhân dân, vừa hết sức phục vụ nhân dân, gương
mẫu trong mọi việc. Hơn nữa, Người xác định đạo đức và tư cách của người cách
mạng ở vị trí quan trọng hàng đầu và nó trở nên quyết định sự thành bại của công
cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Chỉ như vậy, mới giữ vững ổn định chính trị -xã
hội của đất nước.
Cùng với chế độ mới, nền kinh tế mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh
tới giáo dục,văn hóa, chính trị. Nhận thấy rõ vai trò của văn hoá là quan trọng, vì
nó soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá được thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần
của xã hội, đó là xoá nạn mù chữ, xây dựng phát triển giáo dục, nâng cao dân trí,
đào tạo nghề, xây dựng phát triển văn hoá nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, vệ
sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục
tập quán lạc hậu…Bên cạnh đó Đảng phải luôn luôn giữ được mối liên hệ với nhân
dân. Đảng “phải khéo léo tập trung ý kiến của quần chúng, hoá nó thành đường lối
để lãnh đạo quần chúng.”
3
để xây dựng một nước chủ nghĩa xã hội phồn vinh, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đúng với bản sắc dân tộc
Việt nam.
Ông Ryszard Fijalkowski- Trưởng đoàn Ba Lan tại Sài Gòn năm 1974-1975
phát biểu: “Sau chiến tranh, Việt Nam đối mặt với vô vàng khó khăn. Tuy nhiên,
trong vòng 30 năm qua đã vượt qua những khó khăn và xây dựng đất nước. Với
những giải pháp và bước đi phù hợp, đặc biệt là thực hiện đường lối “đổi mới” và
kiên định đi lên lên chủ nghĩa xã hội, ngày nay chúng tôi tận mắt thấy những thành
quả to lớn của nhân dân Việt Nam. Chúng tôi rất cảm phục và kính trọng.”
4
Đây là công trình hạ tầng cầu Thủ Thiêm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế.
Chú giải:
(1)
(2)Hồ Chí Minh: Sđd, t7, tr 572
(3) Hồ Chí Minh: Sđd, t5, tr 298
(4) nam phat trien dang kham phục