Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bàn về vấn đề dạy và học Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.32 KB, 6 trang )

BÀN VỀ VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
1.

Tầm quan trọng và thực trạng của việc học tiếng Anh

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ có
sức mạnh lớn nhất trên thế giới. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống của 45 quốc
gia, 1/3 dân số thế giới nói tiếng Anh, 75% chương trình truyền hình phát bằng
tiếng Anh, 3/4 bưu kiện thư tín viết bằng tiếng Anh (1), bàn phím máy vi tính là
bàn phím tiếng Anh, bất cứ hội nghị nào với tên gọi là hội nghị quốc tế thì ngôn
ngữ làm việc của hội nghĩ đó nhất định cần phải dùng tiếng Anh…. Tiếng Anh đã
đạt đến vị trí là ngôn ngữ chuẩn trong giao tiếp quốc tế. Và vì thế, người Việt
Nam, người Trung Quốc, người Nhật, người Pháp, người Đức, người Nga,… đều
ở trong cùng một tình trạng như nhau, đó là bắt buộc phải làm quen với tiếng
Anh, dù muốn hay là không.
Một trong những nguyên nhân giúp Singapore trở thành một nước phát
triển như ngày nay là nhờ kiên trì với việc sử dụng tiếng Anh trong trường học,
công sở. Họ đã có được phần thưởng ngoài dự kiến, phần thưởng đó - theo ông
Lý Quang Diệu - chính là khả năng hội nhập và học hỏi khi các hoạt động giao
lưu, buôn bán quốc tế đều dùng tiếng Anh. Đối với sự phát triển của một quốc gia
là như vậy, còn đối với mỗi cá nhân, việc thông thạo tiếng Anh chính là chìa khóa
quan trọng để đi đến sự thành công trong cuộc sống. Thông thạo tiếng Anh đồng
nghĩa với việc có nhiều cơ hội học tập cao hơn, công việc tốt hơn, thu nhập khá
hơn,…
Chính vì những lý do trên, chính phủ và người dân chúng ta hàng năm bỏ
ra rất nhiều công sức tiền của vào việc dạy và học tiếng Anh. Ở các trường học từ
tiểu học cho đến đại học, hàng vạn giáo viên cùng hàng triệu học sinh, sinh viên
đang ngày đêm vật lộn khổ sở với môn học này. Chưa hết, vô số trung tâm ngoại
ngữ cùng tham gia vào việc dạy tiếng Anh từ bằng A, B, C cho đến các chứng chỉ
quốc tế như TOEFL hay IELTS với số lượng người học rất đông.
Lượng thời gian, tiền bạc dùng đầu tư vào việc dạy và học tiếng Anh là


cực kỳ lớn, thế nhưng hiệu quả lại cực kỳ thấp. Mặc dù chưa có một cuộc khảo
cứu nghiêm túc để có được số liệu thống kê chính xác, nhưng qua dư luận xã hội,
qua sách báo, qua quan sát thực tế, chúng ta có thể nhận thấy được thực tế này.
Hầu hết học sinh, sinh viên sau khi trải qua nhiều năm học tiếng Anh xong, đến
cuối cùng kết quả đạt được gần như bằng con số 0: không nghe được, không nói
được, không đọc được, không viết được. Một số ít đạt kết quả khá hơn: đọc được,
viết được nhưng khả năng nghe nói lại cực kỳ kém. Một số ít hơn nữa (hiếm hoi)
nghe, nói, đọc, viết được nhưng lại mắc lỗi về phát âm không chuẩn. Tình hình ở
các trung tâm ngoại ngữ cũng gần như vậy. Trừ một số trung tâm chất lượng cao,
còn lại cũng cho các sản phẩm đào tạo gần như là “câm với điếc”, sau khi học
xong thì “mèo lại hoàn mèo”, vẫn không có khả năng giao tiếp được bằng tiếng
Anh.
Trang 1


Vậy một câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao về ý thức đã xác định được
tiếng Anh là cực kỳ quan trọng, về thời gian, tiền của bỏ ra cũng rất nhiều, nhưng
kết quả thu về lại không được như mong đợi? Ở đây xuất hiện mâu thuẫn giữa
việc công sức bỏ ra rất nhiều mà kết quả thu về rất ít, mâu thuẫn này đòi hỏi phải
được giải quyết!

2.

Bản chất của việc học ngôn ngữ

Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng hình thành từ 3 yếu tố, đó chính là: âm,
hình và ý. Âm bao gồm ngữ âm và ngữ điệu. Hình chính là chữ viết và thứ tự sắp
xếp các ký tự chữ viết hay còn gọi là ngữ pháp. Ý là ý nghĩa biểu đạt truyền tải
thông qua âm hay hình. Trong ngôn ngữ tồn tại hai mối quan hệ: âm-ý và hình-ý.
Khi một âm thanh thuộc về ngôn ngữ vang lên thì biểu đạt một ý nghĩa nào đó mà

người nghe có thể hiểu được, đó là mối quan hệ giữa âm và ý. Quan sát hình ảnh
thuộc về ngôn ngữ người ta hiểu được ý nghĩa mà hình ảnh đó biểu đạt, đó là mối
quan hệ giữa hình và ý.
Trong hai mối quan hệ trên thì mối quan hệ âm – ý quan trọng hơn rất
nhiều so với hình – ý. Lý do thì thật đơn giản, chỉ cần nắm được mối quan hệ
âm-ý là con người đã có thế sống và giao tiếp bình thường trong xã hội, mà
không cần biết đến hình – ý. Lấy một ví dụ, sau khi giành độc lập vào năm 1945,
nước ta có đến hơn 90% dân số mù chữ, chính là hơn 90% dân số không nắm
được quan hệ hình-ý, nhưng tất cả vẫn sống một cách bình thường vì họ nắm
được quan hệ âm –ý. Họ nghe được và nói được, và vì thế vẫn giao tiếp được dù
không biết chữ. Như vậy, để học một ngôn ngữ, điều cần quan tâm trước tiên phải
học nắm bắt được quan hệ âm– ý.
Ngôn ngữ ra đời xuất phát từ việc con người muốn trao đổi ý nghĩ với
nhau, và hình thức đầu tiên để con người thực hiện việc trao đổi ý nghĩ là phát ra
các âm thanh, giống như cách thức trao đổi thông tin của các loài động vật bây
giờ. Sau đó, khi đã tiến hóa hơn, con người mới nghĩ đến việc dùng các ký hiệu
hình ảnh để diễn đạt ý nghĩ. Trong quá trình tiến hóa của con người, thì chữ viết
ra đời sau tiếng nói cả một quãng thời gian rất dài. Như vậy, bản chất nguyên
thủy của ngôn ngữ chính là âm thanh. Nói một cách hình tượng, âm thanh là linh
hồn của ngôn ngữ, còn chữ viết chỉ là thể xác bề ngoài của ngôn ngữ. Vậy để học
được ngôn ngữ, việc nắm bắt được âm thanh là vấn đề quan trọng nhất. Nếu
chúng ta không nắm được ngữ âm, ngữ điệu của một ngôn ngữ, chúng ta sẽ
không có cách nào sử dụng ngôn ngữ đó để biểu đạt những vui buồn, sướng khổ
của mình. Ví dụ, khi cô gái nói với chàng trai: “Anh thật đáng ghét”, thì tùy theo
ngữ âm, ngữ điệu mà cô gái phát ra, lạnh lùng hay nũng nịu, bạn mới hiểu được
những ý nghĩa ẩn chứa trong 4 chữ đó.
Âm thanh được ví như là những chú chim bay lượn, có ngữ âm, có ngữ
điệu, có tình cảm, có phẫn nộ, có vui vẻ, có khổ đau, có bi thương, có linh hồn,
vụt một cái liền biến mất trong trời xanh. Còn chữ viết, giống như cái thể xác bề
ngoài của những chú chim giả dưới mặt đất, không có linh hồn, không có tình

Trang 2


cảm. Học ngôn ngữ là phải nắm bắt được những chú chim đầy sức sống đang bay
lượn trên trời, lúc đó không lo không nắm bắt được cái vỏ bề ngoài của những
chú chim cố định trên mặt đất. Vì thế, nạp vào đầu âm thanh chính là nhiệm vụ
quan trọng đầu tiên của việc học một ngôn ngữ, bất kể đó là tiếng mẹ đẻ hay là
ngôn ngữ thứ 2, thứ 3.
Chúng ta cùng quan sát quá trình học ngôn ngữ mẹ đẻ của một đứa trẻ. Từ
khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi biết nói là một quá trình nghe gần một năm. Sau
đó từ khi đứa trẻ biết nói đến khi đứa trẻ đó bắt đầu học chữ là một quá trình
nghe và nói khoảng 5 năm. Như vậy, quá trình học ngôn ngữ mẹ đẻ là theo trình
tự nghe – học nói – học chữ. Trình tự này tuân theo quy luật tự nhiên. Và việc
học bất kỳ một ngôn ngữ nào, cũng phải tuân theo trình tự tự nhiên này. Đầu tiên,
phải lấy nghe làm cơ sở, phải nghe để hình thành khả năng cảm nhận ngôn ngữ,
để tạo được sự mẫn cảm đối với âm thanh. Sau đó mới học nói, học cách phát ra
chuẩn xác những âm thanh có ý nghĩa, cuối cùng mới đến học chữ viết và ngữ
pháp.
Tóm lại, bản chất ngôn ngữ là âm thanh, để học ngôn ngữ nào thì chúng ta
phải nắm bắt được ngữ âm, ngữ điệu của ngôn ngữ đó. Quá trình học phải tuân
theo trình tự tự nhiên là lấy nghe – nói làm cơ sở, từ đó mới phát triển tiếp học
chữ viết và ngữ pháp.

3.

Sai lầm trong việc dạy và học tiếng Anh

Tiếng Anh là một ngôn ngữ, vì thế để học tiếng Anh chúng ta cũng phải
tuân theo nguyên tắc và trình tự tự nhiên của việc học một ngôn ngữ. Tuy nhiên,
vì tiếng Anh là ngoại ngữ (ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ), nên phát sinh một

khó khăn là không có môi trường tự nhiên thuận lợi cho việc làm quen với ngữ
âm, ngữ điệu cũng như tuân theo trình tự học là nghe – nói – viết. Vì không có
môi trường thuận lợi cho việc thực hành nghe và nói, nên việc tuân theo nguyên
tắc và trình tự tự nhiên của việc học một ngôn ngữ trở nên khó khăn.
Để giải quyết khó khăn này, một số người chọn giải pháp đi du học tại
những nước nói tiếng Anh. Tuy nhiên số lượng này chỉ là một số ít thiểu số, vì
không phải ai cũng có điều kiện để du học. Thêm nữa, vì thường khi du học là lúc
đã trưởng thành, nên xuất hiện một trạng thái gọi là “bị cứng lưỡi”, và những
người này dù có thể nghe-nói tiếng Anh được, nhưng thường là mắc lỗi phát âm
không chuẩn.
Tuy thế, đạt được trình độ tiếng Anh như những người có điều kiện du học
cũng là niềm mơ ước đối với những người nếm trải việc đào tạo tiếng Anh ở
trong nước. Vì không giải quyết được vấn đề môi trường thuận lợi cho việc thực
hành nghe-nói, người ta đảo ngược quá trình tự nhiên của việc học ngôn ngữ lại
thành viết – nói – nghe. Có nghĩa là trong quá trình dạy tiếng Anh, thay vì chú
trọng đến nghe và nói để nắm bắt được âm thanh, người ta lại chú trọng đến việc
học chữ viết, học ngữ pháp rồi sau đó mới luyện nói và luyện nghe. Thay vì tập

Trang 3


trung vào mối quan hệ âm –ý, lại tập trung vào mối quan hệ hình – ý, với một suy
nghĩ chủ quan là vì xuất phát từ thực tế không có môi trường tự nhiên phù hợp để
rèn luyện nghe – nói, vậy tự nhiên chọn cách dễ hơn là rèn luyện chữ viết.
Những biểu hiện cụ thể đó là:
 Khi học từ vựng chỉ học thứ tự của các ký tự trong từ đó ( tức là học
viết chính tả) chứ hoàn toàn không phải là ghi nhớ âm đọc của từ.
 Vai trò của ngữ pháp được đẩy lên thành quan trọng nhất. Biểu hiện là
trong các kỳ thi đánh giá kết quả thông thường là thi viết và ngữ
pháp.

Học sinh, sinh viên thay vì nạp vào đầu âm thanh để nắm bắt được cái hồn
của tiếng Anh (ngữ âm, ngữ điệu) thì lại nạp vào đầu chữ viết. Trong đầu họ chứa
toàn các ký tự tiếng Anh cùng những luật ngữ pháp ráp nối chúng, nhưng lại
không chứa chút gì về âm thanh của chúng. Vì thế, khi nghe và nói, thứ hiện lên
trong đầu họ đầu tiên chỉ có hình dáng của những chữ viết, sau đó họ mới dùng
công cụ là phiên âm để đọc lên những âm thanh của những chữ viết đó.
Học tiếng Anh theo cách thức trên, người học không đến được với bản
chất thật sự của ngôn ngữ là âm thanh. Họ chỉ rèn luyện được khả năng đọc hiểu,
còn nghe và nói luôn là kỹ năng tệ nhất của họ. Và vì không nắm bắt được cái
hồn của tiếng Anh là âm thanh, là ngữ âm ngữ điệu, nên họ kém hoặc không có
khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, từ đó họ đánh mất sự tự tin của mình, và vốn
tiếng Anh đọc hiểu của họ cũng dần dần mai một theo thời gian. Kết quả cuối
cùng lại dần trở về con số không tròn trĩnh.
Tóm lại, sai lầm ở đây là do nhận thức chưa đúng đắn và toàn diện về bản
chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Từ sự nhận thức phiến diện
đó, dẫn đến hành động không tuân theo quy luật tự nhiên trong việc học ngôn ngữ
là phải lấy nghe – nói làm cơ sở. Từ sai lầm về nhận thức dẫn đến sai lầm về
phương pháp dạy và học, và dẫn đến kết quả dạy và học tiếng Anh đạt hiệu quả
cực kỳ thấp. Và nếu sai lầm này không được sửa chữa khắc phục thì ngày này qua
ngày khác, chúng ta vẫn đang phí phạm một khối lượng thời gian, công sức, tiền
của khổng lồ để chẳng thu về một kết quả nào.

4.

Giải pháp

Ở phần trên, chúng ta đã chỉ rõ sai lầm trong việc nhận thức về bản chất và
cách học ngôn ngữ tiếng Anh dẫn đến kết quả dạy và học tiếng Anh không đạt kết
quả tương xứng với công sức bỏ ra. Để khắc phục tình trạng đó, trước hết chúng
ta phải nhận thức lại thật đúng đắn bản chất của việc học tiếng Anh cũng như quy

trình tự nhiên của nó. Đồng thời chúng ta phải tìm ra giải pháp để khắc phục việc
không có môi trường tự nhiên thuận lợi cho việc thực hành nghe – nói để nắm bắt
âm thanh của tiếng Anh.
Việc học tiếng Anh phải tuân theo quy trình nghe – nói – viết. Trong đó
phải chú trọng rèn luyện khả năng cảm nhận âm thanh ngôn ngữ tiếng Anh, phân

Trang 4


biệt ngữ âm, ngữ điệu cho người học. Tập trung và chú trọng vào việc rèn luyện
thực hành nhiều nghe – nói. Việc dạy và học phải hướng đến mục tiêu sao cho
người học nắm bắt được âm thanh, khi nghe được thì nói khắc sẽ chuẩn. Nói tóm
lại là tuân theo trình tự tự nhiên của việc học ngôn ngữ.
Giải pháp để khắc phục việc không có môi trường tự nhiên thuận lợi để
thực hành nghe – nói là áp dụng quy luật tích lũy về lượng đến một mức độ nhất
định sẽ phát triển về chất.
 Đầu tiên là tích lũy về từ vựng
Nhà ngôn ngữ học Wilkins có một câu danh ngôn: “Không có ngữ pháp
chỉ có thể truyền đạt được rất ít thông tin, không có từ vựng thì không có cách
nào có thể truyền đạt được thông tin”. Từ vựng tiếng Anh có khoảng 150 ngàn từ.
Nhưng không nhất thiết phải học hết tất cả 150 ngàn từ vựng đó. Nhà ngôn ngữ
học Laufer qua điều tra đã phát hiện ra rằng, người học tiếng Anh nếu sở hữu
lượng từ vựng là 5000 từ, thì tỷ lệ đọc hiểu chính xác là 63%. 5000 từ vựng là
yêu cầu tối thiểu để đọc hiểu(2).
Có nhiều người học tiếng Anh đạt được lượng từ vựng rất lớn, chẳng hạn
5000 từ, nhưng tiếng Anh vẫn kém. Lý do đó chính là đa số trong số từ vựng của
người đó ở dạng bị động, tức là chỉ trong quá trình đọc hiểu bắt gặp thì mới gọi ra
được ý nghĩa của chúng. Điều này khác xa so với một đứa trẻ 5 tuổi người Mỹ,
lượng từ vựng tích lũy được của cậu ta là 2500 từ, nhưng từ vựng của cậu ta toàn
là những từ vựng dạng chủ động, toàn những từ thông dụng, và các ý nghĩa và

cách sử dụng khác nhau của chúng đều được “thành thạo như cháo chảy” trong cả
khi nói, khi nghe và khi viết.
Như vậy, trong việc học tiếng Anh, phải tập trung tích lũy từ vựng chủ
động, tức là những từ vựng mà người học nắm bắt được hoàn toàn ý nghĩa cũng
như cách vận dụng chúng theo các cách khác nhau. Khi tích lũy đến một mức độ
nhất định, thì khả năng tiếng Anh của người học tất sẽ có sự tiến bộ vượt bậc về
chất.


Thứ hai là rèn luyện nghe – nói nhiều với sự hỗ trợ của băng
đĩa.

Trở lại với bản chất của ngôn ngữ, đó chính là âm thanh. Chỉ có nghe thật
nhiều kết hợp với việc lặp lại bắt chước nói theo những âm thanh nghe được thì
người học tiếng Anh mới nắm được cái hồn của tiếng Anh. Nghe thật nhiều, đến
một mức độ nào đó thì người học sẽ đạt đến khả năng cảm nhận được các âm
điệu của tiếng Anh để nắm bắt ý nghĩa truyền tải. Ngày nay, với sự hỗ trợ của các
phương tiện ghi âm, ghi hình, người học tiếng Anh hoàn toàn không cần du học
mà vẫn có thể nghe được các âm chuẩn do người nói tiếng Anh bản xứ phát ra và
học theo đó. Quá trình nghe - nói này tùy theo từng phương pháp cụ thể có thể
khác nhau, nhưng luôn luôn phải tuân theo một nguyên lý là nghe thật nhiều và
nhắc lại thật nhiều.

Trang 5


Tóm lại, giải pháp để khắc phục các sai lầm của việc dạy và học tiếng Anh
hiện nay là phải nhận thức lại về bản chất của ngôn ngữ và cách học ngôn ngữ.
Từ đó thay đổi lại phương pháp học tiếng Anh để tuân theo trình tự tự nhiên của
việc học ngôn ngữ là nghe – nói- viết. Trong đó tập trung vào việc tích lũy từ

vựng chủ động, đồng thời thực hành nghe - nói thật nhiều theo băng đĩa.
---------------1. Crystal D. English as a global language. Cambridge University Pressed 2, 2003.
2. Laufer, B., & Paribakht, T. S. (1998). The relationship between passive and active
vocabularies: the effect of language learning context. Language Learning (forthcoming)

Bùi Danh Hường, giáo viên Bộ môn Tin Học – ĐH ANND
Email:
Số điện thoại: 0909.344837

Trang 6



×