Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 222 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
————————————

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH HOÀ BÌNH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP


0

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
————————————

BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH HOÀ BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:

62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Dương Nga
PGS.TS. Lê Thanh Hà

HÀ NỘI, 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Bùi Thị Phương Thảo


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga và
PGS.TS. Lê Thanh Hà là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về
mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viên Nông nghiệp Việt
Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giáo
viên và cán bộ nhân viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là
các thầy, cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng, cùng toàn thể bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn
thành quá trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, Sở
Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh
Hòa Bình,Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình; Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật,
Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Hòa Bình; UBND các huyện trong
tỉnh Hòa Bình; UBND xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm
Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông-Khuyến lâm các huyện Cao
Phong, Lạc Sơn và Thành phố Hòa Bình, các hộ nông dân tại tỉnh Hòa Bình,
trường Trung học Kinh tế-Kỹ thuật Hoà Bình…đã tạo điều kiện giúp tôi thu
thập số liệu và những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận án

Bùi Thị Phương Thảo

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vii
Danh mục các bảng ........................................................................................................ viii

Danh mục hình, sơ đồ ..................................................................................................... xii
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii
Thesis Abstract ............................................................................................................... xv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp ......................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp........................... 5


2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................... 5
2.1.2. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ................................... 12
2.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển ........ 16
2.1.4. Nội dung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ...... 19
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ........ 23
2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ..................... 30

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp trên thế giới ......... 30
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở một số địa
phương Việt Nam ............................................................................................... 34

iii


2.3.

Một số nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ................ 41

Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 43
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 45

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 45
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ............................................................................... 47
3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Hòa Bình ............................................................................................................. 52

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 53

3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 53
3.2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 54
3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 56
3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 58
3.2.5. Phương pháp phân tích ....................................................................................... 61
3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 62

3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ................ 63
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ........... 63
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp .................. 64
3.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ........ 64
3.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hệ thổng y tế ................................... 65
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 65
Phần 4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Ngành nông nghiệp tỉnh
Hoà Bình ............................................................................................................ 66
4.1.

Quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình .............................. 66

4.1.1. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tham gia hoạt động ................................... 66
4.1.2. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp không tham gia hoạt động ........................ 71
4.2.

Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ......................... 72


4.2.1. Trình độ học vấn ................................................................................................. 72
4.2.3. Năng lực làm việc ............................................................................................... 76
4.2.4. Phẩm chất đạo đức .............................................................................................. 89
4.2.5. Thể lực nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ............................... 91
4.3.

Cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình ................................ 93

iv


4.3.1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật ............................................................................ 93
4.3.2. Độ tuổi, giới tính, dân tộc ................................................................................... 96
4.4.

Kết quả sử dụng lao động ngành nông nghiệp .................................................... 98

4.4.1. Năng suất lao động ngành nông nghiệp .............................................................. 98
4.4.2. Năng suất một số cây hàng năm ......................................................................... 99
4.4.3. Giá trị sản phẩm thu được ................................................................................. 100
4.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp tỉnh Hòa Bình ........................................................................................ 100

4.5.1. Trình độ phát triển kinh tế ................................................................................ 100
4.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp .................................. 102
4.5.3. Thu nhập của lao động ngành nông nghiệp ...................................................... 108
4.5.4. Tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp .................... 109

4.5.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ............................... 112
4.5.6. Thị trường lao động .......................................................................................... 113
4.5.7. Điều kiện tự nhiên, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc ................................. 115
4.5.8. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ..................................................................... 117
4.6.

Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
Hòa Bình ........................................................................................................... 118

Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 119
Phần 5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển Nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp tỉnh hoà bình ................................................................................ 121
5.1.

Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình
đến năm 2020 .................................................................................................... 121

5.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
Hoà Bình đến năm 2020 ................................................................................... 121
5.1.2. Các căn cứ để đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 ................................................................ 124
5.2.

Các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 ................................................................ 128

5.2.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp....................................................................................................... 128
5.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng ............................................................. 130


v


5.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao thu nhập đối với lao động ngành nông nghiệp ....... 136
5.2.4. Nhóm giải pháp về tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp....................................................................................................... 137
5.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp....................................................................................................... 138
5.2.6. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường lao động ........................................... 140
5.2.7. Giải pháp về nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật
của cán bộ nông nghiệp .................................................................................... 142
5.2.8. Nhóm giải pháp về thực hiện tốt chính sách y tế đối với lao động ngành
nông nghiệp....................................................................................................... 143
Phần 6. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 145
6.1.

Kết luận ............................................................................................................. 145

6.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 146

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án .................................... 148
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 149
Phụ lục .......................................................................................................................... 160

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHXHCNVN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GTSX


Giá trị sản xuất

HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

HĐND

Hội đồng Nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

LĐTBXH

Lao động-Thương binh và Xã hội

LHQ

Liên Hợp quốc

MPI

Chỉ số nghèo đói đa chiều (Multidimensional Poverty Index)


NN

Nông nghiệp

NNL

Nguồn nhân lực

PTBQ

Phát triển bình quân

PTNT

Phát triển nông thôn

SAVY

Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam
(Surver Assessment of Vietnamese Youth)

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TTDN

Trung tâm dạy nghề

THCS


Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (United Nations
Development Programme)

VTVL

Vị trí việc làm

YNTK

Ý nghĩa thống kê

WB

Ngân hàng Thế giới (World bank)

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thu nhập và một số chỉ tiêu của Việt Nam năm 2011, 2013 ....................... 13
Bảng 2.2.

Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp và mức độ đóng góp vào GDP của
ngành nông nghiệp ở một số nước đang phát triển giai đoạn 1996-2012 ........ 17

Bảng 2.3. Tỷ lệ GDP và lao động ngành nông nghiệp Việt Nam 2011-2020 .............. 35
Bảng 2.4. Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam chia theo
trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2013 ..................................................... 36
Bảng 2.5. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 .......................................... 37
Bảng 2.6. Thu nhập và chi tiêu cho đời sống, giáo dục, y tế chia theo vùng thành
thị, nông thôn Việt Nam năm 2010, 2012 .................................................... 37
Bảng 3.1. Số liệu thống kê dân số và lao động của tỉnh Hoà Bình giai đoạn
2011-2013 .................................................................................................... 47
Bảng 3.2. Lao động chia theo ngành kinh tế tỉnh Hoà Bình 2011-2013 ...................... 48
Bảng 3.3. GDP theo giá hiện hành và cơ cấu GDP các ngành kinh tế của tỉnh
Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 .................................................................... 49
Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình năm 2013, 2014 ............ 50
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành và cơ cấu giá trị sản xuất của
ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 ............................. 52
Bảng 3.6. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các huyện trong tỉnh
Hoà Bình năm 2013 (giá so sánh) ................................................................ 56
Bảng 3.7. Số hộ trung bình chia theo lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chính
của hộ ........................................................................................................... 57
Bảng 3.8. Mẫu điều tra nông dân ................................................................................. 59
Bảng 3.9. Mẫu điều tra đội ngũ cán bộ nông nghiệp.................................................... 61
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu lao động ngành nông nghiệp theo tính chất lao

động của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 ............................................. 66
Bảng 4.2. Số lượng và cơ cấu cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh
Hoà Bình năm 2013 ..................................................................................... 67
Bảng 4.3. Vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo chức danh nghề nghiệp
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình năm 2014............................. 68

viii


Bảng 4.4. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo cách tiếp
cận về lĩnh vực sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình năm
2006, 2011 ................................................................................................69
Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ người thất nghiệp trong tuần lễ điều tra của tỉnh Hoà
Bình giai đoạn 2011-2013 ............................................................................ 70
Bảng 4.6. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn không tham gia hoạt động
kinh tế giai đoạn 2011-2013 của tỉnh Hoà Bình và cả nước ........................ 71
Bảng 4.7. Số lượng học sinh dự kiến tốt nghiệp hệ trung cấp của trường Trung
học Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình giai đoạn 2014-2017 ............................... 72
Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh
năm 2013 ...................................................................................................... 73
Bảng 4.9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh chia
theo lĩnh vực đào tạo năm 2013 ................................................................... 74
Bảng 4.10. Trình độ đào tạo của cán bộ nông nghiệp cấp huyện năm 2013 .................. 74
Bảng 4.11. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp xã giai
đoạn 2010-2013 ........................................................................................... 75
Bảng 4.12. Cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh tự đánh giá khả năng làm việc ...................... 77
Bảng 4.13. Cán bộ nông nghiệp cấp huyện đánh giá khả năng của cán bộ nông
nghiệp cấp tỉnh ............................................................................................. 78
Bảng 4.14. Cán bộ quản lý cấp huyện tự đánh giá về khả năng làm việc ...................... 80
Bảng 4.15. Cán bộ kỹ thuật cấp huyện tự đánh giá về khả năng làm việc ..................... 82

Bảng 4.16. Cán bộ cấp tỉnh và cán bộ cấp xã đánh giá cán bộ cấp huyện về khả
năng chuyên môn, năng lực quản lý ............................................................ 83
Bảng 4.17. Cán bộ nông nghiệp cấp xã tự đánh giá khả năng làm việc ......................... 84
Bảng 4.18. Nông dân đánh giá năng lực của khuyến nông viên, thú y viên .................. 86
Bảng 4.19. Nông dân tự đánh giá về kiến thức và khả năng làm việc tiếp cận theo
vùng sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 88
Bảng 4.20. Nông dân tự đánh giá về kiến thức, năng lực làm việc theo cách tiếp
cận về lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp ......................................... 89
Bảng 4.21. Cán bộ cấp tỉnh tự đánh giá về phẩm chất đạo đức ..................................... 90
Bảng 4.22. Cán bộ cấp huyện tự đánh giá về phẩm chất đạo đức .................................. 90
Bảng 4.23. Cán bộ nông nghiệp cấp xã tự đánh giá phẩm chất đạo đức ........................ 91
Bảng 4.24. Chỉ số phát triển con người HDI năm 2010, 2012 ....................................... 92

ix


Bảng 4.25. Một số chỉ tiêu về y tế của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 ................. 92
Bảng 4.26. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2013 ............................................................. 93
Bảng 4.27. Lao động qua đào tạo ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình chia theo
trình độ đào tạo năm 2010, 2013 ................................................................. 94
Bảng 4.28. Cơ cấu trình độ lao động kỹ thuật ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa
Bình năm 2010, 2013 ................................................................................... 95
Bảng 4.29. So sánh ngành nghề đào tạo với vị trí việc làm đối với cán bộ nông
nghiệp cấp tỉnh Hòa Bình ............................................................................ 96
Bảng 4.30. Cơ cấu tuổi, giới tính, dân tộc của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh
năm 2013 ...................................................................................................... 97
Bảng 4.31. Cơ cấu tuổi, giới tính của cán bộ nông nghiệp cấp huyện 2013 .................. 98
Bảng 4.32. Năng suất lao động các ngành tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 ............ 99
Bảng 4.33. Năng suất một số cây hàng năm tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 ......... 99

Bảng 4.34. Giá trị sản phẩm thu được của ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình giai
đoạn 2011-2013 (tính theo giá hiện hành) ................................................. 100
Bảng 4.35. Số lao động được giải quyết việc làm của tỉnh Hoà Bình giai đoạn
2011-2013 .................................................................................................. 101
Bảng 4.36. Kết quả điều tra về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ nông nghiệp các
cấp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013 .............................................. 102
Bảng 4.37. Sự khác biệt về kỹ năng làm việc của lao động ngành nông nghiệp
tỉnh Hoà Bình ............................................................................................. 103
Bảng 4.38. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân tỉnh Hoà Bình
từ các cơ sở dạy nghề ................................................................................. 104
Bảng 4.39. Cán bộ nông nghiệp đánh giá chất lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng ............ 105
Bảng 4.40. Nông dân đánh giá về các khóa học........................................................... 106
Bảng 4.41. Quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Hoà Bình giai
đoạn 2010-2020 ......................................................................................... 107
Bảng 4.42. Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng phân theo thành thị, nông
thôn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 (tính theo giá hiện hành) .......... 108
Bảng 4.43. Cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã so sánh tiền lương với mức
sống trung bình của xã hội ......................................................................... 109

x


Bảng 4.44. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của khuyến nông viên cấp xã của tỉnh
Hoà Bình năm 2013 ................................................................................... 111
Bảng 4.45. Cán bộ nông nghiệp xã nhận định nguyên nhân làm cho trình độ nông
dân còn hạn chế .......................................................................................... 116
Bảng 4.46. Nông dân tự đánh giá về kiến thức và khả năng làm việc tiếp cận theo
dân tộc ........................................................................................................ 116
Bảng 4.47. Một số chỉ tiêu về hệ thống y tế của tỉnh Hoà Bình 2011-2013 ................ 117
Bảng 4.48. Phân tích SWOT của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp

tỉnh Hòa Bình ............................................................................................. 118
Bảng 5.1. Dự báo dân số, số lượng và tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp của tỉnh
Hoà Bình đến năm 2020 ............................................................................ 124
Bảng 5.2. Dự báo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến 2020 ....... 125
Bảng 5.3. Dự báo nhu cầu lao động ngành nông nghiệp qua đào tạo của tỉnh Hoà
Bình đến năm 2020 .................................................................................... 125
Bảng 5.4. Dự báo lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình chia theo trình
độ đào tạo đến năm 2020 ........................................................................... 126
Bảng 5.5. Tỷ lệ nông dân có nhu cầu bổ sung kiến thức sản xuất ............................. 127
Bảng 5.6. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình đến 2020 ........ 127

xi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1. Thu nhập bình quân đầu người của một số nước 1996-2012....................... 26

Trang
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn cấp tỉnh của tỉnh Hòa Bình ......................................................... 52
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
Hòa Bình ...................................................................................................... 55

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
1. Tóm tắt luận án
- Tên tác giả:


Bùi Thị Phương Thảo

- Tên luận án:

Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình

- Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

- Mã số:

62 31 01 05

- Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2. Nội dung bản trích yếu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ các luận cứ khoa học vể phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp.
Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình
giai đoạn 2001-2014.
Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập tại Chi cục thống kê tỉnh, Sở Nông
nghiệp và PTNT, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình. Số
liệu sơ cấp được thông qua điều tra 179 lao động nông nghiệp và 85 cán bộ nông nghiệp
cấp xã, huyện, tỉnh; và phương pháp ý kiến chuyên gia. Phương pháp phân tích số liệu
bao gồm phương pháp thống kê mô tả và so sánh (sử dụng kiểm định t-test, phân tích số

bình quân, phân tích số tương đối, số tuyệt đối); phương pháp phân tích ma trận SWOT;
và phương pháp dự báo đơn giản sử dụng tốc độ phát triển bình quân.
2.3. Kết quả đạt được, phát hiện chính và kết luận
Luận án đã hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
ngành nông nghiệp theo 3 khía cạnh chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn
nhân lực. Luận án đã tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển nguồn
nhân lực ngành nông nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển
nguồn nhân lực ngành nông nghiệp làm căn cứ khoa học để nghiên cứu thực tiễn tại
tỉnh Hòa Bình.

xiii


Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
Hòa Bình trong giai đoạn 2001-2014 về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực
ngành nông nghiệp theo các cách tiếp cận gồm: lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tính chất
lao động, vùng sản xuất nông nghiệp và xã hội học.
Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế; đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; thu nhập của lao động ngành nông nghiệp; tuyển
dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; chính sách phát triển nguồn
nhân lực ngành nông nghiệp; thị trường lao động; điều kiện tự nhiên, tập quán và bản
sắc văn hóa dân tộc; hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe.
Luận án đã chỉ ra rằng để phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa
bình cần chú trọng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện sức
khỏe, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động, tăng
cường khả năng làm việc, phẩm chất đạo đức của lao động ngành nông nghiệp; đồng
thời việc bố trí, sử dụng lao động hợp lý là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động. Mức độ phát triển kinh tế tác động lớn đến sự dịch chuyển của lao động ngành
nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác dẫn đến giảm tỷ lệ lao động ngành nông

nghiệp, đồng thời tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra xu hướng dịch chuyển
lao động giữa các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Đây là cơ sở để các nhà hoạch định
chính sách, các địa phương tham khảo trong định hướng chính sách và phát triển nguồn
nhân lực ngành nông nghiệp.

xiv


THESIS ABSTRACT
1. General information
Author:

Bùi Thị Phương Thảo

Thesis Title: Human Resource Development in Agriculture Sector, Hoa Binh province
Specialization field: Development Economics
Code: 62 31 01 05
Education Organization: Vietnam National University of Agriculture
2. Content of summary
2.1. Objectives
Review the scientific literature on human resource development in agriculture sector
Evaluate the development of human resource in agriculture sector in Hoa Binh
province, period 2001-2014.
Propose key recommendations to develop human resource in agriculture sector in
Hoa Binh province towards 2020.
2.2. Methods
Several approaches are employed in the study, namely those by region, production
activity, types of labor, and social approach. Secondary data on human resource and
labor in agriculture sector in Hoa Binh province is collected from statistic office,
department of agricultural and rural development (DARD), Department of Labor,

Invalids and Social Affair, and Department of Home Affair in Hoa Binh province.
Primary data is collected through survey of 179 farmer and 85 officers working in
DARD and the lower levels, and also expert opinion. Descriptive and comparative
statistics (with t-test), simple forecasting with compound growth rate, and SWOT are
applied.
2.3. Main findings and conclusions
The thesis provides a literature review on human resource development in
agriculture sector, with three main pillars: size, quality, and structure of human resource.
Main factors affecting the development of human resource in agriculture sector are
summarized on theory. A system of criteria on human resource development in
agriculture sector is built, serving as a scientific ground for the study in Hoa Binh
province.

xv


Situation on human resource development in agriculture sector in Hoa Binh
province during period 2001-2014 is described and analyzed in terms of size, quality,
and structure of human resources. The analysis is done in accordance with the
approaches.
Factors affecting the development of human resource in agriculture sector in Hoa
Binh are analyzed, which are: level of economic development, training for agricultural
labors, agricultural labor’s income, recruitment, job assignments and use of human
resource in agriculture sector; labor market; natural conditions, customs and cultures;
and health care system.
Key recommendations to foster the development of human resources in agriculture
in Hoa Binh provinces are proposed. Quality of human resources can be improved
through strengthening health care, improving labor’s education and technical
knowledge, enhancing labor’s working capacity as well as attitudes of labors; an
appropriate job assignment is necessary for improving labor performance. Level of

economic development has great effects on labor movement from agriculture to other
sectors, and the process
of re-structuring of agriculture will create labor movement within agriculture
sector. The recommendations are useful and valuable for policy makers and local
leaders in design and implement policy in human resource development.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong đó lao động ngành nông

nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng giá trị do ngành nông nghiệp tạo ra lại thấp
hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
của ngành nông nghiệp chiếm tới 46,9%, nhưng chỉ tạo ra 18,4% giá trị tổng sản
phẩm trong nước (Tổng cục Thống kê, 2014a). Nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp với số lượng đông, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp,
thiếu tác phong làm việc công nghiệp. Vì vậy, những lao động trình độ thấp và
thanh niên ở khu vực nông thôn gặp khó khăn khi chuyển đổi sang khu vực kinh
tế tư nhân đang mở rộng và thường bị rớt lại trong ngành nông nghiệp hoặc khu
vực kinh tế phi chính thức (Worldbank, 2014a). Năm 2010, tỷ lệ lao động ngành
nông nghiệp đã qua đào tạo rất thấp chỉ chiếm 15,5%; để đạt được mục tiêu nâng
tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020 thì cần phải nỗ lực rất lớn (Chính phủ Nước
CHXHCNVN, 2011b). Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện nay
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng lao động trí óc thay cho
lao động chân tay đã tạo ra năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm rất cao, đặc
biệt là sự cơ giới hoá, hóa học hóa và sinh học hoá trong nông nghiệp. Chính vì

vậy, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang là vấn đề rất được quan
tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương.
Hoà Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong những năm
qua, kinh tế nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển, giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp hàng năm tăng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước
đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và hình thành một số vùng sản
xuất hàng hoá như vùng trồng cây có múi ở huyện Cao Phong, vùng mía
nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, vùng chè ở Lương
Sơn, Lạc Thủy… Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa đáp ứng được so với
yêu cầu nhiệm vụ đề ra và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển
nông nghiệp của tỉnh; phát triển nông nghiệp chưa bền vững, sức cạnh tranh
thấp, chưa tạo ra những vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho sản xuất, chế biến
nông lâm thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới các hình thức sản
xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng

1


suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp (UBND
tỉnh Hòa Bình, 2011b).
Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của tỉnh còn chậm
dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn ở mức cao. Năm 2013, lao động
ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình chiếm tỷ lệ 66,98% tổng số lao động của
cả tỉnh; nhưng nếu xét về đóng góp vào GDP của tỉnh, toàn ngành chỉ tạo ra
22,14% GDP của toàn tỉnh. Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực của ngành nông
nghiệp chưa đáp ứng được nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng lao
động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt vẫn ở mức cao, lĩnh vực chăn nuôi, thủy
sản, lâm nghiệp chưa thu hút được nhiều lao động. Chất lượng nguồn nhân lực
ngành nông nghiệp còn hạn chế với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ
thuật thấp, cơ cấu lao động kỹ thuật chưa hợp lý, thiếu lao động chuyên môn kỹ

thuật ở tất cả các cấp trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã và nông dân vẫn còn ở mức trung bình; bố trí sử dụng lao động
còn chưa hợp lý; nông dân còn thiếu kiến thức cơ bản và kỹ năng làm việc cần
thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa; nhận thức của nông dân về học tập nâng cao trình độ còn thấp dẫn
đến năng suất lao động chưa cao (UBND tỉnh Hòa Bình, 2012b).
Nhằm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tỉnh
uỷ Hoà Bình đã đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp (UBND tỉnh Hoà Bình, 2008). Năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban
hành quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hoà Bình nhằm cụ thể hoá một bước
chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, được xem như
kế hoạch dài hạn của tỉnh về phát triển nhân lực, trong đó làm rõ phát triển nguồn
nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp
phát triển nguồn nhân lực của ngành nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã có đề
tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã,
phường, thị trấn phục vụ sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình” (Nguyễn
Tuấn Sơn, 2010). Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ nghiên cứu đến đối tượng là cán
bộ nông nghiệp xã, chưa bao gồm toàn bộ NNL ngành nông nghiệp của tỉnh.

2


Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
tỉnh Hoà Bình, đánh giá được những điểm mạnh và thành tựu đạt được, những
hạn chế và nhược điểm của quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp ở tỉnh Hoà Bình thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết
thực nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình là
cần thiết, không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, có ý nghĩa cả về lý

luận và thực tiễn.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh
Hòa Bình, đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông
nghiệp tỉnh đến năm 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ các luận cứ khoa học về phát triển nguồn nhân
lực ngành nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh
Hoà Bình giai đoạn 2001-2014.
- Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020.
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; thực trạng phát triển nguồn nhân
lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh, từ đó đưa ra các định hướng, các
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình. Nghiên
cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo cách tiếp cận về

tính chất lao động đối với cán bộ nông nghiệp và nông dân.

3


- Về lĩnh vực nghiên cứu: Nhân lực trong các lĩnh vực sản xuất của ngành
nông nghiệp đó là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành
nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001-2014; thời gian khảo sát tính cho năm
2013; và thời gian dự kiến đến năm 2020.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Hoà Bình và địa bàn nghiên
cứu tập trung ở 3 huyện trong tỉnh, đại diện cho 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp
của tỉnh là thành phố Hòa Bình (đại diện cho tiểu vùng đô thị công nghiệp),
huyện Lạc Sơn (đại diện cho tiểu vùng phía Đông và Nam) và huyện Cao Phong
(đại diện cho tiểu vùng phía Tây và Tây Bắc).
1.4.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận về
phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo 3 khía cạnh chính là số lượng,
chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Luận án đã tổng hợp được các yếu tố chính
ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và xây dựng hệ
thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp làm căn
cứ khoa học để nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình.
Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực
ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, làm rõ nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển đó và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cả về
mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hòa Bình.


4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Nguồn nhân lực
Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho
con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển
của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham
gia vào quá trình lao động, con người có sức lao động (Trần Xuân Cầu và Mai
Quốc Chánh, 2008). Trong khi đó, Nguyễn Tiệp (2005) định nghĩa nhân lực là
thể lực, trí lực, tâm lực của mỗi người được sử dụng trong quá trình thực hiện
công việc. Theo khái niệm này nhân lực được hiểu như sau: thể lực phản ánh
tình trạng sức khoẻ; trí lực phản ánh trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, kỹ năng, khả năng làm việc tương ứng với công việc; tâm lực là thái độ
của người lao động đối với công việc. Như vậy, nhân lực là năng lực sẵn có
của mỗi con người trong một tổ chức, một ngành kinh tế hay nền kinh tế.
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động
nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. Thực tiễn quá trình phát
triển của thế giới đã khẳng định vai trò rất quan trọng của nguồn nhân lực đó
chính là yếu tố con người đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Khái niệm
nguồn nhân lực được phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những
năm giữa thế kỷ thứ XX. Nhật Bản đưa ra 3 nguyên tắc trong phát triển kinh tế xã hội tất cả đều liên quan đến con người, trong đó lấy phát triển nguồn nhân lực
là biện pháp quyết định (Phạm Minh Hạc, 2001). Đối với nước ta, từ khi
ĐCSVN chủ trương đổi mới nền kinh tế vào năm 1986 thì khái niệm nguồn
nhân lực mới được sử dụng rộng rãi (Nguyễn Tiệp, 2005).

Liên hợp quốc định nghĩa “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự
phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” (Khuyết danh, 1999). Khái niệm này

5


đề cập chủ yếu đến mặt chất lượng của mỗi cá nhân, để từ đó nhấn mạnh vai trò
của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của đất nước.
Cũng đề cập đến mặt chất lượng của mỗi con người, Begg et al.(1995) cho
rằng “Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người
tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai”.
Theo Phạm Minh Hạc (2001) “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và
chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng
lực, phẩm chất và đạo đức người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có
thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia hay địa phương nào đó...”. Khái niệm này nhấn mạnh đến
chất lượng của nguồn nhân lực, nhưng không giới hạn độ tuổi của người tham gia
vào quá trình lao động, chỉ phản ánh tổng của những người thực tế đang lao động
và những lao động tiềm năng.
Lê Thị Ngân (2005) định nghĩa “Nguồn nhân lực được quan niệm là tổng
thể sức lao động của xã hội đang và sẽ được vận dụng cho quá trình sản xuất xã
hội hay nói một cách rõ hơn: nguồn nhân lực là tổng thể những năng lực thể chất
và tinh thần tồn tại trong tổng số lực lượng lao động của xã hội và được họ đang
và sẽ đem ra vận dụng để sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng cho xã hội”. Khái niệm
này phản ánh được mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.
Nguyễn Tiệp (2005) định nghĩa “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư
có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành
nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội.”. Khái
niệm này xác định nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội.

Nếu xét theo khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì “Nguồn nhân
lực bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (do pháp
luật lao động quy định). Khái niệm này đã giới hạn độ tuổi của lao động và phản
ánh nhóm nhân lực chính của xã hội.
Chu Tiến Quang và cộng sự (2005) cho rằng “Nguồn nhân lực bao gồm cả
số lượng, chất lượng của dân số và người lao động được chuẩn bị ở một mức độ
nhất định, sẵn sàng được huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội”. Ở
cách tiếp cận rộng, nguồn nhân lực trong khái niệm này là toàn bộ nguồn lực con
người bao gồm cả người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động;
ở cách tiếp cận hẹp, nguồn nhân lực được giới hạn bởi những người trong độ tuổi

6


lao động; đồng thời khái niệm này nhấn mạnh đến chất lượng của lao động, đó là
lao động phải có được năng lực làm việc để tham gia vào các hoạt động kinh tế.
Trong khi đó, Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) nêu “Nguồn
nhân lực là nguồn lực con người, là một bộ phận quan trọng trong dân số, đóng
vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Tùy theo cách tiếp cận khái
niệm nguồn nhân lực có thể khác nhau, do đó, quy mô nguồn nhân lực cũng khác
nhau”. Theo khái niệm này nguồn nhân lực được tiếp cận theo các cách sau: 1)
Theo khả năng lao động của con người thì nguồn nhân lực là khả năng lao động
của xã hội, của toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng
lao động; 2) Theo trạng thái hoạt động kinh tế của con người thì nguồn nhân lực
gồm toàn bộ những người đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã
hội....; 3) Theo khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động thì
nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động không kể đến trạng thái có việc làm hay không; 4) Theo độ tuổi lao động và
trạng thái không hoạt động kinh tế thì đó là nguồn nhân lực dự trữ gồm những
người trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia lao động; Nguồn nhân lực được

xem xét và nghiên cứu theo số lượng và chất lượng (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc
Chánh (2012).
Như vậy, tổng hợp các cách tiếp cận trên thì nguồn nhân lực là những người
đang tham gia lao động và trong tương lai là những người sẽ tham gia lao động
(gồm những người đang đi học, không có nhu cầu việc làm, nội trợ...), có độ tuổi
từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên mới có đủ năng lực nhận thức và năng
lực sáng tạo, trình độ và sức khoẻ.
Khái niệm nguồn nhân lực của Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012)
đã phản ánh đầy đủ về số lượng, chất lượng của lao động ở hiện tại và lao động
trong tương lai. Vì vậy, đây sẽ là khái niệm được tác giả sử dụng trong luận án để
xây dựng khung phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp phát triển
nguồn nhân lực ngành nông nghiệp.
2.1.1.2. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp
i) Khái niệm
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) định nghĩa “Ngành nông nghiệp là
ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn
nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ

7


×