Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

LUẬN VĂN ngân hàng trung quốcx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 77 trang )

SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Luận
Văn
ĐỀ TÀI :Tìm hiểu về sự phát triển của Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước trên
thế giới

GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
SVTH: Trương Công Danh
MSSV: 10097241
1
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
2
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
………………, ngày…..tháng……năm 20…..
Giảng viên hướng dẫn
3
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Mục Lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ABC: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (Agriculture
Bank of China)
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Development
Bank)
AMC: Công ty xử lý nợ và khai thác tài sản (Asset
Management Company)
BIS: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for
International Settlement)
BOC: Ngân hàng Trung Quốc ( Bank of China)
BTA: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ
BEPS Hệ thống thanh toán điện tử theo lô

CAR: Hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio)
CNAPS Hệ thống thanh toán quốc gia tiên tiến của Trung
Quốc
CSTT : Cơ sở thông tin
CEPA Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (Comprehensive
4
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Economic Partnership Agreement)
CUP Công ty chuyển mạch thẻ quốc gia (China
UnionPay)
CNAPS Hệ thống thanh toán quốc gia tiên tiến của Trung
Quốc
(Co-Processing Node Architecture for Parallel Systems)
CIS Tổ chức liên minh các quốc gia được thành lập
Commonwealth of Independent States
CBRC: Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng Trung
Quốc (China Banking Regulatory Commision)
CCB: Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc ( China
Construction Bank)
CCTT Cán cân thanh toán
CCTM Cán cân thương mại
CEIM: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
CCP: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (China Communist
Party)
DNNN hay SOE: Doanh nghiệp nhà nước
DTBB Dự trữ bắt buộc
FDI: Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct
Investment)
FDIEs: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FED: Quỹ dự trữ liên bang hay Ngân hàng Trung ương

Mỹ
FETP: Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
FPI: Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài (Foreign Porfolio
Investment)
GDP: Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic
Product)
HTXTD: Hợp tác xã tín dụng hay quỹ tín dụng nhân dân
HVPS Hệ thống thanh toán giá trị cao
ICBC: Ngân hàng Công thương Trung Quốc (Industrial
and Commercial Bank of China)
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
LHC Trung tâm thanh toán bù trừ địa phương
NHTM TQ Ngân hàng thương mại Trung Quốc
NHTƯ Ngân hàng trung ương
NDT Nhân dân tệ
NHTM QD Ngân hàng thương mại quốc doanh
OMO Nghiệp vụ Thị trường mở (Open Market
Operations)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance)
5
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn
thế giới. (Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication)
SDR. Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights)
RMB RENMINBI (đơn vị tiền tệ của Trung Hoa, Nhân Dân
Tệ)
TCTD Tổ chức tín dụng
WTO Tổ chức thương mại thế giới (Worrld Trade

Organnization).
WB Ngân hàng thế giới (world bank )
Danh sách các bảng
Bảng Số trang
Bảng 8.1: Cán cân thương mại của Mỹ với Trung
Quốc từ năm 2001-2010
Bảng 8. 2: Cán cân thương mại của EU với Trung
Quốc từ năm
2006-2010
Bảng 8.3 : Cán cân thương mại của Nhật Bản với
Trung Quốc từ năm 2005-2009
6
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Danh sách các hình, sơ đồ, biểu đồ
hình Số trang
Hình 1.1 Trụ sở chính của Ngân hàng Trung Quốc
Hình 1.2 Ngân hàng trung ương Trung Quốc
Hình 8.1 Biểu đồ tỷ giá ngoại tệ của Trung Quốc / Hoa
Kỳ
Hình 8.2 : Biểu đồ Tỷ giá hối đoái giữa Nhân dân tệ với
đô la Mỹ tháng 1 và 2/2010
Hình 8.3 : Biểu đồ Thặng dư thương mại của Trung Quốc
với Mỹ từ năm 1985-2010
Hình 8.4 : Biểu đồ Cán cân thương mại của EU với
Trung Quốc từ năm 2006 – 2010
Hình 8.5 : Biểu đồ Cán cân thương mại của Nhật Bản với
Trung Quốc từ năm 2005 – 2009

7
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái

Lời tựa
Người Trung Quốc đã làm được những điều khiến cả thế giới phải thán phục. Sau hơn
30 năm cải cách mở cửa, từ một nước lạc hậu Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới, vượt qua cả Nhật Bản, với nhiều dự đoán cho rằng sẽ vượt Mỹ trong
thời gian không xa. Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn
nhất thế giới và đang nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ cũng lớn nhất thế giới. Đồng
Nhân dân tệ của Trung Quốc còn được kỳ vọng sớm trở thành một đồng tiền quốc tế.
Ở Việt Nam cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu về Trung Quốc trên nhiều khía cạnh và
lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu sâu nào về khu vực ngân hàng,
một khu vực được coi là huyết mạch của nền kinh tế. Luận văn: “Tìm hiểu về sự
phát triển của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó
đối với các nước trên thế giới ” Đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và
công phu, mô tả một cách toàn diện hệ thống ngân hàng Trung Quốc, kể từ thời phong
kiến sơ khai trải qua chặng đường dài phát triển với nhiều cải cách sâu rộng để giờ
đây có thể sánh ngang với hệ thống ngân hàng của những nước tiên tiến trên thế giới.
Cùng với lịch sử hình thành và phát triển của khu vực ngân hàng thương mại, luận văn
cũng dành phần đáng kể đi sâu phân tích những thay đổi trong quá trình điều hành
chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhân dân
Trung Quốc, để từ đó giúp độc giả thấy được tại sao nó lại trở thành một ngân hàng
trung ương mạnh mà mỗi động thái của nó hiện nay làm cả thế giới phải dõi theo.
Luận văn không chỉ nói về hệ thống ngân hàng Trung Quốc với những điểm mạnh và
điểm yếu được lý giải một cách sâu sắc mà đi cùng với nó là những tác động của đối
với các nước trên thế giới trong đó có Việt nam
8
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Lời giới thiệu
Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 - 2009, Trung Quốc bắt đầu được xem là
một trụ cột quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, thậm chí còn được coi là người chèo
lái chính cho sự thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu, điều mà mới chỉ 10
năm trước đây là khó hình dung.

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong ba thập kỷ qua đã đưa Trung Quốc từ một
nước có nền kinh tế lạc hậu lên đứng thứ hai trên thế giới về qui mô tổng sản phẩm
quốc nội, chỉ đứng sau Mỹ và vượt trên cả Nhật Bản. Trung Quốc hiện đang là nước
xuất khẩu đứng đầu thế giới đồng thời là nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới.
Đồng Nhân dân tệ được nhiều nhận định cho rằng sẽ trở thành đồng tiền quốc tế vào
năm 2020.
Khi Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế thế giới, lĩnh vực tài
chính - ngân hàng Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý nhiều hơn. Hệ thống ngân hàng có
vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, vì nó thu hút gần như toàn
bộ tiền tiết kiệm của hộ gia đình và cung cấp đến 95% vốn cho khu vực doanh nghiệp.
Tiền gửi tiết kiệm ở hệ thống ngân hàng Trung Quốc là rất lớn, chiếm đến 160% GDP.
Khu vực ngân hàng cũng là một khu vực tăng trưởng vào loại nhanh nhất ở Trung
Quốc, đạt tốc độ tăng trung bình 19% trong suốt hai thập kỷ qua. Tính đến cuối năm
2008, tổng tài sản của toàn hệ thống là 62,3 ngàn tỷ Nhân dân tệ, hơn gấp hai lần GDP
của nước này. Đến nay, về mặt quy mô và phạm vi hoạt động, ngành ngân hàng Trung
Quốc có thể sánh ngang với các nền kinh tế công nghiệp hóa hàng đầu. Tuy nhiên,
ngành ngân hàng Trung Quốc vẫn được coi là đang ở giai đoạn đầu phát triển khi nguồn
thu nhập chủ yếu của các ngân hàng thương mại vẫn từ hoạt động tín dụng, chiếm trên
85%.
Luận văn này nhằm mục đích nghiên cứu một cách hệ thống khu vực ngân hàng Trung
Quốc và được chia thành ba phần với 9 chương có kết cấu như sau. Phần I giới thiệu
tổng quan hệ thống ngân hàng Trung Quốc bao gồm cả lịch sử hình thành và phát triển
của hệ thống ngân hàng Trung Quốc với trọng tâm đặt vào việc phân tích những cải
cách mà ngành ngân hàng Trung Quốc đã trải qua cho đến ngày nay. Phần II nghiên cứu
kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ, kể cả chính sách quản lý ngoại hối và điều
9
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
hành tỷ giá hối đoái. Phần III là đánh giá vị thế của Trung Quốc ngày nay trong hệ
thống tài chính - ngân hàng thế giới thông qua những phân tích về xu thế quốc tế hóa
của đồng Nhân dân tệ và những biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu vừa qua của Trung Quốc. Phần IV phản ánh về sức ép nâng giá đồng Nhân Dân Tệ .
Qua đó cho thấy sự tác động mạnh mẽ đối với các nước trên thế giới , trong đó có Việt
nam .Phần Phụ lục cung cấp những số liệu cập nhật nhất về kinh tế vĩ mô và hệ thống
ngân hàng Trung Quốc. Em hy vọng rằng luận văn “Tìm hiểu về sự phát triển của
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và những tác động của nó đối với các nước
trên thế giới ” sẽ cung cấp cho bạn đọc những phân tích, đánh giá hữu ích
Chắc chắn rằng việc nghiên cứu luận văn này còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của bạn đọc..

10
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Hình 1: Trụ sở chính của Ngân hàng Trung Quốc

Hình 2: Ngân hàng trung ương Trung Quốc



PHẦN I GIỚI THIỆU HỆ TỔNG QUAN THỐNG NGÂN
11
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
HÀNG TRUNG QUỐC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG
QUỐC
1.1 Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc
1.1.1 Lịch sử hình thành
Các ngân hàng nước ngoài đã có lịch sử hiện diện tại Trung Quốc từ hàng trăm năm
trước. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949, bốn
ngân hàng nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì văn phòng đại diện tại thành phố Thượng
Hải là: HSBC, Ngân hàng Đông Á, Tập đoàn Ngân hàng Hoa Kiều và Ngân hàng
Standard Chattered. Năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu mở cửa chào đón các

nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, hệ thống ngân hàng của Trung Quốc cũng đã trải qua
3 giai đoạn trong quá trình mở cửa. Cụ thể là:
- Giai đoạn ( 1980-1993):
Trong giai đoạn này, chiến lược mở cửa ngành Ngân hàng với mục đích là để thu hút
các nguồn vốn từ bên ngoài và cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng
cách cung cấp các dịch vụ tài chính tốt hơn cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài hoạt
động tại Trung Quốc. Do cầu nội địa đối với các dịch vụ tài chính tăng lên, Chính phủ
Trung Quốc đã từng bước nới lỏng các hạn chế mang tính địa lý đối với các ngân hàng
nước ngoài thông qua việc cho phép mở rộng sự hiện diện của các ngân hàng này từ các
đặc khu kinh tế sang các thành phố lớn và thành phố ven biển. Đến cuối năm 1993, các
ngân hàng nước ngoài đã thiết lập được 76 pháp nhân, hoạt động tại 13 thành phố với
tổng tài sản lên tới 8,9 tỷ USD, phạm vi kinh doanh tập trung vào các dịch vụ ngoại hối
cho các công ty nước ngoài và người nước ngoài tại Trung Quốc
- Giai đoạn (1993- 2001):
Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc đã có những tiến bộ quan trọng trong giai
đoạn này, thể hiện qua tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa, với sự bùng nổ của thương mại và đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy
nhiên, để khuyến khích hơn nữa sự tham gia của các nhân tố nước ngoài tại Trung Quốc
thông qua việc cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, Chính phủ Trung Quốc đã thông
qua một loạt các chính sách và sửa đổi các luật, quy định có liên quan. Với tốc độ phát
triển liên tục của đầu tư nước ngoài cũng như sự mở rộng không ngừng của các doanh
12
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
nghiệp Trung Quốc ra thị trường thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước
ngoài ngày càng mong muốn được trực tiếp kinh doanh tại Trung Quốc. Trong bối cảnh
đó, năm 1994 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một văn bản pháp lý toàn diện điều
chỉnh các hoạt động của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trên toàn lãnh thổ
Trung Quốc với tên gọi là: Quy chế của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quản
lý các định chế tài chính có vốn nước ngoài. Quy chế này được phát triển từ quy định
được ban hành từ 1985 mang tên Quy chế của nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa về

quản lý các ngân hàng có vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh hoạt động tại các
đặc khu kinh tế. Quy định mới đã cung cấp các hướng dẫn pháp lý đối với việc gia
nhập thị trường và hoạt động thanh tra các ngân hàng có vốn nước ngoài. Trong khi đó,
hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đã được mở rộng từ các thành phố ven biển và
các thành phố lớn ra toàn quốc và các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh
tại tất cả các thành phố của Trung Quốc. Đến năm 1996, Chính phủ Trung Quốc công
bố Quy chế về việc thí điểm kinh doanh đồng nhân dân tệ tại khu vực Thương Hải -
Phố Đông của các định chế trài chính nước ngoài. Quy định này cho phép các ngân
hàng nước ngoài tiếp cận hoạt động kinh doanh bằng đông nhân dân tệ phục vụ các
doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài. Chính vì vậy đã thúc đẩy sự phát triển của các
ngân hàng nước ngoài đạt con số 175, tăng 99 ngân hàng so với 4 năm trước đó, trong
khi tài sản có của các ngân hàng này đã tăng gấp 4 lần.
Cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, các ngân hàng
nước ngoài trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng hoạt động của mình tại khu vực
châu Á, do đó hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc
cũng bị giảm sút. Một số ngân hàng thậm chí còn đóng cửa. Từ 1998 đến 2001, chỉ có
15 tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng được thành lập tại Trung Quốc. Chinh phủ
Trung Quốc đã phải thực hiện hàng loạt các biện pháp để kích thích hoạt động của các
ngân hàng nước ngoài tại thị trường này. Trong đó, việc lựa chọn Thâm Quyến là thành
phố thứ hai sau Thượng Hải được thực hiện thí điểm cho phép các ngân hàng có vốn
nước ngoài tham gia thị trường liên ngân hàng để họ có thể tiếp cận nguồn vốn bằng
đồng nhân dân tệ; cho phép các ngân hàng có vốn nước ngoài có trụ sở tại Thượng Hải
thực hiện kinh doanh đồng nhân dân tệ tại Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Nam. Mặc
13
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
dù, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng này đã giảm xuống trong các
năm đó, các ngân hàng nước ngoài lại có thể mở rộng kinh doanh đồng nhân dân tệ.
- Giai đoạn 2002- 2006:
Với việc Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001, ngành Ngân
hàng của Trung Quốc đã chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong giai đoạn này. Trong

thời gian 5 năm ân hạn theo quy định trong thoả thuận gia nhập, Chính phủ Trung Quốc
đã tôn trọng các cam kết và mở cửa thêm các lĩnh vực kinh doanh cho các ngân hàng có
vốn nước ngoài tham gia. Những nỗ lực mở cửa và điều chỉnh hợp lý, nhanh chóng về
mặt chính sách đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động. Sau
5 năm gia nhập WTO, mặc dù đã có một số vụ sáp nhập, số lượng tổ chức kinh doanh
do các ngân hàng nước ngoài thành lập đã tăng từ 190 lên 312.
 Sau đây là một số biện pháp mở cửa đựoc sử dụng trong giai đoạn này:
Tôn trọng các cam kết WTO: Những hạn chế về đối tượng khách hàng đối với hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng có vốn nước ngoài đã được dỡ bỏ ngay sau
khi gia nhập WTO. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ của các
ngân hàng nước ngoài cũng đã được mở rộng từ bốn thành phố lớn là Thượng Hải,
Thâm Quyến, Thiên Tân và Đại Liên ra toàn quốc, đối tượng khách hàng cũng được mở
rộng từ các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài sang các doanh nghiệp và người dân
Trung Quốc. Cũng trong thời gian này, các hạn chế khác đối với các ngân hàng có vốn
nước ngoài từng bước được nới lỏng, như hạn chế về tài sản nợ bằng đồng nhân dân tệ
được dỡ bỏ; giới hạn về tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ từ nguồn trong nước đối với các ngân
hàng có vốn nước ngoài đã được bãi bỏ tuân theo nguyên tắc đối xử quốc gia được thoả
thuận trong cam kết gia nhập WTO.
1.1.2 Các sáng kiến độc lập với các cam kết gia nhập WTO:
Trung Quốc cũng tiến hành hàng loạt các sáng kiến tự do hoá độc lập với những cam
kết WTO nhằm đáp ứng nhu cầu cải cách và thị trường của nền kinh tế.
Thứ nhất, nhằm mục đích khuyến khích các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại các
khu vực không gần biển như khu vực miền Trung, miền Tây và vùng đông Bắc nơi
chưa có dịch vụ ngân hàng, một số thành phố trong đó có Tây An, Thẩm Dương, Cáp
Nhĩ Tân, Trường Xuân, Lan Châu, Tây Ninh đã mở của cho các ngân hàng có vốn nước
ngoài thực hiện kinh doanh bằng đồng nhân dân tệ trước thời hạn, đồng thời đẩy nhanh
14
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
việc xem xét thông qua các thủ tục cho các ngân hàng có vốn nước ngoài mở chi nhánh
tại các khu vực này.

Thứ hai, yêu cầu về vốn hoạt động đối với các ngân hàng có vốn nước ngoài được hạ
xuống một cách hợp lý nhằm nới lỏng các hạn chế về vốn khả dụng đối với các ngân
hàng này.
Thứ ba, tương tự như các ngân hàng trong nước các ngân hàng có vốn nước ngoài được
phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh, các hoạt động quản
lý tài sản, lưu ký và đại lý bảo hiểm ở nước ngoài.
Thứ tư, theo thoả thuận đối tác thân thiện hơn (CEPA) với các đặc khu hành chính
Hồng Kông và Ma Cao, các ngân hàng ở hai đặc khu này được đối xử ngang bằng khi
xin phép mở chi nhánh hoặc các dự án kinh doanh mới ở Đại lục.
Thứ năm, để khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào khu vực
ngân hàng trong Đại lục, Trung Quốc cho phép và khuyến khích các nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài đủ tiêu chuẩn mua cổ phần của các ngân hàng Trung Quốc trên cơ sở
thương mại và tự nguyện.
Như vậy, việc mở cửa hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã tập trung vào ba khu vực
chiến lược là Châu thổ sông Dương Tử, Châu thổ sông Châu Giang và Khu kinh tế Bố
Hải, từng bước mở cửa ra toàn quốc.
1.1.3 Từng bước cải cách khuôn khổ pháp lý:
Thực hiện các cam kết gia nhập WTO và dựa trên sự phân tích những điều kiện thực
tiễn của Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi, ban hành nhiều luật và quy
định mới. Những văn bản pháp luật quan trọng gồm: Luật Quản lý và Giám sát Ngân
hàng của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định của nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa về Quản lý các định chế tài chính có vốn nước ngoài và các văn bản hướng
dẫn thi hành. Những quy định tại các văn bản này đã cung cấp cơ sở vững chắc để tiếp
tục tiến trình mở cửa khu vực ngân hàng Trung Quốc. Tháng 12/2003, Chính phủ Trung
Quốc đã ban hành Quy chế mua cổ phần tại các định chế tài chính Trung Quốc của các
định chế tài chính nước ngoài. Trong đó, quy định các tiêu chuẩn về quy mô tài sản,
mức vốn và khả năng sinh lời cũng như giới hạn tối đa được mua cổ phần đối với nhà
đầu tư nước ngoài. Do đó, Điều Luật này đã thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các ngân
hàng Trung Quốc và các ngân hàng nước ngoài.
15

SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở rộng sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài, tăng
cường công tác thanh tra trên cơ sở rủi ro. Uỷ ban Giám sát Ngân hàng đã tăng cường
năng lực giám sát và phân tích từ xa, cải thiện việc lập kế hoạch và thanh tra tại chỗ.
Nhờ đó, chất lượng thanh tra đã được tăng cường đáng kể, góp phần lành mạnh các
ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc.
1.1.4 Những đóng góp chủ yếu của các ngân hàng nước ngoài:
Thứ nhất, đóng góp cho sự phát triển của đầu tư và thương mại quốc tế: Các ngân hàng
nước ngoài có lợi thế cạch tranh hơn các ngân hàng Trung Quốc. Chính các ngân hàng
này đã tiên phong trong việc đổi mới doanh nghiệp, đồng thời có nhiều kinh nghiệm và
phong phú về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế
và cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán, cho vay hợp vốn, quản lý tiền mặt và tài sản. Sự
hiện diện của các ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc đã làm phong phú thêm các sản
phẩm trên thị trường ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của các ngân hàng, do đó
đã đóng góp vào việc xúc tiến thương mại và đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, thông
qua hoạt động đầu tư tại Trung Quốc, các ngân hàng nước ngoài đã mang lại nguồn vốn
cho sự phát triển của kinh tế này.
Thứ hai, góp phần phát triển theo chiều sâu thị trường tài chính cũng như cải cách và tái
cơ cấu khu vực ngân hàng ở Trung Quốc. Các ngân hàng nước ngoài đã và đang phát
triển về cả số lượng và quy mô kinh doanh tại Trung Quốc, đồng thời đã giúp gia tăng
chất lượng dịch vụ ngân hàng ở tất cả các cấp độ, khuyến khích cạnh tranh thị trường,
tăng cường năng lực của khu vực ngân hàng nhằm đáp ứng được nhu câu của thị
trường. Để tăng cường năng lực tổng thể và tính cạnh tranh của khu vực ngân hàng,
Trung Quốc đã đưa ra một loạt các cải cách nhằm hỗ trợ quá trình mở cửa. Đến cuối
năm 2003, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc đã được
chọn làm thí điểm tái cơ cấu thành các ngân hàng cổ phần, với tổng số vốn bơm vào lên
đến 45 tỷ USD. Cuối năm 2005, Ngân hàng Công thương Trung Quốc cũng được bơm
vốn 15 tỷ USD. Đồng thời, các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ cũng được cải cách
và tái cơ cấu. Các biện pháp này, cùng với sự tham gia của các định chế tài chính nước
ngoài với tư cách là nhà đầu tư chiến lược, đã góp phần cải thiện quản trị doanh nghiệp,

quản lý rủi ro, tăng cường khả năng đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh.
16
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Thứ ba, góp phần đổi mới doanh nghiệp và sản phẩm: Với việc mở cửa lĩnh vực ngân
hàng đã nhập khẩu những công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến, cũng như là các sản
phẩm và dịch vụ hoàn thiện được thị trường kiểm chứng, giúp các ngân hàng Trung
Quốc nâng cao năng lực tài chính. Các ngân hàng Trung Quốc đã củng cố hệ thống
quản lý nội bộ của họ thông qua việc tối ưu hoá cơ cấu quản lý, thăm dò và triển khai
các mô hình quản lý ngành dọc, nhiều ngân hàng đã đặt chức năng quan hệ khách hàng
làm trọng tâm, hợp lý hoá các quy trình, thủ tục kinh doanh để tạo điều kiện cho việc
kiểm soát rủi ro hiệu quả
Thứ tư, góp phần tăng cường năng lực thanh tra: Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc giảm nhẹ rủi ro trong quá trình mở cửa, qua các biện pháp thanh tra
phòng ngừa. Trên cơ sở các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, Trung Quốc đã xây dựng
được môi trường thanh tra công bằng và minh bạch, có những tiến bộ đáng kể trong
việc hợp nhất các tiêu chuẩn và yêu cầu thanh tra đối với các ngân hàng. Bên cạnh đó,
Trung Quốc tăng cường các biện pháp thanh tra xuyên quốc gia thông qua các thoả
thuận hợp tác thanh tra với các nước trong khu vực và thế giới.
1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản và Chiến lược trong giai đoạn mới:
Cuối năm 2006, ngành Ngân hàng Trung Quốc bắt đầu bước vào giai đoạn mới. Trung
Quốc thúc đẩy quá trình mở cửa, nâng cao mức độ mở cửa, tăng cường năng lực quản
lý rủi ro của khu vực ngân hàng, bảo vệ sự ổn định chung của hệ thống ngân hàng, qua
đó thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của nền kinh tế. Để xây dựng chiến
lược mở cửa trong thời kỳ mới, ngành Ngân hàng Trung Quốc đã tuân thủ 4 nguyên tắc
sau: (i) Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế trong khuôn khổ tối ưu hoá. (ii) Có khả
năng thúc đẩy cải cách ngân hàng, cạnh tranh thi trường công bằng, hai bên cùng có lợi
và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. (iii) Tuân thủ các
cam kết WTO và tiếp tục mở cửa khu vực ngân hàng nội địa. (iv) Quá trình mở cửa
phải có quy định về thận trọng đi kèm để có thể duy trì sự ổn định của hệ thống ngân
hàng và đảm bảo an ninh tài chính.

1.1.6 Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, Trung Quốc đưa ra các chính sách chủ yếu
sau:
Tuân thủ các cam kết WTO và tiếp tục mở cửa hơn nữa với bên ngoài.
17
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Theo các cam kết WTO, Trung Quốc đã xoá bỏ các quy định hạn chế về khách hàng và
khu vực địa lý đối với hoạt động kinh doanh đồng nhân dân tệ của các ngân hàng có
vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 11/12/2006. Để khuyến khích các ngân hàng có vốn
đầu tư nước ngoài triển khai kinh doanh tại miền Đông Bắc, miền Tây và miền Trung,
Trung Quốc có chính sách ưu đãi trong việc thành lập cơ sở mới và tiếp cận thị trường.
Đưa ra chính sách định hướng thành lập tại địa phương để đáp ứng nhu cầu phát triển
của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
có thể tự lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp tại Trung Quốc theo chiến lược kinh
doanh của ngân hàng. Để đẩy mạnh sự phát triển của các ngân hàng này và bảo vệ lợi
ích của người gửi tiền, Trung Quốc khuyến khích các ngân hàng nước ngoài thành lập
các ngân hàng con tại địa phương hoặc chuyển đổi các chi nhánh hiện tại thành các
ngân hàng con. Các pháp nhân thành lập tại địa phương của các ngân hàng nước ngoài
được phép cung cấp tất cả các dịch vụ bằng ngoại tệ và nội tệ, được hưởng quy chế đối
xử như các ngân hàng Trung Quốc.
Tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khuyến
khích các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng các hình thức hoạt động đa
dạng để phát triển ở Trung Quốc.
Về giám sát phòng ngừa rủi ro: Do mức độ mở cửa lĩnh vực ngân hàng lớn nên sẽ đem
đến một số rủi ro nhất định. Trung Quốc cũng nhận thức được rằng trong quá trình mở
cửa sẽ phát sinh nhiều rủi ro khác nhau. Do vậy, việc nâng cao năng lực thanh, sử dụng
nhiều hơn nữa các phương pháp thanh tra hệ thống, đa dạng và đặc thù để đảm bảo sự
an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng là rất cần thiết, qua đó quá trình mở cửa sẽ
diễn ra thuận lợi hơn.
Quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc đi kèm với thanh tra phòng ngừa
nghiêm ngặt theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất. Nguyên tắc thanh tra

ngân hàng cơ bản của Trung Quốc là “thực hành thanh tra tổng hợp, quản lý rủi ro, tăng
cường kiểm soát nội bộ và nâng cao tình minh bạch” trong khi trọng tâm của công tác
thanh tra là giám sát các loại hình rủi ro chủ yếu của các ngân hàng thương mại và các
rủi ro hệ thống ngân hàng. Mục đích của phương pháp tiếp cận này là củng cố hệ thống
quản lý rủi ro và kiểm soát của các ngân hàng thương mại, yêu cầu có một mức độ
minh bạch cao hơn để có thể áp dụng kỷ luật thị trường đối với các ngân hàng. Trong
18
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
giai đoạn mở cửa tiếp theo, Trung Quốc hướng tới việc thực hiện Các nguyên tắc cơ
bản về Thanh tra Ngân hàng hiệu quả do Uỷ ban Basel về Thanh tra ngân hàng đề ra để
tăng cường tính hiệu quả và minh bạch của công tác thanh tra. Tiếp tục hoàn thiện môi
trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Do việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý
hoàn chỉnh luôn là ưu tiên hàng đầu của quá trình mở cửa.
Tóm lại, mục tiêu của quá trình mở cửa lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc là nâng cao
khả năng cạnh tranh và xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh và phát triển bền
vững; huy động được cả các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.
19
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
CHƯƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN
HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC
20
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
2.1 Sơ lược lịch sử hình thành Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
21
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
2.2 Vai trò , Điều hành, bộ máy, danh sách thống đốc, lãi suất ,cấu trúc hệ
thống đối với sự phát triển của hệ thống thanh toán tại Trung Quốc
2.2.1 Vai trò
2.2.1.1 Vai trò của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đối với sự phát triển của CUP
Năm 1994, tại Trung Quốc có tới 18 trung tâm khu vực khác nhau để xử lý cho các giao

dịch thẻ trong nội bộ từng khu vực. Đây là một hệ thống khá phức tạp và không đáp
22
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
ứng được nhu cầu phát triển của thị trường thẻ. Do vậy, bốn ngân hàng thương mại lớn
nhất tại Trung Quốc đã xây dựng ra các hệ thống của riêng mình và thẻ của ngân hàng
nào chỉ được sử dụng trong nội bộ hệ thống ngân hàng đó. Tuy nhiên, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho những khách hàng sử dụng thẻ đồng thời Trung Quốc cũng nhận
thấy lĩnh vực thanh toán thẻ là một lĩnh vực quan trọng, do vậy năm 2002 Chính phủ
Trung Quốc đã quyết định thống nhất các hệ thống thẻ trong phạm vi toàn quốc, giao
cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm triển khai thực hiện. CUP được
hình thành với mục tiêu kết nối tất cả tất cả các mạng thanh toán thẻ trong nước và
được xác định là mô hình duy nhất tại Trung Quốc.
Để chuẩn bị cho quá trình thành lập CUP, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cử các
đại diện tham gia vào ban trù bị thành lập CUP. Bên cạnh đó, góp vốn vào CUP dưới
hình thức góp vốn từ một nhà máy in tiền trực thuộc Ngân hàng Trung ương (Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc). Chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương đối với
CUP cũng khá mạnh mẽ, với yêu cầu tất cả các ngân hàng phát hành thẻ trong lãnh thổ
Trung Quốc đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do CUP quy định và được Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc phê chuẩn.
Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn luôn có chính sách hỗ trợ
CUP về nhiều mặt. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện quản lý đối với CUP,
đưa ra quy chế, quy định cho hoạt động của CUP, có các chính sách hỗ trợ, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan quản lý về mặt tổ chức, nhân sự của CUP.

2.1.1.2 Vai trò của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đối với sự phát triển của hệ
thống thanh toán tại Trung Quốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đóng vai trò là nhà vận hành hệ thống thanh toán cốt
lõi CNAPS, bao gồm hai tiểu hệ thống HVPS và BEPS và hệ thống CIS. Đồng thời,
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng là đơn vị quản lý và giám sát các hệ thống thanh
toán khác. Đặc biệt đối với hệ thống thanh toán thẻ CUP, Ngân hàng Nhân dân Trung

Quốc tuy không phải là đơn vị trực tiếp vận hành nhưng đã định hướng và hỗ trợ tổ
chức này trong quá trình phát triển.
Chính sách phí của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được xây dựng không nhằm mục
đích lợi nhuận mà chỉ để bù đắp chi phí, giúp các ngân hàng thương mại đưa ra mức phí
phù hợp, trên cơ sở cân bằng về lợi ích của nhà vận hàng hệ thống và các thành viên.
23
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Đối với các giao dịch tổng tức thời, mức phí là 5,5 CNY (nhân dân tệ) cho mỗi giao
dịch. Với các giao dịch bù trừ, mức phí phụ thuộc vào thời điểm khởi tạo giao dịch, từ
0,03 đến 1 CNY mỗi giao dịch. Hệ thống CIS miễm phí. Với hệ thống thanh toán thẻ,
mức phí được xác định theo thị trường và phù hợp với hướng dẫn của Chính phủ.
Việc giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dựa trên các tiêu thức được áp
dụng cho các hệ thống thanh toán, cụ thể: Thiết kế được rút ra từ kinh nghiệm về các
chuẩn mực của SWIFT; Thiết kế hệ thống tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi do Ngân hàng
Thanh toán quốc tế (BIS) phát triển; Thiết kế đồng thời cũng phù hợp với tình hình thực
tế của Trung Quốc; Hệ thống thanh toán thẻ phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc gia
trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực quốc tế; Hệ thống thanh toán ngoại tệ áp dụng theo
định dạng thông điệp của SWIFT.

Tóm lại, để phát triển nhanh các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhằm góp
phần giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết đối
với mỗi quốc gia hiện nay, nhất là đối với Việt Nam. Trong đó, cơ sở hạ tầng trong
thanh toán đóng vai trò quan trọng, cụ thể là các hệ thống thanh toán là nhân tố cơ bản
để phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng dịch vụ. Tại Trung Quốc, mô hình kết nối chuyển mạch là một trong
những mô hình được tổ chức theo nguyên tắc tập trung cao độ, với sự kết nối trực tiếp
hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ với trung tâm của
CUP. Vai trò của Chính phủ và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được thể hiện rõ nét
trong việc định hướng phát triển trung tâm chuyển mạch thẻ nói riêng và thị trường thẻ
nói chung. Nhờ đó, CUP đã phát triển và trở thành một mô hình rất thành công ở Trung

Quốc, thể hiện ở tốc độ phát triển, mức độ mở rộng mạng lưới và thị phần nhanh
chóng, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng thẻ ở Trung Quốc, tạo điều kiện giảm nhu cầu
thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch bán lẻ. Hiện nay CUP đang vươn rộng tầm
ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành một tổ chức thẻ ngày càng có uy
tín và là đối thủ cạnh tranh của nhiều tổ chức thẻ quốc tế lớn như VISA, Marstercard.
Đây có thể là một trong những mô hình mà Việt Nam cần tham khảo và học tập.
2.2.2 Điều hành
24
SVTH: Trương Công Danh GVHD: BS. Bùi Quốc Thái
Bộ máy điều hành tối cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc gồm Thống đốc và một
số phó thống đốc. Vị trí thống đốc được bổ nhiệm hay bãi nhiệm bởi Chủ tịch nước.
Ứng viên vào vị trí thống đốc được đề xuất bởi Thủ tướng và phê chuẩn bởi Quốc hội.
Khi Quốc hội không tổ chức kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ phê chuẩn việc bổ
nhiệm này. Các phó thống đốc do Thủ tướng bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc áp dụng hệ thống trách nhiệm tập trung của thống
đốc, theo đó thống đốc quản lý công việc chung của toàn ngân hàng, các phó thống đốc
trợ giúp thống đốc hoàn thành trách nhiệm.
Thống đốc đương nhiệm là ông Chu Tiểu Xuyên. Các phó thống đốc cấp cao bao gồm
Su Ning, Wong Hongzhang, Hồ Hiểu Luyện, Liu Shiyu, Ma Delun, Dị Cương, Du
Jinfu, Li Dongrong, Guo Qingping.
2.2.2 Bộ máy
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bao gồm 18 vụ, phòng và cơ quan chức năng.
• Hành chính
• Pháp chế
• Chính sách tiền tệ
• Thị trường tài chính
• Cục ổn định tài chính
• Khảo sát và thống kê tài chính
• Kế toán và ngân quỹ
• Hệ thống thanh toán

• Công nghệ ngân hàng
• Cục Tiền tệ và ngân kim
• Cục Kho bạc nhà nước
• Quốc tế
• Kiểm toán nội bộ
• Nhân sự
• Cục nghiên cứu
• Cục hệ thống thông tin tín dụng
• Cục chống rửa tiền
• Đào tạo
25

×