Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NETOP SCHOOL VÀO QUẢN LÝ VÀ GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC 12 TRÊN PHÒNG MÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 20 trang )

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM NETOP SCHOOL VÀO
QUẢN LÝ VÀ GIẢNG DẠY THỰC HÀNH MƠN
TIN HỌC 12 TRÊN PHỊNG MÁY
A- MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Phổ Thơng hiện nay, mơn Tin học khơng những là
mơn mới được hình thành và đưa vào giảng dạy mà còn là mơn khó đối với đại đa
số học sinh ở vùng sâu như ở trường THPT Lộc Hưng. Nhưng đây là một mơn rất
quan trọng, vì nó là nền tảng cơ bản cho các em học tiếp lên cao sau này. Đồng
thời, đây cũng là mơn phục vụ và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.
Trong chương trình chương II Tin học lớp 12, học sinh phải hiểu – nắm
vững lý thuyết, phải biết cách trình bày, bố trí sao cho dễ nhìn, đẹp và quan
trọng nhất là học sinh phải thực hiện được các thao tác trên máy tính để thu
được kết quả mong muốn. Muốn đạt được yêu cầu trên, yếu tố quan trọng là
học sinh cần phải nắm vững lý thuyết, biết phân tích và đặc biệt là thực hành
nhiều trên máy.
Qua thực tế, trong giờ giảng dạy thực hành cũng như lý thuyết, tôi nhận
thấy phần lớn học sinh chưa thực hiện được thao tác, yêu cầu mà giáo viên
hướng dẫn. Ngoài ra các em thực hiện còn loạt soạt, không đồng loạt. Cũng dễ
hiểu vì đa số học sinh của trường là ở vùng sâu, điều kiện khó khăn, rất ít các
em có máy tính ở nhà. Chính vì thế khi thực hành trên máy các em rất bỡ ngỡ,
không biết thao tác đó thực hiện ra sao, vào đâu để thực hiện lệnh đó hay lấy
ra nút lệnh nào đó, không biết giáo viên nói đến phần nào, đến đâu,.....Và có
những học sinh không thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, mà ngồi chơi
game hoặc làm việc riêng trên máy......Đây là những nguyên nhân mà các em
không học tốt được môn Tin học và nó cũng gây cho giáo viên rất nhiều khó
khăn trong giảng dạy.
Khi học sinh không thực hiện được, tôi lại thao tác trực tiếp trên máy,
các em nhìn, hiểu và thực hiện lại được. Nhưng trong lớp, học sinh khá đông,
giáo viên không có đủ thời gian đến từng máy học sinh. Điều này khiến tơi suy
nghó, nghiên cứu và cuối cùng tôi đã tìm ra phương pháp giúp các em học tốt


môn Tin học. Đó là “Ứùng dụng NETOP SCHOOL vào quản lý và giảng dạy
thực hành môn Tin học trên phòng máy”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 12A2 trường THPT Lộc Hưng.
- Giải pháp giúp giáo viên quản lý tốt và giúp học sinh học tốt môn Tin
học lớp 12 (học sinh nghiêm túc, tích cực, hứng thú, thực hiện đúng, chính xác
thao tác, yêu cầu của giáo viên để thu được kết quả mong muốn).
3. Phạm vi của đề tài:

-Trang 1-


Đề tài được nghiên cứu, thử nghiệm trong phạm vi lớp 12A 2 trường
THPT Lộc Hưng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến đề tài:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Tin học lớp 12.
- Đọc các tài liệu liên quan đến phần mềm NETOP SCHOOL.
- Đọc các tài liệu liên quan đến phần mềm MS ACCESS.
4.2 Điều tra:
- Dự giờ:
Thường xuyên dự giờ để biết được khả năng phân tích yêu cầu đề bài, sự
tiếp thu, kó năng thực hiện các thao tác của học sinh và sự gợi ý về yêu cầu,
cách trình bày, cách giải quyết các yêu cầu đề bài của đồng nghiệp cũng như
cách quản lý lớp học. Từ đó vận dụng phương pháp vào giờ dạy, để học sinh
dễ tiếp thu, đồng thời nghiên cứu tìm ra biện pháp để quản lý học sinh tốt hơn
sao cho các em nghiêm túc, tích cực trong giờ thực hành.
- Đàm thoại:
+ Trao đổi với đồng nghiệp để có kinh nghiệm và phương pháp dạy phù

hợp đối với phân môn.
+ Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với các em học sinh về việc học
Tin học 12: Chương II – Thực hành về MS ACCESS để biết các em tiếp thu
đến đâu? Có hiểu bài không? Các em có hứng thú học môn này không? Nó
khó hay dễ? Các em có giải quyết được tất cả các yêu cầu của giáo viên đưa
ra hay không? Các em không thực hiện được thao tác nào? Tại sao…..? Để từ
đó, tôi tìm ra phương pháp khắc phục những nhược điểm, yếu kém của các em,
giúp các em học tốt hơn cũng như giúp tôi tìm ra phương pháp dạy tốt hơn và
quản lý lớp tốt hơn để thu hút, tạo sự hứng thú của các em vào tiết dạy.
- Thực nghiệm và kiểm tra:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành thực nghiệm lớp
12A2 của trường như sau:
Lớp : 12A2 (2009-2010) : thực nghiệm
Lớp : 12A1 (2008-2009) : đối chứng

4.3 Giả thuyết khoa học:
Nếu trong tiết dạy thực hành, giáo viên vừa hướng dẫn vừa thao tác trực
tiếp trên máy cho các em xem thì tất cả các học sinh lớp 12A 2 sẽ chú ý theo
dõi, tích cực tham gia vào tiết học, các em sẽ hiểu và thực hành tốt.

-Trang 2-


B- NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Qua các bài tập cũng như các bài tập thực hành trong sách giáo khoa
của chương II Tin học 12 , tuy các yêu cầu rất đơn giản, bám sát lý thuyết, nội
dung sách giáo khoa nhưng các em đều không giải quyết được hết, vì các em
học sinh chưa phân tích được yêu cầu của đề bài là gì? Cách giải quyết như
thế nào? Các em chưa vận dụng được lý thuyết vào thực hành một cách nhuần

nhiễn, không biết thao tác trên máy ra sao? Các em cũng chưa xác đònh được
thao tác nào trước, thao tác nào sau …?
Muốn học tốt bộ môn Tin học, đòi hỏi các em học sinh phải nắm vững
lý thuyết, sau đó vận dụng lý thuyết vào thực hành. Ngoài ra, các em phải thực
hành thêm ở nhà, để các em khắc sâu các thao tác, các nút lệnh, các bước giải
quyết vấn đề cũng như thực hành thường xuyên sẽ giúp các em phát triển sự
tìm tòi, sự sáng tạo và tính phân tích cao hơn, sâu sắc hơn.
Với đặc điểm, đặc thù như vậy, giáo viên ngoài việc hướng dẫn lý
thuyết thực kó từng bước, khi lên thực hành giáo viên phải vừa hướng dẫn vừa
thao tác trên máy cho các em học sinh theo dõi. Bên cạnh đó, giáo viên phải
giám sát các em thực kó để các em nghiêm túc, tích cực trong thực hành để tiết
dạy đạt hiệu quả cao.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1 Thực trạng sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 12:
+ Sách giáo khoa:
Trong chương II phần thực hành về MS ACCESS sách giáo khoa 12
trình bày cụ thể nhưng chưa giúp cho học sinh có cách nhìn trực quan trên giao
diện của MS ACCESS cũng như các em học sinh không biết phải làm gì, làm
như thế nào khi mở MS ACCESS lên.
+ Sách giáo viên:
Có hướng dẫn cụ thể nhưng về chi tiết và các thao tác thực hiện chưa cụ
thể bằng hình ảnh trực quan.
+ Cơ sở vật chất:
- Hiện tại, trường chỉ còn 1 phòng máy tính.
- Phòng máy tính có nối mạng cục bộ thuận lợi cho việc ứng dụng phần
mềm Netop School trong giảng dạy.
2.2 Thực trạng việc học của học sinh:
Nhiều học sinh chưa thực hành được, chưa đáp ứng được yêu cầu của
giáo viên (Tạo bảng, chọn kiểu dữ liệu, xác đònh thuộc tính, liên kết giữïa các


-Trang 3-


bảng, tạo Form, tạo Qerry, tạo Report, mà chỉ biết nhìn của người khác , rồi
bắt chước làm theo hoặc nhờ bạn giúp, rồi có những em không biết thực hiện
tháo tác nào trước….), chưa biết trình bày như thế nào cho dễ nhìn, cho đúng,
chưa có tính phân tích cao, không xác đònh được yêu cầu đề bài là gì, thông tin
đó lấy ra từ bảng nào, điều kiện đặt ở đâu….?
Đại đa số học sinh đều ở vùng sâu, điều kiện gia đình khó khăn, không
có máy vi tính thực hành thêm ở nhà. Vì thế các em đều không có hứng thú,
say mê khi học bộ môn Tin học, ngược lại các em rất sợ, đặc biệt là phần thực
hành.
Chất lượng thực tế qua khảo sát chất lượng năm 2008-2009:

Lớp

12A1

Đạt yêu cầu

TSHS

43

Không đạt yêu cầu

TS

%


TS

%

21

48.8

22

51.2

2.3 Sự cần thiết của đề tài:
Qua việc phân tích thực trạng sách giáo khoa, sách giáo viên, thực trạng
giảng dạy của giáo viên, Tôi nhận thấy đề tài cần thiết đối với giáo viên trực
tiếp giảng dạy nhằm giới thiệu những kinh nghiệm và phương pháp phù hợp để
nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tin học.
3. Nội dung vấn đề:
3.1 Vấn đề được đặt ra:
Hiện nay cách dạy mới là làm sao phát huy được tính tích cực của học
sinh, ứng dụng kiến thức đã học vào thực hành. Để phát huy điều đó, chúng ta
cần phải mạnh dạn cải tiến phương pháp và giúp học sinh hiểu được vấn đề tốt
hơn, áp dụng biện pháp giảng dạy có hiệu quả hơn. Vì thế trong kiến thức bộ
môn Tin Học, giáo viên cần hướng dẫn kó về lý thuyết và thao tác trực quan
cho cho học sinh thấy đề các em hiểu và khắc sâu hơn, sau đó các em có thể
thực hiện lại tốt hơn.
3.2 Sơ lược quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:
Để hoàn thành đề tài, tôi đã tiến hành các bước sau:
-


Chọn đề tài.

-

Điều tra thực trạng.

-

Nghiên cứu đề tài.

-

Xây dựng đề cương và lập kế hoạch.

-

Tiến hành nghiên cứu.

-

Thống kê so sánh.

-Trang 4-


-

Viết đề tài.

3.3 Những bước dùng Netop School 5.0 giúp học sinh lớp 12A 2 trường

THPT Lộc Hưng học tốt phần chương II: Thực hành về MS ACCESS cũng
như giúp giáo viên kiểm soát, giám sát và quản lý lớp h ọc tốt hơn:
Bộ môn Tin học nói chung, phần chương II thực hành về MS ACCESS
Tin học 12 nói riêng là một phần khó đối với học sinh lớp 12. Bên cạnh đó, lại
có những em học sinh lên phòng máy không tự giác, không nghiêm túc, không
tích cực thực hành, không làm theo hướng dẫn của giáo viên, mà thích làm
việc riêng: thay đổi hình nền, hình dạng con trỏ chuột, chơi game….. nên giáo
viên cần phải nắm vững các thủ thuật giải quyết các bài tập về ACCESS, và
sử dụng tốt phần mềm Netop School để từ đó có phương pháp giảng dạy phù
hợp, dễ hiểu, đồng thời để quản lý tốt lớp học.
3.3.1 Giới thiệu phần mềm Netop School 5.0
NetOp School được phát triển bởi cơng ty Danware của Đan mạch chun
về các phần mềm điều khiển từ xa thơng qua máy tính.
NetOp School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức
năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua
lại giữa máy tính của học viên, giáo viên. Đây là một cơng cụ giảng dạy hiệu quả,
giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn.
NetOp School 5.0 bao gồm hai chức năng chính như sau:
 Các chức năng dành cho giáo viên:
- Các chức năng giảng bài.
- Các chức năng điều khiển lớp học.
- Các chức năng cho làm kiểm tra.
- Các chức năng quản lý lớp học.
 Các chức năng dành cho học viên:
- Làm bài kiểm tra.
- u cầu giúp đỡ.
- Thực hiện cùng với giáo viên.
3.3.2 Yêu cầu thiết bò của phần mềm Netop School 5.0
NetOp School 5.0 chạy trên các máy tính sử dụng HĐH sau: Microsoft Windows
2003, Xp, 2000, NT, ME, 98 và 95. Và phòng máy tính cần phải có mạng cục bộ

(mạng Lan).

3.3.3 Giới thiệu một số đặc điểm, chức năng chủ yếu của phần mềm
Netop School 5.0

-Trang 5-


• Giao diện làm việc của phần mềm Netop School 5.0:

a) Nút lệnh DEMONSTRATE: Cho phép một số máy hoặc tất cả các máy
trong phòng đều hiển thị theo màn hình của máy chủ.
Biểu tượng

Tên nút lệnh
Entire Desktop

Công dụng
Trình bày toàn bộ màn hình Giáo viên về máy học
viên.

Selected
Desktop Area

Trình bày một vùng xác định trên màn hình Giáo
viên về máy học viên.

Media file

Chạy một tập tin nhạc hay phim xác định trên màn

hình giáo viên và học sinh.

Media file on
the web

Chạy một tập tin nhạc hay phim cư trú trên một địa
chỉ internet xác định

Recording

Chơi bản ghi màn hình giáo viên trên màn hình giáo
viên và trên màn hình học viên

Specific
Monitor

Nêú máy tính giáo viên sử dụng nhiều màn hình,
chọn một màn hình trong số chúng về máy học viên

Student
Desktop

Trình bày màn hình của một học viên xác định về
máy Giáo viên và những máy tính của học viên
được chọn.

Option

Mở cửa sổ những tuỳ chọn.


b) Nút lệnh ATTENTION

-Trang 6-


Dùng để khống chế hoặc tạo sự chú ý đến các máy học sinh (máy trạm).
Gồm các biểu tượng sau:

c) Nút lệnh CONTROL:
Dùng để điều khiển các máy trạm
d) Nút lệnh COMMUNICATION: Dùng để giao tiếp
với các máy trạm khi cần thiết.
e) Nút lệnh RUN:
Dùng để kiểm tra và
chạy chương trình

f) Nút lệnh
COMMAND: Gồm
các lệnh về hệ thống.

-Trang 7-


g) Nút lệnh FILE: Gồm các lệnh dùng để làm việc với tập tin.

• Phần mềm NETOP SCHOOL còn cung cấp chức năng giám sát các máy trạm
ở nhiều chế độ khác nhau:
a) Chế độ Details:
b) Chế độ Classroom:
c) Chế độ Thumbnail:

3.3.4 Những bước áp dụng Netop School để quản lý lớp học và dạy tiết
thực hành trên phòng máy:
Để nâng cao hiệu của giờ thực hành trên máy cũng như việc quản lý tới
từng máy của từng học sinh được chặt chẽ, ta có thể sử dụng kết hợp các chức
năng sau đây của phần mềm NETOP SCHOOL:
a. Giảng dạy thông qua mạng máy tính
Trước khi tiến hành giảng dạy hay hướng dẫn bài thực hành , giáo viên nên
khống chế tất cả các máy của học sinh (khóa bàn phím, khóa chuột), để cho các
em học sinh tập trung vào bài giảng hay sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy,
các em mới hiểu bài và thực hành tốt hơn. Cách làm này có thể tránh được những
học sinh không ngoan, không nghe giáo viên hướng dẫn, giảng bài mà ngồi có thể
là chơi Game trên máy hoặc phá máy.
Cách thực hiện:
-

Chọn tất cả các máy cần khống chế.

-Trang 8-


-

Click chuột vào nút lệnh Attention.

Khi máy tính của học sinh bị khống chế thì toàn bộ chuột và bàn phím của
máy hoàn toàn không có tác dụng nữa.
Sau khi đã khống chế các máy tính của học sinh, giáo viên bắt đầu tiến
hành giảng dạy qua mạng: Chức năng này cho phép một số máy hoặc tất cả các
máy trong phòng đều hiển thị màn hình của máy giáo viên:
Cách thực hiện:

-

Chọn tất cả các máy.

-

Click chuột vào nút lệnh Demonstrate.

-Trang 9-


Sau khi đã chia sẻ màn hình của máy giáo viên xuống các máy của học
sinh, giáo viên có thể thực hiện quá trình giảng dạy hay hướng dẫn học sinh thực
hành.

b. Kiểm soát máy tính
Chức năng này cho phép quản lý chặt chẽ tất cả các máy của học sinh từ
máy của giáo viên với các chế độ khác nhau:

-Trang 10-


• Chế độ DETAILS:

• Chế độ CLASSROOM:

-Trang 11-


• Chế độ THUMBNAIL:


Nên sử dụng chế độ thứ 3 (chế độ Thumbnail), chế độ này cho phép quan
sát chi tiết từng màn hình của học sinh. Vì vậy, giáo viên có thể xem học sinh có
làm thực hành đúng với yêu cầu và công việc được giao trong giờ thực hành
không?
c. Sửa lỗi cho các máy của học sinh:
Trong quá trình học sinh thực hành, để sửa lỗi cho các máy của học sinh,
giáo viên không cần phải đi đến từng máy của học sinh mà có thể ngồi tại máy
của giáo viên (máy chủ), dùng chuột và bàn phím của máy giáo viên điều khiển,
sửa lỗi trên máy của học sinh.
Để tiến hành sửa lỗi cho học sinh, ta thực hiện các bước sau:
-

Trở về cửa sổ Thumbnail.

-Trang 12-


-

Double Click vào biểu tượng màn hình của máy cần sửa lỗi, khi đó màn
hình của máy học sinh sẽ hiển thị trên màn hình của giáo viên. Lúc này
chuột và bàn phím của máy giáo viên cũng điều khiển máy của học sinh
như chính chuột và bàn phím của máy học sinh.
Lưu ý: Trước khi tiến hành sửa lỗi, giáo viên nên khóa chuột và bàn phím

của máy học sinh đó.
• Đồng thời trong chức năng này cũng giúp giáo viên sửa một số lỗi
chung cho toàn lớp bằng cách:
Cách 1:

-

Lấy màn hình máy học sinh có lỗi về máy giáo viên.

-

Chiếu những lỗi đó thông qua hệ thống máy Projector.
Cách 2:

-

Lấy bài thực hành của máy học sinh có lỗi về máy giáo viên bằng cách:
Sử dụng nút lệnh File / File Manager.
Giả sử máy số 16 có lỗi sai cần sửa chữa, ta lấy về máy giáo viên như

sau:

-Trang 13-


-

Sau đó, sử dụng chức năng giảng dạy thơng qua mạng máy tính (đã nêu ở
trên).

d. Tiện ích:
Khi kết thúc các giờ thực hành, đơi lúc có nhiều em học sinh khơng tắt
máy, nếu giáo viên phải đi từng máy để tắt thì mất rất nhiều thời gian. Khi đã có
phần mềm Netop School, giáo viên chỉ cần ngồi tại máy chủ có thể tắt, khởi động
hay tạm ngưng hoạt động của các máy học sinh thơng qua chức năng của nút lệnh

Command. Cụ thể như hình sau, còn 4 máy chưa tắt:
Cách thực hiện:
-

Chọn các máy.

-

Click chuột vào biểu tượng tam giác nhỏ màu đen bên phải nút lệnh
Command, chọn Shutdown (hay Log off, Restart,…)

3.4 Kết quả cụ thể:
Qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy:

-Trang 14-


Chất lượng của giờ thực hành được nâng cao rất nhiều.
Ý thức của học sinh khi thực hành cũng tốt hơn, bởi tất cả những gì học
sinh làm giáo viên có thể nhìn thấy trên máy của giáo viên.
Giáo viên theo dõi học sinh được tốt hơn, đỡ vất vả hơn, tiết kiệm được
nhiều thời, có thể cho thêm u cầu mở rộng hơn.
Các em có nhiều tiến bộ qua những tiết dùng Netop School trong giảng
dạy, lớp được dạy thử nghiệm 12A2.
Đối tượng học sinh 12A1 (2008-2009) có trình độ ngang nhau (đối
chứng) với 12A2
Với những biện pháp đã áp dụng, sau khi thử nghiệm và đối chứng đề
tài ở lớp, tôi thu được kết quả như sau:

Lớp


TSHS

12A1

43

Lớp

TSHS

12A2

42

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

TS

%

TS

%

21

48.8


22

51.2

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

TS

%

TS

%

39

92.9

3

7.1

Ghi chú

Đối chứng

Ghi chú


Thử nghiệm

Với kết quả trên, tôi thấy học sinh có tiến bộ qua các bài kiểm tra thực
hành. Nhiều em học sinh hồn thành tốt u cầu của tơi đặt ra, đặc biệt là các em
rất chú ý, hứng thú, nghiêm túc trong giờ học. Điều này đã tạo điều kiện cho tôi
niềm tin, sự phấn khởi, để tơi có thể tiếp tục áp dụng kết quả đạt được cho
những năm học sau.

-Trang 15-


C- KẾT LUẬN:
Để có thể đạt được mục đích đề ra của sáng kiến kinh nghiệm là giúp
học sinh 12A2 trường THPT Lộc Hưng học tốt mơn Tin học 12, cụ thể là phần
chương II – Thực hành về MS ACCESS, đồng thời cũng giúp giáo viên quản lý
lớp học tốt, Tôi nghiên cứu tìm hiểu thêm về ứng dụng công nghệ thông tin
(phần mềm Netop School) ở các khối - lớp khác, ở các tài liệu chuyên môn
khác có liên quan, sử dụng các hình thức so sánh đối chiếu trong giảng dạy.
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua thử nghiệm dùng Netop School vào giảng dạy thực hành trên phòng
máy và giúp giáo viên quản lý lớp học đã nêu ở trên, Tôi thấy kết quả thu được
cao hơn giờ dạy đối chiếu. Điều đó chứng tỏ rằng để học sinh hiểu cách làm,
cách thực hiện, quan trọng là thu hút sự chú ý của các em, gợi sự húng thú, say
mê khi học tiết thực hành trên phòng máy, người giáo viên cần sử dụng linh
hoạt và kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, song song đó cần tích cực nghiên cứu sách, vở, các
tài liệu liên quan và trau dồi năng lực chuyên môn, tin học.
Khi nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm Netop School vào quản lý
và giảng dạy thực hành mơn Tin học trên phòng máy”, Tôi nhận thấy bản thân

tôi đã mở rộng thêm kiến thức, nâng cao sự hiểu biết và có thêm kinh nghiệm
trong giảng dạy thực hành mơn Tin học.
Bên cạnh những mặt đạt được cũng còn những hạn chế: một số học sinh
yếu chưa hồn thành tốt bài thực hành. Tôi cố gắng tìm ra biện pháp để nâng
cao hiệu quả trong những năm sắp tới. Mong các đồng nghiệp và các q thầy,
cơ trong tổ, trong trường hỗ trợ nhiều cho tôi về phương pháp dạy học.
Trong khi viết đề tài này, bản thân không tránh khỏi những sai sót, rất
mong Sở Giáo dục và các anh chò đồng nghiệp góp ý chân thành để tôi rút kinh
nghiệm cho những năm sau viết tốt hơn.

-Trang 16-


2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Đề tài đã được thực hiện có hiệu quả ở lớp 12A 2 và sẽ được phổ biến
trong tổ chuyên môn khối 12 trường THPT Lộc Hưng.
3. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
Mở rộng phạm vi áp dụng đề tài sang học sinh khối 10 và 11 của trường
THPT Lộc Hưng.
Lộc Hưng, ngày 18 tháng 03 năm 2010
Người viết

Phan Quốc Thế
Chức vụ: Giáo viên; Đơn vị trường: THPT Lộc Hưng.

-Trang 17-


Ý kiến phê duyệt đề tài của Lãnh đạo trường THPT Lộc Hưng.


..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................

-Trang 18-


MỤC LỤC

Trang
A- MỞ ĐẦU.....................................................................................01
1- Lý do chọn đề tài.................................................................01
2- Đối tượng nghiên cứu ..........................................................01

3- Phạm vi nghiên cứu .............................................................02
4- Phương pháp nghiên cứu .....................................................02
4.1 Nghiên cứu tài liệu..............................................................02
4.2 Điều tra................................................................................02
4.3 Giả thuyết khoa học.............................................................02
B- NỘI DUNG .................................................................................03
1- Cơ sở lý luận .......................................................................03
2- Cơ sở thực tiễn .....................................................................03
2.1 Thực trạng sách giáo khoa và sách giáo viên lớp 12...........03
2.2 Thực trạng việc học của học sinh........................................03
2.3 Sự cần thiết của đề tài.........................................................04
3- Nội dung vấn đề ..................................................................04
3.1- Vấn đề được đặt ra .......................................................04
3.2- Sơ lược quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm......04
3.3-Những bước dùng Netop School 5.0 giúp học sinh
lớp 12A2 trường THPT Lộc Hưng học tốt phần chương
II: Thực hành về MS ACCESS cũng như giúp giáo viên
kiểm soát, giám sát và quản lý lớp học tốt hơn...........05
.........................................................................................
3.3.1 Giới thiệu phần mềm Netop School 5.0..............05
3.3.2 Yêu cầu thiết bò của phần mềm Netop School 5.0
......................................................................................05
3.3.3 Giới thiệu một số đặc điểm, chức năng chủ yếu
của phần mềm Netop School 5.0..............................06
3.3.4 Những bước áp dụng Netop School để quản lý lớp
học và dạy tiết thực hành trên phòng máy.....................09
3.4- Kết quả cụ thể ..............................................................15
C- KẾT LUẬN ................................................................................16

-Trang 19-



1- Bài học kinh nghiệm ...........................................................16
2- Hướng phổ biến áp dụng đề tài ...........................................17
3- Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài .......................................17

-Trang 20-



×