Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Quan hệ thương mại việt nam - trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

TIỂU LUẬN
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM-TRUNG QUỐC

Đề tài:

Nhóm: 5
Họ và tên sinh viên
MSSV
Nguyễn Thị Hồng Hạnh ...................... 1301015136
Nguyễn Thị Phước Hạnh ..................... 1301015137
Nguyễn Thị Ngọc Hương .................... 1301015181
Đàm Thiện Khiêm ............................... 1301015203
Phạm Đăng Khoa ................................ 1301015205
Bùi Thái Thiên Kim ............................ 1301015208
Phạm Hồng Nhật Linh......................... 1301015230
Trần Nguyễn Quỳnh Như .................... 1301015343
Phạm Nguyễn Nam Phong .................. 1301015359
Hà Khánh Phước ................................. 1301015373


DANH SÁCH NHÓM

Họ tên


MSSV

NHIỆM VỤ

Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Phước Hạnh
Nguyễn Thị Ngọc Hương
Đàm Thiện Khiêm
Phạm Đăng Khoa
Bùi Thái Thiên Kim
Phạm Hồng Nhật Linh
Trần Nguyễn Quỳnh Như
Phạm Nguyễn Nam Phong
Hà Khánh Phước

1301015136
1301015137
1301015181
1301015203
1301015205
1301015208
1301015230
1301015343
1301015359
1301015373

soạn Chương 3+Kết
soạn Chương 2
soạn Chương 3
Tổng hợp

Thuyết trình
soạn PowerPoint
soạn Chương 2
soạn Mở đầu+Chương 1
Nhóm trưởng+Thuyết trình
soạn PowerPoint

ĐÓNG
GÓP
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%


MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT - TRUNG .......................................................................................................... 5
1.1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1991 ........................................................................ 5
1.1.1. Giai đoạn 1950 - 1954 ................................................................................. 5

1.1.2. Giai đoạn 1954 -1964 .................................................................................. 5
1.1.3. Giai đoạn 1965 – 1975 ................................................................................ 6
1.1.4. Giai đoạn 1976 – 1978 ................................................................................ 6
1.2. THỜI KỲ SAU NĂM 1991 .............................................................................. 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM .................................................................................. 8
2.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC8
2.1.1. Xuất nhập khẩu .......................................................................................... 8
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................................... 13
2.2. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................................................... 17
2.2.1. Tác động tích cực ..................................................................................... 18
2.2.2. Tác động tiêu cực ..................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT - TRUNG ........................................................................................................ 29
3.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, KẾT CẤU HẠ TẦNG
................................................................................................................................ 29
3.2. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU ......................... 29

1


3.2.1. Về xuất khẩu............................................................................................. 29
3.2.2. Về nhập khẩu ........................................................................................... 30
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về kinh tế ........................ 30
3.2.4. Tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
............................................................................................................................ 31
3.2.5. Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc ........................................... 32
3.3. KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐẦU TƯ TỪ TRUNG QUỐC ... 32
3.4. GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI..................................... 32
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 34

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 41

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước khu vực (2015) ....... 8
Biểu đồ 2.1: Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc (1995-2013) ...................... 9
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất khẩu và nhập
khẩu của Việt Nam (2000-2013) ................................................................................. 10
Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc (2010-2014) ............ 10
Bảng 2.2: Chênh lệch thống kê thương mại Việt Nam – Trung Quốc (2003-2013) ..... 11
Biểu đồ 2.4: Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chính giữa Việt Nam – Trung Quốc
trong 11 tháng năm 2014............................................................................................ 13
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam 10 tháng năm 2014 .............................. 14
Biểu đồ 2.6: Các thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam (2014) ....................... 21
Biểu đồ 2.7: Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu giai đoạn 2000-2013
(đơn vị: tỷ USD) ......................................................................................................... 22

3


LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói, mối quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thương mại giữa Việt Nam và
Trung Quốc đã được hình thành từ rất lâu và tồn tại bền vững trong nhiều năm qua. Và
cũng không thể phủ nhận rằng những thăng trầm, biến cố trong lịch sử, những biến
động về chính trị, văn hóa, xã hội đã có những tác động đáng kể tới mối quan hệ nói

trên, đặc biệt là thương mại giữa hai nước. Cuối năm 1991, quan hệ kinh tế - chính trị
giữa hai nước chính thức được bình thường hóa, đưa quan hệ thương mại Việt - Trung
rẽ sang một chương mới với rất nhiều những cơ hội cũng như thách thức.
Quan hệ kinh tế giữa hai nước nói chung và trên lĩnh vực thương mại nói riêng đã và
đang không ngừng được củng cố, tăng cường và phát triển theo hướng bền vững, ổn
định lâu dài, hợp tác toàn diện. Việc đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới
không những góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng nguyện
vọng và lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định,
phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Dù gặt hái được nhiều thành công to lớn, song hoạt động thương mại Việt - Trung cũng
đang đứng trước nhiều vấn đề nhức nhối, những thử thách và khó khăn đòi hỏi một thái
độ tích cực cũng như thiện chí để cả hai có thể cùng nhau giải quyết mô ̣t cách tối ưu,
hiệu quả và triệt để nhất. Vì vậy, một công trình nghiên cứu toàn diện về hoạt động
thương mại giữa hai nước là vô cùng cần thiết, nhằm chỉ ra thực trang mối quan hệ nói
trên, những tác động tích cực, tiêu cực mà nó đem lại cho thương mại nói riêng và nền
kinh tế hai nước nói chung. Từ đó đưa ra kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những
hoạch định về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, góp
phần củng cố, phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt chưa tốt nhằm nâng tầm
mối quan hệ thương mại Việt-Trung trong tương lai. Đó cũng là lý cho sự ra đời của
bài tiểu luận “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc”.
Do vốn kiến thức và thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định, rất mong thầy và các bạn có thể đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này hoàn thiện
hơn.
Nhóm tác giả

4


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VIỆT - TRUNG
Do vị trí địa lý gần nhau và nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, chế độ xã hội, từ
lâu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra các hoạt động thương mại, trao đổi hàng
hóa. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại bên nhau, mối quan hệ thương mại giữa hai nước
Việt - Trung tuy có lúc thăng trầm trong các giai đoạn khác nhau nhưng hầu như chưa
bao giờ bị gián đoạn. Thực tế lịch sử đã cho thấy mối quan hệ ấy qua mỗi thời kì, mỗi
giai đoạn lại trở nên bền chắc và phát triển hơn.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, ở đây chúng ta chỉ đề cập đến quan hệ thương mại giữa
hai nước từ khi giành được độc lập, được chia làm 2 giai đoạn: trước và sau 1991.
1.1. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1991
1.1.1. Giai đoạn 1950 - 1954
Thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950 đã tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán
của nhân dân hai bên biên giới. Tháng 9/1951 Chính phủ hai nước Việt - Trung đã ký
các hiệp định về mậu dịch, về tiền tệ và Hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời thành lập
các Ty, Đồn quản lý xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Công
thương, một số công ty xuất nhập khẩu ở các tuyến cũng đã được ra đời. Tháng 2/1953,
cửa khẩu Lào Cai được mở cửa buôn bán với Hồ Kiều của Trung Quốc. Từ đầu năm
1954, kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta tiến triển mạnh mẽ, Chính phủ ta chủ
trương đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phục vụ sản xuất và chiến
đấu, trong đó đặc biệt khuyến khích trao đổi một số mặt hàng như sa nhân, cà phê với
Trung Quốc và ban hành nghị định 391/TTg về quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân
biên giới Việt - Trung.
1.1.2. Giai đoạn 1954 -1964
Đây là thời kỳ khôi phục và xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc. Ngày 10/2/1955, khánh thành đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan đã tạo thuận lợi
cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá từ Thủ đô lên biên giới phía Bắc, giúp
thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá với Trung Quốc và các nước XHCN khác. Ngày
7/7/1955, Chính phủ ta cũng đã ký với Trung Quốc Nghị định thư về trao đổi hàng hoá
giữa các công ty mậu dịch địa phương vùng biên giới và Hiệp định viện trợ. Hàng loạt


5


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG
các công ty xuất nhập khẩu biên giới được thành lập với nhiệm vụ trao đổi hàng hoá và
nhận hàng viện trợ qua biên giới Việt - Trung .
1.1.3. Giai đoạn 1965 – 1975
Có thể nói rằng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này tập trung chủ yếu vào việc
vận chuyển hàng viện trợ từ Trung Quốc và các nước láng giềng khác nhằm phục vụ
cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Tháng 7/1965, Chính
phủ ta ký với Trung Quốc Nghị định thư chuyển tải hàng xuất khẩu của Việt Nam
trong thời chiến qua các cảng của Trung Quốc. Chính phủ ta cũng đề nghị với Trung
Quốc cho phép thành lập một số trạm tiếp nhận và điều chuyển hàng viện trợ của các
nước và hàng xuất khẩu của Việt Nam trên đất Trung Quốc. Từ 1967 đến 1975 Chính
phủ hai nước ký các Hiệp định, Nghị định thư về việc Trung Quốc viện trợ không hoàn
lại, viện trợ về kinh tế, kỹ thuật, quân sự, viện trợ bệnh viện, lương thực, thực phẩm và
hàng tiêu dùng cho Việt Nam; cung cấp vật tư, cung cấp thiết bị lẻ cho đài phát
thanh…
1.1.4. Giai đoạn 1976 – 1978
Trong giai đoạn này, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục ký các Hiệp định trao đổi hàng
hoá và thanh toán. Mặc dù mậu dịch biên giới có nhiều lợi thế đối với nhân dân vùng
biên của hai nước, nhưng buôn bán qua biên giới Việt - Trung còn nhiều giới hạn, chủ
yếu là các hoạt động mua bán dân gian tự phát. Phía Việt Nam bán sang Trung Quốc
một số hàng nông lâm thổ sản, muối biển, gia súc...Phía Trung Quốc bán sang Việt
Nam một số hoa quả tươi, một số hàng công nghiệp nhẹ tiêu dùng như vải vóc, quần áo
may sẵn, một số đồ gia dụng, công cụ sản xuất...
Từ 1978, do những căng thẳng về biên giới, quan hệ thương mại Việt-Trung bị kìm
hãm trong một thời gian dài cho tới khi hai bên bình thường hóa quan hệ (1991).
1.2. THỜI KỲ SAU NĂM 1991

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước Việt –
Trung đã tăng lên nhanh chóng, ước tính tăng hơn 1.800 lần, từ 32 triệu USD (1991)
lên gần 60 tỷ USD (2014). Hàng hoá trao đổi qua các cửa khẩu biên giới cũng hết sức
nhộn nhịp, thị trường ở đây đã sớm trở thành nơi sôi động nhất của nước ta, đặc biệt là
ở các cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai. Từ năm 2004 đến nay,
Trung Quốc luôn là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương
mại song phương năm 2014 đạt 58,78 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 14,91 tỷ USD,
nhập 43,87 tỷ USD (lần lượt tăng 17,16%, 12,70% và 18,76% so với cùng kỳ 2013).
Xét về cơ cấu, cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng, ngoài những

6


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - TRUNG
mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dầu thô, cao su, hải sản... hai bên đã bổ sung một
số mặt hàng có thế mạnh khác. Cụ thể, về phía Việt Nam, trong những năm gần đây, đã
đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến như sản phẩm cà phê hoà tan, hạt
điều đã qua chế biến, dầu ăn và một số hàng tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng
khác cũng đã và đang dần chiếm được chỗ đứng trong thị trường ở Trung Quốc.
Cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của ta sang Trung Quốc cũng có nhiều chuyển
biến tích cực nhất định. Từ năm 2011 đến nay, tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp trong
tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên
30% trong khi trước đây chỉ 10%), vượt qua nhóm hàng truyền thống nông lâm thủy
sản. Về phía Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc áp dụng chính sách mậu dịch biên
giới, hỗ trợ và đặc biệt ưu đãi cho thương mại biên giới nhằm khai thác triệt để thị
trường các nước láng giềng cho tiêu thu hàng hoá tiêu dùng của Trung Quốc. Cũng do
thành công trong phương thức buôn bán biên mậu biên giới, trong những năm qua,
hàng hoá của Trung Quốc đã chiếm được ưu thế tại thị trường Việt Nam. Có thể nói, ở
đâu trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều có sự xuất hiện của hàng hoá Trung Quốc.
Về đầu tư, quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới. Tính lũy kế đến hết tháng

02/2015, Trung Quốc có 1109 dự án tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký 7,99 tỷ USD,
đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, riêng
năm 2013 đầu tư FDI của TQ vào VN tăng mạnh đạt 2.3 tỷ USD, chiếm 16% tổng FDI
của VN và đứng thứ 3 trong số 50 quốc gia và khu vực có dự án đầu tư cấp phép mới
vào VN. Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng quy mô tín du ̣ng ưu
đaĩ dành cho Viê ̣t Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ USD ưu đãi tập
trung vào những lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may,
hoá chất…Ngoài tín du ̣ng ưu đaĩ , Chính phủ Trung Quố c còn hỗ trơ ̣ Viê ̣t Nam nhiề u
khoản viê ̣n trơ ̣ không hoàn lại dùng vào viê ̣c tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát
kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hô ̣i ở Trung Quố c; giao lưu thanh thiế u niên; đầ u tư
trang thiết bị cho mô ̣t số bê ̣nh viê ̣n tại Viê ̣t Nam; xây dựng khu nhà ở Ho ̣c viê ̣n Chính
tri ̣Quố c gia Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo cấp cao hai nước đã dành nhiều thời gian trao đổi các biện pháp nhằm thực
hiện mục tiêu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch song phương đi đôi với cải thiện cán
cân thương mại, hai bên cũng đã nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại với trọng tâm là
hợp tác xây dựng một số dự án tiêu biểu có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao
thông; tiếp tục áp dụng các biện pháp đảm bảo thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển
cân bằng, lành mạnh; tăng cường phối hợp và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng, nhất là hợp tác trong việc phòng ngừa tác động của khủng hoảng tài
chính tiền tệ quốc tế, giữ vững an ninh tiền tệ ở mỗi nước.

7


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

2.1.1. Xuất nhập khẩu
2.1.1.1. Kim ngạch Xuất nhập khẩu
Từ 1991, tình hình thương mại giữa hai nước Việt – Trung phát triển nhanh chóng, với
tốc độ tăng trưởng thương mại từ 2004 luôn ổn định, đạt trung bình khoảng 25%/năm.
Từ năm 2004, Trung Quốc luôn giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam và ngược lại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 là 264,3
tỷ USD, trong đó, kim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc dẫn đầu (19%), kế đến là
Hoa Kỳ (11%), Hàn Quốc (10.3%), Nhật (9.6%), ASEAN (15.1%), EU (12.7%)…
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước khu vực (2015)
Sơ bộ tháng 01
Bru-nây
Cam-pu-chia
In-đô-nê-xia
Lào
Ma-lai-xi-a
Mi-an-ma
Phi-li-pin
Xin-ga-po
Thái Lan
Trung Quốc

Xuất khẩu
1043
205626
324318
53431
318030
30641
140025
337795

275458
1314633

Sơ bộ tháng 02

Nhập khẩu
85418
204369
50761
353631
6695
59659
638705
592818
4481511

Xuất khẩu
1020
166974
238665
37241
191015
25532
90734
162487
271179
898493

Nhập khẩu
589

84373
134728
51198
221675
4071
63728
485743
427753
3181618

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng tăng
liên tục, ngay cả vào thời điểm Việt Nam chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu - từ 692 triệu USD năm 1995 lên đến 50,2
tỷ USD năm 2013. Với đà tăng trưởng này, ước tính kim ngạch song phương giữa hai
nước có thể lên tới 60 tỷ USD vào năm 2015. Từ năm 1999 trở về trước, tình hình xuất

8


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc ở mức khá khiêm tốn khoảng 41 triệu USD
mỗi năm, nhưng từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng
từ 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 13,3 tỷ USD vào năm 2013. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu
của Việt Nam từ Trung Quốc tăng rất nhanh từ 1,4 tỷ USD năm 2000 lên gần xấp xỉ
37,0 tỷ USD vào năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc (1995-2013)

Nguồn: Tổng cục Hải quan & IMF

Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn trên đà phát triển ổn
định, bền vững và thu được kết quả khả quan, tuy nhiên, có một số vấn đề bất cập còn
tồn tại. Trước hết là mức nhập siêu lớn của Việt Nam từ Trung Quốc. Tình hình nhập
siêu của Việt Nam từ Trung Quốc không những ngày càng tăng về quy mô mà còn tăng
về tỷ trọng. Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam, trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu đã tăng từ 10% (2000) lên mức 28% (2013) tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong cùng thời gian. Tuy tỷ trọng xuất nhập khẩu
của Việt Nam với Trung Quốc năm 2013 có giảm nhiều so với năm trước đó, từ xuất
khẩu 14,1% còn 10% và nhập khẩu từ 29,7% còn 27,6% trong kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam, nhưng cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc không
thuyên giảm, năm 2012 ở mức âm 17,64 tỷ USD và năm 2013 ở mức âm 23,25 tỷ
USD. Trên thực tế, tỷ lệ nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam
đã tăng từ mức 15,9% năm 2001 lên 84,5% và 136,0% lần lượt vào các năm 2006 và
2011. Tình hình này đang đặt ra gánh nặng lên cán cân thương mại của Việt Nam.

9


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất, nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất khẩu và nhập
khẩu của Việt Nam (2000-2013)

Nguồn: Tổng cục Hải quan & IMF

Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc (2010-2014)

TS. Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế

Fulbright – nhận định: “Nguyên nhân nhập siêu lớn từ Trung Quốc là do hàng hóa của
nước này có giá rẻ, nhất là hàng điện tử, may mặc; quy mô mậu dịch biên giới lớn.

10


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
Hàng hóa của Trung Quốc được nhập vào Việt Nam hầu hết không thông qua các
doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các công ty mang tính địa phương, nên khó đảm bảo chất
lượng vì “thoát” quy trình giám sát. TS Tự Anh phân tích, trong bối cảnh nguồn ngoại
hối từ đầu tư nước ngoài, du lịch… đều giảm, để bù đắp cho nhập siêu, Chính phủ có
thể phải lấy từ nguồn dự trữ quốc gia. Điều này là rất nguy hiểm”.
Ngoài ra, còn một vấn đề quan trọng khác là chênh lệch về số liệu xuất nhập khẩu giữa
tổng cục thống kê hai nước theo hướng bất lợi cho Việt Nam. Lấy ví dụ riêng với số
liệu năm 2014, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì Trung Quốc nhập khẩu từ Việt
Nam 19,9 tỉ đô la Mỹ, cao hơn trên 30% so với con số của Tổng cục Thống kê Việt
Nam. Về xuất khẩu, Trung Quốc xuất vào Việt Nam 63,7 tỉ đô la Mỹ, cao hơn đến 45%
so với con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam,
chi phí vận chuyển và bảo hiểm chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Với hai nước láng giềng có chung biên giới rất dài như Việt Nam và Trung Quốc thì
chi phí vận chuyển và bảo hiểm thực tế không thể lớn hơn tỷ lệ 6,6% này được. Do vậy
nếu Việt Nam ghi nhận 14,9 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu cho Trung Quốc cho năm 2014 thì
con số mà Trung Quốc ghi nhận đáng ra chỉ khoảng 15,9 tỉ đô la Mỹ. Thế nhưng con
số Trung Quốc ghi nhận lại là 19,9 tỉ đô la Mỹ, cao hơn tới khoảng 4 tỉ đô la Mỹ. Về
nhập khẩu, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc mà Việt Nam ghi nhận lẽ ra phải cao hơn
giá trị mà Trung Quốc ghi nhận nhưng số liệu của Việt Nam lại thấp hơn số liệu của
Trung Quốc khoảng 20 tỉ đô la Mỹ, tính riêng trong năm 2014. Tức là riêng năm 2014,
chúng ta có hơn 20 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc lọt vào không qua ghi nhận. Điều
này cho thấy có một số hoạt động thương mại đã không được tính đến trong công tác

thống kê.

Bảng 2.2: Chênh lệch thống kê thương mại Việt Nam – Trung Quốc (2003-2013)

11


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

2.1.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu:
Về xuất khẩu, những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các hàng hóa
thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp. Chẳng hạn các khoáng sản thô như than, quặng sắt,
dầu thô, nông lâm sản, thủy sản và đồ thủ công. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu hoa quả, nông sản chủ
lực của Việt Nam.
Cụ thể là nhóm hàng nông sản được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 20%
vào năm 2009 và tăng lên 30% vào năm 2012. Kết quả 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy,
kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 14,88 tỷ USD, tăng 12,7% so với
cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Trung Quốc còn là thị trường nhập khẩu đứng thứ nhì về
hạt điều, gỗ, các sản phẩm từ gỗ; đứng thứ tư về nhập khẩu thủy sản Việt Nam.
Nhóm hàng nguyên, nhiên liệu và khoáng sản xuất sang Trung Quốc có xu hướng giảm
dần, từ 55% năm 2009 xuống còn 18,7% năm 2012. Ngoài ra, nước ta còn xuất sang
Trung Quốc nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhóm hàng dệt
may, giày dép các loại; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản…
Về nhập khẩu, những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là các hàng thành
phẩm có giá trị gia tăng cao bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại,
máy vi tính, sản phẩm điện tử và các linh kiện đi kèm; sắt thép các loại; các nguyên
phụ liệu; thành phẩm hóa chất, thậm chí cả mặt hàng nông sản. Riêng về ngành dệt
may, da giày, trong những năm gần đây Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 50 - 60%

nguyên phụ liệu từ Trung Quốc như da làm giầy dép, bông, vải, sợi để làm quần áo.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc trên 25 tỷ
USD hàng công nghiệp phụ trợ và máy móc. Trong đó, nhóm máy móc, thiết bị, phụ
tùng, dụng cụ là 6,64 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành từ
Trung Quốc, nhóm nguyên phụ liệu dệt may da giày khoảng 5,54 tỷ USD chiếm
21,4%, nhóm điện thoại các loại và linh kiện là 5,54 tỷ USD chiếm 21,4%, nhóm máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là 4,43 tỷ USD chiếm 17,1%, nhóm sắt thép các
loại và sản phẩm từ sắt thép là 3,32 tỷ USD chiếm 12,9%.

12


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
Biểu đồ 2.4: Một số mặt hàng xuất nhập khẩu chính giữa Việt Nam – Trung Quốc
trong 11 tháng năm 2014

2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hơn 25 năm qua, kể từ khi Quố c hô ̣i Viê ̣t Nam thông qua Luâ ̣t Đầ u tư nước ngoài
(tháng 12/1987), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Viê ̣t Nam luôn gia tăng. Thị
trường Việt Nam có sức hấp dẫn lớn, luôn thu hút các nhà đầ u tư quố c tế . Theo báo cáo
của Cu ̣c Đầ u tư nước ngoài - Bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư, tính đế n ngày 20/05/2014, FDI
tại Việt Nam hiện có 16.589 dự án còn hiê ̣u lực, với số vố n đăng ký trên 239 tỷ USD,
vố n điề u lê ̣ trên 81 tỷ USD.
Trong làn sóng FDI vào Việt Nam, Trung Quốc là một đối tác có lượng vốn tăng liên
tục từ 1991 đến nay. Mở đầu từ việc một doanh nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc) liên
doanh với một doanh nghiệp Hà Nội để thành lập nhà hàng Hoa Long tại Hà Nội tháng
11/1991, đến hết tháng 02/2015, Trung Quốc có 1109 dự án tại Việt Nam, tổng vốn
đăng ký 7,99 tỷ USD, đứng thứ 9 trong 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt
Nam. Tuy nhiên theo thời gian, FDI của Trung Quố c vào Viê ̣t Nam tăng giảm khá thấ t

thường, riêng năm 2013 chiếm tới hơn 2,3 tỷ USD, trong đó dự án xây dựng nhà máy
nhiệt điện đố t than BOT Viñ h Tân đã là hơn 2 tỷ USD, mức độ thực hiê ̣n còn thấ p so
với mức trung bình, chỉ đa ̣t khoảng 30%. Trong số 17 lĩnh vực các đối tác Trung Quốc
đầu tư vào Việt Nam, các lĩnh vực bất động sản và dệt may đón số vốn lớn nhất.

13


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam 10 tháng năm 2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Thực tiễn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam 23 năm qua cho thấy tính giai đoạn về
FDI của Trung Quốc biểu hiện khá rõ: Giai đoạn (1991 - 2001) tác động chưa đáng kể
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; từ năm 2002 đến năm 2010 mới
có chuyể n biế n rõ rê ̣t, trở thành nô ̣i dung chủ yế u trong hợp tác kinh tế giữa hai nước;
đặc biệt từ năm 2011 đến nay, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng đột biến, nhất
là năm 2013.
Nhìn chung, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam có một
số nét chính như sau:
2.1.2.1. Tăng số lượng và quy mô của dự án
Trong 10 năm đầu tiến hành đầu tư vào Việt Nam, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
chỉ mang tính chấ t thăm dò, số dự án và lươṇ g vố n đầ u tư vào Viê ̣t Nam là rấ t nhỏ so
với tổng lươṇ g vốn FDI. Tính đến tháng 12 năm 2001 Trung Quố c có 110 dự án với
tổ ng số vố n đăng ký theo giấ y phép là 221 triệu USD. Vốn đầu tư trung bình của một
dự án khá nhỏ, khoảng 1,5 triệu USD, có nhiều dự án chỉ trên dưới 100.000 USD.
Giai đoạn 2001-2010 đươc̣ đánh dấ u bởi sự kiện Hiê ̣p đinh
̣ khung về hơp̣ tác toàn diê ̣n
ASEAN - Trung Quố c được ký kết năm 2002 và việc Trung Quốc gia nhập WTO

(2001). Từ thời điể m này, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng cả về số lươṇ g dự

14


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
án cũng như quy mô vố n (khoảng 2,5 triê ̣u USD/dự án). Năm 2007, sau khi Viê ̣t Nam
gia nhâ ̣p WTO, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện, FDI của
Trung Quố c vào Viê ̣t Nam tăng khá ma ̣nh, nhiề u dự án trên 10 triê ̣u USD đế n 100 triê ̣u
USD đã có mă ̣t ta ̣i Viê ̣t Nam, nâng vố n bình quân của mô ̣t dự án lên 4,3 triê ̣u USD/dự
án, ví dụ như dự án đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp ở Hải Phòng 175 triệu USD của Cty TNHH Liên hiệp đầu tư Thâm Việt; dự án
khai thác, kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản ở Tiền Giang 100
triệu USD của Công TNHH Đầu tư quản lý Tiền Giang, Trung Quốc;….
Từ 2011 đến nay là khoảng thời gian FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng rất
mạnh. Nếu như năm 2012, vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ở mức 312 triệu
USD, thì năm 2013 đã tăng lên tới trên 2,3 tỷ USD với 110 dự án đươc̣ cấ p mới. Trong
đó, dự án xây nhà máy nhiệt điê ̣n đốt than BOT Viñ h Tân 1 (Bình Thuâ ̣n) đã chiế m tới
2,018 tỷ USD để thiế t kế, xây dựng, vận hành và chuyể n giao mô ̣t nhà máy điê ̣n đố t
than tại Vĩnh Tân. Các dự án thuô ̣c liñ h vực bấ t đô ̣ng sản, dê ̣t may đăng ký mới và tăng
vố n trong 2 năm 2013-2014 đáng chú ý là: dự án xây dựng khu công nghiê ̣p Hải Hà
(Quảng Ninh); dự án khu công nghiê ̣p An Dương (Hải Phòng); dự án sản xuất các sản
phẩ m may mă ̣c cao cấ p ở thành phố Hồ Chí Minh; dự án khai thác, kinh doanh khu
công nghiê ̣p bấ t động sản ở Tiề n Giang; dự án dê ̣t, sợi, nhuô ̣m ở Nam Định.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường đầu
tư vào thị trường Việt Nam hiện nay xuất phát từ Hiê ̣p đinh
̣ TPP mà nước ta đang đẩ y
ma ̣nh đàm phán để thông qua, cũng như Hiê ̣p đinh
̣ mâ ̣u dịch tự do với EU (EVFTA)

mà Việt Nam có thể kết thúc đàm phán trong thời gian tới. Vì lý do trên, nhiề u nhà đầ u
tư Trung Quốc đã tới Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuấ t nguyên vật liê ̣u nhằ m tâ ̣n
du ̣ng cơ hô ̣i từ các hiê ̣p đinh
̣ dành cho Việt Nam.
Hiện nay, có 8,5 % số dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam có quy mô trên 10
triê ̣u USD, mức bình quân mô ̣t dự án đầu tư đã tăng lên 7,1 triê ̣u USD. Dù vậy, so với
mức bình quân chung của FDI vào Viê ̣t Nam (15 triệu USD/ 1 dự án) thì số liệu kể trên
vẫn còn thấp.
2.1.2.2. Chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư
Nế u như trước kia, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khách sạn, nhà hàng, sản xuấ t hàng tiêu
dùng, thì gần đây đã có sự thay đổi lớn. Năm 2014, trong 17 ngành Trung Quố c đầ u tư
ta ̣i Viê ̣t Nam, 5 lĩnh vực sau đã chiếm 98% tổng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam:

15


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
Công nghiê ̣p chế biế n, chế tạo với 704 dự án, tổng số vố n đầ u tư 4.133.905.121 USD,
vốn điều lệ 2.100.076.666 USD, chiếm 53% vố n đầ u tư (Về lĩnh vực này, các ngành
dệt may chiếm tỷ trọng lớn do các nhà đầu tư Trung Quố c muố n đón cơ hô ̣i hưởng thuế
suấ t 0% khi Viê ̣t Nam tham gia TPP).
Sản xuấ t phân phố i điê ̣n, khí, nước, điề u hòa đứng vị trí thứ 2 với 03 dự án, tổ ng vố n
đầ u tư 2.046.770.000 USD, vố n điều lê ̣ 360.385.400 USD, chiếm 28%.
Xây dựng: 98 dự án, tổ ng số vố n đầ u tư 559.616.783 USD, vố n điề u lê ̣ 235.885.746
USD, chiế m 7%.
Kinh doanh bấ t động sản: 14 dự án, tổng số vố n đầ u tư 461.827.380 USD, vố n điề u lê ̣
118.363.000 USD, chiế m 6%.
Di ̣ch vụ lưu trú và ăn uố ng: 12 dự án, tổ ng số vố n đầ u tư 298.700.900 USD, vố n điề u

lê ̣ 64.335.900 USD, chiếm 4%.
Ngoài ra còn có thêm một số lĩnh vực khác như dịch vụ du lịch, ăn uống, nhà ở, truyền
thông,… Mă ̣c dù đã có sự chuyể n dich
̣ về liñ h vực đầ u tư nhưng cho đế n nay, đầ u tư
của Trung Quố c ta ̣i Việt Nam cũng chỉ mới tâ ̣p trung ở những ngành nghề thông
thường, chưa có dự án nào ở liñ h vực công nghê ̣ cao. Và đa số các dự án cũng chưa
được Trung Quốc chi mạnh tay, chỉ dừng lại ở mức vốn vừa và nhỏ.
2.1.2.3. Thay đổi trong hình thức đầu tư
Trong giai đoạn 1991-2001, đa ̣i đa số các dự án FDI của Trung Quố c vào Viê ̣t Nam
được thực hiê ̣n dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiê ̣p trong nước. Trong 10
năm trở lại đây đã có những sự thay đổi rõ rệt. Hiện nay, loa ̣i hình doanh nghiệp 100%
vố n nước ngoài của Trung Quốc chiế m vi ̣ trí cao nhấ t (49,8%, với 767 dự án), số vố n
đầ u tư chiếm hơn 3,9 tỷ USD. Loa ̣i hình hơp̣ đồ ng BOT, BT, BTO chiế m 29,7% (tuy
chỉ có 3 dự án nhưng vố n đầ u tư lên tới trên 2,3 tỷ USD). Hình thức liên doanh đứng vi ̣
trí thứ 3 với số dự án bằng 1/3 số dự án 100% vố n nước ngoài (217 dự án), vố n đầ u tư
trên 1,5 tỷ USD. Hình thức hợp đồ ng hơp̣ tác kinh doanh có 32 dự án với số vố n đầ u tư
gầ n 59 triê ̣u USD, và đứng cuối cùng là hình thức công ty cổ phầ n với 10 dự án, số vố n
đầ u tư 36 triệu USD. Sự thay đổ i về hình thức đầu tư trên cho thấy, các doanh nghiê ̣p
Trung Quố c đầu tư vào Viê ̣t Nam đã trải qua giai đoa ̣n thăm dò, thử nghiê ̣m, thâm
nhập thị trường và đang dần đặt niềm tin hơn vào thị trường Việt Nam.

16


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
2.1.2.4. Mở rộng địa bàn đầu tư
Tính đến nay, các nhà đầ u tư Trung Quố c đã có mă ̣t trên hầ u hế t các tỉnh thành của
Viê ̣t Nam (55/63 tỉnh, thành), tâ ̣p trung chủ yế u tại các tỉnh ven biển (22/28 tỉnh ven
biể n) và các thành phố , khu vực đông dân cư, có sức thu hút lao đô ̣ng ma ̣nh, cơ sở ha ̣

tầ ng tốt, thuâ ̣n lợi cho xuấ t nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa hai quốc gia.
Theo thố ng kê của Cu ̣c Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đứng đầ u trong
các điạ phương có nhiề u dự án đầu tư Trung Quố c là Hà Nô ̣i (202 dự án), tiế p đế n là
Thành phố Hồ Chí Minh (110 dự án), Bình Dương (100 dự án), Bắ c Ninh (54 dự án),
Long An (54 dự án), Hải Phòng (49 dự án)… Xét về tổng lươṇ g vốn đầ u tư của Trung
Quốc tại các điạ phương, Bình Thuận là điạ phương thu hút vố n lớn nhấ t
(2.027.263.379 USD), Lào Cai đứng thứ 2 (803.156.516 USD), Tây Ninh đứng thứ 3
(729.140.000 USD),… Nhìn chung, các dự án đầ u tư của Trung Quố c ta ̣i các điạ
phương đều tập trung vào các liñ h vực chế biế n nông sản, thủy sản, chế ta ̣o, luyê ̣n thép,
bấ t đô ̣ng sản, xây dựng, dê ̣t may, đồ gia du ̣ng, phân bón, vật liê ̣u xây dựng, thức ăn gia
súc.
Đầ u tư của Trung Quố c hiện nay cũng đã hướng tới mô ̣t số tỉnh biên giới tiếp giáp với
Trung Quố c, có trình đô ̣ phát triể n thấ p, cơ sở hạ tầng kém phát triển, khó thu hút vố n
đầ u tư nước ngoài như Lào Cai (22 dự án), La ̣ng Sơn (22 dự án), Cao Bằ ng (10 dự án),
Hà Giang (6 dự án) và Lai Châu (3 dự án). Tuy nhiên, các dự án đầ u tư của Trung
Quố c ở các tỉnh miền núi phía Bắ c Việt Nam cũng mới chỉ tâ ̣p trung vào khai thác
khoáng sản, nguyên vâ ̣t liê ̣u là chính. Có thể kể đến như dự án chế biến tinh quă ̣ng sắt
titan ở Thái Nguyên; dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biế n antimon và tuyể n
quă ̣ng ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biế n cao su thiên nhiên thành cao su
tổng hợp và dự án sản xuấ t gỗ dán, gỗ la ̣ng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triể n vùng
nguyên liê ̣u lá thuố c lá, kinh doanh chế biế n nguyên liê ̣u lá thuố c lá ở Lào Cai … Do
đó, hiê ̣u quả của vốn FDI của Trung Quố c mang la ̣i cho các điạ phương này không cao.
Tuy vậy, với xu hướng hiện tại cũng như những điều kiện thuận lợi của hai nước, triển
vọng phát triển về đầu tư nước ngoài giữa hai nước vẫn rất lớn.
2.2. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Những thành tựu từ mối quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc mang lại đã góp
phần tích cực vào việc phát triển các hoạt động giao lưu kinh tế thông qua nỗ lực chính
trị từ đó không những phát triển kinh tế mà còn củng cố quan hệ giữa hai nước. Bên
cạnh mặt tích cực, mối quan hệ thương mại này cũng mang lại một số điểm tiêu cực
nhất định. Ở phần này, chúng ta sẽ lần lượt đánh giá cả hai mặt tích cực và tiêu cực


17


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
trên từng lĩnh vực hợp tác và tình hình gia nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực hay
quốc tế của mỗi nước.
2.2.1. Tác động tích cực
2.2.1.1. Phát triển thương mại và đẩy mạnh xuất nhập khẩu
Đối với các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, quan hệ thương mại trên biên giới Việt Trung đã có sự tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội và văn hoá, thông qua
việc tạo điều kiện để các địa phương khai thác và phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn
có của mình. Khi mở cửa biên giới, các khu kinh tế ở các cửa khẩu phía Bắc trở thành
vùng kinh tế sôi động và nhộn nhịp, không chỉ đóng góp tích cực vào quá trình phát
triển kinh tế cả nước nói chung mà còn của các tỉnh biên giới nói riêng, như Quảng
Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang,…
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, sản phẩm giao lưu, trao đổi mua bán của cư dân biên
giới hết sức đa dạng phong phú góp phần đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng của nhân dân
hai bên biên giới. Các mặt hàng mà nhân dân các xã biên giới của Việt Nam ta đem đi
giao lưu, trao đổi chủ yếu là các mặt hàng nông lâm thủy sản, cá đông lạnh và các loại
hàng tạp hóa như bánh kẹo, xà phòng, các đặc sản ẩm thực khác của địa phương. Còn
nếu xét trên tổng thể nền kinh tế, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các loại sản
phẩm chính như nông sản, khoáng sản, mà chủ yếu là các nguyên nhiên liệu thô chưa
qua chế biến, hàng công nghiệp và chế biến cũng có nhưng còn chiếm tỉ lệ nhỏ (dù
hiện nay đang có xu hướng tăng dần). Phía Trung Quốc cũng tận dụng được nguồn
nguyên liệu nhập từ Việt Nam cho các ngành chế biến, sản xuất trong nước, với giá rẻ,
thu về được hiệu quả và lợi nhuận rất cao.
Để minh họa, chúng ta hãy lấy một ví dụ điển hình, đó là khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Hà
Giang của Việt Nam. Nhờ hàng loạt các chính sách của tỉnh và Chính phủ, khu kinh tế
cửa khẩu này đã đạt được nhiều thành tích đáng kể như: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất

nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh từ năm 2010 đến 2014 đạt 1.448,14 triệu USD.
Trong đó: Năm 2010 đạt 195,2 triệu USD; năm 2011 đạt 314,9 triệu USD; năm 2012
đạt 357,2 triệu USD; năm 2013 đạt 308,7 triệu USD; năm 2014 đạt 272,15 triệu USD
(nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang). Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu
gồm: ván bóc từ gỗ rừng trồng; một số loại hoa quả tươi và các sản phẩm nông sản
khác như: chè vàng khô, da trâu, bò khô. Như vậy, có thể nhận thấy các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là hàng hóa từ các đặc sản của tỉnh, do đó góp phần tăng thu nhập cho
người dân, tạo điều kiện cho kinh tế tỉnh phát triển và tăng thu ngân sách. Ngoài ra,
tổng số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2014 của tỉnh

18


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
là 230 doanh nghiệp, tư thương; phương tiện vận tải tham gia xuất nhập cảnh giai đoạn
này đạt 44.877 lượt.
2.2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng biên giới
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu: các khu thương mại, dịch vụ
bước đầu được hình thành, giúp các hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển tải, chuyển
khẩu được đẩy mạnh, tăng trưởng cao. Hệ thống kho ngoại quan, kho hàng được mở
rộng, đã đáp ứng tốt yêu cầu luân chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp, thúc đẩy thương mại của nhiều vùng phát triển.
Về mạng lưới giao thông: toàn bộ hệ thống đường giao thông nông thôn liên xã, liên
thôn, các đầu mối giao thông quan trọng đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp,
kiên cố, đảm bảo sự an toàn, thông thoáng và kết nối chặt chẽ giữa các khu vực với
nhau. Chẳng hạn, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo,
nâng cấp nhiều đoạn đường, tuyến đường tới các cửa khẩu chính như đoạn Tiên Yên Móng Cái dài trên 90 km trên quốc lộ 18; tuyến đường Lộc Bình - Chi Ma dài 18 km;
nâng cấp và sửa chữa các các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70; khôi
phục và khai thông hai tuyến đường sắt liên vận quốc tế quan trọng là Hà Nội - Đồng

Đăng - Bằng Tường, Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã cùng
với Trung Quốc xây dựng được một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà
Giang, Lào Cai. Tất cả đều đã cải thiện phần nào đời sống kinh tế - xã hội của người
dân nhiều vùng.
Về phát triển nguồn và lưới điện: đầu tư cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp ở khu
trung tâm cửa khẩu; các trạm hạ thế, hệ thống lưới điện các xã, các thôn. Chính việc
phát triển quan hệ thương mại giữa nước đã đem lại động lực để các vùng (nhất là vùng
biên giới) phấn đấu để trong tương lai tất cả các thôn, bản trong vùng đều có điện đảm
bảo điện năng phục vụ cho sản xuất, dịch vụ và đời sống nhân dân.
Về bưu chính viễn thông: nếu từ năm 1990 trở về trước, mạng bưu chính viễn thông
của 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta còn rất lạc hậu thì hiện nay, ngành bưu chính đã
hiện đại hoá mạng thông tin từ Trung ương xuống các tỉnh, huyện biên giới thông qua
việc phát triển các bưu cục, các điểm bưu điện văn hóa xã hội, đầu tư mới kết hợp hiện
đại hóa hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình để phục vụ và đáp
ứng cho dân cư trong khu kinh tế.
Chẳng hạn, nhằm thực hiện chính sách đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước và
phấn đấu đưa tỉnh trở thành khu kinh tế cửa khẩu quốc tế chiến lược, Hà Giang, trong
giai đoạn 2003 đến nay đã đầu tư 214,14 tỷ đồng chủ yếu tập trung cho việc san ủi, giải

19


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng thiết yếu trong đó đã hoàn thành các hạng mục
chính: Quốc môn, Trạm kiểm soát liên ngành và bãi kiểm hóa, Trạm biến áp 560 KVA;
nâng cấp cải tạo được 1,5 km và xây dựng mới 4,47km đường nội bộ trong khu vực đạt
tiêu chuẩn đường phố chính cấp 2 và 728,4m kè biên giới. Có thể nói, sự đầu tư nói
trên đã có giúp cải thiện đáng kể chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh, từ đó nâng
cao năng lực kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây.

2.2.1.3. Lợi ích kinh tế từ nguồn vốn đầu tư FDI
- Góp phần bổ sung vốn đầu tư và phát triển cho Việt Nam, tuy còn nhỏ so với các đối
tác khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ…
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thông
qua việc các nhà đầu tư nước này chuyển dần lĩnh vực đầu tư từ công nghiệp nhẹ, hàng
tiêu dùng sang công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng. Mặt khác, việc mở rộng địa
bàn đầu tư đến các tỉnh thành biên giới, kém phát triển cũng thúc đẩy quá trình đô thị
hóa, hiện đại hóa, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng miền nước ta.
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, năng lực cho người lao động và đội ngũ quản lý
Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2000, các doanh nghiệp FDI của Trung
Quốc đã tạo khoảng 53.000 việc làm cho lao động Việt Nam; năm 2010 đã trực tiếp
hoặc gián tiếp tạo cơ hội việc làm cho 200.000 người lao động Việt Nam.
- Giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở
rộng thị trường quốc tế, tăng thêm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta
2.2.2. Tác động tiêu cực
2.2.2.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc
Nhập siêu từ Trung Quốc:
Tuy không phải là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng Trung Quốc lại
là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta. Theo số liệu thống kê, tổng trị giá xuất
nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã lên đến mức 43,71 tỷ USD vào năm 2014
(xem thêm bảng 1, phần Phụ lục). Từ năm 2010 đến nay, nhập khẩu từ Trung Quốc
thường chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm và nhập siêu từ Trung
Quốc luôn lớn hơn tổng nhập siêu cả nước cùng thời điểm so sánh (xem bảng 2.2 ở
trên).

20


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Biểu đồ 2.6: Các thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam (2014)

Nguồn: Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam (tóm tắt) 2014
Do cơ cấu xuất nhập khẩu mất cân đối và không có sự cải thiện trong nhiều năm qua,
trong đó nhập nhiều hơn xuất, Việt Nam đang phải nhập siêu với giá trị tuyệt đối và tỷ
trọng ngày càng tăng từ Trung Quốc. Dựa vào biểu đồ 2.2 ở phần trên, dễ thấy: nếu
như năm 2000, tỷ trọng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cao hơn tỷ trọng nhập
khẩu (10.6% so với 9.0%) thì ngay sau đó, trong suốt 13 năm phát triển quan hệ
thương mại giữa 2 nước (2001 – 2013), tỷ trọng xuất khẩu luôn thấp hơn nhập khẩu và
khoảng chênh lệch này ngày càng lớn. Cụ thể, trong giai đoạn này, tỉ trọng xuất khẩu
sang Trung Quốc chỉ dao động trong khoảng trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam (thấp nhất là năm 2007, chỉ 7.5%), nhưng tỉ trọng nhập khẩu đã tăng từ
9.9% lên mức 28% (gần gấp 3 lần) trong cùng khoảng thời gian đó. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
khoảng 13 tỉ USD và nhập khẩu trở lại gấp gần 3 lần với con số 37 tỷ USD, sự chênh
lệch này được dự tính sẽ còn lớn hơn trong tương lai.
Xét về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn hàng hoá Việt Nam nhập từ Trung Quốc là hàng
phụ trợ công nghiệp và tư liệu sản xuất - hàng hoá trung gian phục vụ sản xuất - và
nhập khẩu hai nhóm này từ Trung Quốc tăng cao hơn nhập khẩu từ các khu vực khác
trên thế giới. Năm 2014, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam
về những mặt hàng như máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (7.853 triệu USD);
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (4.572 triệu USD); Vải các loại (4.660
USD); Điện thoại các loại và linh kiện (6.346 triệu USD), Sắt thép các loại (3.813 triệu
USD); Nguyên phụ liệu dệt may – da giày (1.542 triệu USD), Hóa chất (988 triệu
USD)…(xem thêm bảng 3, phần Phụ lục). Với cơ cấu hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng
khoảng 20%, hàng tư liệu sản xuất chiếm khoảng 35%, hàng công nghiệp phụ trợ và
máy móc phụ tùng vận tải 35%, có thể thấy khoảng 70% hàng hóa Trung Quốc được

21



Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
nhập vào Việt Nam để phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp FDI và doanh
nghiệp Việt Nam.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Mai Xuân Hùng, 80% nguyên vật liệu
đầu vào của Việt Nam để phục vụ cho các ngành sản xuất đang phụ thuộc vào nguồn
cung nguyên liệu từ Trung Quốc nhập sang. Chẳng hạn, tỷ lệ nhập khẩu nguyên vật
liệu từ Trung Quốc của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang đứng ở mức 65%.
Theo tiến sĩ Alan Phạm - Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, Trung Quốc đang kiểm
soát chặt chẽ nền công nghiệp Việt Nam qua nguyên liệu, thành phẩm và thu về trên 20
tỷ USD mỗi năm – tương ứng con số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam. Thậm
chí, theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương), trong suốt giai
đoạn 2003-2013, Trung Quốc thống trị nhóm sản phẩm máy móc và thiết bị vận hành ở
4 trong 5 ngành chính là thủy điện, nhiệt điện, xi măng, bauxite, và sàng tuyển than tại
Việt Nam.

Biểu đồ 2.7: Nhập siêu từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu giai đoạn 2000-2013
(đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Có một số nguyên nhân chính để lý giải cho thực trạng này: Thứ nhất, hàng Trung
Quốc (từ máy móc thiết bị đến nguyên phụ liệu hay hàng tiêu dùng), hầu hết đều có giá
rất rẻ. Với giá rẻ, mẫu mã và chủng loại lại phong phú, đa dạng, hàng tiêu dùng Trung

22


Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – TRUNG VÀ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Quốc dễ dàng được nhiều người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt người thu nhập thấp
chấp nhận và lựa chọn. Nguyên phụ liệu từ Trung Quốc được nhập khẩu nhiều cũng do
giá rẻ, nhất là khi Việt Nam chưa có ngành công nghiệp phụ trợ đủ mạnh để cung cấp
nguyên phụ liệu cho các ngành gia công xuất khẩu. Máy móc thiết bị giá rẻ của Trung
Quốc được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn, nhất là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ do khả năng tài chính hạn chế của họ. Thứ hai, trong cơ cấu sản phẩm trong
thương mại Việt - Trung, Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc khoáng sản, nông
lâm thủy sản (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc). Đây là các
sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, giá cả lại bấp bênh và thường có xu hướng giảm, giá
so sánh tương đối thấp so với các sản phẩm chế biến - chế tạo.
Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là hóa chất, sản phẩm
chế tác cơ bản, máy móc thiết bị có giá trị gian tăng cao hơn, chiếm trên 80% tổng
nhập khẩu từ Trung Quốc. Cuối cùng, Việt Nam hầu như không có hàng rào kỹ thuật
hoặc nếu có thì quản lý rất lỏng lẻo đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, từ yêu cầu về
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sử
dụng đối với máy móc, thiết bị, đồ gia dụng. Do đó, hàng hóa của Trung Quốc bất kể
chất lượng, phẩm cấp thế nào vẫn có thể nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc:
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông lâm - thủy hải sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng này của cả nước. Năm 2013, Việt Nam bán xấp xỉ 2,2 triệu tấn gạo chính
ngạch, chiếm tới 33% trong tổng số 6,6 triệu tấn sang nước láng giềng này. Nếu cộng
thêm khoảng 1,4 triệu tấn đi qua đường biên giới thì Trung Quốc trở thành thị trường
nhập gạo số 1 của Việt Nam, với gần 50% sản lượng. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%. Nhóm hàng dệt may, giày dép các
loại chiếm gần 13%. Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm khoảng 10%; còn lại
là các nhóm hàng hóa khác.
Một ví dụ điển hình nhất là việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc rất
nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nếu như để có thể xuất khẩu qua các thị trường như

Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc… sản phẩm trái cây hay các mặt hàng nông sản khác đều
phải tuân theo yêu cầu gắt gao của nước sở tại, chẳng hạn Đài Loan chỉ đồng ý mua
trái thanh long đã qua chiếu nhiệt, tức là xử lý bằng hơi nóng để loại hết mầm bệnh

23


×