Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hãy chứng minh nếu để mang về cùng một doanh thu thuế như nhau cho chính phủ thì thuế khoán sẽ làm phúc lợi cá nhân tăng lên (phúc lợi của cá nhân bị giảm đi ít hơn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.85 KB, 11 trang )

NHÓM 6
Lớp Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển 19
Các học viên:
Phạm Minh Thăng
Đặng Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trương Thu Trang
Chẩu Thị Phương Chi

THUYẾT TRÌNH MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG 2
Đề bài:
Hãy chứng minh nếu để mang về cùng một doanh thu thuế như nhau cho chính
phủ thì thuế khoán sẽ làm phúc lợi cá nhân tăng lên (phúc lợi của cá nhân bị
giảm đi ít hơn.)


1. Định nghĩa về Thuế khoán
1.1 Định nghĩa
Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch,
tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập,
hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội.
Thuế khoán còn gọi là thuế trọn gói. Loại thuế này buộc mỗi cá nhân phải
nộp cho chính phủ một khoản tiền cố định như nhau không phân biệt khả năng
thu nhập, tích lũy, tiêu dùng...của họ.
1.2 Cách tính Thuế khoán
Nguyên tắc tính thuế khoán là ngành thuế ấn định doanh thu hàng tháng
cho cá nhân kinh doanh không có sổ sách chứng từ rõ ràng. Ngành thuế hiệp
thương với cá nhân kinh doanh để ấn định mức thuế khoán.
Điều kiện hiệp thương dựa vào 2 yếu tố:
- Dựa trên biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành, nhân
với doanh thu, nhân với thuế suất thuế GTGT để khoán thuế GTGT.


- Dựa trên biểu tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế
ban hành, nhân với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, nếu
thu nhập này trên 7.000.000đ/1 tháng mới chịu thuế khoán về TNCN.


2. Ví dụ chứng minh sự tiện ích của Thuế khoán đối với hộ gia đình
kinh doanh không có hóa đơn (mua- bán)
Cửa hàng bán Phở- quận Hai Bà Trưng- thành phố Hà Nội có doanh thu
dự kiến bình quân 90 triệu/tháng.
Cách tính của cán bộ thuế:
- Đối với thuế GTGT: Do tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu đối với
trường hợp bán lẻ ở khu vực quận là 8% và thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%
nên chủ cửa hàng Phở phải nộp thuế giá trị gia tăng là 90 triệu x 8% x 10% =
720.000 đồng.
=> Thuế giá trị gia tăng mà chị Mai phải nộp hàng tháng là 720.000 đồng.
- Đối với thuế thu nhập cá nhân: Do tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định đối
với hoạt động bán lẻ hàng hóa tại khu vực quận là 7% nên thu nhập chịu thuế thu
nhập cá nhân là: 90 triệu x 7% = 6,3 triệu đồng. Sau khi giảm trừ gia cảnh cho
bản thân, chị không còn thu nhập tính thuế nên không phải nộp thuế thu nhập cá
nhân.
Như vậy, đối với các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, không có
hóa đơn mua- bán, việc áp thuế khoán dựa vào doanh thu dự tính tạo ra sự gọn
nhẹ, làm tăng khả năng linh động trong việc thu thuế.
3. Tác động của thuế khoán
Các loại thuế khác gây ra sự thay đổi về giá tương đối giữa các loại hàng
hóa (ví dụ nếu như đánh thuế gạo thì gạo trở nên đắt tương đối so với vải) và do


đó gây ra tổn thất vô ích (hoặc còn gọi là gánh nặng quá mức) nghĩa là số tiền
mà chính phủ thu được từ thuế ít hơn độ thỏa dụng mất đi của người tiêu dùng

(do thuế làm tăng giá nên người tiêu dùng phải tiêu dùng ít đi).
Trái lại, thuế khoán không gây ra sự thay đổi về giá cả tương đối giữa các
sản phẩm nên nó có hiệu quả kinh tế hơn so với các loại thuế khác vì để chính
phủ thu được một số tiền thuế bằng nhau thì thuế khoán sẽ làm độ thỏa dụng của
tất cả các cá nhân giảm đi ít hơn so với các loại thuế khác. Đây là điều chúng tôi
sẽ chứng minh trong bài thuyết trình này.
4. Các vấn đề khi áp dụng thuế khoán
4.1 Thuận lợi
Thuế khoán rất dễ tính toán, quản lý do đó chính phủ tiêu tốn ít chi phí để
thu thuế hơn và giảm thiểu được gian lận thuế vì nó đơn giản chỉ là một số tiền
cố định đánh vào tất cả các cá nhân (tất nhiên có trường hợp một số cá nhân có
thể được miễn thuế ví dụ người có thu nhập quá thấp hay tàn tật, mất khả năng
lao động....).
4.2 Khó khăn
Thuế khoán vi phạm nguyên tắc công bằng dọc vì mọi cá nhân đều phải
nộp thuế bằng nhau không phân biệt mức thu nhập của họ, ảnh hưởng của thuế
khoán đến các cá nhân có mức thu nhập khác nhau cũng khác nhau và dĩ nhiên
đối với người thu nhập thấp thì ảnh hưởng rất lớn. Do vậy thuế khoán gặp phải
sự phản đối của người đóng thuế, đặc biệt là người đóng thuế có thu nhập không
cao, nó chỉ khả thi khi mức thuế đủ nhỏ và khi đó số tiền thuế mà chính phủ thu


được cũng không nhiều. Muốn loại trừ điều này chỉ có cách đánh thuế theo mức
thu nhập của từng cá nhân nhưng nếu làm như thế các cá nhân lại điều chỉnh
hành vi làm việc và tiết kiệm của mình đồng thời thuế khoán mất đi bản chất của
nó. Hơn nữa thuế khoán dường như đánh vào sự tồn tại của con người, người
đóng thuế sẽ cảm thấy rằng sự tồn tại của bản thân bị chính phủ sở hữu. Trên
khía cạnh khác, mặc dù mỗi cá nhân đóng thuế với mức giống nhau nhưng
những gì họ nhận lại được từ chính phủ lại khác nhau. Chính vì vậy trên thực tế
thuế khoán cho dù hiệu quả kinh tế hơn các loại thuế khác và khá phổ biến trong

quá khứ nhưng ít được áp dụng trong thời hiện đại.
5. Chứng minh nếu để mang về cùng một doanh thu thuế như nhau cho
chính phủ thì thuế khoán sẽ làm phúc lợi cá nhân tăng lên (phúc lợi của cá
nhân bị giảm đi ít hơn)
Để chính sách thuế khoán hoạt động hiệu quả, mang lại nguồn thu cho
Ngân sách nhà nước, điều tiết hợp lý đối với người kinh doanh, nó cần có những
điều kiện sau đây:
- Cơ sở thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương
đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm
đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn
là của địa phương khác.
- Nguồn thu ổn định: nghĩa là quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt
động, đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo
thu ngân sách của địa phương không bị biến động


- Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm
đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.
- Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này
nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của
mình để đánh thuế quá mức. Đây là điều kiện để hạn chế tiêu cực trong quản lý
và thu thuế.
Qua những phần nêu trên, thuế khoán đã cho thấy tính linh động trong
việc tính và thu thuế. Thuế khoán tạo ra động lực cho người nộp thuế, cũng như
việc thuê mặt bằng, hàng năm thuế khoán được tính gần như cố định. Khi chi phí
cố định đã biết, người dân hoàn toàn có động lực để tạo thêm thu nhập trên cơ sở
kinh doanh của mình. Đây là nhu cầu chính đáng và hợp lý, cán bộ thuế chỉ điều
chỉnh mức thu thuế khi có biến động lớn trong doanh thu và thu nhập của chủ
cửa hàng.
Xem xét một cá nhân có mức thu nhập cố định được dung để mua hai loại

hàng hóa gạo và vải. Giá một kg ban đầu là Px và một mét vải là Py
Đường giới hạn ngân sách ban đầu của cá nhân đó là AD, có độ dốc là –
Px/Py và cá nhân tối đa hóa độ thỏa dụng tiêu dùng tại điểm E1, là điểm tiếp xúc
giữa đường ngân sách AD với đường bàng quan cao nhất có thể đạt được tại (i).
Tại E1, cá nhân quyết định mua X1 kg gạo và Y1 mét vải.
Giả sử Chính phủ đánh thuế với thuế suất t vào gạo nên giá gạo mà người
tiêu dùng phải trả tăng lên đến (1+t)Px. Điều này làm đường ngân sách của cá
nhân xoay vào trong thành đường AF với độ dốc bằng (1+t)Px/Py


Khi đường ngân sách chuyển xuống AF thì cân bằng của người tiêu dùng
chuyển xuống điểm E2 tương ứng với đường bàng quan (ii). Tại đây người tiêu
dùng đã lựa chọn mua X2 kg gạo và Y2 mét vải. Doanh thu thuế mà Chính phủ
thu được lúc này là GE2.
Vậy, nếu Chính phủ muốn có GE2 thuế thì liệu có còn cách đánh thuế nào
để cá nhân ít bị thiệt thòi hơn hay không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần
xác định giá trị bằng tiền tương đương của mức thỏa dụng bị mất khi cá nhân
phải chuyển từ đường bàng quan (i) xuống đường bàng quan (ii). Giá trị này sẽ
đúng bằng lượng thu nhập của cá nhân cần phải khấu trừ đi để cá nhân chuyển tư
đường bàng quan (i) xuống đường bàng quan (ii). Biết rằng, khi thu nhập của cá


nhân bị khấu trừ thì đường ngân sách của anh ta sẽ bị dịch chuyển song song vào
trong. Vì thế, muốn xác định giá trị tương đương của phần lợi ích tiêu dùng bị
giảm xuống do thuế, ta chỉ cần vẽ một đường ngân sách mới song song với
đường AD và tiếp xúc với đường (ii), tức là đường HI. Khoảng cách dọc giữa HI
và AD, đoạn ME3, chính là giá trị tương đương của mức thỏa dụng suy giảm.
Nói cách khác, nếu Chính phủ có cách đánh một loại thuế nào đó làm thu nhập
của cá nhân bị giảm đi ME3 đồng, nhưng không làm thay đổi giá tương đối của
các hàng hóa, thì điều đó sẽ làm độ thỏa dụng của cá nhân giảm đi đúng bằng

việc đánh thuế gạo với thuế suất t  đó chính là loại thuế khoán. Tác động của
loại thuế khoán với mức thuế bằng ME3 sẽ làm đường ngân sách dịch chuyển
song song từ AD xuống HI. Nhưng ME3 lại chính bằng GN nên thuế khoán đã
mang về cho Chính phủ một doanh thu thuế bằng GN. Trong khi đó, thuế gạo lại
chỉ mang về cho Chính phủ một doanh thu thuế bằng GE 2 chính vì thế, chênh
lệch giữa 2 đoạn thẳng này, đoạnh NE 2 chính là gánh nặng quá mức hay tổn thất
vô ích do thuế gạo gây ra.
Từ hình vẽ ta thấy, thuế gạo làm mức tiêu dùng gạo của cá nhân giảm từ
E1 xuống E2 . Mức tiêu dùng gạo giảm có thể chia làm 2 hiệu ứng. Hiệu ứng thứ
nhất, cá nhân giảm tiêu dùng gạo từ E1 xuống E3. Lần giảm tiêu dùng này là do
thuế đã làm thu nhập khả dụng của cá nhân giảm nên cá nhân đó giảm tiêu dùng
tất cả các loại hang hóa (giả định các loại hang hóa đều là hàng hóa thông
thường). Hiệu ứng giảm tiêu dùng này được gọi là hiệu ứng thu nhập và nó
không gây ra gánh nặng quá mức vì không làm thay đổi giá tương đối các hàng
hóa. Hiệu ứng thứ 2, cá nhân tiếp tục giảm tiêu dùng từ E 3 xuống E2. Nguyên
nhân của hiệu ứng này là thuế đã làm gạo đắt hơn tương đối so với vải, vì thế cá


nhân thay thế gạo bằng vải. Hiệu ứng này gọi là hiệu ứng thay thế, là nguyên
nhân gây ra gánh nặng quá mức của Thuế.
Như vậy chỉ có thuế khoán là loại thuế không gây méo mó, không phụ
thuộc vào hành vi cá nhân thì mới không tạo ra gánh nặng quá mức. Nếu cùng
làm giảm độ thỏa dụng của các cá nhân đi một mức như nhau thì thuế khoán sẽ
mang về nhiều doanh thu hơn cho Chính phủ.
Như đã nói ở trên, khi thu nhập của cá nhân bị khấu trừ thì đường ngân
sách của anh ta sẽ bị dịch chuyển song song vào trong. Vì thế, muốn xác định giá
trị của phần lợi ích tiêu dùng bị giảm xuống do thuế khoán gây ra sao cho mức
doanh thu thuế laf không thay đổi, ta chỉ cần vẽ một đường ngân sách mới song
song với đường AD và đi qua điểm E1, tức là đường JK. Từ đường ngân sách
mới JK ta vẽ được đường bàng quan (iii), và khi đó người tiêu dùng sẽ tối đa hoá

mức thoả dụng của mình tại điểm E4, tương ứng với việc tiêu dùng là X4 và
Y4 doanh thu thuế mà chính phủ thu được là đoạn LP, bằng với doanh thu
thuế trong trường hợp đánh thuế vào hàng hoá X (gạo).


Từ hình vẽ ta thấy, đường bàng quan (iii) cao hơn so với đường bàng quan
(ii), như vậy, mức thoả dụng của cá nhân trong trường hợp áp dụng thuế khoán
cao hơn so với trường hợp áp dụng thuế gạo.
6. So sánh thu thuế khoán với thu thuế dựa trên sổ sách kế toán, hóa đơn
Tại nhiều nước phát triển trên thế giới, các nhà hàng, khách sạn, siêu thị,
trung tâm thương mại… phát triển nên tất cả đều được hạch toán qua hóa đơn.
Tại Việt Nam: chợ, cửa hàng kinh doanh ăn uống, cửa hàng dịch vụ khác… phát
triển theo quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Thật khó cho 1 khách hàng đến cửa hàng
cà phê thanh toán hết 20.000 đồng lại phải ghi vào hóa đơn đỏ. Hơn nữa, việc


này cũng không đảm bảo hết rằng các cửa hàng không có tiêu cực trong việc làm
đầy đủ các hóa đơn bán hàng cũng như mua hàng của mình.
Thuế khoán đã giải quyết được vấn đề đó. Sự tiện lợi của thuế khoán có cả
mặt tiêu cực và tích cực. Thuế khoán tạo được động lực kinh doanh cho nhiều hộ
cá thể, góp phần lớn vào cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp thêm vào dịch
vụ, làm giảm tải sức ép bán hàng tại các siêu thị (nơi mà cơ sở hạ tầng chưa cho
phép phục vụ với lượng lớn).



×