Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Văn hóa doanh nghiệp ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.48 KB, 20 trang )

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Lời nói đầu:

Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp ra đời
ngày càng nhiều, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều này
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhưng đồng
thời phải thể hiện được bản sắc cùng nét văn hoá riêng của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng
được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc
đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Vậy thực chất văn hóa
doanh nghiệp là gì? Tại sao lại phải xây dựng nó? Làm thế nào để xây dựng
một văn hóa doanh nghiệp có giá trị? Trong nội dung bài tiểu luận này
chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này.

I. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?
Để hiểu thế nào là văn hóa doanh nghiệp, đầu tiên ta cần hiểu thế nào là văn
hóa.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì
còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn
UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân
và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị,
truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định
bản sắc riêng của mình”.

1


Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả


cũng như đối với các doanh nghiệp. Chúng ta đều đồng ý nó tồn tại và khẳng
định nó rất quan trọng. Nhưng chúng ta lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác
nhau về văn hoá doanh nghiệp:
“Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các
giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành
viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”.
“Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá tâp trung và toả sáng trong các thiết chế,
các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng
(symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo
nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức
sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền
thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với
nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh …)”
Văn hoá doanh ngiệp bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo nhằm cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất tạo ra của cải vật chất để làm giàu cho bản thân và
cho xã hội. Bằng sức sáng tạo của mình các doanh nghiệp đang cố gắng làm
ra của cải cho xã hội với chi phí thấp nhất. Văn hoá doanh nghiệp còn thể
hiện ở sự tương trợ lẫn nhau và đóng góp nhiều vào công tác từ thiện như xây
trường học, các công trình xây dựng, cầu cống, bệnh viện...
Ngoài ra vấn đề làm giàu trong sạch cũng là một nét đẹp không thể thiếu
được trong văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể làm giàu không
trong sạch, sau đó dùng công tác xã hội để tô vẽ cho mình. Trong cơ chế thị
trường như hiện nay, văn hoá doanh nghiệp bao gồm một môi trường làm
việc chuyên nghiệp mà trong đó sự chuyên nghiệp được thể hiện qua chuyên
môn của từng cá nhân riêng lẻ.
2



Văn hoá doanh nghiệp còn thể hiện qua việc xây dựng các sản phẩm hàng
hoá có thương hiệu. Một khi các sản phẩm hàng hoá đã khẳng định được
thương hiệu thì sản phẩm hoặc hàng hoá đó giữ gìn được qua rất nhiều đời,
có khi hàng trăm năm. Điều này rất quan trọng, qua thương hiệu của sản
phẩm nói lên được mức độ phát triển và sự văn minh của xã hội đó. Trong
một xã hội văn minh và ổn định, người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng những
hàng hoá nào có thương hiệu. Đây chính là điều lớn mà văn hoá doanh
nghiệp đã làm được. Bởi bản chất của văn hoá đó là cái đẹp, cái tốt, là cái có
chất lượng được tin cậy. Một thị trường có số hàng hoá có thương hiệu nhiều
bao nhiêu thì nó sẽ làm diện mạo của thị trường đó sang trọng, văn minh và
ổn định vững vàng lên bấy nhiêu. Một bản chất văn hoá nữa của văn hoá
doanh nghiệp đó là chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tạo ra được
uy tín nhất định cho doanh nghiệp và từ đó góp phần tạo nên nét văn hoá nho
nhỏ cho doanh nghiệp và bản sắc riêng của từng quốc gia. Một sản phẩm có
bề dày thời gian càng lâu càng chứng tỏ được chất lượng của nó. Bởi trải qua
bao nhiêu thời gian thì sản phẩm đó có bấy nhiêu lần cải tiến cả về chất lượng
lẫn mẫu mã và ngày càng tốt lên, đẹp lên, hoàn thiện hơn. Các sản phẩm mà
doanh nghiệp làm ra góp phần tạo nên diện mạo của chính doanh nghiệp đó
và nó trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế của một Nhà
nước.
Ngoài ra, nói đến văn hoá doanh nghiệp không thể không nói đến cách ứng
xử, giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên và Sếp, giữa nhân viên và nhân viên,
giữa khách và chủ... Mà trong đó vấn đề nổi cộm nhất là cách dùng từ nơi
công sở. Cảnh Sếp văng tục, chửi thề trước mặt nhân viên và nhân viên văng
tục trước mặt Sếp vẫn diễn ra hàng ngày và nhiều người cho đó là điều bình
thường không cần bận tâm. Tuy có người cũng ý thức được đấy là những
ngôn từ phản văn hoá, nhưng đã thành thói quen mất rồi!. Cũng có nhiều
người cho rằng xưng hô mày, tao hay văng tục, chửi thề trước mặt nhân viên
3



là thể hiện sự hoà đồng, sự gần gũi... Nhưng có rất nhiều cách để có thể tạo
được sự hoà đồng và gần gũi với nhân viên chứ không phải bằng cách mày
tao chí tớ như vậy.
II. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những
con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận
thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa... Bên cạnh đó, với
sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn
cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi
những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Điều này đòi
hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hoá đặc thù phát
huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc
đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vây việc xây dựng văn hoá
doanh nghiệp ngày càng trở nên cần thiết và hết sức quan trọng, nó là sức
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp
nào thiếu đi yếu tố văn hoá, tri trức thì khó có thể đứng vững được và tồn tại
được. Cụ thể văn hoá doanh nghiệp có những vai trò sau:
√ Văn hoá doanh nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giống
như khi ta thể hiện thái độ tại sao phải sống, sống làm gì và sống như thế
nào? Khi mỗi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì
bản thân người lao động cũng muốn làm việc quên mình và luôn cảm thấy
nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo cho người làm việc tâm lý khi đi đâu
cũng thấy tự hào mình là thành viên của doanh nghiệp chính là động lực thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Khi văn hóa doanh nghiệp hình thành
nên giá trị và lòng tin của mọi thành viên trong tập thể, người lao động sẽ làm
việc mà không nghĩ đến tiền thưởng. Chẳng hạn, nếu lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp xoay quanh nguyên tắc sáng tạo và chất lượng sản phẩm là
4



niềm tự hào của Công ty, cá nhân trong Công ty xem sự thỏa mãn của mình
gắn liền với điều này, doanh nghiệp sẽ ít cần đến các giải pháp động viên về
mặt tiền bạc. Vì vậy xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp
làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp
chính là môi trường sống của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan
tâm.
√ Văn hóa doanh nghiệp còn quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp ở
chỗ: Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người
sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hoá doanh nghiệp là một tài sản của
doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hoá doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều
phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh...
+Giảm xung đột.
Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và
định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau
thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
+Điều phối và kiểm soát.
Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các
câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi
phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm
vi các lựa chọn phải xem xét.
+Tạo động lực làm việc.
Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ
tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.
Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công
việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này
5



càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và
thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một
mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được
làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
+Lợi thế cạnh tranh.
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng
hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác
biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
√ Chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ để minh chúng cho tầm quan trọng của
văn hóa doanh nghiệp, đã giúp cho một số doanh nghiệp đi đến thành công:
Theo tâm sự của ông Nguyễn Ngọc Sang, Tổng giám đốc Công ty Liksin
“Người giỏi hay đi, làm sao giữ chân được họ? Đừng ràng buộc họ bằng tiền
lương, chức vụ, vì những thứ này không có nhiều, mà phải tạo được sự liên
kết bằng văn hóa doanh nghiệp”. Và trên thực tế ông đã xây dựng thành công
mô hình này, như một bí quyết kinh doanh. Đó là minh bạch, công bằng,
công khai mọi hoạt động thực tế của công ty. Hằng năm, Liksin tổ chức cho
nhân viên đi du lịch, riêng những cá nhân xuất sắc được đi tour xuyên Việt:
Lăng Bác Hồ, Đền Hùng, Khu di tích Mỹ Sơn…Nhân viên kết hôn được
công ty tặng nhẫn cưới. Kết quả là “nước nổi thuyền nổi”, công ty ăn nên làm
ra, thu nhập bình quân lao động 3,5 triệu đồng/tháng. Gần 100% công nhân
khi được tham khảo trả lời “muốn làm việc tại Liksin do thu nhập ổn định,
công việc phù hợp và môi trường tốt”.
Còn ở Công ty Vietravel (Công ty Du lịch – Tiếp thị giao thông vận tải),
mục tiêu đặt ra là giúp mọi người hiểu rõ mình là ai, tương lai mình ở đâu?
Hằng năm, công ty tổ chức ngày hội gia đình Vietravel; gặp gỡ, trao đổi và
xây dựng mối quan hệ hỗ trợ giữa ban giám đốc, nhân viên và gia đình họ.
Mỗi năm một lần, toàn thể nhân viên và cán bộ công ty bỏ phiếu tín nhiệm
phó giám đốc, giám đốc và tổng giám đốc. Hai năm liền, nếu ai không được

6


đủ số phiếu tín nhiệm thì không được giữ chức. Việc bổ nhiệm cũng chỉ có
giá trị cao nhất là 3 năm. “Việc một nhân viên giỏi đươc bổ nhiệm vào chức
vụ lãnh đạo cũng như việc một cán bộ tự nguyện từ chức vì không đáp ứng
được yêu cầu công việc là chuyện bình thường”, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng
giám đốc Vietravel nói. Vì vậy, công ty đã xây dựng được một bộ máy năng
động, hiệu quả. Doanh số năm đầu thành lập chỉ 7 tỷ đồng, năm 2002 đạt 170
tỷ đồng, năm 2004 doanh số lên tới 288 tỷ đồng.
Một ví dụ nữa là Công ty Bao bì Việt (V-Pack), Giám đốc Trần Mạnh Hùng
đã khẳng định “Con người quyết định tới 80% hiệu quả của doanh nghiệp, vì
vậy phải quan tâm tới đào tạo đội ngũ và nâng cao khả năng hoạt động của
họ”. Và “cú hích” cho bộ máy chính là việc trả lương theo mức đống góp của
nhân viên và khuyến khích tin thần cầu tiến của mỗi người. Công ty định ra
30 tiêu chí để đánh giá chính xác khả năng của cán bộ, bố trí đúng người
đúng việc; nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý của doanh nghiệp. Kết quả
doanh thu bán hàng công ty tăng đều đặn 35%/năm. Bộ máy quản lý vận
hành suôn sẽ, chủ động mà không cần sự can thiệp nhiều của cấp lãnh đạo.
Ba câu chuyện nhỏ về văn hóa ứng xử, nhưng trên thực tế nó đã làm nên
chuyện lớn cho doanh nghiệp. Mà sức mạnh lớn nhất chính là sự liên kết,
phát huy được nguồn lực – vốn quý không thể thiếu của doanh nghiêp. Từ đó
thấy được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

III. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
• Thuận lợi:
Trong thời kỳ Pháp thuộc, chúng ta cũng có những doanh nhân không chỉ
làm giàu cho mình mà còn làm giàu cho đất nước như Bạch Thái Bưởi, vừa
làm giàu vừa quan tâm những hoạt động xã hội từ thiện như Nguyễn Sơn

7


Hà… Trên khắp đất nước ta, trong những năm bị đế quốc thống trị, đã không
ít những doanh nhân ý thức được nỗi đau mất nước, luôn đề cao tinh thần dân
tộc trong kinh doanh - một nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp.
Từ khi công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình
thành mục đích kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh
nghiệp và lợi ích của cả dân tộc. Song, ngày nay, mục đích kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp gắn với công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, vì lợi
ích của cá nhân, gia đình và lợi ích của cả đất nước, dân tộc. Khác với doanh
nhân các nước kinh tế phát triển và cũng không nên bị nhìn nhận như giai cấp
bóc lột, doanh nhân nước ta ngày nay cũng có nỗi nhục của một dân tộc kiên
cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc hậu, kém phát triển. Mỗi doanh
nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân doanh nhân, mà còn vì sự phát triển
của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh; động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân
vươn lên. Mục đích ấy đang được thể hiện ngày càng rõ nét trong chiến lược
phát triển của mỗi doanh nghiệp; cũng đã được thể hiện trong các doanh
nghiệp có hàng hoá được người tiêu dùng bình chọn đạt chất lượng cao trong
những năm gần đây. Cũng cần thấy rằng mục đích kinh doanh của mỗi doanh
nhân ở nước ta hiện nay cũng rất đa dạng về tính chất, bởi vì lẽ sống của con
người là đa dạng, phong phú, nhiều màu vẻ, nhất là trong điều kiện nền kinh
tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, thể chế kinh tế cũng đang được chuyển
đổi từng bước.
Đồng thời mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân ở nước ta hiện nay
cũng rất đa dạng về tính chất.
Văn hoá doanh nghiệp của từng doanh nghiệp Việt Nam có những nét
chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và những nét riêng của từng
doanh nghiệp.
• Khó khăn:

8


Tuy nhiên trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hóa
truyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn
còn thấy những chỗ khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cung
tự cấp bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ
phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theo chính sách “trọng
thương ức thương” là chủ yếu, hơn nữa lại phải mới vừa trải qua một cuộc
chiến dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp
làm mọi người thậm chí đã trở nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo
dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn
chưa có được một nền văn hóa kinh doanh dúng nghĩa. Đi vào thời đại công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, đi vào xã hội phát triển thao cơ chế thị trường, đây
là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta thấy văn
hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất
định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và
phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều
bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh
tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi
các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa
giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ
chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa
cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới
như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc,
phong kiến. Cụ thể như sau:
+ Sản phẩm của hệ thống giáo dục là các kỹ sư, cử nhân, công nhân lành
nghề mới ra trường. Phần đông họ rất thiếu kiến thức xã hội. Ý thức cộng
đồng doanh nghiệp của rất nhiều trong số họ dưới điểm trung bình! Họ có thể
rất quan tâm tới bản thân, bạn bè, gia đình, thậm chí nhưng vấn đề lớn của

quốc gia, thế giới nhưng lại thờ ơ với hoặc không biết cách thể hiện sự quan
9


tâm với sự sống còn, tồn tại hay không tồn tại, hiệu quả hay lãng phí của cái
cộng đồng mà họ gắn bó suốt tám tiếng quý giá nhất của một ngày.
+ Xã hội chưa quan tâm tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng
nền văn hóa của họ. Phần nhiều nếu có quan tâm thì đều mày mò học hỏi của
nhau. Các hiệp hội nếu có hoạt động theo kiểu hình thức. Các cơ quan quản
lý nhà nước quan tâm tới doanh nghiệp ở khía cạnh tìm hiểu xem họ có trốn
thuế không? Có buôn lậu không ?
+ Chưa có cơ quan nào quan tâm tới việc hỗ trợ hoạt động của các doanh
nghiệp hoặc nếu có, Bên cạnh đó các công ty trong nước lại cạnh tranh với
nhau quá khốc liệt kể cả bằng tiểu xảo và giành giật nhân viên của nhau. Điều
đó tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ một tâm lý cực kỳ bất
ổn.
+ Các doanh nghiệp tư nhân của Việt nam hầu như không coi trọng thư tiến
cử, giới thiệu của doanh nghiệp cũ nơi người lao động làm việc trước khi nộp
đơn vào chỗ mình. Mặc dù khi phỏng vấn mỗi ứng cử viên đều nghĩ ra những
lý do rất hay ho cho việc bỏ việc ở công ty cũ. Các cơ quan nhà nước cũng
không coi loại giấy tờ này như một chứng chỉ có giá trị. Tập quán này tạo cho
những nhân viên không được giáo dục tốt một tâm lý coi thường người lãnh
đạo cũng như doanh nghiệp mà mình làm việc. Những phần tử như thế sẽ là
lực cản rất lớn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

2. Xây dựng văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp
và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hóa truyền thống
của dân tộc (những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng
đồng và trong tín nghĩa, cần cù năng động và linh hoạt…) kết hợp với các

thành tựu văn hóa thế giới (về nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học
10


kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã
hội trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa…)… nhằm
làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay sẽ càng được trật tự, lành mạnh và càng đạt hiệu quả cao hơn, hướng
đến những mục tiêu kinh tế xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước
đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trước mắt cho các
doanh nghiệp. Cụ thể hơn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp để góp phần vào
chiến lược phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam hiện nay không thể khác
đó là việc nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hướng ngày
càng “chuyên nghiêp hóa” nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử
dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ
chức sản xuất, năng lực cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn
quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quản bá thương hiệu,
giới thiệu và bán sản phẩm …Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực và điều
kiện, biện pháp để chăm lo đội ngũ (cả vể đời sống văn hóa cá nhân lẫn văn
hóa tập thể), không ngừng tăng cường cơ sỡ vật chất - kỹ thuật cùng một nề
nếp kỷ cương hoạt động theo phong cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền
tảng phát huy tốt những giá trị văn hóa truyền thống (đạo lý nghĩa tình…) kết
hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân ( kỹ thuật, khoa
học…) cho mọi lực lượng lao động vì mục tiêu xây dựng hệ thống doanh
nghiệp Việt Nam vững mạnh toàn diện về cả chuyên môn lẫn tư tưởng, tổ
chức…tất cả đều là những công việc mang ý nghĩa chiến lược. Cụ thể như
sau:
√ Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
+ Trước hết, cần khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến
khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu

cho mình và cho đất nước. Xóa bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi
thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kị
11


doanh nhân. Xóa bỏ tâm lý ỷ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao
những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng
năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Tôn vinh những
doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý thức vươn
lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt nam trên thị trường thế giới.
Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân
cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi
từ kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường là tất yếu; thái độ
của dân chúng đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại
là các cơ quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những
chủ trương, chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần
kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế
và tâm lý xã hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xóa bỏ sự phân biệt đối xử
với kinh tế tư nhân kể cả trong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính
sách cụ thể.
+ Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị
trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm
nước ta. Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc
hình thành văn hóa doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh
tế phải đủ sức khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hóa trong
doanh nghiệp của cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hóa doanh
nghiệp của thời đại, kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm
cho kinh tế thị trường triển khai lành mạnh, đạt hiểu quả cao, văn hóa doanh
nghiệp được hình thành với những đặc điểm của nước ta.

Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn
chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức mạnh cạnh
tranh, có chương trình làm ăn căn cơ theo định hướng quy hoạch, kế hoạch
12


chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước
mà còn vươn ra thế giới, đạt hiểu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế,
khắc phục tâm lý kinh doanh cò con, mánh mun, không đầu tư lớn, làm ăn lâu
dài.
Thể chế đó cũng phải khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp
hợp pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp và doanh nhân, đương nhiên có sự kết hợp hài hòa với lợi ích toàn xã
hội nhưng không vì thế mà đi đến triệt tiêu cá nhân cũng tức là triệt tiêu động
lực kinh doanh. Đồng thời, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật,
gian lận thương mại, nhưng điều kiện làm ăn phi văn hóa, chạy chát cửa sau,
lợi dụng các quan hệ không lành mạnh để kiếm lời. Doanh nghiệp phải tôn
trọng, đặc biệt là giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Thể chế đó phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khắc phục phân biệt
đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh trong
khuôn khổ pháp luật, khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành
độc quyền doanh nhgiệp, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng, những khoản lợi
nhuận không do tài năng kinh doanh của doanh nghiệp mà do vị thế độc
quyền mang lại, những điểm dẫn đến triệt tiêu văn hóa doanh nghiệp. Điều
cấp bách là nhà nước phải có các qui phạm pháp luật về khuyến khích cạnh
tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc quyền.
Thể chế đó cũng chú trọng nhân tố con người, phát triển con người, đặc biệt
coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh nhân
giỏi. Trong doanh nghiệp đó là bảo đảm thu nhập hợp pháp của chủ doanh
nghiệp tư nhân, là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

đối xử bình đẳng, tạo ra môi trường hòa thuận, sự cố kết, chung sức chung
lòng tập trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, vì sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp và lợi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.
13


+ Ba là, việc hình thành văn hóa doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc
cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện
đại hóa. Đây là một yêu cầu hết sức bức súc đối với toàn bộ sự phát triển kinh
tế đất nước cũng như đối với việc hình thành văn hóa doanh nghiệp nước ta
hiện nay. Điều cần nhấn mạnh hiện nay là tiếp tục xóa bỏ cơ chế “xin-cho”,
xóa bỏ những thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và
giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Phải sắp xếp lại bộ máy tinh gọn,
khắc phục chồng chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy
hành chính trong quản lý điều hành. Việc lành mạnh hóa cán bộ, công chức là
rất cần thiết để khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và
phẩm chất không những đã sai lệch những chủ trương đúng đắng của Đảng
và Nhà nước gây trở ngại, phiền hà đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh
doanh, mà trong không ít trường hợp đã cấu kết, tiếp tay cho những hành vi
tiêu cực, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu văn hóa doanh nghiệp.
√ Những yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công, bên cạnh những thể chế của
Nhà nước, mỗi doanh nghiệp còn cần phải thực hiện 7 vấn đề sau:
1. Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược.
Vai trò trước tiên của những người lãnh đạo đứng đầu công ty là xác định
một kế hoạch rõ ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của
mình. Kế hoạch và định hướng này giúp cho công ty ấy có thể cạnh tranh trên
thị trường và phát triển hoạt động của mình trong một thời gian dài.
Việc làm này cần phải giúp công ty trong việc đưa ra quyết định nên tập
trung nguồn lực của công ty vào đâu, đầu tư vào đâu thì có thể đem lại lợi

nhuận tối đa. Nó cũng phải là một quá trình mà qua đó những người điều
hành công ty phát hiện ra được những ý tưởng mới trong khi tìm ra điểm yếu,

14


điểm mạnh của công ty, những cơ hội và khó khăn mà công ty đã, đang và sẽ
phải đối mặt.
Vai trò của những người lãnh đạo công ty không chỉ dừng ở việc vạch ra kế
hoạch chiến lược mà còn phải tiếp xúc trao đổi với nhân viên của mình và
thay đổi suy nghĩ của họ nhằm thực hiện được những cam kết của mình về
hướng phát triển mới của công ty.
Những người lãnh đạo cũng phải giải thích tường tận những giá trị và niềm
tin chung mà mọi nhân viên trong công ty cần phải ghi nhớ để đạt được kế
hoạch mục tiêu của công ty. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến cách thức
làm việc của họ.
2. Xây dựng cách đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của công ty.
Có một kế hoạch rõ ràng và một định hướng chiến lược là rất quan trọng
nhưng như vậy thì chưa đủ. Hầu hết các công ty chỉ dừng lại ở đây mà thiếu
đi bước biến những kế hoạch chiến lược đó thành việc làm cụ thể ở từng
phòng ban hay các đơn vị kinh doanh chiến lược khác nhau.
Con đường để phát triển văn hóa công ty hướng tới thành công là bắt đầu
quá trình thảo luận tự do của những người quản lí các phòng ban về mục tiêu
họ mong muốn trong các khoảng thời gian hạn định.
Mục tiêu được vạch ra càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đối với
mỗi việc làm cần phải đặt ra những mục tiêu hiệu quả chính nhằm phục vụ
cho kế hoạch chiến lược tổng thể và những mục tiêu đó phải nhận được sự
đồng thuận của cả cấp lãnh đạo lẫn đội ngũ nhân viên trong công ty. Chỉ khi
nào một công ty làm được việc này thì những kế hoạch và tầm nhìn chiến
lược của công ty ấy mới có tính thực tế và khả thi.

3. Thực hiện những mục tiêu đề ra.

15


Một khuynh hướng của con người là luôn hướng tới sự thỏa mãn. Xét từ
góc độ tâm lí học thì con người ta bị kích thích bởi sự vui thích và việc tránh
được những đau khổ buồn phiền.
Nếu không kiên trì theo đuổi những mục tiêu đề ra và không đặt ra áp lực
nào đối với việc không hoàn thành kế hoạch đó thì những động lực kể trên
cũng sẽ tan biến. Điều này chắc chắn sẽ khiến con người ta có những cảm
giác tự thỏa mãn với chính mình. Chính vì vậy mà việc kiên trì thực hiện
những mục tiêu đã đề ra là một cách tốt để loại trừ sự tự mãn trong công việc.
Có một câu nói rằng “Người ta thường không làm điều mà cấp trên của họ
mong đợi mà lại làm những việc khiến cấp trên nghi ngờ”. Những người
quản lý công ty phải thường xuyên có những cuộc thảo luận với nhân viên
của mình để bàn bạc về tiến bộ trong công việc và những kết quả đã đạt
được.
Nếu không đạt được những mục tiêu đề ra thì người lãnh đạo công ty phải
đề nghị nhân viên của mình có biện pháp thực hiện đúng đắn và thực hiện
những mục tiêu đó cho tới khi nào đạt được kết quả như mong muốn thì thôi.
Một cách hoàn thành các mục tiêu mang tính chủ động hơn đó là cách tập
trung ngăn ngừa việc không hoàn thành mục tiêu, cách này sẽ luôn hiệu qua
hơn việc ngồi chờ cho đến khi mọi việc đã ra khỏi tầm kiểm soát chẳng hạn
như những mục tiêu hay thời hạn bị bỏ lỡ.
4. Thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng.
Khen thưởng không công bằng chính là một cách chắc chắn nhất để hủy
hoại con đường đi tới thành công của một công ty. Khen thưởng như nhau
đối với mọi nhân viên dù cho kết quả công việc họ làm có khác nhau là một
việc làm thiếu sự công bằng.

Nhưng nhiều người lãnh đạo các công ty lại khen thưởng nhân viên của
mình một cách không hợp lý. Họ giải thích rằng sẽ rất mất thời gian để thực
16


sự giải quyết vấn đề này. Vì vậy mà nhiều công ty đã thưởng cho toàn bộ
nhân viên trong công ty một mức tiền thưởng như nhau hoặc nhân viên nào
cũng có số tháng được hưởng thưởng bằng nhau dù cho mức độ hiệu quả
công việc của họ có khác nhau.
Nếu ngay từ đầu những tiêu chí khen thưởng được đề ra một cách rõ ràng
và việc đánh giá hiệu quả công việc được làm một cách chuyên nghiệp thì sẽ
không gặp vấn đề gì khi gắn liền hiệu qua công việc với việc khen thưởng.
Khen thưởng ở đây không chỉ đề cập đến việc khen thưởng vật chất mà còn
bao hàm cả khen thưởng về mặt tinh thần như sự thừa nhận của cấp trên về
thành tích cá nhân của bạn, những lời khen ngợi chân thành, những lời động
viên khích lệ và sự phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo công ty.
5. Tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở.
Một môi trường làm việc cởi mở nơi mà người nhân viên có thể chia sẻ
thông tin và kiến thức một cách tự do thoải mái chắc chắn sẽ tạo điều kiện tốt
để cho một công ty có thể đạt được những mục tiêu của mình. 80% các vấn
đề trong các công ty là có liên quan đến việc giao tiếp hay thiếu sự giao tiếp
giữa các cá nhân trong công ty.
Việc hiểu lầm, cách nghĩ sai hay giải thích sai… xảy ra trong các công ty
đều là bởi người ta không trao đổi với nhau lí do của việc làm của mình. Bởi
vậy những quyết định trong công ty được đưa ra mà lại thiếu đi phần giải
thích lí do rõ ràng cho sự ra đời của chính những quyết định ấy. Từ đó trở về
sau, trong công ty, người ta làm mọi việc mà không trao đổi với nhau tại sao
họ lại làm như thế hay thế khác.
Trong các buổi họp hành hay thảo luận, người lãnh đạo công ty nào không
khích lệ được một môi trường làm việc cởi mở thì sẽ chẳng nhận được ý kiến

phản hồi nào từ phía nhân viên của mình, do đó sẽ nảy sinh tình trạng mù mờ
17


về thông tin và những giả thiết sai lầm lại không hề được ai thắc mắc mà
chính những điều này lại gây ra các hậu quả xấu về sau.
Thông thường chính những người lãnh đạo công ty chứ không phải công
việc lại là nguyên nhân làm cho các nhân viên cảm thấy lo sợ và làm cho họ
rơi vào sự im lặng bất lợi. Những ai không có cơ hội để nói lên ý kiến, quan
điểm hay đưa ra một lời đề nghị nào của mình đó sẽ trở nên không hài lòng,
bất mãn.
Hậu quả của việc này là họ không làm việc hết khả năng của mình. Họ
không còn muốn tìm tòi ra những ý tưởng mới, áp dụng những cải tiến hay
thay đổi nào vì sợ bị cấp trên khiển trách.
6. Loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong công ty.
Sự tranh giành quyền lực trong công ty sẽ cản trở sự phát triển của mối
quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa mọi người trong công ty. Những việc làm
thiếu lành mạnh như thiên vị, vây cánh phe phái, phao tin đồn thổi và làm hại
nhau sau lưng…sẽ trở nên phổ biến trong một công ty nếu những người điều
hành và lãnh đạo công ty đó không có nguyên tắc về cơ bản là đúng đắn và
phương thức quản lí nhân sự chuyên nghiệp.
Để giải quyết vấn đề tranh giành quyền lực trong nội bộ công ty, các công
ty phải bắt đầu từ việc phát triển một môi trường làm việc cởi mở, cho phép
có sự bất đồng ý kiến về một vấn đề nào đó, tập trung vào mục tiêu chính của
công ty và phát huy được sự hòa thuận tập thể.
Những lời phê bình mang tính xây dựng nên được sử dụng như một phương
tiện cải thiện các vấn đề một cách thực sự chứ không phải như một vũ khí trả
thù dùng để hạ gục kẻ khác. Vấn đề này phải được đứng hàng đầu vì nó xóa
bỏ được tính sợ sệt của nhân viên tại nơi làm việc.
Nhằm loại bỏ những vấn đề liên quan đến quyền lực thì những người lãnh

đạo công ty phải xử lí nghiêm khắc những hành vi mà làm cho mọi người
18


không tin tưởng lẫn nhau và tạo nên khoảng cách giữa mọi người trong công
ty đó. Để thúc đẩy văn hóa công ty hướng tới thành công thì những người
lãnh đạo công ty cũng không được khuyến khích sự lạm dụng quyền hành
trong công việc. Muốn làm được điều này họ phải chứng tỏ rõ rằng cam kết
của họ là sẽ thực hiện đúng nguyên tắc khi công nhận và khen thưởng các
nhân viên trong công ty. Tất cả những hành động tranh giành quyền lực trong
công ty sẽ chẳng đem lại cho ai một chút lợi ích gì. Sự thật ở đây là nếu
người ta lúc nào cũng phải canh chừng sau lưng mình thì hầu như họ không
thể tập trung được vào việc hoàn thành những mục tiêu của công ty, vì thế mà
hiệu quả làm việc cũng bị ảnh hưởng xấu.
7. Xây dựng một tinh thần tập thể vững mạnh thông qua xác định những giá
trị cốt yếu.
Khi phát triển một văn hóa làm việc có hiệu quả thì không gì có thể thay thế
được việc tạo dựng nên một tinh thần tập thể vững mạnh trong đội ngũ nhân
viên công ty. Để làm được điều đó mọi người trong công ty ấy cần phải cùng
cam kết với nhau rằng họ có chung một vài niềm tin nào đó.
Cách tốt nhất để mọi người trong công ty nhận thức được những niềm tin
họ cùng chia sẻ đó là thông qua những giá trị cốt yếu mà tất cả mọi người đều
chấp nhận và ở đó người ta trân trọng chính bản thân họ khi phục vụ cho mục
đích của công ty lẫn cá nhân.
Những giá trị này không những cho phép người ta có cảm giác về sự thành
công mà còn cả cảm giác đúng đắn về việc họ luôn kiên định với những
nguyên tắc mà bản thân họ trân trọng.
Trong nghiên cứu khảo sát của chúng tôi về văn hóa công ty, chúng tôi đã
phát hiện thấy một vài giá trị cốt yếu - đó là sự đổi mới, tính công bằng, sự
tôn trọng, khả năng thích ứng với những thay đổi, chú trọng vào khách hàng

và tinh thần trách nhiệm.
19


III. Kết Luận.
Đất nước ta rồi sẽ phát triển, các công ty, doanh nghiệp tư nhân sẽ
xuất hiện ngày càng nhiều hơn tham gia ngày càng tích cực hơn vào xây
dựng nền kinh tế của đất nước. Để tăng cường tính cạnh tranh trên sân nhà,
thiết nghĩ các cơ quan hữu quan và bản thân các doanh nghiệp nên quan tâm
nhiều hơn đến sự phát triển bền vững mà theo tôi một trong những bí quyết
đó là xây dựng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt nam
trong mỗi doanh nghiệp. Để môi trường văn hóa đó tự nó sẽ có sức cảm hóa,
động viên sự nỗ lực của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cũng cần phải ý thức sâu sắc rằng con đường xây dựng văn hóa
doanh nghiệp vững mạnh nhằm mục tiêu phát triển bền vững là một quá trình
không đơn giản, không thể chỉ trong vài tháng hay vài năm. Đây là một quá
trình lâu dài, bền bỉ của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nhưng nếu
chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, không đầu tư công sức thì bất kỳ
lúc nào chúng ta cũng thấy mình đang đi trên đầm lầy và không thể hy vọng
một ngày mai thành công. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta có
thể mượn câu nói của Lão Tử: “Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước nhỏ”.

20



×