Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

TIẾT 58 ÁNH TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 21 trang )

Người thực hiện: Quách Thị Kim Liên


- Đọc thuộc lòng khúc hát ru thứ nhất trong bài
thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
của Nguyễn Khoa Điềm.
- Trình bày cảm nhận của em về câu thơ:
“Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”



TiÕt 58:

(Nguyễn Duy)


Tiết 58:

Ánh trăng

I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.
- Ông là một gương mặt tiêu biểu
cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
* Tác phẩm:

(Nguyễn Duy)



Tiết 58:

Ánh trăng
(Nguyễn Duy)

I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
* Tác phẩm:
- Bài thơ được sáng tác năm 1978.


Tiết 58:
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục: 3 đoạn.

Ánh trăng
(Nguyễn Duy)

- Đoạn 1: khổ 1+2: Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ.
- Đoạn 2: khổ 3+4: Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại.
- Đoạn 3: khổ 5+6: Suy ngẫm của tác giả về trăng.


Tiết 58:

Ánh trăng

(Nguyễn Duy)

II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảm nghĩ về trăng trong quá khứ.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
- Điệp ngữ, liệt kê
Sống gắn bó hòa hợp với thiên nhiên.
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
- Nhân hóa trăng như người bạn thân thiết cùng đồng cam cộng
khổ.
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
So sánh -> người lính bình dị hồn nhiên, chân thật, hòa hợp với
thiên nhiên.


Tiết 58:

Ánh trăng

II. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảm nghĩ về trăng trong quá khứ.
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

(Nguyễn Duy)

Vầng trăng nặng tình nặng nghĩa, không bao giờ quên được



Tiết 58:

Ánh trăng

II. Tìm hiểu văn bản.
2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương

(Nguyễn Duy)


Tiết 58:

Ánh trăng
(Nguyễn Duy)

II. Tìm hiểu văn bản.
2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại
Từ hồi về thành phố
Thảo luận
Em hãy tìm những sự
quen ánh điện, cửa gương

đổi thay trong hoàn
đổi
thay,
cuộc

sống
cảnh
sống
giữa
quáđầy
khứ và hiện tại. Dụng
ý của tác giả?

- Phép đối lập -> Hoàn cảnh sống
đủ,
đàng hoàng.
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
- Nhân hóa, so sánh -> Con người lạnh lùng thờ ơ vô cảm với
trăng.


Tiết 58:

Ánh trăng

(Nguyễn Duy)

II. Tìm hiểu văn bản.
2. Cảm nghĩ về vầng trăng trong hiện tại
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
- Những từ: thình lình, vội, đột ngột là động từ, tính từ biểu cảm.

-> Hoàn cảnh bất ngờ xảy ra, ánh điện không còn, con người lại
tìm đến trăng.
- Vầng trăng tròn -> quá khứ tình nghĩa thủy chung trọn vẹn.


Tiết 58:

Ánh trăng

(Nguyễn Duy)

II. Tìm hiểu văn bản.
3. Suy ngẫm của tác giả về trăng.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng,
như là đồng là bể
như là sông là rừng
-> Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là đối diện với
quá khứ im lặng.
- “Rưng rưng”: xúc động, nước mắt ứa ra, hối hận, tự nhận ra
cái khiếm khuyết của bản thân.
- Điệp ngữ, so sánh, cấu trúc sóng đôi, liệt kê.
-> Tâm hồn con người đang hướng về những kỉ niệm đẹp trong
quá khứ.


Tiết 58:

Ánh trăng


(Nguyễn Duy)

II. Tìm hiểu văn bản.
3. Suy ngẫm của tác giả về trăng.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
- Trăng tròn vành vạnh:
+ Biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh hằng.
+ Biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Nhân hóa -> trăng cao thượng, bao dung độ lượng mà nghiêm
khắc.
- “Giật mình”: thức tỉnh lương tri, tự vấn lương tâm, ăn năn hối
hận, tự nhận ra lối sống thiếu thủy chung,
-> Phải thủy chung với quá khứ tình nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”


Tiết 58:

Ánh trăng

(Nguyễn Duy)

III. Tổng kết – ghi nhớ.
1. Nghệ thuật.
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, hình ảnh thơ có nhiều tầng ý
nghĩa, giọng điệu tâm tình, nhịp thơ thay đổi linh hoạt.
2. Nội dung.
- Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống:

“Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.


Tiết 58:

Ánh trăng

(Nguyễn Duy)

IV. Luyện tập.
Bài tập 1: Trắc nghiệm.
Câu 1: Nội dung của khổ thơ sau là gì?
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ
A. Nói lên sự gian lao và vất vả trong cuộc sống của nhà
thơ thời quá khứ.
B. Nói lên sự từng trải của nhà thơ trong cuộc sống.
C. Nói lên sự gắn bó, gần gũi với thiên nhiên của nhà thơ
thời quá khứ
D. Cả A, B, C đều đúng.


Tiết 58:

Ánh trăng

IV. Luyện tập.

Bài tập 1: Trắc nghiệm.

(Nguyễn Duy)

Câu 2: Từ “tri kỉ” trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?
A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình.
B. Biết được giá trị của người nào đó.
C. Người bạn có hiểu biết rộng.
D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình.
Câu 3: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
B. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ.
C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.


Tiết 58:

Ánh trăng
(Nguyễn Duy)

IV. Luyện tập.
Bài tập 1: Trắc nghiệm.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa của hình
ảnh vầng trăng trong bài thơ này?
A. Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát.
B. Biểu tượng của quá khứ nghĩa tình.
C. Biểu tượng của vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống.
D. Biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.



Tiết 58:

Ánh trăng

IV. Luyện tập.
Bài tập 2: Thảo luận nhóm.

(Nguyễn Duy)

Nêu những biểu hiện cơ bản của thái độ sống ân nghĩa, thủy chung
cùng quá khứ?
Bài tập 3: Hãy nêu những ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong
bài thơ?
- Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên.
- Là người bạn tri kỉ gắn bó với con người.
- Là biểu tượng cho quá khứ thủy chung, tình nghĩa.
- Là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên vĩnh hằng.
- Là biểu tượng cho thái độ sống cao thượng, lòng bao
dung độ lượng.


Tiết 58:

Ánh trăng
(Nguyễn Duy)

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung kiến thức
trong bài.

- Sưu tầm những câu thơ hay viết về hình ảnh ánh
trăng.
- Soạn bài: Làng (Kim Lân).


QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC
EM HỌC SINH



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×