BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRÝỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CHÍ PHÚC
VÕ THÀNH NHÂN
VÕ TRÍ THÔNG
“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ
NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC
QUA CHO HỌC SINH NAM LỚP 9 TRƯỜNG THCS AN
HÒA – TRẢNG BÀNG - TÂY NINH”
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trịnh Hữu Lộc
Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của Ban Chấp
Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác thể dục thể thao
trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “ Phát triển Thể dục Thể
thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển Kinh tế- Xã hội của
Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, công tác
Thể dục Thể thao phải góp phần nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục nhân
cách, đạo đức lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần
của nhân dân, nâng cao năng suất lao động xã hội và sức khỏe chiến đấu của
lực lượng vũ trang”.
Tầm quan trong của Thể dục Thể thao cũng được thể hiện rõ trong
tư tưởng và làm việc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Người dạy: “ Giữ gìn dân
chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe
mới thành công”.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện. Đồng thời là
một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà
nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà
trường phổ thông là nhằm: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài”. Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, hoàn thiện cả
về thể chất lẫn tinh thần để thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Vì vậy, chăm lo sức khoẻ ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức cần
thiết. Trong những năm qua có khá nhiều công trình nghiên cứu về tố
chất thể lực và các phương pháp bổ trợ trong quá trình giảng dạy.
Trong đó việc lựa chọn các bài tập bổ trợ cho từng giai đoạn là việc làm
cần thiết và phải cập nhật thường xuyên.
Xuất phát từ những ý tưởng trên, nhằm nâng cao chất lượng
trong giảng dạy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn hướng nghiên cứu của
mình với tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO
THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM LỚP 9
TRƯỜNG THCS AN HÒA – TRẢNG BÀNG - TÂY NINH”.
Mục đích của đề tài trên nhằm lựa chọn các bài tập bổ trợ
và ứng dụng trong giảng dạy nâng cao thành tích nhảy cao cho
học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây
Ninh.
Để thực hiện mục đích trên chúng tôi đề ra và giải quyết
các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1. Nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập bổ trợ
nhằm nâng cao thành tích nâng cao thành tích nhảy cao cho
học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây
Ninh.
Mục tiêu 2. Đánh giá hiệu quả việc ứng dụng một số bài
tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nâng cao thành tích nhảy
cao cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng
Bàng – Tây Ninh.
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.2 MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG NHÀ TRƯỜNG
CÁC CẤP
1.3 HỆ THỐNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở VIỆT NAM
1.3.1 Vài nét về tình hình giảng dạy và học tập môn nhảy cao ở các
trường phổ thông
1.3.2 Tác dụng của tập luyện môn nhảy cao ở trường phổ thông
1.4 KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỂ LỰC
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.5 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI HỌC
SINH PHỔ THÔNG
1.6 SỨC MẠNH VÀ SỨC MẠNH TRONG NHẢY CAO
1.7 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở VIỆT NAM
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Nhằm kiểm tra xác định thực trạng thành tích nhảy cao kiểu ngồi,
đồng thời đánh giá tính hợp lý của các bài tập được lựa chọn thông qua
các số liệu kiểm tra trước và sau thực nghiệm.
Nhảy cao có đà:
Mục đích: Đánh giá thành tích ban đầu và sau thực nghiệm của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Quy trình thực hiện: Thực hiện lần lượt từng người, sau khi nghe
gọi tên thì nhanh chóng thực hiện chạy đà, giậm nhảy và rơi xuống nệm
hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua
Cách tính điểm: Mổi mức xà thực hiện tối đa 3 lần cho đến mức
xà cuối cùng.
2.1.4.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
2.1.5. Phương pháp thống kê:
2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước
qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa - Trảng Bàng –
Tây Ninh.
2.2.2 Khách thể nghiên cứu:
Sau khi xác định được nhiệm vụ nghiên cứu, căn cứ vào thời gian
và chương trình học tập của trường THCS An Hòa – Trảng Bàng –
Tây Ninh. Chúng tôi chọn đối tượng học sinh nam lớp 9 với số lượng
nghiên cứu là 80 em học sinh chia làm 2 nhóm:
Nhóm thực nghiệm A: Gồm 40 em.
Nhóm đối chứng B: Gồm 40 em.
+ Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 07/2008 đến tháng 30/9/2010, được
chia làm các giai đoạn sau:
S
T
T
THỜI GIAN
NỘI DUNG CÔNG
VIỆC
Bắt đầu
Người
thực hiện
08/2008
Trường ĐHSP Nhóm
TDTT THCM nghiên cứu
Viết đề cương, bảo vệ đề
07/2008
2
cương
08/2008
Trường
CĐSP
Ninh
Chuẩn bị cơ sở vật chất
phục vụ nghiên cứu
09/2008
3
Tiến hành lập phiếu và
phỏng vấn
25/09/08
Trường THCS Nhóm
An Hòa
nghiên cứu
4 Kiểm tra số liệu lần 1
10/10/08
Trường THCS Nhóm
An Hòa
nghiên cứu
1
Đọc tài liệu có liên quan
07/2008
đến đề tài nghiên cứu
Kết
thúc
ĐỊA ĐIỂM
Xử lý và phân tích số
5 liệu lần 1
Tiến hành thực nghiệm
30/09/08
12/10/08
10/2008
Tây
Nhóm
nghiên cứu
17/10/08 Trường THCS Nhóm
12/2008 An Hòa
nghiên cứu
S
T
T
THỜI GIAN
NỘI DUNG CÔNG
VIỆC
6 Kiểm tra số liệu lần 2
Bắt đầu
Kết
thúc
01/01/09 08/01/09
ĐỊA ĐIỂM
Người
thực hiện
Trường THCS Nhóm
An Hòa
nghiên cứu
Xử lý và phân tích số 14/04/09 07/09/10
liệu lần 2
Trường THCS Nhóm
7 Viết phần tổng quan và
An Hòa
nghiên cứu
chương phương pháp tổ
chức nghiên cứu
Sơ thảo luận văn, trình
Trường ĐHSP
thầy hướng dẫn
Nhóm
8
09/09/10 15/09/10 TDTT
Hoàn chỉnh luận văn
nghiên cứu
TPHCM
Viết phần tóm tắt
Nộp luận văn
9
Bảo vệ luận văn
Trường
17/09/10 23/09/10 CĐSP
Ninh
Tây
Nhóm
nghiên cứu
3.1. NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ
NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO
HỌC SINH NAM LỚP 9 TRƯỜNG THCS AN HÒA – TRẢNG
BÀNG – TÂY NINH.
Để xác định một số bài tập phát triển sức mạnh của môn nhảy cao
kiểu bước qua chúng tôi tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp một số bài tập phát triển sức mạnh để
nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho nam học sinh lớp 9.
Bước 2: Dùng các phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các cán bộ
quản lý, các giáo viên, huấn luyện viện TDTT, các chuyên gia Điền
kinh về các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước
qua cho nam học sinh lớp 9. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ chọn những bài
tập được nhiều người đồng ý sau khi lấy ý kiến thăm dò, phỏng vấn
(trên 70% đồng ý) đưa vào chương trình thực nghiệm. Còn những bài
tập được lựa chọn ít hơn (dưới 70% đồng ý) chúng tôi sẽ loại bỏ không
sử dụng trong chương trình thực nghiệm.
3.1.1 Thu thập, tổng hợp một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành
tích nhảy cao kiểu bước qua cho nam học sinh lớp 9.
Năm 1971 một nhà nghiên cứu Thụy Điển qua thực nghiệm đã xác
nhận là sau khi cơ bắp bị kéo dài thì ngay sau đó có khả năng co rút lại và
có thể phát huy được sức mạnh cực đại.
Qua quá trình tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu của các tác giả
khác nhau, trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện, đặc điểm phát triển tố chất thể
lực và tâm sinh lý lứa tuổi cho nam học sinh lứa tuổi lớp 9 trường THCS An Hòa Trảng Bàng. – Tây Ninh.
Chúng tôi đã tổng hợp một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao cho
nam học sinh lớp 9
1- Chạy biến tốc 30m
2- Chạy 30m tốc độc cao
3- Bật nhảy cao gối chạm ngực
4- Lò cò 1 chân 20m
5- Bật qua rào cao 40cm
6- Bật cao ngồi xổm 30m
7- Chạy lên dốc nhịp điệu trung bình 60 – 80 m
8- Chạy nâng cao đùi 30m
9- Bật cao tại chổ
10- Bật xa tại chổ
11- Bật xa 3 bước
12- Bật xa 10 bước
13- Tại chổ nâng cao đùi 10s
14- Chạy 60m xuất phát thấp
15- Bật cóc 20m
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn (phụ lục 1) 30 giáo viên,
huấn luyện viên TDTT, các chuyên gia Điền kinh về mức độ
liên quan của các bài tập đến việc nâng cao thành tích nhảy cao
cho nam học sinh lớp 9.
3.1.2 Kết quả phỏng vấn
Để chọn lựa một số bài tập phát triển nhằm nâng cao
thành tích nhảy cao cho nam học sinh lớp 9, chúng tôi đã tiến
hành phỏng vấn bằng phiếu với số lượng 30 người gồm: các
cán bộ quản lý, các giáo viên, huấn luyện viện TDTT, các
chuyên gia Điền kinh tại địa phương. Số phiếu phát ra là 30, số
phiếu thu về là 30, chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng
3.1) :
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành
tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9.
NỘI DUNG
KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
ĐỒNG Ý
TỈ LỆ
1. Chạy biến tốc 30m
15/30
50%
2. Chạy 30m tốc độ cao
30/30
100%
3. Bật nhảy cao gối chạm ngực
28/30
93%
4. Lò cò một chân 20 m
26/30
87%
5. Bật qua rào cao 40cm
14/30
80%
6. Bật cao ngồi xổm 30m
17/30
57%
7. Chạy lên dốc nhịp điệu trung bình 60-80m
15/30
50%
8. Chạy nâng cao đùi 30m
18/30
60%
9. Bật cao tại chỗ
23/30
77%
10. Bật xa tại chỗ
23/30
77%
11. Bật xa 3 bước
16/30
53%
12. Bật xa 10 bước
14/30
47%
Căn cứ vào kết quả phỏng vấn ở bảng 3.1, chúng tôi đã chọn được
một số bài tập có hơn 70% ý kiến để đưa vào chương trình thực nghiệm, đó
là các bài tập sau:
1-Bật cao tại chổ
2- Bật xa tại chổ
3- Chạy 30m tốc độc cao
4- Bật qua rào cao 40cm
5- Tại chổ nâng cao đùi 10s
6- Bật nhảy cao gối chạm ngực
7- Lò cò 1 chân 20m
3.2. ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO
THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH
NAM LỚP 9 TRƯỜNG THCS AN HÒA – TRẢNG BÀNG – TÂY
NINH.
3.2.1. Quá trình ứng dụng một số bài tập bổ trợ nâng cao
thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 trường
THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh
.
Chương trình giảng dạy thực nghiệm và tổ chức quá trình thực
nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích
nhảy cao kiểu bước qua giảng dạy cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An
Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh. Đây là quá trình tác động có định hướng nhằm
nâng cao thành tích nhảy cao thông qua một số bài tập bổ trợ kỹ thuật và thể
lực trong nhảy cao đã được xác định
.
Để đánh giá các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước
qua cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa- Trảng Bàng – Tây Ninh
trong quá trình giảng dạy chúng tôi thực nghiệm trong thời gian một học kỳ.
Quá trình thực nghiệm được thực hiện dựa vào chương trình giảng dạy chính
khóa tại trường (phụ lục 2)
.
Đối tượng nghiên cưú gồm 80 cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS
An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh, được chia làm hai nhóm là nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng
.
Cả hai đối tượng nghiên cứu đều được tiến hành tại Trường THCS An
Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh
.
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 40 em học sinh nam lớp 9 Trường THCS
An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh được tập và học theo các bài tập đã được
lựa chọn (phụ lục 2)
.
- Nhóm đối chứng: Gồm 40 học sinh nam lớp 9 Trường THCS An
Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh được tập và học theo chương trình giảng dạy tại
trường (phụ lục 3).
Để tổ chức thực nghiệm đảm bảo tính khách quan, trong quá trình nghiên
cứu được tổ chức thực nghiệm theo phương thức thực nghiệm song song, nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Để đánh giá hiệu quả của một số bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy
cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng
– Tây Ninh sau một học kỳ năm học 2008 – 2009, chúng tôi tiến hành kiểm tra
thành tích nhảy cao của cả hai nhóm nghiên cứu trước và sau thời gian thực
nghiệm.
3.2.2. Kết quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu
bước qua cho học sinh nam lớp 9 trường THCS An Hòa – Trảng Bàng –
Tây Ninh
3.2.2.1.Trước thực nghiệm:
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng được trình bày ở bảng 3.2.
BẢNG 3.2: THỰC TRẠNG THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC
QUACỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG TRƯỚC
THỰC NGHIỆM
Gía trị tham
số
Nhóm thực
nghiệm
Nhóm đối
chứng
X
99.13
97.13
S
8.05
6.51
V
8.12
6.70
ε
0.02
0.015
Bảng 3.2 cho thấy giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng chúng có độ đồng nhất cao (V% < 10%) và đại diện cho
tập hợp mẫu ( < 0,05).
Để so sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng chúng tôi tiến hành so sánh hai giá trị trung bình thành tích nhảy
cao kiểu bước qua của hai nhóm trên thu được kết quả ở bảng 3.3 như
sau:
BẢNG 3.3: SO SÁNH THÀNH TÍCH NHẢY CAO GIỮA
NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC THỰC
NGHIỆM
Thành tích
X DC
S
X TN
S
t1
P1α
Nhảy cao kiểu bước qua 97.13 6.51 99.13 8.05 1.18 >0.05
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, t thực nghiệm = 1.18 < t005 = 2.02, do
đó giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm đều có p
> 0.05, nên chúng tôi kết luận rằng, giữa hai nhóm: đối chứng và thực
nghiệm không có sự khác biệt về thành tích nhảy cao. Như vậy, thực
trạng ban đầu hai nhóm này tương đương nhau.
Thành tích nhảy cao của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
trước thực nghiệm được biểu diễn ở biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1 So sánh thành tích nhảy cao của nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm
3.2.2.2. Sau thực nghiệm:
Sau một học kỳ thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng tiến hành kiểm tra ở cả về thành tích nhảy cao kiểu bước qua
cho học sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây
Ninh thu được kết quả ở bảng 3.4
BẢNG 3.4 : NHỊP TĂNG TRƯỞNG THÀNH TÍCH NHẢY CAO CỦA
NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM SAU THỰC
NGHIỆM
Ban đầu
Sau 1 năm tập luyện
Thành tích nhảy
X
X
W%
cao
S
S
d
t
P
1 Nhóm thực nghiệm
99.13
8.05
106
8.23
6.88
6.72
16.307
<0.05
2 Nhóm đối chứng
97.13
6.51
101.38
7.07
4.25
4.26
9.394
<0.05
Kết quả bảng 3.4 cho ta: t thực nghiệm = 16.307 và t đối chứng = 9.394>
t005 = 2.02, ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Như vậy sau 3 tháng tập luyện về
thành tích nhảy cao kiểu bước qua của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng
đều phát triển (dTN= 6.88cm, dĐC = 6.72cm), nhịp tăng trưởng (WTN =
6.72%, WĐC 4.26= %)
.
Để khẳng định rõ hơn hiệu quả lựa chọn hệ thống các bài tập bổ trợ nâng
cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 9 Trường
THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh chúng tôi so sánh nhịp tăng
trưởng trung bình của của thành tích nhảy cao của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng sau thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.5.
BẢNG 3.5: SO SÁNH NHỊP TĂNG TRƯỞNG THÀNH TÍCH NHÀY
CAO KIỂU BƯỚC QUA CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM
THỰC NGHIỆM SAU THỰC NGHIỆM
.
Nội dung
Nhảy cao kiểu bơớc qua
W % DC
4.26
SĐC
W % TN
2.86
W % TN
6.72
STN
2.84
t1
t1
4.03
P1α
<0.05
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, t thực nghiệm = 4.03 > t005 = 2.02, ở
ngưỡng xác suất P < 0.05, nên chúng tôi kết luận rằng nhịp tăng
trưởng tốt hơn nhóm đối chứng
.
Đề tài biểu diễn nhịp tăng trưởng thành tích nhảy cao kiểu bước
qua của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
qua biểu đồ 3.2
.
Biểu đồ 3.2 So sánh nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng sau thực nghiệm
Từ đây chúng tôi có thể khẳng định kết quả ứng dụng của các
bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học
sinh nam lớp 9 Trường THCS An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh mà
chúng tôi lựa chọn đã thể hiện tính hiệu quả đến thành tích nhảy
cao cho học sinh.