Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 122 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HỒNG LAM

HỌ ẾCH CÂY (RHACOPHORIDAE) Ở KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HỒNG LAM

HỌ ẾCH CÂY (RHACOPHORIDAE)
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT

Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số: 60.420.103

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. HOÀNG XUÂN QUANG
NCS. ĐẬU QUANG VINH

NGHỆ AN - 2013


3i

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Khoa Sinh
học, Trường Đại Học Vinh, với sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Hoàng Xuân
Quang.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với PGS. TS. Hoàng Xuân Quang,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
này. Tôi cũng xin cảm ơn NCS. Đậu Quang Vinh đã giúp đỡ tôi trong các chuyến đi
thực địa thu mẫu!
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Động vật và Sinh lý
người, các thầy cô giáo trong khoa Sinh học-Trường Đại học Vinh, Ban quản lý
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành tốt bản luận văn
này!
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Trung tâm Thực hành-Thí nghiệm,
Trường Đại học Vinh, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ ,
động viên để tôi có điều kiện học tập, nghiên cứu tốt!
Vinh, ngày tháng

năm 2013

Tác giả

Lê Thị Hồng Lam



4ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
1.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ...............................................................3
1.2.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở Việt Nam ......................................3
1.2.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở Nghệ An .......................................7
1.2.3. Lược sử nghiên cứu ếch cây ở khu BTTN Pù Hoạt ...................................8
1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...........................................................8
1.2.1. Vị trí địa lí ..................................................................................................8
1.2.3. Đặc điểm khí hậu .....................................................................................10
1.2.4. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn ..............................................................11
1.2.5. Thổ nhưỡng ..............................................................................................12
1.2.6. Khu hệ động vật và thực vật ....................................................................12
1.3. Đặc điểm xã hội ..............................................................................................16
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 18
2.1. Thời gian và địa điểm .....................................................................................18
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................18
2.1.2. Địa điểm ...................................................................................................18
2.2. Tư liệu nghiên cứu ..........................................................................................18
2.3. Đối tượng ........................................................................................................19
2.4. Dụng cụ nghiên cứu........................................................................................19
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19

2.5.2. Phương pháp định loại: ...........................................................................19
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái phân loại .........................20
2.5.4. Định tên khoa học các loài ......................................................................21
2.5.5. Phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin ...........................................21
2.5.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................................... 23
3.1. Thành phần loài ếch cây thuộc họ Rhacophoridae ở Khu BTTN Pù Hoạt. ...23
3.2. Cấu trúc thành phần loài .................................................................................25
3.2.1. Nhận xét về cấu trúc thành phần loài trong họ Rhacophoridae ở Khu
BTTN Pù Hoạt ...................................................................................................25
3.2.2. So sánh với các vùng lân cận ..................................................................25
3.2.3. Tần số gặp qua các lần khảo sát của các loài thuộc họ Rhacophoridae
tại khu BTTN Pù Hoạt .......................................................................................26
3.3. Đặc điểm hình thái phân loại họ ếch cây ở Pù Hoạt ......................................28
Khóa định loại các giống thuộc họ ếch cây ở Pù Hoạt .....................................28


iii 5

Giống Aquixalus Delorme, Dubois, Grosjean & Ohler, 2005. .............................29
1. Aquixalus cf. ananjevae (Matsui & Orlov, 2004) .........................................29
Giống Chiromantis Peter, 1854 .............................................................................31
Khóa định loại các loài trong giống Chiromatis ...............................................31
2. Chiromantis doriae (Boulenger, 1893) ..........................................................31
3. Chiromantis vittatus (Boulenger, 1887) ........................................................33
Giống Gracixalus Delome, 2005 ...........................................................................35
4. .Gracixalus quangi Rowley J. J. L., Dau Q. V., Nguyen T. T., Cao T. T.,and
Nguyen S. V. ......................................................................................................36
Giống Kurixalus Ye, Fei & Dubois, 1999- Giống Nhái cây .................................38
5. Kurixalus verrucosus (Boulenger, 1893) .......................................................39

Giống Polypedates Tschudi, 1838-Giống Chẫu chàng .........................................41
Khóa định loại các loài trong giống Polypedates .............................................41
6. Polypedates leucomystax (Smith, 1940) ………………………………….41
7. Polypedates mutus (Smith, 1940) ..................................................................44
Giống Philautus Gistel, 1848 .................................................................................46
8. Philautus parvulus (Boulenger, 1893) ...........................................................46
Giống Rhacophorus Kuhl & Van Hasselt, 1882-Giống Ếch cây ..........................48
Khóa định loại các loài trong giống Rhacophorus ............................................48
9. Rhacophorus feae Boulenger, 1893 ...............................................................48
10. Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ...................................................50
11. Rhacophorus maximus Günther, 1858 .........................................................51
12. Rhacophorus orlovi Ziegler và Köhler, 2001 ..............................................53
13. Rhacophorus rhodopus Liu and Hu, 1960 ...................................................56
Giống Theloderma JJ. Von Tschudi, 1838 ............................................................58
Khóa định loại các loài trong giống Theloderma ..............................................58
14. Theloderma asperum (Boulenger, 1886) .....................................................58
15. Theloderma gordoni Taylor, 1962 ...............................................................60
3.4. Phân bố của họ ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt ..............................................61
3.4.1. Phân bố theo độ cao của họ Rhacophoridae ở khu BTTN Pù Hoạt ........61
3.4.2. Phân bố theo sinh cảnh của họ ếch cây ở khu BTTN Pù Hoạt...............63
3.4.3. Phân bố theo nơi sống .............................................................................63
3.5. Tầm quan trọng, giá trị bảo tồn, áp lực đe dọa, đề xuất biện pháp bảo tồn …..….66
3.5.1. Các loài quan trọng trong nhóm ếch cây ................................................66
3.5.2. Áp lực đe doạ lên khu hệ lưỡng cư, bò sát ..............................................68
3.5.3. Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên lưỡng cư,
bò sát cho Khu BTTN Pù Hoạt ..........................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 74
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….…………...76
PHỤ LỤC



6

iv

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu thủy văn ở Pù Hoạt ………………………..11
Bảng 1.2. Khu hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt …………………………….13
Bảng 1.3. Khu hệ động vật ở Khu BTTN Pù Hoạt. ………………...…………15
Bảng 1.4. Đất đai và dân sinh các xã Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong, Hạnh
Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ. ……………………………………………………….16
Bảng 3.1. Thành phần loài, phân bố theo sinh cảnh, theo độ cao, nơi sống của họ
ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt. ……………………………………….……….23
Bảng 3.3. So sánh thành phần loài giữa các khu BTTN và VQG. ……………26
Bảng 3.4. Đa dạng loài ở các điểm khảo sát…………………………………..27
Bảng 3.5. Biểu đồ so sánh khả năng phát hiện các loài trong các tháng khảo
sát………………………………………………………………………………28
Bảng 3.6. So sánh đặc điểm hình thái các loài trong giống Chiromatis……….35
Bảng 3.7. So sánh đặc điểm hình thái các loài trong giống Polypedates……...46
Bảng 3.8. So sánh đặc điểm hình thái các loài trong giống Theloderma……...61
Bảng 3.11. So sánh các đặc điểm thích nghi với nơi sống của các loài trong họ ếch
cây. ………………………………………………………………………..…...65
Bảng 3.13. Tình trạng bảo tồn của các loài ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt…...67


7v

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu …………………………………………9
Hình 2.1. Sơ đồ đo ếch nhái không đuôi. ……………………………………..20
Biểu đồ 3.2. Sự đa dạng về giống của họ ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt. ……25
Biểu đồ 3.9. Phân bố theo độ cao của họ ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt…….63
Biểu đồ 3.10. Phân bố theo sinh cảnh của họ ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt..64
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ tương quan giữa nơi sống với kích thước cơ thể……..66


v8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên.
DTSQ: Dự trữ sinh quyển.
ĐDSH: Đa dạng sinh họ.
ĐĐHT: Đặc điểm hình thái
LCBS: Lưỡng cư, bò sát.
Pp: Trang (Tiếng Anh)
VQG: Vườn quốc gia.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở phía đông trên bán đảo Đông Dương, nhờ vị trí địa lý ở một
vùng nhiệt đới nên đa dạng về địa hình, các cảnh quan, khí hậu khác biệt, tạo nên đa
dạng các kiểu hệ sinh thái. Đặc điểm đó là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự hình
thành và phát triển đa dạng các loài động vật, thực vật nói chung và lưỡng cư, bò sát
nói riêng ở Việt Nam.
Các loài lưỡng cư nói chung và ếch cây nói riêng là một mắt xích trong lưới

thức ăn tự nhiên, là nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Tuy
nhiên chúng cũng là nhóm động vật có nguy cơ bị đe dọa lớn với khoảng 1/3 tổng
số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ ếch cây Rhacophoridae là họ có số loài nhiều
nhất trong lớp ếch nhái ở Việt Nam. Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. 2009, ở Việt
Nam có 48 loài với 9 giống (Aquixalus, Chiromatis, Feihyla, Kurixalus, Nyctixalus,
Philautus, Polypedates, Rhacophorus và Theloderma) [87]. Chúng là những loài có
nhiều màu sắc đẹp, chiếm lĩnh nhiều không gian phân bố trong lớp lưỡng cư ở Việt
Nam. Trong những năm gần đây, ếch cây còn là một trong những nhóm sinh vật
nuôi làm cảnh được nhiều người ưa thích.
Từ năm 1995 ở Nghệ An, những nghiên cứu về khu hệ lưỡng cư bò sát của
VQG Pù Mát, khu BTTN Pù Huống do Hoàng Xuân Quang và các cộng sự thực
hiện đã cho thấy sự đa dạng về thành phần loài của nhóm động vật này ở miền Tây
Nghệ An. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt là một phần của khu dự trữ sinh quyển
Tây Nghệ An, có vị trí quan trọng ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp khu
BTTN Xuân Liên – Thanh Hóa, Phía Nam là khu BTTN Pù Huống, VQG Pù Mát,
phía Tây giáp khu vực núi cao thuộc tỉnh Hủa Phăn của Lào. Diện tích của khu bảo
tồn là 67.943 ha, bao gồm một phân khu nghiêm nghặt 56.837 ha và một phân khu
phục hồi sinh thái 11.097 ha, độ cao trung bình 800 - 1400m so với mực nước biển,
thuộc địa phận huyện Quế Phong, có hệ sinh thái và cảnh quan đa dạng, hệ động
vật, thực vật phong phú, nhiệt độ và độ ẩm trung bình cao, là điều kiện sống lý
tưởng cho các loài ếch nhái sinh sống. Khu BTTN Pù Hoạt là nơi được xem là có
tiềm năng đa dạng sinh học lớn nhất hiện nay ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên,
ngoài những thống kê sơ bộ ban đầu để lập đề án đề xuất thành lập khu BTTN Pù


2

Hoạt, chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống về khu hệ lưỡng cư, bò sát và cũng
chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về thành phần loài, các đặc điểm hình thái,
sinh học, sinh thái của các nhóm lưỡng cư, trong đó có nhóm ếch cây ở khu vực này.

Mặt khác, do áp lực của đời sống dân sinh với các hoạt động như săn bắt, chặt gỗ, đốt
rừng làm nương rẫy, việc xây dựng các nhà máy thủy điện, mở các tuyến đường ở
khu BTTN Pù Hoạt ngày càng lớn, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, thảm
thực vật rừng bị suy giảm, môi trường sống của các loài lưỡng cư, bò sát nói chung
và ếch cây nói riêng bị đe dọa nghiêm trọng. Trên cơ sở thực tiễn đó chúng tôi chọn
đề tài "Họ ếch cây (Rhacophoridae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài và hiện trạng phân bố theo sinh cảnh, độ cao và
nơi sống của các loài trong họ ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt.
- Xây dựng hệ thống dẫn liệu (đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái) về các
loài trong họ Ếch cây (Rhacophoridae) ở Khu BTTN Pù Hoạt, góp phần phục vụ cho
nghiên cứu về lưỡng cư, đồng thời cung cấp dẫn liệu cho các nghiên cứu sâu hơn về họ
Rhacophoridae.
- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên họ
ếch cây.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Các loài lưỡng cư họ Ếch cây, đặc điểm các sinh cảnh, môi
trường sống của chúng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận văn tiến hành nghiên cứu thực địa tại 6 xã
thuộc Khu BTTN Pù Hoạt.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần loài họ Ếch cây ở Khu BTTN Pù Hoạt, sự
phân bố theo sinh cảnh, độ cao và nơi sống.
- Làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý bảo tồn và khai thác bền vững
nhóm động vật này.


3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 7.044 loài lưỡng cư và 9.574 loài bò
sát, trong đó họ Rhacophoridae có 342 loài, có phân bố khắp lục địa châu Á, Trung
Quốc, Đông Nam Á, Nhật, Đài Loan, Philippin và các đảo khu vực Sunda (Frost
2011). Ở Việt Nam có 545 loài lưỡng cư, bò sát bao gồm 176 loài lưỡng cư
(Nguyễn Văn Sáng và cs., 2009), trong đó số loài ếch cây được ghi nhận là 48 loài
[87].
Các loài này khác nhau nhiều về kích cỡ, nhóm cỡ nhỏ có chiều dài thân từ
12 – 35 mm, nhóm cỡ lớn có chiều dài thân từ 50- 120 mm. Hầu hết các loài đều sống
và sinh sản trên cây. Chúng mang các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cây:
Chi sau dài, có màng giữa các ngón phát triển, mút ngón có giác bám, giữa các đốt
có phần sụn giúp chi linh hoạt, bám chắc vào thân cây.

1.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư, bò sát
1.2.1. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở Việt Nam
Lược sử nghiên cứu các loài ếch cây ở Việt Nam gắn liền với những nghiên cứu
về lưỡng cư, bò sát nói chung.
Từ thế kỷ XVII, nhà y học dân tộc Tuệ Tĩnh là người đầu tiên ghi nhận 16
vị thuốc có nguồn gốc từ ếch nhái, bò sát. Sau ông, những nghiên cứu về ếch nhái
bò sát hoàn toàn do người nước ngoài thực hiện, những nghiên cứu này được thực
hiện chung cho cả vùng Đông Dương (bao gồm các nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, Myanma...). Một số sách chuyên khảo về bò sát, ếch nhái của các tác
giả Morice A. năm 1978 [85]; Tirant G, năm 1885 [100] đã được xuất bản. Trong
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có 84 loài mới được các tác giả Bourret (1920,
1937, 1939, 1942) [81], Cuvie (1928), Smith (1921, 1922, 1924) [97], Boulenger
(1893) [78], Angel (1927, 1928, 1933), Schelgel (1839), Morice (1875) [85],
Pellgril (1910), Siebenrok (1903)... mô tả ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của thời kỳ này đã được Bourret tổng kết trong ba cuốn
sách chuyên khảo về rắn, rùa, thằn lằn và ếch nhái trong đó có cuốn Les

Batraciens de l'Indochine mô tả 171 loài và phân loài ếch nhái xuất bản năm 1942,
đây được coi là tài liệu đầy đủ nhất về ếch nhái, bò sát trên toàn Đông Dương,
trong đó có nhiều loài ở miền Bắc Việt Nam [79]. Trong thời kỳ này các nghiên


4

cứu tập trung vào giải quyết vấn đề phân loại học lưỡng cư, bò sát. Những nghiên
cứu này đã đặt nền móng cho khoa học động vật nói chung và bộ môn lưỡng cư,
bò sát phát triển.
Từ năm 1954 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về ếch nhái, bò sát do các
nhà khoa học Việt Nam đã được thực hiện. Năm 1956, Đào Văn Tiến nghiên cứu
khu hệ Động vật có xương sống ở Vĩnh Linh, thống kê có 12 loài ếch nhái, bò sát,
bổ sung cho vùng nghiên cứu 3 loài và mô tả một loài mới [80]. Sau đó là hàng loạt
những đợt khảo sát do cán bộ Viện sinh vật học, Khoa sinh vật Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I tiến hành trên nhiều địa
phương của miền Bắc. Tuy nhiên kết quả khảo sát chỉ mới dừng lại ở những báo
cáo khoa học mà chưa được công bố trên các tạp chí hay sách chuyên khảo. Tổng
kết thời kỳ này ở Miền Bắc, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê
được 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ (1981) [19]. Các nghiên cứu ở thời kỳ này
vẫn tiếp tục định hướng nghiên cứu về thành phần loài và bắt đầu nghiên cứu theo
định hướng nghiên cứu sinh học, sinh thái cá thể, quần thể của lưỡng cư, bò sát ở
Việt Nam.
Năm 1977 hàng loạt cuộc khảo sát do Viện Sinh vật học thuộc Viện khoa
học Việt Nam đã được tổ chức trên nhiều địa phương khác nhau trong cả nước. Để
phục vụ cho công tác nghiên cứu, Đào Văn Tiến đã liên tiếp công bố các bài báo về
lưỡng cư, bò sát trên Tạp chí Sinh vật - Địa học: Khóa định loại ếch nhái Việt Nam
(1977) [68],và các khóa định loại rắn, thằn lằn, rùa.
Năm 1986, các tác giả Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã ghi
nhận được ở Việt Nam có 200 loài bò sát, 90 loài ếch nhái. Số lượng loài ếch cây

thống kê được là 20 loài [20].
Đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21, bộ
môn lưỡng cư, bò sát đã có sự hợp tác mạnh mẽ với các nhà khoa học nước ngoài.
Nhiều công trình nghiên cứu về lưỡng cư bò sát trong đó có ếch cây đã được công
bố, nhiều loài ếch cây mới đã được phát hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam và
nước ngoài.
Từ năm 2002-2005, đã có nhiều nghiên cứu về lưỡng cư bò sát được thực
hiện ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó số lượng các loài trong họ
Rhacophoridae có ở các địa điểm như sau:


5

Khu vực đầm Ao Châu, Hạ Hòa, Phú Thọ có 2 loài (Hồ Thu Cúc và cs.,
2002) [12]; Kon Plong, tỉnh Kon Tum có 7 loài thuộc 2 giống (Nguyễn Quảng
Trường, 2002) [70]; khu vực Bà Nà, Đà Nẵng có 3 loài , thuộc 4 giống (Lê Vũ
Khôi, 2002)[17]; VQG Cát Tiên có 7 loài, thuộc 4 giống (Nguyễn Văn Sáng và cs.)
[51]; khu BTTN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang có 1 loài (2002) [52]; vùng Hồ
Núi Cốc có 2 loài (Lê Nguyên Ngật và cs., 2004) [29]; khu vực núi Hoàng Liên,
huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (8 loài ếch cây) (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2004) [53];
tỉnh Sơn La có 5 loài thuộc 4 giống (Nguyễn Văn Sáng, 2005) [55]; khu BTTN
Dakrong, tỉnh Quảng Trị (Lê Nguyên Ngật) [30].
Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng và cs. đã tổng kết các kết quả nghiên cứu
trước đó về ếch nhái bò sát của Việt Nam với 458 loài ếch nhái, bò sát, trong đó có
44 loài ếch cây [51].
Năm 2006, Nguyễn Quảng Trường và cs. nghiên cứu ở tỉnh Hà Giang ghi
nhận 9 loài ếch cây thuộc 3 giống [71]. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Ngô
Đắc Chứng và cs. ở các tỉnh Phú Yên, Đồng Tháp (2006) [8]; Lê Nguyên Ngật và
cs. ở vùng núi các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên (15 loài ếch cây)
(2007) [31]; Nguyễn Văn Sáng và cs. ở vùng núi Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn (4 loài

ếch cây) trong đó có 2 loài đặc hữu của Việt Nam là Nhái cây Mẫu Sơn Philautus
maonensis và ếch cây sần Bắc Bộ Theloderma corticale (2007) [57]; Nguyễn Quốc
Thắng và cs. ở VQG Lò Gò- Xa Mát, Tây Ninh (2 loài ếch cây) [61]; VQG Núi
Chúa, Ninh Thuận (3 loài ếch cây) (2007) [62]; Trần Thanh Tùng và cs. ở vùng núi
Yên Tử (11 loài, 5 giống) (2008) [72]; Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng ở
KBTTN Copia, Lạng Sơn (4 loài ếch cây, 3 giống) (2009) [27]. Ngoài ra còn có các
nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Thiên Tạo ở các vườn
quốc gia Pia oăc và VQG Xuân Sơn (2009) [64]; Lê Nguyên Ngật và cs. đã thống
kê được 15 loài ếch cây thuộc 6 giống ở vùng Tây Bắc Việt Nam (2011) [33];
Hoàng Thị Nghiệp, Ngô Đắc Chứng ở vùng An Giang, Đồng Tháp (3 loài ếch cây)
(2011) [33]; N.A Poyakov và cs. ở VQG Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu) trong đó có 2
loài ếch cây (2011) [86] và nhiều tác giả khác [10,16,18,19...]. Năm 2009, số loài
ếch nhái ở Việt Nam được ghi nhận là 169 loài, trong đó họ ếch cây có 49 loài
thuộc 7 giống (Rhacophorus, Polypedates, Kurixalus, Chiromatis, Nyxtixalus,


6

Gracixalus, Philautus) [87]. Từ đó đến nay nhiều loài ếch cây mới liên tục được
phát hiện như: Theloderma lateriticum (Bain et al., 2009) [75], Rhacophorus
vampyrus (Rowley et al., 2010) [95], Theloderma palliatum và T. nebulsum
(Rowley et al., 2011) [93], Gracixalus quangi (Rowley et al., 2011) [94],
Theloderma chuyangsinensis, T. bambusicolum và Rhacophorus robertingeri
(Orlov et al., 2012) [90], Gracixalus waza (Nguyen et al., 2012) [88] và mới đây
nhất là loài Rhacophorus helenae (Rowley et al., 2013) [96].
Tại khu vực Bắc Trung Bộ:
Khu vực Bắc Trung Bộ có tọa độ địa lí 16012’ đến 20040’ vĩ độ Bắc, 104025’
đến 108016’ độ kinh Đông. Bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên–Huế.
Diện tích toàn vùng 51.500,7 km2. Trong khu vực có nhiều cảnh quan đa dạng, diện
tích chỉ chiếm khoảng 15,64% toàn quốc nhưng có đến 14 khu bảo tồn, gồm các

VQG, khu BTTN, Khu BTTN, một Khu dự trữ sinh quyển Miền Tây Nghệ An và
một Khu Di sản thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha Kẻ - Bàng, là nơi có tính đa
dạng sinh học cao với hệ động vật và thực vật phong phú, đa dạng. Đã có nhiều
nghiên cứu về LC, BS ở Bắc Trung Bộ của các tác giả trong và ngoài nước,
(Bourret, 1942 – 1943) [76]; Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, 1981 [19].
Từ 1982 -1993, Hoàng Xuân Quang và cs. đã thống kê danh sách ếch nhái, bò sát
các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, gồm 128 loài, 42 giống, 24 họ, 4 bộ ếch nhái, bò sát
kèm theo phân tích về sự phân bố địa hình, sinh cảnh đặc điểm sinh học của các
nhóm và quan hệ thành phần loài với các khu phân bố ếch nhái, bò sát trong nước
và các khu vực lân cận (1993) [35]. Ngô Đắc Chứng (1995) đã thống kê ở Vườn
quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 19 loài ếch nhái, trong đó có 4 loài ếch cây
thuộc 2 giống [39]. Thời gian sau này, nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các vùng
khác nhau ở khu vực Bắc Trung Bộ: Hoàng Xuân Quang và cs. ở vùng Chúc AHương Sơn, Hà Tĩnh (1999) [38], Nguyễn Văn Sáng và cs. ở VQG Bến En (2000)
[48], Lê Nguyên Ngật (2005) ở Khu BTTN Đakrong, tỉnh Quảng Trị thống kê được
1 loài ếch cây [30], Đoàn Văn Kiên, Hồ Thu Cúc ở khu vực Lệ Thủy, Quảng NinhQuảng Bình (2007) [23]. Hồ Thu Cúc và cs. ở huyện Hướng Hóa-Quảng Bình
(2007) thống kê được 14 loài ếch cây thuộc 4 giống trong đó có 1 loài đặc hữu
(Philautus truongsonensis), 1 loài bị đe dọa ở mức nguy cấp (Rhacophorus kio)
[14], Nguyễn Kim Tiến và cs. ở khu BTTN Pù Hu-Thanh Hóa (2011) [68], Hoàng


7

Xuân Quang và cs. (2012) ở VQG Bạch Mã đã thống kê được 87 loài ếch nhái,
trong đó có 9 loài ếch cây [46].
Những năm gần đây, nghiên cứu ếch nhái, bò sát ở nước ta vẫn tiếp tục được
tiến hành, đặc biệt là ở các VQG và Khu BTTN, các vùng sâu, vùng xa. Định hướng
nghiên cứu vẫn là phân loại, đặc điểm sinh học, quần thể các loài và môi trường
sống, bước đầu xây dựng khóa định loại LC- BS cho từng địa phương, tiếp cận với
phân loại bằng kỹ thuật sinh học phân tử và bảo tồn các loài quý hiếm.
1.2.2. Lược sử nghiên cứu lưỡng cư bò sát ở Nghệ An

Nghệ An được biết đến là nơi có tính đa dạng sinh học cao và có nhiều đặc
điểm mang tính chuyển tiếp với các KBTTN, VQG ở phía Bắc (Bến En, Pù Luông,
Xuân Liên - Thanh Hoá) và phía Nam (Vũ Quang, Kẽ Gỗ - Hà Tĩnh, Phong Nha Kẻ
Bàng - Quảng Bình). Chính vì vậy, năm 2007 Khu Dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An
đã được thành lập gồm VQG Pù Mát, Khu BTTN Pù Huống và Khu BTTN Pù
Hoạt, là điểm nghiên cứu ĐDSH được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan
tâm, được Chính phủ ưu tiên bảo tồn.
Cho đến nay đã có nhiều đợt điều tra nghiên cứu tại nhiều địa điểm, vùng
sâu, vùng xa, các khu BTTN, VQG trong khu vực, trong đó có các nghiên cứu của
Bộ môn Động vật – Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn Trường Đại học
Vinh với sự hỗ trợ của chương trình DANIDA đã tiến hành nghiên cứu tại một số
khu vực khác nhau của vùng Tây Nghệ An: Hoàng Xuân Quang và cs. nghiên cứu ở
vùng đệm VQG Pù Mát đã ghi nhận 41 loài, bổ sung 7 loài ếch nhái và 8 loài bò sát
cho danh sách loài của VQG Pù Mát trong đó có 2 loài ếch cây (2004) [41]. Năm
2005, Hoàng Xuân Quang và cs. đã thống kê ở Khu BTTN Pù Huống có 87 loài
lưỡng cư, bò sát [42], đến năm 2008, số loài lưỡng cư bò sát ở đây đã tăng lên 95
loài, tuy nhiên trong đó họ Rhacophoridae chỉ có 1 loài [45]; Lê Đông Hiếu (2008)
nghiên cứu khu hệ lưỡng cư bò sát khu vực VQG Pù Mát thống kê được 130 loài
ếch nhái bò sát trong đó họ Rhacophoridae có 10 loài [17]. Ngoài ra còn có nghiên
cứu của các tác giả khác như: Lê Nguyên Ngật và cs. (2001) [30], Nguyễn Văn
Sáng và cs (2000, 2005), Cao Tiến Trung và cs (2009, 2012), Hoàng Ngọc Thảo và
cs. (2012), Đậu Quang Vinh và cs (2008, 2012),....


8

Kết quả, các nghiên cứu đó đã thống kê được ở khu DTSQ Tây Nghệ An có
144 loài, gồm 87 loài bò sát và 57 loài ếch nhái, trong đó có 13 loài ếch cây, phát
hiện 2 loài mới cho khoa học và bổ sung cho Nghệ An 18 loài [60] .
1.2.3. Lược sử nghiên cứu ếch cây ở khu BTTN Pù Hoạt

Khu BTTN Pù Hoạt có vị trí rất quan trọng trong khu DTSQ thế giới miền
Tây Nghệ An, là địa điểm được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là
có tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, đây là khu vực còn ít được quan tâm
nghiên cứu. Cho đến nay, nghiên cứu về lưỡng cư ở Pù Hoạt mới được biết đến bởi
các cuộc khảo sát sơ bộ ban đầu làm cơ sở cho việc đề xuất thành lập khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Hoạt. Kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến một số loài lưỡng cư, bò sát
chung cho khu bảo tồn. Từ năm 2005 – 2009Bộ môn Động vật, khoa Sinh học, Đại
học Vinh đã có khảo sát nghiên cứu tại Tây Bắc Nghệ An trong đó có các xã Thông
Thụ, Đồng Văn, Nậm Giải. Rowley và cs. trong một chuyến khảo sát đã phát hiện
và mô tả một loài nhái cây mới Gracixalus quangi (2011) [94], Đậu Quang Vinh và
cs. nghiên cứu về tiếng kêu thông báo của ếch cây chân đỏ Rhacophorus rhodopus
ở Pù Hoạt (2012) [72]. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào có tính hệ thống và đi sâu
vào các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của các loài lưỡng cư nói chung và
ếch cây nói riêng. Chính vì vậy nội dung nghiên cứu của đề tài cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn.

1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lí
Khu BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lí 190 25’ - 200 00’ vĩ Bắc, 1040 37’ - 1040
14’ kinh Đông, thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Phía Bắc giáp với tỉnh
Thanh Hóa, phía Tây giáp biên giới Việt – Lào; phía Nam là xã Tri Lễ, Nậm Giải và
phía Đông là xã Tiền Phong, tổng diện tích của khu vực hiện có 67.943 ha (Theo
Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam) (Hình 1.1)


9

Thông Thụ
Đồng Văn


Hạnh Dịch
Nậm Giải

Tri lễ

Tiền Phong


10
1.2.2. Địa hình

Khu BTTN Pù Hoạt nằm dọc biên giới Việt – Lào theo hướng Đông Bắc –
Tây Nam dài 47 km, bề ngang rộng nhất ở bắc sông Chu 25 km, hẹp nhất về phía
Nam 12 km. Ở đây có địa hình núi cao và núi trung bình, nơi thấp nhất là bề mặt
các suối Nậm Giải, Nậm Viếc, sông Chu cao 120 – 150 m so với mực nước biển. Độ
cao trung bình 800 – 1400 m. Các đỉnh cao nhất 2452 m, 2330 m, 1723 m, 1530 m...
tập trung ở phía núi Pù Hoạt – Pù Pha Lâng nằm ở phía nam khu BTTN Pù Hoạt;
Phía bắc giáp với Tỉnh Thanh Hóa có núi Pù Nhích cao 1250 m, ở vùng trung tâm
có núi Pù Phá Nhà cao trên 1500 m. Địa hình chia cắt tương đối sâu. Các khe suối
xâm thực giật lùi về phía tây với dòng chảy mạnh, các sườn núi dốc và hiểm trở, 3
hệ suối ở độ cao 150 m với 3 đường phân thủy ở độ cao trên 1500 m đã tạo nên sự
hiểm trở và có nhiều ghềnh thác. Giữa phía Lào và Việt Nam cũng là đỉnh dông và
đường phân thủy cao 1200 – 1500 m, rất dốc về phía Việt Nam và dốc nhẹ về phía
Lào. Ngoài ra một diện tích nhỏ núi đá vôi phân bố ở phía sông Chu, núi Pù Nhích,
trên sườn Pù Phá Nhà và phía Tây Bắc đỉnh Pù Hoạt.
1.2.3. Đặc điểm khí hậu
Pù Hoạt nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, mùa hè nóng.
Mặt khác do địa hình là dãy núi cao có khả năng chắn gió và nằm gần như vuông
góc với hướng gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây Nam nên đã gây ra mưa lớn ở
sườn đón gió và hiệu ứng "Phơn" khô nóng vượt qua dãy Pù Huống làm cho khu

vực Pù Huống có mưa nhiều vào mùa hạ (tháng 4 đến tháng 10) và khô về mùa
đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,50C, trong đó nhiệt độ phân bố không
đều qua các tháng, có sự giao động nhiệt độ trong năm rất rõ rệt. Mùa đông nhiệt độ
thấp nhất vào tháng 1 (17,00C) và tháng 12 (18,10C). Mùa hè nhiệt độ cao nhất vào
tháng 6 (28,30C) và tháng 7 (28,70C). Biên độ giao động trung bình là 8,00C.
Lượng mưa:Trung bình hàng năm có lượng mưa đạt 179,11 mm. Có thể phân biệt
2 thời kỳ mưa rõ rệt, thời kỳ mưa nhỏ từ tháng 4 (trung bình 92 mm) đến tháng 7
(trung bình 158 mm) và thời kỳ mưa lớn từ tháng 8 (trung bình 268,2 mm) đến
tháng 10 trung bình 300,5 mm) và lượng mưa vào mùa đông là rất ít (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau).


11

Độ ẩm: Có hai mùa khô và ẩm khác nhau. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 đến tháng
5 năm sau. Độ ẩm trung bình các tháng là 86,0%. Độ ẩm vào mùa khô lúc có gió
Lào xuống thấp vào các tháng 6 và tháng 7 (74% và 81%).
Số giờ nắng trung bình/ ngày: Trung bình là 4,5 giờ/ngày, trong đó tháng có giờ
nắng cao nhất là tháng 7 (6,7 giờ), tháng có giờ nắng thấp nhất là tháng 2 (2,3 giờ)
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu thủy văn
[Nguồn: Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam]

Chỉ số
Nhiệt
độ(0C)
Lượng
mưa(mm)


Tháng
VII

VIII

IX

X

XI

XII

TB
năm

28,7

27,6

26,3

24,0

21,0

18,1

23,5


35,6 34,4 43,6 92,0 117,4 163,2 158,2

268,2

386,0

300,5

104,5 33,5 1791,1

I

II

III

IV

V

VI

17,0 18,1 20,9 24,7 27,5 28,3

Biên độ
giao động
nhiệt độ(0C)

6,8


6,1

6,9

8,5

9,9

9,3

10,0

8,6

7,6

7,3

7,0

7,6

8,0

Độ ẩm(%)

89

89


89

85

81

81

74

84

87

88

88

87

86

Số giờ
nắng(h)

2,8

2,3

2,9


4,6

6,6

5,8

6,7

5,2

5,1

4,8

3,6

3,6

4,5

1.2.4. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn
Hệ thống sông suối ở Pù hoạt chia thành hai lưu vực sông chính:
- Lưu vực sông Chu: Sông Chu bắt nguồn từ sông Nậm Sam từ cao nguyên
Hủa Phăn (Lào) chảy vào Việt Nam ở Tây Bắc huyện Quế Phong, qua các xã Thông
Thụ, Đồng Văn, ở đây sông Chu nhận thêm các chi lưu từ các dãy núi cao khu vực
Tây Bắc (giáp biên gới Việt Lào) và phía Bắc (giáp với Thanh Hóa). Ngoài ra có
dòng Huổi Dinh thu nhận hệ thống sông suối khu vực Mường Piệt qua bản Lốc, hợp
lưu với dòng chính sông Chu ở bản Mai.
- Lưu vực sông Con: Ở phía Nam khu vực nghiên cứu, gồm có 3 dòng chính:

+ Sông Nậm Quàng: Bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, chảy qua
Cắm Muộn, Quang Phong.
+ Sông Nậm Giải: Bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giải, chảy qua
các xã Châu Kim, Mường Nọc.


12

+ Sông Nậm Việc bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Hạnh Dịch, Tiền
Phong.
Các khe suối và dòng chính chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
1.2.5. Thổ nhưỡng
Địa chất khu vực có khác nhau giữa các phân khu. Phía Nam của khu bảo tồn
chủ yếu là granit: Đỉnh Pù Hoạt và vùng phụ cận được tạo ra do sự xâm nhập của
marma chứa syenit và granit felspar kiềm, bao quanh phân khu này là granit genit.
Phía Tây Nam của khu vực có một dải hẹp đá vôi kéo dài theo hướng Tây Nam; Tiếp
đến là một vùng đất sa thạch rộng, đất bùn, đất sét, đá vôi, đá cuội, sỏi và đất cát. Phía
Bắc của khu vực là một dải đất rộng được tạo bởi axít phun trào và đá tro núi lửa có
diện tích tương đối rộng. Khu vực này có khí hậu nóng và ẩm, trên cao 1000 m có lớp
thảm khô chưa phân hủy triệt để, ở độ cao trên 1500 m tầng mùn chưa phân hủy khá
dày, 3 loại đất chủ yếu:
- Đất feralit đỏ vàng có mùn trên núi. Phân bố ở độ cao trên 1000 m có ở Pù
Hoạt, Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ có hàm lượng mùn cao 13 – 18%, chua (pH < 4); đá
mẹ chủ yếu là Riolit. Đất đai được che phủ bởi rừng lá rộng thường xanh vùng núi
trung bình và núi cao, có một tỉ lệ nhỏ cây lá kim (chiếm khoảng 24% diện tích).
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch dưới 800 m, tầng đất dày,
đá mẹ chủ yếu là riolit và granit, phân bố ở sườn dông và gần khe suối, phong hóa
mạnh. Rừng có độ che tán 80%.
- Đất phát triển do phong hóa đá vôi. Phân bố trên các đỉnh dông của Nậm
Giải, Thông Thụ tạo thành các đám nhỏ, các sản phẩm phong hóa tích tụ ở các khe

vách tạo nên các tầng mùn mỏng lấp đầy các khe đá, tạo điều kiện cho một số loài
thực vật phát triển.
1.2.6. Khu hệ động vật và thực vật
1.2.6.1. Khu hệ thực vật
Khu hệ thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt có 763 loài thuộc 427 chi và 124 họ
(Bảng 1.2)
Về tài nguyên thực vật đã thống kê được: Cây cho gỗ có giá trị: 72 loài. Cây
cho quả và hạt ăn được: 25 loài. Cây làm rau xanh: 15 loài. Cây thuốc: 95 loài. Cây


13

cho tinh dầu: 14 loài. Cây cho dầu béo: 28 loài. Cây cho sởi và đan tát: 22 loài. Cây
cho chất nhuộm: 6 loài. Cây cho nhựa: 5 loài. Cây cảnh và bóng mát, trang trí: 65
loài.
Bảng 1.2. Khu hệ thực vật ở khu BTTN Pù Hoạt [4]
Nhóm phân loại

Số họ

Số chi

Số loài

Ngành Quyết thực vật ( Polydiophita )

15

24


59

Ngành hạt trần ( Pinophita)

4

7

6

Ngành hạt kín ( Magnoliophita ):

105

397

697

- Lớp 2 lá mầm

87

330

585

- Lớp 1 lá mầm

18


67

112

Tổng số

124

427

763

Khu BTTN Pù Hoạt có 56.232 ha rừng tự nhiên, chiếm 83 % tổng diện tích,
nhưng chỉ có 33.555 ha rừng ít bị tác động, rừng tự nhiên ở Pù Hoạt bao gồm 3 kiểu
rừng chính:
- Rừng thường xanh mưa nhiệt đới núi cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim
Phân bố ở các đai cao trên 1600 m của các khối núi chính là: Pù Hoạt, Pù
Pha Luông, Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ và một phần nhỏ ở biên giới phía Bắc giáp
huyện thường Xuân – Thanh Hóa, rừng phát triển trên đất mùn thô, trên đá riolit
xen kẽ đá feralit. Có các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm dưới 20.00 C.
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 10–130 C. Lượng mưa hàng năm trên 2000 mm.
Số tháng khô 1-2 tháng. Số ngày mưa 100–150 ngày. Độ ẩm không khí trung bình
82–86%.
Kiểu rừng này ít bị tác động, tính nguyên sinh còn cao, thực vật chiếm ưu thế
là cây lá rộng, cây lá kim có một số loài cỡ lớn nhưng mật độ và sinh khối không
vượt quá 30%. Họ ưu thế là: Lauraceae, Fagaceae, Theaceae, Araliacea. Rừng chia
làm 3 tầng: Tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loài cây lá rộng và các
loài cây lá kim: Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông tre (Podocarpus
neriifolius). Tầng cây gỗ nhỏ và cây tái sinh với các loài thuộc họ Ngũ Gia bì
(Araliaceae), như các loài Chân chim (Schefflera), Đúng (Trevesia), họ Ba mảnh vỏ

(Euphorbiaceae), Họ cà phê (Rubiaceae). Tầng vượt tán với 2 loài cây lá kim có giá


14

trị là Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Sa mu (Cunninhamia konishii), những loài cây
này với đường kính trung bình 50 – 80 cm, chiều cao 40 – 50 m vươn lên khỏi tán
rừng một cách rõ rệt.
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi trung bình
Phân bố ở độ cao 800 – 1500 m, phân bố rộng khắp vùng sườn núi từ các
tiểu khu giáp Thanh Hóa, sông Chu cho tới núi Pù Phá Nhà, Pù Cao Mạ, Pù Pha
Lâng và phía Đông núi Pù Hoạt. Rừng phát triển trên đất feralit màu vàng, đá mẹ chủ
yếu là riolit và granit, phong hóa mạnh, tầng đất dày đến trung bình, độ sói mòn yếu,
độ tán che 80 %. Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ trung bình 20 – 220 C. Nhiệt độ trung
bình tháng lạnh nhất 13 – 150 C. Lượng mưa hàng năm trên 1600 mm. Số tháng khô 3
tháng. Số ngày mưa 100 – 150 ngày. Độ ẩm không khí trung bình trên 82%.
Kiểu rừng này còn giữ được tính nguyên sinh cao, đôi chỗ bị làm nương rẫy
với từng đám nhỏ, thực vật chiếm ưu thế là cây lá rộng sinh trưởng tốt như Họ Dẻ
(Fagaceae); Họ Re (Lauraceae), Họ Mộc lan (Magnoliaceae)…Rừng chia làm 4
tầng: Tầng vượt tán ở đây có loài Chò chỉ (Parashorea chiensis). Tầng ưu thế sinh
thái tạo nên tán rừng tương đối đồng đều cao từ 18–20 m với đa số cây lá rộng: Táu
muối (Vatica chevalieri), Táu mật (Vatica odorata), Lát (Chukrasia tabularis),
Đinh (Markhamia stipudata), Dẻ (Castanopsis symmetricupulata)…Tầng dưới tán
bao gồm nhiều loài của họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) như: Mã rạng (Macaranga
henryi), Nàng hai (Sumbaviopsis macrophylla); Họ Cà phê (Rubiaceae), như Vàng
kiền (Nauclea purpuntea), và các loài phổ biến như Máu chó (Knema pachycarpa),
Chân chim (S. crassbracteata). Tầng quyết có loài Dương xỉ (Epuisetum diffusum),
Ráy (Alocasia macrorrhzos), Thiên niên kiện (Homalomera occumla)…
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp
Phân bố ở độ cao dưới 800 m, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên nền

granit, sa phiến thạch, tầng đất mỏng đã bị rửa trôi mạnh ở một số diện tích, do có
những giai đoạn mà thảm che bị phá vỡ do đốt nương làm rẫy. Các yếu tố khí hậu:
Nhiệt độ trung bình 22 – 240 C. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 15 – 190 C.
Lượng mưa hàng năm 1600 – 2000 mm. Số tháng khô dưới 3 tháng. Số ngày mưa
100 – 150 ngày. Độ ẩm không khí trung bình 86%.
Rừng chia làm 3 tầng: Tầng ưu thế sinh thái tạo thành tán rừng với các loại:
Chẹo (Engelhrdtia), Bứa (Garcinia), Vạng (Endospermum), Đa (Ficus). Tầng dưới


15

tán có nhiều loại và thay đổi theo địa hình, chủ yếu các loài Họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), Họ cà phê (Rubiacaea)…Tầng cỏ quyết: Dương xỉ (Equisetum
diffusum), Cọ (Elaeis guineensis) và xuất hiện nhiều nứa (Neohouzeaua), Giang
(Dendrocalamus pasllaris)…
* Kiểu phụ rừng kín thường xanh lá rộng trên núi đá
Kiểu phụ này nằm trong vành đai rừng lá rộng thường xanh núi thấp dưới
800 m phát triển trên núi đá vôi, phân bố ở xã Thông Thụ phía bắc sông Chu và một
diện tích nhỏ ở Pù Phá Nhà. Rừng chia làm 3 tầng chính, tầng ưu thế tạo thành tán
rừng không đều với các loài ưu thế: Long não (Pterospermum), Ô rô (Taxotrophis),
Na hồng (Miliusa), Bưởi bung (Acronychia). Trên các lập địa hơi bằng hoặc tích tụ
mùn có một số cây tầm vóc lớn vượt khỏi ưu thế như: Sâng (Pometia), Sấu
(Dracontomelum), Thung (Tetremeles nudiflora). Tầng cây bụi với các loài Ba chạc
(Euodia lepta), Cau rừng (Pinangan annamensis)…
* Kiểu phụ tre nứa
Kiểu phụ tre nứa phân bố ở độ cao dưới 600 m dọc theo các khe suối và bản
làng, rừng tre nứa xuất hiện sau nương rẫy bỏ lại lâu ngày với các loài Nứa
(Neohouzeaua), Lùng (Lingnalia), Giang (Dendrocalamus pastellaris).
1.2.6.2. Khu hệ động vật
Những khảo sát bước đầu ở Pù Hoạt đã thống kê được 193 loài động vật có

xương sống thuộc 4 lớp (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Khu hệ động vật ở Khu BTTN Pù Hoạt [4]
Lớp

Bộ

Họ

Loài

Thú

6

16

45

Chim

10

33

131

Bò sát

2


6

11

Lưỡng cư

1

2

6

Tổng số

19

57

193

Số loài lưỡng cư thống kê được ở những cuộc khảo sát này mới chỉ dừng lại
ở 6 loài. Tuy nhiên với cảnh quan đa dạng, điều kiện tự nhiên thích hợp cho các loài


16

lưỡng cư sinh sống (khí hậu nóng ẩm, địa hình nhiều sông suối, khu hệ thực vật phong
phú) thì chắc chắn rằng những con số kể trên là chưa thực sự đầy đủ.

1.3. Đặc điểm xã hội

Trong phạm vi của Khu BTTN Pù Hoạt có 6 xã: Đồng Văn, Thông Thu, Tiền Phong,
Hạnh Dịch, Nậm Giải và Tri Lễ thuộc huyện Quế Phong bao gồm các dân tộc: Thanh,
Thái, Khơ-mú, Mường, H’mông và Kinh với tổng dân số 37.365 người (Bảng 1.4).
Ngoài sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, đời sống của người dân ở đây chủ yếu được
vào khai thác các loại tài nguyên rừng (gỗ, măng, tre, lá cọ, ong mật, cây thuốc, săn bắt
động vật…). Việc sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương ở đây gặp nhiều
khó khăn do còn thiếu phương tiện kỹ thuật, giống, phân bón…Do giao thông trong
khu vực không thuận tiện nên sản phẩm sản xuất chủ yếu để tự cung tự cấp.(Bảng 1.4)
Bảng 1.4. Đất đai và dân sinh các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong,
Hạnh Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ [4].
TT



Diện tích (ha)

Đất nông nghiệp (ha)

Dân số (người)

1

Đồng Văn

28.555

516

4.784


2

Thông Thụ

42.131

783

4.980

3

Tiền Phong

14.479

1272

11.900

4

Hạnh Dịch

17.879

648

3.585


5

Nậm Giải

14.420

387

1.665

6

Tri Lễ

20.735

1157

10.214

138.002

4763

37.365

Tổng

Sử dụng đất nông nghiệp: Lương thực được sản xuất chủ yếu là lúa gồm lúa
nương và lúa nước với diện tích 2.885 ha, năng suất trung bình 17 tạ/ha, ruộng bậc

thang có diện tích nhỏ ở các bản Sài, Mường Đán, bản Púc; Sắn có diện tích 1.317
ha, năng suất 63 tạ/ha.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển trong
vùng, bình quân mỗi hộ có 1 đến 2 con trâu, lợn, gà, vịt được nuôi thả quanh khu
vực sinh sống.
Giáo dục, y tế:


17

- Các xã trong vùng nghiên cứu đều có trường tiểu học và trung học cơ sở,
công tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường vẫn chưa huy động hết. Trình độ
văn hóa nói chung còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do kinh tế còn khó khăn, cơ sở hạ
tầng phục vụ giảng dạy còn thiếu, đi lại khó khăn.
- Mạng lưới y tế đã có tới các xã, 100% các xã trong vùng đều có trạm y tế
với nhà cấp 4 trở lên, nhưng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế,
thuốc chữa bệnh và cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn thiếu.
Giao thông: Mạng lưới giao thông trong vùng khá phát triển, các xã đều có
đường ô tô đến trung tâm xã. Tuy nhiên vào mùa lũ giao thông gặp nhiều khó khăn.


×