Trng Tiu hc Thạch Trung 2
Trần Thị Bích Ngọc
Phòng giáo dục đào tạo TPHT
Trờng tiểu học Thạch Trung 2
Sáng kiến kinh ngiệm
Vn dng phng phỏp dy hc tớch hp to hng thỳ hc tt phõn mụn
Thng thc m thut trng Tiu hc
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
GV:TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
MỤC LỤC
Tiêu đề
Trang
Mục lục................................................................................................................5
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài...............................................................................................7
II/ Mục đích nghiên cứu.......................................................................................8
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................8
IV/ Đối dượng nghiên cứu...................................................................................8
V/ Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở khoa học.................................................................................................9
1. Cơ sở pháp lý.............................................................................................9
2. Cơ sở lí luận khoa học...............................................................................10
3. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................10
II/ Thực trạng của việc dạy và học.......................................................................10
ở trường Tiểu học
1. Quan điểm chỉ đạo của BGH nhà trường..................................................11
2. Cơ sở vật chất............................................................................................11
3. Nhận thức vai trò môn mĩ thuật.................................................................11
của phụ huynh học sính
4. Thực trạng của việc dạy và học môn mĩ thuật...........................................12
ở trương Tiểu học Dliêyang
III/ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú............................12
học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
1. Đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình...............................................12
của phân môn Thương thức mĩ thuật
2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.............................................................13
3. Phương pháp dạy học mĩ thuật..................................................................14
ở trường Tiểu học
4. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp..................................................14
5. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp..................................................16
cho cho phân môn Thường thức mĩ thuật
IV/ Một số tiết dạy thực nghiệm.....................................................................17
C. PHẦN KẾT THÚC
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
I/ Kết luận............................................................................................................27
II/ Khuyến nghị....................................................................................................28
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ
thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục
phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, thành một môn học độc lập, có
nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng.
Là một người giáo viên tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm phát hiện,
tìm tòi những năng lực, năng khiếu cũng như những tw chất tốt của học sinh tạo
điều kiện để các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Do đó người giáo viên
phải nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh, nhwngx khả năng,
năng và phải nắm vững về mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, hiểu rõ về
các phương pháp dạy học từ đó lực chọn những cách, những phương pháp day
học phù hợp kích thích gây hứng thú cho các em trong quá trình học tập.
Đặc biệt với môn mĩ thuật thì việc tạo hứng thú học tập cho các em là điều
vô cùng quan trọng, người giáo viên ngài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lí của
học sinh thì còn phải nắm bắt đượữổc về những nhu cầu để tạo hứng thú trong
học tập, từ đó kích thích sự hào hứng học tập, tạo cho các em có được sự tự giác
học tập hơn và phát huy tư duy sang tao, trí tưởng tượng để học tốt bộ môn mĩ
thuật nói chung và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng.
Với cương vị là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở
trường Tiểu học , qua những năm công tác tôi nhận thấy tầm quan trọng của bộ
môn mĩ thuật nói chung và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng đối với
các em học sinh. Đây là phân môn giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vạn
vật trong thiên nhiên, vẻ đẹp của con người thông qua những bức tranh của các
hoạ sĩ và của thiếu nhi trong nội dung chương trình dạy học. Các em cảm nhận
vẻ đẹp của từng bức tranh bằng việc quan sát, nhận xét về bố cục, hình ảnh,
đường nét, màu sắc… từ đó tạo dựng cho học sinh niềm say mê, tình yêu đối với
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
thiên nhiên, con người, cuộc sống nhận thức được cái đẹp một cách tự nhiên
hơn. Học sinh học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật sẽ bổ trợ cho các em học
tốt các phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu…
Vậy làm thế nào để học sinh có được sự hứng thú học tốt phân môn Thường
thức mĩ thuật là điều hết sức quan trọng cho việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật mà
tôi trăn trở nên tôi quyết định chọn đề tài:
“Vận dụng phương pháp tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học ”
II/ Mục đích nghiên cứu
Như lí do nói trên, bộ môn Mĩ thuật nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
thông qua ngôn ngữ mĩ thuật để các em nhìn nhận một cách đúng đắn về cái
đẹp.
Vậy nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân tự học, tự rèn luyện để nâng cao
tay nghề, đồng thời muốn chuyển tải một số kinh nghiệm tích luỹ được qua thời
gian công tác đến với bạn bè đồng nghiệp, cùng chung tay góp sức vào việc
giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn
Thường thức mĩ thuật nói riêng.
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tích hợp trong phân
môn Thường thức mĩ thuật ở trường tiểu học .
- Tìm hiểu những ưu điểm của phương pháp dạy học tích hợp để vận dụng
vào việc thiết kế bài giảng một cách cụ thể, có khoa học từ đó lựa chọn được
những cách dạy, phối hợp với những phương pháp dạy học khác nhau cho từng
tiết dạy cụ thể để tạo hứng thú cho các em học sinh học tốt phân môn Thường
thức mĩ thuật, và tạo tiền đề kích thích sự đam mê, tự giác trong việc học tập và
phát huy khả năng sáng tạo cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học Mĩ thuật cùng với phân môn Thường thức mĩ thuật.
IV/
Đối dượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những phương pháp dạy học tích hợp nói chung và vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú cho học sinh ở trường Tiểu học ,
học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật
V/
Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra, so sánh
- Phương pháp chứng minh thực nghiệm
Từ những lí do chọn đề tài về việc “ Vận dụng phương pháp dạy học
tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức mị thuật ở trương
Tiểu học”. Tôi xác định được bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn mĩ thuật, thì mình cần phải làm những gì để nâng cao chất lượng dạy và
học mĩ thuật nói chung, và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng là luôn
luôn tìm tòi, học hỏi bạn bè đồng nghiệp làm sao để vận dụng một cách linh
hoạt các phương pháp giảng dạy, để giờ học sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu nhất.
Tôi chọn đối tượng là những học sinh thân yêu của ngôi trường mình đang
giảng dạy để nghiên cứu đề tài cùng với những phương pháp nghiên cứu mà tôi
đã nói trên giúp tôi thực hiện được đề tài này.
B. PHẦN NỘI DUNG
I/ Cơ sở khoa học
1. Cơ sở pháp lý
Đất nước ta đang trên còn đường phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đòi hỏi cần có những con người năng động, sáng tạo có đủ đức, trí, thể,
mĩ để sánh vai cùng với bạn bè quốc tế. Vì thế giáo dục ngày càng được xã hội
quan tâm, nhu cầu học tập của người dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí của
đất nước ngày một tăng…
Chính vì thế Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục lên hàng đầu và đưa ra
những yêu cầu và nhiệm vụ cho ngành giáo dục bằng những chỉ thị, nghị quyết,
văn bản… nhằm thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình và cách đánh giá kết
quả học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. trước thực trạng
nói trên thì việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng phải đổi theo cho phù hợp
với mục tiêu giáo dục của ngành đề ra.
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp dạy
học ở tất cả các cấp học, bậc học; kết hợp với hành, học tập vời lao động sản
xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội; áp dụng
những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết Trung ưung 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ Phải đổi mới
phương pháp giáo dục khắc phụ truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng
tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào
quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
sinh”.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại
niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
2. Cơ sở lí luận khoa học
Để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà, ngày
nay đã có nhiều nhà xuất bản đã phát hành một số sách, tài liệu để bồi dưỡng
giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học được sự cho phép của Bộ giáo
dục và đào tạo và Bộ văn hoá thi ông tin: Nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản
Đại học sư phạm, nhà xuất bản Văn hóa…
Tiêu biểu như:
Cuốn: Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học môn Mĩ thuật và
phương pháp dạy học mĩ thuật ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục.
Cuốn: Phương pháp dạy học Mĩ thuật các lớp 1,2,3,4,5 theo chương
trình Tiểu học mới – Nhà suất bản Đại học sư phạm.
Ngoài ra còn nhiều tài liệu viết về việc đổi mới phương pháp dạy học khác
nữa. Tất cả những tài liệu nói trên đều viết về việc đổi mới phương pháp dạy
học giúp cho giáo viên xác định được phương pháp dạy học phát huy tình tích
cực của học sinh, và hướng dẫn giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học
để dạy tốt các môn học ở Tiểu học nói cung và môn mị thuật nói riêng để tạo
được hứng thú học tập cho học sinh.
Để góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của ngành
giáodục, tôi xin đóng góp một số những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá
trình giảng dạy vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt
phân môn Thường thức mĩ thuật để cùng với bạn bè động nghiệp nâng cao chất
lượng dạy và học môn Mĩ thuật và phân môn Thường thức mị thuật.
3. Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và các nguồn thông tin khác, tôi nhận thấy bộ
môn Mĩ thuật đã và đang được tất cả các trường tiểu học trong cả nước thực hiện
giảng dạy một cách nghiêm túc theo đúng với mục tiêu, nội dung chương trình
mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành. Việc giảng dạy Mĩ thuật bằng phương
pháp dạy học mới thì các em tự lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, và tạo
được hứng thú học tập cho học sinh học tốt môn mĩ thuật và các môn học khác.
Người giáo viên biết tích hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt khi
dạy Mĩ thuật thúc đẩy việc tự giác học tập cho học sinh.
Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc vận
dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là vô cùng cần thiết cho
công tác giảng dạy Môn mị thuật cũng thư khi dạy phân môn Thường thức mĩ
thuật trong nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Cụ thể được thể hiện ở các
bài tập của học sinh, khả năng cảm thụ vẻ đẹp thông qua việc xem tranh của các
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
em còn hạn chế nên các em học chưa tốt phân môn Thường thức mĩ thuật cũng
như chưa có hứng thú để học bộ môn Mĩ thuât trong nhà trường.
II/ Thực trạng của việc dạy và học ở trường Tiểu học Dliêyang
1. Quan điểm chỉ đạo của BGH nhà trường
Trường Tiểu học thach trung 2 được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo các cấp,
Chi bộ cùng với BGH nhà trường rất quan tâm đến chất lượng dạy của giáo viên
và kết và quả học tập của học sinh. Trong quá trinhg chỉ đạo cũng bó nhiều mặt
mạnh song vẫn tông tại một số khó khăn.
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để bồi dưỡng giáo viên về
những phương pháp dạy học mới phù hợp với sự phát triển của toàn xã hội,
BGH nhà trường luân phiên cử cán bộ giáo viên tham gia các đợt tập huấn do
ngành tổ chức. Trong những năm qua toàn bộ giáo viên nhà trường đều được
tham gia các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học trong các dịp hè…
Đó là những thuận lợi lớn về mặt chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trương cho
công tác giảng dạy của chúng tôi. Song song với những thuận lợi đó cũng cònn
hiều khó khăn.
* Khó khăn:
Tuy nhiên BGH nhà trường còn chưa sát sao, việc chỉ đạo còn hời hợt trong
công tác giảng dạy của giáo viên cũng như trong việc học tập của học sinh, dẫn
đến kết quả dạy và học môn Mĩ thuật của trường đạt hiệu quả chưa cao.
2. Cơ sở vật chất
Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo cấp trên bổ sung cơ sở vật chất để
phục vụ công tác dạy học của giáo viên và học sinh, đồ dùng dạy học do cấp
trân cấp về tương đối đầy đủ, những trang thiết bị phụ vụ việc dạy và học được
cấp về thường xuyên theo dự án PEDC hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh
khó khăn, sách giáo khoa, vở học tập cho học sinh là con em đồng bào dân tộc
tại chỗ. Hệ thống phòng học được xây dựng kiên cố có sân chơi rộng, thoáng
mát cho học sinh.
Bên cạnh đó trường tôi thuộc một trong những xã khó khăn của thanh pho,
lại có hai điểm trường nên còn nhiều trở ngại như chưa xây dựng được phòng
chức năng, chưa có hệ thống máy chiếu phục vụ cho việc dạy học. Các trang
thiết bị khác vẫn còn thiếu nhiều như tranh ảnh, tranh của các học sĩ, vật mẫu…,
một số đồ dùng dạy học phần nhiều là do giáo viên tự làm, tự thiết kế để dạy
học.
3. Nhận thức vai trò môn mĩ thuật của phụ huynh học sính
Hiện tại trên địa bàn chúng tôi các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến
việc học tập của con em. Để chuẩn bị vào năm học mới các bậc phụ huynh cũng
có chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em, tuy nhiên hầu hết phụ huynh đều thuộc
thành phần lao động, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, bên cạnh đó phần nhiều
phụ huynh học sinh là người đồng bào dân tộc tại chỗ, nên bà con nhận thức vai
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
trò của môn mĩ thuật trong trường học chưa đúng đắn, chưa hiểu được vai trò
của mĩ thuật trong đời sống con người cũng như trong học tập của con em, nên
phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học mĩ thuật của các em. Khi đến
trường các em còn thiếu đồ dùng học tập môn mĩ thuật như màu vẽ, bút chì, giấy
vẽ… Hầu như trong quá trình học tập các em chỉ làm bài tập thực hành trên vở
tập vẽ in sẵn, bên cạnh có một số học sinh không có đồ dùng để học vẽ nên chất
lượng dạy và học môn mĩ thuật chưa cao dẫn đến các em chưa hứng thú học Mĩ
thuật cũng như phân môn Thường thức mĩ thuât. Học sinh rất thích học vẽ
nhưng lại không có đồ dùng, lâu dần các em chán nản không thích vẽ và không
thích học mĩ thuật nữa.
4. Thực trạng của việc dạy và học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học
Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc vận
dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là vô cùng cần thiết cho
công tác giảng dạy Môn mĩ thuật cũng thư khi dạy phân môn Thường thức mĩ
thuật trong nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế. Cụ thể được thể hiện ở các
bài tập của học sinh, khả năng cảm thụ vẻ đẹp thông qua việc xem tranh của các
em còn hạn chế nên các em tiếp thu chưa tốt kiến thức mà giáo viên truyền đạt ,
dẫn đến học sinh học chưa tốt phân môn Thường thức mĩ thuật cũng như bộ
môn Mĩ thuât nói chung.
Qua tìm hiểu những thực trạng về việc dạy và học mĩ thuật ở trườngTiều học
tôi rút ra được một số đánh giá chung về thực trạng việc vận dụng các phương
pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em trong khi học bộ môn Mĩ thuật
cũng như phân môn thường thức mĩ thuật.
Về công tác chỉ đạo của BGH nhà trường đến giáo viên sát xao, về phụ
huynh học sinh đều nhận thức vai trò của Mĩ thuật với đời sống con người và
học tập của học sinh còn hạn chế. Nên việc thực hiện giảng dạy mĩ thuật cũng
như dạy phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliêyang còn gặp
nhiều khó khăn, vì thế người giáo viên cần biết cách phối hợp, vận dụng các
phương pháp dạy học một cách linh hoat để học sinh hứng thú trong học tập
thúc đấy việc tích cực học tập cho các em.
III/ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt
phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
1. Đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn
Thường thức mĩ thuật
Đặc điểm, mục tiêu của chương trình nhằm, Cung cấp cho học sinh những
kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết, để học sinh
hoàn thành được các bài tập theo chương trình.
Nội dung phân môn Thường thức mĩ thuật bao gồm xem tranh của thiếu nhi
và tranh của họa sĩ Việt Nam, các tác phẩm điêu khắc cổ, tranh dân gian Việt
nam. Mục đích của những bài xem tranh, xem tác phẩm điêu khắc cổ… nhằm
giúp cho học sinh được làm quen, tiếp xúc với các bức tranh đẹp, thông qua
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
ngôn ngữ của mĩ thuật là đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc… Qua sự
tiếp xúc này nhằm giúp cho các em có những kiến thức sơ đẳng nhất về xem
tranh, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ tốt và những
cảm nhận đúng đắn về cái đẹp trong tranh thiếu nhi, tranh của hoạ sĩ, các tác
phẩm điêu khắc cổ, tranh dân gian Việt Nam…
Căn cứ vào dung lượng và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, nội
dung và yêu càu kiến thức của các bài học trong phân môn Thường thức mĩ
thuật được nâng cao dần ở các lớp.
Với các lớp 1 và 2 mức độ kiến thức chủ yếu là cho học sinh làm quen, tiếp
xúc với các bức tranh và tiếp đó giúp cho học sinh biết cách mô tả, nhận xé về
nội dung, đặc điểm của các bức tranh ở mức độ đơn giản.
Lên lớp 3,4,5 ngoài việc làm quen, tiếp xúc với các bức tranh, việc mô tả và
nhận xét tranh yêu cầu ở mức độ cao hơn, cụ thể hơn và có trọng tâm, tập trung
vào cách chọn hình tượng, cách sắp xếp mảng chính, mảng phụ, cách phối hợp
màu. Bên cạnh đó học sinh còn phải thể hiện được những cảm nhận, những tình
cảm cá nhân của mình trước các bức tranh, và bước đầu phân biệt được đâu là
tranh đẹp, đâu là tranh chưa đẹp khi em tranh. Đây cũng chính là các bậc thang
đầu tiên để dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mĩ
đúng đắn, lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹp
trong cuộc sống và trong nghệ thuật, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp.
2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
Bậc Tiểu học được coi là bậc học quan trọng nhất trong các bậc học phổ
thông, vì ở giai đoạn này các em mới chập chững bước vào một thế giới mới,
các em được tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa nên các em còn rất bỡ
ngỡ. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, yêu thích vẽ, múa, ca hát… đó là một
lợi thế lớn đối với chúng tôi. Tuy vậy cũng ở lứa tuổi này các em chưa hình
thành được thói quen cũng như chưa biết tập trung chú ý, các em còn hay quên
nên việc truyền thụ kiến thức gặp nhiều khó khăn. Qua quá trình trực tiếp giảng
dạy bộ môn mĩ thuật tại trường đặc biệt là phân môn Thường thức mĩ thuật tôi
nhận thấy các em còn chưa hứng thú nhiều với phân môn.
Qua khảo sát thực tế tôi đã tổng hợp được một số thông tin sau.
Khi học phân môn thường thức mĩ thuật em có thích hay không?
Nội dung khảo sát
Rất thích
Thích
Không thích
Khối lớp
Lớp
Số lượng
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
1A
4A
5A
Cộng
27
27
16
63
6
5
4
15
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
22,2%
18,51%
15,38%
18,75%
17
12
16
45
62,96%
44,4%
61,53%
56,25%
4
10
6
20
14,48%
37,09%
23,09%
25%
3. Phương pháp dạy và học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học
Hoà chung với sự phát triển của thế giới đất nước ta ngày càng đổi mới về
mọi phương diện, trong đó việc đổi mới về phương pháp dạy học đã và đang
được thực hiện một cách rộng rãi trong khắp cả nước đối với tất cả các cấp học
và của từng bộ môn. Trong đó bộ môn mĩ thuật ngày nay cũng đã được đưa vào
nội dung chương trình dạy học thành một bộ môn độc lập. Như vậy con người
ngày cành nhận thức được vai trò của mĩ thuật đối với cuộc sống, với xã hội.
Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
công nhân viên thực hiện và vận dụng những phương pháp dạy học mới do
ngành đề ra vào việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật, làm sao để tiết dạy đạt được
hiệu quả cao nhất như phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương
pháp liên hệ thực tế, phương pháp quan sát, phương pháp tổ chức thảo luận
nhóm… Tuy nhiên hiệu quả đạt được không như chúng tôi mong muốn, vì thế
đã thúc đẩy tôi tìm tòi vận dụng các phương pháp dạy học tốt hơn để đạt được
hiệu quả dạy học cao hơn.
4. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt
phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
4.1. Khái niệm của phương pháp dạy học tích hợp
Dạy học mĩ thuật ở Việt Nam để đạt được hiệu quả cao hơn thì cần phải
có một phương pháp dạy học tốt hơn, và trong thời điểm hiện tại nhà nước ta
đang khuyến cáo nên dạy học mĩ thuật theo hướng tích hợp. Vậy tích hợp là gì?
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, phương pháp dạy
học tích hợp là sự phối hợp mối liên hệ giữa nhiều môn học, của nhiều phân
môn trong bộ môn. Trong tích hợp có tích hợp ngang và tích hợp dọc:
Tích hợp ngang là sự liên hệ giữa các phân môn trong một bộ môn, giữa
các môn học trong một lớp, một cấp học.
Tích hợp dọc là tích hợp theo các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ
thông và cao hơn, theo vòng tròn đồng phân: Cấp cao học Yêu cầu⇒kiến thức
⇒ hoàn thiện một đơn vị kiến thức.
sâu hơn, cao hơn Cấp học
Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp hoàn toàn đổi mới theo
hướng lấy học sinh làm trung tâm. Mang tích chất bắt buộc nhằm hình thành,
phát triển thói quen và khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu; số lượng kiến
thức sẽ được nâng dần lên ở những lớp trên. Học sinh được hoàn toàn chủ động
trong tiết học, trong mọi tình huống giáo viên là người nêu vấn đề, gợi mở vấn
đề. Từ đó cuốn hút học sinh trong vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo. Phương
pháp dạy học tích hợp là một phương pháp đổi mới một cách toàn diện khác hẳn
với phương pháp dạy học trước kia. Phương pháp này được thể hiện dưới nhiều
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
hoạt động, nhiều hình thức học tập khác nhau, dạy học theo hướng gợi mở
không gò ép. Với phương pháp dạy học tích hợp thì yêu cầu người giáo viên
phải thiết kế bài dạy kĩ lưỡng trước khi thực hiện hệ thống bài dạy. Hệ thống bài
dạy là quá trình thực hiện lồng ghép từng phương pháp, từng tình huống, từng
kiến thức lại với nhau nhưng lại có một sự gắn kết liên tục không tách rời nhau.
Nếu người giáo viên biết vận dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong giờ
dạy.
4.2. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích hợp
Như đã nói trên thì với những phương pháp như vậy sẽ đem lại hiệu quả
hứng thú cho học sinh – một trong những yêu cầu của dạy học hiện đại. Qua
việc lồng ghép nhiều hình thức dạy học khác nhau vào giờ học, môn học sẽ kích
thích tính chủ động làm việc, tính sáng tạo trong khi học và làm tăng khả năng
hợp tác của các thành viên trong một tập thể, nhóm học.
Như vậy sẽ kích thích được sự hứng thú cho học sinh, các em sẽ yêu thích
môn học hơn và học tốt môn học mà em đã yêu thích.
4.3. Một số phương pháp dạy học tích hợp
4.3.1. Phương pháp trò chơi
Từ xưa đến nay trò chơi luôn mang lại niềm vui thích thú đối với con
người nhất là với lứa tuổi thiếu nhi. Trong khi vui chơi học sinh thường hào
hứng tham gia, qua các trò chơi mà giáo viên tổ chức trên lớp sẽ tạo hứng thú để
các em tiếp tục nội dung bài học một cách hứng thú hơn.
Để tổ chức tốt trò chơi mà luôn tạo ra được sự mới mẻ cho học sinh
không gây sự nhàm chán, thì giáo viên cần tìm tòi, sưu tầm các trò chơi như: trò
chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi tư duy…từ những trò chơi sưu tầm
được giáo viên cần lựa chọn kĩ lưỡng để vận dụng một cách linh hoạt, thiết kế
trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
4.3.2. Phương pháp tích hợp kiến thức của các môn học khác
Như đã nói trên tích hợp là sự phối hợp mối liên hệ giữa nhiều môn
học, nhiều phân môn trong môn học, nên khi dạy bằng phương pháp tích hợp
kiến thức các môn học khác, thì giáo viên cần phải nắm vững được một số kiến
thức những môn học cần để đưa vào bài dạy một cách hài hoà, tự nhiên, dễ hiểu.
Tích hợp kiến thức môn học nào còn tuỳ thuộc vào nội dung bài học mà giáo
viên cần chọn sao cho phù hợp.
4.3.3. Phương pháp tích hợp giữa lí thuyết và thực hành
Phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành ở môn mĩ thuật là
trong khi dạy học người giáo viên cần phối hợp làm sao, lồng ghép làm sao cho
các em có thể vừa thực hành bài tập mà các em cũng sẽ tìm ra được nội dung bài
học. Luyện tập học sinh quan sát, nhận xét, đánh giá sự vật, hiện tượng xung
quanh. Luyện tập củng cố cách vẽ, nâng cao khả năng tìm tòi sáng tạo, khéo léo
bên cạnh đó còn bồi dượng thị hiếu thẩm mĩ, bên cạnh đó còn giúp các em tự
khắc sâu được kiến thức nhanh và nhớ được lâu hơn. Thông qua luyện tập –
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
thực hành những mặt tốt, chưa tốt của học sinh thể hiện rõ ràng. Vì vậy việc
thực hành là một phương pháp giúp các em dễ dàng lĩnh hội được kiến thức và
củng cố kiến thức lí thuyết một cách nhanh nhất. Để dạy tốt phương pháp này
người giáo viên cần phối hợp sao cho khéo léo, quan tâm đến từng đối tượng
học sinh để các em không bị lúng túng, không nản chí khi thực hành. Như vậy
tạo cho các em sự yêu thích môn học hơn.
4.3.4. Phương pháp tích hợp linh hoạt các hoạt động dạy học
Dạy mĩ thuật cần phối hợp một cách linh hoạt các hoạt động dạy học
trong qua trình dạy học, mỗi phương pháp có một tác dụng nhất định cho các em
trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Ngoài những phương pháp truyền thống thì
còn nhiều phương pháp mới khác nữa cần phối hợp, lồng ghép để tiết dạy thêm
sinh động, tạo được hứng thú cho học sinh. Phương pháp nêu vấn đề, phương
phá đàm thoại, phương pháp thử nghiệm…Người giáo viên cần lựa chọn cẩn
thận các phương pháp cần phối hợp để tạo được hứng thú nếu biết chọn những
phương pháp để phối hợp trong tiết học một cách linh hoạt và đúng thì sẽ đạt
được hiệu quả cao trong tiết dạy.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp cho cho phân môn
Thường thức mĩ thuật:
5.
Để dạy học theo phương pháp tích hợp người giáo viên phải có những kĩ
năng giảng dạy khá phát triển. Chúng ta có thể đã biết về mặt lí thuyết cách dạy,
cách học có hiệu quả nhất cho trẻ, thế nhưng nếu chúng ta không có những kỹ
năng để đáp ứng kiến thức này thì cũng là vô ích. Với phương pháp dạy học tích
hợp cũng vậy, đặc biệt là cách dạy, cách truyền đạt của giáo viên như thế nào,
giáo viên tổ chức giờ học ra sao? Các hoạt dộng trong mỗi giờ học phải thực sự
là một điều mới mẻ đối với các em, các em sẽ không biết giáo viên sẽ cho các
em làm gì tiếp theo, từ đó các em sẽ tò mò và kích thích được sự hứng thú cũng
như sự sáng tạo.
Ở bài 9 – Lớp 1 “ Xem tranh phong cảnh” để vào bài tôi thực hiện bằng cách
cho học sinh xem một đoạn băng về các thắng cảnh ở Việt Nam có lời bình, sau
đó sẽ vào bài dạy. Như vậy tạo cho các em hứng thú ngay những phút đầu của
bài học.
Đến khi vào bài dạy tôi cho các em xem trước một số tranh phong cảnh của
thiếu nhi và hoạ sĩ vẽ về các vùng miền khác nhau để các em nhận biết được sự
phong phú của cảnh vật trên đất nước Việt Nam, bên cạnh đó cũng tạo được sự
nhận thức về cách thể hiện trang phong cảnh cho học sinh
VD: Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và đặt một số câu hỏi:
- Tranh vẽ có những hình ảnh nào?
- Trong tranh hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ?
- Bức tranh được vẽ với những màu nào?
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
Từ những câu hỏi của giáo viên học sinh tự thảo luận, suy nghĩ một cách chủ
động chứ không bị “Nhồi sọ” như trước kia – Hiệu quả rất cao về việc giáo dục
học sinh thường thức mĩ thuật và cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh.
Bài 19 – Lớp 4 “ Xem tranh dân gian Việt Nam” tôi tổ chức cho các em hoạt
động nhóm không như thông thường mà theo màu của các bông hoa.
VD: Tôi chuẩn bị sẵn 4 bông hoa có 4 màu sắc khác nhau, đưa lên cho các
em xem và yêu cầu các em làm kí hiệu: Hoa màu trắng – 1 ngón tay; màu đỏ - 2
ngón tay; màu vàng – 3 ngón tay; màu tím – 4 ngón tay.
Sau đó tôi đặt câu hỏi:
- Bạn thích bông hoa màu nào hãy đưa kí hiệu tay?
Như vậy tôi yêu cầu những bạn có cùng ý thích về một nhóm. Với cách phân
nhóm như vậy các em sẽ cảm thấy thích thú và biết mình làm việc với những
bạn cùng sở thích, từ đó tạo cho các em sự tự giác học tập cũng như gây được sự
thích thú, cảm hứng và tự tin trong lúc thảo luận nhóm.
Bài 25 – Lớp 5 “Xem tranh – Bác hồ đi công tác” ở bài này tôi phối hợp
nhiều hình thức cũng như nhiều phương pháp.
VD: Hoạt động xem tranh tôi tổ chức cho các em tự thảo luận về nội dung
của bức tranh theo ý riêng chứ không theo một nội dung cho sẵn. Các em cảm
nhận gì về bức tranh thì sẽ thảo luận với các bạn của mình như vậy, sau đó trình
bày lại với giáo viên và tôi cùng thảo luận với các em. Các em tự suy nghĩ đặt
câu hỏi cho tôi và tôi sẽ trả lời và ngược lại.
Cứ thế các em tự hỏi và trả lời, tranh luận với nhau và tranh luận với giáo
viên thì các em sẽ dễ tiếp thu được nội dung, tự lĩnh hội được kiến thức, sẽ thấy
được hết cái hay, cái đẹp của bức tranh mà không phải làm việc theo hướng dẫn
máy mọc của giáo viên như trước đây.
IV/ Một số tiết dạy thực nghiệm
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu đề tài đã nêu ra,
tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài sự hiệu quả
của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cũng như giúp học sinh có
được hứng thú để học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật, tạo tiền đề cho các
em biết suy nghĩ, tìm tòi, nâng cao khả năng quan sát, phát triển về ngôn ngữ
cũng như nâng cao chất lượng cho việc học tốt các phân môn khác của bộ môn
mĩ thuật.
Tôi đã chọn 3 tiết dạy thực nghiệm ở khối lớp 1, lớp 4 và lớp 5.
Tiết 1 – Lớp 1
Bài 9:XEM TRANH PHONG CẢNH
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được tranh phong cảnh, yêu tích tranh phong cảnh.
- Biết mô tả những hình ảnh và màu sắc chính trong tranh.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
- Thêm yêu thích quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
GV: * Tài liệu:
- Vài tranh phong cảnh thuộc các vùng, miền khác nhau.
- Tranh phong cảnh của thiếu nhi.
* Đồ dùng:
- Băng hình.
- Phiếu học tập.
- Tranh phong cảnh trong vở tập vẽ phóng to.
* Phương pháp:
- Trực quan, gợi mở, nhóm, trò chơi, liên hệ thực tế.
HS: - Vở tập vẽ.
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài ( Cho HS xem băng hình)
a. Hoạt dộng I: Giới thiệu tranh phong cảnh(5-7’)
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
Dùng phương pháp trực
quan, gợi mở.
- Gv cho HS xem vài
- HS quan sát –
tranh phong cảnh đã chuẩn
nêu ý kiến
bị.
+ Các bức tranh trên vẽ - Núi, biển, đồng ruộng, biển… + 2-3 em nêu
cảnh ở những vùng nào?
+ Xem kỹ tranh em có - Hình ảnh chính trong tranh là + 1-2 em
biết hình ảnh chính của cảnh vật.
tranh là hình ảnh nào
không?
- Ngoài ra trong tranh còn có + 3-4 em
+ Ngoài cảnh vật trong con gngười, con vật…
tranh phong cảnh còn có
những hình ảnh nào khác? - Xanh, lục, tím, vàng, đỏ, + 3-4 em
+ Tranh vẽ có những hồng…
màu gì?
- Gv nhấn mạnh: Tranh phong Học sinh lắng
cảnh là tranh vẽ những cảnh nghe.
đẹp của thiên nhiên, đất nước.
Tranh phong cảnh vẽ cảnh là
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
chính, ngoài ra có thể vẽ thêm
người, con vật …(Liên hệ thực
tế)
b. Hoạt động II: Hướng dẫn HS xem tranh(23-25’)
Dùng phương pháp nhóm.
- Gv chia lớp thành 2
- HS ngồi theo
nhóm.
nhóm GV đã
chia.
- GV gắn tranh lên bảng
- Nhóm 1,3 xem
* Đêm hội: Tranh màu
bức “ Đêm hội”,
nước của Võ Đức Hoàng
Nhóm 2,4 xem
Chương.
bức “Chiều về”.
* Chiều về: Tranh bút dạ
và màu sáp của Hoàng
Phong.
- GV đưa ra bảng phụ viết
câu hỏi thảo luận.
+ Có những hình ảnh
- Nhà, cây, pháo hoa, con
nào trên tranh?
trâu…
+ Hình ảnh nào là
- Nhà, cây, pháo hoa là hình
chính? Hình ảnh nào là ảnh chính, con trâu, bầu trời…
phụ?
là hình ảnh phụ
+ Trong tranh vẽ những
- Xanh đậm, hồng, vàng, tím,
màu gì?
cam…
+ Em có biết tranh vẽ ở
- Tranh vẽ ở thành phố và
vùng nào không?
nông thôn.
+ Em thích bức tranh
- Tự từng em nêu
này ở điểm nào?
theo cảm nhận
riêng.
Hai nhóm thảo
- GV theo dõi các nhóm
luận theo nội
thảo luận, bổ sung thêm
dung câu hỏi mà
cho nhóm còn lúng túng.
GV đưa ra.
- Các nhóm lần
- GV hướng dẫn học
lược trình bày
sinh trình bày kết quả thảo
theo hướng dẫn
luận.
của giáo viên.
* GV bổ sung, tóm tắt:
Đêm hội:Bạn Hoàng Phong - Học sinh lắng
đã biết thể hiện được không nghe.
khí của một đêm hội. Hình ảnh
bạn vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
…
Chiều về: Tranh của bạn
Hoàng Chương thể hiện những
hình ảnh quen thuộc như ngôi
nhà, cây dừa, con trâu… được
sắp xếp cân đối, màu sắc đơn
giản, rực rỡ...
d. Hoạt động IV: Nhận xét, đánh giá (3-5’)
- GV tổ chức trò chơi “ Ai Luật chơi: Hai đội cùng nhau - Hai nhóm chọn
nhanh hơn”
chơi trong 2 phút xếp, các kênh 4 bạn lên chơi.
- GV đưa ra vài bức tranh hình và kênh chữ sao cho đúng
phong cảnh vẽ các vùng với nội dung tranh phong cảnh
miền và bảng chữ viết tên và nhanh nhất thì thắng.
các vùng miền tương ứng
nhưng chưa có trật tự. Yêu
cầu học sinh sắp xếp sao
cho đúng.
- GV hô khẩu lệnh.
- Hai nhóm chơi.
Cả lớp cổ vũ.
- Gv nhận xét chung giờ
học và khen ngợi những
học sinh có ý kiến xây
dựng bài tốt..
* Dặn dò: Quan sát
mọi vật xung quanh.
Hình thức – phương pháp tổ chức:
Đây là bài học xem tranh phong cảnh của học sinh lớp một, nên giáo viên
cần tổ chức cho các em vào bài một cách nhẹ nhàng, lựa chọn tranh vẽ có hình
ảnh, màu sắc tươi tắn, rõ ràng… Như mở bài bằng cách cho các em xem băng
hình về cảnh thiên nhiên hoặc tổ chức bằng trò chơi…Vậy sẽ tạo được hứng thú
cho các em ngay khi bước vào bài. Trong quá trình xem tranh người giáo viên
cần kết hợp một số trò chơi để tạo thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn các em vào việc
xem tranh hơn
Tiết 2 – Lớp 4
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
Bài 19: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
- HS tìm hiểu vài nét về nguồn gốc, giá trị ngệ thuật của tranh dân gian
Việt Nam.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.
- Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị:
GV: * Tài liệu:
- SGK, SGV.
- Một số tranh dân gian Việt Nam.
- Tranh “Cá chép” và “Lý ngư vọng nguyệt”.
* Đồ dùng:
- Vài tranh vẽ một số nội dung khác.
- Phiếu học tập.
- Phiếu hoa màu.
* Phương pháp:
- Trực quan, gợi mở, nhóm, trò chơi, liên hệ thực tế.
HS: - SGK.
- Tranh sưu tầm
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài (Trò chơi – Nối số nhanh)
a. Hoạt động I: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian(7-8’)
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
Giáo viên treo một số
Học sinh xem
tranh dân gian Việt Nam có
các bức tranh.
nội dung khác nhau.
Giáo viên đặt câu hỏi:
Học sinh suy
nghĩ trả lời.
- Em hãy cho biết nội
Hứng dừa, ông đồ, hoa, con
3-4 em trả lời
dung của các bức tranh gà…
trên?
Người, hoa, con vật…
3-4 em nêu
- Em có biết đâu là hình
ảnh chính của bức tranh?
Màu vẽ đơn giản, hài
2-3 em nx
- Em có nhận xét gì về hoà…
màu của bức tranh?
1-2 em nêu
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
- Em có biết gì về tranh
theo cảm nhận
dân gian Việt Nam?
riêng.
GV giới thiệu về tranh
Tranh dân gian Việt Nam
HS lắng nghe
dân gian Việt Nam
có từ lâu đời, là di sản văn
hoá truyền thống được đúc
kết qua nhiều thế hệ của dân
tộc. Tranh có nhiều dòng
tranh nhưng qua năm tháng
thì còn lưu giữ lại được hai
dòng tranh và được coi là 2
dòng tranh chính là tranh
Đồng Hồ và Tranh Hàng
Trống…(liên hệ thực tế)
b. Hoạt dộng II: Hường dấn xem tranh(23-25’)
Giáo viên phân lớp thành
Nội dung thảo luận:
Học sinh về
4 nhóm.
- Bức tranh thuộc dòng nhóm mà mình
tranh nào?
đã chọn.
Treo hai bức tranh lên
- Trong tranh hình ảnh nào
Cả lớp xem
bảng “ Cá chép và Lí ngư là chính? Hình ảnh nào là tranh trên bảng.
vọng nguyệt” gọi nhóm phụ?
Nhóm trưởng lên
trưởng lên nhận tranh.Phát
- Tranh vẽ có những màu nhận
tranh.
phiếu học tập có một số gợi gì?
Nhóm 1,3 - Cá
ý về nội dung thảo luận.
- Hình ảnh chính được vẽ chép; nhóm 2,4 –
như thế nào? Vẽ ở vị trí nào Lí ngư vọng
trong tranh?
nguyệt. và phiếu
- Em có cảm nhận gì về học tập.
bức tranh?
Yêu cầu các nhóm tự thảo
Cả nhóm xem
luận theo ý riêng.
tranh và thảo
GV theo dõi, bổ sung cho
luận
theo
ý
từng nhóm.
riêng. Thư ký
viết vào phiếu
học tập.
HS thảo luận xong GV
Các
nhóm
gợi ý trình bày kết quả thảo
trình bày kết quả
luận.
thảo luận.
Yêu cầu HS tìm ra điểm
HS tự nêu theo
giống nhau và khác nhau
ý riêng.
của hai bức tranh.
GV tóm tắt nội dung
Bức “ Cá chép” thuộc dòng
tranh:
tranh Đồng Hồ tranh vẽ hình
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
ảnh chính là một con cá chép
to ở giữa tranh, hình vẽ được
cách điệu cao, đường nét chắc
khoẻ, màu sắc đơn giản…
Bức “ Lí ngư vọng nguyệt”
Bức tranh vẽ thể hiện chính
cũng là hình ảnh con cá chép
với nét vẽ mềm mại, nuột nà,
màu sắc nhẹ nhàng tạo được
vẻ đẹp thanh nhã…
c. Hoạt động IV: Nhận xét – đánh giá(3-5’)
GV củng cố bài học:
Câu hỏi:
Đưa ra một số câu hỏi
- Tranh dân gian có 2 dòng
HS đánh dấu
trắc nghiệm dạng đúng - sai tranh chính đúng hay sai?
“x” vào ô vuông
- Tranh Đông Hồ vẽ màu đúng - sai .
thuốc nhuộm đúng hay sai?
- Tranh Hàng Trống có lối
vẽ nhẹ nhàng đúng hay sai?
GV nêu đáp án và hỏi:
HS dơ tay.
- Bạn nào có câu trả lời
đúng?
Dặn dò: Sưu tầm tranh,
ảnh về lễ hội ở Việt Nam.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng
cho bài học tuần sau.
Hình thức – phương pháp tổ chức:
Đây là bài học về tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam nên giáo viên tổ chức tiết
học cần linh hoạt, kết hợp các phương pháp dạy học cần mền dẻo. Để vào bài tôi
tổ chức cho các em chơi trò “Nối số ” tạo hình con vật của tranh dân gian.
Thông qua trò chơi các em cũng có thể hình dung ra nội dung bài. Vào bài dạy
tôi tổ chức nhiều hoạt động dạy học như chia nhóm, thảo luận nhóm, vấn đáp…
Cuối cùng tôi tổ chức cho các em làm bài tập trắc nghiệm với những câu hỏi đơn
giản để khắc sâu kiến thức cũng như củng cố lại nội dung bài. Như vậy sau tiết
dạy tôi đã biết rõ được bao nhiêu phàn trăm học sinh nắm được nội dung bài,
bao nhiêu phầm trăm học sinh còn chưa hiểu. Với bài này nếu có điểu kiện tôi sẽ
dạy bằng giáo án điện tử, với cách học hiện đại các em sẽ hứng thú hơn và học
sinh sẽ dễ tiếp thu bài hơn.
Tiết 3 – Lớp 5
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
Bài 25: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
I. Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, làm quen với bức tranh Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét
về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
- HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. Chuẩn bị:
GV: * Tài liệu:
- SGK, SGV.
- Tranh của các học sĩ Việt Nam vẽ các chất liệu khác nhau.
- Tranh “Bác hồ đi công tác”.
* Đồ dùng:
- Phiếu học tập.
* Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp, gợi mở, nhóm, trò chơi, liên hệ thực tế.
HS: - SGK.
- Tranh sưu tầm
- Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng.
3. Bài mới:- Giới thiệu bài ( Tích hợp môn văn – Kể chuyện về Bác)
a. Hoạt động I: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ(6-7’)
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
Giáo viên đặt câu hỏi:
HS suy nghĩ trả
lơi:
- Em có biết gì về họa sĩ
2-3 em kể (nếu
Nguyễn Thụ?
biết)
* GV gợi mở:
- Họa sĩ Nguyễn Thụ quê ở
Họa sĩ Nguyễn Thụ quê ở 1-2 em trả lời
đâu?
xã Đắc Sở - Hoài Đức – Hà
Tây.
- Ông đã tốt nghiệp mĩ thuật
Tốt nghiệp mĩ thuật tại 1-2 em trả lời
tại trường nào? Ông chuyên trường CĐMT Đông Dương.
vẽ về chất liệu gì?
Chuyên vẽ về chật liệu lụa.
- Ông yêu thích vẽ đề tài
Đề tài yêu thíchcủa ông là 1-2 em trả lời.
nào nhất?
các cụ già, thiếu nữ, em bé…
Các tác phẩm nổi tiếng:
- Em có biết những tác
Bác Hồ ở biên giời, Bác Hồ 1-2 em nêu.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
phẩm nổi tiếngcủa ông?
đi công tác, dân quân, đấu
vật, làng ven núi, mùa
đông…
- Nhà nước đã trao tặng họa
- Phong phó giáo sư năm 1-2 em kể.
sĩ giải thưởng cao quý nào? 1984.
- Phong tặng danh hiệu
Nhà giáo Nhân dân năm
1988.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh
về VH-NT năm 2001
b. Hoạt dộng II: Hường dấn xem tranh(25’)
Giáo viên chia lớp thành 4
HS tự chọn
nhóm
nhóm,
phân
nhóm
trưởng,
thư kí.
GV treo tranh “ bác Hồ đi
Cả lớp xem
công tác” lên bảng.
tranh.
Gọi nhóm trưởng lên nhận
Nhóm trưởng
tranh.
lên nhận tranh.
GV yêu cầu các nhóm tự
Các nhóm tự
thảo luận nội dung của bức
thảo luận nội
tranh theo cảm nhận.
dung bức tranh.
GV theo dõi đặt một số câu
Một số câu hỏi gợi mở:
Các nhóm tự
hỏi gợi ý cho từng nhóm.
- Hình ảnh chính trong hỏi và trả lời với
tranh là gì?( Bác Hồ, anh nhau, đại diện
cảnh vệ)
thành viên đặt
- Em thấy dáng của bác Hồ câu hỏi với giáo
như thế nào?(dáng ung dung, viên. Thư kí viết
thư thài trên lựng ngựa tay lại phần trả lời
cầm dây cương…)
của các bạn
- Em so sánh dáng của anh trong nhóm và
cảnh vệ với dáng của Bác? của giáo viên.
(người ngồi ngả về phía
trước, có vẻ khúm núm…)
- Hình dáng hai con ngựa
râ sao? (Ngựa đang bước đi
những mỗi con một dáng
khác nhau...)
- Em có cảm nhận gì về
màu sắc của bức tranh?(màu
trầm ấm, vẽ nhẹ nhàng, uyển
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
chuyển…)
- GV yêu cầu các nhóm
trình bày lại kết quả.
Đại diện nhóm
lên trình bày.
Các
nhóm
khác lắng nghe
và hỏi lại về nội
dung tranh, nhận
xét phần trả lời
của nhóm bạn.
Các nhóm trình bày xong,
Tóm tắt nội dung tranh:
HS lắng nghe.
GV bổ sung nội dung tranh. Tranh vẽ hình ảnh chính là
Bác Hồ và anh cảnh vệ đang
cưỡi ngựa qua suối trên
đường công tác, Bác ngồi ung
dung, thư thái trên lưng ngựa
với chiếc túi khoác vai cho
thấy phong cách giảng dị, gần
gũi của Người. Những bông
lau màu trắng nghiêng nghiê
theo chiều gió, dòng suối mờ
hơi nước…Màu chủ đạo của
bức tranh là màu hồng với
các độ đậm nhạt tinh tế, tạo
nên hòa sắc nhẹ nhàng, tinh
tế… Bố cục tập trung, hình
ảnh côc đọng, màu sắc giản
dị, bức tranh “Bác Hồ đi công
tác là một trong những tác
phẩm thành công về vẽ vị
lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
c. Hoạt động IV: Nhận xét – đánh giá(5’)
Củng cố: Trò chơi “ Vẽ tiếp
Luật chơi: Mỗi thành viên
sức”
lên vẽ một nét không được
4 nhóm chọn ra 3 bạn lên nhấc bút, vẽ xong về cuối Nhóm tự chọn 3
chơi.
hàng cho người tiếp theo lên bạn.
GV hô khẩu hiệu chơi.
vẽ trong vóng 3 phút đội nào Các đội chơi, HS
vẽ xong hình nhanh được cổ vũ.
Sau 3 phút GV hô khẩu lệnh hình anh bộ đội thì thắng.
Các nhóm nhận
dừng và cho các nhóm nhận
xét – đánh giá.
xét.
GV ghi điểm khuyến khích.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
* Dặn dò: Sư tầm một số
dòng chữ in hoa nét thanh
nét đậm.
Hình thức – phương pháp tổ chức:
Với bài này tôi chọn vào bài bằng cách kể cho các em nghe một mẫu chuyện
nhỏ về Bác. Sau đó tôi cho các em xem ảnh của bác Nguyễn Thụ và một vài
tranh lụa để các em tìm hiểu về tác giả cũng như thể loại tranh lụa. Tiếp đó tôi tổ
chức thảo luận nhóm, các nhóm tự thảo luận với nhau trong 7 phút sau đó học
sinh tiếp tục thảo luận với giáo viên. Từ việc thảo luận trao đỏi liên tục học sinh
sẽ dễ dàng lĩnh hội được kiến thức cảm nhận được vẻ đẹp của tranh qua hình
ảnh, màu sắc, bố cục. Kết thức bài học tôi tổ chức các em chơi trò “ Vẽ tiếp
sức”.
Với cách dạy như vậy học sinh chủ động tiếp thu bài, các em lĩnh hội kiến
thức một cách tự nhiên chứ không phải gò bó, hay nhồi nhét một lượng kiến
thức nhất định như trước đây nữa. Từ đó các em sẽ yêu thích học tập hơn, tạo
cho các em cảm húng trong học tập và các em sẽ học một cách tự giác, các em
chủ động học tập chứ không cần giáo viên thúc ép như trước nữa.
* Kết luận:
Qua quá trình thực hiện các tiết dạy thực nghiệm trên tôi thấy chất lượng giờ
học Thường thức mĩ thuật được nâng lên rõ rệt. Đa số học sinh đều năng nổ, hào
hứng, nhiệt tình phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học. Từ đó các em hứng
thú học phân môn Thường thức mĩ thuật và một số phân môn khác hơn trước rất
nhiều.
Bài
dạy
Lớp
Số
lượng
Rất thích
Trước
Thích
Không thích Rất thích
SL TL% SL TL% SL
TL%
Sau
Thích
Không thích
SL TL% SL TL% SL
TL%
9
1A
27
6 22,2% 17 62,96% 4 14,48% 15 55,5% 12 44,5% 0
-
19
4A
27
5 18,51% 12 44,4% 10 37,09% 13 48,14% 14 51,86% 0
-
25
5A
26
4 15,38% 16 61,53% 6 23,09% 16 61,53% 10 18.47% 0
-
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
Cộng
80
15 18,75% 45 56,25% 20
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
25%
44 55% 36
45%
0
-
C. PHẦN KẾT THÚC
I/ Kết luận
Với vị trí và vai trò của Mĩ thuật trong cuộc sống hiện nay, tôi nhận thức
được trách nhiệm của một người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở
nhà trường phổ thông. Tôi luôn tự tìm tòi, học hỏi để rèn luyện về mọi mặt
nhằm nâng cao trinhg độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Trong quá trinh
rè luyên đó tôi đã đi sâu nghiên cứu một trong những hứng đi mới của ngành
giáo dục là: Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt
phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học.
Qua quá trình nghiên cứu đã trang bị cho tôi những vấn đề lí luận về phương
pháp dạy học tích hợp nói chung và phương pháp dạy học tích hợp trong môn
mĩ thuật nói riêng và đặc biệt là phân môn Thường thức mĩ thuật. Trong khi dạy
học “ Áp dụng phương pháp dạy học tích hợp” đang được nhà nước ta khuyến
khích và cũng rất bức xúc, nên việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết, nó
giúp người dạy tự trang bị và làm giàu thâm phương pháp dạy học của mình.
Khi học sinh được hướng dẫn học tập bằng phương pháp dạy học tích hợp sẽ
guíp các em phát triển óc sáng tạo, tính tư duy, năng động và nhất là các em
cũng sẽ hứng thú học tập, say mê học vẽ hơn. Tôi nhận được kết quả thật đáng
mừng đó là chất lượng giờ học được nâng lên rõ rệt, học sinh đã hứng thú hơn
trong giờ học Thường thức mĩ thuật cũng như các phân môn khác của môn Mĩ
thuật.
Chính vì những hiệu quả đạt được của đề tài, tôi cảm thấy mình đã đóng góp
được một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học nói
chung và chất lượng của môn Mĩ thuật nói riêng.
Qua quá trình làm đề tài tôi đã mạnh dạng đưa ra những kinh nghiệm tích luỹ
được trong suốt quá trình dạy học và nghiên cứu với nội dung: Vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường
thức mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliêyang. Rất mong được sự đóng góp, bổ
sung ý kiến của các thầy cô cũng như các bạn đồng nghiệp để tôi có thể nâng
cao hơn nữa hiệu quả của đề tài..
II/ Khuyến nghị
Qua quá trình áp dụng đề tài tôi có một số ý kiến khuyến nghị như sau:
* Đối với giáo viên: Cần tìm hiểu, tiếp thu đầy đủ những nội dung nghiên
cứu của các nhà giáo dục về phương pháp dạy học mới và vận dụng linh hoạt
vào chương trình giảng dạy ở nhà trường Tiểu học đặc biệt là môn Mĩ thuật – Vì
môn Mĩ thuật là môn học bổ trợ để học tốt các môn học khác.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
Trường Tiểu học Th¹ch Trung 2
TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
* Đối với các nhà quản lí giáo dục: Cần đặt ra những yêu cầu tối thiểu về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và giáo viên Tiểu học cần đạt tới.
- Xét chuẩn giáo viên Tiểu học thật nghiêm túc, đồng thời có thái độ dứt
khoát đối với những giáo viên trì trệ, tiêu cực… làm ảnh hưởng đến mục tiêu
giáo dục của nhà nước.
- Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của Mĩ thuật trong cuộc sống
cũng như trong sự nghiệp giáo dục.
- Đầu tư thêm xơ sở vật chất, thiết bị dạy học có chất lượng, có hiệu quả phù
hợp với môn học như: Phòng học chức năng, đồ dùng dạy học, máy chiếu… Để
các giờ học Mĩ thuật đạt hiệu quả cao hơn.
Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn
Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học