Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Củng cố và phát triển thị trường ngoại hối việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.95 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


BÀI THẢO LUẬN
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Thực hiện
CH21D

: Nhóm 5 – TCNH –
Hà Cẩm Ninh
Đào Cù Huy Phùng
Khuất Thị Mai Phương
Lê Mai Phương
Ngô Thanh Phương
Nguyễn Minh Phương
Nguyễn Hữu Quân

HÀ NỘI, 01/2013


CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN
NHTM
NHTW
BWS
IMF
WB


TTNH

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Trung ương
Hệ thống tiền tệ Bretton Woods
Quỹ tiền tệ quốc tế
Ngân hàng Thế giới
Thị trường ngoại hối


1

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động ngoại thương của nước ta
thật sự khở sắc. Điều này giúp cho thị trường kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở nên
sôi động và hấp dẫn hơn.
Với vai trò là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới thì việc
phát triển và hồn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam theo hướng toàn diện hơn,
hiện đại hơn để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết, thúc đẩy hoạt
động Xuất nhập khẩu, kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế,
cung cấp các cơng cụ phòng chống rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế bằng những hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi,
quyền chọn hay tương lai. Một thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả cịn là điều
kiện để hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu và là nơi để NHTW tiến hành can
thiệp lên tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Trong những năm vừa qua, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành và
từng bước phát triển, nhưng nhìn chung cịn non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mơ
hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, do đó, giữa thị trường
ngoại hối Việt Nam và quốc tế cịn có khoảng cách khá xa.

Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của thị trường ngoại hối đối với nền kinh tế,
tiến tới hội nhập thế giới, nhóm nghiên cứu xin trình bày một số vấn đề cơ bản về
thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay và hướng đi cho thị trường ngoại
hối Việt Nam trong những năm tiếp theo.


2
I.Khái quát về thị trường ngoại hối Việt Nam
1. Khái niệm về thị trường ngoại hối
- Khái niệm ngoại hối:
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh
tốn quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh tốn là những thứ có sẵn để chi trả, thanh
tốn lẫn cho nhau
- Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
+ Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài. Ngoại tệ có thể là tiền kim loại, tiền
giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử…
+ Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như séc thương mại, kỳ phiếu, trái
phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác ghi bằng ngoại tệ.
+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Là vàng được sử dụng với vai trò là tiền (phương
tiện thanh toán trong thanh toán quốc tế).
+ Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ
- Khái niệm về thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange market) là thị trường tiền tệ quốc tế
nơi diễn ra việc mua bán các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán được sử dụng
trong thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ.
2. Vai trị của thị trường ngoại hối
- Cọ sát cung cầu về ngoại tệ, thỏa mãn nhu cầu khác nhau về ngoại tệ đáp
ứng nhu cầu về khả năng thanh toán, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ và bằng ngoại tệ
- Thị trường ngoại hối là cơ sở hình thành và điều tiết tỷ giá

- Là cơng cụ điều tiết sự di chuyển của các luồng vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ
3. Cấu trúc của thị trường ngoại hối
- Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước:
+ Thị trường ngoại hối chính thức
+ Thị trường khơng chính thức – các sàn giao dịch, thị trường liên ngân hàng
và thị trường vơ hình
- Căn cứ vào tính chất giao dịch:
+ Thị trường giao dịch giao ngay (Spot transactions)
+ Thị trường phái sinh (Derivatives market)


3

a. Giao dịch giao ngay (Spot):
Kinh doanh ngoại hối giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế chỉ
bao gồm việc mua - bán các đồng tiền khác nhau trên tài khoản ngân hàng và các
bên mua bán thường là từ một đến hai ngày làm việc kể từ sau ngày ký kết hợp
đồng. Đây chính là điểm đặc trưng, phân biệt giữa thị trường giao ngay với các thị
trường khác.
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại
hối liên ngân hàng. Thị trường giao ngay được biết đến như là thị trường rất sôi
động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn với tốc độ giao dịch nhanh nhằm tận
dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá, dù là cực nhỏ.
Thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường phi tập trung (không giao dịch
qua Sở giao dịch), bao gồm các NHTM, các cơng ty tài chính lớn, những nhà mơi
giới ngoại hối và cả NHTW. Trong đó, NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành
viên tham gia thị trường liên hệ với nhau bằng điện thoại, telex, mạng vi tính và hệ
thống SWIFT. Các ngân hàng và các nhà môi giới có mối liên hệ khăng khít, hoạt
động của họ ở các trung tâm tài chính lớn hầu như là 24h/ngày nhằm nắm bắt kịp
thời mọi diễn biến của thị trường ngoại hối toàn cầu.

Thị trường giao ngay được tổ chức theo 2 cấp:
- Thị trường liên ngân hàng trực tiếp (trực tiếp giữa các ngân hàng). Thị
trường này được biết đến như là thị trường phi tập trung, liên tục, đấu giá mở và
giao dịch hai chiều.


4
- Thị trường liên ngân hàng gián tiếp (thông qua môi giới). Thị trường này
được biết đến như là thị trường bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn và thông
qua phương thức đấu giá một chiều
b. Các nghiệp vụ phái sinh
* Option (quyền chọn)
Hợp đồng quyền chọn là cơng cụ tài chính cho phép người mua có quyền
nhưng không bắt buộc, được mua hay bán một loại ngoại tệ ở mức giá cả và thời
hạn được xác định trước. Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng nếu người mua muốn. Do quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có
giá trị và người mua phải trả một khoản chi phí nhất định khi mua nó. Có hai loại
hợp đồng quyền chọn là quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ.
Trên cơ sở mua bán các loại quyền chọn ta có thể phân loại giao dịch quyền
chọn thành 2 loại:
- Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc
mua một số lượng ngoại tệ nhất định.
- Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng khơng bắt buộc bán
một số lượng ngoại tệ nhất định.
* Futures (tương lai)
Là thỏa thuận mua/bán một lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá cố định
tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào
một ngày trong trương lai được xác định bởi Sở giao dịch của các hợp đồng này.
Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai sẵn sàng cung cấp một vài loại ngoại
tệ nhất định (GBP, CAD, JPY, CHF, AUD). Hợp đồng tương lai chính là hợp đồng

kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch
và ngày giao dịch ngoại tệ.
* Swap (hoán đổi)
Là một loại giao dịch kỳ hạn theo đó hai bên đồng ý hóan đổi một lượng
ngoại tệ nhất định và một ngày xác định sau đó hóan đổi ngược lại ở một ngày trong
tương lai theo một tỷ giá đã được xác định ngay từ lúc hoán đổi lần đầu. Như vậy
giao dịch hóan đổi ngoại tệ gồm hai lần hốn đổi trong đó phần lớn hóan đổi lần
đầu là giao dịch giao ngay.
Giao dịch hoán đổi được chia thành 2 loại cơ bản:
- Bao gồm một giao dịch giao ngay kết hợp với một giao dịch kỳ hạn.


5

-

Bao gồm hai giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời ngày hơm nay
nhưng có ngày giá trị trong tương lai khác nhau

Ở Việt Nam, nghiệp vụ Swap chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành qui
chế hoạt động giao dich hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7
ngày 10/1/1998.
* Forward (kỳ hạn)
Hợp đồng kỳ hạn là giao dịch mua/bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ
sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Thị
trường giao dịch kỳ hạn là nơi cung cấp phương tiện phòng chống rủi ro hối đoái,
tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá. Hợp đồng giao dịch kỳ
hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã
biết trước mà khơng cần tính đến sự biến động của tỷ giá trên thị trường.
II. Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam

1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Trước năm 1991
Đặc trưng của giai đoạn trước 1991 Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội,
đóng cửa, các mối quan hệ với bên ngồi đều thơng qua hệ thống độc quyền của
Nhà nước về ngoại thương và ngoại hối. Cơ chế tỷ giá cố định do nhà nước độc
quyền quyết định. Với cơ chế kinh tế như vậy đã triệt tiêu mơi trường và mọi điều
kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói
riêng.
1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994
Ngày 16/8/1991, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định 107-NH/QĐ, ban hành
Quy chế hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ; trên cơ sở đó, hai Trung tâm
giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại TP. HCM và Hà Nội.


6
Như vậy có thể nói, năm 1991 là năm đánh dấu mốc lịch sử về việc hình thành nền
móng một thị trường ngoại hối có tổ chức ở VN
1.3. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2004
Trước nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh hơn ở Việt
Nam, Thống đốc NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai Trung tâm giao
dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ 1/12/1994 để nhường chỗ cho thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Ngày 20/10/1994, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 203/QĐ-NH
thành lập Thị trường Ngoại tệ Liên ngân hàng (Interbank) và ban hành Quy chế tổ
chức & hoạt động của Interbank, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình
thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
1.4. Giai đoạn năm 2004 đến nay
Kể từ ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc
NHNN điều chỉnh giao dịch hối đối của các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép
hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số

17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998.
- Mở rộng quyền được giao dịch ngoại tệ
- Thị trường được đảm bảo an toàn hơn
Từ đây thị trường ngoại hối VN trở nên sơi động hơn, linh hoạt, thơng
thống, tự chủ và an toàn hơn.
 Các chủ thể tham gia thị trường
2. Các đối tượng khách hàng
2.1. Cá nhân
- Các cá nhân mua bán ngoại tệ với hai mục đích chính:
+ Phục vụ nhu cầu cá nhân như đi học, chữa bệnh ở nước ngồi; đi cơng tác,
du lịch, thăm viếng ở nước ngồi; trả các loại phí, lệ phí cho nước ngồi; trợ cấp
cho thân nhân đang ở nước ngoài; chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước
ngồi
+ Găm giữ ngoại tệ để tích trữ hoặc đầu cơ
- Thực tế số lượng giao dịch ngoại hối trên thị trường chợ đen vẫn còn rất
nhiều. Nguyên nhân là do khách hàng muốn mua bán đô la tại Ngân hàng đều phải
xuất trình nhiều giấy tờ rườm rà, nhiều người không đủ các giấy tờ chứng minh
nguồn gốc, mục đích sử dụng nên khơng giao dịch được dẫn đến nhiều người ngại
giao dịch.
- Thực trạng ở nước ta hiện nay người dân găm giữ ngoại tệ rất nhiều, tình
trạng đơ la hóa đã ở mức cao, và đồng ngoại tệ đang dần thay thế cho VNĐ không


7
chỉ là trong suy nghĩ. Và nguyên nhân chủ yếu của việc người dân găm giữ ngoại tệ
là do:
+ Mất lòng tin vào đồng Việt Nam (do lạm phát cao)
+ Do tâm lý sùng bái ngoại tệ
- Đối với cá nhân: Chúng ta cần đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ và kiên
quyết chống lại tâm lý găm giữ sùng bái ngoại tệ

2.2 Doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp chủ yếu là các công ty tham gia vào hoạt động xuất nhập
khẩu, đã thiết lập nhu cầu tiền tệ nước ngoài (nhập khẩu) và cung cấp các loại tiền tệ
nước ngoài (xuất khẩu). Ngoài ra, các tổ chức này trực tiếp tiếp cận với thị trường
ngoại hối , tổ chức chuyển đổi và tiền gửi giao dịch thông qua ngân hàng thương mại.
Thực tế tại các ngân hàng, có một thực trạng chung là nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu khi thu ngoại tệ về không bán lại cho NHTM. Đây là một lựa chọn có
mục đích chính là để dự phịng rủi ro tỷ giá trong tương lai (vốn đã có nhiều trường
hợp phải trả giá đắt trong năm 2008), bởi chính các doanh nghiệp cũng cần ngoại tệ
cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu (khi cần họ
khó có thể mua lại lượng ngoại tệ như mong muốn); một mục đích khác là sự găm
giữ có kỳ vọng tỷ giá sẽ tiếp tục tăng.
- Đối với nhóm đối tượng này, các Cơng ty nhập khẩu thì nhu cầu về ngoại tệ
là chính đáng, nó trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp. Vì vậy chúng ta phải có cung cấp kịp thời khi các Doanh nghiệp đó mỗi khi
họ có nhu cầu chính đáng và có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp có ngoại tệ tự
nguyện bán cho NHTM
2.3 Các trung gian tài chính:
2.3.1 Sàn giao dịch ngoại hối
Một số dạng sàn giao dịch ngoại hối hiện đang áp dụng trên thế giới:
- Dealing desk (hay còn gọi là Market maker): Sàn giao dịch ngoại hối hoạt
động thông qua Dealing Desk kiếm tiền thông qua chêch lệch giá mua bán và giao
dịch ngược đối với khách hàng họ, cịn gọi là nhà làm giá thị trường. Sàn mơi giới
với Dealing Desk đúng nghĩa đen là tạo ra một thị trường và tỷ giá trao đổi ngoại
hối nhân tạo với khách hàng. Các nhà làm giá thị trường cung cấp cả giá bán và
mua, có thể hiểu ngầm rằng họ không bị ảnh hưởng với quyết định mua bán của
khách hàng. Khi các nhà làm giá kiểm soát giá cả thị trường, thường sẽ ít bị rủi ro
khi họ thiết lập chêch lệch giá mua bán cố định. Các khách hàng của sàn môi giới
Dealing Desk sẽ không thấy được tỷ giá thực sự của thị trường liên ngân hàng. Sự
canh tranh giữa các sàn môi giới rất gay gắt do đó nếu tỷ giá được cung cấp bởi



8
Dealing Desk khơng hồn tồn giống thị trường liên ngân hàng thì cũng chỉ chêch
lệch rất nhỏ.
- No dealing desk: có thể được chia nhỏ ra thành Straight Through
Processing (STP) và Electornic Communication Network + Straight Through
Processing (ECN+STP). Sàn môi giới No Dealing Desk không chuyển các lệnh giao
dịch của khách hàng qua Bàn giao dịch. Điều này có nghĩa là họ không nhận giao
dịch đối ngược với khách hàng khi họ chỉ đơn giản là liên kết hai nhóm lại với
nhau. No dealing desk được xây dựng như một chiếc cầu : họ xây dựng một cấu
trúc để kết nối hai khu vực với nhau. No dealing desk lấy doanh thu từ khoản phí
giao dịch nhỏ hoặc tăng sự chêch lệch giá mua và bán một chút. No Dealing
Desk có thể là STP hoặc STP + ECN. Sàn mơi giới ngoại hối có một hệ thống STP
dẫn đường các lệnh giao dịch của khách hàng trực tiếp đến nhà cung cấp thanh
khoản, là tổ chức có quyền truy cập đến thị trường liên ngân hàng. Sàn môi giới No
dealing desk STP thường có nhiều nhà cung cấp thanh khoản, và họ cung cấp
chêch lệch giá mua và bán riêng .
2.3.2 Các ngân hàng thương mại
Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm 2 mục đích:
• Cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm
khách hàng mua bán lẻ. Thơng qua dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu một khoản
phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán.
• Kinh doanh cho chính mình, tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ
giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân hàng
phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối tài sản của Ngân hàng.
Trong trường hợp NHTM giao dịch cho chính mình thì NHTM phải chịu rủi
ro về tỷ giá. Trong trường hợp mua bán hộ cho khách hàng, NHTM chỉ là người
mua hộ và bán hộ, họ không chịu rủi ro tỷ giá mà rủi ro này được chuyển giao cho
khách hàng. Thông qua cung cấp dịch vụ như vậy, NHTM thu được một khoản phí.

Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối theo 2 cách: Trực tiếp và Thông
qua môi giới
- Một thực tế hiện đang diễn ra tại các NHTM của nước ta hiện nay là hoạt
động huy động và cho vay bằng ngoại tệ (tín dụng ngoại tệ)
+ Các NHTM chỉ được phép cho vay ngoại tệ hạn chế trong khi không hạn chế
về nhận tiền gửi ngoại tệ. Việc chênh lệch lãi suất quá lớn giữa lãi suất đồng nội tệ và
đồng ngoại tệ khiến các doanh nghiệp có khả năng vay USD đổ xô đi vay hết hạn mức,
sau đó bán ra lấy VNĐ và gửi lại Ngân hàng bằng VNĐ để kiếm lời (có thời điểm lãi
suất tiền gửi bằng VNĐ gấp 3, gấp 4 lần lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ)


9
+ Chính việc nhận tiền gửi USD khơng hạn chế trong khi cho vay USD hạn
chế dẫn đến các NHTM có một số dư tiền gửi bằng ngoại tệ rất lớn. Và thực tế các
NHTM đã kiếm được khoản thu nhập không nhỏ từ chênh lệch lãi suất huy động
trong nước và lãi suất tiền gửi ngoại tệ ra nước ngồi. Hình thành xu thế kinh doanh
huy động tiết kiệm bằng USD trong nước và gửi ở các NHTM ở nước ngồi.
Thực tế các NHTM VN có số dư tiền gửi ngoại tệ trung bình lên tới 2 tỷ USD
tại các NHTM nước ngoài
 Thực tế này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao cho Ngân hàng thương mại VN,
Nếu các NHTM nước ngồi gặp rủi ro có thể gây ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động
và kết quả kinh doanh của NHTM nước nhà. Điều này thực sự đáng lo ngại trong
khi Ngân hàng nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản do khủng
hoảng tài chính tồn cầu
 Trong khi các NHTM nước ta huy động USD với lãi suất 3 – 4%/năm và
đem tiền gửi các NHTM nước ngồi và tiềm ẩn rủi ro cao. Thì Chính phủ lại phải
trả lãi suất cao để vay được tiền từ các tổ chức nước ngoài. Rõ ràng đây là sự địch
chuyển luẩn quẩn gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế.
2.4 Các cơ quan quản lý của Nhà nước
• Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch ngoại

tệ và các phương tiện thanh tốn có giá trị như ngoại tệ. Trong đó NHNN giữ vai
trị chủ đạo trong việc thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh
doanh ngoại hối. NHNN đã được chấp nhận làm cơ quan được phép kinh doanh
ngoại hối, và các tổ chức kinh tế muốn được kinh doanh ngoại tệ hoặc ngoại hối
phải được NHNN cho phép.Việc ra đời chính sách ngoại hối là tạo ra một môi
trường và điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, và tổ chức tham gia giao dịch ngoại
hối trên thị trường một cách hiệu quả và có sự quản lý thống nhất.

Thứ hai NHNN thường xuyên sử dụng các công cụ can thiệp vào TTNH
bằng các biện pháp mua và bán trên thị trường, qua đó nhằm cân đối nguồn ngoại tệ
một cách phù hợp cho các nhu cầu phát triển kinh tế. Sử dụng chính sách ngoại hối
cũng là một trong những cơng cụ có hiệu lực của chính sách tiền tệ khi NHNN tác
động vào lượng tiền cung ứng từ đó có thể can thiệp trực tiếp vào tỷ giá, tạo điều
kiện làm ổn định chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định và nâng cao giá trị đối ngoại
của đồng tiền.

Ngân hàng NN là cơ quan Chính phủ có trách nhiệm tổ chức điều hành,
kiểm soát và ổn đinh các hoạt động của TTNH thường xuyên phải can thiệp vào thị
trường nhằm duy trì trật tự của thị trường bằng cách mua vào bán ra ngoại tệ dự trữ
của mình nhằm điều chính tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế của nước mình.


10

Cơng cụ mà NHNN can thiệp lên TTNH là chính sách lãi suất. Chính
sách lãi suất cao làm cho nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng chảy vào trong nước, làm
cho lượng cung ngoại tệ tăng lên và khi đó tỷ giá có xu hướng giảm và ngược lại.
Việc điều hành TGHĐ nhằm tạo ra ổn định cho TTNH, sức mua đồng tiền, kiềm
chế và đẩy lùi lạm phát.


NHNN có thể can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng nhiều
thức khác nhau: trực tiếp với Ngân hàng thương mại, thông qua nhà môi giới, thông
qua thị trường giao dịch tương lai, hoặc thông qua Ngân hàng trung ương của các
nước. Sự có mặt của Ngân hàng NHNN trên thị trường ngoại hối là rất cần thiết,
NHNN duy trì trật tự hoặc điều chỉnh những biến động của thị trường theo hướng
có lợi nhất.


11
2.5 Các nhà mơi giới
• Nhà mơi giới là tổ chức trung gian giữa khách hàng và thị trường Ngoại
hối. Nhà mơi giới cung cấp cho khách hàng của mình giá niêm yết của các loại tiền
tệ cũng như cơ hội giao dịch trên thị trường theo các điều khoản giao dịch đã định
trước.Thông thường điều khoản giao dịch là một bản chào trong đó nhà mơi giới
đưa ra các điều kiện tiêu chuẩn của mình và khách hàng phải đồng ý với các điều
khoản đó trước khi tiến hành giao dịch. Trong thực tế, nhà môi giới không thể có
các thỏa thuận riêng với từng khách hàng về mức chênh lệch giá mua bán hay các
điều kiện khác bởi một nhà môi giới phục vụ rất nhiều khách hàng và không thể
thỏa thuận các điều khoản khác nhau với từng người trong số đó, bởi vậy mà Điều
khoản giao dịch của một nhà mơi giới thường giống nhau.
• Chức năng của các nhà môi giới ngoại hối bao gồm việc thông báo người
mua, người bán ngoại hối và thực hiện chuyển đổi giữa chúng, hoặc tiền gửi cũng
như hoạt động cho vay. Đối với các công ty môi giới trung gian, họ thu phí mơi giới
như là một tỷ lệ phần trăm giao dịch. Trong những năm gần đây, sự phát triển của
ECN (giao tiếp điện tử mạng) đã áp dụng việc mua bán ngoại tệ của các nhà thầu
khác nhau. Khách hàng của họ bao gồm các ngân hàng lớn, các công ty môi giới và
khách hàng tư nhân.
3. Các phương thức giao dịch ngoại hối
Trên thế giới có các loại phương thức giao dịch sau:
 Các nghiệp vụ trên thị trường giao ngay

+ Nghiệp vụ mua bán giao ngay
+ Nghiệp vụ mua bán khống
+ Nghiệp vụ Ac-bit
+ Nghiệp vụ kinh doanh khác
 Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối
+ Forward
+ Future
+ Swap
+ Options
Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai,
kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM đã
triển khai thí điểm nghiệp vụ option nhưng khơng có giao dịch (sau đó nghiệp vụ
này đã ngừng triển khai thí điểm vào tháng 3/2009). Mặc dù trên thế giới các nghiệp
vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử
dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì


12
vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam
đang gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được mơi trường thanh khoản về ngoại tệ, cũng
như môi trường chu chuyển vốn nhanh chóng và hiệu quả.
3.1. Giao dịch giao ngay
Giao dịch giao ngay là loại hình giao dịch quan trọng và phổ biến trên thị
trường ngoại hối, 58% trong tổng số các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thế giới và
làm cơ sở cho các giao dịch khác. Còn ở Việt Nam hiện nay, giao dịch này chiếm
trên 95% khối lượng giao dịch hối đoái. Điều này là một biểu hiện rõ nét sự kém
phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam.
Một số chỉ tiêu kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng:
Năm Chỉ tiêu


Vietcombank

Viettinbank

BIDV

Triệu VNĐ

Triệu VNĐ

Triệu VNĐ

2008 Doanh thu giao Ngay

2.193.914

546.190

893.442

52.492

74.764

363.288

3.786.778

256.958


771.172

6.420

200.587

91.272

4.589.020

574.578

703.381

DT từ nghiệp vụ phái sinh
2009 Doanh thu giao Ngay
DT từ nghiệp vụ phái sinh
2010 Doanh thu giao Ngay

DT từ nghiệp vụ phái sinh
182.813
25.788
152.482
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh thu từ hoạt động Ngoại hối
của các Ngân hàng đều tăng qua các năm, nhưng trong đó Doanh thu từ nghiệp vụ
giao ngay chiếm phần lớn doanh thu từ hoạt động kinh doanh Ngoại hối.
3.2. Các nghiệp vụ phái sinh
Ở Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng 2 nghiệp vụ phái sinh là hợp đồng hoán
đổi và hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các
ngân hàng cịn ít, chưa thu hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ

các cơng cụ phái sinh còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân
hàng. Đơn cử số liệu về thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh của 3 ngân hàng
thương mại hàng đầu hiện nay để có thể thấy được thực tế này.
Năm

Chỉ tiêu

BIDV
TriệuVNĐ

Tổng thu nhập

Vietinbank
%

TriệuVNĐ

Vietcombank

%

TriệuVNĐ

7.794.275

100

6.648.680

100


5.763.393

19.110

0,24

4.256

0,06

0

Trong đó:
Thu từ các công cụ
phái sinh

%
100


13
Tổng lợi nhuận

2.028.246

100

1.529.085


100

3.192.119

100

8.829

0,04

-6.464

0

0

0

7.570.430

100

8.694.253

100 10.991.219

100

363.288


4,79

74.764

0,86

52.492

0,04

2.368.018

100

2.436.388

100

3.525.877

100

237.930 10,04

-120.042

0

52.492


1,4

Trong đó:
Dịch vụ phái sinh
2008

Tổng thu nhập
Trong đó:
Thu từ các cơng cụ
phái sinh
Tổng lợi nhuận
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh

2009

Tổng thu nhập

9.687.959

100

5.428.316

100

9.286.804

100


91.272

0,94

200.587

3,70

6.420

0,06

3.605.469

100

1.678.289

100

5.004.374

100

-171.695

0

-289.517


0

-288.777

0

Trong đó:
Thu từ các cơng cụ
phái sinh
Tổng lợi nhuận
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh


14
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của công
cụ phái sinh là rất nhỏ so với tổng doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng. Có thể
nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân
hàng chưa hiệu quả.
3.3. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên
Một là, thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định
tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo
hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng
kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá
USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại
tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các
NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các

doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản
xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói
quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các
hoạt động ngoại tệ của mình.
Hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu
USD hoặc EUR để đầu tư vào các dự án lớn, các doanh nghiệp này sau khi vay
ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VND để tiến hành hoạt động đầu
tư dự án, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại số ngoại tệ đó bằng VND. Trong thời gian
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng sẽ có sự biến động về cả lãi suất
cho vay và cả tỷ giá hối đối. Nếu sử dụng cơng cụ phái sinh như hốn đổi lãi suất
hoặc cơng cụ kỳ hạn hay quyền chọn về ngoại tệ thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm
được rủi ro lãi suất trong trường hợp nếu lãi suất vay là thả nổi và khi lãi suất thị
trường đã tăng lên như hiện nay hoặc bảo hiểm được rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ có xu
hướng giảm xuống vào thời điểm doanh nghiệp bán ngoại tệ.
Hai là, thiếu cơ sở pháp lý.
Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các
NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn
vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh cịn chưa
đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hốn đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là
Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các
NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực


15
hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND
thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất
trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở
ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.
Ba là, thiếu kiến thức, hiểu biết về công cụ phái sinh.

Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và
phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các
NHTM phải có hệ thống thơng tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật
liên tục; phải có cơng cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các
nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực
hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai
được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các cơng cụ phái sinh để phòng
chống rủi ro còn nhiều hạn chế
4. Cơ chế, chính sách điều hành thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối có phát triển hay khơng do ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu
tố khác nhau. Nhưng ở Việt Nam quan trọng nhất là cơ chế và chính sách điều hành
thị trường ngoại hối của Ngân hàng Trung ương.
4.1 Cơ chế điều hành tỷ giá
Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở cung – cầu thị trường ngoại tệ, có
sự điều tiết của nhà nước, do NHNN quy định dựa trên kết quả giao dịch trong ngày
trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam và tỷ
giá kinh doanh ngoại tệ của các NHTM không được lớn hơn +/- 0,25% so với tỷ giá
chính thức. Mức dao động cho phép (biên độ). Biên độ của tỷ giá mà NHNN quy
định được nới rộng dần theo thời gian trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới
của kinh tế Việt Nam. Ban đầu tỷ giá là cố định, sau đó tỷ giá có biên độ dao động
từ mức +/- 0.25%; +/-0.3% … và hiện nay là +/- ( 3% -5%)
Giá cả các loại tiền tệ phụ thuộc vào mức cung và cầu trên thị trường của
chính nó và các loại tiền tệ khác nữa. Tuy nhiên, về cơ bản tỷ giá phụ thuộc vào tình
hình kinh tế của các quốc gia. Khi một quốc gia tăng trưởng kinh tế tốt, xuất khẩu
mạnh hơn các nước liên đới thì nguồn ngoại tệ thu về dồi dào làm cho nội tệ lên giá
và tỷ giá giảm và ngược lại. Vậy tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào Xuất Nhập Khẩu
ròng (NX) của 1 quốc gia. Khi NX > 0 thì tỷ giá giảm và ngược lại. Một quốc gia
phát triển tốt thì mức độ giao dịch diễn ra sơi động và thị trường hối đối càng có
điều kiện phát triển tốt hơn.



16
Ngoài ra, các yếu tố như lãi suất, lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái theo
hai hướng ngược nhau. Khi lãi suất tăng thì cầu về nội tệ sẽ tăng làm cho đồng nội
tệ tăng giá nên tỷ giá sẽ giảm và ngược lại. Đối với lạm phát khi lạm phát tăng, thì
giá cả hàng hóa trong nước sẽ tăng làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, lượng
cung tiền trong nuớc tăng lên làm cho giá trị nội tệ sẽ giảm hay tỷ giá sẽ tăng.
Mức dự trữ ngoại hối của NHTW cũng có tác động đến tỷ giá hối đối. Khi
dự trữ ngoại hối tăng thì cung ngoại tệ trên thị trường giảm và tỷ giá sẽ tăng do
ngoại tệ tăng giá.
Chi tiêu ngân sách của chính phủ cũng tác động rất lớn đến tỷ giá hối đối.
Khi ngân sách thâm hụt do chính phủ chi tiêu nhiều thì giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ
tăng làm cho xuất khẩu giảm nên tỷ giá sẽ tăng.
Các quy định về giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối cũng tác động
đến mức cung cầu tiền tệ các nước. Nếu quy định thơng thống tự do thì sẽ có nhiều
người giao dịch mua bán và thị trường sẽ hoạt động hiệu quả khơng nghiêng về
phía cung như thị trường ngoại hối Việt Nam.
Cuối cùng, các loại công cụ , dịch vụ trên thị trường càng đa dạng phong
phú thì thị trường ngoại hối càng phát triển.
4.2 Cơ chế quản lý trên TTNH chính thức
Ở thị trường hối đoái Việt Nam, ngày 10/02/2011 NHNN đã thực hiện điều
chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9.3% và giảm biên độ giao dịch
biến động từ 3% xuống còn 1%
Mặt khác, cơ chế quản lý Ngoại hối của Việt Nam có các quy định rất chặt
chẽ, ví như chỉ cho phép các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc có nhu
cầu mua bán ngoại tệ chính đáng mới được giao dịch và phải xin phép với các thủ
tục rườm rà.
Hiện nay, thị trường vẫn chưa thực sự mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng được tham gia thị trường ngoại tệ, ngay cả những nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ trên thị trường như kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ chưa được linh hoạt, việc

đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, đơn giản hóa các thủ tục cấp
phép vẫn còn nhiều hạn chế.
Đánh giá về thị trường ngoại hối Việt Nam sau 19 năm (kể từ năm 1990)
hoạt động vẫn thuộc loại kém phát triển. Đó là do chất lượng quản lý không cao,
thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm về
quản lý
Một số thực trạng về vấn đề quản lý ngoại hối


17
- Đối với giao dịch vãng lai: Việt Nam đã tự do hóa việc chuyển đổi ngoại tệ
và thanh tốn đối với hầu hết các giao dịch loại này. Nhưng các quy định về hồ sơ,
chứng từ trên thực tế còn rất rườm rà.
- Đối với các giao dịch vốn: Văn bản cao nhất về vấn đề này là Nghị định
63/NĐ-CP của chính phủ chỉ nêu chung chung về việc cho vay, thu hồi nợ nước
ngoài được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật và cho đến nay vẫn chưa có
văn bản nào quy định cụ thể về cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của doanh nghiệp
- Hoạt động đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam hoặc của Việt
Nam ra nước ngồi: cũng khơng có cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực thi và thực tế là
các nhà đầu tư gián tiếp ra nước ngồi phải “lách” bằng cách thơng qua việc mua
các trái phiếu, giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài hay ngân hàng nhà nước đầu
tư từ nguồn dự trữ ngồi hối.
- Chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế. Mặc dù trong tất cả các văn bản của Ngân hàng Nhà nước nói chung và quy
chế quản lý ngoại hối nói riêng đều u cầu đối xử bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế, nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn nhận được nhiều ưu
ái trong việc tiếp cận với các nguồn vốn nước ngoài, bảo lãnh nhập hàng thanh toán
quốc tế, ngoại hối... Các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần vẫn còn bị phân biệt đối xử
ngay trong tư duy của các cấp chủ quản.
4.3. Cơ chế quản lý thị trường ngoại hối trên thị trường phi chính thức(thị

trường ngầm) ở Việt Nam.
4.3.1 Hoạt động của thị trường ngoại tệ ngầm
Trong thông tư số 33/NH-TT ngày 15/3/1989 về hướng dẫn thi hành Điều lệ
quản lý ngoại hối đã nêu rõ: “Việc lưu thông ngoại tệ trong nước chỉ được thực hiện
thông qua ngân hàng và các tổ chức kinh doanh, dịch vụ được phép thu ngoại tệ.
Nghiêm cấm việc mua, bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường ngầm”. Như vậy, thị
trường ngoại tệ ngầm hay còn gọi là thị trường tự do, thị trường chợ đen khơng
được pháp luật cơng nhận, hoạt động của nó là phi pháp, nhưng trên thực tế thì thị
trường ngoại tệ ngần vẫn tồn tại và phát triển song song với thị trường chính thức.
Ở Việt Nam, những hình thức hoạt động trên thị trường ngoại tệ ngầm
thường bao gồm:
- Cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý đồng thời kinh doanh mua bán ngoại
tệ mặt.
- Chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền qua biên giới ko thông qua hệ thống ngân
hàng dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Các quầy đổi tiền dọc biên giới nơi diễn ra hoạt động buôn lậu.


18
- Các hoạt động mua bán tự do khác trong dân cư
- Phương thức giao dịch mua bán chủ yếu trên thị trường ngoại tệ ngầm là
phương thức trao tay. Đồng tiền giao dịch chủ yếu là USD, ngoài ra có một số ngoại
tệ khác nhưng khối lượng giao dịch rất nhỏ bé
Việc diễn ra các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngầm ở Việt
Nam có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Trong một thời gian dài, chế độ tỷ giá của Việt Nam về cơ bản là chế độ tỷ
giá cố định, lại trải qua lạm phát cao, làm cho tỷ giá chính thức VND/USD luôn
thấp hơn tỷ giá thị trường cân bằng cung cầu, điều này khiến cho thị trường ngoại tệ
ngầm hình thành và phát triển. Gần đây, cùng với công cuộc đổi mới chuyển sang
nền kinh tế thị trường, cơ chế điều hành tỷ giá đã có những đổi mới căn bản theo

hướng thị trường ngày càng tăng. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá VND hiện nay chưa phải
là chế độ tỷ giá thả nổi, vẫn chịu sự quản lý và điều tiết chặt chẽ của NHNN, do đó,
tỷ giá giao dịch do NHNN công bố vẫn chưa phản ánh đúng cung cầu về ngoại tệ.
Do trên thị trường ngoại hối chính thức ln chịu áp lực cầu lớn hơn cung, tỷ giá
kinh doanh của NHTM luôn kịch trần cho phép, nên đã hình thành thị trường ngoại
tệ ngầm để thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ cho những ai chưa được thị trường chính
thức đáp ứng. Cũng vì lý do đó, tỷ giá giao dịch trên thị trường ngầm thường luôn
cao hơn tỷ giá trên thị trường chính thức.
- Thị trường ngoại hối chính thức đã hình thành tuy nhiên vẫn còn kém phát
triển và chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về giao dịch, kinh doanh ngoại tệ của
toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đối với các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp tư
nhân … Theo quy chế quản lý ngoại hối hiện hành, thì các thể nhân hầu như không
được tiếp cận với thị trường ngoại tệ chính thức để thỏa mãn nhu cầu về ngoại tệ
dùng vào mục đích cá nhân như đi du học, chữa bệnh, du lịch nước ngồi … Chính
vì vậy, để có ngoại tệ tất yếu họ phải quay sang giao dịch trên thị trường ngầm.
- Chừng nào các hoạt động kinh tế ngầm cịn phát triển, thì chừng đó nhu cầu
ngoại tệ và các giao dịch về ngoại tệ trên thị trường ngầm còn tồn tại và phát triển.
- Thị trường ngoại tệ ngầm ln gắn liền với tình trạng đơ la hóa nền kinh tế,
tình trạng này càng phát triển thì càng tạo điều kiện và kích thích thị trường ngoại tệ
ngầm phát triển.
- Lượng kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam khá lớn, khoảng 2 đến 3 tỷ
USD và theo quy định hiện hành thì người nhận kiều hối được nhận ngoại tệ bằng
tiền mặt, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ hay bán cho các NHTM. Lượng kiều hối lớn
cùng với tâm lý chuộng USD đã tạo ra lượng ngoại tệ tiền mặt nằm trong dân rất


19
lớn, làm cho giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ trở nên khá phổ biến trong các hoạt
động đời sống kinh tế.
4.3.2 Cơ chế quản lý ngoại hối trên thị trường ngầm ở Việt Nam

Thực tế cho thấy thị trường ngầm vẫn đang hoạt động khá mạnh ở Việt Nam
do một số yếu tố khách quan tuy nhiên lý do chính và chủ yếu là do những chính
sách về ngoại hối trên thị trường chính thức cịn q nhiều thủ tục, khơng đáp ứng
được nhu cầu của người dân. Chính phủ cũng đã có những chính sách đưa ra để thắt
chặt hoạt động kinh doanh ngoại tệ này, song cho đến nay tình trạng này vẫn cịn
đang tiếp diễn khá nhiều.
Việc hình thành thị trường ngầm là do có sự chênh lệch tỷ giá giữa hai thị
trường. Tỷ giá Tỷ giá giao dịch trên thị trường ngầm do cung cầu trên thị trường
này quyết định, tuy nhiên, nó cũng chịu sự chi phối của thị trường chính thức. Điều
này xảy ra là vì:
- Thứ nhất, tỷ giá trên thị trường chính thức ngày càng được điều chỉnh linh
hoạt theo tín hiệu cung cầu
- Thứ hai, thị trường chính thức vẫn chiếm thị phần chủ yếu
- Thứ ba, đối tượng tham gia thị trường chính thức ngày càng được mở rộng.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tỷ giá trên thị trường ngầm khơng
có sự chênh lệch lớn so với tỷ giá trên thị trường chính thức.


20
III. Hướng đi cho thị trường ngoại hối Việt Nam
1. NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường
ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ
1.1 Hồn thiện chính sách quản lý ngoại hối
Trong thời gian qua, các biện pháp quản lý ngoại hối đã từng bước sửa đổi
để phù hợp với sự phát triển của TTNH nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều mặt
hạn chế như các nguồn ngoại tệ vẫn cịn trơi nổi rất nhiều trên thị trường và tình
trạng đơ la hóa diễn ra khá phổ biến. Để tiếp tục hoàn thiện TTNH Việt Nam cần có
những thay đổi kết hợp giữa quản lý chặt và nới lỏng dần từng bước quy chế điều
hành ngoại hối. Việc tạo điều kiện mua bán ngoại tệ cần được quy định rõ ràng và
công khai hơn, tránh các thủ tục hành chính rườm rà, phân biệt đối xử. Trong ngắn

hạn, chính sách ngoại hối cần tạo ra mơi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp
tham gia. Trong dài hạn với sự hoàn thiện các cơ chế thị trường và tự do hóa tài
chính, VNĐ có khả năng chuyển đổi hồn tồn thì các quy định về mua bán ngoại tệ
nên dần được dỡ bỏ để các nhà xuất khẩu có quyền sở hữu và sử dụng số ngoại tệ
của mình theo cơ chế thị trường.
Cùng với việc nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối là việc cần thiết phải đổi
mới trong cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hóa sẽ làm triệt tiêu dần các
điều kiện tồn tại và phát triển của thị trường ngoại tệ ngầm. Chính phủ và NHNN
cần bãi bỏ các quy định hạn chế bán ngoại tệ và xóa bỏ tình trạng hai tỷ giá, hai lãi
suất. Xóa bỏ được hoàn toàn sự khan hiếm và mất cân đối về hàng hóa – tiền tệ và
ngoại hối, nền kinh tế sẽ ổn định và phát triển theo đúng quy luật kinh tế thị trường.
Và khi đó khơng cần có những biện pháp can thiệp hành chính gay gắt, thị trường
ngoại tệ tự do bị xóa bỏ một cách hồn tồn tự nhiên khi không thể cạnh tranh nổi
với các dịch vụ và chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi thị trường chính thức.
Nhà nước cần hướng các dịng ngoại tệ tập trung vào hệ thống các ngân hàng
bằng việc khuyến khích các ngân hàng sẵn sàng đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
ngoại tệ, hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ. Phải chấp nhận một thực tế là để giảm
tình trạng đơ la hóa trong xã hội có thể phải tăng tình trạng đơ la hóa tài sản trong
các ngân hàng, có như vậy nhà nước mới quản lý được lượng ngoại tệ thực có, tránh
tình trạng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do.


21
1.2 Hồn thiện chính sách tỷ giá
Cơ chế tỷ giá có tác động rất lớn tới những hoạt động của TTNH, vì vậy để
phát triển TTNH phải có giải pháp thúc đẩy tốc độ chu chuyển giao dịch ngoại tệ
mà trong đó tỷ giá đóng vai trị quyết định. Trong thời gian qua cơ chế điều hành
TGHĐ ở nước ta đã có nhiều đổi mới linh hoạt nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi
hỏi của thị trường. Trong xu thế hội nhập thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, cơ chế
tỷ giá cần tiếp tục được đổi mới và điều chỉnh theo hướng linh hoạt hơn, phản ánh

được chính xác hơn mối quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Công bố tỷ giá trên thị trường với biên độ linh hoạt hơn và phải sát với thị
trường hơn. NHNN cần bám sát thị trường để điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng
bằng lịng với cung cầu ngoại tệ giả mạo.
Trong điều kiện TTNTLNH chưa phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ trên
thị trường mhư hiện nay thì tỷ giá công bố trên TTNTLNH vẫn chưa đảm bảo đúng
khách quan. Vì vậy biên độ cho phép cộng vào tỷ giá giao dịch bình qn khơng thể
cố định là 0,25% mà nó có thể lên xuống theo tín hiệu thị trường, do đó việc cơng
bố tỷ giá với biên độ cho phép cũng phải linh hoạt hơn, có thể từ 0,3% đến 0,5% áp
dụng cho các NHTM.
Điều chỉnh lại tỷ lệ cộng vào mức trần tỷ giá giao ngay trong giao dịch kỳ
hạn, hoán đổi đối với các NHTM. Tiến tới từng bước tự do hoá lãi suất và tỷ giá
nhằm bãi bỏ tỷ lệ này thay vào việc áp dụng lãi suất thị trường để xác định tỷ giá kỳ
hạn, đảm bảo tính khách quan của tỷ giá, nhằm thu hút đông đảo khách hàng tham
gia vào thị trường
Hiện nay TTNH nước ta vẫn chưa đồng nhất về mặt tỷ giá, có sự chênh lệch
giữa tỷ giá của TTNH chính thức và thị trường tự do. Để giải quyết tình trạng này
cần hạn chế hoạt động của thị trường tự do bằng cách tăng cường thu hút ngoại tệ
trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, đồng thời phát triển TTNH chính thức để tỷ giá
của thị trường này trở thành tỷ giá giao dịch duy nhất.
Việc tỷ giá VND vẫn được gắn với USD cũng là một bất cập vì điều này dẫn
tới tình trạng chuộng sử dụng USD và ít giao dịch các loại ngoại tệ khác trên thị
trường. Để hướng tới một TTNH hội nhập với khu vực và thế giới cần phải hình
thành cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD, khuyến
khích giao dịch ngoại hối bằng các đồng ngoại tệ khác ngoài USD. Việc xây dựng
tỷ giá dựa trên một số đồng tiền (rổ ngoại tệ), đặc biệt là ba đồng tiền mạnh có tỷ lệ
thích hợp với cơ cấu xuất nhập khẩu và cơ cấu vay nợ của Việt Nam (USD, EUR,
JPY) sẽ làm cho tỷ giá của Việt Nam bớt phụ thuộc vào sự lên xuống của một đồng
tiền là USD. Trong thời gian trước mắt, khi chưa giải quyết được tình trạng này,



22
NHNN cần phải có các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của đồng USD
đến giá trị của VND.
Hiện nay nước ta đang trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, TGHĐ phải
chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động bên ngoài, do vậy việc hoàn thiện công
tác dự báo tỷ giá cũng là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết nhằm kịp thời đưa ra
các chính sách phù hợp khi có biến động, tạo tâm lý yên tâm cho những người tham
gia thị trường.
2. NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Là một bộ phận của thị trường tiền tệ, TTNTLNH phải được hoạt động thông
suốt, liên tục, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian để tạo điều kiện cho các
ngân hàng hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó tạo điều kiện thanh toán ngoại tệ cho
các doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Để doanh nghiệp và cá nhân hình thành
thói quen mua bán ngoại tệ, ngoài vấn đề cơ bản nhất là tỷ giá và lãi suất, các NHTM
cần đảm bảo rằng khách hàng có thể bán ngoại tệ cho NHTM và có thể mua mỗi khi
cần sử dụng. Song song với các giao dịch giao ngay, việc mở rộng và phát triển các
nghiệp vụ giao sau không chỉ bảo vệ khách hàng, tránh nguy cơ rủi ro tỷ giá mà cịn
là những cơng cụ “phi hành chính” tối ưu để cần bằng cung cầu về ngoại tê.
NHNN cần tổng kết và đánh giá bộ máy tổ chức của thị trường, đánh giá vai
trò của các thành viên tham gia thị trường trong từng giai đoạn, đúc kết kinh
nghiệm đối với từng chủ thể tham gia thị trường, gắn kết trách nhiệm, quyền lợi và
nghĩa vụ của các thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích xây dựng mơ h ình
TTNTLNH một cách hoàn thiện hơn.
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa thị trường nội tệ liên ngân hàng với
TTNTLNH, như vậy chúng ta mới có thể phát huy hết được hiệu quả các nghiệp vụ
kinh doanh ngoại hối như đã đưa ra trong quy chế, đồng thời tạo cơ hội để mở
rộng thêm các nghiệp vụ kinh doanh khác mà TTNH Việt Nam hiện nay chưa thực
hiện được (giao dịch tương lai) ; thành lập các công ty môi giới ngoại hối; áp dụng
các phương thức và phương tiện giao dịch hiện đại vào hoạt động TTNTLNH nói

riêng và TTNH Việt Nam nói chung để đưa TTNH nước ta hội nhập với TTNH
quốc tế.
TTNTLNH cần phải đảm bảo tính chất yết giá hai chiều và hoạt động liên
tục. Thị trường phải hoạt động đều đặn trong tất cả các ngày làm việc, trong đó
NHNN ln có mặt trên thị trường với tư cách là một thành viên có lượng giao dịch
lớn và điều tiết trên thị trường thông qua vai trò người mua bán cuối cùng. Cần tiến
tới thành lập một sàn giao dịch liên ngân hàng có địa chỉ cụ thể nơi các thành viên


23
có thể gặp gỡ để thoả thuận và tham khảo giao dịch với nhau một cách trực tiếp
giúp cho TTNTLNH hoạt động năng động, nhộn nhịp và hiệu quả hơn.
3. Nâng cao vai trò của NHNN trong việc tổ chức, quản lý và can thiệp thị trường.
Thời gian qua sự phát triển ổn định của TTNH có một phần khơng nhỏ là do
sự can thiệp của NHNN. NHNN tham gia TTNTLNH với tư cách vừa là thành viên
vừa là người tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của thị trường này. Tuy vậy
hoạt động của NHNN cịn có nhiều hạn chế đặc biệt là việc NHNN chưa thể làm tốt
vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường. Trên cơ sở thực trạng hoạt động
kinh doanh ngoại hối của Việt Nam và hoạt động của NHNN, một số giải pháp
được đưa ra cho NHNN đó là:
Tăng cường thu hút ngoại tệ vào ngân hàng.
Để việc can thiệp của NHNN tới TTNH được hiệu quả cần tăng cường thu
hút ngoại tệ vào ngân hàng, như vậy khi cần thiết có thể tung ra lượng ngoại tệ đủ
lớn nhằm đáp ứng cung cầu trường. Các giải pháp để tăng thu ngoại tệ cho NHNN :
Thu hẹp các đối tượng bán hàng hoá và dịch vụ trong nước thu bằng ngoại
tệ, khơng để tình trạng tuỳ tiện, tràn lan như hiện nay. Đồng đô la Mỹ khi sử dụng
để thanh tốn, chi trả thì đó là phương tiện thanh tốn, cịn đứng ở góc độ khác thì
đó là tài sản chung của quốc gia, tính tốn sao cho có lợi nhất cho cả người dân và
chính phủ: Đầu tư trên thị trường tiền gửi hay đầu tư các dự án phải sử dụng vốn
ngoại tệ, không nên để ngoại tệ trôi nổi trên thị trường tự do. Lượng ngoại tệ mà các

ngân hàng có thể thu hút được từ nhiều nguồn khác nhau như: Nguồn thu xuất khẩu
hàng hoá dịch vụ, tiền mặt của các cư dân là người cư trú, tiền kiều hối...Mỗi nguồn
vốn ngoại tệ đều có một đặc điểm riêng cho nên để thu hút nguồn vốn này thì phải
có chính sách thích hợp với từng nguồn vốn như chính sách lãi suất, chinh sách tỷ
giá...
Đối với nguồn ngoại tệ từ các đơn vị xuất khẩu, đây chính là một trong
những nguồn ngoại tệ lớn nhất cung cấp cho TTNH. Hiện nay quy chế hiện hành
của nhà nước đã bãi bỏ quy định về kết hối ngoại tệ (Theo quyết định 46/2003/QĐTTg) nên các doanh nghiệp được quyền sử dụng nguồn thu ngoại tệ của mình chứ
khơng bắt buộc chuyển đổi một phần sang nội tệ. Vì vậy muốn thu hút lượng ngoại
tệ này ngân hàng phải đưa ra chính sách và tỷ giá mua của ngân hàng phải phù hợp
với tỷ giá thị trường. Bên cạnh đó, khách hàng bán ngoại tệ cho ngân hàng dễ dàng
thì ngân hàng cũng cần tạo điều kiện cho khách hàng mua ngoại tệ của mình thuận
lợi khi họ có nhu cầu. Có vậy thì trên thực tế mới giảm được hiện tượng găm giữ
ngoại tệ của dân chúng và các tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu, đồng thời góp phần giảm bớt sự căng thẳng cung cầu trên TTNH.


×