Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Đồ án xử lý nước cấp cho xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, công suất 2700 m3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.81 KB, 56 trang )

CHƯƠNG 1 . MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề.

Nước rất cần thiết cho sự sống của con người.Trong khi đó ở những vùng nông
thôn,xã nhỏ thì lượng nước sạch cung cấp cho người dân còn rất ít.Khi mà các công
trình cấp nước ở khu vực nông thôn được thực hiện thì sẽ có ý nghĩa rất lớn.Điều này
giúp khắc phục khó khắn về nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm,cung cấp nước sạch
cho người dân,cải thiện sức khoẻ,cải thiện đời sống và làm giảm các dịch bệnh liên
quan đến nguồn nước.
Việc đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho xã Bình Lợi,huyện Vĩnh Cửu,tỉnh
Đồng Nai sẽ đem lại môi trường sống tốt hơn cho người dân,qua đó nâng cao được
sức khoẻ trong cộng đồng và làm hài hoà giữa tăng trưởng và phát triển bền vững
giữa nông nghiệp và công nghiệp,giữa vùng thành thị và nông thôn.
1.2.

Mục tiêu đồ án.

Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho xã Bình Lợi,huyện Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai đảm
bảo về lượng và chất nước trong khu vực.
1.3.

Nội dung đồ án.

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên,nhu cầu sử dụng nước khu vực xã Bình Lợi.
- Tổng quan các phương pháp xử lí nước cấp.
- Tính toán thiết kế các công trình xử lí nước cấp.
- Tính toán kinh tế của dự án.
- Thực hiện các bản vẽ thiết kế.
1.4. Phương pháp thực hiện.


- Thu thập số liệu : Thông qua các số liệu có được thực trạng tại nơi xây dựng công
trình,qua đó có sự đánh giá đúng đắn về các điều kiện ban đầu cũng như trong quá
trình xây dựng.
- Tổng hợp số liệu : Dựa vào các số liệu thu thập được,chúng ta tiến hành tổng hợp
thành một dãy số liệu có tính thống nhất,từ đó có thể đề xuất được một công nghệ
hợp lý nhất.
- Phân tích tính khả thi : Mỗi biện pháp đều có những ưu,khuyết điểm riêng,do đó
cần dựa vào những tính toán để phân tích cụ thể từng biện pháp và áp dụng vào chính
công trình của mình.

1


- Tính toán : Sau khi đã có được một công nghệ phù hợp,chúng ta cần tính toán
chính xác chi tiết từng công trình và chứng minh được rằng công trình đó là khả thi
nhất.
- Khai toán kinh tế : Để thấy được mức đầu tư xây dựng công trình,thời gian hoàn
vốn và chi phí xử lí nước.

2


CHƯƠNG 2 . TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
XÃ BÌNH LỢI
.
2.1. Điều kiện về tự nhiên.
2.1.1. Vị trí địa lí.
Xã Bình Lợi là một xã thuộc huyện Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích
1520,06 ha.Ranh giới hành chính của xã Bình Lợi được tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: Giáp với tỉnh Bình Dương.

- Phía Nam: Giáp với xã Tân Bình.
- Phía Đông: Giáp xã Thạnh Phú.
- Phía Tây: Giáp tỉnh Bình Dương.

Hình 1.1. Bản đồ vị trí xã Bình Lợi,huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai (Google Maps)
2.1.2. Địa hình.
Địa hình có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam,chủ yếu là đồng bằng và bình
nguyên. Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính: Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến
10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có
chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài kilomét.
Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn
với độ cao dao động từ 0,3 đến 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên
3


ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không
đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.
2.1.3. Khí hậu.
Khí hậu xã Bình Lợi là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,có 2 mùa tương
phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm
sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng).
Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7 oC. Mức độ chênh nhau
giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh
nhất

4,2oC.
o
Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 – 26,7 C, chênh lệch giữa tháng cao nhất và
tháng thấp nhất là 4,8 oC. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 – 26,8 oC. So với mùa

khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8 oC.
Lượng mưa tương đối lớn. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm
12 – 145 lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 –
88% lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam.
2.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
Sông Đồng Nai là con sông chính lớn nhất của xã Bình Lợi và cũng là nguồn cung
cấp nước chủ yếu cho các hoạt động kinh tế xã hội của vùng. Diện tích lưu vực của hệ
thống sông Đồng Nai tính đến trạm Trị An là: 14.900 km2 .
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), phía
Nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2000 m.Các sườn núi
cao tạo nguồn có độ dốc lớn từ 20 - 25%, đầu nguồn có tọa độ: 108 0.42'.10''E và
120.12'.10''N, độ cao trung bình khu vực đầu nguồn khoảng 1700 m (E: kinh tuyến
Đông, N: vĩ tuyến Bắc).
2.2 Điều kiện về kinh tế xã hội.
2.2.1. Kinh tế.
Về kinh tế,chủ yếu xã Bình Lợi tập trung về tiểu thủ công nghiệp,kinh doanh hộ gia
đình,một số khu vực thiên về nông nghiệp,trồng cây ăn quả,rau màu...
2.2.2. Xã hội.
Dân số nông thôn toàn xã theo thống kê năm 2009 : 6.634 người,dự báo chưa chính
xác năm 2015 là 7211 người.Tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm là 0,2%.
Để thực hiện đủ các khu chức năng,dự kiến trung tâm xã Bình Lợi sẽ xây dựng các
công trình công cộng sau:

4


Trung tâm hành chính xã tại vị trí cũ giữ lại, cải tạo nâng cấp mới, dùng một quỹ đất
khoảng 1,1676 ha (bao gồm UBND xã hiện hữu) xây dựng các công trình văn hóa thể
thao kết hợp như nhà văn hóa, trường tiểu học,... tạo thành một cụm trung tâm hành
chính văn hóa của xã tại điểm dân cư số 01.

2.3. Định hướng phát triển.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ,đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn
phát triển với tốc độ tăng trưởng và ổn định.
Một số định hướng đến năm 2020 của xã Bình Lợi cụ thể như sau (nguồn tham
khảo từ quyết định số 2560/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai,ngày 28 tháng 9 năm 2010 về
“Phê duyệt quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn xã Bình Lợi,huyện
Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai” ) :
-

-

-

Định hướng quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường : Tiêu
chuẩn thoát nước thải lấy bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước. Nước thải từ các công
trình cần được xử lý bằng bể tự hoại 03 ngăn trước khi xả ra hệ thống thoát nước
chung của xã. Đối với các cụm dân cư sống tập trung ven các trục đường cần xây
dựng các mương có nắp đan thoát nước thải và nước mưa chung.
Định hướng quy hoạch hệ thống cấp điện : Nguồn cấp: Theo quy hoạch phát triển
điện lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến 2010 có xét tới 2015, dự kiến trạm
110/22/15 KV 40 MVA Thạnh Phú sẽ được nâng cấp thành (40+63) MVA vào
năm 2010 và (63+63) MVA vào năm 2015 lúc đó toàn bộ nhu cầu sử dụng điện
của xã Bình Lợi cũng như các xã khác của huyện Vĩnh Cửu sẽ được đáp ứng đầy
đủ.
Định hướng quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc : Kết nối hệ thống tuyến cáp
quang dọc đường vành đai thành phố Biên Hòa vào bưu điện trung tâm xã và kết
nối với từng điểm dân cư. Cáp thông tin dùng lõi 0,5mm.

5



CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC CẤP .
3.1. Các loại nguồn nước.
Để cung cấp nước sạch,có thể khai thác các nguồn nước thiên nhiên từ nước
mặt,nước ngầm,nước biển.Tùy theo địa hình và các điều kiện môi trường xung quanh
mà các nguồn tự nhiên có chất lượng nước khác nhau.
3.1.1. Nước mặt.
Bao gồm nguồn nước từ các ao,hồ,sông,suối.Các đặc trưng của nước mặt là :
• Chứa nhiều chât rắn lơ lửng,hàm lượng chất hữu cơ cao.
• Chứa nhiều vi sinh vật
• Có chứa khí hoà tan là oxy
Thành phần và chất lượng của nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự
nhiên,từ các hoạt động của con người trong quá trình khai thác và sử dụng.Nước mặt
là nguồn nước tự nhiên thường được sử dụng nhưng cũng là nguồn nước dễ bị ô
nhiễm nhất.Do đó nguồn nước mặt tự nhiên khi muốn đưa vào sử dụng cho sinh hoạt
hay phục vụ sản xuất cần phải qua công đoạn xử lí.
3.1.2. Nước ngầm.
Nước ngầm (hay còn gọi là nước dưới đất) là nguồn nước được khai thác từ các
tầng chứa nước nằm bên dưới mặt đất,chất lượng nước phụ thuộc vào thành phần
khoáng hoá và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua.Đặc trưng chủ yếu của nước ngầm
là :





Độ đục thấp.
Chứa nhiều khoáng chất,chủ yếu là sắt,mangan,canxi,magie...
Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
Không có oxy nhưng có các chất khí khác như cacbonic,hirdo sunfua...


Nước ngầm ít chịu tác động của con người hơn nên chất lượng nước tốt
hơn.Những vùng có nhiều chất bẩn,điều kiện phong hoá tốt,lượng mưa lớn thì nước
ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các khoáng chất hoà tan và các chất hữu cơ.
3.1.3. Nước mưa.
Nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết do
có thể bị ô nhiễm bởi bụi,khí,thậm chí là các vi khuẩn có trong không khí.Khi rơi
xuống,nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do tiếp xúc với các vật thể khác.Hơi nước chứa
nhiều khí oxit nitơ hay oxit lưu huỳnh sẽ tạo nên các cơn mưa axit.Nước mưa có thể
dự trự trong các lu chứa có mái che,cần xem xét kỹ nếu sử dụng nguồn này làm nước
sinh hoạt.
3.2. Một số phương pháp xử lí nước.
6


3.2.1. Phương pháp keo tụ tạo bông.
Keo tụ tạo bông cặn là quá trình tạo ra các tác nhân có khả năng kết dính các chất
làm bẩn nước ở dạng hoà tan hay lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng được
trong các bể lắng hay kết dính trên bề mặt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và
kinh tế nhất.Trong kỹ thuật xử lí nước thường dùng phèn nhôm Al 2(SO4)3 hay phèn
sắt FeCl3,FeSO4.
Hiệu quả của quá trình tạo bông cặn phụ thuộc vào cường độ và thời gian khuấy
trộn để các tác nhân keo tụ và các cặn bẩn va chạm,kết dính vào nhau.Để tăng hiệu
quả cho quá trình tạo bông cặn người ta thường thêm vào các chất trợ lắng là polyme
vào bể phản ứng tạo bông.
3.2.2. Phương pháp lắng.
Đây là phương pháp làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các
biện pháp :
• Lắng trọng lực : Các hạt cặn có tỉ trọng lớn hơn nước sẽ lắng xuống đáy bể.
• Lực li tâm sẽ tác dụng vào các hạt cặn trong bể lắng li tâm và cyclon thuỷ lực

làm các hạt cặn lắng xuống.
• Lực đẩy nổi do các hạt khí dính bám vào các hạt cặn ở bể tuyển nổi.
Cùng với việc lắng cặn,phương pháp này còn giảm 90 - 95% vi trùng có trong
nước.Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của bể phản ứng tạo bông
cặn.Thời gian lưu nước trong bể lắng cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả của bể.Để đảm bảo lắng tốt thì thời gian lưu nước phải đạt từ 70 - 80% so với
tính toán.
3.2.3. Phương pháp lọc.
Phương pháp lọc là quá trình cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày
nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu các hạt cặn
và vi trùng có trong nước.Sau một thời gian làm việc,lớp vật liệu lọc bị khít lại làm
giảm tốc độ lọc,để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc
(quá trình rửa lọc).
Lọc là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước triệt để.Hàm lượng cặn sau khi qua
lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng 3mg/l).
Một số loại bể lọc :
• Theo tốc độ lọc : Bể lọc chậm ( 0,1 ÷ 0,5 m/h), bể lọc nhanh ( 5 ÷ 15 m/h).
• Theo chế độ dòng chảy : Bể lọc trọng lực,bể lọc áp lực.
• Theo chiều dòng chảy : Bể lọc xuôi, bể lọc ngược, bể lọc hai chiều.
Ngoài ra trong quá trình lọc,người ta còn sử dụng thêm than hoạt tính như là một
lớp vật liệu lọc để hấp thụ màu và mùi có trong nước.
7


3.2.4. Phương pháp khử trùng.
Là phương pháp bắt buộc trong xử lí nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống,Sau các
quá trình xử lí trước,hầu hết các vi trùng đã bị giữ lại,song để tiêu diệt hoàn toàn các
vi trùng gây bệnh thì phải tiến hành khử trùng nước.
Có rất nhiều biện pháp khử trùng nước hiệu quả như dùng các chất oxy hoá
mạnh,các tia vật lý,dùng nhiệt...Ở Việt Nam đang sử dụng phổ bíên nhất là các chất

oxy hoá mạnh (thường là clo vì giá thành thấp,dễ sử dụng,vận hành đơn giản.)
3.2.5. Phương pháp khử cứng.
Khử cứng hay còn gọi là làm mềm nước là phương pháp khử các muối Ca,Mg có
trong nước. Nước cấp cho một số lĩnh vực công nghiệp như dệt, hoá chất, giấy... thì
cần phải làm mềm nước. Các phương pháp làm mềm nước phổ biến là : Phương pháp
nhiệt, phương pháp trao đổi ion, phương pháp hoá học.
3.3. Xác định nhu cầu dùng nước
3.3.1. Khu vực – phạm vi phục vụ.
Khu vực xã Bình Lợi là một khu vực nhỏ,nhiều hộ dân phải mua nước máy từ các
chi nhánh cấp nước từ nhân,một số khác sử dụng nước giếng khoan.Do đó,việc xây
dựng một hệ thống cung cấp nước sạch cho khu vực này là cần thiết.Việc này giúp
cải thiện sức khoẻ,nâng cao đời sống văn hoá,tinh thần cho nhân dân.Cải tạo bộ mặt
nông thôn,đưa đời sống nông thôn tíên gần đến thành thị.
Hệ thống sẽ cấp nước cho toàn bộ xã Bình Lợi,đảm bảo nhu cầu sử dụng nước
trên toàn khu vực.
3.3.2. Tiêu chuẩn dùng nước – nhu cầu dùng nước.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã Bình Lợi,huyện Vĩnh Cửu thì
dân số cả xã tính đến năm 2015 là 7211 người,tỉ lệ gia tăng dân số là 0,2%. Vì vậy số
dân dự kíến trong vùng đến năm 2025 theo công thức là :
(người)
Theo định hướng phát triển cấp nước đô thị của chính phủ,tiêu chuẩn và nhu cầu
về nước của xã Bình Lợi như sau :
• Tiêu chuẩn dùng nước.
Stt
1
2
3
4

Các chỉ tiêu

Dân số
Tỷ lệ dân được cấp nước
Số dân được cấp nước
Tiêu chuẩn cấp nước

Đơn vị
Người
%
Người
l/người.ngày

Số lượng
7357
100
7357
100
8


5

Nhu cầu dùng nước

m3/ngày

735,7

6

Nhu cầu dùng nước ngày lớn nhất (k = 1,4)


m3/ngày

1030

• Nhu cầu dùng nước.
Stt
1

Các nhu cầu
Nước cho sinh hoạt Qshngày max

Đơn vị
m3/ngày

2

Nước cho dịch vụ,công cộng :
+ Trạm y tế (1300 m2),chỉ tiêu 15 l/người.ngày
+ Trạm mầm non (2020 m2),chỉ tiêu 75 l/người.ngày
(Chỉ tiêu theo diện tích đất 5 m2 /người)
+ Khác ( lấy bằng 15% Qshngày max )

m3/ngày

3
4
5
6
7


Nước tưới cây xanh (159.500 m2),chỉ tiêu 3 l/ m2
Nước rửa đường (730.500 m2),chỉ tiêu 0,3 l/ m2
Nước chữa cháy (lưu lượng 10 l/s,kéo dài 3 giờ)
Nước cho tiểu thủ công nghiệp (lấy = 15% Qshngày max)
Công suất hữu ích
Qhữu ích = Qshngày max + Qcc + Qtưới,rửa + Qctcc

m3/ngày
m3/ngày
m3/đám
m3/ngày
m3/ngày

8

Công suất phát vào mạng lưới,hệ số kể đến lượng rò rỉ
Kr = 1,2
Qml = Qhữu ích x Kr

m3/ngày

Số lượng
1030
35
30,3
154,5
478,5
219,2
108

154,5
2070,9

2485,08

(Các chỉ tiêu cấp nước chọn ở bảng trên lấy theo TCXDVN 33 : 2006)
Vậy,công suất của trạm xử lí :
Qml = Qml x Kxl + Qcc = 2485,08 x 1,04 + 108 = 2692,5 m3/ngày
Với Kxl : hệ số tính đến lượng nước cho bản thân trạm xử lý theo TCXDVN, K xl =
1,04 ÷ 1,06.
Như vậy,nhu cầu cấp nước của xã Bình Lợi,huyện Vĩnh Cửu,tỉnh Đồng Nai đến năm
2025 làm tròn là 2700 m3/ngày để đảm bảo đủ nước cho các hoạt động của người dân
trong xã.
3.4. Đề xuất công nghệ xử lý.
3.4.1. Các thông số chất lượng nguồn nước
Nước thô dùng cấp nước cho xã Bình Lợi được lấy từ nguồn nước sông Đồng Nai,các
chỉ tiêu chính được liệt kê trong bảng sau :
Bảng : Số liệu chất lượng nước sông Đồng Nai quý 4/2010
9


Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng

1

2
3
4
5

pH
DO
TSS
COD
BOD5

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

6,96
5,6
93
15
9

6
7
8
9
10

Độ đục
NTU

Công trình thu
Độ kiềm
mg/l CaCO3
Độ màu
Pt - Co
E.coli
MPN/100 ml
Tổng coliform
MPN/100 ml

57
12
37
1500
460000

QCVN 02:2009/BYT
Loại A2
6 - 8,5
≥5
30
15
6
5

Ghi chú:
15

Đường50nước đi
Đướng5000

hóa chất
Trạm bơm cấp 1
thải
và đoạn
bùn
( Nguồn : Bảng tổng hợp kết quả quan trắc chất lượngĐường
nước dẫn
sôngnước
Đồng
Nai
3,quý 4 năm 2010.Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường tỉnh Đồng Nai)
3.4.2. Phương án 1

Phèn

Bể trộn đứng

Thuyết minh công nghệ

Vôi

Nước từ sông Đồng Nai được thu trực tiếp tại công trình thu. Sau đó nước thô
được trạm bơm cấp 1 bơm tới trạm xử lí qua ống dẫn nước thô. Hóa chất bao gồm
chất kiềm
hóa (vôi)
Al 2(SO4)3) được khuấy trộn đều tại bể trộn đứng
Bể phản
ứngvà
cóchất
lớp keo

cặn tụ
lơ(lửng
trước khi được chảy vào bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng, nước đi qua lớp cặn lơ lửng
có sẳn sẽ kết hợp và tạo bông cạn tốt hơn, các bông cạn sẽ được giử lại và nước dâng
lên trên. Nước trong sẽ được dẫn quaXãbểbùn
lắng ngang, ở đây dòng chảy di chuyển theo
phương ngang cặn
soát tốt và nước thu được bằng hệ thống máng răng cưa
Bểđược
lắng kiểm
ngang
đưa qua bể lọc nhanh. Sau đó được lọc qua lớp vật liệu lọc và chụp lọc, bùn cặn sẽ
được giử lại.Quá trình rửa lọc gồm 3 pha: Hồ
pha lắng
khí, pha
và nước hết hợp và cuối
bùn khí
Hệ thống thoát nước khu vực
cùng là pha nước. Nước rửa lọc được dẫn vào hệ thống thoát nước khu vực. Nước sau
khi lọc được dẫn Bể
qualọc
bể nhanh
chứa nước
sạch
sau đó châm Clorine để khử trùng và điều
Nước
rữavàlọc
chỉnh Clorine sau cho dư từ 0,9 – 1,1 mg/l để đạt tiêu chuẩn của bộ y tế trước khi
Cấp nước được
rửa ngược

Sân phối
phơi bùn
trạm bơm cấp 2 bơm vào mạng lưới phân
SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC (P.ÁN 1)

Bể chứa nước sạch

Đem xử lí

Clo

Trạm bơm cấp 2
10

Mạng lưới phân phối


Công trình thu

Ghi chú:
Đường nước đi
Đướng hóa chất
Đường dẫn nước thải và bùn

Trạm bơm cấp 1

Phèn

Vôi


Bể trộn cơ khí

Bể phản ứng vách ngăn

Xã bùn

Bể lắng ngang
Hồ lắng bùn Hệ thống thoát nước khu vực
Bể lọc nhanh
3.4.3.
Phương án 2
Cấp nước
rữa ngược

Nước rữa
lọc

Sân phơi bùn

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC (P.ÁN 2)

Bể chứa nước sạch
Clo

Đem xử lí
Trạm bơm cấp 2

11

Mạng lưới phân phối



Thuyết minh công nghệ.
Nước từ sông Đồng Nai được thu trực tiếp tại công trình thu. Sau đó nước thô
được trạm bơm cấp 1 bơm tới trạm xử lí qua ống dẫn nước thô và tới bể trộn cơ khí ở
đây có thể điều chỉnh được lưu lượng và cường độ khuấy trộn. Ở đầu bể châm chất
kiềm hóa (vôi) và chất keo tụ ( Al2(SO4)3) để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ.
Nước thu được dẫn qua bể phản ứng vách ngăn, tại đây bông cặn lớn dần và được giử
lại.Nước trong sẽ được dẫn qua bể lắng ngang, ở đây dòng chảy di chuyển theo
phương ngang cặn được kiểm soát tốt và nước thu được bằng hệ thống máng răng cưa
đưa qua bể lọc nhanh. Sau đó được lọc qua lớp vật liệu lọc và chụp lọc. Quá trình rửa
12


lọc gồm 3 pha: pha khí, pha khí và nước hết hợp và cuối cùng là pha nước. Nước rửa
lọc được dẫn vào hệ thống thoát nước khu vực. Nước sau khi lọc được dẫn qua bể
chứa nước sạch và sau đó châm Clorine để khử trùng và điều chỉnh Clorine sau cho
dư từ 0,9 – 1,1 mg/l để đạt tiêu chuẩn của bộ y tế trước khi được trạm bơm cấp 2 bơm
vào mạng lưới phân phối
3.4.4. Phân tích và lựa chọn.
Qua 2 dây chuyền công nghệ nêu trên, ta thấy điểm khác biệt cần so sách là bể
trộn và bể phản ứng

Công
trình đơn
vị

Ưu – Nhược điểm

Phương án 1

-

Ưu điểm

-

Bể trộn

Nhược điểm

-

-

Bể phản
ứng

Ưu điểm

-

Nhược điểm

-

Vôi ở trang thái lơ
lửng, làm quá trình
hòa tan vôi triệt để
Đơn giản trong xây
dựng và vận hành

Chi phí thấp do
dùng năng lượng
nước để trộn

Khó sử dụng đối với
công suất lớn

Đơn giản trong xây
dựng và vận hành
Không cần máy móc
cơ khí
Không tốn chiều cao
xây dựng
Chi phí xây dựng
thấp
Lớp cạn quá nhiều

Phương án 2

-

Điều chỉnh được lưu
lượng và cường độ
khuấy trộn

-

Thích hợp đối với
công suất cần xử lí
vừa và lớn

Chi phí xây dựng
cao

-

-

Có nhiều vách ngăn
tạo ra sự đổi chiều
liên tục của dòng
nước

-

Khối

lượng
13

xây


-

phải xả cạn
Nhạy
cảm
nguồn nước

với


-

dựng lớn do có
nhiều vách ngăn
Có chiều cao bể lớn
Tốn chi phí xây
dựng cao

Kết luận: Trên cơ sở so sánh ưu và nhược điểm của 2 phương án trên, đề xuất
công nghệ xử lí theo phương án 1.

CHƯƠNG 4 . TÍNH TOÁN THÍÊT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH.
4.1. Công trình thu và trạm bơm cấp 1
14


4.1.1 Công trình thu nước
Nước trước khi đi qua bơm phải được lượt hết rác và vật trôi nổi bằng cách sử dụng
song chắn rác và lưới chắn rác.
 Song chắn rác
* Diện tích song chắn rác:

K1K2K3

Trong đó:
• Q: lưu lượng tính toán của trạm, Q = 2700 m3/ngđ.
• : Vận tốc tự chảy qua song chắn rác: theo TCXD 33-2006 thì
=0,1÷ 0,3 (m/s). Chọn =0,2 (m/s ).
• K1: Hệ số co hẹp do các thanh thép

K1= (a+ d)/ a.
a: Khoảng cách giữa các thanh thép, theo TCXD 33-2006 thì a =
40 – 50 mm, chọn a = 40 (mm)
d: chiều rộng thanh thép, theo TCXD 33-2006 thì d = 8 – 10mm,
chọn d = 10mm.
K1= (40 +10)/ 40 =1,25
• K2: Hệ số co hẹp do rác bám vào song chắn rác, K2 =1,25
• K3: Hệ số kể đến tiết kiệm diện song chắn, tiết diện hình chữ nhật:
K3=1,25.
• n: số cửa thu nước, chọn n = 2

Chọn kích thước song chắn: B x H= 500 x 300 (mm)
Số lượng thanh thép:
Chọn n = 10.
 Lưới chắn rác
Lưới chắn rác là một tấm lưới đan bằng dây thép có đường kính d = 1,5 mm, mắt lưới
5 x 5 mm. Lưới chắn rác được đặt ở cửa thông giữa ngăn thu và ngăn hút.
Theo sách: “công trình thu nước – trạm bơm cấp thoát nước - Lê Dung”. Diện tích
công tác của lưới xác định theo công thức:
• Q: lưu lượng tính toán của công trình, Q= 2700 m3/ngđ
• v: vận tốc nước chảy qua lưới chắn rác. Chọn lưới chắn phẳng v = 0,2 – 0,4
m/s. Chọn v = 0,4 m/s
• n: số lượng cửa đặt lưới. Chọn n= 2
• K1: hệ số thu hẹp tiết diện do các thanh lưới chắn
15






a: khoảng cách giữa các thanh thép, a= 2,5 mm
d: đường kính dây đan lưới, d= 1,5 mm
K2: hệ số co hẹp do rác bám vào lưới chắn, K2 = 1,5
K3: hệ số kể đến ảnh hưởng hình dạng, K3 = 1,15 ÷ 1,5; chọn K3 = 1,25 (với
thanh tiết diện hình chữ nhật)
Vậy
Chọn kích thước cửa đặt lưới chắn rác hình chữ nhật kích thước B x H = 500 x
375 mm.
 Đoạn ống tự chảy

Dùng 2 ống thép dẫn nước vào ngăn thu để đảm bảo công trình làm việc an toàn. Vận
tốc nước chảy trong ống chọn v = 1 m/s (mục 5.96 TCXDVN 33-2006 v = 0,7 ÷ 1,5
m/s)

Chọn 2 ống thép D150 mm, tra bảng II trang 42 Nguyễn Thị Hồng. Các bảng tính
toán thủy lực. NXB Xây Dựng v=0,84 m/s (thỏa quy phạm), i=8,79.
 Ngăn thu – ngăn hút
Trong ngăn thu bố trí song chắn rác, thang lên xuống, thiết bị tẩy rửa.
Trong ngăn hút bố trí lưới chắn rác, ống hút của máy bơm cấp một, thang lên xuống,
thiết bị tẩy rửa.
Trong gian quản lý bố trí thiết bị nâng, thiết bị điều khiển, tẩy rửa, thiết bị vớt rác và
có thể có cả song chắn rác và lưới chắn rác dự trữ. Kích thước các ngăn được xác
định dựa vào yêu cầu bố trí thiết bị và điều kiện thi công.
Ngăn thu
- Chiều rộng ngăn thu: B1 = BL + 2e = 0,5 + 2 x 0,5 = 1,5 m
BL: chiều rộng lưới chắn rác, BL= 500mm
e = 0,4 ÷ 0,6m. Chọn e= 0,5 m
- Chiều dài ngăn thu theo quy phạm: A1 = 1,6 ÷ 3 m. Chọn A1= 2,5
m
Ngăn hút

Theo sách :” công trình thu nước – trạm bơm cấp thoát nước- Lê Dung”
- Chiều rộng ngăn hút tính theo công thức: B2Df
Df: đường kính phễu hút ; Df = (1,3 ÷ 1,5) Dh.Chọn Df = 1,3Dh
Dh: đường kính ống hút. Ta chọn Dh= 600mm dùng ống thép.
Vậy chiều rộng ngăn hút : B2 x 1,3 x 0,6 = 2,34m
- Chiều dài ngăn hút chọn AZ = 3m, (quy phạm 1,5 ÷ 3m)
16


Do B1 và B2 tính toán chênh nhau không nhiều, để dễ thi công ta lấy B 1 = B2 =
2,5m.
Với kích thước này đảm bảo thuận lợi cho việc lên xuống ngăn thu, ngăn hút
bằng thang.
4.1.2 Trạm bơm cấp 1
Trạm bơm cấp I bơm nước từ công trình thu (sông, hồ,…) đưa lên trạm xử lý.
Trạm bơm cấp I thường làm việc điều hòa suốt ngày đêm (24h)
 Lưu lượng bơm
Chọn máy bơm cấp I:
Bơm cấp I làm việc điều hòa trong ngày, lưu lượng bơm cấp I là lưu lượng trung bình
ngày:

Trong đó:
• b: hệ số kể đến lượng nước dùng cho các nhu cầu chưa tính hết và lượng nước
dự phòng cho rò rỉ, thất thoát trên mạng lưới. Chọn b = 1,1
• c: hệ số kể đến lượng nước dùng cho bản thân trạm xử lý. Chọn c = 1,01
• : Lưu lượng dùng nước lớn nhất,
• T: Thời gian làm việc trong một ngày của trạm bơm, T = 24h.
Vậy
Để an toàn trong quá trình bơm nước, hạn chế sự cố xảy ra trong trạm ta chọn 2 bơm.
Trong đó có 1 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng. Dự tính sử dụng bơm chìm nên

việc tính tổn thất thủy lực của bơm chủ yếu ở ống đẩy và các thông số chọn bơm tính
như sau:
Lưu lượng qua mỗi bơm:

Ống hút
Bảng 8. Vận tốc nước trong ống hút, ống đẩy

Đường
(mm)

kính

ống

Vận tốc nước (m/s)
Trong ống hút

Trong ống đẩy

Dưới 250

0,7÷1,0

1,0÷1,5

300÷800

1,0÷1,3

1,2÷1,8

17


Trên 800

1,3÷2,0

1,8÷3,0

(Nguồn: bảng 7.3/Tr 135_TCXDVN 33-2006)
Đối với ống hút có D = 300 ÷ 800 mm, vận tốc nước trong ống v = 1 ÷ 1,3
m/s. Chọn v = 1,3 m/s.
Đường kính ống hút:
Chọn ống hút làm bằng thép có D = 175 mm. Tra bảng II trang 43 Nguyễn Thị
Hồng Các bảng tính toán thủy lực. NXB Xây Dựng, 1000i = 9,95. Vậy 2 ống
hút được đặt song song (1 ống hút của máy bơm dự phòng), có độ dốc tối thiểu
i = 0,0096 cao về phía máy bơm.
Ống đẩy
• Ống đẩy chung
Đối với ống đẩy có D = 300 ÷ 800 mm, vận tốc nước trong ống v = 1,2 ÷ 1,8
m/s. Chọn v = 1,2 m/s.
Đường kính ống đẩy:
Chọn ống đẩy làm bằng thép có D = 200 mm. Tra bảng II trang 43 Nguyễn Thị
Hồng Các bảng tính toán thủy lực. NXB Xây Dựng, 1000i = 6,16. Vậy ống đẩy có độ
dốc tối thiểu i = 0,0062 cao về phía máy bơm.
• Ống đẩy riêng
(từ máy bơm đến đường ống đẩy chung)
Để đảm bảo an toàn bố trí 2 bơm (1 làm việc, 1 dự phòng). Lưu lượng qua mỗi
ống đẩy .
Đối với ống đẩy có D = 300 ÷ 800 mm, vận tốc nước trong ống đẩy v = 1,2 ÷

1,8 m/s. Chọn v = 1,8 m/s.
Đường kính ống đẩy
Chọn ống đẩy làm bằng thép có D = 150 mm. Tra bảng II trang 42 Nguyễn
Thị Hồng Các bảng tính toán thủy lực. NXB Xây Dựng, 1000i = 8,79 và v = 0,84 m/s
thỏa quy phạm.
 Cột áp bơm
Tính H1: Chiều cao bơm nước hình học (năng lượng để nâng độ cao hoạt động
của chất lỏng), bằng hiệu cao trình mực nước cao nhất trên trạm xử lí (mực nước trên
bể trộn) và cao trình mực nước thấp nhất trong ngăn hút của công trình thu nước.
H1= ZTr – Zh = 9,6 – 3,7 = 5,9 m
ZTr: cao độ mực nước trên bể trộn. ZTr = 9,6(m). Chiều cao từ mặt đất lên bể
trộn là 3,3 m và cao độ mặt đất là 6,3 m.
Zh: cao độ mực nước thấp nhất tại ngăn hút, Z h = +3,5 (m). Cao độ ngăn hút
thấp hơn MNTN 1,5m.
18


Tính H2: tổn thất áp lực trên ống đẩy (h 1) và tổn thất cục bộ qua bơm và các
phụ tùng (h2)
H2 = h1 + h2
Với:
i1, L1: tổn thất dọc đường đơn vị và chiều dài mỗi ống đẩy riêng; L 1 = 2,5 (m),
i1 = 0,038.
i2, L2: tổn thất dọc đường đơn vị và chiều dài ống chung từ trạm bơm I đến bể
trộn. Chiều dài tuyến ống từ trạm bơm I đến trạm xử lý là L2 = 500 (m), i2 = 0,00407.

h2: tổn thất cục bộ trên đường ống từ ngăn hút đến bể trộn, các tổn thất này
được lấy bằng nên tổn thất cục bộ trên đường ống từ ngăn thu tới bể trộn sẽ là

H3: chiều cao lớp nước bể trộn, H3 = 3,3 (m)

H4: là áp lực tự do ra khỏi tuyến ống vào bể trộn, lấy H4 = 1 (m).
Hb = 5,9 + 2,28 + 3,3 + 1= 12,48 (m)
Công suất của bơm là
 Chọn máy bơm
Vậy trong trạm bơm cấp I lắp 2 bơm chìm (1 làm việc, 1 dự phòng). Với H b = 10 m;
Qb = 112,5 m3/h.
4.2. Tính toán lượng hoá chất sử dụng.
4.2.1.Hoá chất keo tụ (Phèn)
Phèn dùng làm chất keo tụ là Al2(SO4)3
Lượng phèn nhôm để xử lý độ đục.
Theo hàm lượng cặn. Ứng với hàm lượng cặn SS = 93 mg/l ,tra bảng 6.3, mục
6.11,TCXDVN 33 : 2006 ,liều lượng phèn không chứa nước để xử lý nước đục là P1
= 25 – 35 mg/l. Chọn P1 = 33 mg/l.
Lượng phèn nhôm để xử lý độ màu
Với độ màu 37,lượng phèn nhôm cần thiết để xử lý là :
P2
Với M : Độ màu của nước nguồn tính bằng độ theo thang màu Platin – Côban.
Từ 2 số liệu trên,chọn lượng phèn cần thiết cho xử lý Pp = 33 (mg/l)
Lượng phèn dùng cho 1 ngày

19


Trong đó :
a : Liều lượng phèn cần thiết cho xử lý : a = 33 mg/l
Q : Lưu lượng nước cần xử lý Q = 2700 m3/ngđ
Phèn thị trường chứa P = 25% Al2(SO4)3 tính theo sản phẩm không ngậm nước.
Dùng phương pháp dự trữ phèn ướt,thời gian dự trữ 10 ngày.
=> Lượng phèn dự trữ trong 10 ngày : G10 = 10 x 356,4 = 3,564 (tấn)
Ta cần thùng chứa phèn dự trữ, thể tích thùng được tính với chỉ tiêu 1,5 m 3 cho một

tấn phèn cục được dự trữ nên thể tích thùng cần dùng :
Wkp = G10 x 1,5 = 3,564 x 1,5 = 5,35 (m3)
Chọn 2 thùng có dung tích 3 m3
4.2.1.1. Bể hòa trộn phèn.
Thể tích bể hòa trộn phèn
=.

(m3)

Trong đó :
Q : Lưu lượng nước xử lí Q =2700 m3/ngày = 112,5 m3/h
n : Thời gian giữa 2 lần hòa tan phèn , n= 12 giờ (trạm có công suất từ 1200 –
10000 m3/ngđ )
Pp : Liều lượng phèn cực đại cho vào nước. , Pp = 33 mg/l = 33 g/m3
bp : Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hòa trộn (%) ,chọn bp = 5%
 : Khối lượng riêng của dung dịch , chọn  = 1 tấn/m3
 Wp = = 0,89 m3
Ta thiết kế 1 bể có diện tích hình tròn,dáy hình chóp có 4 cạnh đều nhau và nghiêng
một góc 45o ,dung tích 0,89 m3 .
Đường kính của 1 bể lấy bằng chiều cao công tác của bể.

 , lấy D= 1 (m)
Chiều cao đáy của bể
20


m)
Thể tích phần đáy bể

Thể tích phần thân hữu ích

Wth = Wp - Wd = 0,89 - 0,13 = 0,76(m3)
Chiều cao công tác phần thân của bể.

Chọn chiều cao bảo vệ : hbv = 0,3 (m)
=> Vậy chiều cao tổng cộng của bể : H = h + + hbv = 0,5 + 0,97 + 0,3 = 1,77 (m)
Vậy kích thước xây dựng bể hoà trộn phèn : D x H = 1m x 1,77m
Để hòa tan phèn cục thì dùng máy khuấy loại cánh quạt phẳng có :
Số vòng quay : 30 vòng/phút
Số cánh quạt là 2 cánh
Chiều dài cánh khuấy tính từ trục quay lấy = 0,45 chiều rộng bể
Lcánh khuấy = 0,45 1= 0,45 m
 Chiều dài toàn phần của cánh quạt là :0,9m
Diện tích bản cánh lấy bằng 0,1 m2/m3 dung tích bể
Sbc = 0,1 0,89 = 0,089 m2
Chiều rộng mỗi cánh quạt : bcq = = 0,1 m
Tại đáy thiết kế ống xã cặn có đường kính D150 (Tiêu chuẩn ống xã cặn
>=150 ,Đ. 6.23 – TCVN 33:2006)
Công suất động cơ của máy khuấy
N = 0,5 ( kW)
Trong đó :
: Trọng lượng thể tích của dung dịch được khuấy trộn, /m3
h : Chiều cao cánh quạt, h = bcq = 0,1 m
n : Số vòng quay của cánh quạt trong 1 giây, n = 30/60 = 0,5 ( vòng / giây)
d : Đường kính của vòng tròn do đầu cánh quạt tạo ra khi quay, d = 0,9 m
z : Số cánh quạt trên trục cánh khuấy,z = 1
: Hệ số hữu ích của động cơ truyền động, chọn
Vậy N = 0,5 = 5,13 (kW)
4.2.1.2. Bể tiêu thụ phèn.
21



Bể hòa trộn có nhiệm vụ pha loãng dung dịch phèn đưa từ bể hòa trộn sang đến
nồng độ cho phép.Theo TCXDVN 33:2006, nồng độ phèn trong bể tiêu thụ lấy
bằng 4÷10% tính theo sản phẩm không ngậm nước,ta chọn 5%.
Hòa trộn đều dung dịch phèn trong bể tiêu thụ,ta chọn phương pháp dùng khí nén
với cường độ sục khí trong bể tiêu thụ là 3÷5 l/sm2 , chọn 5 l/sm2
Dung tích bể tiêu thụ phèn :

Trong đó :
W1 : Dung tích bể hòa trộn phèn W1 = 0,89 m3
b1 : Nồng độ dung dịch trong bể hòa trộn, b1 = 5%
b2 : Nồng độ dung dịch bể tiêu thụ, b2 = 5% ( Quy phạm 4÷10%)
Bể có tiết diện hình vuông,có tường đáy nghiêng một góc là (45o÷50o).Chọn α = 45o
Độ dốc về phía ống xả i = 0,2
Do tiết diện hình vuông nên bể có cạnh :

Vậy tiết diện của bể : L x B = 1,04m x 1,04m
Chiều cao đáy của bể
hd = B x i = 1,04 x 0,2 = 0,21 (m)
Thể tích đáy của bể

Thể tích phần thân hữu ích của bể
Wth = 1,77 – 0,18 = 1,59 ()
Chiều cao công tác phần thân của bể
= 0,94 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ : hbv = 0,3 (m)
Tổng chiều cao bể H = + hd + hbv= 0,94 + 0,21 + 0,3 = 1,45 (m)
Vậy kích thước xây dựng bể tiêu thụ phèn : L ×B× H = 1,45m × 1,45m×1,45m
22



4.2.1.3.Bơm định lượng.
Lưu lượng dung dịch phèn 5% đưa vào nước trong 1 giờ
74,25 (l/h) = 0,07 (m3 /h)
Trong đó :
Q : Lưu lượng nước cần xử lí (m3/h)
P : Liều lượng phèn sử dụng (mg/l)
b1 : Nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ, b1 = 5%
Chọn bơm định lượng kiểu màng cơ học có lưu lượng thay đổi từ 0 – 0,15 m3/h.
Trạm bố trí 2 máy,một máy làm việc,1 máy dự phòng.
4.2.2.Hóa chất nâng pH (Vôi).
4.2.2.1.Tính liều lượng vôi để kiềm hóa và ổn định nước.
Hóa chất dùng để kiềm hóa là CaO
Kiểm tra khả năng keo tụ của nước nguồn

(mg/l)
Trong đó :
Pk: Hàm lượng chất kiềm hóa (mg/l)
Pp: Hàm lượng phèn nhôm dùng để keo tụ = 33 mg/l
e1,e2 : Trọng lượng đương lượng của chất kiềm hóa và phèn (mgdl/l)
Chất kiềm hóa là CaO có e1 = 28
Chất keo tụ là Al2(SO4)3 có e2 = 57
( Lấy theo điều 6.15 TCXDVN 33 : 2006)
Kt:Độ kiềm nhỏ nhất của nước nguồn (mgđl/l) , Kt =
1 : Độ kiềm dự phòng
C : Tỷ lệ chất kiềm hóa nguyên chất có trong sản phẩm sử dung C = 80%.
Kiểm tra pH của nước sau kiềm hoá.
Độ kiềm của nước sau khi pha phèn và kiềm hóa vôi ở trên.
Trong đó
Kt : Độ kiềm của nước sau khi kiềm hóa.

Ko : Độ kiềm của nước nguồn , Ko= 0,24 meq/l
23


1,33 (mgđl/l)
Tính toán độ ổn định của nước.
Độ ổn định nước được đánh giá theo chỉ số bão hoà I.
I= pHo - pHs
Trong đó
pHo : Độ Ph của nước ,pH = 6,96 ~ 7
pHs : Độ pH của nước sau khi đã bão hòa Cabonat đến trạng thái cân bằng và được
tính theo công thức sau :
pHs = f1(t0) – f2 ( Ca2+) – f3(Kt) + f4(P)
Trong đó





f1(t0) : Hàm số nhiệt độ của nước
f2 ( Ca2+) : Hàm số hàm lượng của ion Ca2+ trong nước
f3(Kt) : Hàm số độ kiềm của nước
f4(P) : Hàm số tổng hàm lượng muối của nước

Với nhiệt độ t = 270C, ta được :
+
+
+
+


f1(t0) = 2,2
f2 ( Ca2+) = 1,48 với Ca2+ = 30 mg/l
f3(Kt) = 0,74
f4(P) = 8,7 với P = 50 mg/l

( Hình 6.1, Đồ thị để xác định pH của nước đã bảo hoà CaCO 3 đến trạng thái cân
bằng, TCXDVN 33 :2006)
Vậy pHs =2,2 – 1,48 – 0,74 + 8,7 = 8,68
Chỉ số bảo hòa của nước
J = pH0 – pHs = 6,96 – 8,68 = - 1,72 Nước có tính xâm thực
 Phải châm thêm vôi để khắc phục
Trong trường hợp này : J < 0, pH0 < 8,4 < pHs  Dk = e( + + ) Kt
( Bảng 6-20, trang 120, TCXDVN 33 :2006)
Trong đó :
• : hệ số phụ thuộc vào pH0 và pHs của nguồn nước
24


pH0 = 6,96  = 0,18
pHs = 8,68  = 0,011
( Hình H 6-5 trang 105, « Biểu đồ để xác định hệ số theo nồng độ kiềm khi pH0 < 8,4
< pHs « TCXDVN 33 :2006)
Dk = 28 ( + + ) 0,24 = 1,62 mg/l
Sau thời gian cho liều lượng với D k = 1,62 mg/l để tạo thành màng bảo vệ
CaCO3 trên mặt trong của thành ống, phải giảm liều lượng vôi để chỉ tiêu bảo hòa J 0
Vậy tổng lượng vôi dùng để kiềm hóa và nâng pH là
P = 46,8+ 1,62 = 48,42 (mg/l) = 0,05 kg/m3
Lượng vôi tiêu thụ trong 1 ngày.
N = 0,05 x 112,5 x 24 = 135 kg/ngày.
4.2.2.2.Bể hòa trộn vôi sữa.

Thể tích bể hòa trộn vôi sữa.
=.

(m3)

Trong đó :
Q : Lưu lượng nước xử lí Q =2700 m3/ngày = 112,5 m3/h
n : Thời gian giữa 2 lần hòa tan phèn , n= 12 giờ (trạm có công suất từ 1200 –
10000 m3/ngđ )
LV : Liều lượng vôi dự tính cho vào nước. , P = 48,42 mg/l = 48,42 g/m3
bp : Nồng độ dung dịch vôi trong thùng hòa trộn (%) ,chọn bp = 5%
 : Khối lượng riêng của dung dịch vôi sữa, chọn  = 1,5 tấn/m3
 Wv = = 0,872 m3
Ta thiết kế 1 bể có diện tích hình tròn,dáy hình chóp có 4 cạnh đều nhau và nghiêng
một góc 45o ,dung tích bể 0,872 m3 .
Đường kính của bể lấy bằng chiều cao công tác của bể.

 , lấy D= 1 (m)
Chiều cao đáy của bể
25


×