Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ban bao cao thanh tich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.52 KB, 29 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
H’Ra, ngày 21 tháng 5 năm 2010

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở năm học 2009-2010

I. Sơ lược lí lịch
- Họ và tên: PHAN TÂN QUANG;

Nam

- Năm sinh: 28/03/1977
- Quê quán: Xã Sơn Hòa - huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh
- Nơi thường trú: Tổ 4 Thị trấn Kon Dỡng huyện Mang Yang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở H’ra huyện Mang Yang.
- Chức vụ: Hiệu trưởng.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm (ngành Lịch Sử)
- Ngày vào Đảng CSVN: 22/01/2001. Ngày chính thức: 22/02/2002.
- Quá trình công tác: Từ tháng 8 năm 2008 đến nay giữ chức vụ Hiệu trưởng
trường Tiểu học và Trung học cơ sở H’ra.
Thuận lợi:
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-010, nhà trường cũng như cá nhân đã
được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã, huyện,
lãnh đạo phòng giáo dục, công đoàn ngành. Sự đồng tình ủng hộ của cha mẹ học
sinh, lòng nhiệt tình yêu nghề của đội ngũ cán bộ giáo viên, đa số học sinh có
hứng thú trong học tập và rèn luyện, có tinh thần xây dựng tập thể đoàn kết, hoàn
thành tốt nhiệm vụ.



2
Khó khăn:
Trường mới thành lập cơ sở vật chất đang nhiều thiếu thốn, đặc biệt là đồ
dùng dạy học, phòng học. Xa trung tâm huyện 20km. Hầu hết học sinh là dân tộc
thiểu số Bahnar (71%), gia đình chủ yếu làm nông nghiệp hoàn cảnh kinh tế khó
khăn, trình độ dân trí thấp.
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức của bài học tương đối
khó đối với học sinh là dân tộc thiểu số.
II. Thành tích đạt được
1. Sơ lược thành tích đơn vị:
1.1. Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức tác phong
a. Cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Tập thể thực hiện tốt cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ CHí Minh”; Thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phát động phong trào “xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường tổ chức và thực hiện tốt cuộc vận
động “2 không với 4 nội dung” do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động.
Thực hiện tốt “kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”; Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân
viên và cán bộ quản lí luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh; Quy chế dân chủ trong trường học; xây dựng trường học văn hóa; khối
đoàn kết nội bộ, đăng kí xây dựng phong trào thi đua “hai tốt”, giúp đỡ đoàn
viên công đoàn khi gặp khó khăn.
Đoàn kết xây dựng nội bộ trên tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.
Luôn có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, trường học văn hóa, thực hiện và
quan hệ tốt ở khu dân cư. Có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực nhất
là chuyên môn. 100% CBGVCNV không hút thuốc lá trong trường học.


3
100% CBGV thực hiện tốt nội quy của ngành, của trường, tôn trọng và

bảo vệ nhân cách người học. Đối xử công bằng với học sinh, đấu tranh chống
các tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác.
b. Học sinh:
Nhà trường chú trọng quan tâm giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống lành
mạnh cho học sinh. Giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ. Giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh; Phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS. Giáo dục trật
tự ATGT và giáo dục pháp luật nói chung, hưởng ứng phong trào: “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bên cạnh đó còn giáo dục học sinh
thực hiện tốt nội quy của trường lớp, Điều lệ Đội TNTP HCM. Thực hiện tốt “5
điều Bác Hồ dạy”, các nhiệm vụ của người học sinh trong Điều lệ trường Tiểu
học, THCS; Nhà trường phổ biến rộng rãi nhiệm vụ, quyền lợi của người học
sinh. Xây dựng nội quy trường lớp để các em thực hiện. Tổ chức tốt các phong
trào thi đua theo chủ điểm của các ngày lễ lớn thông qua đó để giáo dục đạo đức
cho các em như: Tổ chức tuyên truyền ngày Quốc khánh 2/9; ngày Phụ nữ Việt
Nam 20/10; Thi văn nghệ, ôn truyền thống chào mùng ngày nhà giáo Việt Nam
20/11; Tọa đàm nói chuyện truyền thống ngày 8/3; Tổ chức tuyên truyền nói
chuyện chủ đề ngày 22/12 có hiệu quả. Tổ chức cho học sinh kể chuyện “Quê
hương em 30 năm chiến tranh” hiệu quả...
1.2. Công tác dạy và học
a. Giáo viên
Tất cả cán bộ, giáo viên bộ môn nắm vững chương trình của lớp, bộ môn
mình phụ trách, xác định mục tiêu yêu cầu của môn học để soạn giảng, lên lớp.
Hàng tuần, hàng tháng, các tổ tiến hành thao giảng, đăng ký giờ dạy tốt,
giáo án tốt, rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy, từng bước ổn định
hoạt động dạy và học, chú trọng hướng dẫn học sinh tự học SGK và tự học ở
nhà…


4
Thao giảng: 22 tiết.

Xây dựng và dạy chuyên đề: 03 chuyên đề (TH1, THCS2).
Dạy tốt, giáo án tốt: 328 tiết.
Dự giờ: 648 tiết.
Hồ sơ giáo viên 33 bộ được đánh giá chung qua các đợt như sau: loại tốt 9
bộ, khá 18 bộ, TB 5 bộ, chưa đạt 1 bộ (kể cả hợp đồng).
Nhà trường đã hoàn thành chương trình năm học.
b. Học sinh:
Hầu hết đi học đúng giờ, học bài, làm bài trước khi đến lớp, vào lớp phải
chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, thảo luận, xây dựng bài, phát huy
tính tích cực trong học tập, tự học ở nhà, xây dựng đôi bạn cùng tiến, nhóm học
tập. Đa số các em có ý thức học tập tốt, học đi đôi với hành.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em xây dựng thời gian biểu. Đảm bảo
giờ học ở nhà, các em có kế hoạch tự học, tự học trong SGK. Lớp học tổ chức
học nhóm thường xuyên để trao đổi học hỏi lẫn nhau. Đăng kí tiết học tốt đạt
3452 tiết, xây dựng phong trào thi đua học tập.
1.3. Kết quả chung:
Trường có tổng số: 30 lớp gồm 832 học sinh, nữ 407; DTTS 594 (70,9%),
nữ 294; Tuyển mới 257 em. Học ở 7 điểm trường khác nhau. Tăng 3 lớp so với
năm học trước.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 38 (về giữa năm 4 người kể cả hợp
đồng), nữ 24, đảng viên 10; Trong đó CBQL 3, giáo viên 33, bảo vệ 1 (hợp đồng
04); nghỉ đẻ 1, tập sự 3. Tăng 5 giáo viên so với năm học trước.
Duy trì sĩ số so với đầu năm đạt 832/841=98,9%; tỉ lệ học sinh đi học
thường xuyên đạt =86%.
Học sinh giỏi 45/832=5,4%; tiên tiến 112/832=13,5%.
Tập thể lớp tiên tiến 3 lớp.
Chiến sĩ thi đua cơ sở: 3 đồng chí /35 (đầu năm) chiếm 8,6%.
Lao động tiên tiến: 20 đồng chí /35 (đầu năm) chiếm 57,1%
Tập thể tổ chuyên môn đủ tiêu chuẩn công nhận Tập thể lao động tiên tiến
03/05 tổ đạt 60%.



5
Trường đạt “tập thể lao động tiên tiến” (có 20/35 đạt tiêu chuẩn lao động
tiên tiến, so đầu năm đăng ký) .
Duy trì phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
Hoàn thành phổ cập Giáo dục THCS năm 2009.
Đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh khen 01đồng chí; LĐLĐ huyện khên 04
đ/c, Công đoàn ngành khen 04 đ/c.
1.4. Tham mưu xây dựng cơ sở vật chất.
Nhà trường thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã
để huy động, vận động học sinh ra lớp; với Ban đại diện cha mẹ học sinh để vận
động giáo dục học sinh và hỗ trợ giáo dục; với Ban quản lý rừng phòng hộ, Trạm
thủy lợi H’ra để tạo cảnh quan môi trường xanh đẹp; với trạm Ytế để chăm sóc
sức khỏe cho học sinh; với Huyện đoàn để tập huấn công tác đội cho Tổng phụ
trách và Ban chỉ huy liên đội; với Hội cựu Chiến binh huyện để tuyên truyền
ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phòng toàn dân
22/12;…
Nhà trường thường xuyên tuyên truyền trong cán bộ, nhân dân về chủ
trương đường lối, chính sách giáo dục để mọi người thấy được nhiệm vụ của
mình trong việc tham gia công tác giáo dục ở địa phương.
Các cấp các ngành và nhân dân đang từng bước nhận thức được đường lối
giáo dục của Đảng, quan tâm đến công tác giáo dục của Nhà trường.
Tham mưu với UBND xã tận dụng nguồn vốn trợ cấp vùng khó khăn xây
dựng 2 phòng học trị giá trên 300.000.000đồng.
Tham mưu tốt với cấp trên để xin xây tách trường và xây dựng trường
THCS mới vào năm 2011.
2. Thành tích cá nhân:
* Đạt được các tiêu chuẩn “chiến sỹ thi đua cơ sở”:



6
Bản thân luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước, quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan và chính quyền
địa phương. Luôn vận động gia đình, đồng nghiệp và nhân dân thực hiện.
Luôn phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thực hiện tốt Chỉ thị số năm học của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo về những
nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành năm học 2009-2010. Thực hiện cuộc vận
động "Hai không" trong năm học 2009-2010 gồm 4 nội dung: nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và
việc ngồi nhầm lớp (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp).
Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực có bước chuyển biến
mạnh mẽ, gây hứng thú cho học sinh yêu mến trường lớp. Có giải pháp chỉ đạo
hiệu quả. Được chính quyền địa phương tin tưởng ủng hộ.
Được tập thể tín nhiệm cao 33/35 phiếu.
* Học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị, Nghi Quyết
của Đảng, Pháp luật Nhà nước. Luôn tự tìm tòi, học hỏi việc sử dụng khoa học
công nghệ mới vào dạy học.
Tích cực học tập, tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp chỉ đạo, quản lí
tốt, phù hợp với giáo viên và đối tượng học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin
để nâng cao chất lượng làm việc.
* Tham gia xây dựng tập thể
Luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất. Trong năm học
cùng tập thể xây dựng trường tiên tiến. Xây dựng công sở văn hóa vững mạnh.
* Tham gia các hoạt động khác (Đảng, đoàn thể..)
Là Bí thư Chi bộ luôn gương mẫu tiên phong trong các hoạt động, phân
loại đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần xây dựng tổ chức cơ sở Đảng
trong sạch, vững mạnh.



7
Chi bộ lãnh đạo Công đoàn trường cùng Ban chấp hành xây dựng công sở
văn hoá, Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tham gia hoạt động tốt các hoạt động của
đoàn thể. Tập thể nhà trường đạt trường học văn hóa.
III. Các hình thức khen thưởng đã được ghi nhận:
Ba năm gần nhất liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến và chiến sĩ thi
đua cơ sở. Năm 2009 đạt danh hiệu Lao động tiên tiến
Trên đây là bản báo cáo thành tích cá nhân, kính trình quý cấp công nhận.
HIỆU TRƯỞNG

Người báo cáo

Phan Tân Quang
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


8

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Về quy mô phát triển trường lớp:

Trường có 5 tổ khối chuyên môn và 8 khối lớp.
Thực hiện tuyển sinh đúng độ tuổi theo Điều lệ trường học, đúng công văn
số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh (THCS).
Huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, học sinh tốt nghiệp lớp
5 được vào học lớp 6.
Duy trì sĩ số so với đầu năm đạt 832/841=98,9%; tỉ lệ học sinh đi học

thường xuyên đạt = 86%.
Nguyên nhân học sinh đi học không chuyên cần, bỏ học là: Nội dung kiến
thức, chương trình khó đối với học sinh dân tộc thiểu số, ngôn ngữ giao tiếp giữa
thầy và trò, học sinh tiếp thu chậm, không hiểu bài, chán học, một số em hoàn
cảnh gia đình khó khăn phải theo bố mẹ đến sống ở rẫy xa nhà; một số em bị
bệnh mãn tính, lấy vợ, lấy chồng; cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học thiếu


9
thốn; thiếu giáo viên đặc biệt ở bậc Tiểu học (thiếu 5 giáo viên) nên nhiều giáo
viên phải chủ nhiệm và dạy hai lớp, giáo viên nghỉ đẻ; xin thôi việc; nhận thức
của một số phụ huynh học sinh còn hạn chế, chưa quan tâm đến con em mình,
còn khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
2. Cơ sở vật chất
Phòng học: 14 phòng (13 bán kiên cố, 1 tạm bợ bằng tranh tre, 1 phòng
làm văn phòng).
Nhà hiệu bộ 1 (đủ bàn ghế làm việc bên trong)
Thư viện: 1. Thiết bị : 01. Phòng mượn của trường khác: 05
Thiết bị dạy học: 8 bộ thuộc 8 khối lớp. Máy vi tính: 2 bộ.
Bàn ghế học sinh: 219 bộ (gồm cả 10 bộ liền 04 chỗ ngồi), trong đó: mới
100 bộ đặt ở trung tâm, số còn lại chất lượng tương đối (trong đó có 11 bộ hư
hỏng nặng). Số chỗ ngồi: 458 chỗ (TH: 302; THCS:156). Bảng viết 21 (chống
loá 16; bảng gỗ 5 đã hư hỏng nặng).
Bàn ghế giáo viên: 14 bộ. Sách tham khảo chủ yếu là sách giáo viên,
truyện thiếu nhi.
3. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Mang Yang, của
Đảng ủy xã và sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành trong
công tác tuyên truyền vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh trên lớp,

Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Trường có đủ loại giáo viên bộ môn được đào tạo chuẩn và trên chuẩn.
CBQL nhà trường gương mẫu, nhiệt tình, năng nổ có tinh thần trách
nhiệm cao trong công tác quản lí.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đa phần trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, dạy đủ
số lớp, tiết quy định.
Học sinh phần lớn các em có ý thức học tập và xây dựng tập thể lớp và có
ý thức bảo vệ của công.
Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học cũng như việc giáo dục cho
con em.
Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp đỡ Nhà trường về việc trồng cây
xanh bóng mát, tạo cảnh quan môi trường, phối hợp với Nhà trường để giáo dục
đạo đức cho các em.
b. Khó khăn.


10
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu (phòng học), một số
phòng học xuống cấp, còn 01 phòng học tạm bợ. Bàn ghế học sinh còn hư hỏng.
Trường có 71% học sinh là người dân tộc thiểu số.
Trường có 6 điểm trường nằm rải rác ở các làng nên cũng khó khăn trong
công tác quản lí đặc biệt là các làng Dê Kôn, KDung I, KDung II.
Trình độ dân trí các làng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp chưa quan
tâm đến việc học tập của con em mình. Số lượng học sinh dân tộc thiểu số lười
học còn nhiều, đi học không chuyên cần, các em chưa nhận thức được ý nghĩa và
tầm quan trọng của học tập.
Trường có 7 lớp ghép ở bậc Tiểu học nên việc nâng cao chất lượng gặp
nhiều khó khăn.
Chất lượng học tập của học sinh không đồng đều giữa học sinh Kinh và
học sinh dân tộc thiểu số.

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM
1. Tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động và phong trào thi đua “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, đặc biệt là kỹ năng sống cho học sinh.
a. Kết quả đạt được:
- Về cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”
Toàn trường thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo cuộc vận động các
cấp, nghiên cứu lồng ghép nội dung vào giảng dạy các bộ môn văn hóa và hoạt
động ngoài giờ, tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 120 năm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bằng những việc làm thiết thực như giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và
đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân
viên của nhà trường có ý thức tốt hơn trong việc rèn luyện tư cách, phẩm chất
đạo đức nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tiêu cực, tham
nhũng; chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước,
không vi phạm đạo đức nhà giáo, tích cực tự học tập nâng cao trình độ chính trị
chuyên môn nghiệp vụ.
Cán bộ giáo viên là đảng viên của trường luôn đi đầu trong các phong trào
thi đua; Nhà trường tổ chức học tập, quán triệt cho CB, GV, NV 5 chuẩn mực
đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tỉnh Gia Lai do Ban chỉ đạo
biên soạn.


11
Học sinh tùy theo lứa tuổi của từng lớp học có những nội dung học tập,
hoạt động phù hợp với lứa tuổi để gúp các em hiểu sâu sắc hơn về Bác Hồ, như
cuộc thi “Quê hương em 30 năm chiến tranh”, tìm hiểu về “thân thế và sự
nghiệp của Bác Hồ”, nhiều học sinh đã đạt giải và được trao giải thưởng. Qua

các hoạt động trên học sinh có những tình cảm, nhận thức tiến bộ rõ hơn trong
học tập và rèn luyện.
- Về cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học
sinh ngồi nhầm lớp. Tiếp thu sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
nhà trường tổ chức quán triệt đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh và tổ
chức cam kết thực hiện. Vì vậy, việc dạy thật, học thật đã được thực hiện, nhận
thức của phụ huynh, học sinh về học tập được nâng lên.
Học sinh có ý thức tự giác học tập, thi và kiểm tra trung thực, nghiêm túc;
giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học, ngồi nhầm lớp.
Việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh bậc Tiểu học được đánh giá
theo đề chung từng khối lớp; bậc THCS trường tổ chức kiểm tra học kỳ 1 và kỳ 2
theo đề chung, đề được in sao phát đến từng học sinh, tổ chức kiểm tra chặt chẻ
theo quy chế đánh giá đúng chất lượng.
Việc khắc phục học sinh “ngồi nhầm lớp” theo chỉ đạo của cơ quan
chuyên môn cấp trên bằng nhiều hình thức: Ôn tập, phụ đạo, dạy tự chọn đặc biệt
là nội dung giảm tải đối với học sinh dân tộc thiểu số, nơi có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, Hướng dẫn dạy lớp ghép cụ thể là tập trung dạy học sinh chủ yếu là
môn Toán và Tiếng việt. Qua những việc làm cụ thể đó chất lượng dạy học từng
bước được nâng lên, nhiều học sinh đạt thành tích trong học tập.
- Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” Phối
hợp với Hội khuyến học, Hội liên hiệp phụ nữ và Đoàn thanh niên CSHCM xã tổ
chức “Tháng khuyến học” từ 2/9 đến 2/10/2009 (ngày khuyến học Việt Nam
2/10), bình chọn, tuyên dương 01 gia đình hiếu học tiêu biểu.
Tổ chức quyên góp quần áo, sách vở tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Công đoàn Phòng Giáo dục & Đào tạo tặng 35 bộ đồng phục áo ấm cho
học sinh khó khăn.
Tổ chức khai giảng gồm hai phần: “Phần Lễ” tổ chức trang trọng tạo ấn
tượng tốt cho CB, GV, NV và học sinh; phần “Hội” tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, trò chơi dân dan. Tổ chức tốt đón học sinh đầu cấp vào trường.

Tuyên dương 01 thầy giáo (thầy Võ Văn Viên) và 01 cô giáo (Nguyễn Vũ Nhật


12
Nguyên) tiêu biểu trong trường có công lao lớn cho giáo dục địa phương và có
uy tín trong nhân dân.
Các điểm trường lẻ có nhà vệ sinh (nhà tạm); trồng cây tạo cảnh quan môi
trường xanh sạch đẹp.
Học tập các trường trong dự án giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phối
hợp với các đoàn thể ở địa phương hướng dẫn cho học sinh.
Thực hiện tốt không hút thuốc lá trong trường học.
Đánh giá xếp loại thực hiện phong trào“Xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực” đạt loại tốt.
b. Những tồn tại, hạn chế:
Việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trong trường
gặp nhiều khó khăn, trường có 71,4% là học sinh người dân tộc thiểu số, ý thức
học tập của các em còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ học sinh DTTS đi
học thường xuyên chưa cao, còn học sinh ở lại lớp và bỏ học.
Về nhà giáo, tuy có chuyển biến lớn về nhận thức nhưng vẫn còn giáo viên
tinh thần trách nhiệm, phấn đấu chưa cao.
2. Đảm bảo chỉ tiêu phát triển trường lớp và duy trì sĩ số.
Thực hiện tuyển sinh đúng độ tuổi theo Điều lệ trường học, đúng công văn
số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh THCS, duyệt lên lớp
thẳng và sau khi thi lại đúng theo Quyết định số 32/QĐ-BGD&ĐT (bậc Tiểu
học) và Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD-ĐT, QĐ số 51/2008 QĐ-BGDĐT (bậc
THCS), hạn chế tối đa học sinh ngồi nhầm lớp, học sinh bỏ học.
Tiểu học 469 em ; THCS 363 em. Tăng 142 em so với năm học trước
CB, GV, NV có 38 đồng chí (CBQL 03; GV 33, NV 2). Tăng 5 giáo viên,
nhân viên so với năm học trước.
3. Thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, khắc

phục học sinh ngồi nhầm lớp. Đổi mới kiểm tra đánh giá, đẩy mạnh giáo
dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, đẩy mạnh phong trào
thi đua “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
Bậc Tiểu học thực hiện kế hoạch 35 tuần
Học kỳ I: 18 tuần; Học kỳ II: 17 tuần.
(Mỗi học kỳ dành một tuần ôn tập)
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh để quyết định giành nhiều thời gian cho
môn học nào. Mục đích là để học sinh tiếp thu được kiến thức cơ bản nhưng
không quá căng thẳng mệt mỏi. Đối với học sinh DTTS khó khăn phải xác định


13
những môn cần phải tăng thời gian và những môn phải giảm bớt thời gian, thực
hiện tốt theo các văn bản chỉ đạo.
Bậc THCS thực hiện kế hoạch giáo dục với 37 tuần.
Học kỳ I bố trí 19 tuần; Học kỳ II: 18 tuần. (Theo biên chế năm học của
UBND tỉnh quy định).
Phân công giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục: Hoạt động ngoài
giờ lên lớp 2tiết/1tháng. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào: “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dạy tự chọn: THCS dạy tự chọn 2 tiết/1tuần/1 lớp. Dạy chủ đề tự chọn:
Bám sát, nâng cao.
Nghiên cứu sử dụng có hiệu quả ngân hàng 10.000 câu hỏi đánh giá học
sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục; Giáo viên đánh
giá sát đúng trình độ học sinh khách quan, công bằng và hướng dẫn học sinh biết
tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
Triển khai dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với đối tượng học
sinh. Cụ thể các môn Ngư văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, tiến hành

kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo, giảm
yêu cầu học thuộc lòng, nhớ sự kiện và làm theo khuôn mẫu. Các môn Âm nhạc,
Mỹ thuật, Công nghệ, Thể dục và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ
chức phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường; coi trọng việc
thực hành vận dụng tổ chức dạy học theo hướng tích hợp, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh.
Thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thực hiện theo Công văn
số 7120/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2008. Trong quá trình dạy các bộ môn văn
hóa nhà trường lồng vào giáo dục bảo vệ môi trường.
Thí điểm mô hình hòa nhập cho học sinh khuyết tật thực hiện theo Công
văn số 10188/BGDĐT-GDTrH ngày 24/9/2007 về việc thực hiện nhiệm vụ giáo
dục học sinh khuyết tật cấp THCS.
Thực hiện nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo Công văn số
5977/GDĐT-GDTrH ngày 07/7/2008.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục:
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng và Quyết định ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về


14
việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
về đường lối, quan điểm phát triển kinh tế và Giáo dục Đào tạo của Đảng và Nhà
nước; đề xuất bổ sung giáo viên, nhân viên theo quy định trong thông 35 của liên
bộ.
Giáo viên tự bồi dưỡng, dự giờ, dạy chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, tổ
chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn.
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên giúp đỡ giáo viên mới ra trường, bảo đảm
cho giáo viên nắm vững chương trình-SGK, có kỹ năng đổi mới phương pháp
dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học, nắm vững phân

phối chương trình giáo dục phổ thông và nắm vững chuẩn kiến thức kỹ năng của
môn học.
Cử 1 đồng chí đi học quản lý giáo dục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
5. Công tác dạy Bổ túc văn hóa và Phổ cập giáo dục THĐĐT-CMC,
phổ cập THCS:
- Công tác dạy và mở lớp bổ túc văn hóa THCS:
Duy trì và hoàn thành tốt chương trình 5 lớp bổ túc văn hóa vào tháng
12/2009 (4 lớp 9, 01 lớp 7), mở thêm 4 lớp BTVH (126 em đã tốt nghiệp BTVH
tiểu học vào tháng 10/2009).
- Công tác phổ cập: Thực hiện các biện pháp, huy động tối đa học sinh
trong độ tuổi ra lớp nhằm giữ vững các tiêu chuẩn phổ cập GDTHĐĐT-CMC,
Phổ cập giáo dục THCS đúng tiến độ đã đề ra năm 2009.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, đáp ứng
nhu cầu học tập cho mọi tầng lớp nhân dân.
6. Cũng cố tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
Dựa vào tình hình thực tế, nghiên cứu đề xuất phát triển trường lớp phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương, vì quyền lợi của học sinh, tạo điều
kiện tốt nhất cho học sinh đi học.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã để tuyên truyền, giáo
dục, thuyết phục nhân dân tạo điều kiện và đưa con em đến trường.
Tham mưu với UBND xã tạn dụng nguồn vốn trợ cấp vùng khó khăn xây
dựng 2 phòng học trị giá trên 300.000.000đồng.
III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức tác phong
a. Cán bộ, giáo viên, nhân viên:


15
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí luôn học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, rèn luyện tư cách, đạo đức nhà giáo.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô, chấp hành pháp luật, không vi
phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và sống có trách nhiệm.
Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên, cán bộ quản lí
giáo dục về đường lối quan điểm phát triển kinh tế - xã hội về giáo dục đào tạo
của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục; phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” (thành lập ban chỉ đạo, hộp thư góp ý, thành lập ban tư vấn cho
học sinh, bố trí dọn dẹp nhà vệ sinh…).
Quán triệt đến toàn thể giáo viên và cán bộ quản lí yêu cầu “học đi đôi
với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, dạy chữ đi đôi với dạy người”.
Tiếp tục tổ chức và thực hiện tốt cuộc vân động “hai không với 4 nội
dung” do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
các quy định của ngành, nội quy của nhà trường, đấu tranh ngăn chặn các biểu
hiện tiêu cực để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Đoàn kết xây dựng nội bộ trên tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình.
Luôn có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, trường học văn hóa, thực hiện và
quan hệ tốt ở khu dân cư. Có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực nhất
là chuyên môn.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trường học, xây dựng nhà trường theo
phương châm: “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”.
Tham gia học tập đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị, thực hiện Quyết định
số 99/2007/QĐ-UBND ngày 26/11/2007 của UBND tỉnh Gia Lai ban hành quy
định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh. Công văn số 39/SGD_ ĐT về dạy
thêm học thêm. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho
học sinh.
Cán bộ, giáo viên đạt tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, học
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

100% cán bộ giáo viên viết cam kết và thực hiện tốt cuộc vận động “hai
không với 4 nội dung”.
Cán bộ, giáo viên thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước.


16
100% CBGVCNV không hút thuốc lá trong trường học.
100% CBGV thực hiện tốt nội quy của ngành, của trường, tôn trọng và
bảo vệ nhân cách người học. Đối xử công bằng với học sinh, đấu tranh chống
các tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác. Luôn có ý thức tự học tự rèn
luyện để nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ và làm gương cho
học sinh noi theo.
b. Học sinh:
Quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, chú trọng đến việc giáo dục lối
sống lành mạnh cho học sinh. Giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ. Phòng chống
các tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS. Giáo dục trật tự ATGT và giáo dục pháp
luật nói chung, hưởng ứng phong trào: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Bên cạnh đó học sinh thực hiện tốt nội quy của trường lớp, Điều lệ
Đội TNTP HCM. Thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, Điều lệ trường Tiểu học,
THCS và nhiệm vụ của người học sinh.
Tổ chức tốt các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của
chương trình giáo dục.
Giáo dục các em không được nói tục chửi thề, phải biết chào hỏi thầy cô
giáo và người lớn tuổi, trang phục đúng tác phong của người học sinh, đội viên,
có ý thức bảo vệ của công, giữ vệ sinh nơi công cộng. Biết thương yêu mọi
người, nhường nhịn em nhỏ, có ý thức thái độ đúng trong lao động, học tập và
kiểm tra thi cử, để trở thành người công dân tốt.
Nhà trường phổ biến rộng rãi nhiệm vụ, quyền lợi của người học sinh. Xây
dựng nội quy trường lớp để các em thực hiện.

Tổ chức Đoàn, Đội, Ban văn thể để tăng cường giáo dục cho các em, tổ
chức các hoạt động cho các em có nơi sinh hoạt lành mạnh. Thông qua sinh hoạt
Đội, hoạt động Ngoài giờ lên lớp, chào cờ đầu tuần, các hoạt động đoàn thể xã
hội để nâng cao nhận thức về tư tưởng đạo đức cho học sinh.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua theo chủ điểm của các ngày lễ lớn
thông qua đó để giáo dục đạo đức cho các em như: Tổ chức tuyên truyền ngày
Quốc khánh 2/9; ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; Thi văn nghệ, ôn truyền thống
chào mùng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Tổ chức tuyên truyền mời cựu chiến
binh huyện về nói chuyện chủ đề ngày 22/12 có hiệu quả được đông đảo học
sinh hưởng ứng. Tham gia kể chuyện về Bác Hồ hiệu quả.
Phát huy vai trò của đội Cờ đỏ để quản lí hướng dẫn học sinh sinh hoạt.
Lồng gép các hoạt động giáo dục vào các môn học để các em có thêm ý
thức học tập và rèn luyện và tạo mối liên hệ tốt trong các hoạt động giáo dục.


17
Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, kết hợp giáo dục
giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội và phát huy quyền dân
chủ của học sinh để xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ, cả năm, xếp loại hạnh kiểm
chính xác, công khai trước cả lớp và thực hiện nghiêm túc theo Quyết định
32/QĐ- BGDĐT (Tiểu học), Quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT và QĐ số
51/2008 QĐ-BGDĐT (THCS).
Xếp loại Hạnh kiểm như sau:
* Bậc Tiểu học:

* Bậc THCS:

2. Công tác dạy và học
2.1. Giáo viên
a. Bậc Tiểu học:

Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của chương trình sách giáo khoa. Có
khả năng chuyên sâu, hệ thống hoá kiến thức để nâng cao hiệu quả giảng dạy,
đảm bảo đủ, chính xác có hệ thống. Bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đở học sinh
yếu lồng ghép vào các tiết dạy (vì thiếu phòng học). Lấy học sinh làm trung tâm
trong hoạt động giảng dạy, chú trọng rèn luyện kỉ năng đọc, viết, làm toán cho
học sinh. Đánh giá học sinh theo Quyết định số 32/BGD&ĐT. Theo hướng dẫn
dạy học, đánh giá theo vùng miền.
b. Bậc THCS:
Dạy đủ các môn văn hóa đúng theo chương trình quy định.
Đảm bảo các yêu cầu giảng dạy của môn học. Luôn đổi mới phương pháp
dạy học, phát huy tính tích cực sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.


18
Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Việc kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện theo quyết định 40/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, QĐ số 51 QĐ/2008/QĐ
BGDĐT về bổ sung Quy chế đánh giá xếp loại kèm theo QĐ số 40/2006.
c. Kết quả chung:
Giáo viên bộ môn nắm vững chương trình của lớp, bộ môn mình phụ
trách, xác định mục tiêu yêu cầu của môn học để soạn giảng, lên lớp.
Hàng tuần, hàng tháng, các tổ tiến hành thao giảng, đăng ký giờ dạy tốt,
giáo án tốt, rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp giảng dạy, từng bước ổn định
hoạt động dạy và học, chú trọng hướng dẫn học sinh tự học SGK và tự học ở
nhà.
Giáo viên sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học còn hạn chế (vì chưa có đồ
dùng), giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học theo
từng học kỳ, ngoài ra làm thêm và sưu tầm thêm đồ dùng để phục vụ tốt cho tiết
học.
Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém lồng ghép trong giờ

dạy chính khóa và hoạt động ngoại khóa (do chưa có phòng học).
Thao giảng: 22 tiết.
Xây dựng và dạy chuyên đề: 03 chuyên đề (TH1, THCS2).
Dạy tốt, giáo án tốt: 328 tiết.
Dự giờ: 648 tiết.
Hồ sơ giáo viên 33 bộ được đánh giá chung qua các đợt như sau: loại tốt 9
bộ, khá 18 bộ, TB 5 bộ, chưa đạt 1 bộ (kể cả hợp đồng).
2.2. Học sinh
Đa số các em có ý thức học tập tốt, học đi đôi với hành.
Đi học đúng giờ, học bài, làm bài trước khi đến lớp, vào lớp phải chú ý
nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, thảo luận, xây dựng bài, phát huy tính tích
cực trong học tập, tự học ở nhà, xây dựng đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em xây dựng thời gian biểu. Đảm bảo
giờ học ở nhà, các em có kế hoạch tự học, tự học trong SGK. Lớp học tổ chức
học nhóm thường xuyên để trao đổi học hỏi lẫn nhau. Hàng tuần đăng kí tiết học
tốt, tuần học tốt, xây dựng phong trào thi đua học tập.
Tuy nhiên một số học sinh còn vắng học, chưa phát huy tinh thần tự học,
chưa tích cực chủ động xây dựng bài nên chất lượng còn thấp.
Xếp loại học lực:
* Bậc Tiểu học:


19
- Đối với các môn đánh giá bằng nhận xét (có bảng thống kê chi tiết kèm
theo).
- Đối với các môn đánh giá bằng điểm số:

Học sinh giỏi: 35 em/469 em = 7,5%.
Học sinh khá: 73/469 em= 15,6%.
* Bậc THCS:


Học sinh giỏi: 11 em = 3,0%.
Học sinh Khá: 39 em = 10,7%.
3. Những biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục: Hiệu
trưởng chỉ đạo, quán triệt thực hiện các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
Nhà trường thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “hai tốt” thông qua
các ngày lễ lớn trong năm. Đăng ký “dạy tốt - học tốt” thường xuyên được phát
động.
Mỗi thầy cô giáo phải tự học tự bồi dưỡng, xây dựng phương án giảng dạy
sát với thực tế của trường, của địa phương, phải có kế hoạch bồi dưỡng và phụ
đạo học sinh .
Chuyên môn, tổ chuyên môn tổ chức và duy trì hoạt động thao giảng, dự
giờ, đăng ký dạy tốt để giáo viên có điều kiện học hỏi lẫn nhau.


20
Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra để uốn nắn kịp thời những sai
sót trong chuyên môn. Chủ động xây dựng nội dung biện pháp hoạt động chuyên
môn.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo
học sinh yếu, kém và xây dựng quỹ bảo trợ học đường để chi cho hoạt động dạy
và học, khen thưởng tập thể, giáo viên, học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học
kì I và cả năm học.
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng phong trào “trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, làm cho học sinh ngày càng yêu mến trường,
mạnh dạn hòa nhập trong cộng đồng gần gủi với thầy cô giáo, xây dựng “lớp học
tự quản”…
Nhà trường thường xuyên phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh, chú trọng đến việc giáo dục lối sống
lành mạnh cho học sinh. Giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ. Phòng chống các

tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS. Giáo dục trật tự ATGT và giáo dục pháp luật
nói chung. Bên cạnh đó còn giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy của trường
lớp, Điều lệ Đội TNTP HCM. Thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy”, Điều lệ trường
Tiểu học, THCS và nhiệm vụ của người học sinh.
Việc đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng theo hướng phát huy
năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, phù hợp với điều kiện đối tượng
học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định
của chương trình giáo dục.
Giáo dục các em có ý thức bảo vệ của công, giữ vệ sinh nơi công cộng.
Biết thương yêu mọi người, có ý thức thái độ đúng trong lao động, học tập và
kiểm tra thi cử, để trở thành người công dân tốt.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua theo chủ điểm của các ngày lễ lớn
thông qua đó để giáo dục đạo đức cho các em. Phát huy vai trò của đội Cờ đỏ để
quản lí hướng dẫn học sinh sinh hoạt.
Lồng ghép các hoạt động giáo dục vào các môn học để các em có thêm ý
thức học tập và rèn luyện và tạo mối liên hệ tốt trong các hoạt động giáo dục.
Đa số các em học sinh có ý thức học tập tốt, học đi đôi với hành. Đi học
đúng giờ, học bài, làm bài trước khi đến lớp, vào lớp phải chú ý nghe giảng, tích
cực phát biểu ý kiến, thảo luận, xây dựng bài, phát huy tính tích cực trong học
tập, tự học ở nhà, xây dựng đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em xây dựng thời gian biểu. Đảm bảo
giờ học ở nhà, các em có kế hoạch tự học, tự học trong SGK. Lớp học tổ chức


21
học nhóm thường xuyên để trao đổi học hỏi lẫn nhau. Hàng tuần đăng kí tiết học
tốt, tuần học tốt, xây dựng phong trào thi đua học tập.
Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, kết hợp giáo dục
giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn, Đội và phát huy quyền dân
chủ của học sinh để xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ, cả năm, xếp loại hạnh kiểm

chính xác, công khai trước cả lớp.
Giáo viên tham gia tập huấn đầy đủ về những thay đổi, những điểm mới
của chương trình. Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản của chương trình sách
giáo khoa. Có khả năng chuyên sâu, hệ thống hoá kiến thức để nâng cao hiệu quả
giảng dạy. Bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu lồng ghép vào các tiết
dạy (vì thiếu phòng học). Lấy học sinh làm trung tâm trong hoạt động giảng dạy,
chú trọng rèn luyện kỹ năng đọc, viết, làm toán cho học sinh.
Dạy đủ các môn văn hóa đúng theo chương trình quy định. Dạy tự chọn
bậc THCS 2 tiết/1tuần/1 lớp. Dạy chủ đề tự chọn: Bám sát, nâng cao ở các môn:
Ngữ văn, Toán, Lí, Anh Văn.
Tổ chức kiểm tra nội bộ hoạt động sư phạm của giáo viên:
4. Công tác chủ nhiệm
Mỗi lớp được bố trí một giáo viên làm công tác chủ nhiệm, Hiệu trưởng
làm tổ trưởng tổ chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm bám sát vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên, kế
hoạch nhà trường để xây dựng kế hoạch. Giáo viên chủ nhiệm đều có kế hoạch,
thực hiện hoàn thành kế hoạch, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cấp trên
về lớp được giao quản lí. Giáo viên chủ nhiệm tham gia sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, sinh hoạt cuối tuần, hướng dẫn học sinh lao động, huy động học sinh bỏ học
ra lớp và tham gia các hoạt động giáo dục khác. Lấy sự tiến bộ của lớp làm tiêu
chí đánh giá xếp loại thi đua giáo viên.
Mỗi tháng sinh hoạt tổ chủ nhiệm một lần.
5. Công tác dạy Bổ túc văn hóa và Phổ cập Giáo dục TH, THCS
Thực hiện nhiệm vụ phổ cập GD THCS và phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi
trường đã phân công giáo viên phụ trách các làng trực tiếp điều tra số liệu căn cứ
vào các tiêu chí phổ cập để có hướng mở các lớp bổ túc văn hoá cũng như ổn
định sỹ số các lớp học phổ thông.
Nhà trường thường xuyên tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền địa
phương, các ban ngành đặc biệt là ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, tổ phụ trách
làng, thôn trưởng, già làng tiếp tục duy trì và mở các lớp bổ túc văn hóa ở các

làng khó khăn.


22
Duy trì tốt Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Duy trì và hoàn thành tốt chương trình 5 lớp bổ túc văn hóa vào tháng
12/2009 (4 lớp 9, 01 lớp 7), mở thêm 4 lớp BTVH (126 em đã tốt nghiệp BTVH
tiểu học vào tháng 10/2009).
- Công tác phổ cập: Thực hiện các biện pháp, huy động tối đa học sinh
trong độ tuổi ra lớp nhằm giữ vững các tiêu chuẩn phổ cập GDTHĐĐT-CMC,
Phổ cập giáo dục THCS đúng tiến độ đã đề ra năm 2009.
6. Công tác Thư viện
Thực hiện tốt công tác nhận, phát sách vở cho học sinh. Cán bộ thư viện
làm việc tiếp nhận và cho mượn sách vở, đồ dùng dạy học kịp thời, bảo quản tốt.
Tổ chức cho các lớp thi kể chuyện theo sách. Tham mưu với cấp trên xin trang bị
tủ sách, đầu sách phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập, từng bước xây
dựng thư viện chuẩn, đồ dùng dạy hoc mõi khỗi lớp được cấp một bộ. SGK đủ
cho học sinh dân tộc thiểu số mượn mỗi em một bộ.
Thực hiện tốt công tác nhận sách vở cấp trên cấp về. Cho học sinh DTTS
mượn SGK, phát 6290 vở cho học sinh.
Tiếp nhận: sách “cùng em học an toàn giao thông” 243 quyển; 54 sách
truyện các loại.
Số giáo viên mượn đồ dùng dạy học hơn 100 lượt (tháng 3 mới có đò dùng
cấp về), sách tham khảo 235 lượt.
Số sách truyện cho học sinh mượn 1239 lượt. Tổ chức cho học sinh thi kể
chuyện theo sách về Bác Hồ đạt 9 giải.
Tiếp nhận và cho mượn đọc 497 các số báo.
Tồn tại: Một số học sinh chưa chấp hành tốt nội quy thư viện, trả sách
chưa kịp thời, bảo quản sách chưa tốt, còn làm mất sách. Số lượt giáo viên mượn
còn ít.

7. Công tác lao động vệ sinh
Lao động vệ sinh, trồng bảo vệ cây làm sạch đẹp trường lớp, để đảm bảo
môi trường xanh, sạch đẹp.
Lao động công ích, chăm sóc khu di tích lịch sử.
Lao động 1 tuần 1 buổi đối với tất cả các lớp.
Ban lao động có kế hoạch lao động cụ thể; Giáo viên chủ nhiệm phải có
trách nhiệm hướng dẫn học sinh lao động.
Tổ chức hoạt động lao động phải đúng nguyên lí giáo dục của Đảng, đảm
bảo an toàn trong lao động, không lãng phí nhân lực, thời gian, thu được kết quả


23
cao và làm cho học sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của lao động, đồng thời
mang tính giáo dục cao.
8. Công tác Văn nghệ, Thể dục thể thao
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động TDTT trong nhà trường.
Đảm bảo chương trình TD chính khóa giáo viên chú ý lồng ghép việc giáo
dục thể chất cho học sinh.
Thành lập đội văn nghệ trong giáo viên và học sinh để dự thi do cấp trên
phát động và phục vụ các ngày lễ lớn trong năm.
Tổ chức thi bóng đá và bóng chuyền trong học sinh, và thành lập đội bóng
đá bóng chuyền của trường để thi đấu, giao hữu.
Giáo dục học sinh có ý thức xếp hàng ra vào lớp, sinh hoạt 15’ đầu giờ,
tập TD giữa giờ nhanh, đúng động tác, có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
Trang phục gọn gàng, nam cắt tóc ngắn, học sinh đi dép quai hậu.
Mỗi lớp thành lập một đội văn nghệ, nhà trường thành lập một đội văn
nghệ gồm giáo viên và học sinh. Tham gia thi hát dân ca cấp huyện, biểu diễn
văn nghệ đêm 19/5 do ngành tổ chức.
Thành lập một đội bóng đá thiếu niên giao lưu bóng đá với trường Tiểu
học H’ra 1, thành lập 1 đội bóng chuyền.

Tổ chức đêm văn nghệ 20/11 với 25 tiết mục; mỗi lớp làm 1 tờ báo tường
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
9. Xây dựng cơ sở vật chất và tài chính
Sử dụng và bảo quản tốt số cơ sở vật chất hiện có.
Tham mưu xin đủ phòng học, bàn ghế giáo viên và học sinh đủ để phục
dạy học.
Tài chính: lập đầy đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, thu chi tài chính đảm
bảo rõ ràng, chính xác đúng nguyên tắc và công khai trước hội đồng sư phạm sau
HK I và kết thúc năm học. Riêng các khoản quỹ được Ban đại diện cha mẹ học
sinh và cuộc họp phụ huynh học sinh toàn trường đầu năm cho phép nhà trường
thu được Ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát chi, thanh quyết toán công khai
trước phụ huynh học sinh toàn trường khi kết thúc năm học năm học.
Trả lương và các khoản đầy đủ cho giáo viên đúng như nhận ở PGD&ĐT.
10. Công tác Đảng và các Đoàn thể
- Chi bộ: Thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện đối với Nhà trường, triển
khai thực hiện cụ thể kế hoạch lãnh đạo của Chi bộ để lãnh đạo các đoàn thể
quần chúng, luôn chú trọng công tác bồi dưỡng phát triển Đảng.
Học cảm tình đảng 6 đồng chí.


24
100% đảng viên đạt đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kết nạp 2 đảng viên. Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn cơ sở: Cùng với nhà trường tổ chức và thực hiện tốt cuộc
vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động “2
không với 4 nội dung” do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động; phong
trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Thực hiện tốt “kỉ cương,
tình thương, trách nhiệm”; Quy chế dân chủ trong trường học; xây dựng trường
học văn hóa; khối đoàn kết nội bộ, đăng kí xây dựng phong trào thi đua “hai tốt”,
giúp đỡ đoàn viên công đoàn khi gặp khó khăn.

Tham mưu với chính quyền thực hiện tốt chế độ cho đoàn viên.
Tổ chức tốt ôn truyền thống, tọa đàm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày
Quốc tế phụ nữ 08/3.
Đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh 01; LĐLĐ huyện 04, Công đoàn ngành
04 đ/c.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: tổ chức các phong trào do nhà trường và
cấp trên phát động, giáo dục Đoàn viên phát huy vai trò xung kích trong Nhà
trường. Chỉ đạo Liên đội hoạt động. Tiếp tục tổ chức cho đoàn viên góp vốn
xoay vòng làm kinh tế, mua máy vi tính phục vụ dạy học, khắc phục khó khăn.
Tổ chức giao lưu thể dục thể thao với các đơn vị khác.
Giới thiệu học Cảm tình Đảng 04 đồng chí; xét đề nghị Chi bộ triển khai
viết lí lịch 04 đoàn viên.
Xếp loại đoàn viên xuât sắc 15/22 chiếm 68,2%, khá 6/22 chiếm 27,3%,
trung bình 1/22 chiếm 4,5%.
- Đội thiếu niên TP Hồ Chí Minh: Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt
động nhằm thúc đẩy học sinh tham gia học tập và rèn luyện, tổ chức sinh hoạt
sao nhi đồng, kết nạp đội viên đảm bảo 100% sao nhi đồng đến tuổi đều được kết
nạp vào Đội. Rèn luyện kỹ năng đội viên; Thành lập đội nghi thức mẫu.
Đăng ký học tốt đạt 3452/3886 tiết. Phối hợp với Ban văn thể thi văn nghệ
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 đạt 6 giải chất lượng cao (tiêu biểu
như 7B, 7A). Phối hợp với tổ Xã hội tổ chức thi Theo dòng lịch sử đạt hiêu quả
cao thu hút đông đảo học sinh tham gia nhằm nâng cao kiến thức lịch sử cho học
sinh.
Tổ chức ôn truyền thống ngày thành lập QĐNDVN và ngày hội QPTD
22/12. Thăm viếng và chăm sóc vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ.


25
Tổ chức các trò chơi dân gian, tìm hiểu về lịch sử huyện Mang Yang quê
hương em. Phát động viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 chọn 15 bài xuất sắc gửi

về Báo thiếu niên tiền phong.
Nhiều lớp có phong trào thi đua tốt trong các đợt thi kể chuyện, báo tường,
TDTT, thi nghi thức như: 8A, 8B, 6C, 7B, 6D…
02 đội viên được nhận học bổng “thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Mang Yang”
trị giá 200.000 đòng. Xét thi đua đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ 53 em, Nhi
đồng xuất sắc 16em.
Cờ đỏ xuất sắc: 15 em. Đôi bạn cùng tiến tiêu biểu 9 đôi.
Chọn 6 đội viên dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cấp huyện, 1 cấp tỉnh.
Thi nghi thức đội cấp huyện đạt giải nhì
Liên đội đề nghị Đoàn cơ sở tặng giấy khen.
11. Công tác tổ chức xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ
Giáo viên là lực lượng quyết định hoàn thành nhiệm vụ của Nhà trường.
Do đó, việc bồi dưỡng cho giáo viên có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ hết
sức quan trọng.
Nhà trường tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí
thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí
giáo dục.
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải phù hợp với trình độ
đào tạo, môn đào tạo, năng lực và nhu cầu thực tế của Nhà trường.
Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên, luôn
động viên cán bộ giáo viên học thêm để nâng cao trình độ trên chuẩn bằng hình
thức học từ xa và tại chức (đang học đại học từ xa và chuyên tu 8 đ/c).
.
Xây dựng tập thể thành khối đoàn kết nhất trí cao, có tinh thần trách
nhiệm, nhiệt tình, tự giác, làm chủ trong nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, mỗi giáo
viên phải phấn đấu trở thành giáo viên Lao động tiên tiến và Chiến sĩ thi đua cấp
cơ sở.
12. Công tác tham mưu, phối kết hợp:
Nhà trường thường xuyên phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã
để huy động, vận động học sinh ra lớp; với Ban đại diện cha mẹ học sinh để vận

động giáo dục học sinh và hỗ trợ giáo dục; với Ban quản lý rừng phòng hộ, Trạm
thủy lợi H’ra để tạo cảnh quan môi trường xanh đẹp; với trạm Ytế để chăm sóc
sức khỏe cho học sinh; với Huyện đoàn để tập huấn công tác đội cho Tổng phụ
trách và Ban chỉ huy liên đội; với Hội cựu Chiến binh huyện để tuyên truyền


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×