Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề Tài: Tình Hình áp dụng ISO 14001, ISO 9001 và OHSAS 18001 Tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.29 KB, 21 trang )


Mục Lục

TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO TẠI VIỆT NAM

Sơ lược về ISO :

I.

Câu chuyện về ISO bắt đầu vào năm 1946 khi các đại biểu từ 25 quốc gia gặp
nhau tại Viện Kỹ sư xây dựng tại London và quyết định tạo ra một tổ chức quốc
tế mới "nhằm hỗ trợ hoạt động điều phối và thống nhất các tiêu chuẩn công
nghiệp trên toàn thế giới". Vào tháng 2 năm 1947, tổ chức mới, ISO, chính thức
đi vào hoạt động.
Kể từ đó, tổ chức đã xuất bản trên 19 500 Tiêu chuẩn Quốc tế bao quát hầu như
tất cả các khía cạnh công nghệ và sản xuất.
Ngày nay, ISO có các thành viên đến từ 163 quốc gia và 3 368 cơ quan kỹ thuật
đảm nhiệm việc xây dựng các tiêu chuẩn. Tại Ban Thư ký Trung tâm của ISO ở
Geneva, Thụy Sỹ có hơn 150 nhân viên đang làm việc chính thức.
Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này
Mục tiêu, chí sách của nhà nước về việc áp dụng ISO:

II.

Từ ngày 2/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 256/2003/QĐ-TG
về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 định
hướng tới 2020.
Theo quyết định này đến 2010 Việt Nam phải đạt được:
-

50% cơ sở sản xuất có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường ISO


14001
40% đô thị và 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước
thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường
Xử lý 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.

Và đến năm 2020, Việt Nam phải đạt được:
-

80% cơ sở sản xuất và kinh doanh có giấy chứng nhận ISO 14001


-

100% đô thị và khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt
tiêu chuẩn môi trường
30% chất thải thu gom được tái chế

Ngày 20/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 144/2006/QĐ-TTG
về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
III.
Hiện trạng áp dụng ISO tại Việt Nam:
III.1 Tình hình áp dụng ISO 14000 tại việt nam:

Năm 1998, sau hai năm được ban hành, chứng chỉ ISO 14000:1996 được cấp
lần đầu tiên. Kể từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng TC ISO 14000 và đạt
chứng chỉ không ngừng tăng lên. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp
dụng ISO 14000 hầu hết là các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước
ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Điều này cũng dễ hiểu vì Nhật Bản luôn là nước
đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14000. Mặt khác Nhật Bản cũng

là một trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp
Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập
đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…Hầu hết công ty mẹ
của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con
tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Bởi vậy, các doanh
nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO
14000 tại Việt Nam.
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp có nhân tố nước
ngoài áp dụng ISO 14000, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm
quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược
trong việc áp dụng ISO 14000. Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng
công ty xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều
đã, đang và trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14000. Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn
Saigon Tourist cũng đã được chứng nhận ISO 14000.
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14000 cũng đã được cấp cho khá nhiều tổ
chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các
ngành nghề như Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải
khát…), Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây
dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn. Hai động lực chính đằng sau sự


vận động việc ứng dụng ISO 14001 đó là áp lực từ đối tác nước ngoài và nỗ lực
xúc tiến từ chính phủ:
Thứ nhất, sự vận động hướng tới mở cửa thị trường có nghĩa là các tổ chức
của Việt Nam là sẽ làm ăn với khách hàng hoặc đối tác nước ngoài. Trong
những trường hợp này, các tổ chức của Việt Nam buộc phải có Hệ thống
quản lý môi trường được cấp chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001 nhưc
là điều kiện tiên quyết cho việc ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận. Đối với các

tổ chức của Việt Nam tình huống này, việc ứng dụng ISO 14001 ban đầu
không bắt nguồn từ nhu cầu bên trong nhưng dần dần nó thâm nhập vào hoạt
động hằng ngày và đem đến lợi ích chứ không chỉ đáp ứng yêu cầu của khách
hàng hoặc đối tác.
• Thứ hai, trong những năm gần đây Việt Nam đã tìm ra được các biện pháp ở
các mức độ khác nhau nhằm xúc tiến ứng dụng ISO 14001, từ các biện pháp
khuyến khích cho tới việc quy định bắt buộc . Ở khía cạnh còn lại, những
biện pháp bao gồm yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức ở một số ngành cự
thể phải ứng dụng ISO 14001. Một số ví dụ cho việc này là quyết định
115/2003/QĐ-BCN buộc các tổ chức lắp ráp ô tô phải có chứng chỉ ISO
14001 trong vòng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh
doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO
14000”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14000”. Điều
này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường
nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các
Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho
mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14000 trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa nhận
thức hết lợi ích của việc ứng dụng ISO 14001 đối với tính hiệu quả và năng suất
hoạt động. Bằng chứng là cho tới nay rất ít doanh nghiệp địa phương tuyên bố
đạt được chuẩn ISO 14001. Thông tin về việc xúc tiếng ứng dụng ISO 14001
chủ yếu chỉ tập trung vào nhu cầu cần có chứng chỉ ISO 14001 để tránh mất
những vụ làm ăn đồi hỏi phải có hệ thống quản lý môi trường đã được cấp
chứng chỉ hơn là nhấn mạnh vào lợi ích của việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO
14001 vào việc nâng cao hệ thống chủ chốt của doanh nghiệp. So với thế giới
thì số doanh nghiệp Việt Nam đăng kí và được cấp chứng chỉ là rất thấp. Có thể
giải thích một số nguyên nhân như sau:

• Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức
được tầm quan trọng của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 nên còn
bang quan với nó.








Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải
đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng
các tiêu chuẩn bắt buộc của ISO 14001 là 8 tháng. Doanh nghiệp Việt Nam
chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn tài chính eo hẹp; trong khi chi
phí tư vấn và chứng nhận cao nên ít doạnh nghiệp dám đầu tư hàng tram
triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001, Điều này lý giải tại sao 2/3
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Áp dụng từ cộng đồng về môi trường đối với các doanh nghiệp chưa thật gắt
gao.
Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các
doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 nhưng thiếu giải pháp đôn đốc mạnh mẽ.
Nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý coi vấn đề môi trường là nhiệm vụ của
Bộ Tài nguyên – Môi trường nên chưa chủ động bắt tay vào thực hiện ISO
14001.

III.2

Tình hình áp dụng ISO 9000 tại việt nam:


Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp
quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định
độc lập...) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000.


Quả thật, ISO 9000 đã góp phần không nhỏ làm thay đổi sự lãnh đạo và quản lý
các doanh nghiệp, thay đổi tư duy quản lý, kinh doanh của nhiều chủ doanh
nghiệp, họ đã có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh, làm ăn có bài bản,
không theo kiểu trước mắt. Có thể đưa ra vài sự kiện cụ thể.
Đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng công ty dệt may Việt Nam đã
đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất. Nếu không có sự áp dụng
này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin với bạn hàng quốc tế
rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh doanh của ngành dệt
may Việt Nam.
Một thành công đáng ghi nhận nhất là các tổng công ty xây dựng - xây lắp (công
nghiệp và dân dụng) như Lilama, Vinaincon, Coma, Vinaconex, Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu biển Việt Nam... đã áp dụng ISO 9000
ngay từ năm 1997. Đến nay các tổng công ty này đã thực sự đóng vai trò tổng
thầu (EPC) cho một số dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Trong lĩnh vực thủy sản, nông sản, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chế
biến để xuất khẩu thủy sản đã thực hiện từ khâu sản phẩm phải có chất lượng ổn
định (áp dụng ISO 9000) và phù hợp với chuẩn mực vệ sinh ATTP (HACCP) và
đã thành công vượt qua những rào chắn kỹ thuật của những thị trường khó tính
nhất như Mỹ, Nhật, EU.
Trong 10 năm qua, nhờ áp dụng ISO 9000, chất lượng dịch vụ của các tổng
công ty dịch vụ (bưu chính viễn thông, hàng không, du lịch...) và các ngân hàng
thương mại lớn đã tăng lên rất đáng kể. Ngay từ năm 1995, Tổng công ty Dầu
khí đã đưa ISO 9000 đến các công ty thành viên, kể cả những đơn vị hoạt động
trong lĩnh vực nghiên cứu như Viện NIPI.
Trên diện vĩ mô, sau 10 năm, trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng,

thủy sản, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, tàu biển... đã
có một bước tiến rõ nét về chất lượng thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000 và các ngành này đã lần lượt đưa chất lượng là một trong những yếu tố
chính trong chiến lược phát triển và kinh doanh của mình.


III.3

Tình hình áp dụng OHSAS 18000 tại việt nam

Hệ thống quản lý OHSAS 18000 là một trong những tiêu chuẩn đang được xem
là yêu cầu bắt buộc của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. Các doanh
nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu xem xét áp dụng tiêu chuẩn này và đạt được
một số thành công nhất định. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các doanh nghiệp áp
dụng thành công OHSAS 18001:2007 vẫn còn hạn chế cũng như hiệu quả khi
áp dụng chưa được như mong muốn của doanh nghiệp, bên cạnh đó, vẫn còn
tình trạng một số doanh nghiệp sau khi đạt được chứng nhận về Hệ thống quản
lý OHSAS 18001:2007 thì không thể vận hành tiếp hệ thống. Nhằm giúp các
doanh nghiệp đã áp dụng có thể nâng cao hiệu quả đạt được cũng như các doanh
nghiệp đang có ý định áp dụng sẽ có sự chuẩn bị bước đầu để thuận lợi hơn
trong việc áp dụng và đạt được hiệu quả cao nhất khi áp dụng hệ thống quản lý
OHSAS 18001:2007, cần nghiên cứu tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn
mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình áp dụng và vận hành
OHSAS 18001:2007, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để hỗ trợ cho các


doanh nghiệp. Theo Trung Tâm Năng suất Việt Nam, cho đến tháng 8/2008 có
khoảng 30 doanh nghiệp của Việt Nam đạt chứng nhận OHSAS 18001:
Hiện ở Việt Nam có 11 tổ chức chứng nhận OHSAS 18001 gồm:













BVC
Quacert
GIC
SGS
DNV
QMS
Global
ITS
TUV Nord
TUV Rheinland
AFAQ ASCERT international

Thuận lợi và khó khăn trong xây dựng và áp dụng ISO tại Việt
Nam:
IV.1 Thuận lợi:
- Đối với ISO 14001 :

IV.


Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Chúng ta đều biết, tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu
chí cụ thể về môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và
một trong những nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp
với các yêu cầu pháp quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ
thống văn bản pháp quy về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể
được thực hiện. Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn
đề còn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn
đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn
đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các
ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản
quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường,
góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường, trong quản lý nhà nước về môi trường.
Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến
nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu
tố tạo thành môi trường. Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng,


nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và
bảo vệ môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành,
làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong
việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn
cầu của vấn đề môi trường.
Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại
Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con

mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó
khăn đối với kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn
FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD. Việc gia tăng số
lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu
cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu
cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng
cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình
để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của
mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt
Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo
tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như
Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001.
Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào
lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các công ty nước ngoài, liên doanh, sau đó
mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam.
Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng
ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm
2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80%
các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của
Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng.
Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương
xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp
dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.



Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan
chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều
này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng

-

Đối với ISO 9001:

- Có sự quyết tâm, cam kết của lãnh đạo cao nhất.
- Sự đồng thuận, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, người lao động.
- Các cơ quan đang triển khai chương trình cải cách thủ tục hành chính.
- Trình độ tin học văn phòng của cán bộ, công chức đã được nâng cao, thiết bị
công nghệ được trang bị tương đối đầy đủ, được nối mạng, một số cơ quan giải
quyết công việc qua hệ thống phần mềm và hệ điều hành.
- Được sự thống nhất chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh, cấp kinh phí đầy
đủ theo tiến độ.
- Có sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức tư vấn.
- Đối với OHSAS 18001:
Hiện nay, cùng với sự tăng tốc của các luồng thông tin, sự cạnh tranh giữa các
DN ngày càng tăng, kèm theo đó là yêu cầu của người tiêu dùng đối với DN
cũng có những thay đổi đáng kể, nhu cầu này không chỉ là về giá cả và chất
lượng mà còn tập trung vào các nguyên tắc đạo đức liên quan đến môi trường,
người lao động (NLĐ) và cộng đồng, chính vì vậy DN không thể bỏ qua vấn đề
AT&SKNN. Đây vừa là áp lực nhưng đồng thời cũng là thuận lợi cho DN, vì
việc DN áp dụng hệ thống quản lý OHSAS 18001 sẽ giúp DN nâng cao khả
năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường, tăng cơ hội giao thương, làm ăn
với nước ngoài.
Trong tình hình hiện nay, khi các DN thường phải đối mặt với những chi phí

ngày càng cao cho những việc như trả lương cho thời gian nghỉ ốm, đào tạo thay
thế khi NLĐ bị tai nạn lao động (TNLĐ) hoặc bệnh nghề nghiệp (BNN), giảm
năng suất của những NLĐ bị TNLĐ khi họ quay lại làm việc, chi phí cho NLĐ
bị ốm đau, bị thương tật. Bên cạnh đó, quy định của luật pháp về AT-VSLĐ
ngày càng chặt chẽ, chi phí bảo hiểm cho NLĐ ngày càng cao… thì Tiêu chuẩn
OHSAS 18001 ra đời như một giải pháp cho các DN đang phải đối mặt với các
tình trạng trên. Phương thức quản lý AT&SKNN truyền thống thường quan tâm
tới việc đối phó với những tai nạn, sự cố liên quan tới công việc chứ không quan
tâm tới việc lập kế hoạch để kiểm soát những công việc đó, trong khi OHSAS


18001 tập trung vào việc lập kế hoạch phòng ngừa đối với những rủi ro có thể
xảy ra.
Nhiều DN tiên phong trong việc xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý
AT&SKNN theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 đã nhận ra những lợi ích to lớn từ hệ
thống này như: giảm thời gian mất đi do ngừng sản xuất, giảm tai nạn và chi phí
y tế, có được sự công nhận của các Cty bảo hiểm và các cơ quan pháp luật cũng
như nâng cao tinh thần làm việc của NLĐ. NLĐ cũng tỏ ra quan tâm hơn tới
những tổ chức được chứng nhận và có những cam kết liên tục cải tiến về hệ
thống quản lý AT&SKNN. Ngược lại, nhận thức ngày càng cao của NLĐ và
cam kết của từng cá nhân về AT&SKNN cũng đóng vai trò là cơ sở cho những
thay đổi tích cực của DN trong việc ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất,
ngày càng có nhiều người nhận thấy tầm quan trọng của việc quản lý vấn đề liên
quan tới AT&SKNN. Điều này không chỉ được công nhận bởi những người trực
tiếp liên quan như NSDLĐ, NLĐ mà còn đối với cả các bên gián tiếp liên quan
như khách hàng, nhà cung cấp, nhà bảo hiểm, cộng đồng, các cơ quan quản lý…
do đó, khi các DN đạt được chứng nhận OHSAS 18001:2007, nó trở thành công
cụ đắc lực để DN thuyết phục các đối tác mà không phải mất quá nhiều thời
gian chi phí và các thủ tục, hồ sơ để minh chứng.

Hệ thống quản lý OHSAS 18001 được xây dựng từ năm 1999 và đưa vào áp
dụng tại Việt Nam một thời gian khá lâu là điều kiện thuận lợi cho các DN đang
muốn áp dụng OHSAS 18001: 2007, vì DN không phải mất thời gian tìm hiểu,
đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý này. Hơn nữa, DN đang muốn áp dụng
OHSAS 18001:2007 hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của các DN đã áp dụng
thành công OHSAS 18001:1999 hoặc OHSAS 18001:2007.
OHSAS 18001 được xây dựng tương thích với hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Bất kỳ DN nào đã hoặc đang
áp dụng ISO 9001 và ISO 14001 hoàn toàn có thể tích hợp hệ thống quản lý để
áp dụng thêm OHSAS 18001:2007 mà không mất quá nhiều thời gian, chí phí
để áp dụng từ đầu.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức tư vấn và chứng nhận OHSAS 18001:2007, các tổ
chức này có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn cho các DN áp dụng thành
công OHSAS 18001:2007, do đó họ sẽ hỗ trợ cho các DN đang muốn áp dụng
OHSAS 18001:2007.
Hệ thống quản lý OHSAS 18001:2007 xác định các quá trình để cải tiến thường
xuyên các hoạt động về AT&SKNN và phù hợp với các yêu cầu pháp luật về
AT-VSLĐ, do đó, nếu DN áp dụng thành công OHSAS 18001:2007, điều đó


cũng có nghĩa là DN đã phần nào thực hiện các quy định của pháp luật về
ATVSLĐ.

IV.2 Khó khăn:
- Đối với

ISO 14001:

Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay,

Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ
chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001. Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía
khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được
hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào. Tính hiệu quả trong công tác
thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản
lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ
môi trường. Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có
yêu cầu của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài,
không…) thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001. Việc áp dụng
ISO 14001 mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng kéo theo
nó là những khoản đầu tư nhất định. Nếu đem bài toán phân tích chi phí lợi ích
ra áp dụng ở đây và trong khi những khoản đầu tư đó không đem lại những hiệu
quả rõ nét hơn nữa bên cạnh những lợi ích về tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi
trường, thì rõ ràng những lợi ích đó chưa đủ để thuyết phục các tổ chức/doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001.
Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh
nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
hệ thống QLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác bảo
vệ môi trường trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật
ngữ tiêu chuẩn là xác định Chính sách môi trường). Tuy nhiên hiện nay các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém trong việc hoạch định đường hướng
phát triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới khả năng và động lực
phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng
thì chính sách về môi trường của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập


chính sách bảo vệ môi trường còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ
trong tổ chức cũng chưa biết, chưa hiểu chính sách môi trường của tổ chức

mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy sự tham gia của mọi người
trong tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường.
Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc thiết lập mục tiêu môi trường và đề ra các biện pháp để đạt được mục tiêu
đó là yêu cầu rất quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 14001. Bằng việc đưa ra các
mục tiêu môi trường liên quan tới yếu tố môi trường chủ chốt, tổ chức sẽ dần
hoàn thiện các hoạt động của mình, giảm thiểu tác động tới môi trường và điều
này thể hiện sự liên tục cải tiến về công tác môi trường của tổ chức. Tuy nhiên
việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và hiệu quả lại là vấn đề nhiều tổ chức
còn vướng. Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường thường gặp
phải như sau:
Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi
trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải.
Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến
cũng như khó xác định các công việc cần triển khai
Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ
chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu môi
trường đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác. Thực tế hoạt động
của một tổ chức luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và tổ chức thường đưa ra các
mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm
chi phí… Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục
tiêu đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.
Một số tổ chức sau một thời gian triển khai áp dụng ISO 14001 đã đạt được mục
tiêu môi trường của mình đề ra, sau đó lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu
gì sau khi đã đạt được mục tiêu cũ. Họ cảm thấy gặp phải “giới hạn” trong việc
thiết lập mục tiêu. Ví dụ có những DN đã cắt giảm tối đa việc sử dụng giấy văn
phòng và nhận thấy rất khó để có thể giảm được nữa nhưng họ vẫn bám lấy mục
tiêu đó và cố gắng thực hiện nó một cách chật vật. Trong khi đó vẫn còn rất
nhiều khía cạnh có thể cải tiến như tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, giảm chất
thải… thì lại bị bỏ qua.

Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của
hệ thống QLMT. Như vậy chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên


việc triển khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ
chức. Họ thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực,
trình độ. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát
hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường
cho tổ chức. Điều này cũng một phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự
đầy đủ và sâu sát.
Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi
trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự
tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên
chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có
những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những
ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý
môi trường của một tổ chức. Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và
phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ
quan quản lý và cả cộng đồng.
-

Đối với ISO 9001:

Mục đích áp dụng không được xác định đúng từ đầu
Lãnh đạo chưa cam kết áp dụng và không theo dõi việc áp dụng của toàn hệ
thống.
Không phá vỡ được quan niệm cho rằng ISO 9001 là chỉ để quản lý vấn đề chất
lượng các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp;

Thiếu nguồn lực kịp thời và có chất lượng để thực hiện, duy trì, cải tiến hệ
thống;
Hệ thống tài liệu không phù hợp nên kém hiệu lực và hiệu quả;
Tổ chức tư vấn không thích hợp và thiếu kinh nghiệm.
Thiếu sự độc lập khách quan giữa bên tư vấn và bên chứng nhận.
Thiếu sự tham gia của mọi người; Không có các hoạt động cải tiến
Áp lực từ thị trường:
- Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu,
- Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu,
- Cải tiến hiệu quả hoạt động để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,
- Xu thế hội nhập quốc tế.


Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:
- Duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh thông qua duy trì và phát triển thị
trường,
- Nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua nâng cao hiệu suất hoạt động.
Áp lực từ nhân viên:
- Nâng cao thu nhập nhờ vào sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Doanh nghiệp,
- Nâng cao năng lực cá nhân
- Đối

với OHSAS 18001:

Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện OHSAS 18000, các khó khăn
trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh
đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe nghề nghiệp
cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước
triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án. Lý do gì

OHSAS 18001:1999 chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam? Áp dụng
OHSAS 18001:1999 có lợi cho những đối tượng nào trong 1 tổ chức? Mục tiêu
của OHSAS 18001 là bảo vệ anh toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên
các tổ chức và doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu ích cho những người
phải làm việc trong môi trường dễ xảy ra sự cố, tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe,
tính mạng. Có thể là vì nhận thức, nhưng cũng có khả năng là vì không hướng
ngay tới lợi ích của ông chủ doanh nghiệp nên ít được quan tâm. Áp dụng
OHSAS 18001 có lợi cho cả nhân viên và cả doanh nghiệp: nhân viên được làm
việc trong môi trường an toàn, doanh nghiệp không mất các chi phí do nhân
viên bị thương tật, ốm đau, tai nạn vì môi trường làm việc không an toàn. Áp
dụng SA 8000 và OHSAS 18001 trước tiên là mất chi phí, có những lợi ích
trước mắt và cả các lợi ích lâu dài như xây dựng hình ảnh, đáp ứng yêu cầu của
thị trường, của nhà nước v.v.
V.

Xu hướng tích hợp các hệ thống quản lý ISO 9001, 14001 và
OHSAS 18001 cho tổ chức tại Việt Nam:

Hệ thống chứng nhận ISO 9001, 14001 và OHSAS 18001 ngày càng
tăng. Vì vậy việc tích hợp các hệ thống ISO trên vào trong hệ thống
quản lý môi trường nhằm nâng cao khả năng quản lý cũng ngày càng
nhiều. Tuy nhiên việc kết hợp các mô hình còn tùy thuộc vào điều kiện
của từng quốc gia.


Tại Việt Nam số đợn vị thực hiện cùng lúc nhiều hệ thống chưa đáp
ứng được mục tiêu đề ra và đa phần là được cấp chứng chỉ riêng lẻ
từng hệ thống nên kinh nghiệm trong việc tích hợp các hệ thống quản lý
chưa nhiều. Theo thông tin được biết thì công ty Fosters Đà Nẵng và
Tiền Giang là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam thực hiện

tích hợp các hệ thống quản lý môi trường 14001:2000 hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001:2000 và hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp ISO 18001:1999 và đã nhận được chứng chỉ IMS do QMS
Úc cấp ngày 7/7/2006 (H, B, 2006).
Số lượng các nghiên cứu, hội thảo về hệ thống quản lý tích hợp,
cách thức triển khai các hệ thống đó còn quá ít ở Việt Nam. Các hội thảo
về hệ thống quản lý tích hợp thường do các tổ chức chứng nhận đang
hoạt động tại Việt Nam đứng ra tổ chức như TUV Rheinland Vietnam đã
tiến hành tổ chức hội thảo về áp dụng hệ thống quản lý tích hợp để phát
triển bền vững vào tháng 10/2005.
Lợi ích của việc tích hợp
-

-

Hệ thống văn bản nhất quán, dễ tra cứu, dễ áp dụng.
Tiết kiệm tài nguyên
Kiểm soát điều hành dễ dàng
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các yêu cầu luật định
Đợn giản hóa hệ thống quản lý làm cho việc áp dụng dễ dàng
hơn, hiệu quả hơn.
Tối thiểu các rắc rối gây ra do nhiều hệ thống chồng chéo,
đồng thời giảm mâu thuẫn giữa các hệ thống
Nâng cao tính thống nhất trong hệ thống quản lý
Tối đa hóa lợi ích thu được từ mỗi hệ thống và thiết lập khuôn
khổ để cải tiên liên tục hệ thống
Tập trung vào các mục tiêu kinh doanh
Quản lý tốt các rủi ro kinh doanh bằng các đảm bảo tất cả các
hậu quả bất kỳ từ hoạt động nào đề được xem xét, bao gồm
cả việc chúng ảnh hưởng nhau như thế nào và các rủi ro kèm

theo.
Sử dụng tốt nhất các nguồn lực có giới hạn
Tối thiểu các chi phí và gia tăng lơi nhuận do việc tích hợp hệ
thống quản lý có thể xảy ra các trường hợp sau:
o Tổ chức đã sẵn sàng có các hệ thống quản lý môi
trường, quản lý chất lượng và quản lý an toàn sức khỏe
nghề nghiệp. Các hệ thốn này riêng lẻ, độc lập với nhau


o

o

và tổ chức muốn tích hợp các hệ thống quản lý này để
quản lý được dễ dàng và hiệu quả
Tổ chức đã sẵn có hệ thống quản lý môi trường và
muốn áp dụng thêm các hệ thống quản lý khác. Tổ chức
tiến hành xây dựng hệ thống quản lý mới trên nền tảng
hệ thống quản lý đã có.
Tổ chức chưa áp dụng hệ thống quản lý nào và mốn áp
dụng nhiều hệ thống cùng lúc.

Trường hợp tổ chức có các hệ thống riêng rẽ và muốn tích hợp các
hệ thống này lại
Bước 1: Phải bầu ra một người lãnh đạo hoặc thành lập một ban lãnh
đạo duy nhất. Trách nhiệm của lãnh đạo là đảm bảo cho hệ thống tích
hợp được thực hiện, áp dụng và duy trì.
Bước 2: Xác định các yêu cầu của hệ thống tích hợp. dựa trên ma trận
IMS và dựa trên các yêu cầu luật định, các yêu cầu của tổ chức và các
yêu cầu khác. Tổ chức phải xác định rõ các yêu cầu của hệ thống tích

hợp. Đây là nền tảng đê tổ chức thiết lập hệ thống tài liệu nhằm đáp ứng
các yêu cầu nà và đưa vào áp dụng trong tổ chức.
Bước 3: Xem xét toàn bộ các tài liệu của hệ thống đang áp dụng. Mục
đich của việc xem xét này là nhằm xác định các tài liệu, quy định trùng
lặp giữa các hệ thống đem lại hiệu quả cao trong áp dụng
Chỉ định đại diện lãnh đạo của hệ thống tích hợp
Xác định yêu cầu của hệ thống tích hợp
Xem xét toàn bộ tài liệu của các hệ thống đang áp dụng
Xác định cá quá trình và tài liệu của hệ thống tích hợp
Triển khai áp dụng
Kiểm tra việc thực hiện
Cải tiến hệ thống


Bước 4: Xác định các quá trình vá các tài liệu của hệ thống tích hợp dựa
trên kết quả bước 2 vá bước 3.
Bước 5: Triển khai áp dụng, sau khi đã chỉnh sửa, soạn thảo các tài liệu
cần thiết của hệ thống tích hợp. Tổ chức ban hành các tài liệu và đưa
vào áp dụng.
Bước 6: Kiểm tra việc thực hiện. Đây là bước không thể thiếu trong quá
trình tích hợp hệ thống. tổ chức phải xem
-

Hoạt động của tổ chức có đap ứng được yêu cầu của hệ thống
hay không?
Các tài liệu của hệ thống có được áp dụng đúng hay không
Các tài liệu có phản ánh đúng hoạt động thực tế hay không
Các tài liệu thực sự có hiệu quả không khi đưa vào áp dụng

Bước 7: Cải tiến hệ thống dựa trên các kết quả kiểm tra, đánh giá, tổ

chức tiến hành khắc phục những điểm chưa đáp ứng yêu cầu và không
ngừng cải tiến hệ thống nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả cảu hệ
thống.
Trường hợp tổ chức đã có sẵn hệ thống quản lý môi trường và
muốn áp dụng thêm hệ thống quản lý khác


Việc tích hợp hệ thống quản lý chất lượng cũng như hệ thống quản lý an
toàn và sức khỏe nghề vào hệ thống quản lý môi trường được thực hiện
như hình dưới
Xác định các yêu cầu của hệ thống tích hơp
Thiết lập hệ thống văn bản
Xác định các yêu cầu có sẵn
Thực hiện hệ thống tích hợp
Thẩm tra việc tích hợp


Trường hợp tích hợp các hệ thống quản lý ngay từ đầu
Viêc tích hợp các hệ thống quản lý ngay từ đầu khi đưa vào áp
dụng được tiến hành qua các bước theo như sơ đồ dưới
Xác định các yêu cầu của hệ thống tích hơp
Thiết lập hệ thống văn bản
Thực hiện hệ thống tích hợp
Kiểm tra việc thực hiện
Cải tiến hệ thống


Tài liệu tham khảo
Lê Thị Hồng Trân, Thự thi hệ thống quản lý môi trường ISO 14001,
nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.HCM, 2010

P&Q Solutions, Môi trường và ISO 14000 ở các doanh nghiệp Việt Nam,
, 2013



×