Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiêủ luận: ISO 9000 và nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.82 KB, 17 trang )











Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: ISO 9000 và nghiên cứu đề
xuất mô hình quản lý chất lượng
phù hợp với các doanh nghiệp
Việt Nam



















A. LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh và su thế hiện đại, để tăng cường sự hội nhập về kinh tế
nước ta với các nước khu vực và trên thế giới, việc đổi mới nhận thức, cách
tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách.
Hầu hết các doanh nghiệp còn thực hiện mô hình quản lý KCS mà thiếu
những biện pháp đồng bộ để quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn bộ các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì thế sản phẩm sản xuất ra tuy
nhiều nhưng chất lượng cha cao, cha thoả mãn đợc nhu cầu của người tiêu
dùng và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.
Vì vậy để đổi mới quản lý chất lượng, ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống
chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết. Hệ
thống chất lượng này sẽ làm thay đổi nhiều cách nghĩ và cách làm cũ, tạo ra
một phong cách, một bộ mặt mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra hệ thống chất lượng ISO 9000 còn là "chìa khoá" để Việt
Nam mở cửa đi vào thị trường thế giới.
Kết quả của việc thực hiện các mô hình quản lý chất lượng như TQM,
Q.Base, JIT... tại Nhật Bản, Mỹ, và các nước phương tây và một số nước khác
trên thế giới đã chứng minh điều đó.
Nhận thức được sự hạn chế cũng như tính cấp thiết của doanh nghiệp Việt
Nam nói chung về lĩnh vực này, em đã mạnh dạn chọn đề tài "ISO 9000 và
nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh
nghiệp Việt Nam"

Do hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều sai sót, kính
mong sự góp ý của thầy cô.

Em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầyVũ Quang Anh và khoa
Thương Mại đã giúp em hoàn thành tiểu luận này.



B. PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM.
1. khái niệm về chất lượng sản phẩm.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều
các thuật ngữ "chất lượng", "chất lượng sản phẩm", "chất lượng cao",vv... Mỗi
quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau nhằm thúc
đẩy khoa học quản lý chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên ta phải làm rõ khái
niệm "chất lượng", có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà
nghiên cứu tiếp cận dới những góc độ khác nhau.
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu(EOQC) thì "Chất lượng là
mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng"
Theo tiêu chuẩn của Australia(AS1057-1985)thì "Chất lượng là sự phù
hợp với mục đích"
Từ khi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đa ra định nghĩa ISO 9000 -
1994 (TCVN 5814 - 1994) thì các cuộc tranh cãi lắng xuống và nhiều nước
chấp nhận định nghĩa này:"Chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc
trưng của sản phẩm tạo ra cho nó khả năng thoả mãn nhu cầu đã được nêu
ra hoặc còn tiềm ẩn".
Qua các định nghĩa trên ta có thể nêu ra 3 điểm cơ bản về chất lượng sản
phẩm hàng hoá sau đây:
+ Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện
tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.
+ Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu

cầu, của thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.
+ Chất lượng sản phẩm phải được sử dụng trong tiêu dùng và cần xem xét
sản phẩm thoả mãn tới mức nào của người tiêu dùng.
2. Khái niệm về quản lý chất lượng hàng hoá.
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng,
nhu cầu người tiêu dùng thì quản lý chất lượng là tổng thể các biện pháp kinh
tế kỹ thuật hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của mọi tổ
chức để đạt được mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất. Tuy nhiên tuỳ thuộc
vào sự nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu quản lý
chất lượng mà có những quan điểm khác nhau. Sau đây là một vài khái niệm
đặc trưng:
- Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô (GOCT 15467-70)thì:"Quản lý chất
lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng của sản phẩm
khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng".
- Theo tiêu chuẩn công nghệ Nhật bản(JIT) thì "Quản lý chất lượng là một
hệ thống phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hoá có
chất lượng, hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu
người tiêu dùng"
- Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 thì "Quản lý chất
lượng là một tập hợp các hoạt động chức năng quản lý chung, nhằm xác
định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông
qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm
bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng "
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ LỢI ÍCH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG ISO 9000.
1. Giới thiệu một số mô hình quản lý chất lượng đang đợc phổ biến trên thế
giới.
1.1. Mô hình quản lý chất lượng theo các giải thưởng chất lượng.
Hiện nay trên thế giới có nhiều loại giải thưởng, như giải thưởng chất lượng
quốc tế, giải thưởng chất lượng khu vực, thí dụ:giải thưởng Deming

giải thưởng chất lượng quốc gia Malolm Baldrige (Mỹ), giải thưởng chất lượng
Châu Âu (EQA). Các giải thưởng này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
Qua nghiên cứu các giải thưởng chất lượng của nhiều nước, bộ khoa học,
công nghệ và môi trường nước ta đã quyết định chọn mô hình giải thưởng
Malolm Baldrige làm giải thưởng chất lượng Việt Nam.
Bẩy tiêu chuẩn của giải chất lượng Việt Nam: được kết cho khối dịch vụ
sản xuất kinh doanh, được chia làm hai cấp giải vàng (phạm vi cả nước)
giải bạc ở (phạm vi mỗi tỉnh, thành phố).
Giải thưởng Việt Nam gồm 7 tieu chí:
- Vai thò lãnh đạo
- Thông tin và phân tích dữ liệu.
- Định hướng chiến lợc.
- Phát hiện và quản lý nguồn lực.
- Quản lý chất lượng quá trình.
- Các kết quả về chất lượng và kinh doanh.
- Thoả mãn các yêu cầu khách hàng.
Giải thưởng chất lượng Vệt Nam đã góp phần đáng kể vào hong trào năng
xuất và chất lượng của Việt Nam, khích lệ các doanh nghiệp không ngừng nâng
cao năng xuất và khả năng cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Quản lý
chất lượng toàn diện(TQM) và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000,
ISO 14000.
1.2 Mô hình quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
Chất lượng toàn diện nhằm quản lý chất lượng sản phẩm trên quy mô để có
thể thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. nó bao gồm nhiều
chuẩn mực từ kiểm tra chất lượng đến cuối cùng quản lý chất lượng tức là các
bước phát triển nói trên đều thoả mãn. Để có được chất lượng toàn diện phải sử
dụng nhiều biện pháp.
- Nhóm chất lượng là biện pháp khai thác trí tuệ của từng cá nhân cũng

như tập thể rất có hiệu quả, động viên mọi ngời tham gia vào công việc.
- Phối hợp chặt chẽ để thoả mãn nhu cầu bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp như chất lượng thông tin, đào tạo, thái độ, tác phong chính sách và
mục tiêu, công cụ và nguồn lực.
- Định kỳ so sánh kết quả việc áp dụng với mục tiêu đề ra
- Quản lý mọi phương diện như kỹ thuật, tài chính...
1.3. Hệ thống thực hành sản xuất tốt(GMP).
GMP là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn đối với cơ sở
chế biến thực phẩm và được phẩm. GMP được xây dựng dựa trên các tiêu
chuẩn và công nghệ có thể áp dụng được hiện hành và phản ánh các quy tắc
thực hành tốt nhất,
GMP đợc nhiều nhà sản xuất áp dụngđể cung cấp thực phẩm an toàn, có
chất lượng cao và bao gồm các chương trình dinh dưỡng, nước uống, vệ sinh,
quản lý nhà xưởng, đất đai...



1.4. Hệ thống Q.Base.
Q.Base là hệ thống đảm bảo chất lượng theo ISO 9000 đã được thừa nhân
và được áp dụng trên quy mô toàn cầu. Hệ thống Q.Base có cùng nguyên lý
như ISO 9000 nhưng đơn giản và dễ áp dụng hơn.
Trên thực tế có thể coi Q.Base là bước chuẩn bị cho việc áp dụng ISO
9000.
1.5. Hệ thống kiểm soát chất lượng.
Mỗi doanh nghiệp muốn sản phẩm dịch vụ của mình có chất lượng tốt cần
phải kiểm soát được năm yêu cầu cơ bản sau đây:
+ Kiểm soát con người: tất cả mọi người từ cấp lãnh đạo cao nhất đến
nhân viên phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ dợc giao; hiểu rõ nhiệm vụ
và trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm.
+ Kiểm soát phơng pháp: phơng pháp phù hợp và có ý nghĩa là những

phương pháp chắc chắn tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu.
+ Kiểm soát trang thiết bị: dùng trong sản xuất và thử nghiệm, trang thiết
bị phải phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Kiểm soát nguyên vạt liệu: phải lựa chọn các nhà cung ứng và các nhà
thầu có khả năng.
+ Kiểm soát thông tin: mọi thông tin phải được những ngời có thẩm quyền
kiểm tra duyệt và ban hành.
2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng
ISO 9000.
2.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng và đảm
bảo chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO ban hành vào năm
1987, và được rà soát sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1994, và sửa đổi lần thứ

×