Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổ chức thi công trên mặt đập và thi công trong điều kiện khí hậu đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.47 KB, 12 trang )

- 1-

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

Trường Đại học Thủy Lợi

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tổ chức thi công trên mặt đập và thi công trong điều kiện khí hậu
đặc biệt
Trình bày các công tác tổ chức thi công trên mặt đập và thi công trong điều kiện
khí hậu đặc biệt?
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, yếu tố nào được quan tâm nhất? Nêu các ví dụ
cách khắc phục tại một số công trình BTĐL như Sơn la, Bản Vẽ, Lai Châu, Đồng Nai 5,
Sông Bung 4...?
Mục lục
I. TỔ CHỨC THI CÔNG TRÊN MẶT ĐẬP
1. SAN BÊ TÔNG
2. ĐẦM LĂN
3. PHƯƠNG THỨC LÊN CAO THÂN ĐẬP
4. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ĐỔ BÊ TÔNG TỐI ƯU
4.1. Các yêu cầu chung
a. Giữa các tầng đầm nén không xuất hiện khe lạnh
b. Thoả mãn yêu cầu tiến độ thi công:
c. Sự hạn chế của diện tích mặt đập đối với năng lực đổ bê tông:
d. Năng lực đổ bê tông phải thống nhất với năng lực sản xuất của trạm trộn bê tông, tức là
năng lực đổ bê tông P nên là:
e. Chi phí tương đối bình quân sử dụng thiết bị thấp nhất để đổ 1m3 bê tông:
5. THI CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐẶC BIỆT
5.1. Thi công trong điều kiện nhiệt độ cao
5.2. Thi công trong điều kiện nhiệt độ thấp
5.3. Thi công trong điều kiện trời mưa


II. THI CÔNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM, CÁCH
KHẮC PHỤC TẠI CÔNG TRÌNH.
1. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SƠN LA
1.1. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện nhiệt độ cao:
1.2. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện trời mưa.
2. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4
2.1. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện nhiệt độ cao:
2.2. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện trời mưa.


- 2-

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

Trường Đại học Thủy Lợi

BÀI LÀM:
I. TỔ CHỨC THI CÔNG TRÊN MẶT ĐẬP
Để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng thi công đập bê tông đầm lăn cần phải
kiểm soát tốt công tác tổ chức thi công trên mặt đập, bao gồm các công tác sau:
1. SAN BÊ TÔNG
Bê tông dầm lăn (RCC - Roller - Compacted concrete) được vận chuyển đổ trên mặt đập sau
đó phải san phẳng với một chiều dày nhất định. Với bê tông đầm lăn thì công việc san còn có
tác dụng giảm bớt phân ly, công tác san một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
đầm lăn.
Dùng máy ủi san là biện pháp phổ biến nhất hiện nay, cần chọn máy D80 và D85. Dùng máy
ủi để san cần chú ý tránh tạo thành rãnh giữa các hàng ủi. Cách làm hiện nay thường là chiều
dày đầm chặt 30cm, thì chia thành san 2x18cm, chiều dày 50cm chia thành san 2x28cm, chiều
dày 70cm chia thành san 3x25cm v.v…
Dùng loại máy ủi kiểu bánh xích dễ làm hỏng mặt bê tông ở chỗ quay đầu, cũng làm cho bánh

xích mau mòn, dùng máy ủi bánh lốp sẽ khắc phục được tình trạng đó. Hướng san song song
với tuyến đập để hạn chế thấm do cốt liệu thô tập trung tại hai lưỡi ủi.
Để giảm thiểu phân ly cần lưu ý:
(1) Chọn hướng san của xe ủi vuông góc với hướng xe ben đổ bê tông thì có thể hạn
chế được cốt liệu phân ly;
(2) Nếu xe ủi san bắt đầu từ giữa đống bêtông, thì bê tông chảy ra hai bên cạnh xe ủi
vì thế mà tăng mức độ phân ly, vì thế phải bắt đầu ủi từ bên cạnh đống bêtông, chia làm 3-4
lần ủi.
2. ĐẦM LĂN
Đầm lăn là đầm hỗn hợp bê tông từ trạng thái tơi xốp thành đặc chắc, để đạt được các yêu cầu
cơ lý của bê tông. Máy để đầm là đầm rung, lực nén tác dụng của đầm rung bao gồm lực tĩnh
và lực chấn động. Lực chấn động truyền cho bê tông tới một độ sâu nhất định bằng sóng áp
lực. Dưới tác dụng của lực chấn động, lực ma sát trong bê tông nhanh chóng suy giảm, các hạt
nhỏ ở dạng lơ lửng hỗn hợp hoá lỏng, hỗn hợp bê tông sau khi hoá lỏng rơi vào trạng thái thể
lỏng, các cốt liệu thô dưới tác dụng của trọng lượng bản thân và áp lực rung đã khắc phục
được lực ma sát mà dịch chuyển vị trí sắp xếp lại thành khung cốt, các khe hở giữa khung cốt
sẽ được vữa lấp đầy cho bê tông chặt.
3. PHƯƠNG THỨC LÊN CAO THÂN ĐẬP
Ở những đập bê tông đầm lăn đã xây dựng, đều không dùng khe dọc. Vậy có khe ngang
không? Khe ngang như thế nào ở các công trình cũng có sự khác biệt rất xa. Tại các đập bê
tông đầm lăn của Nhật Bản, cũng như đập bê tông thường đều có khe ngang, cứ cách 1520m
lại có một khe. Còn ở Mỹ và đa số các nước khác thì hoặc không có khe ngang hoặc là tăng
khoảng cách các khe ngang.


- 3-

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

Trường Đại học Thủy Lợi


Mặc dù có hay không có khe
ngang, thì việc lên cao thân
đập cùng một lúc dọc theo
đập từ bên bờ sông bên này

60-66m
A-1

B-2

tuỳ thuộc vào diện tích lớn
nhỏ của mặt tầng và tình hình
bố trí lượng thiết bị thi công.
Nếu diện tích mặt tầng lớn và
năng lực thi công tương đối
nhỏ thì phải chia thành các
khe ngang theo đập để tiến
hành thi công thao thứ tự.Một
mặt tầng thường chia làm
2÷3 đoạn, xung quanh các
đoạn được đặt các tấm vách
khuôn cao 1m tạm thời.

B-2

1

sang bờ sông bên kia là một
hình thức cơ bản của thi công

đập bê tông đầm lăn. Việc tổ
chức thi công mỗi lớp còn

B-1
2

3

A-2

Hình 1: Đổ bê tông mặt đập
1. Thứ tự đổ;

2. Dải rộng 10m;

A1. Bê tông mặt thượng lưu;

3. Ván khuôn;

A2. Bê tông mặt hạ lưu;

B1. Bê tông đầm lăn bên trong;

B2. Bê tông bên trong.

Khi thi công ở mỗi đoạn, đổ bê tông thành dải rộng 10m, đổ dần từ phía hạ lưu, như hình 1.
Trên cùng một mặt phẳng ngang bê tông có nhiều loại, có thể đổ bê tông thường rồi đến bê
tông đàm lăn, cũng có thể đổ bê tông đầm lăn trước rồi mới đổ bê tông thường tuỳ theo điều
kiện có sẵn tại công trình. Tuy vậy, cần lưu ý các vấn đề sau:
(1) Do bê tông thường có hàm lượng nước lớn, khi đầm lăn bê tông đầm lăn ở chỗ mặt tiếp

giáp vữa bê tông thường, bị nước thấm sang làm cho bê tông đầm lăn có hiện tượng “cao su”.
(2) Khi năng lực trộn không đủ, đổ bê tông đầm lăn quá chậm, thường rơi vào tình trạng bê
tông thường đã ở trạng thái ninh kết ban đầu mới đổ bê tông đầm lăn.
Để giải quyết vấn đề này, nên đổ bê tông đầm lăn trước, rồi mới đổ bê tông thường. Nhưng
phải xúc bỏ vật liệu rời rạc ở biên giới bê tông đầm lăn, nhưng nếu xử lý không khéo thì sẽ
biến thành dải xung yếu.
Trong hình 3 thể hiện phương pháp I chiều dày đầm chặt là 50cm. Hình 6 là phương pháp II
chiều dày đầm chặt là 30cm.


- 4-

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

Trường Đại học Thủy Lợi

2

1

C

RCC

RCC

28

C


50

5

C

RCC

RCC

28

C

6
50

4

28

3

Hình 2: Phương pháp I
1. Vữa cát;

2. Đổ tầng 1 bê tông đầm lăn;

3. Bê tông thường;


4. Đổ tầng 2 bê tông đầm lăn;

5. Bê tông đầm lăn đã đầm chắc;

6. Đầm dùi nối tiếp giáp.
50(30)

Khu ®Çm rung
>20cm

2
1

RCC

4

RCC

3

56(34)

C

C

C

6


5

C

RCC

Hình 3: Phương pháp II
1. Vữa cát; 2. Bê tông thường; 3. Bê tông đầm lăn;
4. Bê tông đầm lăn đã đầm chắc;

5. Đầm rùi nối tiếp giáp.

Tóm lại, bất kể đổ theo cách nào đều yêu cầu phải đảm bảo chất lượng chỗ mặt tiếp giáp của
hai loại bê tông, tuyệt đối không được để chỗ tiếp xúc của các loại bê tông biến thành nơi
xung yếu. Có những công trình do thi công bất cẩn mà tạo thành vết nứt ở chỗ mặt tiếp xúc
giữa bê tông thường và bê tông đầm lăn.


- 5Trường Đại học Thủy Lợi
Môn học: Công nghệ XDCT bê tông
Khi đổ xong bê tông tầng trên tiến hành đầm chặt mà lớp bê tông tầng dưới vẫn còn ở trạng
thái dẻo, thì có thể đảm bảo được chất lượng kết hợp giữa mặt của các tầng; nếu tầng dưới
mất tính dẻo thì không đảm bảo chất lượng kết hợp mặt tầng.

Cần tiến hành thí nghiệm hiện trường để xác định thời gian ninh kết ban đầu của bê tông ở các
điều kiện thời tiết khác nhau để giải quyết giữa thí nghiệm trong nhà và thí nghiệm hiện
trường, từ đó xác định chuẩn thời gian ninh kết ban đầu của bê tông theo từng mùa.
4. XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC ĐỔ BÊ TÔNG TỐI ƯU
4.1. Các yêu cầu chung

Muốn đổ bê tông ở đập bê tông đầm lăn trên toàn mặt đập, tăng nhanh tốc độ thi công và thi
công liên lục cần đảm bỏ giữa các tầng không xuất hiện khe lạnh, yêu cầu năng lực đổ bê tông
phải lớn, thiết bị thi công bê tông tương ứng cũng nhiều. Số lượng thiết bị thi công phải đáp
ứng yêu cầu đổ bê tông. Tuy vậy nếu thiết bị thi công quá nhiều sẽ không kinh tế, khi tổ chức
thi công nên định ra năng lực đổ bê tông tối ưu, làm căn cứ để chọn số lượng thiết bị cho hợp
lý.
Năng lực đổ bê tông tối ưu là năng lực đổ bê tông với phí sủ dụng thiết bị thi công bình quân
ít nhất (thi công cơ giới) cho mỗi mét khối bê tông đầm lăn.
Năng lực đổ bê tông đầm lăn phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
a) Giữa các tầng đầm nén không xuất hiện khe lạnh:
Năng lực đổ bê tông P (năng suất thực tế sản xuất bê tông) đảm bảo giữa các tầng không xuất
hiện khe lạnh thông thường dùng công thức dưới đây tính toán:
P≥

A.h
(m3/h)
K.( t 1  t 2 )

(1)

Trong đó:
A: diện tích mặt đập (m2);
h: chiều dày tầng san đầm;
K: hệ số kể đến sự đổ bê tông không đều lấy 0,80,9;
t1: thời gian ninh kết ban đầu của bê tông (h);
t2: thời gian từ khi bê tông xả ra khỏi máy đến khi đổ vào khối để đầm (h);
b) Thoả mãn yêu cầu tiến độ thi công:
Trong quá trình thi công đập, thông thường đều có cao trình cho lũ tràn qua và cao trình tích
nước, hơn nữa lại yêu cầu đến một thời điểm nào đó đạt đến một cao trình nhất định. Năng
lực đổ bê tông P cần thoả mãn yêu cầu tiến độ thi công, có thể theo công thức dưới đây để

tính toán (mỗi ngày thi công 21 giờ).
Pi =

Vi
(m3/h)
21.Ti .K 2

(2)


- 6Trường Đại học Thủy Lợi

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

Trong đó:
Pi: cường độ thi công bê tông đầm lăn theo yêu cầu của tiến độ (m3/h);
Ti: số ngày thi công yêu cầu thân đập đạt đến cao trình quy định;
K2: hệ số lợi dụng thời gian, có thể lấy 0,80,9;
Vi: khối lượng tương ứng với thân đập đến cao trình Hi (m3).
c) Sự hạn chế của diện tích mặt đập đối với năng lực đổ bê tông:
Do bị khống chế bởi diện tích mặt đập, vì thế năng lực đổ bê tông cũng không được quá lớn.
Có thể dùng phương pháp sau đây để xác định:
Theo sự khống chế của số lượng thiết bị thi công ở trên mặt đập.

-

- Theo sự khống chế tốc độ đổ bê tông. Phân tích kinh nghiệm thi công của những
đập đã xây dựng, thống kê tốc độ thi công ở đó để tham khảo.
- Theo sự khống chế số tầng đầm trong 1 ngày. Diện tích mặt đập càng lớn, số thiết bị
có thể dung nạp càng nhiều, do đó cường độ đổ bê tông cũng tăng lên, ngược lại diện tích mặt

đập càng nhỏ lượng dung nạp được thiết bị ít, do đó cường độ đổ bê tông cũng giảm bớt. Vì
thế kiến nghị căn cứ theo số tầng đầm trong ngày để khống chế cường độ đổ bê tông. Căn cứ
vào thực tiễn thi công đập đầm lăn cho thấy, mỗi ca làm việc đầm lăn được một tầng để khống
chế thì:
Pc 

A i .h
7.K 2

(3)

Trong đó:
Pc: năng lực đổ bê tông hạn chế (m3/h);
Ai: diện tích mặt đập tại cao trình i (m2);
Các ký hiệu khác như phần trên.
d) Năng lực đổ bê tông phải thống nhất với năng lực sản xuất của trạm trộn bê tông,
tức là năng lực đổ bê tông P nên là:
n

P=

P

j

(4)

j 1

Trong đó:

Pj: năng lực sản xuất của trạm trộn bê tông thứ j (m3/h).
e) Chi phí tương đối bình quân sử dụng thiết bị thấp nhất để đổ 1m3 bê tông:
Năng lực đổ bê tông không giống nhau, chi phí sử dụng thiết bị bình quân để đổ 1m3 bê tông
C theo công thức dưới đây để tính toán:
MinC =

C1  C 2  C 3 C
 (đồng/m3)
V
v

(5)


- 7Trường Đại học Thủy Lợi

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

Trong đó:
C1: chi phí 1 lần của thiết bị (bao gồm chi phí vận chuyển, tháo lắp);
C2: chi phí ngừng hoạt động của thiết bị trong thời gian ngừng đổ bê tông (bao gồm do mưa,
nghỉ đổ giữa hai tầng);
C3: chi phí quản lý thi công;
C: tổng chi phí sử dụng thiết bị trong một ca đổ bê tông;
V: khối lượng bê tông đầm lăn (m3);
v: khối lượng bê tông đổ trong một ca.
Tìm năng lực đổ bê tông tối ưu nên lấy C làm hàm số mục tiêu làm cực tiểu hàm mục tiêu và
lấy 4 điều kiện trên làm điều kiện ràng buộc.
5. THI CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU ĐẶC BIỆT
5.1. Thi công trong điều kiện nhiệt độ cao

Các vấn đề thường gặp trong thi công bê tông đầm lăn ở nhiệt độ cao, trước tiên là thời gian
ninh kết ban đầu của bê tông rút ngắn, trị số VC tăng mạnh theo thời gian, nhất là ở bề mặt bê
tông khô trắng, sự rung động của đầm khó có thể làm cho nó đầm chặt đến mức yêu cầu. Tiếp
theo là nhiệt độ thân đập tăng, biến dạng thể tích cũng tăng, vì vậy mà khả năng nứt của thân
đập cũng nhiều hơn.
Với các công trình vừa và nhỏ, có thể lợi dụng mùa đông, thời kỳ nhiệt độ thấp để hoàn thành
việc đổ bê tông đầm lăn. Tuy vậy với các công trình quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài
vài năm, thì việc thi công ở nhiệt độ cao là khó tránh khỏi.
Trong “Quy phạm thi công bê tông đầm lăn Thuỷ công” của Trung Quốc quy định, khi nhiệt
độ trung bình ngày vượt quá 250C thì phải có biện pháp thi công tránh nhiệt độ cao.
Sử dụng chất chậm ninh kết có hiệu quả cao cố gắng kéo dài thời gian ninh kết ban đầu, tăng
lượng nước trộn, giảm trị số VC khi ra khỏi máy, để dư lượng tăng trưởng VC sau này v.v…
đều là các biện pháp cơ bản trộn bê tông đầm lăn trong nhiệt độ cao.
Tăng tốc độ đổ bê tông cũng là điều kiện đảm bảo tránh xuất hiện các vấn đề chất lượng. Khi
vận chuyển cố gắng ít trung chuyển; rút ngắn thời gian vận chuyển. Công tác mặt đập nên kết
hợp các hạng mục công việc lại với nhau để rút ngắn thời gian phủ tầng đầm lăn.
Thí nghiệm và thực tiễn công trình đã chứng minh, nguyên nhân làm VC tăng và giảm thời
gian ninh kết ban đầu, ngoài nhiệt độ ra còn có tác dụng của độ ẩm, sức gió và ánh mặt trời.
Ở nhiệt độ cao vào mùa hè, nhiệt độ lúc đổ của bê tông đầm lăn thường không
quá 250C, tuỳ theo nhiệt độ thân đập và tính toán ứng lực nhiệt, nếu cần thì nên giảm bớt nhiệt
độ ban đầu của bê tông đầm lăn.
Yêu cầu của quy phạm xây đập Upperstill Water, nhiệt độ ban đầu của bê tông đầm lăn vào
khoảng 4100C, vì thế mà thiết kế lắp đặt hai dàn hệ thống làm lạnh bằng nitơ lỏng và nhà
máy làm đá 227T/h. Ngoài ra còn chuyển ca làm việc từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm thành từ 8


- 8Trường Đại học Thủy Lợi
Môn học: Công nghệ XDCT bê tông
giờ đêm đến 12 giờ trưa, như vậy từ 12 giờ trưa đến 8 giờ tối sẽ không tiến hành đổ bê tông,
để tiết kiệm chi phí làm mát.


Đập Upperstill Water sử dụng bê tông đầm lăn có vật liệu kết dính cao, lượng nước dùng
tương đối nhiều (170 kg/m3) vì thế có thể trộn với nước đá để giảm nhiệt độ của hỗn hợp bê
tông.
Đối với các loại bê tông đầm lăn khác dùng ít nước, trừ hàm lượng nước trong cát ra, thực tế
lượng nước dùng để trộn càng ít. Nếu dùng nước đá trộn để giảm nhiệt độ của hỗn hợp bê
tông sẽ bị hạn chế. Ví dụ bê tông đầm lăn đập Kháng Khẩu, lượng nước dùng là 98kg/m3, đá
dăm 1370kg/m3. Giả thiết hàm lượng nước đá dăm là 1%, hàm lượng nước của cát là 6%, thì
lượng nước dùng thực tế là 36,4kg/m3, cho nên ở đập Kháng Khẩu nếu lấy nước đá trộn làm
giải pháp làm lạnh sẽ không thu được hiệu quả lắm.
Trong đập bê tông thường, phổ biến sử dụng dàn ống nước chảy làm mát để giảm độ tăng
nhiệt thuỷ hoá của bê tông. Sử dụng biện pháp này vào đập bê tông đầm lăn rất bị hạn chế.
Khi thi công đập bê tông đầm lăn, cắt khe, tạo nhám v.v…máy móc đi lại nhiều lần trên mặt
khoang, sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu như trên mặt khoang có lắp các ống nước làm
mát. Vì thế ở các công trình đã xây dựng, trừ một phần cục bộ công trình Thuỷ Khẩu là có
một ít ống nước làm mát ra, còn lại đều không đặt ống nước làm mát.
Phương pháp làm mát bề mặt phù hợp với thi công đập bê tông đầm lăn ở nhiệt độ cao. Áp
dụng nước mát phun sương, có thể đảm bảo nhiệt độ bề mặt bê tông thấp hơn nhiệt độ bên
ngoài, tăng hiệu quả tản nhiệt.
Trong thi công đập bê tông đầm lăn trong vùng có nhiệt độ cao áp dụng biện pháp ngừng thi
công ban ngày (các tháng mùa hè), đổ bê tông mùa hè nên hạn chế chiều dày lớp đầm, thời
gian giãn cách giữa hai tầng đổ lớn hơn 72 giờ đổ bê tông toả nhiệt.
Công trình bậc II Thiên Sinh Kiều thuộc vùng á nhiệt đới, nếu chỉ tiến hành thi công ở nhiệt
độ dưới 250C, thì hàng năm từ hạ tuần tháng bốn là không thể thi công được. Lại thêm về mùa
lũ, nước tràn qua đập, cho nên thực tế thời gian thi công chỉ còn 170 ngày. Do vậy phải thi
công bê tông đầm lăn vào tháng 6, để tăng thời gian thi công, đảm bảo tiến độ của công trình.
Nhiệt độ tháng 6 đa phần là 25350C cho nên phải áp dụng các bịên pháp sau đây:
Ngoài ra khi bắt buộc phải thi công trong mùa kiện thời tiết nóng cần áp dụng các biện pháp
sau:
(1) Sử dụng chất DH4A giảm nước chậm đông.

(2) Khống chế trị số VC, thông thường ban ngày trị số VC ở cửa máy trộn khống chế
là 510s, hiện trường 712s, ban đêm có thể lớn hơn một chút.
(3) Giữ cho bề mặt bê tông ẩm ướt bằng cách phun sương, tưới nước, phủ bằng rơm
rạ, luôn giữ cho bề mặt bê tông ẩm.
(4) Giảm chiều dày đầm chặt, tăng tốc thi công.
5.2. Thi công trong điều kiện nhiệt độ thấp


- 9Trường Đại học Thủy Lợi
Môn học: Công nghệ XDCT bê tông
Thí nghiệm chứng minh, bê tông đầm lăn ở nhiệt độ thấp, tốc độ thuỷ hoá chậm, tốc độ tăng

cường độ bị giảm đi. Với thí nghiệm mẫu bảo dưỡng 91 ngày ở nhiệt độ thấp (1  10C) thì
cường độ chỉ bằng 66% của bảo dưỡng tiêu chuẩn, xem hình 5.

Thi công ở điều
kiện nhiệt độ
thấp thì điều
quan trọng nhất
là không được
để cho nó đông
cứng. Trộn bê
tông bằng nước
nóng để tăng
nhiệt độ là một
biện pháp đơn
giản nhất khi
gặp nhiệt độ
môi trường quá
thấp.


C­êng ®é (MPa)

Nhiệt độ thấp ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cường độ thời kỳ đầu của bê tông đầm lăn.

20

15

10

5

7

28

90

Kú h¹n (ngµy)

- B¶o d­ìng tiªu chuÈn
- B¶o d­ìng nhiÖt ®é thÊp
Hình 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo dưỡng đối với cường độ
Hiệu quả của việc trộn bằng nước nóng dao động tuỳ hàm lượng nước để trộn, phụ thuộc vào
hàm lượng nước của đá, cát.
Khi nhiệt độ không khí thấp nhất là về ban đêm thì nền đá, ván khuôn và các tấm kim loại sẽ
dễ bị đông lạnh bề mặt, tốt nhất là dùng đèn tia hồng ngoại sưởi ấm.
Với những bề mặt tầng bê tông đầm lăn lộ ra ngoài không khí thì cần phải tiến hành che chắn.
Cách che chắn thông thường là dùng các loại rơm rạ, cỏ, tấm xốp, bao tải v.v… đậy phủ lên.

Cần trải một lớp nilon mỏng lên mặt lớp bê tông để giữ độ ẩm tránh mất nước. Khi nhiệt độ
quá thấp có thể dùng dây điện trở đốt nóng để bảo dưỡng.
5.3. Thi công trong điều kiện trời mưa
Hàm lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến tích chất thi công và tính năng của bê tông sau khi
cứng, vì vậy thi công bê tông đầm lăn dưới điều kiên trời mưa ảnh hưởng còn lớn hơn thi
công bê tông thường.
Qua thí nghiệm ảnh hưởng của trời mưa đến chất lượng, làm mưa nhân tạo cường độ 14mm
trong mỗi giờ để kiểm tra chất lượng, kết quả cho thấy, với cường độ 2mm/giờ thì phải ngừng


- 10Trường Đại học Thủy Lợi

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

thi công đổ bê tông.
Trong lúc đang thi công gặp trời mưa, thì phải tăng tốc độ của máy đầm, sau đó lấy nilon che
phủ mặt đập, để giảm bớt lượng nước mưa thấm vào, nếu xác nhận bộ phận nào chất lượng
không được tốt thì phải đào bỏ.
Thí nghiệm ở đập Dangue - Chile đã rút ra kinh nghiệm quý báu cho việc thi công dưới trời
mưa. Đập này là đập trọng lực bê tông đầm lăn cao 115m, ở phía Nam Santiago chừng
600km. Đặc điểm khí hậu vùng này là mùa hè khô, mùa đông ẩm ướt, từ tháng 5 đến tháng 8
là mùa mưa. Lượng mưa trung bình cả năm 3800mm. Cho nên thi công dưới trời mưa trở
thành vấn đề quan trọng. Nên đã phải tiến hành các thí nghiệm chuyên môn với đoạn đập dài
30m, rộng 8m, tỷ lệ cấp phối bê tông có lượng xi măng là 120kg/m3, tro núi lửa là 50kg/m3,
nước là 160kg/m3. Xét ảnh hưởng của mưa nên khi trộn giảm bớt lượng nước. Tỷ lệ vữa
tro/vữa cát là 0,450,50. Có ba cấp cương độ mưa mỗi giờ là 4,9mm-7,4 mm-11,4 mm. Có
hai loại máy đầm CA25 của công ty Dynapac và máy ủi D6 (có kèm theo tấm bê tông để tăng
tải đầm, tổng trọng lượng lên đến 20T).
Khi lượng mưa là 4,9mm/h và 7,4mm/h, thì việc đầm rung cũng chưa có khó khăn mấy. Đống
bê tông được máy ủi san, chiều dày đầm chắc 300mm, được đầm 6 lượt. Trong khi đầm rất

nhiều chỗ có vữa tro nổi lên mặt, dẫn đến tình trạng giảm cường độ bề mặt và tăng khối lượng
công việc xử lý bề mặt.
Khi lượng mưa lên đến 11,4mm/h, thì lượng vữa tro nổi lên nhiều, ở phía trước quả lu xuất
hiện “sóng nổi” mà đầm rung vẫn chưa đầm chặt được bê tông.
Kết quả thí nghiệm chứng minh, với lượng mưa trong vòng 7mm/h thì có thể dùng đầm rung,
lượng mưa đến 7mm/h trở lên thì không được dùng đầm rung.
Khi cường độ mưa lên đến 11,4mm nếu dùng máy ủi để đầm chiều dày 100mm, đầm 4 lượt,
độ đầm chặt tương đối đạt 98% trở lên.
Qua thí nghiệm kể trên đã cho một số kết quả, tuy vậy cần chờ nghiên cứu thêm. Nếu vấn đề
này được giải quyết thoả đáng thì có ý nghĩa vô cùng lớn đối với việc mở rộng thi công đập
bê tông đầm lăn trong điều kiện trời mưa.
II. THI CÔNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM,
CÁCH KHẮC PHỤC TẠI CÔNG TRÌNH.
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, có 2 yếu tố rất được quan tâm là: Thi công trong điều kiện
nhiệt độ cao và thi công trong điều kiện trời mưa.
1. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SƠN LA
1.1. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện nhiệt độ cao:
Trong quá trình thi công bê tông đầm lăn nếu thời tiết xuất hiện nhiệt độ cao thì thực hiện các
biện pháp sau:
-

Dưới nhiệt độ cao, nắng và gió to, sương mù được tạo ra trên diện rộng. Máy phun
sương và ống phụt sẽ được sử dụng để bảo dưỡng bê tông.


- 11Trường Đại học Thủy Lợi

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

-


Công tác hạ thấp Vebe cũng được thực hiện.

-

Phụ gia đông cứng, và các tác nhân giảm nước có hiệu quả cao cũng được sử dụng để
kéo dài thời gian ninh kết ban đầu.

-

Nhiệt độ tối đa của RCC tại khối đổ sẽ không >220

1.2. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện trời mưa.
* Để áp dụng tiến độ thi công cho điều kiện thời tiết, phải theo dõi dự báo thời tiết thường
xuyên trong quá trình đổ bê tông để kịp thời thông báo về mưa và các điều kiện khí hậu khác.
* Thi công RCC sẽ bị đình chỉ khi lượng mưa < 25 mm/h. nhưng các biện pháp sau được sử
dụng trong các trường hợp.
-

Giá trị Vebe của hỗn hợp trộn RCC sản suất tại trạm trộn sẽ được điều chỉnh giới hạn
trên: trong trường hợp mưa kéo dài, tỷ lệ mưa / các chất của RCC sẽ giảm đến giá trị
thấp hơn so với lượng giảm chính xác.

-

Sau khi đổ RCC sẽ nhanh chóng phủ lớp vải nhựa và sẽ không được phủ khi rải. Sau
đó mới rải và đầm, hỗn hợp bê tông đã rải không được lộ dưới trời mưa.

* Trong trường hợp lượng mưa đạt hoặc vượt quá 2.5 mm/h trạm trộn đình chỉ việc sản suất
bê tông và công tác đổ, rải, đầm chưa hoàn tất phải được hoàn tất sớm nhất.

Tất cả các bãi thải và làn bê tông. không được đầm và tất cả khu vực đổ sẽ được khôi phục và
xử lý khi mưa ngừng.
* Khi mưa ngừng, cần phải thực hiện các công việc sau trước khi thi công:
-

Nước ứ đọng trong thùng xe đổ ngoài xe đổ ngoài trời sẽ được đổ hết đi.

-

Đổ sạch nước đọng, khi đáp ứng được nhu cầu, đổ RCC ngay.

-

Giá trị Vebe của RCC mới sản suất được điều chỉnh ở giới hạn trên của nó.

-

Tư vấn sẽ kiểm tra khu vực đổ. Bê tông đã rải và bị ướt nhiều bị bóc đi. vữa xi măng
được rải trên bề mặt bê tông nơi cốt liệu lộ ra ngoài nhiều do trời mưa.

Nước sẽ được phun từ xe tải ra phía thượng lưu đập qua rãnh thu nước đến hố bơm thượng
lưu.
2. CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN SÔNG BUNG 4
2.1. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện nhiệt độ cao:
Trong quá trình thi công bê tông đầm lăn nếu thời tiết xuất hiện nhiệt độ cao thì thực hiện các
biện pháp sau:
-

Dưới nhiệt độ cao, nắng và gió to, sương mù được tạo ra trên diện rộng. Máy phun
sương và ống phụt sẽ được sử dụng để bảo dưỡng bê tông.


-

Trị số Vebe:

Tại trạm trộn: 10 ± 2s
Tại điểm đổ ở đập: 12 ± 4s.

-

Phụ gia đông cứng, và các tác nhân giảm nước có hiệu quả cao cũng được sử dụng để


- 12Trường Đại học Thủy Lợi

Môn học: Công nghệ XDCT bê tông

kéo dài thời gian ninh kết ban đầu.
-

Nhiệt độ tối đa của RCC tại khối đổ sẽ không >230

2.2. Thi công bê tông đầm lăn trong điều kiện trời mưa.
-

Khi đang tiến hành đổ RCC mà gặp mưa với cường độ lớn hơn 5mm/giờ hoặc 0,5mm
trong 6 phút thì phải tạm dừng việc rải hỗn hợp RCC. Đối với phần hỗn hợp RCC đã
rải phải khẩn trương tiếp tục công tác đầm để có thể sớm kết thúc quá trình đầm nén.

-


Việc đầm nén RCC khi mưa phải tạm dừng lại khi nước mưa chảy tự do ngưng lại trên
bề mặt RCC đã đầm, khi hỗn hợp RCC dính vào trống đầm, khi nước mưa tạo rãnh
hoặc các hư hại khác bắt đầu phát triển trên lớp RCC mới đổ.

-

Khi phải tạm dừng đổ RCC do mưa thì trong thời gian mưa và sau khi mưa, đối với
các khu vực có RCC tươi mới đầm chưa đủ thời gian 3 giờ từ khi kết thúc đầm sẽ
không cho phép thiết bị nặng hoặc công nhân đi lên hoặc tiếp xúc trực tiếp với bề mặt
RCC để tránh lún sâu, vũng nước, trộn lẫn nước mưa với RCC hoặc gây ra các hư
hỏng khác. Khoảng thời gian này có thể kéo dài thêm hoặc rút ngắn hơn tuỳ theo điều
kiện thực tế nhưng trong từng trường hợp cụ thể phải có sự đồng ý của Tư vấn tại hiện
trường.

-

Trong suốt thời gian đổ RCC, Nhà thầu phải luôn luôn có được dự báo một cách tương
đối chính xác tình hình thời tiết tại khu vực công trình để bố trí thời gian hợp lý cho
việc bắt đầu và kết thúc thi công mỗi lớp RCC, hạn chế việc phải tạm dừng thi công
do mưa khi chưa hoàn thiện lớp đổ.



×