Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

học tốt ngữ văn 10 tập 2 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.59 KB, 147 trang )

HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

HỌC TỐT NGỮ VĂN 10
NÂNG CAO (TẬP HAI)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

LỜI NÓI ĐẦU

Từ năm học 2006-2007, sách giáo khoa Trung học phổ thông môn Ngữ văn
được triển khai dạy học bao gồm: sách giáo khoa Ngữ văn (biên soạn theo chương
trình chuẩn) và sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao theo nguyên tắc tích hợp (văn
học, tiếng Việt và làm văn), nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo
của học sinh.
Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cường khả năng
tự học, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học phổ thông. Bộ sách
sẽ được biên soạn tương ứng các lớp 10, 11 và 12, mỗi lớp hai cuốn. Theo đó, cuốn
Học tốt Ngữ văn 10 nâng cao – tập hai sẽ được trình bày theo thứ tự tích hợp các
phân môn:
- Văn học
- Tiếng Việt
- Làm văn
Cách tổ chức mỗi bài trong cuốn sách sẽ gồm hai phần chính:
I. Kiến thức cơ bản
II. Rèn luyện kĩ năng
Nội dung phần Kiến thức cơ bản với nhiệm vụ củng cố và khắc sâu kiến thức sẽ
giúp học sinh tiếp cận với những vấn đề thể loại, giới thiệu những điều nổi bật về
tác giả, tác phẩm (với phần văn học); giới thiệu một số khái niệm, yêu cầu cần thiết
mà học sinh cần nắm vững để có thể vận dụng được khi thực hành.
Nội dung phần Rèn luyện kĩ năng đưa ra một số hướng dẫn về thao tác thực
hành kiến thức (chẳng hạn: Luyện tập vận dụng các hình thức kết cấu văn bản
thuyết minh, Luyện tập đọc – hiểu văn bản văn học, Luyện tập về liên kết trong văn


bản, Thực hành thao tác chứng minh, giải thích, quy nạp, diễn dịch, Luyện tập
trình bày một vấn đề,...). Mỗi tình huống thực hành trong phần này đặt ra một yêu
cầu học sinh phải thông hiểu kiến thức cơ bản của bài học; ngược lại, qua công việc
thực hành, kiến thức lí thuyết cũng có thêm một dịp được cũng cố. Vì thế, giữa lí
thuyết và thực hành có mối quan hệ vừa nhân quả vừa tương hỗ rất chặt chẽ.
Ngoài các nhiệm vụ trên, ở một mức độ nhất định, nội dung cuốn sách còn
hướng tới việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh lớp 10. Điều này thể
hiện qua cách tổ chức kiến thức trong từng bài, cách hướng dẫn thực hành cũng như
giới thiệu các ví dụ, các bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý
1


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lượng trong những lần in sau.
Xin chân thành cảm ơn.
nhóm biên soạn

2


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Tuần 19
Phú sông Bạch Đằng
(Bạch Đằng giang phú)
Trương Hán Siêu
I – Kiến thức cơ bản
1. Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ, quê ở thôn Phúc Am, xã Ninh

Thành, nay thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Các vua Trần rất kính trọng
Trương Hán Siêu, thường gọi ông là “thầy”. Là người tài đức vẹn toàn nên khi qua
đời, ông được thờ ở Văn Miếu. Tác phẩm của Trương Hán Siêu có: Bạch Đằng
giang phú, Dục Thuý sơn Linh Tế tháp kí (Bài kí ở tháp Linh Tế trên núi Dục
Thuý), Khai Nghiêm tự bi kí (Bài kí trên bia chùa Khai Nghiêm) và Cúc hoa bách
vịnh,… Thơ văn Trương Hán Siêu thể hiện tình cảm yêu nước, ý thức dân tộc, tinh
thần trách nhiệm đối với xã tắc của một người đề cao Nho học.
2. Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể: mượn hình thức đối đáp chủ – khách
để thể hiện nội dung, vận văn và tản văn xen nhau, kết thúc bằng một bài thơ. Loại
phú cổ thể (có trước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi
có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc
chặt chẽ.
3. Bài Phú sông Bạch Đằng thể hiện niềm hoài niệm về chiến công của các anh
hùng dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người với tinh thần ngoan cường, bất
khuất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm hiểu xuất xứ bài phú
Gợi ý:
Phú sông Bạch Đằng có lẽ được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến
Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần suy thoái, có nguy cơ sụp đổ. Khi có dịp du
ngoạn trên sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng
Ninh và Hải Phòng, nơi lưu dấu chiến tích lịch sử Ngô Quyền đánh thắng quân
Nam Hán và nhà Trần tiêu diệt quân Nguyên Mông, ông đã cảm khái mà làm thành
bài phú này.
2. Phân tích bố cục của bài phú
Gợi ý:
Bài phú này có có kết cấu ba phần theo như lối kết cấu thường thấy ở thể phú:
- Mở đầu: Giới thiệu nhân vật, nêu lí do sáng tác (từ đầu cho đến …dấu vết
luống còn lưu.).
- Nội dung: Đối đáp (từ Bên sông các bô lão… cho đến Nhớ người xa chừ lệ

chan.).
- Kết thúc: Lời từ biệt của khách (phần còn lại).
3. Cách miêu tả khái quát, ước lệ kết hợp với tả thực trong đoạn mở đầu:
3


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

- Ước lệ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,
đầm Vân Mộng; sóng kình, muôn dặm, đuôi trĩ, ba thu,…
- Cảnh thực: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng, bờ lau san sát,
bến lách đìu hiu,…
4. Thủ pháp liệt kê trùng điệp được sử hiệu quả.
- Miêu tả không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn: "giương buồm giong gió…,
lướt bể chơi trăng…; sớm gõ thuyền…, chiều lần thăm…"
- Làm nổi bật những kì tích: "Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô
Mã - Cũng là bãi đất xa thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao"; "Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,…"
5. Các hình ảnh đối nhau diễn tả không khí bừng bừng chiến trận ("Thuyền bè
muôn đội tinh kì phấp phới – Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói"), hay để
miêu tả thế giằng co quyết liệt ("ánh nhật nguyệt chừ phải mờ – Bầu trời đất chừ
sắp đổi").
6. Về nghệ thuật chọn lọc hình ảnh, sử dụng điển tích
Tác giả đã lựa chọn hình ảnh, điển tích diễn tả nổi bật sự thất bại của quân giặc,
khẳng định một cách trang trọng tài trí của vua tôi nhà Trần:
- "Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay – Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên
hoàn toàn chết trụi."
-"Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có lương sư họ Lã – Trận nào bằng trận Dục
Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn."
7. Vần trong đoạn 1 và 2:
- Vần lưng: vơi – chơi, lâu - đâu

- Vần chân: Việt – biết – thiết
- Vần gián cách: nhiều – Triều – chiều, đối - đổi – dối – lối – nổi, Hàn – nhàn –
chan.
8. Nhân vật “khách” – cái tôi của tác giả:
Sông Bạch Đằng và những hoài niệm về chiến công trên dòng sông này đều
xuất phát từ sự quan sát của nhân vật “khách” – tác giả. Chính qua sự quan sát ấy,
nhân vật khách hiện lên với vẻ đẹp phóng khoáng, mạnh mẽ của bậc tráng sĩ: "…
chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều – Mà lòng tráng sĩ bốn phương vẫn còn tha
thiết". “Khách” ấy cũng là người thích ngao du, thăm thú và tìm hiểu lịch sử dân
tộc:"Học Tử Trường chừ thú tiêu dao".
9. Nhân vật “bô lão” – hình ảnh của tập thể, xuất hiện trong hình thức đối đáp ở
đoạn hai như sự hô ứng, qua đó tái hiện lại kì tích xưa, bộc lộ niềm ngưỡng vọng, tự
hào hùng tráng:
- Những chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng: Chiến thắng gắn với tên tuổi
Ngô Quyền và chiến thắng gắn với tên tuổi Trần Hưng Đạo. Các chiến thắng vang
dội này được đặc biệt tô đậm nhờ những hình ảnh, điển tích được chọn lựa hết sức
đặc sắc: “tinh kì phấp phới, giáo gươm sáng chói”, “ánh nhật nguyệt... phải mờ, bầu
4


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

trời đất... sắp đổi”, “tan tác tro bay,... hoàn toàn chết trụi...; Xích Bích, Hợp Phì,…”
- Ngẫm lại xưa, thấy chiến thắng oanh liệt là bởi “trời đất cho nơi hiểm trở”,
“nhân tài giữ cuộc điện an” và “bởi đại vương coi thế giặc nhàn”, nghĩ đến nay chỉ
thêm hoài tiếc: "Đến bên sông chừ hổ mặt – Nhớ người xa chừ lệ chan".
10. Đoạn cuối bài, trong lời thơ, “bô lão” và “khách” như hiện thân hô ứng của
xưa – nay ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, bình luận về chiến thắng sông
Bạch Đằng bằng khúc anh hùng ca về tinh thần ngoan cường, bất khuất của con
người:

- Lời ca của “bô lão” khẳng định sự hằng tồn của dòng sông Bạch Đằng lịch sử,
cũng là khẳng định chân lí: “Những người bất nghĩa tiêu vong – Nghìn thu chỉ có
anh hùng lưu danh”.
- Lời ca của “khách” tiếp nối âm hưởng tự hào, tôn vinh ở lời ca của “bô lão”
đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của con người trong chiến công xa, cũng là chân lí
thấm đẫm tinh thần nhân văn cho muôn đời.
Đọc thêm
Phú Nhà nho vui cảnh nghèo
(Trích Hàn nho phong vị phú)
Nguyễn Công Trứ
I – Kiến thức cơ bản
1. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai,
biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời
làm quan của ông tuy lúc thăng lúc giáng thất thường, nhưng ông luôn vui vẻ, một
lòng vì dân, vì nước. Các sáng tác: 53 bài thơ Nôm luật Đường, 1 bài thơ chữ Hán,
1 bài phú Nôm, 21 câu đối Nôm, 8 câu đối Hán, 62 bài ca trù,… Nguyễn Công Trứ
có vai trò đặc biệt trong thể thơ hát nói. Bài phú Hàn nho phong vị phú cũng là một
sáng tạo đặc sắc của ông. “Thơ văn Nguyễn Công Trứ nhất là ca trù ngân lên một
giọng điệu mới, phản ánh một khuynh hướng tư tưởng khác với trước đó, tập trung
vào một số chủ đề gắn bó với con người và cuộc đời tác giả.”
2. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú. Hàn nho phong
vị phú thuộc loại luật phú, chú trọng đối, vần.
3. Qua miêu tả hết sức cặn kẽ cảnh nghèo, tác giả bộc lộ quan niệm về thú vui
sống, thanh thản, nhàn nhã của một nhà nho tài tử.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Các vế sóng đôi, đối nhau, với những hình ảnh cường điệu, cực tả cái nghèo,
thể hiện cái nhìn trào lộng, hóm hỉnh.
2. Ngôn ngữ văn xuôi, dân dã được sử dụng với mật độ dày: chém cha, nó, ấy
ấy, đầu kèo, trước sân, ống nứa, đầu giường tre, thằng bé tri trô, rọi trứng gà bên
vách, xoi hang chuột trong nhà, ngấp ngó, trong cũi, đầu giàn, lợn nằm gặm máng,

chuột cậy khua niêu, vỗ bụng rau bình bịch, ngáy kho kho, áo vải thô nặng trịch,
5


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

khăn lau giắt đỏ lòm,… Qua đó, cảnh nghèo của nhà nho được miêu tả sinh động,
chân thực đến suồng sã.
3. Tác giả đã đặt vấn đề gì ở bốn vế đầu của đoạn trích?
Gợi ý: ở bốn vế đầu, tác giả nói đến cái nghèo vừa như muốn vạch trần lại vừa
như chữa “tội”, đùa giỡn. Thái độ trước cái nghèo thể hiện ở bốn vế đầu được cụ thể
hoá bằng việc tả cảnh nghèo và bộc lộ bản lĩnh sống, thái độ trước cuộc sống nghèo
khó của nhà nho ở 16 vế tiếp sau.
4. Nhận xét về cái nhìn của tác giả đối với cảnh nghèo.
Gợi ý: Nửa như ca thán, chán ngán cảnh nghèo, nửa như bông đùa, bất chấp cái
khó khăn để tìm vui thú, tác giả đã có cái nhìn vừa hết sức thực tế đối với cuộc
sống, xót xa trước cảnh nghèo hèn vừa như bỡn cợt, “ngông”. Tác giả đứng ở tư thế
của người trong cảnh nghèo, nếm trải mọi điều đồng thời cũng là người vượt lên
trên hoàn cảnh, tìm lẽ tự tại cho mình.

6


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Các hình thức kết cấu
của văn bản thuyết minh
I. Kiến thức cơ bản
1. Văn bản thuyết minh nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về
cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,… của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề nào đó.

Có nhiều loại văn bản thuyết minh.
2. Phù hợp với mối liên hệ bên trong của sự vật hay quá trình nhận thức của con
người, văn bản thuyết minh có thể có nhiều loại hình thức kết cấu khác nhau:
- Kết cấu theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận
động và phát triển.
- Kết cấu theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó
(bên trên - bên dưới, bên trong - bên ngoài, hoặc theo trình tự quan sát,…).
- Kết cấu theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau
(nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,…).
- Kết cấu theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự
khác nhau.
II. Rèn luyện kĩ năng
1. Văn bản Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường thuyết minh về đối tượng nào? Để
thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã sử dụng hình thức kết cấu nào?
- Văn bản thuyết minh về Lịch sử vấn đề bảo vệ môi trường.
- Hình thức kết cấu của văn bản được tổ chức phối hợp giữa trình tự quan hệ
nhân quả (Từ nguyên nhân ô nhiễm môi trường đến sự nhận thức về tác hại của ô
nhiễm môi trường do Ra-sen Ca-xơn đưa ra trong tác phẩm Mùa xuân lặng lẽ và từ
đó dấy lên phong trào bảo vệ môi trường) và trật tự quan hệ thời gian (Ngày nay…
 Sau Chiến tranh thế giới thứ hai…  Năm 1962…  khởi đầu từ thập kỉ sáu
mươi…).
2. Văn bản Thành cổ Hà Nội thuyết minh về đối tượng nào? Để thuyết minh về
đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu như thế nào?
- Văn bản giới thiệu về đặc điểm trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội.
- Để giới thiệu đặc điểm trật tự kết cấu của thành cổ Hà Nội, bài văn đã được tổ
chức theo trình tự không gian từ trong ra ngoài: Tử Cấm Thành  Hoàng Thành 
Kinh Thành.
3. Văn bản Học thuyết nhân ái của Nho gia thuyết minh về đối tượng nào? Để
thuyết minh về đối tượng ấy, người viết đã tổ chức hình thức kết cấu ra sao?
- Văn bản giới thiệu một số nội dung cơ bản của học thuyết nhân ái.

- Người viết đã tổ chức kết cấu văn bản theo trình tự lô gích của đối tượng – tư
tưởng nhân ái:
+ Giới thiệu chung về thuyết nhân ái;
7


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

+ Nội dung hai chữ nhân, ái;
+ Nội dung hai chữ trung, thứ.
4. Tìm hiểu kết cấu của phần Tri thức đọc – hiểu về thể loại Phú:
Phú vốn là thể văn Trung Quốc thịnh hành vào thời Hán, dùng lối văn có nhịp
điệu, nhằm miêu tả, trình bày sự vật để biểu hiện tình cảm, ý chí của tác giả. Phú có
bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú.
Cổ phú thường dùng hình thức “chủ – khách đối đáp”, không đòi hỏi đối, cuối
bài thường kết lại bằng thơ; bài phú là phú dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ,
6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau; luật phú là phú thời Đường, chú trọng đến đối, vần
hạn chế, gò bó; văn phú là phú thời Tống, tương đối tự do, có dùng câu văn xuôi.
Bài Phú sông Bạch Đằng thuộc loại cổ phú, sử dụng lối “chủ – khách đối đáp”;
câu thơ có xen tiếng chừ (ví dụ: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương – Chiều lần
thăm chừ Vũ Huyệt”) đậm chất trữ tình và sử dụng câu đối theo kiểu vế sau phô
diễn tiếp mạch ý của vế trước (ví dụ: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá - Tiếc thay
dấu vết luống còn lưu”), nhiều vần thay nhau (nguyên văn bài phú này bằng chữ
Hán có 8 vần) làm cho hình thức vừa cổ kính vừa uyển chuyển.
Cổ phú ở Trung Quốc chủ yếu thể hiện đời sống cung đình, thích khoa trương
hình thức. Bài phú của Trương Hán Siêu hoài niệm về chiến công của các anh hùng
dân tộc, nêu cao vai trò của yếu tố con người trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước.
a) Về đối tượng thuyết minh: Văn bản thuyết minh về thể loại phú.
b) Các đoạn của văn bản được sắp xếp kết cấu theo trình lô gích của đối tượng –

thể loại văn học:
- Khái niệm chung về thể loại phú;
- Đặc điểm của các thể phú;
- Đặc điểm thể loại của bài Phú sông Bạch Đằng;
- Sự sáng tạo thể loại của bài Phú Sông Bạch Đằng.
Tuần 20
Thư dụ Vương Thông lần nữa
(Tái dụ Vương Thông thư)
Nguyễn Trãi
I – Kiến thức cơ bản
1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, quê gốc tại làng Ngái (Chi Ngại),
huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Ông mất ngày 19 – 9 – 1442, tức 16 tháng tám năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo
thứ ba, trong vụ án Lệ Chi Viên (tức vụ án Trại Vải, huyện Gia Lương, nay thuộc
Bắc Ninh), vụ án tru di tam tộc oan khốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Toàn bộ
tác phẩm của Nguyễn Trãi, mặc dù bị mất mát nhiều, song vẫn còn khá đồ sộ về số
8


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

lượng và kiệt xuất về chất lượng: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Lam
Sơn thực lục, Vĩnh Lăng thần đạo bi, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí, Băng Hồ di sự
lục, ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập.
2. Trong thời trung đại, thư ban đầu là tên chung của loại thư tín, viết để trao đổi
thông tin công việc hoặc tình cảm giữa người với người, hoặc gửi cho vua quan,
bạn bè, người thân. Về sau, thư gửi vua được gọi là biểu, tấu còn thư chỉ là hình
thức thông tin giữa những người ngang hàng. Trong Quân trung từ mệnh, thư là
hình thức công văn, bàn việc nước, việc chiến, việc hoà nên mang đậm nét tính
chính luận.

3. Với một nghệ thuật nghị luận bậc thầy, thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn
Trãi cho thấy ý chí quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của quân và dân
ta.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm hiểu xuất xứ
Gợi ý:
Trong sự nghiệp phò tá Lê Lợi đánh quân Minh, Nguyễn Trãi có nhiệm vụ soạn
thảo các thư từ gửi cho các tướng nhà Minh và nhân danh Lê Lợi để khuyên dụ.
Nguyễn Trãi đã thực hiện chiến thuật “tâm công” hết sức hiệu quả.
Thư lại dụ Vương Thông là thư số 35, một trong những bức thư gửi cho Vương
Thông. Bấy giờ thành Đông Quan (Hà Nội nay) bị quân ta vây hãm, quân địch ở
trong thành đang khốn đốn. Bức thư này viết vào khoảng tháng 2 – 1427 thì đến
tháng 10 năm ấy, sau khi Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi
lệnh vua Minh đã “tự ý giảng hoà” với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
2. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác cụ thể để phân tích mục đích của bức thư:
Mục đích viết thư của Nguyễn Trãi là dụ giặc ra hàng và rút quân về nước. Mục
đích này được nói rõ trong các câu: “Các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu
thời thế, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như
vậy, trong thành sẽ tránh được nạn cá thịt, trong nước sẽ khỏi vạ đau thương, hoà
hiếu lại thông, can qua xếp bỏ. ”.
3. Tìm hiểu bố cục bức thư
Gợi ý:
Bức thư có bố cục 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu cho đến Sao đủ để cùng nói việc binh được?): Nêu lên nguyên
lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế.
- Đoạn 2 (từ Trước đây các ông trong lòng… cho đến … bại vong đó là sáu !):
Phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và
sỉ nhục tướng giặc.
4. Phân tích mối quan hệ giữa các đoạn để thấy được mạch lập luận

Gợi ý:
9


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục:
Người làm dùng binh không thể không hiểu biết thời thế à Nay ở vào thời thế chỉ
chuốc lấy bại vong à Trong tình hình như vậy, nếu hiểu biết thời thế thì phải đầu
hàng và rút quân về nước à Nếu không thì ra giao chiến phân tài hơn kém, không
nên hèn nhát như thế.
5. Phân tích tư tưởng được thể hiện trong đoạn mở đầu
Gợi ý: ở đoạn mở đầu, tác giả nêu tư tưởng về thời thế đối với người dùng binh.
Đưa ra tư tưởng thời thế như một nguyên lí căn bản trong việc dùng binh, tác giả đã
mở đầu bằng chân lí sáng rõ, phàm là người làm tướng đều thấu hiểu, để từ đó sẽ đi
đến phân tích thời thế cụ thể của đối phương nhằm mục đích thuyết phục, dụ hàng;
đồng thời khẳng định kẻ địch không những không hiểu thời thế mà còn dối trá, che
đậy nguy cơ thảm bại. Đây là đoạn văn có vai trò nêu chủ đề, mở ra hướng lập luận
cho toàn bài.
6. Lời lẽ thể hiện tư thế của người viết thư như thế nào?
Gợi ý:
Mặc dù tư thế của người nắm phần chủ động, hơn về sức mạnh quân sự cũng
như thời thế, song thái độ của tác giả hết sức linh hoạt: đối với bọn Vương Chính,
Mã Kì tàn ác, ngoan cố thì sỉ mắng, cương quyết tiêu diệt; đối với Vương Thông,
Sơn Thọ và các tướng khác thì phân tích thời thế, cương nhu linh hoạt, chủ yếu dụ
hàng. Cuối cùng, vừa khuyên nhủ, hứa hẹn lại vừa sỉ mắng, “khích tướng”, thách
đánh để chứng tỏ sức mạnh làm chủ tình thế của quân ta. Tác giả khuyên hàng với lí
lẽ vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn: một là đầu hàng, sẽ được bảo toàn; hai là đem
quân ra đọ sức, mà với thời thế như đã phân tích sáng rõ ở phần trên bức thư thì
phương án này chỉ đem lại kết quả thảm bại. Bức thư thể hiện địch vận “đánh vào

lòng người” của Nguyễn Trãi, cho thấy sự kết hợp tài tình giữa tính chiến đấu mạnh
mẽ với lòng yêu chuộng hoà bình thiết tha của tác giả.
7. Thời và thế của quân Minh đã được tác giả phân tích trong đoạn 2 của bức
thư như thế nào?
Gợi ý:
- Thế của quân Minh ở Trung Quốc: Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại
quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời…; Phía Bắc có
giặc Nguyên, trong nước có nội loạn ở Tầm Châu.
- Thế của quân Minh ở Đông Quan: kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong
không lương thảo, ngoài không viện binh,…
- Sáu cớ bại vong tất yếu, không thể bác bỏ.
8. Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác
giả, cũng là của nhân dân ta:
- Chỉ rõ sự thất bại của địch, khẳng định thế tất thắng của ta (sáu cớ bại vong).
- Khuyên dụ đầu hàng, mở ra đường thoái lui cho đối phương: “sửa sang cầu
cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn; quân ra khỏi bờ
cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn”.
10


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

- Bộc lộ quan điểm hoà hữu, bang giao thân thiện, lâu dài: “nước tôi lại phụng
cống xưng thần, theo như lệ trước”.

11


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)


Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
I – Kiến thức cơ bản
Là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn
chương, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác với các phong cách ngôn ngữ khác ở
những điểm cơ bản sau:
1. Tính thẩm mĩ
Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn
ngữ. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật, với tư cách là chất liệu xây dựng hình
tượng, có sự tổng hoà của ngữ âm và ngữ nghĩa, hoà phối để tạo nên hiệu quả thẩm
mĩ.
2. Tính đa nghĩa
Nghĩa của văn bản nghệ thuật gồm nhiều thành phần: thành phần biểu thị thông
tin khách quan, thành phần biểu thị tình cảm; thành phần nghĩa tường minh, thành
phần nghĩa hàm ẩn. Các thành phần nghĩa này thống nhất với nhau trong những
hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể, vừa sinh động. Trong đó, thành phần nghĩa hàm
ẩn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn bản nghệ thuật, biểu thị những suy
ngẫm, gợi liên tưởng, tưởng tượng,… tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ, những thông
điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.
3. Dấu ấn riêng của tác giả
Mỗi nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt. Sở
thích và sở trường ấy được bộc lộ ở những tác phẩm có giá trị và tạo thành nét độc
đáo, dấu ấn riêng của tác giả.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Những loại văn bản nào sử dụng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
Gợi ý: Các loại văn bản văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch) sử dụng
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
2. Nói đến phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, cần phải nhớ đến những đặc điểm
cơ bản nào?
Gợi ý: Tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và dấu ấn riêng của tác giả là những đặc
điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

3. Hãy phân tích đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật biểu hiện
ở bài Phú nhà nho vui cảnh nghèo của Nguyễn Công Trứ.
Gợi ý:
- Về tính thẩm mĩ của văn bản:
+ Tính thẩm mĩ thể hiện ở cấu trúc văn bản theo thể loại phú: Văn bản Phú nhà
nho vui cảnh nghèo thuộc thể bài phú, ngôn ngữ được tổ chức theo hình thức biền
văn, có sáu mươi tám vế sóng đôi; hai mươi vế đầu miêu tả nơi ở, cách sống và ăn
mặc của một nhà nho nghèo.
+ Tính thẩm mĩ thể hiện ở các yếu tố ngôn ngữ, các biện pháp tu từ tập trung
12


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

diễn tả nơi ở, cách sống và ăn mặc của một nhà nho nghèo: sự lặp lại, sóng đôi, điệp
âm (Chém cha… chém cha, rành rành – ấy ấy, bình bịch – kho kho, chát chát chua
chua – nhai nhai nhổ nhổ,…; hiệp vần o, ô), đối (Bóng nắng rọi trứng gà bên vách,
thằng bé tri trô - Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó,…), lối nói
“phô trương” (mọt tạc vẽ sao, nhện giăng màn gió, mối giũi quanh co, giun đùn lố
nhố, lợn nằm gặm máng, chuột cậy khua niêu, vỗ bụng rau bình bịch, an giấc ngáy
kho kho, áo vải thô nặng trịch, khăn lau giắt đỏ lòm,…),…
- Về tính đa nghĩa của văn bản: Tác giả không dùng chữ nghèo nào mà vẫn
miêu tả được cảnh nghèo của hàn nho; Qua việc miêu tả khách quan cảnh sống
nghèo (nơi ở, cách sống, ăn mặc), tác giả đã lột tả được cảnh sống nghèo đến cùng
cực, đồng thời cho thấy quan niệm, thái độ sống lạc quan của một nhà nho chân
chính.
- Về dấu ấn riêng của tác giả: Dấu ấn riêng của tác giả thể hiện nổi bật qua
giọng điệu mỉa mai, châm biếm (đặc biệt là ở từ phong vị, hay việc sử dụng ngôn
ngữ trong cách nói “phô trương”,…). Cũng qua giọng điệu ấy mà hình tượng tác giả
hiện ra với một tư thế vừa ngao ngán vừa ngạo nghễ, bất chấp, ngông,… Nguyễn

Công Trứ thường để lại ấn tượng về một cá tính ngang tàng, đậm chất tài tử.
4. Phân tích đoạn thơ sau đây để làm sáng tỏ đặc điểm chung của phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song;
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(Huy Cận, Tràng giang)
Gợi ý: Để phân tích những biểu hiện của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong
đoạn thơ trên, hãy tham khảo đoạn văn sau.
“Ngay câu thơ đầu bài thơ không chỉ nói sông, mà nói buồn, nói về một nỗi
buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: sóng gợn tràng giang trùng trùng điệp điệp,
như nỗi buồn trùng trùng điệp điệp. Giữa tràng giang mà điểm nhìn nhà thơ tụ vào
con sóng nhỏ, tuy rất nhiều, nhưng hiện ra rồi tan, muôn thủa. Con thuyền thường là
hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. ở đây con thuyền
buông mái chèo xuôi dòng (xuôi mái) theo dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ
“song song” với nhau chứ không gắn bó gì với nhau, bởi nước xuôi trăm ngả,
thuyền theo ngả nào? Thuyền đi với dòng để rồi chia li với dòng. Câu thứ ba đã nói
tới sự chia li: “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. Thuyền buồn vì phải rẽ dòng.
Nước buồn như không biết trôi về đâu. Câu cuối đoạn này càng thể hiện tập trung
cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, vô định: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cái
nhìn của nhà thơ vẫn tập trung vào các vật nhỏ: sóng, thuyền, củi khô.
Tác giả lưu ý, không phải là cây gỗ, thân gỗ, mà chỉ là “củi một cành khô”, một
mảnh rơi gẫy, khô xác của thân cây.
Cả khổ thơ đầu đã vẽ lên một không gian sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ
13


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)


hững. Những đường nét: nước song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy
dòng không hứa hẹn gì về hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia tan, xa vời. Trên con sông
đó một con thuyền, một nhánh củi lênh đênh càng tỏ ra nhỏ nhoi bất lực. ở đây
không chỉ thuyền buồn, cành củi khô buồn, mà cả sóng gợn, sông nước đều buồn.”
(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 234-235)
Bài viết số 5
(Văn thuyết minh)
I – Đề bài tham khảo
1. Giới thiệu về ca dao Việt Nam.
2. Trình bày một số đặc điểm cơ bản của văn bản văn học.
3. Giới thiệu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
4. Thuyết minh yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học.
5. Thuyết minh về đặc điểm của thể loại phú.
II – Hướng dẫn
1. Đây là kiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, vấn đề văn học; cần
phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp thuyết minh thích hợp với từng đối
tượng để làm bài. Trong các đề bài trên, đề (1) và đề (5) có đối tượng thuyết minh là
thể loại văn học; các đề (2), (3), (4) thuộc dạng thuyết minh về một vấn đề văn học.
2. Để giải quyết được yêu cầu của đề bài, cần chuẩn bị tri thức cũng như tính
toán cách làm bài theo các bước sau:
a) Huy động tư liệu, tìm hiểu tri thức về đối tượng thuyết minh (thể loại hoặc
vấn đề văn học).
b) Lựa chọn nội dung thông tin chính xác, khách quan về đối tượng thuyết minh
để trình bày trong bài văn.
c) Lập dàn ý cho bài văn theo bố cục 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài: Trình bày nội dung thông tin về đối tượng thuyết minh theo trình tự
nhất định (trình tự lô gích của đối tượng hoặc trình tự nhận thức, quan hệ nhân –
quả,…).

- Kết bài: Có thể đưa ra nhận định chung về đối tượng, ý nghĩa của việc tìm hiểu
đối tượng đã thuyết minh.
d) Viết bài văn thuyết minh với dàn ý đã lập.
3. Định hướng về nội dung thông tin để giải quyết các đề cụ thể:
a) Giới thiệu về ca dao Việt Nam:
- Ca dao là gì?
14


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Tham khảo:
Ca dao (còn gọi là phong dao) được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca
dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có
hoặc không có khúc điệu; trong trường hợp này, ca dao đồng nghĩa với dân ca.
Do tác động của hoạt động sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, từ ca dao đã
dần dần chuyển nghĩa. Hiện nay, từ ca dao thường được dùng để chỉ riêng thành
phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng
láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống.
(Theo Nhiều tác giả, Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004)
- Ca dao Việt Nam có đặc điểm gì về nội dung?
Ca dao là thơ trữ tình – trò chuyện diễn tả tình cảm, tâm trạng của một số kiểu
nhân vật trữ tình: người mẹ, người vợ, người con,… trong quan hệ gia đình; chàng
trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu lứa đôi; người phụ nữ, người dân
thường,… trong quan hệ xã hội. Nó không mang dấu ấn tác giả như thơ trữ tình
(của văn học viết) mà thể hiện tình cảm, tâm trạng của các kiểu nhân vật trữ tình và
có cách thể hiện tình cảm, thế giới nội tâm mang tính chung, phù hợp với lứa tuổi,
giới tính, nghề nghiệp, địa phương,… của các kiểu nhân vật này. Tuy nhiên, dù
mang tính chất chung nhưng mỗi bài ca dao lại có nét riêng độc đáo, sáng tạo, thể

hiện được sự phong phú, da dạng của sắc thái tình cảm. (…)
- Ca dao Việt Nam có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
Hơn 90% các bài ca dao đã sưu tầm được đều sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục
bát biến thể. Ngoài ra, ca dao còn có các dạng hình thức khác như thơ song thất lục
bát (câu thơ bảy tiếng kết hợp với câu thơ sáu – tám tiếng), vãn bốn (câu thơ bốn
tiếng), vãn năm (câu thơ năm tiếng).
Ca dao rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và biểu tượng mang tính truyền thống
như hạt mưa, tấm lụa đào, cái giếng, cây đa, bến nước, con thuyền, con đò, chiếc
khăn,… - những hình ảnh quen thuộc, gắn với cuộc sống của người bình dân.
Các hình thức lặp lại cũng là đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của ca dao: lặp kết
cấu, lặp hình ảnh, lặp hình thức mở đầu hoặc lặp từ, cụm từ,…
Được tổ chức dưới hình thức thơ ca nhưng ngôn ngữ của ca dao vẫn rất gần gũi
với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm chất địa phương và dân tộc.
- Vai trò thẩm mĩ của ca dao?
Mỗi người, bất kể giàu nghèo, sang hèn,… đều có thể lấy ca dao là tiếng nói
tâm tư, tình cảm của mình, có thể soi lòng mình trong ca dao. Cho nên, ca dao còn
được coi là “thơ của vạn nhà”, là gương soi của tâm hồn và đời sống dân tộc; nơi
lưu giữ vẻ đẹp tâm hồn dân tộc, nguồn mạch vô tận cho thơ ca,…
b) Về đặc điểm cơ bản của văn bản văn học:
- Văn bản văn học là gì?
Văn bản văn học (còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương) có nghĩa
15


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn bản văn học là tất cả các văn bản sử dụng
ngôn từ một cách nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, văn bản văn học chỉ bao gồm các
sáng tác có hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu (tức là tạo ra những
hình tượng bằng tưởng tượng). Văn bản văn học theo nghĩa hẹp vừa có ngôn từ

nghệ thuật vừa có hình tượng nghệ thuật.
- Văn bản văn học có đặc điểm gì về ngôn từ?
+ Ngôn từ văn học được tổ chức đặc biệt, có tính nghệ thuật và thẩm mĩ.
+ Ngôn từ văn học là chất liệu để sáng tạo hình tượng, xây dựng thế giới tưởng
tượng.
+ Do yêu cầu sáng tạo hình tượng, ngôn từ văn học có tính biểu tượng và đa
nghĩa.
- Văn bản văn họic có đặc điểm gì về hình tượng?
+ Hình tượng văn học là thế giới đời sống do ngôn từ gợi lên trong tâm trí người
đọc.
+ Hình tượng văn học là một phương tiện giao tiếp đặc biệt. Đọc – hiểu văn bản
văn học là thực hiện quá trình giao tiếp giữa người đọc và tác giả.
- Văn bản văn học có đặc điểm gì về ý nghĩa?
+ ý nghĩa của hình tượng văn học chính là ý nghĩa của đời sống được nhà văn
gợi lên qua hình tượng.
+ ý nghĩa của hình tượng văn học thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi
tiết, qua sự sắp xếp, kết cấu của các bộ phận văn bản và qua cách sử dụng ngôn từ.
+ Có thể chia ý nghĩa của hình tượng thành các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng,
tính chất thẩm mĩ, triết lí nhân sinh.
- Văn bản văn học có đặc điểm gì về cá tính sáng tạo của nhà văn?
+ Văn bản văn học nào cũng do tác giả viết ra và ít nhiều đều để lại dấu ấn của
người sáng tạo ra văn bản.
+ Đặc điểm về cá tính sáng tạo của tác giả vừa tạo nên sự phong phú, đa dạng
vừa đem lại tính độc đáo cho văn bản văn học.
- Những hiểu biết về đặc điểm của văn bản văn học có tác dụng gì?
+ Định hướng về thao tác đọc – hiểu văn bản văn học cụ thể.
+ Định hướng về thao tác cảm thụ, đánh giá văn bản văn học cụ thể.
c) Về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là loại phong cách ngôn ngữ dùng trong các

văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch).
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và dấu ấn riêng
của tác giả.
- Tính thẩm mĩ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
16


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngôn
ngữ. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật, với tư cách là chất liệu xây dựng hình
tượng, có sự tổng hoà của ngữ âm và ngữ nghĩa, hoà phối để tạo nên hiệu quả thẩm
mĩ.
- Tính đa nghĩa của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Nghĩa của văn bản nghệ thuật gồm nhiều thành phần: thành phần biểu thị thông
tin khách quan, thành phần biểu thị tình cảm; thành phần nghĩa tường minh, thành
phần nghĩa hàm ẩn. Các thành phần nghĩa này thống nhất với nhau trong những
hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể, vừa sinh động. Trong đó, thành phần nghĩa hàm
ẩn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong văn bản nghệ thuật, biểu thị những suy
ngẫm, gợi liên tưởng, tưởng tượng,… tạo nên những tín hiệu thẩm mĩ, những thông
điệp sâu sắc về cuộc sống và con người.
- Đặc điểm về dấu ấn riêng của tác giả trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
Mỗi nhà văn, nhà thơ thường có sở thích, sở trường riêng trong diễn đạt. Sở thích và
sở trường ấy được bộc lộ ở những tác phẩm có giá trị và tạo thành nét độc đáo, dấu
ấn riêng của tác giả.
- Tác dụng của những hiểu biết về đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật:
+ Tác dụng đối với hoạt động đọc – hiểu văn bản văn học.
+ Tác dụng đối với hoạt động sáng tạo văn bản văn học.
d) Về yêu cầu đọc – hiểu văn bản văn học:

- Bản chất của hoạt động đọc văn bản văn học là gì?
Khi đọc văn bản văn học, dù với bất kì mục đích nào, người đọc đều thực hiện
việc tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệ thuật; giao lưu tư tưởng, tình cảm với tác
giả, với những người đã đọc trước; bày tỏ thái độ đồng cảm hay không đồng cảm
với văn bản văn học.
- Những yêu cầu chính của việc đọc – hiểu văn bản văn học:
Người đọc phải trải qua quá trình đọc – hiểu: từ hiểu văn bản ngôn từ, hiểu ý
nghĩa của hình tượng, hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả; từ đó hình thành sự đánh
giá đối với văn bản và đạt đến mức độ thưởng thức các giá trị của văn bản.
- Làm thế nào để hình thành được kĩ năng đọc – hiểu văn bản văn học?
Người đọc chẳng những phải thường xuyên đọc nhiều tác phẩm văn học mà còn
phải biết tra cứu, học hỏi, biết tưởng tượng, suy ngẫm, tạo thành thói quen phân tích
và thưởng thức văn học.
e) Về đặc điểm của thể loại phú, xem bài Các hình thức kết cấu của văn bản
thuyết minh.
Tuần 21
Đại cáo bình Ngô
17


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

(Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi
I – Kiến thức cơ bản
1. Về tác giả, xem bài trước.
2. Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xa. Cáo được chuyên dùng để
vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên
gọi một bài cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố với thiên
hạ. Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu hay còn gọi là “biền văn”,

“biền lệ văn” hoặc “văn tứ lục” (biền là ngựa đi sóng đôi; ngẫu là đôi, cặp). Văn
biền ngẫu có năm đặc điểm:
- Ngôn ngữ đối ngẫu: các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại;
- Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ
hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau;
- Có vần điệu, bằng trắc hài hoà;
- Sử dụng điển cố;
- Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.
Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại câu 5 chữ, 7 chữ, 10
chữ, 14 chữ rất đa dạng.
3. Đại cáo bình Ngô là một bản anh hùng ca về sức mạnh của truyền thống yêu
nước, tinh thần độc lập tự cường, tư tưởng đại nghĩa, ý chí của quân và dân ta trong
trong cuộc chiến đấu thắng lợi vang dội trước giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống
hoà bình, hạnh phúc cho toàn dân tộc ở thế kỉ XV.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm hiểu xuất xứ bài cáo
Gợi ý:
Cuối năm 1427, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi
viết Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến.
2. Tìm hiểu bố cục bài cáo
Gợi ý:
Bài cáo gồm 5 đoạn:
- Đoạn 1 (từ Từng nghe... đến Chứng cớ còn ghi): Nêu luận đề chính nghĩa.
- Đoạn 2 (từ Vừa rồi... đến Ai bảo thần dân chịu được?): Tố cáo tội ác của giặc.
- Đoạn 3 (từ Ta đây... đến …lấy ít địch nhiều.): Lãnh tụ và nghĩa quân trong
buổi đầu dấy nghiệp.
- Đoạn 4 (từ Trọn hay... đến Cũng là cha thấy xưa nay): Quá trình kháng chiến
đi đến thắng lợi.
- Đoạn 5 (từ Xã tắc từ đây vững bền đến hết): Tuyên bố hoà bình, khẳng định ý
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

18


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả thế chiến thắng
của quân ta và sự thất bại của giặc.
Gợi ý:
Khí thế chiến thắng của ta

Sự thất bại nhục nhã của
giặc

Đoạn từ Trọn hay... đến …cho tất cả thế gian.
sấm vang chớp giật

máu chảy thành sông

trúc chẻ tro bay

thây chất đầy nội

thừa thắng ruổi dài

phải bêu đầu

đất cũ thu về

đành bỏ mạng


hăng lại càng hăng

cháy lại càng cháy

mưu phạt tâm công

trí cùng lực kiệt

Đoạn từ Bởi thế... đến …chưa thấy xưa nay.
điều binh thủ hiểm

chặt mũi tiên phong

sai tướng chẹn đường

tuyệt nguồn lương thực

ngày mười tám

Liễu Thăng thất thế

ngày hai mươi

Liễu Thăng cụt đầu

ngày hăm lăm

Lương Minh bại trận tử vong

ngày hăm tám


Lí Khánh cùng kế tự vẫn

thuận đà ta đưa lưỡi dao bí nước giặc quay mũi giáo đánh
tung phá
nhau
đánh một trận

sạch không kình ngạc

đánh hai trận

tan tác chim muông





Tuy cùng miêu tả chiến thắng của ta, thất bại của giặc nhưng ở những đoạn khác
nhau mức độ khác nhau: chiến thắng mỗi lúc một lớn, khí thế càng ngày càng mạnh
mẽ, dồn dập – càng ngoan cố, thất bại càng thảm hại, nhục nhã.
4. Phân tích những thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng nhằm làm nổi bật chiến
thắng của ta và thất bại của giặc.
Gợi ý: Các thủ pháp: liệt kê trùng điệp (những chiến thắng của ta, những thất bại
của giặc), đối lập (khí thế, tư thế của bên chủ động, chiến thắng – kẻ tan tác, thất
bại nặng nề, thảm khốc), so sánh tương phản (giữa chiến thắng của ta với thất bại
của giặc),… Các thủ pháp này kết hợp với sự thay đổi linh hoạt hình thức câu văn
ngắn - dài, tiết tấu nhanh – chậm tạo ra những sắc thái biểu cảm đa dạng: khi thể
hiện khí thế, sức mạnh của quân ta thì hào hùng, mạnh mẽ, với những câu văn ngắn
gọn, đanh chắc (Gươm mài đá, đá núi cũng mòn – Voi uống nước, nước sông phải

cạn - Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông);
19


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

khi miêu tả sự thất bại của giặc thì thảm hại, tơi bời, với những câu văn dài, như sự
những thất bại liên tiếp, kéo dài vô kể (Bị ta chẹn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi
ngờ khiếp vía mà vỡ mật ! – Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên
nhau chạy để thoát thân).
5. Những luận điểm chính của đoạn trích:
- Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghĩa.
- Quá trình kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
- Tuyên bố hoà bình và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
6. Về hình tượng người thủ lĩnh
Gợi ý: Làm nên sức mạnh chiến thắng, còn phải kể đến vai trò của người thủ
lĩnh hết lòng vì sự nghiệp chung, có tài trí, mưu lược: ý thức trách nhiệm cao đối
với vận mệnh quốc gia, căm thù giặc sâu sắc, đặt nhiệm vụ cứu nước trở thành hoài
bão, điều nung nấu của mình, trọng người hiền tài, thu phục được lòng người tạo
thành sức mạnh đoàn kết, tinh thông binh pháp, chiến lược,…
7. Tìm hiểu tư tưởng đại nghĩa trong bài cáo.
Gợi ý:
Đối với nhân dân, đại nghĩa là vì nhân dân, đem lại cuộc sống yên ổn, hạnh
phúc cho nhân dân, cũng tức là phải đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi (“Việc nhân
nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, khi chiến thắng rồi thì “lấy
toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”); đại nghĩa trở thành phương châm, sức
mạnh chiến đấu: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường
bạo”.
Đối với kẻ thù, đại nghĩa thể hiện ở chiến lược đánh bằng mưu lược, đánh vào
lòng người: “Chẳng đánh mà người chịu khuất – Ta đây mưu phạt tâm công”. Hơn

nữa, khi chiến thắng, chẳng những không giết mà còn cấp cho phương tiện để rút về
nước: “Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh – Mã Kì,
Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền… - Vương Thông, Mã Anh, phát
cho vài nghìn cỗ ngựa…”
Nguyễn Trãi
I – Kiến thức cơ bản
1. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm thấy;
song cũng là người có số phận bi thương bậc nhất trong lịch sử. Ông là danh nhân
văn hoá, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn
hoá, văn học dân tộc.
2. Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi thể hiện nổi bật hai nguồn cảm hứng
truyền thống của văn học dân tộc: yêu nước và nhân đạo. Thơ văn ông thể hiện một
lí tưởng cao cả: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược – Có nhân, có trí, có anh hùng”
(Bảo kính cảnh giới, bài 5) và đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương dân, gắn bó
thiết tha với thiên nhiên, đất nước.
20


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

3. Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi đạt đến giá trị kết tinh ở cả hai bình
diện thể loại và ngôn ngữ. Ông là cây bút chính luận kiệt xuất, người khơi dòng thơ
Nôm, sáng tạo thể loại thất ngôn xen lục ngôn. Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước
là ngọn nguồn của vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt trong thơ văn Nguyễn Trãi.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Phân tích những sự kiện quan trọng thể hiện con người và tầm vóc vĩ đại của
Nguyễn Trãi.
Gợi ý:
- Nguyễn Trãi tên hiệu là ức Trai, sinh năm Xương Phù thứ 4 đời Trần Đế Phế
(1380), tại dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ở Thăng Long. Ông mất ngày 19

tháng 9 năm 1442, tức 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3.
Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, vốn là một học trò nghèo, thi đỗ thái
học sinh (tức Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ Trần
Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc. Nguyễn Trãi quê ở làng Ngái (Chi Ngại) huyện
Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời
đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã tỏ ra thông minh hơn người. Năm 1400, ông đi thi lần
đầu, đỗ ngay Thái học sinh. Sau đó, ông được bổ làm quan Ngự sử đài chánh
chưởng. Khoảng cuối năm 1401 đầu 1402, cha ông cũng ra nhận chức quan Học sĩ
Viện hàn lâm, sau thăng đến Tư nghiệp Quốc tử giám của triều Hồ. Năm 1407, giặc
Minh xâm lược Đại Việt, cha con Hồ Quý Li và các triều thần bị bắt đem về Trung
Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, cùng
em trai là Nguyễn Phi Hùng theo theo xe tù của cha. Đến ải Nam Quan, Nguyễn Phi
Khanh khuyên Nguyễn Trãi quay trở về tìm cách “rửa nhục cho nước, trả thù cho
cha, thì mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở về, nhưng vừa đến
Đông Quan thì bị giặc Minh bắt giam. Trong thời gian bị giam ở Đông Quan,
Nguyễn Trãi đã suy nghĩ về con đường cứu nước phục thù.
- Trốn khỏi Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (tức
Kế sách đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dùng và trở thành quân sư số một
của lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi
soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
Đuổi xong giặc nước, một năm sau (1429), Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn
mưu phản, truy bức, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Trần
Nguyên Hãn là cháu nội quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi cũng bị bắt,
sau lại được tha nhưng không được tin dùng nữa. Nguyễn Trãi xin cáo quan về Côn
Sơn, mấy tháng sau vua Lê Thái Tông lại vời ông trở lại triều làm việc nước.
Đang hi vọng vào một cơ hội mới được cống hiến cho đất nước thì chỉ ba năm
sau; khi vua Lê Thái Tông đi tuần thú duyệt võ ở Chí Linh về ghé thăm Nguyễn
Trãi ở Côn Sơn, lúc ra về đến Lệ Chi Viên (Trại Vải), huyện Gia Bình, nay thuộc
tỉnh Bắc Ninh, nửa đêm đột ngột qua đời; ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị vu cho

mưu giết vua. Nguyễn Trãi phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Năm
1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
21


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc
(UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới.
2. Nguyễn Trãi có những đóng góp quan trọng nào cho văn hoá dân tộc?
Gợi ý:
Với tài năng lỗi lạc, Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về
các mặt quân sự, văn hoá và văn học. Các tác phẩm về quân sự, chính trị, Nguyễn
Trãi có Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô - một áng “thiên cổ hùng
văn”, là những tác phẩm tiêu biểu. Về thơ ca, ông có ức Trai thi tập – tập thơ chữ
Hán và Quốc âm thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng
Việt. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực lục, Văn bia
Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá trị cả về địa lí, lịch sử và
dân tộc học.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất.
Với Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật
tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận
của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.
3. Tư tưởng yêu nước, thương dân, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên của
Nguyễn Trãi được biểu hiện như thế nào?
Gợi ý: Với tư cách là nhà thơ trữ tình tiêu biểu của thơ ca trung đại Việt Nam,
thơ Nguyễn Trãi thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, chan chứa tình yêu thiên nhiên và
con người. Hai tập thơ ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập cho thấy Nguyễn Trãi vừa
là một người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Hình tượng người anh hùng
sáng lên vẻ đẹp hoà quyện giữa lí tưởng nhân nghĩa với yêu nước thương dân, vẻ

đẹp ngay thẳng cứng cỏi, thanh tao của bậc quân tử. Hình tượng con người trần tục
hiện ra khi Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người.
Ông đau trước nghịch cảnh xã hội éo le, thói đời đen bạc. Nỗi đau ấy còn như một
hệ quả tất yếu của một tấm lòng luôn trăn trở, khao khát sự hoàn thiện của con
người và ước mơ thái bình, yên ấm, thịnh trị cho xã hội.
Nguyễn Trãi cũng dành tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc
sống. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện sinh động trong thơ ông, khi thì
trang trọng đầy tính ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ. Thơ
Nguyễn Trãi cũng giàu tình người; viết về nghĩa vua tôi, về tình cha con hay lòng
bạn, có khi là tình quê hương,… thơ ông toát lên vẻ tự nhiên, tha thiết, cảm động,
thân thương.
4. Ngyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
- Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm còn lại có thời gian ra đời
sớm nhất, với số lượng bài lớn nhất, hay nhất. Có thể nói, đến Nguyễn Trãi, với
Quốc âm thi tập, thơ Nôm đã thành thục và văn học chữ Nôm từ đây có vị trí như là
một thành phần cấu thành nên nền văn học Việt Nam.
- Nguyễn Trãi cũng là người đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, sử dụng từ láy
độc đáo; lại cũng là người đã sáng tạo ra hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn thể
hiện tinh thần phá cách độc đáo, mạnh mẽ.
22


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

Đọc thêm
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Thân Nhân Trung
I – Kiến thức cơ bản
1. Thân Nhân Trung (1418 – 1499), tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên
Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469. Thân Nhân Trung từng là

Tao đàn Phó Nguyên suý trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Ngoài bài
văn bia này ông còn sáng tác thơ.
2. Bài trích này nằm trong tác phẩm có tên là Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm
Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội.
Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại,
hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến
trúc và bia lăng mộ. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ
ba thuộc loại văn bia đề danh, ghi công đức. Bia ghi công đức thường có phần tựa
nêu lên lí do, quá trình làm bia; có phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết
bằng văn xuôi) và phần minh (viết bằng văn vần). Dần dần, phần tựa hoặc kí trở
thành nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia.
Bài văn bia này giữ vai trò như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn
Miếu.
3. Khẳng định Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả Thân Nhân Trung đã
phân tích vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng
chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Tìm hiểu xuất xứ
Gợi ý: Bài văn bia này được Tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484, thời Hồng
Đức. Trước phần trích có một đoạn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428
– 1484), tuy các vua Lê thuở ấy đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều
kiện dựng bia tiến sĩ. Sau phần trích là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất.
2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích
Gợi ý:
- Đoạn 1 (từ Tôi dẫu nông cạn… cho đến …làm đến mức cao nhất): Nêu lên giá
trị của hiền tài đối với đất nước.
- Đoạn 2 (phần còn lại): Nêu ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.
3. Nhận xét về kết cấu của đoạn trích
Gợi ý:

Mở đầu đoạn văn tác giả khẳng định vị trí “nguyên khí” của người hiền tài đối
với quốc gia và kết thúc cũng khẳng định vai trò “củng cố mệnh mạch cho nhà n23


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

ước”. Đây là lối kết cấu đồng tâm, nhằm nhấn mạnh vai trò của người hiền tài đối
với quốc gia và khẳng định mục đích của việc dựng bia đề danh.
4. Cách diễn đạt đã làm nổi bật vai trò, mối quan hệ mật thiết của người hiền tài
đối với quốc gia như thế nào?
Gợi ý:
- Lập luận đối lập: “… nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên
khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
- Liệt kê, trùng điệp đối lập: “…kẻ ác lấy đó mà răn, người thiện theo đó mà
gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa
để củng cố mệnh mạch cho nhà nước”.
5. Phân tích ý nghĩa của câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Gợi ý:
Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao, học rộng và có đạo
đức. Hiền tài là nguyên khí, nghĩa là khẳng định những người có tài cao, học rộng
và có đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất n ước, xã
hội.
Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh đất nước: người hiền tài có vai trò
quyết định đến sự thịnh – suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng
thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Như vậy muốn cho nguyên khí thịnh,
đất nước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.
6. Dựa vào đoạn trích, để chứng minh: “Triều đình mừng được người tài, không
có việc gì không làm đến mức cao nhất”.
Gợi ý: Câu này nói lên sự quan tâm, đãi ngộ hiền tài của những người đứng đầu
đất nước:

- Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng trước trật.
- Nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ.
- Dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan
7. Việc dựng bia “đề danh tiến sĩ” ở Văn Miếu nhằm mục đích gì?
Gợi ý:
- Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của “thánh
minh”.
- Để kẻ sĩ trông vào những gương hiền tài được lưu danh mà phấn chấn hâm
mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Việc lưu danh bia đá không những để
nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện tài, cống hiến cho
đất nước.
- Việc lưu danh bia đá có thể khiến kẻ hiền tài lấy đó mà răn mình, tránh được
hư hỏng, sa đoạ.
Tóm lại, lập bia lưu danh tiến sĩ là việc làm hết sức có ý nghĩa: kẻ ác lấy đó mà
răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn
24


HỌC TỐT NGỮ VĂN 10- NÂNG CAO (TẬP HAI)

giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.
Phẩm bình nhân vật lịch sử
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Lê Văn Hưu
I – Kiến thức cơ bản
1. Lê Văn Hưu (1230–1322), người làng Phủ Lí, Đông Sơn (nay là thôn Phủ Lí
Trung, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn), tỉnh Thanh Hoá, đỗ Bảng nhãn năm
1247, là nhà sử học nổi tiếng đời Trần. Lê Văn Hưu hoàn thành Đại Việt sử kí năm
1272 gồm 72 quyển. Công trình này là một trong những cơ sở để nhóm Ngô Sĩ Liên
biên soạn thành Đại Việt sử kí toàn thư. Tác phẩm của Lê Văn Hưu hiện thất lạc,

chỉ còn lại 31 đoạn dưới dạng bình sử do nhóm Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt
sử kí toàn thư.
2. Bình sử là một mục trong tác phẩm thời xưa, bắt đầu có từ đời Tống (Trung
Quốc) ghi lại lời bình luận, đánh giá của sử gia đối với các sự kiện và nhân vật lịch
sử.
3. Những lời bình sử của Lê Văn Hưu cho thấy một thái độ trân trọng, ý thức
giữ gìn, tinh thần trách nhiệm cao đối với lịch sử, qua đó thể hiện lòng yêu nước sâu
đậm.
II – Rèn luyện kĩ năng
1. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng khi bàn về Trưng
Trắc, Trưng Nhị?
Gợi ý:
- So sánh: “việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay”.
- Hoán dụ: “bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay”.
2. Khi bình về Tiền Ngô Vương, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Gợi ý: Hoán dụ: “một cơn giận mà yên được dân”.
3. Nhận xét về bút pháp
Gợi ý: Trong các lời bình, tác giả đã kết hợp giữa bút pháp chính xác của sử học
với nghệ thuật bình luận, nghị luận sắc sảo, cô đúc mà tái hiện được nổi bật chân
dung lịch sử cũng như thể hiện được quan điểm đánh giá của mình trước các sự
kiện.
4. Bàn về Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lê Văn Hưu nhằm khẳng định tài năng và khí
phách phi thường của các anh hùng liệt nữ, khen ngợi đồng thời đem đến bài học và
lời nhắn nhủ đối với các bậc nam nhi, quân tử.
5. Trong lời bàn của Lê Văn Hưu, vai trò lịch sử của Tiền Ngô Vương và Đinh
Tiên Hoàng được nhấn mạnh. Đối với Tiền Ngô Vương, là vai trò của người nối lại
chính thống của nước Việt sau nghìn năm Bắc thuộc. Đối với Đinh Tiên Hoàng, vai
trò nổi bật là dẹp loạn, yên ổn xã tắc, xưng hoàng đế, khẳng định nền độc lập chính
25



×