SVTH: Trần Đình Quân i
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thầy hướng dẫn PGS.TSKH
Bùi Tá Long – Trưởng phòng Tin học môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên,
Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, người đã luôn khuyến khích, quan tâm giúp
đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô Khoa Môi Trường
và Công Nghệ Sinh Học Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh,
những thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức trong suốt bốn năm học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Cao Duy Trường, KS. Lê Thị
Hiền, phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc
gia Tp. HCM đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn đến Tiến sỹ Bùi Trần Vượng - Trưởng phòng Kỹ
thuật - Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam đã nhiệt tình
giúp đỡ, hỗ trợ em trong việc cung cấp thông tin, bản đồ và số liệu thực tế huyện
Vĩnh Cửu.
Em xin chân thành cảm ơn đến chị Võ Niệm Tường - Trưởng phòng Cấp
phép tài nguyên, cùng các anh chị trong Phòng Tài nguyên nước Sở Tài nguyên
Môi trường Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ em trong việc cung cấp thông tin
và điều tra số liệu thực tế tài nguyên nước dưới đất huyện Vĩnh Cửu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất,
đã luôn yêu thương, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn 07DMT khoa Môi
trường và Công nghệ Sinh học - những người bạn đã luôn giúp đỡ và chia sẻ trong
suốt bốn năm học qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
TRẦN ĐÌNH QUÂN
SVTH: Trần Đình Quân ii
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
oOo
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Trần Đình Quân Phái : Nam
Ngày, tháng, năm sinh : 22 - 04 - 1989 Nơi sinh: Hà Nam
Chuyên ngành : Quản lý môi trường
Khóa : 2007
I. TÊN ĐỀ TÀI :“ Ứng dụng phần mềm TIMWAN trong quản lý – khai thác
nước dưới đất huyện VĨNH CỬU tỉnh ĐỒNG NAI”.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Khái quát hiện trạng khai thác nước dưới đất so với trữ lượng tiền năng đã
được đánh giá trước đây.
Xây dựng công cụ tích hợp nhằm kiểm soát, đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước ngầm.
Phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý việc khai thác nước dưới đất.
Quản lý các thông số: mũi khoan, đánh giá chất lượng nước dưới đất, khả
năng đáp ứng nguồn nước cho các nhu cầu khác nhau, trong hiện tại và tương
lai.
Đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước tại huyện
Vĩnh Cửu đảm bảo phát triển đô thị bền vững.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và trữ lượng
nước dưới đất và trữ lượng nước dưới đất khu vực nghiên cứu.
III. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :
PGS.TSKH: Bùi Tá Long
SVTH: Trần Đình Quân iii
IV. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ LUẬN VĂN : 1/4/2011
V. NGÀY HOÀN THÀNH : 12/7/2011
Ngày Tháng năm
PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG CHUYÊN MÔN CHỦ NHIỆM
NGÀNH
SVTH: Trần Đình Quân iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI. 4
1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai 5
1.2. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu. 7
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Vĩnh Cửu 7
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu 14
1.2.3. Hiện trạng về hạ tầng 18
1.2.4. Nguồn nhân lực 21
1.3. Sơ lược về hiện trạng khai thác nước dưới đất huyện Vĩnh Cửu 22
1.3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực nghiên cứu 22
1.3.2. Hiện trạng khai thác nước ngầm trong khu vực (tỉnh Đồng Nai) 22
1.3.3. Kết quả tham dò điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên nước dưới đất. 23
1.3.4. Kết quả phân tích chất lượng nước 30
1.3.5. Kết luận 32
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ TIN HỌC TRONG MỘT
SỐ LĨNH VỰC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NƯỚC DƯỚI ĐẤT 34
2.1. Khái niệm chung 34
2.2. Tình hình ứng dụng thông tin trong công tác quản lý môi trường 34
2.3. Giới thiệu sơ lược mô hình TIMWAN phục vụ công tác quản lý khai thác sử
dụng tài nguyên nước dưới đất huyện Vĩnh Cửu 36
2.3.1. Giới thiệu chung 36
2.3.2. Vài nét chung về TIMWAN 37
Chương 3. ÁP DỤNG PHẦN MỀM TIMWAN HỖ TRỢ QUẢN LÝ HUYỆN
VĨNH CỬU 50
3.1. Phân tích lựa trọn phần mềm. 50
SVTH: Trần Đình Quân v
3.2. Văn bản pháp luật khai thác – sử dựng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn
huyện Vĩnh Cửu. 50
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước tỉnh
Đồng Nai. 52
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 59
4.1. Kết quả thu thập từ số liệu. 59
4.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước 60
4.1.2. Danh sách cá nhân, đoàn thế khai thác nưới dưới đất 60
4.1.3. Đơn xin khai thác - thăm dò 61
4.2. Nhập số liệu vào hệ thống phần mềm TIMWAN 63
4.2.1. Các cơ quan liên quan 63
4.2.2. Đơn từ - văn bản 64
4.3. Kết quả chạy mô hình 65
4.3.1. Thống kê 66
4.3.2. Báo cáo 68
4.4. Đánh giá mức độ hiệu quả 68
4.4.1. Cập nhật thông tin 68
4.4.2. Xử lý thông tin 69
4.4.3. Giá trị thông tin 70
4.4.4. Hỗ trợ quá trình ra quyết định 70
4.4.5. Hệ thống hóa và nâng cao thao tác nghiệp vụ trong quản lý nhà nước 71
4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý nước dưới đất tại huyện Vĩnh Cửu 71
4.5.1. Giải pháp pháp lý 71
4.5.2. Xây dựng mạng lưới quan trắc và thu thập thông tin 72
4.5.3. Giải pháp quản lý 72
4.5.4. Đa dạng hóa các nguồn tài chính cho bảo vệ môi trường nước 73
4.5.5. Nâng cao nhận thức cộng đồng 73
4.6. Đề xuất 74
KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ 75
Kết luận 75
Hạn chế của đề tài 75
Kiến nghị 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 4-A
SVTH: Trần Đình Quân vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CNTT
Công nghệ thông tin
FDI
Foreign Direct Investment – Đầu tư tực tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm Quốc nội
GIS
Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý
KCN-KCX
Khu công nghiệp - khu chế xuất
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TIMWAN
Tool for supportIng perMission management for Water
resource of DA Nang city - Phần mềm quản lý cấp phép tài
nguyên nước dưới đất tại thành phố Đà nẵng
TNMT
Tài nguyên môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
SVTH: Trần Đình Quân vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Bảng thống kê độ dốc 10
Bảng 1-2:Tỷ lệ các cấp phân cắt độ sâu 10
Bảng 1-3: Tốc độ tăng trưởng trong toàn tỉnh 14
Bảng 1-4:Bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16
Bảng 1-5: Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần 16
Bảng 1-6: Kim ngạch xuất nhập khẩu các thành phần kinh tế 17
Bảng 1-7: Kim ngạch xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trong huyện Vĩnh Cửu 18
Bảng 1-8: Số lượng giếng và mật độ giếng tại huyện Vĩnh Cửu 24
Bảng 1-9: Số lượng giếng khoan khai thác tại các khu công nghiệp 24
Bảng 1-10: Mật độ giếng khai thác nước tại các huyện 25
Bảng 1-11: Hiện trạng khai thác nước dưới đất huyện Vĩnh Cửu 26
Bảng 1-12: Hiện trạng khai thác nước dưới đất tại các khu công nghiệp 27
Bảng 1-13: Bảng tổng hợp số lượng công trình khai thác tại các huyện 28
Bảng 1-14: Bảng tổng hợp lưu lượng khai thác tại các huyện 29
Bảng 1-15: Mức độ khai thác nước trên 1km2 tại Vĩnh Cửu 29
Bảng 1-16: Bảng tổng hợp kết quả phân tích thành phần hoá học 30
Bảng 1-17: Bảng tổng hợp kết quả phân tích vi lượng 31
SVTH: Trần Đình Quân viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: UBND huyện Vĩnh Cửu 7
Hình 1-2: Hệ thống sông ngòi 12
Hình 2-1: Màn hình khởi động TIMWAN 38
Hình 2-2: Menu Tạo mới đối tượng 38
Hình 2-3: Menu Danh sách đối tượng 38
Hình 2-4: Menu Bản đồ 39
Hình 2-5: Menu Tạo mới đơn/giấy phép 39
Hình 2-6: Menu Đối tượng bản đồ 39
Hình 2-7: Menu Cửa sổ 39
Hình 2-8: Menu Thống kê 39
Hình 2-9: Menu Giao diện 40
Hình 2-10: Menu Trợ giúp 40
Hình 2-11: Thanh công cụ điều kiển bản đồ 40
Hình 2-12: Thanh công cụ thao tác trên đối tượng 41
Hình 2-13: Thanh công cụ vẽ đối tượng 41
Hình 2-14: Thêm tài liệu hỗ trợ 42
Hình 2-15: Menu tiếp xúc 42
Hình 2-16: Các thành phần của thanh trạng thái. 43
Hình 2-17: Chọn lớp bản đồ để soạn thảo 43
Hình 2-18: Hộp thoại thông thường 44
Hình 2-19: Xuất các thông tin này ra file 45
Hình 2-20: Yêu cầu xác nhận lưu dữ liệu 45
Hình 2-21: Hộp thoại dạng bảng 46
Hình 2-22: Menu trong hộp thoại bảng 47
Hình 2-23: Nhóm các dòng dữ liệu theo giá trị của một cột 47
Hình 2-24: Chọn hiển thị dữ liệu theo điều kiện 48
Hình 2-25: Các điều kiện để chọn hiển thị dữ liệu 48
Hình 2-26: Xem thông tin của đối tượng trong bảng 49
SVTH: Trần Đình Quân ix
Hình 2-27: Menu Giao diện 49
Hình 3-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài nguyên
nước tỉnh Đồng Nai 52
Hình 4-1: Giao diện phần mềm TIMWAN 59
Hình 4-2: Thông tin cơ quan cấp phép 60
Hình 4-3: Danh sách tổ chức thăm dò khai thác nước dưới đất 60
Hình 4-4: Đơn đề nghị cấp phép thăm dò - khai thác nước dưới đất 61
Hình 4-5: Giấy phép khai thác nước dưới đất 62
Hình 4-6: Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới
đất 62
Hình 4-7: Quyết định gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
63
Hình 4-8: Cơ quan cấp phép 63
Hình 4-9: Danh sách địa phương 63
Hình 4-10: Đơn đề nghị cấp phép thăm dò nước dưới đất 64
Hình 4-11: Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất 64
Hình 4-12: Thống kê thời hạn của giấy phép 65
Hình 4-13: Thống kê thời hạn của quyết định gia hạn 65
Hình 4-14: Danh sách đơn đã/chưa được cấp phép 66
Hình 4-15: Thống kê thời hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất 66
Hình 4-16: Thống kê thời hạn giấy phép khai thác nước dưới đất 66
Hình 4-17: Thống kê thời hạn quyết dịnh gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất
67
Hình 4-18: Danh sách đơn tổ chức ca nhân đăng ký 67
Hình 4-19: Danh sách đơn khai thác nước dưới đất 67
Hình 4-20: Kết quả xuất ra file của phần mềm TIMWAN 68
SVTH: Trần Đình Quân 1
MỞ ĐẦU
Mở đầu
Nước là thành phần quan trọng nhất liên quan đến sự sống trên trái đất. Có
thể nói nước là vấn đề ưu tiên hàng đầu của nhân loại trong thế kỷ này.
Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu
nước đã được khẳng định qua thuật ngữ Hydroinformatis (tạm dịch là Thủy Tin).
Thuật ngữ Thủy Tin được sử dụng chung để xác định một ngành khoa học mới
mang tính liên ngành bao gồm khoa học về nước, công nghệ thông tin, viễn thông
và các mối quan hệ cần thiết mật thiết giữa chúng với các ngành khoa học khác.
Mặc dù có sự nỗ lực rất lớn của các cấp chính quyền, cũng như khả năng tự
điều tiết của thiên nhiên, nhưng tác động ngày càng gia tăng của con người đang
dẫn tới những thay đổi tiêu cực cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước mà
huyện Vĩnh Cửu không phải là ngoại lệ. Điều đáng nói ở đây là những thay đổi
mang tính tiêu cực như vậy không phải là không có giải pháp giải quyết. Ở đây
muốn nói tới nguyên nhân chủ quan do chưa thực sự quan tâm đến ứng dụng khoa
học công nghệ vào công tác quản lý môi trường.
Trong hoàn cảnh như vậy, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu mới của khoa
học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin là một trong những giải pháp mang
tính đột phá nhất là với một tỉnh thuần “công nghiệp” như tỉnh Đồng Nai nói cung
và huyện Vĩnh Cửu nói riêng là rất cần thiết.
Luận văn tốt nghiệp “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TIMWAN TRONG QUẢN
LÝ – KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI”
đặt ra mục tiêu là bước đầu xây dựng một công cụ tin học trợ giúp công tác quản lý
số liệu quan trắc chất lượng nước dưới đất, cũng như thông số các mũi khoan tại
huyện Vĩnh Cửu. Đây là một phần mềm ứng dụng công nghệ GIS, công nghệ CSDL
và mô hình toán với một số tiện ích giúp người sử dụng tra cứu, quản lý tài nguyên
nước ngầm.
Mục tiêu và nội dung của đề tài.
SVTH: Trần Đình Quân 2
Khái quát hiện trạng khai thác nước dưới đất so với trữ lượng tiền năng đã
được đánh giá trước đây.
Xây dựng công cụ tích hợp nhằm kiểm soát, đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước ngầm.
Đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước tại huyện
Vĩnh Cửu đảm bảo phát triển đô thị bền vững.
Phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý việc khai thác nước dưới đất.
Quản lý các thông số: mũi khoan, đánh giá chất lượng nước dưới đất, khả
năng đáp ứng nguồn nước cho các nhu cầu khác nhau, trong hiện tại và tương lai.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng và trữ lượng
nước dưới đất và trữ lượng nước dưới đất khu vực nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng lựa chọn nghiên cứu chính của đề tài này là nước ngầm với phạm
vi nghiên cứu là khu vựu huyện Vĩnh Cửu, khu vực chủ yếu sử dụng nước ngầm
cung cấp cho các hoạt động của các nhà máy , xí nghiệp (khu công nghiệp), đồng
thời cũng là nguồn nước cho các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt chính
của người dân.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong khu vực huyện Vĩnh Cửu.
SVTH: Trần Đình Quân 3
Hình 0-1. Vị trí vùng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dự kiến sẽ sử dụng các biện pháp sau:
Phương pháp kế thừa: các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn
đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân tích tổ hợp: thu thập số liệu, xử lý số liệu đầu
vào phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp, hỗ trợ công cụ cho các
nhà quản lý trong công tác quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng nước dưới
đất
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tích cực vào việc giảm tình trạng
ôi nhiễm nước dưới đất,đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý việc hạn chế khai thác
nước dưới đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường đô thị
theo hướng bền vững.
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 4
Chương 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam bộ có diện tích 5.903,940km
2
,
chiếm 1,76 % diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của
vùng Đông Nam Bộ.
Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 2.483.211người, mật độ dân số 423,511/km
2
.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh là 1,28%.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thành phố Biên Hòa là trung
tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 09 huyện.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng
Nai tiếp giáp với các vùng sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết
mạnh quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, tuyến đường sắt Bắc
– Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 5
cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có
vai trò gắn kết vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên.
1.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
1.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế trên địa bàn tỉnh tốc độ tăng trưởng cao, mức tăng trưởng GDP năm
2006 tăng 14,3% so với năm 2005 đạt mục tiêu Nghị Quyết đề ra (mục tiêu tăng từ
14 -14,5%). GDP các khu vực kinh tế tăng trưởng đều đạt và vượt mục tiêu Nghị
Quyết đề ra: Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16,8%; ngành dịch vụ tăng 13,9%;
ngành nông - lâm - thủy sản tăng 5,2%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng theo tỷ trọng: công nghiệp –
xây dựng chiếm 57,4%, dịch vụ chiếm 28,9% và nông - lâm – ngư nghiệp chiếm
13,7%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 34,2% vượt mục tiêu Nghị
quyết. GDP bình quân đầu người đạt 15,552 triệu đồng/năm.
Năm 2006, Đồng Nai tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu cả
nước về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài với 1.095 triệu USD và 5.500 tỷ đồng
vốn đầu tư trong nước (mục tiêu Nghị quyết đề ra là thu hút 715 triệu USD nguồn
vốn đầu tư nước ngoài và 3.320 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước).
1.1.2.2. Phát triển sản xuất
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển nhanh và đạt được
nhịp độ tăng trưởng cao trong 5 năm (2001-2005), mức tăng trưởng bình quân giá
trị công nghiệp đạt 18,74%. Trong đó: quốc doanh trung ương tăng 8,7%; quốc
doanh địa phương tăng 18%; ngoài quốc doanh tăng 26%; đầu tư nước ngoài tăng
20,57%.
Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp được khuyến khích và ưu tiên đầu
tư phát triển, mỗi năm các doanh nghiệp này đã cung cấp hàng ngàn máy nông ngư
cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp (máy bơm nước, máy xay xát, máy nổ, máy phát
điện). Ngoài ra còn cung cấp nhiều loại thiết bị phụ tùng phục vụ sơ chế và chế biến
nông sản, góp phần tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế trong nông
nghiệp.
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 6
Năm 2006, ngành công nghiệp Đồng Nai thực hiện tổng giá trị sản xuất công
nghiệp là 51.482 tỷ đồng, tăng 21,04% so với cùng kỳ, đạt 102,27% kế hoạch năm.
Trong đó: Quốc doanh trung ương đạt 6.801,7 tỷ đồng tăng 9,42% so với cùng kỳ
và bằng 93,8% so với kế hoạch năm; quốc doanh địa phương đạt 2.571,5 tỷ đồng
tăng 5,24% so với cùng kỳ và bằng 91,2% kế hoạch năm; ngoài quốc doanh đạt
6.433,93 tỷ đồng tăng 20,34% so với cùng kỳ và bằng 87,8% kế hoạch năm; đầu tư
nước ngoài đạt 35.675 tỷ đồng tăng 25,06% so cùng kỳ và bằng 108,3% kế hoạch
năm.
1.1.2.3. Nguồn nhân lực
Đồng Nai có dân số trên 2,4 triệu người (trong đó có khoảng 1,1 triệu người
trong độ tuổi lao động). số học sinh phổ thông: 485.000 học sinh. Có 13 trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, tổng số học viên, sinh viên đang theo học
19.000 học sinh, sinh viên.
Hiện có 53 cơ sở dạy nghề, đang đào tạo nghề cho 51.200 người, chủ yếu các
nghề như Kỹ thuật Điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa
nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ sĩ –
bảo vệ, lắp máy
Năm 2006 Đồng Nai đã giải quyết việc làm cho 82.670 lao động, trong đó,
giải quyết việc làm tại chỗ trên 37.110 người, đưa đi học nghề ở nước ngoài 233
người, hạ tỷ lệ thất nghiệp thành thị còn 3,4% và tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông
thôn 83%.
Theo số liệu Thống kê năm 2005 Đồng Nai có 683.677 người sống ở thành
thị hay là 31,4% cư dân sống tại các đô thị, cao hơn mức bình quân chung cả nước
(23,5%), 1.535.223 người sống ở nông thôn. Dân số đô thị của tỉnh tăng nhanh với
tốc độ bình quân 2,78% trong 5 năm gần đây.
1.1.2.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng
Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông,
nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và
đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1,
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 7
QL51), cấp III đồng bằng(QL 20). Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339
km, trong đó gần 700 km đường nhựa, khu công nghiệp tạo nên một mạng lưới liên
hoàn đến cơ sở, 100 % xã phường đã có đường ô tô đến trung tâm.
1.1.2.5. Về quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp
Tính đến tháng 12 năm 2006, Đồng Nai dự kiến quy hoạch 32 khu công
nghiệp với tổng diện tích trên 11.000 ha, trong đó 21 khu công nghiệp đã được
duyệt với tổng diện tích là 5.918 ha. Ngoài ra tỉnh cũng đã quy hoạch 50 cụm công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.491 ha. Đã có 34 cụm
công nghiệp địa phương được UBND tỉnh chấp thuận về chủ trương, với tổng diện
tích 1.373 ha, trong đó gồm 30 cụm công nghiệp tổng hợp, 01 cụm công nghiệp
chuyên ngành, 02 cụm công nghiệp vật liệu xây dựng, 02 cụm công nghiệp gốm sứ.
1.2. Sơ lược đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu.
Hình 1-1: UBND huyện Vĩnh Cửu
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Vĩnh Cửu
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Cửu nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Đồng Nai, ranh giới của
huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú và Bù Đăng của tỉnh Bình Phước
- Phía Nam giáp thành phố Biên Hòa và huyện Thống Nhất
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 8
- Phía Đông giáp huyện Định Quán và huyện Thống Nhất
- Phía Tây giáp huyện Tân Uyên của tỉnh Bình Dương
Huyện Vĩnh Cửu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp huyện
Đồng Phú và Bù Đăng tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp TP. Biên Hòa và huyện
Trảng Bom; phía Đông giáp huyện Định Quán và Thống Nhất; phía Tây giáp huyện
Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 1.092,55 km
2
, dân số năm 2008 là
112.179 người, chiếm 18,5% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh vàchiếm 4,8% dân số của
tỉnh, mật độ dân số 101 người/km
2
. Huyện có 12 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn
Vĩnh An và các xã Trị An, Thiện Tân, Bình Hòa, Tân Bình, Tân An, Bình Lợi,
Thạnh Phú, Vĩnh Tân, Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm.
1.2.1.2. Địa hình - thổ nhưỡng
Địa hình.
Huyện Vĩnh Cửu nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng đồng bằng của hạ
lưu sông Đồng Nai lên vùng cao thuộc huyện Xuân Lộc. Toàn huyện được chia
thành 2 dạng địa hình chính với những đặc trưng chủ yếu sau:
Dạng địa hình đồi thấp: phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc của huyện,
diện tích 83.351 ha, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100-200m. Độ dốc
phổ biến từ 3-500, thấp dần về phía Tây-Tây Nam. Dạng địa hình này tiêu thoát
nước thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tạo nền móng tốt cho việc xây dựng hạ
tầng cơ sở phục vụ phát triển các khu cụm công nghiệp. Vùng này chiếm 77,7%
diện tích tự nhiên toàn huyện.
Dạng địa hình đồng bằng ven sông: Phân bố về phía Nam của huyện, vùng
này chiếm 5,5% diện tích toàn huyện, cao độ trung bình biến đổi từ 5-20m, nơi thấp
nhất từ 1-2m, độ dốc dao động từ 3-150. Đất khá bằng phẳng, thích hợp với sản
xuất nông nghiệp, do nền đất yếu nên không thuận lợi cho xây dựng kết cấu cơ sở
hạ tầng công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, do địa hình cao, nguồn nước mặt hiếm
nên đa phần diện tích của vùng này thích hợp với các cây trồng cạn như: hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 9
Thổ nhưỡng
Theo báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Vĩnh Cửu hiện
nay có các nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất phù sa: 1.243 ha (chiếm 1,2%)
- Nhóm đất Gley: 4.751 ha ( chiếm 4,4%)
- Nhóm đất đen: 2.907 ha (chiếm 2,7%)
- Nhóm đất xám: 72.682 ha (chiếm 67,7%)
- Nhóm đất đỏ: 7.643 ha( chiếm 7,1%)
- Nhóm đất loang lổ: 120 ha (chiếm 0,1%)
- Hồ ao: 15.908 ha (chiếm 14,8%)
- Sông suối: 2.065 ha (chiếm 1,9%)
Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên huyện Vĩnh Cửu, hầu hết diện
tích đất đã được sử dụng với cơ cấu như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên : 109.119 ha (100%)
- Đất nông nghiệp : 17.218 ha (16%)
- Đất lâm nghiệp : 65.921 ha (61,4%)
- Đất chuyên dùng : 18.021 ha (16,8%)
- Đất ở : 507 ha (0,5%)
- Đất chưa sử dụng : 5.652 ha (5,3%)
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn rất thấp, năng suất các loại cây trồng
trong các loại hình sử dụng đất còn thấp và không ổn định.
Độ dốc, tầng dày: So với các huyện khác trong tỉnh thì tài nguyên đất của
huyện Vĩnh Cửu có nhiều hạn chế về độ dốc và tầng dày.
Về độ phì nhiêu: Đất phù sa có độ phì nhiêu cao nhất, thích hợp với nhiều
loại cây trồng, tuy vậy diện tích lại rất có giới hạn. Nhóm đất xám với độ phì nhiêu
thấp lại chiếm diện tích khá lớn.
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 10
Bảng 1-1: Bảng thống kê độ dốc
Độ dốc tỉ lệ
Ghi chú
<1
0
52.6%
Đồng bằng trũng sông La Ngà, sông
Đồng Nai, basalt Cây
Gáo.
1-5
0
26.3%
Đồng bằng đồi Tây hồ Trị An, ven
sông La Ngà: hồ Trị An
-Vơ Đất.
5-10
0
8.6%
Sườn vòm basal
10-20
0
8.9%
Sườn vòm basalt xâm thực, vòm basalt nguyên sinh, sườn
kiến tạo và núi sót
20-30
0
3.1%
Sườn kiến tạo, núi sót và sườn vòm
Basalt xâm thực.
>30
0
3.6%
Sườn kiến tạo
Nguồn [14]
Bảng 1-2:Tỷ lệ các cấp phân cắt độ sâu (độ PCS địa hình)
PCS
(m/km
2
)
Tỉ lệ
(%)
Ghi chú
<10
60%
Các đồng bằng trầm tích sông, hồ, deluvi
10-20
10.7
Các đổng bằng phát triển trên nền đá Jura và đá basalt
tuổi Q123
20-40
8.9
Chân các vòn basalt
40-60
5.3
Sườn các vòm basalt
60-80
3.4
Sườn vòm basalt sâm thực
80-150
6.0
Sườn kiến tạo, đỉnh vòm basalt nguyên sinh, sườn
vòm basalt xâm thực
>150
5.5
Sườn kiến tạo, núi sót
Nguồn [14]
1.2.1.3. Khí hậu
Vị trí nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Đồng Nai. Đây
là vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa, biến động giữa các thời điểm trong năm, trong
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 11
ngày không cao, độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai lũ
lụt. Do vậy đây là một trong các vùng lý tưởng để phát triển sản xuất công nghiệp.
Các thông số cơ bản của khí hậu như sau:
- Nhiệt độ không khí trung bình bình quân năm 26,7
0
C
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40
0
C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 13
0
C
- Nhiệt độ của tháng cao nhất: 24 - 35
0
C (tháng 4 hàng năm)
- Nhiệt độ của tháng thấp nhất: 22 - 31
0
C (tháng 12 hàng năm)
- Độ ẩm không khí dao động từ 75 - 85% cao nhất vào thời kỳ các tháng có
mưa (tháng VI - XI) từ 83 87%, do độ bay hơi không cao làm cho độ ẩm
không khí cao và độ ẩm đạt thấp nhất là vào các tháng mùa khô (tháng II
- IV) đạt 67 - 69%.
- Số giờ nắng trung bình từ 5 - 9, 6 -8 giờ/ngày.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ khoảng
2.155,9mm.
- Hướng gió chủ đạo trong khu vực từ tháng VII - X là hướng Tây - Tây
Nam, tương ứng với tốc độ gió từ 3,0 - 3,6m/s, từ tháng XI - II là hướng
Bắc - Đông Bắc, tương ứng với tốc độ gió từ 3,4 - 4,7m/s.
1.2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất.
Tài nguyên đất của huyện khá đa dạng về chủng, nhưng hầu hết đều có yếu
tố hạn chế đối với sản xuất nông – lâm nghiệp như: (1) đất dễ bạc màu chiếm
67,7%, Đất phù sa 1,2%, (3) Đất đỏ chiếm 7,1%, (4) Đất có gley chiếm 4,4%, (5)
Đất đen 2,7%, (6) Đất loang lổ 0,1%, (7) Đất trên địa hình thấp trũng, bị ngập do
ảnh hưởng lũ sông suối chiếm 16,7%.
Theo số liệu thống kê năm 2003 của Phòng tài nguyên – Môi trường huyện
Vĩnh Cửu, hầu hết diện tích đất đã được sử dụng với cơ cấu như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 109.199 ha (100%)
- Đất nông nghiệp: 17.218 ha (15,7%)
- Đất lâm nghiệp: 72.943 ha (66,8%)
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 12
- Đất chuyên dùng: 15.316 ha (14,03%)
- Đất ở: 784 ha (0,72%)
- Đất chưa sử dụng: 2.938 ha (2,69%)
Trong đất chưa sử dụng có 2.434 ha là đất sông suối, các loại đất chưa sử
dụng khác chỉ còn 504 ha.
Tài nguyên nước.
Hình 1-2: Hệ thống sông ngòi
Nước mặt lục địa: Ngoài nước mưa, nguồn nước mặt chủ yếu của huyện
được cung cấp từ các sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông La Ngà đổ vào
hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5x109 m
3
/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ,
mô đun dòng chảy năm 351/s km
2
. Nguồn nước sông Đồng Nai hiện được tích trong
hồ Trị An có diện tích 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) với mục
đích chính là thủy điện. Nói chung nguồn nước mặt trong phạm vi huyện Vĩnh Cửu
khá phong phú, chất lượng nước khá tốt, có thể sử dụng nguồn nước mặt dồi dào
này cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhưng do ảnh hưởng của địa hình nên
việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất còn hạn chế.
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 13
Nước dưới đất: Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước
Miền Nam thì nước dưới đất tại huyện Vĩnh Cửu khá phong phú, nhưng phân bố
không đều, có khả năng khai thác từ độ sâu từ 10-15m và 30-35 m, trữ lượng nước
tĩnh đạt 788.800 m
3
, tổng trữ lượng1.090.000 m
3
/ngày, chất lượng nước tốt với tổng
khoáng hóa 0,07-0,6g/l thuộc loại nước nhạt có chứa bicarbonat natri và hàm lượng
sắt cao. Hiện đã được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt và tưới cho khoảng 191 ha.
Tài nguyên khoáng sản.
Huyện Vĩnh Cửu có tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng
về chủng loại. Các chủng loại gồm kim loại quý, nguyên vật liệu xây dựng: cát, đá,
keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, paulan và laterit nguyên liêu phụ gia cho xi
măng. Qua khảo sát đã phát hiện được nhiều mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hóa với
tiềm năng triển vọng khai thác như:
Vàng: Có 2 mỏ nhỏ ở Hiếu Liêm và Vĩnh An rất có triển vọng. Còn lại là các
điểm quặng chưa được đánh giá đầy đủ ở: Lâm trường Vĩnh An, lâm trường Hiếu
Liêm.
Nhôm (Quặng bauxit): Mới phát hiện 2 mỏ ở DaTapok (lâm trường Mã Đà)
và Lâm trường La Ngà, diện tích khoảng 1.120ha, tuy nhiên đã thuộc vào vùng cấm
(rừng Nam Cát Tiên) trên 2/3 diện tích. Trữ lượng ước đạt khoảng 450 triệu m
3
.
Kaolin: Đã phát hiện 10 mỏ, chủ yếu là các mỏ nhỏ và các điểm quặng. Tập
trung chủ yếu ở Bình Ý, Thạnh Phú.
Đá xây dựng và ốp lát: Các mỏ đang khai thác, tập trung ở khu vực xã Thiện
Tân, Hiếu Liêm, Hòa Bình
Cát xây dựng: Trong lòng hồ Trị An.
Sét gạch ngói: Khá phong phú, phân bố chủ yếu ở Thiện Tân, Thạnh Phú.
Keramzit: Phân bố ở Trị An với trữ lượng ước tính khoảng gần 8 triệu tấn.
Puzolan: Rất phong phú, tập trung ở Vĩnh Tân.
Laterit: Khá phổ biến, tập trung ở Vĩnh Cửu
Nguyên phụ liệu ximăng: phát hiện ở Bến Tắm, Vĩnh An; nguyên liệu Laterit
ngoài sử dụng làm đường, gạch không nung cũng được sử dụng làm nguyên liệu
phụ gia điều chỉnh tỷ lệ sắt trong công nghệ sản xuất xi măng.
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 14
Đá vôi: được phát hiện ở xã Tân An và Trị An.
Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều điểm sỏi sạn có khả năng khai thác phục
vụ nhu cầu giao thông và san lấp mặt bằng xây dựng.
Tài nguyên rừng
Vĩnh Cửu là một trong những huyện có tài nguyên rừng phong phú nhất tỉnh
Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung. Diện tích rừng là 72.974 ha
lớn nhất trong các huyện, trữ lượng khoảng trên 6 triệu m
3
gỗ.Đến nay không còn
rừng giàu, số lượng rừng trung bình khoảng 1.500 ha, còn lại là rừng nghèo kiệt, tre
nứa và các loại rừng chồi, rừng trồng làm nguyên liệu giấy như tràm bông vàng,
bạch đàn. Một số xã trong huyện được trồng chủ yếu các loại cây có gia trị cao như:
cây sao, cây dầu, cây muồng và hiện nay đã thuộc phạm vi khu dự trữ thiên nhiên.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Cửu
1.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Do nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cạnh Thành phố Biên Hòa
với các tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của tỉnh, nên huyện Vĩnh Cửu có lợi
thế lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch, là một trong những nơi có khả
năng thu hút vốn đầu tư và có triển vọng phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng
cao, đóng vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai cũng
như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tăng trưởng kinh tế
Vĩnh Cửu là địa phương có tốc độ tăng trưởng khá, giai đoạn từ 2001-2005
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 8,92%/năm. Trong giai đoạn 2006-2008, tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 10,95% (cả tỉnh là 13,66%/năm). Cụ thể như sau:
Bảng 1-3: Tốc độ tăng trưởng trong toàn tỉnh (Đvt: tỷ đồng)
Thành phần
Năm
2000
Năm
2005
Năm
2008
Tốc độ tăng trưởng BQ
(%)
2001-
2005
2006-
2008
2001-
2008
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 15
I. GDP toàn tỉnh
(Giá 1994)
10.473
19.179
29.169
12,9
15
13.66
- Nông nghiệp
2.420
3.023
3.528
4,6
5,28
4,82
- Công nghiệp
5.583
11.755
18.761
16,1
16,86
16,36
- Dịch vụ
2.470
4.402
6.880
12,3
16,05
13,66
II. GDP huyện
Vĩnh Cửu
1.077
1.651
1.979,59
8,92
10,95
9,5
- Nông nghiệp
146
198,12
198,97
6,3
3,6
4,5
- Công nghiệp
837
1.287,78
1.572,41
9
10,5
9,4
- Dịch vụ
94
165,1
208,21
11,92
12,3
12,03
Nguồn:[1]
Nhìn chung, lĩnh vực dịch vụ những năm gần đây đã có những chuyển biến
tốt, tăng trưởng dịch vụ cao hơn giai đoạn trước và cao hơn bình quân chung toàn
Tỉnh.
Cơ cấu kinh tế
Kinh tế của huyện giai đoạn 2001 - 2008 có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ, trong đó
công nghiệp có giảm chút ít về tỷ trọng.
Giai đoạn 2001 - 2008 lĩnh vực dịch vụ có tốc độ phát triển khá, tỷ trọng
GDP dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung của huyện chiếm 8,9% (năm 2000), nhưng
giai đoạn 2001-2005 tốc độ phát triển, cũng như tỷ trọng GDP trong lĩnh vực này
tăng, trong các năm gần đây tốc độ phát triển luôn tăng. Năm 2008 tỷ trọng dịch vụ
trong cơ cấu GDP của huyện chiếm 11,66%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
giai đoạn từ năm 2000 đến 2008 như sau:
Chương 1: Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
SVTH: Trần Đình Quân 16
Bảng 1-4:Bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngành
Năm
2000
2005
2008
Tổng số (%)
100
100
100
Công nghiệp
80
78
78,43
Nông nghiệp
11,1
12
10,91
Dịch vụ
8,9
10
11,66
Nguồn[1]
Cơ cấu thành phần kinh tế
Chủ trương chuyển đổi, giải thể những doanh nghiệp nhà nước hoạt động
kém hiệu quả, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không thuộc các lĩnh vực, ngành
nghề trọng yếu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, điều hành của các
doanh nghiệp. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần
kinh tế như sau:
Bảng 1-5: Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần
Ngành
Năm
2000
2005
2008
Tổng số (%)
100
100
100
Quốc doanh TW
70,63
43,29
42,85
Quốc doanh địa phương
3,62
4,60
5,92
Ngoài Quốc doanh
4,04
7,52
10,07
Đầu tư nước ngoài
21,70
44,59
41,16
Nguồn:[1]
Kim ngạch xuất – nhập khẩu