Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Sự sụp đổ của ngân hàng lehman brothers

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.75 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:

Sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers
– Mini case 5
Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Thu Hiền
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 - Lớp: KTTG18B
Thành viên:
1. Nguyễn Thùy Linh, STT: 11
2. Dương Thanh Loan , STT:12
3. Nguyễn Thị Lúa , STT: 13
4. Phan Thị Ngọc Mai, STT:14
5. Phan Thị Ngọc Mai, STT: 15


Hà Nội, 07/2012

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................4
I. Khái quát về cuộc khủng hoảng tín dụng 2007 -2009: .........................5
1. Diễn biến: .............................................................................................5
2. Nguyên nhân: .......................................................................................8
2.1. Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài
chính này là sự suy sụp của thị trường bất động sản:............................8


2.2. Cho vay dưới chuẩn- nguyên nhân sụp đổ của thị trường bất động
sản và cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ:.................................................9
II. Sự sụp đổ của Lehman Brothers:........................................................10
1. Mini Case: ..........................................................................................10
2. Trả lời câu hỏi: ...................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................25

3


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là cuộc khủng hoảng lớn nhất trên thế
giới kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất lịch sử của thế giới trong những
năm 30 của thế kỷ XX, nó đã gây ra những hâụ quả nghiêm trọng đối với nền kinh
tế nước Mỹ và lan rộng ra toàn cầu làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ thống tài
chính và sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Hàng loạt các tổ chức tài chính phá sản
với những nguyên nhân chính là bong bóng nhà đất và việc cho vay dưới chuẩn.
Lehman Brothers cũng là một trong các ngân hàng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng này và dẫn đến phá sản. Tuy nhiên việc phá sản của Lehman Brothers cũng
xuất phát từ việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Fed không chấp nhận cung cấp cho ngân
hàng này khoản cứu trợ như đã thực hiện với một số ngân hàng trước đó và các tổ
chức tài chính sau này.
Vì vậy, để hiểu hơn về khủng hoảng tín dụng Mỹ 2007 – 2009 nói chung và
trường hợp của Lehman Brothers nói riêng, nhóm chúng em xin được nghiên cứu
Case study chương 5: Sự sụp đổ của Lehman Brothers . Bài viết của nhóm sẽ đi vào
trả lời 3 câu hỏi chính:
1. Trong suốt cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã có sự đối xử khác biệt
đối với một số tổ chức tài chính? Điều này có thỏa đáng không?
2. Nhiều chuyên gia đã tranh luận rằng việc chính phủ bảo lãnh cho các tổ chức
tài chính tư nhân đã tạo nên “rủi ro đạo đức”, điều này có nghĩa là nếu một tổ

chức tài chính tư nhân biết được rằng họ sẽ được giải cứu, nó sẽ khuyến
khích họ tham gia vào những hoạt động nhiều rủi ro hơn. Hãy nêu ý kiến của
bạn về vấn đề này.
3. Theo bạn chính phủ Mỹ có nên để cho Lehman Brothers sụp đổ hay
không?
Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài viết của nhóm
không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý
của Giáo viên hướng dẫn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!

4


I. Khái quát về cuộc khủng hoảng tín dụng 2007 -2009:
1. Diễn biến:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 cuộc khủng hoảng tài
chính nổ ra dẫn đến suy giảm kinh tế từ Mỹ lan rộng ra toàn cầu.
Bắt đầu từ tháng 8/2007 do một công ty thế chấp nhà (American Home
Mortgage) làm đơn phá sản.
Tiếp đó là sự sụp đổ tài chính lớn, gần 20 ngân hàng phá sản mỗi ngày, hàng
nghìn đơn của người dân xin phá sản.
Thị trường chứng khoán của Mỹ và thế giới bị tác động mạnh, đồng loạt giảm sút.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ
nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. Điểm lại những mốc sự
kiến chính trong chuỗi này để thấy khủng hoảng đã diễn ra thế nào.
Năm 2002-2004: giá cả ở các bang Arizona, California, Florida, Hawaii, và
Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu.
Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất
động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ
lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5,35% do nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh

giá thấp thị trường.
Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm mạnh. Giá giảm, kinh
doanh bát động sản dẫn đến một lượng dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại
Mỹ hồi giữa tháng 8 năm 2005 giảm hơn 40% so với một năm trước đó.
Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước
tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ
chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch
thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006.
Ngày 5/2/2007: công ty Mortage Lenders Networks USA đứng thứ 15 trong só
các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3,3 tỷ đô la thời diểm
quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản.
Ngày 2/4/2007: New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ,
tuyên bố phá sản.

5


Ngày 19/07/2007: chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức 14.000 điểm, lần đầu
tiên trong lịch sử.
Tháng 8/2007: Khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà chính xác là chứng khoán
dựa trên các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn, được phát hiện trong các danh mục vốn
đầu tư và quỹ trên khắp thế giới. Nhiều nhà cho vay ngừng cho vay tín dụng mua
nhà. Cục dự trữ liên bang đã cho các ngân hàng vay 100 tỷ đô la với lãi suất thấp.
Ngày 16/08/2007: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp
lớn nhất nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la từ một
nhóm ngân hàng khác.
Ngày 17/8/2007: Cục dự trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiết khấu 50
điểm cơ bản từ mức 6.25% xuống 5.75%.
Ngày 14/09/2007: Ngân hàng Northen Rock (Anh) đã gặp vấn đề nghiêm
trọng về khả năng thanh khoản liên quan đến khủng hoảng cho vay dưới chuẩn.

Ngày 15-17/10/2007: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ
thông báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoản được
đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã sụt giảm do khủng hoảng vay
dưới chuẩn. Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernake và Bộ trưởng Bộ tài
chính Mỹ đều đưa ra những cảnh báo về mối nguy hiểm của việc vỡ nợ bong bóng
bất động sản.
Ngày 31/10/2007: Cục dự trữ liên bang Mỹ hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm
xuống 4.5%.
Tháng 11/2007: Cục dữ trữ liên bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng
vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của Cục dự trữ liên bang kể từ
19/9/2001 (50,35 tỷ đô la)
Năm 2008 có những mốc đáng chú ý sau:
Ngày 16/3/2008: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đô la
một cổ phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ
giúp các khoản lỗ của Bear Stearn.
Ngày 17/07/2008: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã
báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đô la.

6


Ngày 07/09/2008: Cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn
Fannie Mae và Freddie Mac.
Ngày 14/09/2008: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ
đô la.
Ngày 15/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ
số ở Mỹ bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể
từ sau sự kiện 11/9/2001.
Ngày 17/09/2008: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp
công ty này tránh phá sản.

Ngày 19/09/2008: Kế hoạch giải cứu tài chính của Bộ trưởng Tài chính
Paulson trị giá 700 tỷ đô la được công bố sau một tuần bất ổn trên thị trường tài
chính và nợ tín dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã không thông qua dự thảo này.
Ngân 26/9/2008: Ngân hàng Washington Mutual- ngân hàng tiết kiệm lớn
nhất Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase &
Co với giá 1.9 tỷ đô la.
Ngày 29/09/2008: Quốc hội Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính
Mỹ do bộ Tài chính Mỹ đề xuất.
Ngày 30/09/2008: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân
hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho
đối thủ Citigroup.
Ngày 23/11/2008: trong một động thái chưa từng có, cả 3 cơ quan quản lý tài
chính quan trọng nhất của Mỹ đồng thuận đưa ra gói giải pháp trị giá 20 tỷ đô là và
bảo lãnh toàn bộ nợ của Citigroup, nhằm kéo tập đoàn có ảnh hưởng toàn cầu này ra
khỏi nguy cơ sụp đổ.
Ngày 25/11/2008: Fed tuyên bố sẽ mua lại những khoản cầm cố chứng khoán
trị giá khoảng 500 tỷ đô la của Fannie Mae, Freddie Mac và cả Ginnie Mae. Thêm
vào đó, khoảng 100 tỷ đô la đã được bỏ ra để mua lại các khoản nợ của Fannie,
Freddie và Federal Home Loan Banks.

7


2. Nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính này là
sự suy sụp của thị trường bất động sản:
Hầu hết người dân Mỹ khi mua nhà phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn
vốn trong một thời gian dài (20-30 năm) sau đó, với lãi suất thả nổi. Do đó, có một
sự liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi
suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xổ đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao;

khi lãi suất cao thì người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. Có 3
yếu tố chính tạo ra bong bóng thị trường bất động sản.
Thứ nhất, từ đầu năm 2001, đặc biệt là sau cuộc khủng bố 11 tháng 9, khi mà
sau vụ khủng bố giá các cổ phiếu Mỹ sụt giảm, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ,
Cục dự trữ liên bang Mỹ đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng
cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000, lãi suất cơ bản
của Fed là trên 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa
năm 2003, chỉ còn 1%.
Hai là, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo có nhà ở của
Chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo được vay
tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công
ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này giúp
đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các
ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các
khoản vay thế chấp, rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall, đặc biệt là các ngân
hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch.
Ba là, khế ước nhận nợ của người mua nhà trở thành một loại chứng khoán
(chứng khoán phái sinh), được ngân hàng thông qua người môi giới đưa vào giao
dịch mua bán lại trên thị trường (thị trường thứ cấp). Trên thị trường mua đi bán lại,
nhiều người đầu tư cá nhân thông qua người môi giới đã bỏ tiền ra mua loại chứng
khoán này mà họ không hiểu được nó là cái gì, chỉ biết hàng năm được tiền lãi.
Vì vậy, thị trường bất động sản trở nên rất sôi động, có rất nhiều người thu
nhập tháp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được

8


vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn
dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian, khoản tiền cho vay dành cho nhóm
này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỷ đô la năm 2001 lên 540

tỷ đô la năm 2004 và trên 1.300 tỷ đô la năm 2007. Fannie Mae đã mạnh tay hơn
trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu với cạnh tranh
nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers.
Vì dễ vay cho nên nhu cầu mua nhà lên rất cao, kéo theo việc lên giá bất động
sản liên tục. Giá nhà bình quân đã tăng lên 54% chỉ trong vòng 4 năm từ 2001 đến
2005. Việc này cũng dẫn đến vấn đề đầu cơ và ỷ lại là giá nhà sẽ tiếp tục lên. Hệ
quả là người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao, bất kể giá trị thực và khả năng trả nợ
sau này vị họ nghĩ nếu cần sẽ bán lại để trả nợ ngân hàng. Do đó, một bong bóng đã
hình thành trong thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, sau đó, giá bất động sản không ngừng giảm xuống, giá trị các căn
hộ ngày càng thấp hơn các khoản tín dụng đã cấp. Hạn mức tín dụng giảm xuống
thì ngân hàng thu hồi nợ, nhưng người mua không có khả năng thanh toán.
2.2. Cho vay dưới chuẩn- nguyên nhân sụp đổ của thị trường bất động sản và cuộc
khủng hoảng tài chính Mỹ:
Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đầu tư Mỹ đã nới lỏng tối đa chính sách tín
dụng cho các công ty và cá nhân mua bất động sản trả chậm. Làm nảy sinh những
dòng vốn vay giá rẻ và gia tăng một lượng lớn người đi vay tiền. Trên thực tế, vốn
vay rẻ sẽ làm mất đi ý thức phòng ngừa rủi ro của người đi vay. Người đi vay dễ
dàng trong việc định giá lại tài sản để tiếp tục một khoản vay mới nhằm trà cho
khoản vay cũ. Bên cạnh đó, việc cung cấp tín dụng dễ dàng như: không cần tài sản
thế chấp, tỷ lệ trả trước rất thấp, chỉ cần có mã số thuế. Hoạt động cho vay này thật
sự không đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng nhưng vẫn được
vay đã làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng, và bất động sản tăng giá họ sẽ được
hưởng lợi. Về phía ngân hàng, tuy hình thức cho vay này rủi ro rất lớn, nhưng các
ngân hàng vẫn chấp nhận để đổi lại một mức lãi suất rất cao. Mặt khác các công ty
tài chính cũng thực hiện hình thức cho vay này một cách rộng rãi và chuyển rui ro

9



qua ngân hàng và nhà đầu tư thông qua một sản phẩm tài chính gọi là “ mua lại các
khoản nợ hay khoản phải thu”.
Các công ty tài chính bán các khoản phải thu cho ngân hàng với mức chiết
khấu cao, ngân hàng và các tổ chức tài chính chuyên biệt sẽ chứng khoán hóa các
khoản phải thu, nghĩa là phát hành các chứng khoán để vay tiền với lãi suất rất cao.
Rõ ràng là rủi ro chồng rủi ro, và dudwonwg nhiên là các chứng khoán có mức độ
xếp hạng tín nhiệm càng thấp thì tỷ suất sinh lợi càng cao, thâm chí có chứng khoán
không có mức độ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn được nhà đầu tư trên toàn thế giới
chấp nhận do lãi suất siêu hạng.
Một lượng vốn đầu tư khổng lồ trên thế giới đã đổ vào thị trường bất động sản
Mỹ và khi thị trường đóng băng vào giữa năm 2007, các vụ đổ vỡ dây chuyền đã
xảy ra. Các nhà đầu tư bất động sản vay tiền không đủ khả năng trả lãi vay, bất
động sản không bán được, chứng khoán phát hành trên các khoản phải thu này sụt
giảm thê thảm, các ngân hàng không đủ khả năng trả các khoản nợ lâm vào tình
trạng phá sản.
Sản phẩm tài chính hiện đại nhưng nhiều rủi ro này chính là nguyên nhân cho
cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dưới chuẩn.
II. Sự sụp đổ của Lehman Brothers:
1. Mini Case:
Có rất nhiều việc mà FED và Bộ Tài chính Mỹ phải làm khi một công ty tài
chính quan trọng được cho là “quá lớn để thất bại” có nguy cơ phá sản và cần
tiền. Chính sách là: Hãy để cho nó sụp đổ.
Không quá hỗn loạn khi Lehman Brothers sụp đổ. Nếu một ngân hàng được
cho là “quá lớn để thất bại” có nguy cơ phá sản, thì vì vấn đề danh dự nó sẽ được
quốc hữu hóa với mục đích hạn chế ảnh hưởng xấu của nó tới các ngân hàng khác
và để bảo vệ sự ổn định của cả hệ thống. Các cổ đông thì điêu đứng và bộ phận
quản lý sẽ bị thay thế. Một số bộ phận có giá trị sẽ được bán cho những đối tác trả
giá cao nhất, có thể đối với một số người ngân hàng đã không chìm trong bong
bóng tín dụng. Phần còn lại nên được thanh khoản, ở những thị trường ít sôi động.


10


Hãy làm điều này và đối với mọi người trừ những ngân hàng tạo nên sự hỗn độn thì
nỗi đau chắc chắn sẽ dịu xuống.
Có nên để cho Lehman Brothers sụp đổ? Đây là một trong những cuộc tranh
luận bất tận của chính phủ Mỹ trong nỗ lực cứu vớt sự sụp đổ của hệ thống tài chính
Mỹ vào cuối năm 2008. Vụ phá sản của Lehman vào ngày 15 tháng 9 năm 2008 đối
với thị trường tài chính toàn cầu là một đòn chí mạng gây ra khủng hoảng tín dụng
toàn cầu.
Lehman Brothers được thành lập năm 1850 ở Alabama bởi anh em nhà
Lehman. Sau khi chuyển công ty đến New York sau cuộc nội chiến Mỹ, trong một
thời gian dài, công ty được coi là một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu, một
ngân hàng đầu tư có hệ thống quản trị rủi ro tốt nhất tại thị trường phố Wall. Mặc
dù ngân hàng đã tồn tại và vượt qua khủng hoảng nhiều lần trong quá khứ, nhưng
năm 2008 công ty đối mặt với khủng hoảng từ chứng khoán hoá tín dụng bất động
sản phát hành dựa trên nợ cầm cố và tương lai không hề sáng sủa.
Vụ phá sản của Lehman không phải là một điều bất ngờ, nhưng sự hấp hối
diễn ra dần dần và đau đớn. Sau khi ngân hàng Bear Stearn tan rã vào năm 2007,
Lehman đã đầu cơ bằng việc nắm giữ chứng khoán sụt giá trong hoàn cảnh khủng
hoảng tín dụng - gánh nặng nợ nần và vỡ nợ tín dụng khiến cho thị trường khủng
hoảng là kết quả của thời kỳ bùng phát kinh doanh bất động sản và cho vay cầm cố
từ năm 2000 đến 2007.
Quá lớn để thất bại
Học thuyết “quá lớn để thất bại” đã tồn tại lâu trong hệ thống tài chính nước
Mỹ. Cục dự trữ liên bang Mỹ có trách nhiệm là người cho vay cuối cùng, là tổ chức
đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống tài chính Mỹ. Mặc dù Fed rất hiếm
khi phải thể hiện sức mạnh trong lịch sử, Fed, tổ chức kiểm soát tiền tệ kết nối với
tập đoàn bảo hiểm Liên bang Mỹ đã phải cân nhắc xem sự sụp đổ của một ngân
hàng lớn sẽ đe doạ sức khoẻ và chức năng của hệ thống tài chính. Trong những

trường hợp như vậy, ví dụ như vụ sụp đổ của ngân hàng Continental Illinois của
Chicago năm 1984, ba tổ chức này đã hoạt động hiệu quả và thực hiện những hành
động để ngăn chặn những nguy cơ thảm khốc có thể xảy ra

11


Hoc thuyết này, tuy nhiên đã được hạn chế rộng rãi với các ngân hàng thương
mại, chứ không phải là những ngân hàng đầu tư kiếm tiền bằng cách đầu tư mạo
hiểm vào chứng khoán và tham vọng của những nhà đầu tư, những người hy vọng
kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Lehman rõ ràng là một nhà đầu tư mạo hiểm.
Nhưng sự phân biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại rất rõ nét, khi
mà nỗ lực bãi bỏ quy định đã thành công trong việc giảm hàng rào giữa việc gửi
tiền và tạo ra những khoản vay tiêu dùng và thương mại với các hoạt động đầu tư
ngân hàng truyền thống dưới hình thức nợ xấu và bảo đảm tài sản với trách nhiệm
tín dụng giảm bớt.
Nhiều nhà phê bình tranh luận rằng vì một vài lý do Lehman được chọn để sụp
đổ. Một tuần trước vụ phá sản của Lehman, Cục dự trữ liên bang và Bộ Tài chính
Mỹ dưới thời Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson đã cứu Fannie Mae và Freddie
Mac bằng cách tiếp quản trực tiếp. Hai ngày sau vụ phá sản của Lehman, chính phủ
Mỹ đã giải cứu đại gia bảo hiểm AIG bằng cách cho vay 85 tỷ USD. Vậy tại sao
không phải là Lehman?
Tại sao không phải là Lehman?
Lehman vẫn còn tồn tại, Trong khi Bear Steams đã phá sản từ tháng 3 năm
2008 và được chính phủ Mỹ rao bán, Lehman đã bị các nhà dự đoán tài chính đặc
biệt là các nhà đầu cơ bán khống gạch tên khỏi danh sách. Tổng giám đốc của
Lehman, Richard Fuld Jr, đã chỉ trích những nhà đầu cơ bán khống – những người
tiếp tục dồn ép Lehman trong mùa hè năm 2008. Tuy nhiên tổng giám đốc Fuld đã
được nhà đầu tư, những người lãnh đạo, và các nhà phê bình ủng hộ để tìm ra một
cách để thoát khỏi sự hỗn độn vào tháng 3. Bộ trưởng Paulson đã ghi nhận lại báo

cáo lợi nhuận của Lehman tháng 6 ( báo cáo này đã thể hiện lỗ lớn của Lehman)
trong đó, nếu Lehman vẫn không được bán trước khi kết thúc quý thứ 3 của năm
thì sẽ có một cuộc khủng hoảng xảy ra.
Nhưng những nỗ lực của Fuld trong việc tìm những người mua lại công ty đã
thất bại, từ phố Wall đến Trung Đông và Châu á. Fuld đã thuyết phục rằng một
trong những lý do khiến ông ấy không thể tiến hành một cuộc mua bán lại đó là do
chính phủ Mỹ không đưa ra những bảo đảm hấp dẫn. Fed đã thành công trong việc

12


tiến hành bán lại Bear Steams cho JPMorgan Chase chỉ sau khi Fed đồng ý chấp
nhận khoản lỗ 29 tỷ đô la. Trong thực tế, vào tháng 8 năm 2008, chỉ một vài tuần
trước khi thất bại, Lehman đã tin tưởng rằng ngân hàng này đã tìm được 2 ngân
hàng mua lại, đó là ngân hàng Bank of America và Barclays, có thể nhanh chóng
tiếp quản nếu Cục dữ trự liên bang Mỹ có thể đưa ra khoản bảo đảm 65 tỷ đô la
Mỹ, để giải quyết khoản nợ xấu cho Lehman. Tuy nhiên Fed đã từ chối khoản bảo
đảm này.
Wall Street đã đưa ra một đề xuất khác đó là việc tự bảo hiểm của Leahman.
Lehman sẽ được chia ra làm “ngân hàng tốt” và “ngân hàng không tốt”. Ngân hàng
tốt sẽ có những tài sản và chứng khoán giá trị cao hơn và sẽ được mua bởi cả ngân
hàng Bank of America và Barclays. Phần ngân hàng không tốt sẽ được phá giá
chứng khoán để cầm cố và được consortium gồm 12 – 15 viện tài chính của phố
Wall mua lại, và không yêu cầu phải trả bất cứ khoản thuế hoặc quỹ nào cho chính
phủ. Kế hoach cuối cùng đã bị thất bại khi những người cho “ngân hàng không tốt”
vay cũng ko thể đối mặt với những khoản lỗ của họ và nhận thêm những khoản lỗ
của Lehman, trong khi cả ngân hàng Bank of America và Barclays đều bỏ chạy với
giá rẻ bèo cho những tài sản giá trị cao. Cuối cùng, chỉ 1 ngày sau khi Lehman sụp
đổ, Barclays đã tuyên bố ngân hàng này sẽ mua cổ phần thị trường vốn Hoa Kỳ của
Lehman với giá 1,75 tỷ đô la, theo lời một nhà phân tích, đây là một vụ “ăn cắp

trắng trợn”.
Bộ trưởng Paulson cho rằng thực tế mình không thể làm gì khác. Cục dự trữ
liên bang Mỹ yêu cầu theo luật chỉ có thể cho vay có giới hạn là lượng tài sản đảm
bảo mà các tổ chức phải đưa ra để có được những khoản vay cứu trợ ( Điều này trên
thực tế là nguyên tắc xác định đằng sau những giao dịch chiết khấu của Fed).
Nhưng rất nhiều nhà phê bình đã tranh luận rằng không thể xác định được chính xác
giá trị của các khoản bảo lãnh chứng khoán do Lehman hoặc AIG hoặc Fannie Mae
và Freddie Mac tại thời điểm đó do khủng khoảng tín dụng và tính không thanh
khoản được của thị trường. Bộ trưởng Paulson chưa từng được nghe đến việc tạo ra
cuộc tranh luận này trước khoảng thời gian phá sản.

13


Một điều rõ ràng rằng sau sự giải thoát cho AIG các nhà cầm quyền chuyển
đổi nhanh chóng để cố gắng tạo ra một phương án giải quyết có hệ thống hơn là tiếp
tục giải cứu từ khủng khoảng của tổ chức này đến khủng hoảng của tổ chức khác .
Bộ trưởng Paulson đã lưu ý rằng rõ ràng thị trường cần một giải pháp rộng hơn, và
việc cứu Lehman sẽ không kết thúc một cuộc khủng hoảng lớn hơn. Tuy nhiên,
những nhà phân tích lại nhấn mạnh rằng, Lehman là một trong những nhà phát hành
thương phiếu lớn nhất thế giới. Vào những ngày sau khi Lehman sụp đổ, thị trường
thương phiếu thực sự bị đóng cửa. Việc nắm bắt thị trường thương phiếu đến lượt
nó loại bỏ nguồn thanh khoản cơ bản giữa giữa các ngân hàng, quỹ đầu cơ, và các
ngân hàng. Khủng hoảng lúc đó đã có đủ điều kiện để xảy ra.
Các chuyên viên phố Wall và các công chức trong các quỹ tài chính Châu Âu
đã phê bình ông Paulson và Bernanke vì đã để cho Lehman phá sản, một sự kiện đã
tạo ra cơn sốc trong hệ thống ngân hàng, đưa một cơn chấn động tài chính trở thành
một trận sóng thần.
Christine Lagarde, bộ trưởng Tài chính Pháp phát biểu: “Đối với việc cân
bằng của hệ thống tài chính thế giới, đây là một lỗi thực sự”. Frederic Oudea, điều

hành ngân hàng Société Générale, một trong những ngân hàng lớn nhất nước Pháp,
đã gọi sự sụp đổ của Lehman châm ngòi cho những sự kiện dẫn tới đổ vỡ trên toàn
cầu. Willem Sels, một nhà chiến lược tín dụng và Dresdner Kleinwort, phát biểu
rằng: “rõ ràng rằng khi Lehman vắng mặt, đó là ngày thị trường tiền tệ của chúng ta
trở nên đáng sợ. Rất dễ để nhận ra mối quan hệ nhân quả ở đây”
- Theo bài báo trên thời báo New York, ngày 22 tháng 10 năm 2008,viết bởi
Joe Nocera và Edmund L.Andrews.
2. Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong suốt cuộc khủng hoảng, Chính phủ Mỹ đã có sự đối xử khác
biệt đối với một số tổ chức tài chính? Điều này có thỏa đáng không?
Trả lời: Quyết định của Chính phủ Mỹ được đưa ra dựa trên rất nhiều các yếu
tố trong quá khứ và chính sách tài chính của họ. Nhìn vào những hành động của
Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), có thể nhận thấy Chính phủ Mỹ đã thiên vị theo
một khía cạnh nào đó bởi họ đã trợ giúp hai Tập đoàn trước Lehman và sau đó hai

14


ngày là AIG. Điều này có vẻ không công bằng cho Lehman song lại là quyết định
thỏa đáng để chống chọi lại với khủng hoảng. Ngay trước lúc Lehman sụp đổ, hàng
loạt các tổ chức tài chính khác như UBS, Citi, Merrill Lynch, Bear Steans, Morgan
Stanley, Freddie Mac, Fannie Mae cũng rơi vào tình trạng khó khăn tương tự với
các khoản lỗ nặng nề lên tới hàng trăm tỷ USD. Số nhân viên bị sa thải tại các trung
tâm tài chính lên tới hàng nghìn người. Chính phủ Mỹ đã có những gói cứu trợ và
các phương án nhất định để cứu các tổ chức tài chính này và chỉ có Lehman không
nhận được sự trợ giúp nào và chịu phá sản. Lehman cũng đã từng hy vọng sẽ được
FED cứu, tuy nhiên điều này không xảy ra. FED cứu Bear Stearns bằng cách cung
cấp 29 tỷ USD cho JP Morgan để mua, cứu Freddie Mac và Fannie Mae bằng cách
tiếp quản trực tiếp, cứu AIG bằng việc tung ra 85 tỷ USD để mua 80% cổ phần.
FED không làm như vậy với Lehman hoặc để Bank of America hay Barclays mua

lại Lehman mà để ngân hàng lớn này sụp đổ. Câu trả lời cho câu hỏi việc làm của
Chính phủ Mỹ có hợp lý hay không phụ thuộc vào lợi ích chung của tất cả các bên
liên quan. Thế nên, hành động của Chính phủ Mỹ có thể coi là thỏa đáng để cứu nền
kinh tế qua khỏi khủng hoảng. Theo quan điểm của nhóm, Chính phủ Mỹ không có
sự đối xử khác biệt giữa các tổ chức tài chính bởi Chính phủ phải nhìn vào lợi ích
của đất nước và giữ vững nền kinh tế hơn là trợ giúp một hoặc vài doanh nghiệp
nào đó. Thời điểm Lehman sụp đổ rất bất lợi cho ngân hàng này. Lehman và Bear
có nhiều điểm tương đồng vì đều là ngân hàng đầu tư, do đó việc Chính phủ Mỹ
cứu Bears mà không cứu Lehman là do vấn đề thời điểm.
Thứ nhất, sau khi Bear suy sụp, Chính phủ Mỹ đã có dịch vụ cho vay chiết
khấu dựa trên tài sản đảm bảo (discount window) nhằm cung cấp vốn cho ngân
hàng đầu tư gặp khó khăn thanh khoản. Tuy nhiên vụ việc Lehman lại không phải
do nguyên nhân thanh khoản, nên FED không thể sử dụng cách này với Lehman.
Thứ hai, Lehman nguy kịch đúng lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng cùng
Merrill Lynch, Wamu và AIG. Vấn đề “rủi ro đạo đức” (moral hazard) trở nên trầm
trọng hơn hết. Nếu cứu tất cả, Chính phủ sẽ tạo ra một tiền lệ xấu, khuyến khích các
tập đoàn tham gia thêm các hoạt động rủi ro. Chính phủ muốn khối tư nhân hiểu

15


rằng họ phải tự giải quyết vấn đề của chính họ. Cần phải có một sự hy sinh nào đó
để thị trường hiểu được điều này.
Thứ ba, thời điểm gần cuộc bầu cử ở Mỹ cũng rất nhạy cảm khi khủng hoảng
tài chính trở thành đề tài tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ
và Đảng Cộng hòa. Việc dùng tiền thuế của dân đi giải cứu các tập đoàn tài chính
cần một lý do thuyết phục cao. Sự hi sinh lúc đó có thể coi là điều cần thiết cho thị
trường và Chính phủ Mỹ buộc phải chọn hi sinh một trong số các tổ chức tài chính
đang rơi vào nguy kịch với chi phí thấp nhất cho xã hội.
Bear nắm giữ 9.000 tỷ USD các công cụ tài chính phái sinh, và những tài sản

này có mức độ chia sẻ và ràng buộc cao với các tổ chức tài chính khác. Nếu Bear
phá sản, sự đổ vỡ dây chuyền là khó tránh khỏi. Trong khi đó, mức độ nắm giữ các
công cụ phái sinh của Lehman chỉ bằng 1/10 so với của Bear. Sự phá sản của
Lehman chỉ có tác động nhỏ tới hệ thống, trong khi sự đổ vỡ của Bear có thể đe dọa
toàn bộ hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, Freddie Mac, Fannie Mae hoạt động với tư
cách là 2 tập đoàn được Chính phủ bảo lãnh nhằm cung cấp tín dụng bất động sản
cho người dân, do đó hai tập đoàn này không thể sụp đổ. AIG là tập đoàn bảo hiểm
lớn, cung cấp hàng triệu hợp đồng bảo hiểm cho người dân. Với số tài sản khổng lồ
trên 1.000 tỷ USD, AIG chắc chắn không phải là sự lựa chọn để từ bỏ. Chính phủ
Mỹ đã có những cuộc họp nhằm tìm ra cách cứu Lehman và đi đến quyết định sự
lựa chọn tốt nhất lúc đó là ép khối tư nhân phải tự cứu Lehman. Nếu không được,
thì Lehman sẽ phải phá sản.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của Lehman xuất phát chủ yếu từ
bản thân ngân hàng này, Chính cách thức giải quyết khủng hoảng thiếu sáng suốt và
quyết đoán của Ban lãnh đạo đã đẩy Lehman vào thế chân tường. Vấn đề của
Lehman không mới và đã được cảnh báo trong một thời gian dài song Lehman đã
nhiều lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình.

16


Câu 2: Nhiều chuyên gia đã tranh luận rằng việc chính phủ bảo lãnh cho
các tổ chức tài chính tư nhân đã tạo nên “rủi ro đạo đức”, điều này có nghĩa là
nếu một tổ chức tài chính tư nhân biết được rằng họ sẽ được giải cứu, nó sẽ
khuyến khích họ tham gia vào những hoạt động nhiều rủi ro hơn. Hãy nêu ý
kiến của bạn về vấn đề này.
Trả lời:

17



Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để
chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi
ro đạo đức là một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin
phi đối xứng.
Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard được các nhà cung
cấp dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỷ 17. Vào thập niên 1960, các nhà
kinh tế học Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ moral hazard để chỉ
tình trạng kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên. Sau này, thuật ngữ moral
hazard được sử dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yêu tố tâm lý hơn. Ở nhiều
nước, người ta chấp nhận cách gọi tên thuật ngữ bằng tên gốc tiếng Anh, hoặc phiên
âm tên tiếng Anh này sang tiếng nước mình (như người Nhật phiên âm thành
"moraru hazādo"). Ở Việt Nam, moral hazard được dịch thành nhiều tên gọi như
"rủi ro đạo đức", "nguy cơ đạo đức", "hiểm nguy đạo đức", "mối nguy đạo đức",
"suy thoái đạo đức", "tâm lý ý lại", "tính ỷ lại", "ỷ thế làm liều", "chơi lận", hoặc có
khi giữ nguyên "moral hazard".
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông
tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động
theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém
ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin
được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro
cho mình.

18


Và nhiều chuyên gia kinh tế lập luận rằng niềm tin rằng chính phủ vì lợi ích
của người gửi tiền sẽ cứu các ngân hàng khỏi bị đổ vỡ có thể làm nảy sinh rủi ro
đạo đức ở các ngân hàng. Rủi ro đạo đức có thể dễ nhận ra khi các ngân hàng mở
rộng tín dụng (với tâm lý ỷ lại NHTW sẽ cứu cánh cuối cùng) hoặc khách hàng đi

vay ngân hàng nhưng rồi dùng theo mục đích riêng không đúng như trong hợp đồng
vay nợ. Điều này tương tự như việc bạn đã mua bảo hiểm cho xe hơi hay ngôi nhà
của mình chống lại nạn trộm cắp thì việc xe hơi hay ngôi nhà bị mất cắp không còn
là lo ngại với bạn nữa, điều này dẫn đến việc bạn trở nên lơ là. Và người bảo hiểm
trả tiền cho chính sự bất cẩn của bạn.
Để minh chứng cho vấn đề rủi ro đạo đức, chúng ta sẽ đi nghiên cứu câu chuyện về
sự sụp đổ của Lehman Brothers. Cơn địa chấn “Lehman Brothers” (Lehman) đã đi vào
lịch sử không thể nào quên đối với giới đầu tư tài chính toàn cầu.
Khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn đã lan sang tín dụng trên chuẩn và toàn bộ
thị trường tín dụng nói chung. Lehman cũng như các ngân hàng đầu tư khác sử
dụng các phát minh tài chính mà cụ thể là nghiệp vụ chứng khoán hóa
(securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu
có gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi
nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua
nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín
dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát
mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài
sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy
khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các
ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc
gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả
là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Tháng 3/2008, FED tuyên bố sẽ cung cấp những khoản vay lớn cho các ngân
hàng đầu tư đủ tiêu chuẩn trong trường hợp có sự cố xảy ra. Chính sách mới này
được đưa ra sau khi FED và Bộ tài chính Mỹ dàn xếp để JPMorgan Chase mua lạ

19


Bear Steams nhằm tránh một vụ đổ vỡ gây chấn động thị trường toàn cầu. Lemand

cũng đã từng hy vọng sẽ được FED cứu, tuy nhiên điều này không xảy ra. Ngoài lý
do vì sự đổ vỡ của Bear tác động nhiều đến thị trường hơn của Lemand, thì có một
nguyên nhân khác đó là FED không muốn thị trường cho rằng, FED phải ra tay cứu
giúp bất kỳ một ngân hàng gặp nguy nào.
Thứ nhất, sau khi Bear chết, Chính phủ đã có dịch vụ cho vay chiết khấu dựa
trên tài sản đảm bảo (discount window) nhằm cung cấp vốn cho ngân hàng đầu tư
gặp khó khăn thanh khoản. Tuy nhiên cái chết của Lehman lại không phải là cái
chết do thanh khoản nên đặc ân này chưa có cơ hội sử dụng.
Thứ hai, Lehman nguy kịch đúng lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng cùng
Merrill Lynch, Wamu và AIG. Vấn đề “moral hazard” trở nên trầm trọng hơn hết vì
nếu cứu tất cả, Chính phủ sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu, khuyến khích các tập đoàn
tham gia thêm các hoạt động rủi ro. Chính phủ muốn khối tư nhân hiểu rằng họ phải
tự giải quyết vấn đề của chính họ. Cần phải có một sự hy sinh nào đó để thị trường
hiểu được điều này. Hơn nữa thời điểm gần cuộc bầu cử ở Mỹ cũng rất nhậy cảm
khi khủng hoảng tài chính trở thành đề tài tranh luận giữa 2 ứng cử viên tổng thống
Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa. Việc dùng tiền thuế của dân đi giải cứu các tập
đoàn tài chính cần một lý do thuyết phục cao. Sự hy sinh lúc này có lẽ là điều cần
thiết cho thị trường? Chọn ai trong số này với chi phí thấp nhất cho xã hội?
Freddie Mac, Fannie Mae với tư cách là 2 tập đoàn hoạt động được Chính phủ
bảo lãnh nhằm cung cấp tín dụng bất động sản cho người dân, do đó 2 tập đoàn này
không thể chết. AIG là tập đoàn bảo hiểm lớn, cung cấp hàng triệu hợp đồng bảo
hiểm cho người dân. Với số tài sản khổng lồ trên 1,000 tỷ USD, AIG có lẽ không
phải là sự lựa chọn để cho phải hy sinh. Sự lựa chọn tốt nhất của Chính phủ là ép
khối tư nhân phải tự cứu Lehman. Nếu không được, thì Lehman sẽ phải hy sinh. Có
lẽ Chính phủ đã tính hết điều này thể hiện qua sự cứng rắn của FED và Bộ Tài
Chính trong phiên họp cuối tuần qua nhằm tìm ra phương án giải cứu Lehman.
Như vậy thông qua câu chuyện của Lehman Brothers, chúng ta đã hiểu thêm
phần nào ý nghĩa của “moral hazard”. Và bài học kinh nghiệm rút ra đối với các

20



định chế tài chính tư nhân không phải là nhỏ. Vì vấn đề rủi ro đạo đức nên các định
chế này không nên quá trông chờ sự cứu cánh của Chính phủ mà hãy nên tự cứu
mình trước. Bởi sự trông chờ này đôi khi lại làm hại chính họ và làm ho họ phải đón
nhận nhiều rủi ro hơn chứ không phải là ít đi. Nhìn sâu xa hơn, bài học từ vụ
Lehman là Chính phủ không phải lúc nào cũng giải cứu tất cả các tổ chức tài chính
lớn. Từ vụ sụp đổ của Ngân hàng Continental Illinois năm 1984 cho tới khủng
hoảng tại S&L cuối những năm 80, vụ vỡ nợ trái phiếu Mỹ Latin trong những năm
90, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, vụ sụp đổ quỹ đầu tư tương hỗ LongTerm Capital Management và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng 2008, các tổ chức
đang ngày càng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, nhưng những trái chủ của họ thì lại
được giải cứu.
Câu 3: Theo bạn chính phủ Mỹ có nên để cho Lehman Brothers sụp đổ
hay không?
Trả lời:
Xét từ góc độ kinh tế thuần túy, vụ sụp đổ của Lehman brothers đã gây ra
nhiều hậu quả đau đớn. Thị trường thương phiếu, thị trường phái sinh và các thị
trường vốn chấn động, khả năng thanh khoản của các ngân hàng sụt giảm nghiêm
trọng. Dòng chảy vốn và thương mại sụp đổ. thế giới rơi vào vòng xoáy tín dụng
thắt chặt, tăng trưởng kinh tế đi xuống. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm, Chính
phủ Mỹ đã quyết định đúng khi để cho Lehman Brothers sụp đổ bởi 2 lý do:
1. Nếu Lehman không sụp đổ, khủng hoảng nhiều khả năng sẽ vẫn đến.
- Từ trước khi ngân hàng Lehman sụp đổ, nước Mỹ đã tiềm ẩn đủ tiền đề dẫn
đến một cuộc khủng hoảng tài chính: những khoản nợ hàng nghìn tỷ USD đảm bảo
bởi bong bóng tài sản.
- Các ngân hàng thua lỗ tới hơn 500 tỷ USD chỉ trong tháng 8/2008. Nếu ngân
hàng Lehman không bị các nhà hoạch định chính sách để sụp đổ, nhiều tổ chức
khác hẳn đã có kết thúc tương tự.
- Tuần trước khi ngân hàng Lehman sụp đổ, các chỉ số trên thị trường tương
lai dự báo về khả năng giá nhà đất tại các khu vực đô thị của Mỹ hạ 15% trong

khoảng thời gian 9 tháng tiếp theo dù trước đó giá nhà đất đã hạ tới 24%.

21


- Kết hợp với với việc giá bất động sản thương mại giảm mạnh, một số ngân
hàng đã bên bờ vực sụp đổ. Cùng tuần đó, thị trường phái sinh phát đi tín hiệu về
khả năng ngân hàng tiết kiệm lớn Washington Mutual sẽ phải đóng cửa là 85%.
Thực tế đúng như vậy
2. Việc để Lehman Brothers sụp đổ là sự hy sinh cần thiết để cứu cả hệ
thống tài chính.
- Trước tiên cần xét tới nguyên nhân sụp đổ của Lehman brothers. Đó chính là
do lòng tham của công ty này. Lehman được dẫn dắt bởi tổng giám đốc Richard
Fuld và chủ tịch hội đồng quản trị Joe Gregory. Ngay từ năm 2005, những bộ óc tài
chính xuất sắc nhất phố Wall là Mike Gelband, Alex Kirk và Larry McCarthy đã
tiên đoán trước sự sụp đổ và hết lời can gián tuy nhiên hai ông chủ này vẫn lao vào
những canh bạc mạo hiểm, với những khoản đầu tư có khả năng đem lại lợi nhuận
cực cao, nhưng cũng vì thế mà có độ rủi ro cực lớn. Và để có tiền cho những "canh
bạc" này, Lehman chủ yếu là vay nợ. Ngay cả khi nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn
thì chính cách thức giải quyết khủng hoảng thiếu sáng suốt và quyết đoán của Ban
lãnh đạo Lehman đã đẩy Lehman vào thế chân tường. Vấn đề của Lehman không
mới và đã được cảnh báo trong một thời gian dài. Trong 6 tháng trước ngày sụp đổ,
đã một vài lần tình hình của Lehman dậy sóng và Lehman đã không ít hơn 3 lần bỏ
qua cơ hội tự cứu mình.
• Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi có thể làm dễ dàng. Sau khi Bear
Steans thất thủ, Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho
cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu
ưu đãi. Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4
tỷ USD cần huy động song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như
thế đã đủ.

• Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2 bị lỗ
2,8 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm
yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong đó có 4 tỷ
USD cổ phiếu phổ thông và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần

22


này tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối không phát
hành thêm, cho rằng thế là đủ.
• Cơ hội thứ ba đến khi kết quả quý 3 chuẩn bị đến ngày công bố và thị trường
đồn đoán số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến
hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng. Đồng thời Lehman cũng
đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần mảng quản lý tài sản để
tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 công ty (spin off), công ty tốt và công ty
xấu. Dự kiến công ty xấu (bad bank) sẽ nắm giữ toàn bộ tài sản xấu liên quan đến
bất động sản và không niêm yết nhằm tránh áp dụng kế toán giá trị hợp lý (fair
value). Tuy nhiên, lúc này tình thế đã thay đổi và khó khăn hơn nhiều. Cuộc đàm
phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra có thể kết thúc song
Lehman đã không làm được điều đó do sự bất đồng về giá. Về khía cạnh này, Dick
Fuld đã kém hơn John Thain, CEO của Merrill Lynch với thành tích “bán mình”
cho BOA trong chỉ một ngày Chủ nhật. Lehman đã đánh mất cơ hội thứ ba, và cũng
là cơ hội cuối cùng để tự cứu mình.
- Việc Lehman sụp đổ chính là bài học lớn cho các tập đoàn tài chính, họ cần
hiểu rằng muốn đánh bạc phải họ phải có nguồn lực riêng để chi trả cho khoản cược
của mình và không nên nghĩ rằng có bất cứ tập đoàn nào là lớn đến mức không thể
sụp đổ và tiền thuế của dân lúc nào cũng có sẵn trong kho dự trữ để trả cho những
ván thất bại của họ. Nếu Chính phủ tiếp tục cứu Lehman sau vụ khủng hoảng AIG
ngay trước đó thì vấn đề “rủi ro đạo đức” (moral hazard) sẽ trở nên trầm trọng hơn
hết, vì nếu cứu tất cả, chính phủ sẽ tạo ra một tiền lệ rất xấu, khuyến khích các tập

đoàn tham gia thêm các hoạt động rủi ro. Chính phủ muốn khối tư nhân hiểu rằng
họ phải tự giải quyết vấn đề của chính họ. Cần phải có một sự hy sinh nào đó để thị
trường hiểu được điều này.
- Khi ngân hàng Lehman đóng cửa, các nhà hoạch định chính sách trở nên tỉnh
táo hơn. Chỉ sau khi choáng váng với Lehman, với AIG, Quốc hội mới chịu thông
qua kế hoạch 700 tỷ USD. Nhiều chính phủ các nước giàu có khác cũng đã tiến
hành bảo đảm nợ ngân hàng, nâng mức bảo hiểm tiền gửi và bơm vốn trực tiếp vào

23


các ngân hàng và các tập đoàn tài chính cũng tập trung nhiều hơn cho quản trị rủi ro
bên cạnh chiến lược kinh doanh của họ.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Mutinational Business Finance, 12th edition, David K. Eite Man.

2.

The Credit Crunch of 2007-2008: A Discussion of the Background,
Market Reactions, and Policy Responses; Paul Mizen.

3.

The Cause of 2008 Financial Crisis, James F. David.


4.

Lessons from the failure of Lehman Brothers, Chairman Ben
S.Bernanke, tháng 4/2010

25


×