Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Đa dạng sinh học thú móng guốc ngón chẵn ( artiodactyla) ở khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
------- 000 -------

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

ĐA DẠNG SINH HỌC THÚ MÓNG GUỐC NGÓN CHẴN (ARTIODACTYLA) Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC
MÃ SỐ: 60 42 10

Học viên thực hiện:

Phạm Thị Huyền

Hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Vũ Khôi
TS. Cao Tiến Trung

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã được đón nhận sự quan tâm giúp đỡ
và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu Trường Đại học Vinh; Ban chủ nhiệm khoa Sau
Đại học; các thầy cô giáo tổ bộ môn Động vật - Sinh lý, khoa Sinh học Trường Đại
học Vinh; Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống; chính quyền và nhân dân
các xã xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống; bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đối
với những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn GS.TS. Lê Vũ Khôi, TS. Cao Tiến Trung đã định


hướng và trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn; Quỹ học bổng sáng tạo
Đacuyn đã hỗ trợ kinh phí để tác giả tiến hành nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý chân
thành, thẳng thắn của các nhà chuyên môn, các cơ quan tổ chức, quý thầy cô, bạn bè
và đồng nghiệp để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 22 tháng 12 năm 2011
Phạm Thị Huyền

2


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt
Danh lục bảng
Danh lục hình và biểu đồ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
1.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Móng guốc ............................. ...............3
1.1.1. Hệ thớng phân loại thú Móng guốc...............................................................3
1.1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Móng guốc ở Việt Nam……………….5
1.1.3. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Móng guốc ở Nghệ An.............................7
1.2. Đặc điển tự nhiên - xã hội khu vực nghiên cứu............................................8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................8
1.2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................8
1.2.1.2. Địa hình.......................................................................................................9

1.2.1.3. Khí hậu thủy văn.......................................................................................11
1.2.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng.............................................................................12
1.2.1.5. Thảm thực vật............................................................................................13
1.2.1.6. Hệ thực vật…………………………………………………………….15
1.2.1.7. Hệ động vật...............................................................................................15
1.2.2. Đặc điểm dân sinh và kinh tế.......................................................................15
Chương 2. Địa điểm, thời gian, tư liệu và phương pháp nghiên cứu....................18
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………….............................................18
2.2. Tư liệu nghiên cứu.........................................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu………….............................................................20
2.3.1. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã công bố.................................................20
2.3.2. Phỏng vấn thu thập thông tin trong nhân dân..............................................20

3


2.3.3. Thu thập các di vật thú trong nhà dân.........................................................21
2.3.4. Khảo sát theo tuyến......................................................................................22
2.3.5. Nghiên cứu sinh cảnh...................................................................................23
2.3.6. Phương pháp xử lý và định loại mẫu vật.....................................................23
2.3.7. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)..........................................25
2.3.8. Phương pháp lập sơ đồ phân bố một số loài thú Móng guốc......................25
2.3.9. Điều tra hiện trạng sử dụng thú rừng………...............................................25
2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................26
3.1. Thành phần lồi thú Móng guốc ngón chẵn ở KBTTN Pù Huống..........26
3.1.1. Thành phần loài............................................................................................26
3.1.2. Thực trạng bảo tồn các loài thú Móng guốc ngón chẵn KBTTN Pù
Huống..................................................................................................................27
3.2. Một số đặc điểm hình thái các lồi thú Móng guốc ngón chẵn ở

KVNC..28
3.2.1. Lợn rừng …………………………….......................................................28
3.2.2. Cheo cheo java
.............................................................................................30
3.2.3. Nai ...............................................................................................................31
3.2.4. Hoẵng …………………………………………………………………...33
3.2.5. Mang lớn ………………………………………………………………..35
3.2.6. Mang Trường Sơn ……………………………………………….……...36
3.2.7. Bò tót ………………..………………………………………………….37
3.2.8. Sơn dương.…………………………………………………………..…..38
3.2.9. Sao la………………………………………………………………….....40
3.3. Thông tin về hiện trạng các loài TMGNC ở KBTTN Pù
Huống.......41
3.4. Sự phân bố thú Móng guốc ngón chẵn trong KBTTN Pù
Huống.............48

4


3.4.1. Đặc điểm sinh cảnh các tuyến khảo sát……………....………………….48
3.4.2. Kết quả phát hiện nơi phân bố của Lợn rừng, Hoẵng trong
KVNC......................49
3.4.3. Phân bố của các loài TMGNC tại khu vực nghiên cứu..............................50
3.5. Ảnh hưởng của cộng đồng đến TMGNC ở KBTTN Pù
Huống...........59
3.5.1. Ảnh hưởng trực tiếp....................................................................................59
3.5.2. Ảnh hưởng gián tiếp.....................................................................................62
3.5.2.1.

Khai


thác

gỗ

trái

phép................................................................................62
3.5.2.2. Phá rừng làm nương rẫy……………………………………………….64
3.5.2.3. Khai thác sản phẩm ngoài gỗ....................................................................64
3.5.2.4. Các hoạt động khác...................................................................................65
3.5.3. Sản phẩm thú Móng guốc và cách sử dụng……………………………...66
3.5.4. Hiện trạng quản lí của KBTTN Pù Huống...................................................69
3.5.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn các loài thú Móng guốc ngón
chẵn trong KBTTN Pù Huống......................................................................................70
KẾT LUN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................................73
KẾT LUẬN...................................................................................................................73
ĐỀ XUẤT.....................................................................................................................73
TÀI

LIỆU

KHẢO..........................................................................................75
PHỤ LỤC

5

THAM



Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt

CR: Rất nguy cấp (theo Danh lục Đỏ của IUCN (2008))
DD: Thiếu dẫn liệu (theo Sách Đỏ Việt Nam (2007 và Danh lục Đỏ của IUCN (2008))
EN: Nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam (2007 và Danh lục Đỏ của IUCN (2008))
IB: Nghiêm cấm khai thác sử dụng (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP)
IIB: Khai thác, sử dụng hạn chế, có kiểm soát (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP)
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBT: Khu bảo tồn
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KVNC: Khu vực nghiên cứu
LR/Lc: Ít nguy cấp/Ít lo ngại (theo Danh lục Đỏ của IUCN (2008))
SĐVN: Sách đỏ Việt Nam (2007)
TMGNC: Thú Móng guốc ngón chẵn
VN: Việt Nam
VQG: Vườn Quốc gia
VU: Sẽ nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ của IUCN (2008))

6


Danh lục bảng

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Bảng 1.2. Dân số và thành phần dân tộc của các xã vùng đệm
Bảng 1.3. Dân số và thành phần dân tộc của các thôn, xã vùng lõi
Bảng 2.1. Các địa điểm và thời gian tiến hành điều tra, khảo sát
Bảng 2.2. Các tuyến điều tra trong KBTTN Pù Huống
Bảng 2.3. Tư liệu nghiên cứu thu được từ thực địa
Bảng 3.1. Các loài thú Móng guốc ngón chẵn ghi nhận được ở KBTTN Pù Huống

Bảng 3.2. Mức độ xếp hạng bị đe dọa và quản lý các loài thú Móng guốc
ngón chẵn ở KBTTN Pù Huống
Bảng 3.3. Các số đo hình thái sừng Nai đực.
Bảng 3.4. Chỉ số các số đo di vật sừng Nai tại KVNC.
Bảng 3.5. Chỉ số kích thước di vật sừng Hoẵng ở KVNC.
Bảng 3.6. So sánh một số đặc điểm hình thái sừng Hoẵng và sừng Mang lớn
Bảng 3.7. So sánh một số đặc điểm và chỉ số kích thước sừng Hoẵng và sừng
Mang trường sơn tại KVNC.
Bảng 3.8. Chỉ số kích thước di vật sừng Sơn dương tại KVNC
Bảng 3.9. Chỉ số kích thước di vật sừng Sao la tại KVNC
Bảng 3.10. So sánh một số đặc điểm và chỉ số kích thước sừng Bò tót, sừng Sơn
dương và sừng Sao la
Bảng 3.11. Hiệu suất bắt gặp dấu vết Lợn rừng và Hoẵng trên các tuyến khảo sát

7


Danh lục hình, biểu đồ và sơ đồ

Hình 1.1. Vị trí KBTTN Pù Huống trong tỉnh Nghệ An
Hình 1.2. Địa hình - địa mạo KBTTN Pù Huống và vùng phụ cận
Hình 2.1. Các tuyến điều tra chính tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống
Hình 2.2. Cách đo các chỉ tiêu của cá thể thú Móng guốc ngón chẵn
Hình 2.3. Cách đo các chỉ tiêu của hàm dưới Lợn rừng
Hình 2.4. Cách đo các chỉ tiêu của sừng
Hình 2.5. Cách đo các chỉ tiêu chân, móng của thú Móng guốc ngón chẵn
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh hiệu suất bắt gặp dấu vết Lợn rừng và Hoẵng
Hình 3.2. Sơ đồ phân bố của Lợn rừng, Hoẵng, Sơn dương và Mang lớn trong
Khu BTTN Pù Huống - tỉnh Nghệ An (theo kết quả điều tra ngồi tự nhiên)
Hình 3.3. Sơ đờ phân bố một số loài thú Móng guốc ngón chẵn ở KBTTN Pù

Huống - tỉnh Nghệ An (theo kết quả điều tra ngồi tự nhiên và những thơng tin
phỏng vấn)

8


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao, trong
đó có khu hệ thú, đến nay đã ghi nhận được 266 loài thú (307 loài và phân loài) thuộc
40 họ, 14 bộ [29]; riêng thú Móng guốc ngón chẵn (Artiodawectyla) có 17 loài
(không tính bò sừng soắn Novobos spiralis vì chưa đủ dẫn liệu) thuộc 5 họ [22].
Trong đó có nhiều loài phổ biến và cũng có nhiều loài quý, hiếm, đặc hữu của Việt
Nam và khu vực.
Nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao,
trong đó khu hệ thú có đặc trưng của khu hệ thú Bắc Trung Bộ và rất đa dạng về
thành phần loài. Phần lớn các loài thú, nhất là các loài thú quý hiếm đang được bảo
tồn ở ba Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên: VQG Pù Mát; KBTTN Pù
Huống và KBTTN (được đề xuất) Pù Hoạt.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có Khu hệ thú đa dạng phong phú, là nơi cư
trú của nhiều loài động vật quý hiếm, đặc biệt là một số loài thú Móng guốc ngón
chẵn mới phát hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước như Sao la, Mang trường
sơn, Mang lớn. Theo kết quả nghiên cứu trước đây [31], ở Pù Huống đã ghi nhận
được 100 loài thuộc 28 họ, 10 bộ, trong đó bộ Móng guốc ngón chẵn có 9 loài đã và
đang sinh sống trong phạm vi của KBTTN Pù Huống. Tuy nhiên, nghiên cứu này
không nói rõ về sự phân bố, hiện trạng và bảo tồn các loài thú nói chung, thú Móng
guốc ngón chẵn nói riêng trong Khu bảo tồn, một trong những nhóm thú có nhiều ý
nghĩa khoa học và kinh tế. Mặt khác, các hoạt động của con người như săn bắt động
vật hoang dã, khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy,... đã làm cho các loài
động vật rừng, đặc biệt là các loài thú Móng guốc ngón chẵn tại đây ngày càng bị suy
giảm nghiêm trọng.

Để góp phần đánh giá đầy đủ hơn về khu hệ thú ở KBTTN Pù Huống và tạo cơ
sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài thú nói chung, thú Móng guốc

9


ngón chẵn nói riêng trong Khu bảo tồn, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đa dạng
sinh học thú Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài được tiến hành nhằm:
- Xác định thành phần loài, hiện trạng, phân bố và một số đặc điểm sinh học, sinh
thái TMGNC ở KBTTN Pù Huống.
- Đánh giá hiện trạng ảnh hưởng của cộng đồng và đề xuất một số giải pháp quản
lí, bảo tồn TMGNC trong KBTTN Pù Huống theo hướng phát triển bền vững.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài:
- Xác định thành phần loài, mô tả đặc điểm hình thái cơ bản qua các di vật.
- Xác định hiện trạng và lập sơ đồ phân bố của một số loài TMGNC trong
KBTTN Pù Huống.
- Tổng quan và nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và sinh thái của
một số loài.
- Điều tra hiện trạng ảnh hưởng của cộng đồng và quản lý thú rừng nói chung
trong KBTTN Pù Huống.
- Đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn TMGNC trong KBTTN Pù Huống theo
hướng phát triển bền vững.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Bổ sung tư liệu về thành phần loài, đặc điểm hình thái qua các di vật, hiện trạng,
phân bố và sinh cảnh sống của TMGNC trong KBTTN Pù Huống, phục vụ cho công
tác quản lý, bảo tồn.
- Những giải pháp quản lý bảo tồn TMGNC được đề xuất sẽ góp phần bảo tồn và

phát triển bền vững đa dạng sinh học trong KBTTN Pù Huống.

10


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THÚ MĨNG GUỐC
1.1.1. Hệ thống phân loại thú Móng guốc
Vào nửa cuối thế kỷ XX, các loài thú móng guốc được xếp chung vào một bộ
Móng guốc (Ungulata), bao gồm 2 phân bộ: phân bộ Móng guốc ngón lẻ
(Perissodactyla) và phân bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla).
Sau đó, trên cơ sở ngón chân và hình thái cơ thể của các loài trong 2 phân bộ rất
khác nhau, nên bộ Móng guốc (Ungulata) được tách ra thành 2 bộ độc lập:
1) Bộ Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla), gồm những loài thú móng guốc mà
bàn chân sau có một ngón hoặc ba ngón; trong trường hợp bàn chân có 3 ngón thì
ngón thứ 3 (ngón giữa) phát triển hơn các ngón bên.
2) Bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) gồm những loài thú móng guốc mà
bàn chân sau có hai hoặc bốn ngón, nhưng ngón 3 và 4 phát triển bằng nhau và lớn
hơn các ngón bên, 2 ngón bên thường lùi về phía sau.
Theo Don E. Wilson và Dee Ann M. Reeder (1992) [50], bộ Móng guốc ngón lẻ
(Perissodactyla) có 3 họ, 18 loài và bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) có 7 họ,
191 loài. G.B. Corbet và J E. Hill [49] đã thống kê sắp xếp hệ thống phân loại thú
móng guốc ở miền địa động vật Ấn Độ - Ma Lai như sau:
 Bộ Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla) có 3 họ với 5 loài:
- Họ Heo vòi (Tapiridae) 1 loài,
- Họ Tê giác (Rhinocerrotidae) 2 loài,
- Họ Ngựa (Equidae) 2 loài.
 Bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) có 7 họ với 53 loài:


11


- Họ Lợn (Suidae): 2 giống, 6 loài (Sus có 5 loài và Babyrousa 1 loài),
- Họ Hà mã (Hippopotamidae): 1 loài, nhưng đã bị tuyệt chủng,
- Họ Lạc đà (Camelidae): 1 loài,
- Họ Cheo cheo (Tragulidae): 2 giống với 3 loài (Tragulus 2 loài, Moschiola 1 loài),
- Họ Hươu xạ (Moschidae): 1 loài,
- Họ Hươu nai (Cervidae): 7 giống, 22 loài (Cervus 7 loài, Elaphurus 1 loài,
Axis 4 loài, Muntiacus 7 loài, Elaphodus 1 loài, Hydropotes 1 loài, Giraffa 1 loài,
- Họ Trâu bò (Bovidae): 11 giống, 29 loài (Bos 6 loài, Babulus 5 loài,
Boselaphus 1 loài, Tetracerus 1 loài, Antilope 1 loài, Gazella 2 loài, Budorcas 1 loài,
Naemorrhedus 5 loài, Hemitragus 2 loài, Capra 3 loài, Ovis 2 loài.
Theo Lekagul và J.A. McNeely (1977) [48] đã xác định ở Thái Lan có 18 loài thú
Móng guốc, trong đó bộ Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla) có 3 loài và bộ Móng
guốc ngón chẵn (Artiodactyla) có 15 loài.
Những kết quả nghiên cứu khu hệ thú đến nay đã xác định được ở Việt Nam có 3
loài Móng guốc ngón lẻ thuộc 2 họ:
- Họ Heo vòi - Tapiridae: 1 loài,
- Họ Tê giác - Rhinocerotidae: 2 loài.
Và 17 loài Móng guốc ngón chẵn thuộc 5 họ [22]:
- Họ Lợn - Suidae: 1 loài, 1 giống,
- Họ Cheo cheo - Tragulidae: 2 loài, 1 giống,
- Họ Hươu xạ - Moschidae: 1 loài, 1 giống,
- Họ Hươu nai - Cervidae: 7 loài, 4 giống,
- Họ Trâu bò - Bovidae: 6 loài, 4 giống.
Ngày nay hệ thống phân loại thú Móng guốc (Ungulata), nhất là hệ thống phân
loại bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) đã có nhiều thay đổi. Ví dụ, Nai và Nai
cà tông theo hệ thống của Corbet và Hill (1992) [49], Lekagul và McNeely [48] và

của nhiều người khác ở Việt Nam [3, 19, 26...] được xếp trong giống Cervus với tên
loài là Cervus unicolor và Cervus eldii. Nhưng trong nhiều hệ thống phân loại mới
hiện nay người ta sử dụng lại tên giống động vật cũ của Nai là Rusa với tên loài là

12


Rusa unicolor và của Nai cà tông là Rucervus với tên loài là Rucervus eldii [8]. Trong
những năm cuối thế kỷ 20 khoa học lại phát hiện ra nhiều loài TMGNC nên hệ thống
phân loại bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) của Corbet và Hill (1992) [49]
không có tên các loài đó.
1.1.2. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Móng guốc ở Việt Nam
Trong những loại sách về sử học, địa lý…, đặc biệt trong bộ Đại Nam nhất thống
chí có ghi chép những loài thú quý và lạ trong đó có các loài thú Móng guốc như Tê
giác, Hươu…, các sản phẩm của chúng thường được dùng để cống tiến vua chúa.
Kết quả của những nghiên cứu từ trước tới nay đã xác định được ở Việt Nam bộ
Móng guốc ngón lẻ (Perissodactyla) có 2 họ với 3 loài và bộ Móng guốc ngón chẵn
(Artiodactyla) có 5 họ với 17 loài [3], trong đó loài Heo vòi (Tapirus indicus), Tê
giác hai sừng (Diceroohinus sumatraenssis) và Bò xám (Bos sauveli) đã bị tuyệt
chủng (EX), còn Tê giác một sừng (Rhinocerros sondaicus), Hươu xạ (Moschus
berezovski) và Trâu rừng (Babulus bubalis) ở mức Rất nguy cấp (CR) [2]. Các loài
Lợn rừng trường sơn (Sus bucculentus), Mang pù hoạt (Muntiacus puhoattensis),
Mang rô se ven (Muntiacus rooseveltorum) chưa có dẫn liệu đầy đủ nên trong nghiên
cứu này không đưa vào danh sách các loài Móng guốc ngón chẵn ở Việt Nam.
Nghiên cứu thú ở Việt Nam (trong đó có thú Móng guốc) được bắt đầu từ cuối
thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài tiến hành. Các
công trình của De Pousargues (1904), E. Boutan (1906), W.H. Osgood (1932), J.
Delacour (1940), R. Bourrer (1932, 1944),… đã thống kê được 172 loài và phân loài
thú ở Việt Nam, trong đó đã ghi nhận nhiều loài thú Móng guốc. Năm 1928 C.B.
Kloss đã công bố một phân loài hoẵng mới: Hoẵng an nam (Muntiacus munjak

annamensis) ở Lang Biang. Năm 1937, A. Urbain công bố loài bò mới: Bò xám
kuprei (Bos sauveli) ở Campuchia (sau này phát hiện Bò xám phân bố ở Campuchia,
Đông Nam Thái Lan, Nam Lào, Tây Nam Việt Nam).
Các nghiên cứu thú Móng guốc trong giai đoạn này mới chỉ ghi nhận được sự có
mặt của chúng ở một số địa điểm, mà chưa xác định được vùng phân bố của loài.
Năm 1962, lần đầu tiên Đào Văn Tiến [42] đã xác định hai loài Hươu sao (Cervus

13


nippon), Hươu xạ (Moschus moschiferus) ở Việt Nam. Trong “Thú kinh tế miền Bắc
Việt Nam”, Tập I, Lê Hiền Hào (1973) [13] đã đề cập tới sự phân bố, một số đặc
điểm sinh học, sinh thái của 5 loài Móng ǵc ngón chẵn. “Động vật kinh tế tỉnh Hịa
Bình” (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975)) [15] - một chuyên khảo điều tra nguồn
lợi động vật ở một tỉnh, đã cho biết hiện trạng, phân bố, sinh học, sinh thái của 7 loài
TMGNC. Trong công trình “Kết quả điều tra nguồn lợi thú miền Bắc Việt Nam” đã
xác định được ở miền Bắc Việt Nam có 8 loài thuộc 4 họ, thuộc bộ Móng guốc ngón
chẵn (Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1981)) [17]. Năm 1985, khi “Khảo sát thú ở
miền Bắc Việt Nam”, Đào Văn Tiến và cộng sự đã xác định được 7 loài thú thuộc bộ
Móng guốc ngón chẵn [42]. Trong “Sinh học và sinh thái các lồi thú Móng guốc ở
Việt Nam” Đặng Huy Huỳnh và cộng sự đã nghiên cứu về hình thái phân loại, phân
bố, sinh học, sinh thái của các loài thú Móng guốc thuộc cả 2 bộ Móng guốc ngón lẻ
(Perissodactyla) và Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) ở Việt Nam (Đặng Huy
Huỳnh ,1986) [18].
Ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, nghiên cứu thú chủ yếu do người nước
ngoài thực hiện. P.F.D. Van Peneen và cộng sự (1969), đã thống kê được 164 loài,
trong đó có 13 loài thú Móng guốc: 11 loài thuộc bộ Móng guốc ngón chẵn và 2 loài
bộ Móng guốc ngón lẻ [52].
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (1975), công cuộc điều tra khảo
sát khu hệ thú được thực hiện trên khắp cả nước. Nhiều công trình nghiên cứu khu

hệ thú ở từng vùng, từng địa phương đã xác định sự có mặt của một số loài thú
Móng guốc và đặc điểm sinh học sinh thái của chúng [16, 46, 47, 24, 36, 27, 30, 28,
21]. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, tại miền Bắc Trung Bộ đã phát hiện ra các
loài thú Móng guốc mới cho khoa học, đó là: Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Sao la (Pseudoxyx nghetinhensis), Mang trường sơn (Muntiacus
truongsonensis) [9, 43, 44, 45]. Sau đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự
phân bố, sinh học sinh thái của Sao la [11, 20], Bò tót (Bos gaurus) [12, 23]… Theo
Lê Vũ Khôi [25] các loài thú Móng guốc lớn thuộc họ Trâu bò (Bovidae) không
phân bố tới vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam.

14


Tổng hợp các kết quả điều tra nghiên cứu khu hệ thú đến nay đã có một số công
trình về thành phần loài và hệ thống phân loại thú, trong đó có khu hệ thú Móng guốc
[3, 8, 19, 26]. Nhưng các tài liệu này không thống nhất về hệ thống phân loại bộ
Móng guốc ngón chẵn ở Việt Nam.
Theo “Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [2] đã ghi nhận 90 loài và phân loài thú xếp hạng
ở mức độ đe dọa khác nhau, trong đó có Móng guốc ngón lẻ (3 loài ) và Móng guốc
ngón chẵn (16 loài).
Rõ ràng thú Móng guốc ở Việt Nam có thành phần loài khá phong phú và đa
dạng, có ý nghĩa lớn về kinh tế và khoa học.
1.1.3. Sơ lược tình hình nghiên cứu thú Móng guốc ở Nghệ An
Nghệ An có 3 khu vực bảo tồn đa dạng sinh học: VQG Pù Mát, KBTTN Pù
Huống và khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Vì vậy, những nghiên cứu khu hệ
thú ở tỉnh Nghệ An đều tập trung ở 3 khu vực này.
Tại VQG Pù Mát đã có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thú [4, 37, 38]. Năm
2001, Phạm Nhật và Nguyên Xuân Đặng (2001) [37] giới thiệu những đặc điểm nhận
diện của 64 loài thú, trong đó có 10 loài thú Móng guốc ngón chẵn, đặc biệt có loài
Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn (Megamuntiacus

vuquangensis), Sao la (Pseudoxyx nghetinhensis), là những loài thú lớn mới phát hiện
vào những năm 90 của thế kỷ XX và Lợn rừng trường sơn (Sus buculentus) còn ít
được biết đến ở Việt Nam. Đặng Công Oanh [38] đã hoàn thiện danh lục và cung cấp
nhiều thông tin về sinh học, sinh thái, phân bố của các loài thú ở Pù Mát, trong đó có
10 loài thú Móng guốc ngón chẵn.
Khu hệ thú ở Pù Hoạt còn ít được nghiên cứu. Năm 2002, Vũ Đình Thống đã
thống kê ở Pù Hoạt có 23 loài Dơi. Kế thừa những kết quả nghiên cứu từ trước và
những dẫn liệu thu được trong thời gian điều tra thực địa từ tháng 4 đến tháng 8 năm
2009, Lê Vũ Khôi, Hoàng Xuân Quang và Nguyễn Đức Lành [32, 33, 34] đã thống
kê được 96 loài thú đã và đang sinh sống ở khu vực Pù Hoạt, trong đó có 8 loài thú
Móng guốc ngón chẵn (Mang trường sơn - Muntiacus truongsonensis, Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis và Bò tót - Bos gaurus…). Tuy nhiên số lượng cá thể

15


của các loài Móng guốc ngón chẵn ở Pù Hoạt bị giảm sút theo thời gian, nên rất ít khi
gặp chúng trong tự nhiên.
KBTTN Pù Huống cũng như các khu vực bảo tồn khác của tỉnh Nghệ An, có tiềm
năng đa dạng sinh học cao nên được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước chú ý
nghiên cứu. Sự có mặt của Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) trong vùng được ghi
nhận năm 1995 thông qua phỏng vấn và định loại mẫu tiêu bản (Kemp et al.1997).
Năm 2003 đã ghi nhận được 63 loài thú thuộc 24 họ, 9 bộ, trong đó có các loài Móng
guốc ngón chẵn [4]. Năm 2004, Katja Wolfhechel Christensen (Bảo tàng Động vật,
Trường Đại học Copenhagen Đan Mạch) và Cao Tiến Trung (Tổ Động vật, Trường
Đại học Vinh) đã có nghiên cứu về phân bố, số lượng, các yếu tố đặc trưng và các
sinh cảnh chính của Sao la, Nai và ba loài Mang tại đây [7]. Năm 2007, Trần Mạnh
Hùng và những người khác đã thống kê được 100 loài thú trong đó có 9 loài Móng
guốc ngón chẵn [14, 31].
Như vậy, việc nghiên cứu về thú ở Nghệ An còn ít, trong đó thú Móng guốc còn
chưa nhiều và chưa đầy đủ. Trong khi đó thú Móng guốc ở Nghệ An nói chung, ở Pù

Huống nói riêng đang bị suy giảm nghiêm trọng và nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng
(đặc biệt là Sao la và Mang trường sơn). Vì vậy cần có những nghiên cứu cơ bản làm
cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài thú Móng guốc nói riêng và các
loài thú nói chung trong KBTTN Pù Huống.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
KBTTN Pù Huống (còn có tên gọi khác là Bù Huống hoặc Phù Huống) có diện
tích 50.075 ha là vùng sinh thái nông nghiệp Bắc Trung Bộ, nằm ở trung tâm tỉnh
Nghệ An, cách thành phố Vinh 150km về phía Tây Bắc, cách quốc lộ 1A theo
đường 48 đi vào từ huyện Diễn Châu khoảng 60km (hình 1.1).
Tọa độ địa lý: 19o15' - 19o29’ vĩ độ Bắc
104o13’ - 105o16’ kinh độ Đông.

16


Khu BTTN Pù Huống nằm trên địa phận hành chính của 11 xã thuộc 5
huyện, bao gồm các xã:
- Cắm Muộn, Quang Phong, huyện Quế Phong.
- Diên Lãm, Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu.
- Châu Thành, Châu Thái, Châu Cường, Nam Sơn, huyện Quỳ Hợp.
- Nga My, Xiềng My, huyện Tương Dương.
- Bình Chuẩn, huyện Con Cuông.

Hình 1.1. Vị trí KBTTN Pù H́ng trong tỉnh Nghệ An
1.2.1.2. Địa hình

17



KBTTNPù Huống cách 30 km về phía bắc của dải núi Bắc Trường Sơn, bị ngăn
cách bởi thung lũng sông Cả, có địa hình đồi núi dốc và hiểm trở, trải dài ở hai mái
giông chính chạy từ tam giác Pù Huống đến Pù Lon với chiều dài 43km. Độ cao
trong vùng dao động trong khoảng từ 200 đến 1447m so với mặt nước biển; có đỉnh
cao nhất là đỉnh Pù Lon (1447m) và đỉnh Pù Huống (1200m). Kiểu địa hình phổ
biến là các ngọn núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình thành nên ranh giới
giữa các huyện Quế Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp về phía Đông Bắc với các huyện
Tương Dương, Con Cuông về phía Tây Nam.
Từ giông chính có các đường phân thuỷ đồ về các mái tạo nên các dòng chảy
dốc và hiểm trở. Mái giông chảy về hướng Đông Bắc có các dòng chảy Nậm
Quang, Nậm Gương, Huồi Bô, Huồi Phạt, Huồi Phùng Căm, Huồi Lắc, Huồi Mục
Pán,...tạo nên lưu vực và đổ nước về sông Hiếu. Mái giông phía Tây Nam có các
dòng chảy Nậm Líp, Nậm Cheo, Huồi Kít, Nậm Ngàn, Nậm Chon, H̀i Ơn... tạo
nên các dòng chảy đở về khe Bố sau đổ vào sông Cả.

18


Hình 1.2. Địa hình - địa mạo KBTTN Pù Huống và vùng phụ cận
(Nguồn: Ban quản lý khu BTTN Pù Huống, 2010)
Địa hình Pù Huống có tính chất phân bậc khá rõ rệt.
- Địa hình có bậc độ cao 900m đến 1500m: Nằm chủ yếu ở các hướng giông
chính từ tam giác giữa 3 huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu đến đỉnh Pù Lon.
- Địa hình có bậc độ cao 300m đến 900m: Gồm các đồi đất đỏ ba zan ở vùng đệm
từ Quỳ Châu đến Quỳ Hợp và các đầu bậc phân thủy thấp tỏa hai bên giông chính.
- Địa hình có bậc độ cao dưới 300m: Bao gồm chủ yếu lưu vực sông suối
nhỏ ở hai bên Sông Cả và Sông Hiếu xen kẽ các đồi núi thấp (bản đờ 1.2).
1.2.1.3. Khí hậu thủy văn
Do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình mà khí hậu ở đây có những nét riêng. Khí

hậu vừa phân hóa theo độ cao, vừa phân hóa do ảnh hưởng giảm dần của gió mùa
Đông Bắc tới sườn phía Bắc Pù Huống. Ngoài ra, sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam
cũng làm cho khí hậu của vùng có những đặc trưng riêng.
Các dãy núi của Pù Huống cũng hình thành đường phân thủy của sông Hiếu về
phía Bắc và sông Cả về phía Nam. Sông Hiếu nhập vào sông Cả ở phần Nam của tỉnh
Nghệ An, tạo nên phần lưu vực chính sông Cả. Sông Cả là sông có lưu vực lớn thứ tư
của Việt Nam, lưu vực của nó bao gồm ba tỉnh của Lào. Sông Cả đổ ra cửa biển gần
Thành phố Vinh.
Sự phân cách về hai phía của các dãy núi đã tạo nên sự khác biệt về khí hậu ở hai
khu vực này. Khi gió mùa Đông Bắc di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam phải
vượt qua dãy Phu Lon - Pù Huống nên sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở sườn
phía Nam giảm đi đáng kể.
Khí hậu ở KBTTN Pù Huống có sự phân hóa theo độ cao và vị trí so với dải Phu
Lon - Pù Huống. Chế độ nhiệt, lượng mưa, độ ẩm, số ngày mưa… khác nhau giữa
các vùng. Nhìn chung, có sự khác biệt rõ ràng giữa hai bên của dãy Pù Huống: phía
Bắc có độ ẩm và lượng mưa cao hơn vùng phía Nam do có sự ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc và gió mùa Tây Nam (bảng 1.1). Sự khác biệt này ảnh hưởng trực tiếp tới

19


thành phần loài và sự phân bố của các loài thực vật, từ đó ảnh hưởng tới sự phân bố
của các loài động vật trong khu bảo tồn.
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống*

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Quỳ
Châu
23,1


Quỳ
Hợp
23,3

Con
Cuông
23,5

Tương
Dương
23,6

Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối (oC)

41,3

40,8

42,0

42,7

Nhiệt độ tối thấp bình quân tuyệt đối (oC)

0,4

- 0,3

2,0


1,7

Nhiệt độ mặt đất trung bình (oC)

26,4

26,7

26,4

27,0

Lượng mưa trung bình năm (mm)

1734

1641

1791

1286

Số ngày mưa trung bình năm (ngày)

150

142

139


133

Số ngày mưa phùn trung bình năm (ngày)

19,6

17,9

22,0

5,6

Lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

704

945

813

867

Độ ẩm trung bình năm (%)

86

84

81


64

Độ ẩm tối thấp trung bình năm (%)

65

60

64

59

Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất
(mm)

290

208

249

192

Nhân tố khí hậu

*Theo báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống, Nghệ An, tháng 5 năm 2002.

Do địa hình bị chia cắt, phân hoá mạnh nên các khe suối ở Pù Huống đều dốc

và ngắn. Mùa khô các khe nhánh đều kiệt nước, các suối chính ít nước; mùa mưa
nước dâng nhanh dễ tạo nên lũ ống, lũ quét gây ảnh hưởng đến đời sống của các
loài thú ở đây.
1.2.1.4. Địa chất và thổ nhưỡng
Đặc điểm địa chất và thổ nhưỡng ở khu vực này rất đa dạng, gồm các kiểu lập địa sau:
- Kiểu phụ Feralit phát triển trên đá macma axit (Fa).
- Kiểu phụ Feralit phát triển trên đá vôi (Fv).
- Kiểu phụ Feralit mùn trên đá phun xuất (Fha).
- Kiểu phụ đất hình thành từ phù sa mới (DP).

20



×