Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh quan điểm của NAQ: cách mạng vô sản ở các nứoc thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.13 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh quan điểm của NAQ:
cách mạng vô sản ở các nứoc thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng
lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã
trở thành người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Mác - Angghen đã vạch ra con đường Cách mạng là giải phóng giai
cấp, đi đến giải phóng nhân loại.
Lênin đã bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác. Cống hiến lớn của
Lênin là nghiên cứu những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, phát hiện
quy luật không đều của chủ nghĩa tư bản, ở đây cũng phải nói thêm
rằng: Lênin sinh ra và hoạt động chủ yếu ở nước Nga rộng lớn, chủ
nghĩa tư bản phát triển ở mức trung bình, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản
phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, ngoài mâu thuẫn cơ bản
giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ở các nước tư bản, trên thế giới
đã xuất hiện và phát triển càng gay gắt mâu thuẫn giữa các dân tộc
thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Cuối cùng
Lênin đi đến một luận điểm nổi tiếng: Cách mạng có thể thắng lợi trong
một số nước, thậm chí ở một nước ở đó tập trung mâu thuẫn và là chỗ
yếu của dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã trực tiếp lãnh đạo
thành công Cách mạng Mười Nga vĩ đại, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch
1
sử loài người. Lênin đã vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác, tiến hành
cách mạng vô sản thành công, đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng
dân tộc, giải phóng nhân loại với khẩu hiệu: “Vô sản toàn thế giới và
các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Cả Lênin và Mác đều cho rằng học
thuyết của các ông chỉ là “kim chỉ nam” chứ không phải là “chân lý
tuyệt đối”, là “tuyệt đỉnh” V.I.Lênin là người đã sớm thấy sức mạnh to
lớn của phong trào giải phóng dân tộc và là người đã viết đề cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa, trong đó nhấn mạnh tư tưởng phải kết hợp
chặt chẽ phong trào cách mạng vô sản chính quốc với phong trào giải


phóng dân tộc ở thuộc địa; các nước làm cách mạng vô sản thành công
phải giúp đỡ cách mạng ở các nước thuộc địa, nhất là các nước kinh tế
lạc hậu, còn nhiều tàn tích phong kiến...
Tuy nhiên cũng như những nhà lãnh đạo Quốc tế cộng sản bấy giờ,
Lênin đặt cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính
quốc, là “hậu bị quân” của cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng
giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc
và cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng vô
sản chính quốc thắng lợi.
Tuyên ngôn thành lập Quốc tế cộng sản (3-1919) viết: “Việc giải
phóng các thuộc địa chỉ có thể tiến hành với việc giải phóng giai cấp công
nhân ở chính quốc...” và “công nhân và nông dân không chỉ ở Angiêri,
Bănggan, mà cả ở Ba Tư hay Ácmêni chỉ có thể được độc lập khi nào công
2
nhân ở Anh và Pháp lật đổ chính phủ “Lôigioóc” và “Clêmăngxô” giành
chính quyền về tay mình”.
Nguyễn Ái Quốc tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III.
Nhưng vốn là người dân thuộc địa và là người cộng sản lăn lộn
trong phong trào thuộc địa và nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa thực dân,
Người đã đề ra những luận điểm về tính chủ động, tính tích cực của
cách mạng giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước thuộc địa, bổ
sung vào những luận điểm chung lúc bấy giờ.
Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính
quốc. Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “chủ động
đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc.
Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các thuộc địa (1921), Người
viết: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự
nỗ lực của bản thân anh em”. Đến “Đường Cách mệnh” (1927), Người

lại chỉ rõ: Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình
đã” và Người dự báo: Việt Nam dân tộc cách mạng thành công thì tư bản
Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mạng cũng dễ. Năm
1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ cách mạng đã đến, Người kêu
gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta”
3
Luận điểm sáng tạo nêu trên của Hồ Chí Minh mang tính cách mạng
và khoa học đúng đắn, dựa trên những luận cứ đã được Người khảo sát
chứng minh.
Về chủ nghiã tư bản, Người nhận thức sâu sắc vai trò của thuộc địa đối
với sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc: chủ nghĩa tư bản đặt nền
móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa, nửa
thuộc địa. Bởi vậy, theo Người, chủ nghĩa tư bản chỉ tan rã hoàn toàn và
vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng của lâu đài đế quốc chủ
nghĩa.
Về phía phong trào giải phóng dân tộc, Người nhận thức rõ tiềm
năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, nó sẽ bùng lên
mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được giáo dục, khi
được giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo. Ngay từ năm 1921, Người đã viết:
“Người châu Á- tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ
hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”. Người đưa ra
luận điểm nổi tiếng: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi
bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai
cấp vô san ở các nước thuộc địa”. Từ đó Người vạch rõ chủ nghĩa thực
dân không chỉ là kẻ thù của các dân tộc bị áp bức, mà đồng thời là kẻ thù
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc. Cũng từ luận
điểm nổi tiếng đó và quán triệt sâu sắc quan điểm của Lênin về mối quan
hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, trong các Đại hội
4

của Đảng Cộng sản Pháp và Đại hội V Quốc tế cộng sản, Người kiên
quyết đấu tranh phê phán những người cộng sản chính quốc coi nhẹ vấn
đề thuộc địa, không quan tâm đến cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh là
chiến sỹ tiên phong lên án chủ nghĩa thực dân đế quốc và cũng là người
thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, mở đầu cho
thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
V.I. Lênin đã sớm thấy sức mạnh to lớn của phong trào giải phóng
dân tộc và là người đã viết đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa,
trong đó nhấn mạnh tư tưởng phải kết hợp chặt chẽ phong trào cách
mạng vô sản chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa;
các nước làm cách mạng vô sản thành công phải giúp đỡ cách mạng ở
các nước thuộc địa, nhất là các nước kinh tế lạc hậu, còn nhiều tàn tích
phong kiến...Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở
chính quốc, Nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc có thể “chủ
động đứng lên, đem sức ta mà giải phóng cho ta”, giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong lời kêu gọi thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam, Người viết: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của đế
quốc Pháp đã lam cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thì sống,
không có cách mạng thì chết. Chính vì vậy mà phong trào cách mạng
ngày càng lớn mạnh...”. Như vậy, luận điểm về khả năng giành thắng
lợi của cách mạng thuộc địa trước cách mạng chính quốc và nhân dân
5

×