Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân hồng phát nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.32 KB, 23 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh
ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và thử
thách cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi
doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình
hình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và ngược lại.
Việc thường xuyên phân tích tình tình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp
thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ của doanh nghiệp từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ mong muốn được áp dụng những kiến thức tài chính mà em đã
học để đi sâu tìm hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp, cũng như nhận thức
được tầm quan trọng củaviệc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với
sự hoạt động hiệu quả của chính doanh nghiệp đó, trong thời gian kiến tập tại
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang, em đã quyết định chọn nghiên cứu đề
tài: “Tình hình tài chính của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang” cho
báo cáo kiến tập của mình.
Nội dung báo cáo kiến tập gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu khải quát về doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của doanh tư nhân Hồng Phát Nha Trang.
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tình hình tài chính
của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh
nghiệp tư nhân Hồng Phát trong giai đoạn 2009-2011.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu khi thực hiện đề tài là
phương pháp so sánh và tổng hợp các số liệu thực tế thu thập được trong quá trình
kiến tập tại doanh nghiệp, bao gồm: các số liệu trên các báo cáo tài chính, các thông


tin tìm hiểu được từ việc trao đổi, phỏng vấn với các nhân viên trong doanh nghiệp,
nhất là nhân viên phòng kế toán tài chính.


2
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của các Thầy Cô khoa Tài chínhNgân hàng trường Đại học Ngoại thương cơ sở II, sự quan tâm hướng dẫn tận tình
của Thầy giáo Trịnh Ngọc Thanh, cùng với sự giúp đỡ của các cô, các anh, các chị
phòng Kế toán – Tài chính trong doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành báo cáo kiến tập này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế
nên đề tài không tránh được những sai sót và nhược điểm. Vì vậy em kính mong
nhận được sự góp ý của Qúy Thầy Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.


3

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
HỒNG PHÁT NHA TRANG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trong cơ chế đổi mới của thị trường, nền kinh tế biến chuyển mạnh mẽ sau
thời kỳ mở cửa của Nhà nước. Năm 2000, hòa nhịp theo sự phát triển này, doanh
nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang đã được thành lập theo giấy phép kinh doanh
số 4200286755 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 16 tháng 12
năm 2000.
Tên đầy đủ: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang
Mã số thuế: 4200286755
Trụ sở chính: 21 Lý Nam Đế, thành phốNha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (84-58) 881126
Fax: (84-58) 881126

Email:
Website: hongphatnhatrang.vn
Những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của doanh nghiệp tư
nhân Hồng Phát Nha Trang:
- Từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp luôn là một trong những doanh nghiệp
uy tín về xuất khẩu hải sản, kim ngạch xuất khẩu luôn duy trì trong top 50 toàn
thành phố.
-Tháng 2/2002, doanh nghiệp là thành viên của hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu thủy sản Việt Nam.
- Tháng 7/2005, doanh nghiệp liên tục cải tiến dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của thị trường ngày một đa dạng và rộng lớn.
- Tiêu chuẩn chất lượng doanh nghiệp đã đạt được : ISO 9001 phiên bản
2000, HACCP, GMP, SSOP, SOF 2000, BRC 2000, EU code DL.65.
Hiện nay mạng lưới cung cấp sản phẩm thủy sản đông lạnh tinh chế cao cấp
của trải rộng trên khắp thế giới, đó những khách hàng lớn gồm các nhà nhập khẩu
thủy sản và hệ thống siêu thị, nhà hàng của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu.


4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
1.2.1. Chức năng
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang chuyên sản xuất chế biến xuất
khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh (tôm, cá, mực, các loài nhuyễn thể…) từ sản
phẩm thô (xuất đông) đến sản phẩm chất lượng cao, cụ thể là cá block, cá IOF, cá
miếng áo bột, Ebifry, Nobashi, Sushi, tôm hấp, Tempura.
1.2.2. Nhiệm vụ
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang có nhiệm vụ chính sau đây :
- Tổ chức sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản theo chỉ tiêu kế hoạch. Doanh
nghiệp được xuất khẩu các mặt hàng do doanh nghiệp sản xuất chế biến và nhập
khẩu cho yêu cầu phát triển theo giấy phép của Bộ Thương mại, tham gia vào

chương trình xuất nhập khẩu của thành phố, được Ủy ban nhân dân thành phố cho
phép và phân bổ các hạn ngạch xuất nhập khẩu của thành phố.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hành chính và quản trị nhân sự
Bộ máy tổ chức hành chính của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức hành chính của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang

Ban giám đốc

PHÒNG
KẾ
TOÁNTÀI
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
HOẠCH

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang)
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang tổ chức theo mô hình hàng dọc,
quyền quyết định tập trung chủ yếu ở Ban giám đốc, trách nhiệm quản lý do các

phòng ban chức năng, các trưởng phòng thực hiện.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tiêu biểu như sau:
1. Ban giám đốc
Trực tiếp tổ chức và điều hành những hoạt động của doanh nghiệp theo đúng
luật, đúng điều lệ của doanh nghiệp. Đồng thời xác định mục tiêu, xây dựng phương
hướng phát triển của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính, đầu
tư phát triển…


5
2. Phòng kế toán-tài chính
Ghi chép đầy đủ chứng từ, cập nhật sổ sách chứng từ kế toán theo quy định
của pháp luật, phản ánh chân thực chính xác các số liệu về tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật, phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng
vốn, tài sản và vật tư sai mục đích,...
3. Phòng kế hoạch
Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
từng giai đoạn, thống kê tổng hợp sản xuất, điều độ sản xuất kinh doanh, lập dự
toán và thực hiện các nhiệm vụ khác từ Ban giám đốc.
1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp giai đoạn từ 2009-2011

Bảng 1.1: Tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát
qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
1.
2


Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ

2009

2010

2011

1.063.099.812

893.831.083

817.311.605

12.303.056

9.827.106

1.559.221


6
doanh thu
3
4


Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Giá vốn hàng bán

5

Lợi nhuận gộp

6

Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính

6.123.826

7.737.368

6.527.908

22.966.358

23.922.975

25.327.106

Trong đó: chi phí lãi vay

18.894.711


18.850.746

19.929.447

8

Chi phí bán hàng

72.581.081

38.359.470

27.704.542

9

Chi phí quản lý

15.156.293

13.996.572

15.842.495

10

6.545.213

4.340.786


4.425.947

11

Lợi nhuận thuần từ
họat động kinh doanh
Thu nhập khác

3.743.134

5.865.136

1.447.980

12

Chi phí khác

2.071.190

4.856.855

1.459.428

13

Lợi nhuận khác

1.671.944


1.008.280

11.448.778

14

Lợi nhuận trứơc thuế

8.126.157

5.349.066

4.414.498

15.

Thuế thu nhập DN

363.854

115.667

16

Lợi nhuận sau thuế

7.

1.050.796.756


884.003.977

815.752.384

939.763.672

811.121.540

748.980.201

111.034.083

72.882.436

66.772.183

8.126.157
4.975.212
4.298.831
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu của công ty qua từng năm có sự

giảm sút đáng kể. Lợi nhuận năm 2010 so với 2009 bị tụt rất mạnh (chỉ còn 65.6%),
đến 2011 lợi nhuận chỉ còn 61.1% so với 2009. Nguyên nhân chính là do trong giai
đoạn này doanh nghiệp phải thanh tóan các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Lợi
nhuận trước thuế trên doanh thu thuần giảm mạnh, năm 2009 là 0.77%, qua 2010
chỉ còn 0.6% và đến 2011 giảm còn 0.54%.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

HỒNG PHÁT NHA TRANG
2.1. Khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2009-2011
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (tóm tắt) của doanh nghiệp qua các năm 20092011
Đơn vị tính: nghìn đồng


7
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

416.915.200

286.156.345

496.844.677

1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
2 Khoản phải thu

3.964.930


1.048.350

5.290.950

77.824.962

54.155.208

86.396.206

310.270.287

212.107.154

391.459.933

4. Tài sản ngắn hạn khác

24.855.020

18.845.630

13.697.586

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

95.668.172

107.015.901


113.229.369

1. Tài sản cố định

95.668.172

93.868.990

96.434.236

2. Đầu tư tài chính dài hạn

-

-

-

3. Tài sản dài hạn khác

-

13.146.910

16.795.132

512.583.373

393.172.246


610.074.046

A. NỢ PHẢI TRẢ

387.175.742

283.083.321

500.747.140

1. Nợ ngắn hạn

380.528.833

278.240.279

487.856.029

6.646.908

4.843.041

12.891.110

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU

125.407.630

110.088.925


109.326.906

1. Vốn chủ sở hữu

121.375.458

108.637.480

109.306.252

4.032.171

1.451.445

200.653

512.583.373

393.172.246

610.074.046

3 Hàng tồn kho

TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN

2. Nợ dài hạn

2. Nguồn kinh phí, quỹ

khác
TỔNG NGUỒN VỐN

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang qua 3 năm)
2.1.1. Cơ cấu tài sản
Tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản:
Bảng 2.2: Bảng tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Chênh lệch (%)
10-09
11-10
(31.36)
73.64

Tài sản ngắn hạn

416.915 286.156

496.844

Tổng tài sản


512.583

393.172

610.074

(23.3)

55.17

Tài sản ngắn hạn/ Tổng
tài sản

81.34%

72.78%

81.44%

(8.56)

8.66


8
Qua bảng phân tích ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp có mức biến động
mạnh trong giai đoạn 2009-2011, từ 2009-2010 TTS giảm 23,3%, sang 2011 tăng
trở lại và vượt mức đã đạt được năm 2009 (mức tăng tương đối 73,64%). Trong đó:
- 2009 tỉ trọng TSNH trong tổng tài sản là 81,34%. Đến 2010 TTS giảm
23,3% nhưng TSNH giảm 31,36%, nhiều hơn mức giảm tương đối của TTS. Do đó

tỉ trọng TSNH/ TTS giảm xuống, còn 72,78%. Nguyên nhân của biến động âm này
chủ yếu là vì giá trị HTK của doanh nghiệp giảm 31,64%. Lượng tiền mặt trong
doanh nghiệp giảm hơn 2/3 so với 2009. Năm 2010 doanh nghiệp đã thu nhỏ quy
mô sản xuất, tập trung tiêu thụ lượng hàng tồn kho và thu hồi các khoản nợ.
Tỉ suất đầu tư:
Bảng 2.3: Tỉ suất đầu tư qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Chênh lệch(%)

Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Tỉ suất đầu tư tổng
quát (%)
Tỉ suất đầu tư tài sản
cố định (%)

95.668
95.668
512.583

107.015

93.868
393.172

113.229
96.434
610.074

11.86
(1.88)
(23.3)

5.8
2.73
55.17

18.66

27.22

18.56

8.56

(8.66)

18.66

23.87

15.8


5.21

(8.07)

- Giai đoạn 2009-2010: Năm 2010 TSĐT tổng quát đã tăng 9,06%, trong đó
TSĐT tài sản cố định là 23,87% tăng 5,21%. Nguyên nhân tăng không đến từ việc
doanh nghiệp đầu tư thêm vào TSCĐ (TSCĐ giảm 1,88% so với 2009) mà do chi
phí trả trước dài hạn tăng. TTS giảm khiến cả TSĐT tổng quát và TSĐT tài sản cố
định tăng, trong đó TSĐT tổng quát tăng 8.56%, TSĐT tài sản cố định tăng 5,21%.
-Giai đoạn 2010-2011: năm 2011 TSDH tăng nhẹ (5,8%) trong đó TSCĐ
tăng 2.73%. Tuy nhiên TSĐT tổng quát của doanh nghiệp giảm, thấp hơn 2005, ở
mức 18,56%. Lý giải cho điều này là TTS tăng đột biến 55,17%, trong đó chủ yếu
là TSNH.
2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn
Tỉ suất nợ:


9
Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất nợ qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ (%)

2009

2010


2011

387.175
512.583
75.53

283.083
393.172
72

500.747
610.074
82.08

Chênh lệch (%)
10-09
11-10
(26.88)
76,89
(23.3)
55,17
(3.53)
10,08

-Giai đoạn 2009-2010: năm 2009 các khoản phải trả của doanh nghiệp đã
giảm tới 26,88%. Tổng nguồn vốn cũng giảm 23,3%, thấp hơn mức giảm của nợ
nên tỉ suất nợ giảm 3,53% xuống còn 72%. Doanh nghiệp đã giảm cường độ sản
xuất, tăng cường tiêu thụ lượng thành phẩm tồn kho và trả bớt nợ ngắn hạn. Giá trị
hàng tồn giảm từ 310.270 xuống 212.107
-Giai đoạn 2010-2011: Năm 2011 quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng

vọt tuy nhiên nợ phải trả cũng tăng rất mạnh 76,89% do đó tỷ suất nợ cũng tăng
theo, lên đến 82,08% (tăng 10,08%).
Tỉ suất tự tài trợ:
Bảng 2.5: Phân tích tỉ suất tự tài trợ qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu

Chênh lệch

2009

2010

2011

Vốn chủ sở hữu

125.407

110.088

109.326

(12.21%)

(0.7%)

Tổng nguồn vốn

512.583


393.172

610.074

(23.3%)

55.17%

10-09

11-10

Tỷ suất tự tài trợ(%)
24.47
28
17.92
3.53
(10.08)
-Giai đoạn 2009-2011: mặc dù tổng nguồn vốn của doanhn nghiệp tăng gấp
rưỡi (55,17) nhưng VCSH lại có xu hướng giảm, thay vào đó là nợ tăng do đó
TSTTT tiếp tục giảm, còn 17,92%. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn cần rất
nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, thể hiện ở mức nợ
vay ngân hàng tăng cao. Nợ ngắn hạn trong 2009 là 269.076 thì đến 2011 là
474.206.
2.2. Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
2.2.1. Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích khoản phải thu:



10
Bảng 2.6: Tình hình biến động và các chỉ số liên quan đến khoản phải thu qua các
năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Khoản phải thu
Tài sản lưu động
Khoản phải trả
Khoản phải thu/ tài
sản lưu động (%)
Khoản phải thu/khoản
phải trả(%)

Chênh lệch
10-09
11-10
(30.41%)
59.53%
(31.36%)
73.63%
(26.89%)
76.89%

2009

2010

2011

77.824

416.915
387.175

54.155
286.156
283.083

86.396
496.844
500.747

18.67

18.92

17.39

0.25

(1.53)

20.1

19.13

17.25

(0.97)

(1.88)


Qua phân tích, ta thấy năm 2010 so với 2009: cả khoản phải thu (KPT) và tài
sản lưu động, khoản phải trả đều giảm. Tuy nhiên tỉ lệ KPT/tài sản lưu động 2010
lại tăng 0,25%, còn tỉ lệ KPT/ khỏan phải trả giảm 0,97%. Lý do nằm ở chỗ tốc độ
giảm của KPT thấp hơn của TSLĐ nhưng lại cao hơn của khoản phải trả.
2011 tỉ lệ KPT/tài sản lưu động và KPT/khoản phải trả giảm so với 2010, do
tốc độ tăng KPT thấp hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và khoản phải trả. Tỉ lệ
KPT/khoản phải trả tiếp tục giảm do mức tăng tương đối của khoản phải trả
(76,89%) cao hơn mức tăng tương đối của KPT (59,53%).
Phân tích các khoản phải trả:

Bảng 2.7: Tình hình biến động các khoản phải trả qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Khoản phải trả
Tài sản lưu động
Khoản phải trả/ tài
sản lưu động(%)

2009

2010

2011

387.175
416.915

283.083
286.156


500.747
496.844

92,87

98,93

100,78

Chênh lệch
11-10
10-09
(26,89%)
76,89%
(31,36%)
73,63%
6,06

1,85


11
Qua bảng phân tích ta thấy tỉ lệ khoản phải trả/ tài sản lưu động có xu hướng
tăng trong giai đoạn 2009-2011. Riêng 2009 doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất và
tập trung tiêu thụ lượng thành phẩm tồn kho, thu hồi các khoản nợ và trả nợ ngân
hàng, do đó cả tài sản lưu động và khoản phải trả đều giảm. Mức giảm tương đối
của tài sản lưu động cao hơn nên tỉ lệ này tăng (6,06%). 2011, khoản phải trả và tài
sản lưu động tăng mạnh, và tỉ lệ giữa chúng cũng tăng, điều này thể hiện lượng vốn
do doanh nghiệp chiếm dụng của các đơn vị khác tăng. Dấu hiệu này cho thấy

doanh nghiệp cần lưu ý và có các điều chỉnh kịp thời vì doanh nghiệp có xu hướng
mắc nợ nhiều hơn.
2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Bảng 2.8: Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
ngắn hạn

2009

2010

2011

416.915
380.528

286.156
278.240

496.844
487.856

1,096

1,028


1,018

Chênh lệch
10-09
11-10
(31,36%)
73,63%
(26,88%)
75,34%
(0,068)

(0,01)

Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy hệ số thanh toán ngắn
hạn của doanh nghiệp qua 3 năm có chiều hướng giảm dần. Năm 2009 tỉ lệ này là
1,096 lần, sang 2010 giảm 0,068 lần và đến 2011 tiếp tục giảm 0,01 lần. Nguyên do
là trong 2010 cả TSNH và NNH của doanh nghiệp đều giảm, nhưng TSNH của
doanh nghiệp lại có tốc độ giảm nhanh hơn NNH. Đến 2011 biến động theo chiều
ngược lại, do đó tỉ lệ này vẫn giảm mặc dù cả TSNH và NNH tăng. Mặc dù hướng
chung là giảm nhưng tỉ lệ này vẫn giữ được ở mức trên 1, cho thấy doanh nghiệp
vẫn có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh:
Bảng 2.9: Phân tích khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Tiền+Khoản phải thu

2009


2010

2011

81.789

55.203

91.687

Chênh lệch
10-09
11-10
(32,5%)
66%


12
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
nhanh

380.528

278.240

487.856

(26,88%)


75,34%

0,215

0,198

0,188

(0,017)

(0,01)

Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp khá thấp, mức cao nhất
cũng chỉ khoảng 0,215 (năm 2009), chứng tỏ khả năng chi trả nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi giá trị hàng tồn kho – là loại tài sản có tính
thanh khoản thấp. Điều này cho thấy độ rủi ro cao trong sản xuất kinh doanh vì
doanh nghiệp không có khả năng chi trả ngay cho các khoản nợ ngắn hạn. Hơn nữa
hệ số này có xu hướng giảm, do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp cải thiện để
tránh trường hợp vỡ nợ do không chi trả được nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn.
Khả năng thanh toán tức thời:
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu

2009

2010

2011

Tiền


3.964

1.048

Nợ ngắn hạn

380.528

Hệ số thanh toán tức 0,01

Chênh lệch
09-10

11-10

5.290

(73,56%)

404,77%

278.240

487.856

(26,88%)

75,34%


0,004

0,011

(0,006)

0,007

thời
Qua bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời ta thấy đến 2011 được cải
thiện đôi chút (tăng 0,001 so). Năm 2009 hệ số thanh toán tức thời giảm 0,006 do cả
lượng tiền và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đều giảm, nhưng tốc độ giảm của tiền
mặt cao hơn dẫn tới chỉ số này giảm. 2011 cả tiền và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
đều tăng, nhưng tiền có mức biến động vượt trội hơn (404,7%) vì thế hệ số thanh
toán tức thời của doanh nghiệp cũng được đẩy lên 0,011. Năm 2011 đánh dấu bước
chuyển của doanh nghiệp trong chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ, dẫn đến
lượng tiền mặt thu về tăng mạnh.
2.3. Phân tích khả năng luân chuyển vốn
2.3.1. Luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.10: Luân chuyển hàng tồn kho qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng


13
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Trị giá HTK đầu kỳ
Trị giá HTK cuối kỳ
Trị giá HTK bình
quân

Số vòng quay HTK
Thời gian tồn kho

2009

2010

Chênh lệch(%)

2011

10-09

11-10

939.763
347.175

811.121
310.270

748.980
212.107

(13,69%)

(7,67%)

(10.63%)


(31,64%)

310.270

212.107

391.459

(31,64%)

84,56%

328.722

261.188

301.783

(20.54%)

15.54%

2.86

3.1

2.48

0.24


(0.62)

125

116

145

(9)

29

Như vậy từ bảng phân tích luân chuyển HTK ta có thể thấy số vòng quay HTK
có xu hướng giảm, thể hiện tình hình bán ra của doanh nghiệp có xu hướng chậm lại, dẫn
đến vốn bị ứ đọng, gây cản trở cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.3.2. Luân chuyển vốn lưu động ròng
Bảng 2.11: Luân chuyển vốn lưu động ròng qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu

2009

Doanh thu thuần
1.050.796
Tài sản ngắn hạn
416.915
Nợ ngắn hạn
380.528
TSNH – NNH
36.387

Số vòng quay VLĐR
28,88
Số ngày quay vòng
12
VLĐR

2010

2011

884.003
286.156
278.240
7.916
110,28

815.752
496.844
487.856
8.988
90.76

3

4

Chênh lệch
10-09
11-10
(15,87%)

(7,72%)
(31,36%)
73,63%
(26,88%)
75,34%
(78,24%)
13,54%
81,14
(19,52)
(9)

1

Giai đoạn 2009-2010: năm 2009 số vòng quay VLĐR của doanh nghiệp là
110,28 vòng, mỗi vòng 3 ngày. So với 2009 số vòng quay tăng mạnh 81,14 vòng và
số ngày quay vòng giảm 9ngày/ vòng. Nguyên nhân là do hiệu số (TSNH – NNH)
giảm mạnh 78,24% trong khi DTT chỉ giảm 15,87%. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn của công ty trong 2010 tốt hơn 2009 rất nhiều. Doanh nghiệp giảm thiểu
việc ứ đọng vốn từ đó tăng tốc vòng quay sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn 2010-2011: 2011 DTT giảm còn hiệu số (TSNH – NNH) tăng
13,54% khiến số vòng quay VLĐR giảm 19,52 vòng và do đó tăng 1ngày/ vòng
quay. Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay


14
vốn ngày càng dài hơn, như vậy trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp có giảm.
Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động
qua 3 năm có xu hướng tăng và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh
doanh để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần có xu hướng giảm; tốc độ luân chuyển vốn

lưu động tăng giúp hạn chế việc ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn bởi các doanh
nghiệp khác.
2.4. Phân tích khả năng sinh lời:
2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động:
Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu

2009

Lợi nhuận thuần
6.545
Doanh thu thuần
1.050.796
Tỷ suất lợi nhuận
0,62
họat động (%)

2010

2011

4.340
884.003

4.425
815.752

0,49


0,54

Chênh lệch (%)
10-09
11-10
(33,69)
1,96
(15,87%)
(7,72%)
(0,13)

0,05

Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận hoạt động là 0,49 %, điều này có nghĩa là cứ 100
đồng doanh thu sẽ mang tới 0,49 đồng lợi nhuận, nếu so với 2009 thì đã giảm 0,13
đồng. Đến 2011, 100 đồng doanh thu mang lại 0,54 đồng lợi nhuận, tăng 0,05 đồng
so với 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2010 lợi nhuận thuần của công ty giảm
mạnh ( giảm 33,69%). Doanh thu thuần 2010 giảm 15,87% trong khi đó các chi phí
chủ yếu như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý chỉ giảm nhẹ hoặc
tăng làm cho lợi nhuận thuần giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của doanh thu
Sang 2011 lợi nhuận thuần tăng nhẹ ( tăng 1,96%) và doanh thu thuần tiếp
tục giảm, do đó chỉ số lợi nhuận họat động tăng trở lại ( tăng 0,05%). Nhìn chung
chỉ số lợi nhuận họat động của công ty vẫn có chiều hướng giảm.
2.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế

2009

8.126

2010
5.349

2011
4.414

Chênh lệch (%)
10-09
11-10
(34,17)
(17,48)


15
Doanh thu thuần
1.050.796
Tỷ suất lợi nhuận trên
0,77
doanh thu (%)

884.003

815.752

(15,87%)

(7,72%)


0,61

0,54

(0,16)

(0,07)

Qua bảng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm từ
2009-2011 ta thấy chỉ số này giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2009 tỷ lệ này là
0,77%, tức là 100 đồng doanh thu thì mang tới 0,77 đồng lợi nhuận. 2010 giảm
xuống 0,16 đồng và bước qua 2011 tiếp tục giảm thêm 0,07 đồng. Mức độ chênh
lệch LNTT và doanh thu thuần qua các năm lý giải cho hiện tượng đi xuống này.
LNTT năm 2010 giảm mạnh so với 2009 ( 34,17%) , các khoản mục giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý không có biến động lớn trong khi doanh
thu thuần giảm, tốc độ giảm của LNTT lại cao hơn tốc độ giảm của doanh thu
thuần do đó mà tỷ suất lợi nhuận giảm.
Năm 2011, LNTT tiếp tục giảm, tuy mức giảm tương đối là 17,48% chỉ bằng một
nửa so với mức giảm của năm trước và doanh thu thuần cũng giảm, nhưng mức giảm thấp
hơn (7,72%) khiến tỷ lệ này nối tiếp đà giảm dù đã giảm nhẹ hơn so với 2010.
Mặt khác chỉ số này cũng rất thấp, mức cao nhất trong 3 năm cũng chỉ là
0.77%. Do đó trong những năm tới để giúp cải thiện dần chỉ tiêu này doanh nghiệp
cần có các biện pháp giảm thiểu chi phí để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận.
2.4.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản
Bảng 2.14: Tỷ suất sinh lời của tài sản qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời của

tài sản (%)

2009

2010

Chênh lệch (%)
10-09
11-10
4.414
(34,17)
(17,48)
610.074
(23.3)
55.17

2011

8.126
512.583

5.349
393.172

1,59

1,36

0,72


(0,23)

(0,64)

Từ bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2010
cứ 100 đồng đem đầu tư vào tài sản sẽ thu về 1,36 đồng lợi nhuận, so với 2009 là đã
giảm 0,23 đồng, TTS giảm 23,3% nhưng lại thấp hơn mức giảm tương đối của
LNTT (34,17%), chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp có phần giảm
hơn.


16
Sang 2011 tỷ lệ này giảm gần phân nửa, còn 0,72%. Nguyên nhân là do
LNTT tiếp tục giảm nhưng TTS lại tăng rất mạnh, lên đến 55,17% so với 2010.
Điều này cho thấy mặc dù mở rộng quy mô kinh doanh nhưng doanh nghiệp chưa
cải thiện được hiệu quả sử dụng tài sản, mặc khác lợi nhuận còn có phần giảm. Đây
là dấu hiệu đáng lưu ý cho doanh nghiệp khi mà khả năng sinh lời của công ty ngày
càng giảm. Doanh nghiệp cần có những chiến lược phù hợp để cải thiện tình hình
lợi nhuận trong điều kiện gia tăng sản xuất kinh doanh.
2.4.4. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE
Bảng 2.15: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE qua các năm 2009-2011
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Lợi nhuận trước thuế
Vốn chủ sở hữu

2009

2010


2011

8.126
125.407

5.349
110.088

6,48

4,86

ROE (%)

Chênh lệch (%)
10-09

11-10

4.414
109.326

(34,17)

(17,48)

(12,21)

(0,69)


4,04

(1,62)

(0,82)

Nhìn chung qua 3 năm ta thấy chỉ số ROE của doanh nghiệp có chiều hướng
giảm, chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ngày càng giảm. Cụ thể là
năm 2010 chỉ số này còn 4,86%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang về
4,86 đồng lợi nhuận, giảm 1,62 đồng so với 2009. Đến 2011 tiếp tục giảm thêm
0,82 đồng nữa, còn lại 4,04 đồng. Cả LNTT và vốn chủ sở hữu đều giảm qua 3
năm, nhưng LNTT luôn có mức biến động tương đối cao hơn, do đó mà tỷ suất sinh
lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng giảm.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Điểm mạnh
Năm 2009 hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến
doanh nghiệp đã từng bước mở rộng kinh doanh thể hiện ở mức doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.050.796.756 nghìn đồng. Đó là vì các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang nói
riêng đã có được rất nhiều thuận lợi sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh đó,
những mặt hàng chế biến xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp với tiêu chuẩn chất


17
lượng cao,mẫu mã đa dạng, đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn khắt khe của thị
trường nên tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Thông qua việc phân tích tình khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta
cũng thấy được doanh nghiệp đang nỗ lực giảm mức tồn đọng tài sản lưu động bằng
cách giảm đáng kể lượng hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí đồng thời gia tăng tiền
và các khoản tương đương tiền để cải thiện hơn nữa khả năng thanh toán.

Hiện tại, doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho bộ phận nghiên cứu thị
trường, một bộ phận không thể thiếu trong giai đoạn cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp nội địa và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tăng.Với đội
ngũ nhân viên có năng lực, doanh nghiệp đã nắm bắt kịp thời, chính xác những
thông tin về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, tránh được những thiệt hại do biến
động về giá cả và mở rộng thị phần, chủ động hơn nữa trong sản xuất kinh doanh.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, doanh nghiệp cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn.
Đầu tiên là tình trạng công nợ cao dẫn đến mất cân đối nguồn vốn của doanh
nghiệp. Mặc dù đã nỗ lực trong việc tăng tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn và
giảm lượng hàng tồn kho để cải thiện khả năng thanh toán nhưng việc nợ ngắn hạn
luôn ở mức cao khiến khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở mức hạn chế.
Đồng thời các khoản phải thu cũng ít hơn so với nợ phải trả. Mặc dù đã cố gắng thu
hồi nợ nhưng tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động lại có xu
hướng tăng cho thấy tình trạng thu hồi nợ khó đòi của doanh nghiệp chưa đạt được
hiệu quả như mong đợi.
Thứ hai là nỗ lực giảm mức tài sản lưu động bằng cách giảm lượng hàng tồn
kho để tiết kiệm chi phí nhưng doanh nghiệp lại sử dụng không hiệu quả các nguồn
chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2011,
những chi phí trên tăng cao khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đi
đáng kể.
Thứ ba, tỷ suất nợ luôn ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn
cân nợ để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận. Việc sử dụng đòn cân nợ làm mức
độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.


18
Thứ tư là tình trạng thiếu vốn cùng với các chi phí đầu vào tăng cao. Cuối
năm 2011, chi phí đầu vào tăng 30-35% trong khi thị trường xuất khẩu xuất khẩu bị

thu hẹp là những trở ngại mà doanh nghiệp đang vướng phải trong thời điểm vốn
đang chồng chất khó khăn này. Do phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều phải
vay vốn ngân hàng để làm vốn lưu động nên khi dòng vốn này bị chặn lại và bị
ngân hàng thu hồi vốn lại do sợ rủi ro đã tạo nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp trong
việc tìm kiếm và khai thác thêm thị trường mới.


19

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HỒNG PHÁT
NHA TRANG
3.1. Triển vọng phát triển của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang
3.1.1. Cơ hội
Theo đánh giá của VASEP, năm nay giá lúa mỳ, đậu nành,… có thể sẽ giảm
khoảng 15% so với năm ngoái, kéo theo giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục giảm
mạnh, dẫn đến giá đầu ra của sản phẩm chế biến sẽ giảm. Điều này sẽ tạo được lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu.
Năm 2012, Nhà nước cũng thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát ở mức 9%, ngân hàng giảm lãi suất ngay từ đầu năm 2012... Đây cũng
là những điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp đầu tư mở rộng phát triển sản xuất.
3.1.2. Thách thức
Doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn khi hạn mức vay bị thắt chặt khiến
doanh nghiệp phải điều chỉnh lại cơ bản hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chi phí sản xuất tăng cao trong vòng một năm qua, với mức tăng hầu hết
10 - 30% ở các hạng mục(lương công nhân, điện, nước, xăng dầu, bao bì...) trong
khi giá xuất khẩu thì không có mức tăng với tỷ lệ tương ứng làm giảm tỷ suất lợi
nhuận, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
3.2. Định hướng hoạt động của doanh nghiệp

Mở rộng công tác tiếp thị cả trong và ngoài nước. Giữ chặt mối quan hệ với
các khách hàng để giành thêm các hợp đồng kinh doanh mới. Duy trì, phát huy
quyền tự chủ kinh doanh, mở rộng, phát triển của doanh nghiệp trên cơ sở chiến
lược chung có tính đến hiệu quả đầu tư và sự phân công phạm vi, lĩnh vực, thị
trường cho từng đơn vị.
Đưa ra những chính sách giá hợp lý hơn để nâng cao tính cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác, những chính sách ưu đãi cho khách hàng để được sự ủng hộ
hơn đối với doanh nghiệp. Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, tự hoàn thiện hơn
nữa về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Đưa cán bộ, nhân viên đi tập huấn trong và ngoài nước. Đảm bảo mức tăng
trưởng bền vững và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chế biến hàng
thủy sản xuất khẩu.


20
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của doanh
nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang
3.3.1. Về tình hình huy động vốn
Dựa vào kết quả phân tích ta thấy hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng một
cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn vay. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia
tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp họat động hiệu quả,
nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để
giảm bớt rủi ro công ty nên kết hợp giảm bớt nguồn vốn vay và nhanh chóng thu
hồi các khỏan nợ để đưa vào vốn sản xuất.
3.3.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Doanh nghiệp cần cải thiện tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc
biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện điều đó cần quản trị tốt tiền mặt
và khoản phải thu. Việc quản trị tốt mục này giúp doanh nghiệp giảm lượng vốn bị
ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách

hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thanh tóan, tránh tình
trạng thanh tóan chậm trễ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
3.3.3. Biện pháp nâng cao khả năng sinh lời
Doanh nghiệp cần phải tập trung đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên có khả
năng nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá và đưa ra những phân tích về biến động của thị
trường, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đối phó với những thay đổi bất ngờ có
ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm giúp
doanh nghiệp hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời.
3.4. Một số kiến nghị
Đối với ngành ngân hàng: Khuyến khích các ngân hàng tham gia quỹ hỗ trợ
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ. Các ngân hàng thương mại cần tăng
cường tiếp thị với tư cách ngân hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp,
phối hợp với quỹ bảo lãnh tín dụng, các quỹ khác nhằm tăng cường cung cấp tín
dụng cho doanh nghiệp.
Đối với cơ quan nhà nước: Tạo điều kiện nâng cao năng lực tài chính của
doanh nghiệp bằng cách đầu tư phát triển nguồn nhân lực và công nghệ; hỗ trợ đăng
ký, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp; tổ chức các cuộc


21
giao lưu giữa các doanh nghiệp trong nước với các đối tác cùng ngành trong và
ngoài nước nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp

KẾT LUẬN


22
Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tấm gương phản ánh trung
thực nhất mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài
chính, các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh

doanh của doanh nghiệp, đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động
của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó đưa ra các
quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp nào, tình hình tài chính của doanh nghiệp
tư nhân Hồng Phát Nha Trang là một vấn đề đáng quan tâm của ban lãnh đạo doanh
nghiệp cũng như các đối tượng khác có liên quan. Tình hình tài chính, quy mô tài
sản, nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng
như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp có sự tăng trưởng
vượt bậc song bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn đọng cần phải khắc phục để
từng bước đứng vững trên thương trường.
Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã đưa ra những đề xuất
nhằm cải thiện tình hình huy động vốn, khả năng thanh toán cũng như biện pháp
nhằm nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp
cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, khả năng phân tích còn hạn chế, những
đề xuất của em vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Nhà trường, ThS. Trịnh Ngọc
Thanh và toàn thể các anh chị trong phòng Kế toán- Tài chính đã giúp em hoàn
thành đề tài thực tập giữa khóa này.


23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S. Lê Mai Linh, Giáo trình Kế toán và Thuế doanh nghiệp, 2004, NXB
Thống kê.
2. Th.S. Trần Đình Nguyên, 2004, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB
Chính trị quốc gia.
3. PGS. TS. Trương Bá Thanh, 2005, Giáo trình phân tích họat động kinh
doanh, NXB Thống kê.

4. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát Nha Trang
năm 2009-2011.
5. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
Hồng Phát Nha Trang năm 2009-2011



×