Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

TIẾT 6 bài 3 TIẾT KIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 16 trang )

Tr­êng THCS V¨n Lang


Nêu khái niệm, biểu hiện ý nghĩa,của đức tính
siêng năng,kiên trì ? Liên hệ bản thân em?


Giới thiệu bài:
Ông cha ta thường
nói:Miệng ăn núi lở, có
nghĩa là của cải vật chất làm
ra bao nhiêu mà ăn tiêu
phung phí, không biết tiết
kiệm thì rồi cũng hết, cuộc
sống trở nên bần hàn khổ
cực. Vậy tiết kiệm là như
thế nào? Sống tiết kiệm có ý
nghĩa gì cho bản thân, gia
đình và XH? Bài học này sẽ
giúp các em hiểu.


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
I- Truyện đọc:
1-Đọc truyện: Thảo và Hà
2- Nhận xét:
-Thảo và Hà có xứng đáng được nhận thưởng tiền không ?
- Thảo và Hà có xứng đáng được nhận thưởng, vì thi đỗ
vào lớp 10.
-Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền ?
Thảo nói với me: Con thấy gạo nhà mình hết rồi. Mẹ để


tiền đó mà mua gạo.


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
- Việc làm của Thảo Thể hiện đức tính gì ?
-Đức tính tiết kiệm.
-Em hãy phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau
khi đến nhà Thảo ?
-Trước khi đến nhà Thảo : Hà đòi mẹ thưởng tiền để đi
liên hoan với các bạn.
- Sau khi đến nhà Thảo: Hà nghe được câu chuyện của
mẹ con Thảo , Hà nghĩ gia đình mình cũng có hoàn
cảnh giống gia đình Thảo.
-Suy nghĩ của Hà như thế nào ?
-Hà thấy ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ
hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.


TiÕt 6 – Bµi 3: TiÕt kiÖm
3- Liªn hÖ:
- Qua c©u chuyÖn trªn em
thÊy m×nh ®«i lóc gièng Hµ
hay gièng Th¶o ? V× sao ?
§«i lóc gièng b¹n Th¶o, lóc
gièng b¹n Hµ.
V×:( HS gi¶i thÝch)


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm


- Em hãy kể những tấm gư
ơng có đức tính tiết kiệm
của dân tộc ta ?
-Bác Hồ của chúng ta, là
một vị chủ tịch nước, nhưng
Bác luôn sử dụng một cách
hợp lí, đúng mức của cải ,
vật chất. Sự tiết kiệm trong
tiêu dùng của Bác, thể hiện
sự quí trọng kết quả lao
động của xh.

-VD: Câu chuyện: Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập, Bữa
ăn của vị chủ tịch nước; Đôi dép cao su .v.v..


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
II- Nội dung bài học:
1- Khái niệm:
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng
mức của cải , vật chất, thời gian, sức lực của
mình và người khác.
VD: -Hằng sắp xếp thời gian học rất khoa học,
hợp lí.


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
II- Nội dung bài học:
1- Khái niệm:
-Hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường và

tài nguyên thiên nhiên như thế nào ?
Trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.Tiết kiệm
nguyên vật liệu, không khai thác bừa bãi tài nguyên
đất,rừng, thuỷ hải sản ...
-Giữ gìn vật dụng lâu bền, táI chế, tái sử dụng, TK
điện ,nước, khai thác TNTN hợp lýLàm giảm lượng
rác thải gây ô nhiễm MT, tắc nghẽn sông ngòi như: đồ
nhựa, sắt, gỗ, ni lông..


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
II-Nội dung bài học:
2- Biểu hiện:
- Sử dụng hợp lí, đúng mức,quý trọng,giữ gìn
Vd: - Giữ gìn bàn ghế, tắt quạt, bóng điện khi ra
về, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên
* Trái với tiết kiệm là: lãng phí , thất thoát, tham ô,
tham nhũng
Vd: -Cán bộ tiêu xài tiền nhà nước.
-Các công trình xây dựnh kém chất lượng.
- Lãng phí điện nước


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
II-Nội dung bài học:
3- ý nghĩa:
- Tiết kiệm thì bản thân, gia đình,xã hội có lợi ích gì ?
-Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc
cho bản thân, gia đình, xã hội.
-Tiết kiệm thì dân giàu,nước mạnh

- Tiết kiệm là đức tính cần có của con người, là
truyền thống của dân tộc, cần được phát huy.
- Chúng ta phải TK ở mọi nơi mọi lúc. Vì của cải là
do công sức LĐ mà có,tài nguyên cũng không phải là
vô tận


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
II-Nội dung bài học:
4- Cách rèn luyện:
-Giữ gìn quần áo, sách vở, để có thể dùng được lâu
dài.
- Tiết kiệm tiền ăn sáng.
- Sắp xếp th/gian vừa học tốt,vừa giúp đỡ được bố mẹ
làm việc nhà.
- Ra vào lớp đúng giờ


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
III- Luyện tập:
* Bài tập rèn luyện:
a-Em đã tiết kiệm như thế nào?
N1:
- Ăn mặc giản dị
- Tiêu dùng đúng mức
- Không lãng phí tiền của
- Không lãng phí thời gian
- Không làm hư hỏng đồ
dùng do cẩu thả
-Tận dụng đồ cũ

-Không lãng phí điện, nước
- Thu gom giấy vụn

N1: Rèn luyện tiết kiệm trong gia
đình
N2: Rèn luyện tiết kiệm ở trường, lớp
N3: Rèn luyện tiết kiệm ở xã hội

N2:
- Giữ gìn bàn ghế
- Tắt quạt, điện khi ra về
- Dùng nước xong khoá van
lại
- Không vẽ lên bàn ghế...
- Không làm hỏng tài sản
chung
- Ra vào lớp đúng giờ
- Không ăn quà vặt

N3:
- Giữ gìn tài nguyên
thiên nhiên
- Thu gom giấy vụn
- Tiết kiệm điện nước
- Không làm thất thoát
tài sản xã hội
- Không la cà, nghiện
ngập



Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
III- Luyện tập:
b-Nêu những việc làm để thực hành tiết kiệm:
Sau ngày tuyên bố độc lập
02/9/1945 nước ta gặp khó
khăn lớn là nạn đói đe doạ.
Bác Hồ đã ra lời kêu gọi mọi
người tiết kiệm lương thực để
giúp đồng bào nghèo bằng
biện pháp hũ gạo cứu đói.
Bác gương mẫu thực hiện
trước bằng cách mỗi tuần
nhịn ăn một bữa, bỏ số gạo
ấy vào hũ cứu đói.


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm

III- Luyện tập:

c- Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm:
- Tục ngữ: Ăn phải dành, có phải kiệm
Tích tiểu thành đại
Năng nhặt chặt bị
Nên ă có chừng, dùng có mức
-Ca dao: Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
-Danh ngôn: Người ta làm giàu bằng mồ hôi nước mắt
Mà hơn thế nữa bằng sự tiết kiệm
Tiết kiệm khác với bủn xỉn, keo kiệt

Lứa tuổi HS chưa làm ra của cải vật chất, cần tiết kiệm để thể hiện
sự quý trọng thành quả lao động của cha mẹ và mọi người.


Tiết 6 Bài 3: Tiết kiệm
* Hướng dẫn về nhà:
1. Học nội dung bài và làm bài tập SGK
2. Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tiết
kiệm.
3. Vẽ sơ đồ tâm trí về giá trị : Tiết kiệm và không tiết kiệm ?
4-Đọc trước bài 4: Lễ độ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×