Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

skkn đưa bản đồ tư duy vào trong phân môn thường thức mĩ thuật lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.12 MB, 33 trang )

Sỏng kin kinh nghim M Thut
Giỏo viờn: Nguyn ng Sn
1
sở giáo dục & đào tạo thành phố hà nội
Phòng giáo dục & đào tạo thanh oai

Năm học 2011-2012
sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
"đa bản đồ t duy vào trong phân môn
thờng thức mĩ thuật lớp 8"
lĩNH VựC: mĩ thuật
tÊN Tác giả: Nguyễn Đăng Sơn
Giáo viên: Trờng THCS Thanh Cao
tài liệu kèm theo: 01 đĩa CD
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
SƠ YẾU LÍ LỊCH

Họ và tên : Nguyễn Đăng Sơn
Ngày, tháng, năm sinh : 16- 11- 1984
Năm vào ngành : 2007
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Thanh Cao
Thanh Oai- Hà Nội
Trình độ chuyên môn : Đại học
Bộ môn giảng dạy : Mĩ thuật
Thành tích : Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2010 và năm 2011
Các sáng kiến kinh nghiệm được xét cấp huyện:
- Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ vẽ theo mẫu
- Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng vẽ tranh cho học
sinh trung học cơ sở


Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
2
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
MỤC LỤC
Trang bìa………………………………………………………………… Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………………………….
Sơ yếu lí lịch………………………………………………………… …… 1
Mục lục…………………………………………………………………… … 2
Phần A: Phần mở đầu……………………………………………………… 4
1. Tên đề tài…………………………………………………………………….4
2. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… .4
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 4
4. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………. .5
5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu…………………………………………… 5
Phần B: Phần nội dung……………………………………………………… 6
I. Khảo sát thực tế…………………………………………………………… 6
II. Những vấn đề liên quan đến phân môn thường thức mĩ thuật…………… 6
1. Những vấn đề cốt lõi của phân môn thường thức mĩ thuật ……………… 6
1.1. Cơ sở thực tế …………………………………………………………… 6
2. Những vấn đề liên quan đến phân môn thường thức mĩ thuật…………… 7
2.1. Đặc điểm của phân môn thường thức mĩ thuật ………………………… 7
2.2. Những vấn đề cần giải quyết…………………………………………… 8
III. Những vấn đề và biện pháp cụ thể……………………………………… 8
1. Vấn đề thứ nhất : Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng…………… 8
1.1. Sự chuẩn bị đối với giáo viên …………………………………………… 9
1.1.1. Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên………………… 9
1.1.2. Đối với việc chuẩn bị phương pháp giảng dạy của giáo viên…………. 9
1.2. Sự chuẩn bị đối với học sinh ……………………………………………. 11
2. Vấn đề thứ hai: Hướng dẫn học sinh khái quát về sơ đồ tư duy ………… 11
2.1. Thế nào là sơ đồ tư duy…………………………………………………. 12

2.2. Sơ đồ tư duy có lợi ích gì ………………………………………………. 12
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
3
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
2.3. Cách tạo sơ đồ tư duy ………………………………………………… 12
3. Vấn đề thứ ba : Hướng dẫn học sinh lớp 8 cách lập sơ đồ tư duy trong phân
môn thường thức mĩ thuật………………………………………………… 14
3.1. Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp ) ………………………………… 14
3.2. Hướng dẫn học sinh chọn hình vẽ cho phù hợp ……………………… 16
3.3. Hướng dẫn học sinh cách tô màu sơ đồ ……………………………… 17
4. Một số bài vẽ của học sinh trong thời gian thử nghiệm ………………… 18
Phần C. Kết quả ……………………………………………………………. 24
Phần D . Phần kết luận …………………………………………………… 26
1. Bài học kinh nghiệm………………………………………………………26
2. Điều kiện áp dụng…………………………………………………………26
3. Những vấn đề còn hạn chế……………………………………………… 26
4. Khuyến nghị ………………………………………………………………27

Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
4
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
A/ PHẦN MỞ ĐẤU
1/ Tên đề tài :
"Đưa bản đồ tư duy vào trong phân môn thường thức mĩ thuật lớp 8"
2/ Lý do chọn đề tài :
Việc kết hợp giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường phổ thông sẽ giúp
cho học sinh lĩnh hội kiến thức của một số môn học khác như: lịch sử, địa lí, ngữ
văn được phong phú và sâu sắc hơn. Ngược lại từ các môn học khác sẽ giúp
các em học mỹ thuật được dễ dàng hơn, nội dung vấn đề của đề tài sẽ dễ hiểu
hơn .

Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là giúp học sinh nhận thức được cái đẹp, tạo
điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên,
của các tác phẩm mỹ thuật; Biết cảm nhận và tập tạo cái đẹp, qua đó vận dụng
những hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng ngày.
Là giáo viên dạy môn mĩ thuật, ngoài công tác giảng dạy tôi thấy mình cần phải
có trách nhiệm lòng yêu nghề mến trẻ, cần phát hiện, tìm tòi những năng lực,
năng khiếu tư chất tốt của học sinh tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện
trên mọi lĩnh vực.
Thường thức mĩ thuật là một phân môn ít gây hứng thú cho học sinh. Bởi
lẽ đây là phân môn học kiến thức và học thuộc bài. Ngoài việc được quan sát
nhiều tranh ảnh ra thì dường như học sinh không mấy quan tâm đến ngày tháng
năm sinh, quê quán, cuộc đời, sự nghiệp của các họa sĩ. cũng không thích quan
tâm đến việc hiểu và học thuộc bối cảnh lịch sử và sự phát triển về mĩ thuật qua
các triều đại. Thiết nghĩ cần phải đưa ra một phương pháp nào đó để kích thích
sự động n•o của học sinh là rất cần thiết đối với phân môn thường thức mĩ thuật.
Học sinh cần phải có hứng thú thì mới chịu tìm hiểu và dễ học thuộc bài.
Trên đây là những lí do thôi thúc tôi cần phải chọn đề tài "Đưa bản đồ tư duy
vào trong phân môn thường thức mĩ thuật". Nhằm kích thích trí tưởng tượng của
học sinh đồng thời rèn luyện các kĩ năng sáng tạo của các em.
3/ Phương pháp nghiên cứu :
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
5
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Để giải quyết được vấn đề này tôi đã vận dụng tổng hợp các phương pháp sau :
1/ Phương pháp tổng hợp khái quát
2/ Phương pháp phân tích
3/ Phương pháp so sánh.
4/ Phương pháp khảo sát điều tra.
Tuy nhiên không có phương pháp nào là vạn năng, vì vậy để vận dụng các
phương pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình nghiên cứu và triển

khai đề tài này tôi đ• vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp nghiên cứu
trên.
4/ Mục đích nghiên cứu :
Nhằm tạo hứng thú cho học sinh tích cực tìm hiểu học tập môn thường
thức mĩ thuật.
Rèn luyện óc sáng tạo cho các em.
Giúp học sinh đưa ra được cách học thuộc bài và hiểu bài nhanh nhất.
5/ Phạm vi và thời gian nghiên cứu :
- Phạm vi nghiên cứu : Học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Thanh
Cao- Thanh Oai- Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu : Năm học 2011-2012
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
6
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
B/ PHẦN NỘI DUNG
I/ Khảo sát thực tế :
1/ Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài :
- Ưu điểm :
* Học sinh đ• được học môn mĩ thuật từ các lớp tiểu học
* Gia đình, nhà trường và x• hội luôn khuyến khích, động viên các em
học tập các môn học nói chung và môn mĩ thuật nói riêng.
- Nhược điểm :
* Học sinh học các bài thường thức mĩ thuật theo cách học chống chế để
lấy điểm mà không cần suy nghĩ.
* Điều kiện các em được tham gia, giao lưu còn hạn chế.
2/ Số liệu khảo sát :
Khảo sát học sinh toàn khối 8 với bài thường thức mĩ thuật số 1được kết
quả:
Tổng số
học sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
90 11 12% 27 30% 40 45% 12 13% 0 0%
Nhận xét :
Qua số liệu khảo sát cho ta thấy tỉ lệ học sinh đạt giỏi còn quá ít, ( Chỉ
chiếm 12 %). Số lượng học sinh trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (Chiếm 45 %).
Nguyên nhân dẫn đến số điểm của các em không cao là do các em học thuộc
lòng theo cách học vẹt, không chú ý đến ý nghĩa của bài học nên rất nhanh quên.
Thậm chí có em khi phân tích vẻ đẹp của một bức tranh còn không nhớ các đầu
mục cần nói như chất liệu gì, nội dung, bố cục, màu sắc … như thế nào.
II / Những vấn đề liên quan đến phân môn thường thức mĩ thuật:
1/ Những vấn đề cốt lõi của phân môn thường thức mĩ thuật :
1.1/ Cơ sở thực tế :
a/ Đối với giáo viên.
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
7
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Trong thực tế của ngành giáo dục, giáo viên của bộ môn mĩ thuật trong
những năm gần đây đã được chuyên biệt hoá cao. Tức là đã tương đối đủ chỉ
tiêu giáo viên chuyên bộ môn mĩ thuật cho các trường THCS. Như vậy, ở các
trường THCS, học sinh đã được học môn mĩ thuật do giáo viên chuyên phụ
trách. Nhưng riêng đối với phân môn thường thức mĩ thuật thì giáo viên thường
vẫn dạy theo lối truyền đạt cũ là thầy nói trò ghi chép vì thế hiệu quả của phân
môn này chưa cao. Khiến cho học sinh tiếp thu một cách thụ động, qua loa chiếu
lệ, có thái độ không cần thiết. Một số giáo viên vẫn coi bộ môn mĩ thuật là môn
phụ, môn có cũng được, không có cũng không sao, dạy thế nào cũng xong, học
sinh tiếp thu được bao nhiêu cũng mặc kệ, khiến cho việc khích lệ các em khá,
giỏi có năng khiếu và các em yếu, trung bình bị hạn chế. Phương pháp giảng dạy
của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói riêng là
rất đặc thù, rất riêng. Cái khó là rất khó nếu những người đóng vai trò gợi mở
cho học sinh không biết cách tìm tòi, sáng tạo và kích thích sự tư duy của các

em.
b/ Đối với học sinh.
Bộ môn mĩ thuật nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực học tập, yêu
thích bộ môn. nhưng xét về chuyên môn thì những ý thức ấy, sở thích ấy cũng
chỉ dừng ở trào lưu đơn thuần do học môn này học sinh được tự do sáng tạo,
không khí học thoải mái hay nói đúng hơn học sinh được giải trí sau nhiều tiết
học căng thẳng khác. Chính vì điều này, mà “chất” thực sự của học sinh qua bộ
môn này chưa hiệu quả cao. Tới tiết học mĩ thuật thường học sinh rất mong đợi
nhưng khi đến bài thường thức mĩ thuật thì các em lại không mong đợi bởi
những lí thuyết rất dài và đặc biệt là sợ bị kiểm tra bài cũ. Có học sinh khi được
hỏi thì trả lời: Em chỉ thích ngồi vẽ thôi, còn học thuộc lòng thì không thích.
2/ Những vấn đề liên quan đến phân môn thường thức mĩ thuật :
2.1/ Đặc điểm của phân môn thường thức mĩ thuật :
Thường thức mĩ thuật là một phân môn giúp cho học sinh tìm hiểu được
sơ lược về quá trình hình thành nên một triều đại và sự phát triển về mĩ thuật
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
8
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
qua các giai đoạn lịch sử trong nước cũng như trên thế giới , ngoài ra học sinh
còn bước đầu biết tìm hiểu và phân tích được các tác phẩm nghệ thuật.
Phân môn thường thức mĩ thuật được phân phối xen kẽ suốt chương trình mĩ
thuật khối THCS . Đây là một phân môn đặc biệt trong bộ môn mĩ thuật mà học
sinh chủ yếu là học lí thuyết và không phải thực hành vẽ tranh.
Với vai trò quan trọng của phân môn và yêu cầu cần thiết của bộ môn mỗi giáo
viên cần tìm tòi, sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp truyền thống cùng với
hiện đại nhằm đưa tới học sinh cách học đơn giản và dễ hiểu nhất , nhằm ngày
càng nâng cao chất lượng cho bộ môn mĩ thuật ở THCS để góp phần vào việc
hoàn thành mục tiêu giáo dục của ngành chúng ta, đã được ghi cụ thể trong Luật
giáo dục tại Điều 2 mục tiêu giáo dục: "…Đào tạo con người Việt Nam phát
triển một cách toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề

nghiệp…”
2.2/ Những vấn đề cần giải quyết :
Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đầy đủ và đồng bộ,
phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân
môn thường thức mĩ thuật thực sự trở thành niềm thích thú của học sinh. Đồng
thời bổ sung kĩ năng vẽ cho các phân môn khác. Nhất thiết cần tìm ra nhiều
hướng , nhiều phương pháp dạy học mới gây sự chú ý và thích thú cho học sinh.
Để làm được điều này giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
+ Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng.
+ Hướng dẫn học sinh khái quát về sơ đồ tư duy
+ Hướng dẫn cách lập sơ đồ tư duy trong học tập môn thường thức mĩ
thuật cho học sinh lớp 8
+ Một số bài vẽ của học sinh.
Bốn vấn đề này được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng
thành công cho một phân môn quan trọng của bộ môn mĩ thuật. Cụ thể từng vấn
đề một sẽ được giải quyết ở phần dưới đây.
III/ Những vấn đề và biện pháp cụ thể :
1 / Vấn đề thứ nhất : Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng :
Chuẩn bị cho một bài giảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cả giáo viên
(người dạy) và học sinh (người học) đều phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một
bài học. Mọi yếu tố của bài được chuẩn bị tốt thì tiết dạy sẽ hiệu quả, thành
công, ngược lại nếu không chuẩn bị tốt sẽ lúng túng mất thời gian và không hiệu
quả.
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
9
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
1.1/Sự chuẩn bị đối với giáo viên :
Giáo viên cần chủ động chuẩn bị hai nội dung cụ thể đó là: Đồ dùng dạy
học (mẫu tranh ảnh ) và chuẩn bị phương pháp giảng dạy (theo từng bài, từng
lớp).

1.1.1/ Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên:
Đối với môn mĩ thuật nói chung và phân môn thường thức mĩ thuật nói
riêng, việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) là đặc biệt cần thiết. Bởi vì, dạy
mĩ thuật là dạy trên những gì cụ thể, hiện diện một cách rõ ràng trước học sinh.
Học sinh phải được quan sát một cách cụ thể về hình dáng, đậm nhạt, mầu sắc,
đường nét, bố cục… Đó cũng chính là kiến thức cơ bản của bộ môn mĩ thuật.
Vì thế, để dạy tiết học thường thức mĩ thuật cần phải chú ý nhiều tới ĐDDH và
phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học.
Trong chương trình giáo dục mĩ thuật ở THCS, bài vẽ thường thức mĩ
thuật giáo viên cần chuẩn bị đủ tranh ảnh cho các bài đó. Từ những tranh ảnh
liên quan đến các tác giả và các tác phẩm, cả những tranh ảnh lịch sử và các
công trình của các thời đại. Khi giáo viên đã chuẩn bị chu đáo thì lúc đó giáo
viên có thể dạy tốt hơn trong tiết học của mình.
Sự chuẩn bị của giáo viên còn căn cứ theo thực tế của từng bài. Một mặt
do tiết học thường được tổ chức ở tại lớp học “thông thường” một mặt sỹ số học
sinh/ một lớp đông khiến các em khó quan sát hình ảnh nên ta có thể phóng to
hình ảnh hoặc chia theo các nhóm. ngoài ra giáo viên có thể chuẩn bị sẵn đồ
dùng trực quan để học sinh chơi những trò chơi phù hợp với môn học.
1.1.2/ Đối với việc chuẩn bị phương pháp giảng dạy của giáo viên:
Để soạn bài và giảng bài tốt, giáo viên tập trung vào những phương pháp
hiệu quả khi dạy thường thức mĩ thuật như: Phương pháp trực quan; phương
pháp sơ đồ tư duy; gợi mở, vấn đáp Giáo viên phải biết cách kết hợp linh họat
giữa các phương pháp này với nhau, tạo thành một phương pháp tổng hợp phù
hợp với tất cả các đối tượng, phù hợp với bài giảng, gắn liền với thực tiễn. Để
phương pháp của mình chuẩn bị có hiệu quả thì giáo viên nhất thiết cần dự kiến
được các tình huống dạy học, có những tình huống đơn giản thì giáo viên có thể
sử lý tốt trong bất kì hoàn cảnh nào, nhưng cũng có những tình huống khó giáo
viên cần có sự chuẩn bị tốt để sử lí như: Thế nào là bố cục của bức tranh, hình
tượng nghệ thuật… Giáo viên cần phải chuẩn bị những tình huống khi học sinh
không hiểu và cần phải đơn giản hoá những cụm từ mang tính chuyên môn tối

thiểu này. Giáo viên có thể chuẩn bị theo những gợi ý sau: Bố cục nên giải thích
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
10
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
đơn giản đó là sự sắp xếp hình vẽ, bố cục đẹp là sự sắp xếp hình vẽ cân đối, bố
cục lệch, xấu là sự sắp xếp hình vẽ trên trang giấy chưa hợp lý; Hình tượng nghệ
thuật là các nhân vật trong tranh được diễn tả như thế nào, hình ảnh đó nói lên
điều gì?
Mọi phương pháp giáo dục của giáo viên tuy cùng nhằm cung cấp kiến
thức và phải theo những qui định chung nhưng khi vận dụng, giáo viên không
đòi hỏi, không bắt buộc tất cả học sinh làm bài như nhau và tuân thủ một cách
máy móc, rập khuôn theo cái chung. Học sinh tuy học cùng một bài, cùng một
nội dung kiến thức nhưng có thể các em sẽ nhớ theo một cách khác nhau, có thể
nhớ nội dung này trước, nội dung kia sau theo cách suy nghĩ của các em. Vì thế,
có thể nói, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào sự “giàu có” kiến thức,
vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên. Nhưng quan trọng hơn cả là khả năng
cảm nhận của học sinh. Bởi lẽ học sinh có thích thú thì mới chịu khó suy nghĩ,
tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của mình. Vì thế dạy học mĩ thuật nói chung và
dạy thường thức mĩ thuật nói riêng không đơn giản là dạy và học kĩ thuật vẽ mà
còn phải kết hợp với dạy và học cảm thụ thế giới quan xung quanh Phương pháp
giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập suy nghĩ,
tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp
dạy học mĩ thuật nói chung và dạy thường thức mĩ thuật nói riêng. Kết quả cuối
cùng của việc “dạy” là kiến thức phải “đến” phải “vào” người học. Hơn nữa, học
sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Vì thế khi giảng
dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy của giáo viên mà còn
phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Do đó, khi Dạy- Học thường thức
mĩ thuật ở THCS giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau:
+ Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học.
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên

giảng giải.
+ Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một
cách tự giác.
+ Động viên khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm
xúc riêng.
+ Kích thích tư duy của các em bằng trò chơi phù hợp.
Việc chuẩn bị phương pháp tốt cho giáo viên cũng không thể thiếu việc sắp xếp,
tổ chức giờ dạy thông qua giáo án, qua kế họach giảng dạy tiết thường thức mĩ
thuật đó một cách rõ ràng, cụ thể. Phương pháp chủ đạo là lấy học sinh làm
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
11
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
trung tâm và thầy giáo là người hướng dẫn cũng được thể hiện rõ trên giáo án.
Mọi hoạt động của giáo viên mang tính chất gợi mở, cũng như vậy mọi họat
động tích cực của học sinh được lập kế hoạch theo từng bước của tiến trình
giảng dạy. Và đặc biệt giáo viên cần chú ý tới phần hình vẽ sơ đồ tư duy của
các em cũng được thể hiện trên giáo án.
1.2/ Sự chuẩn bị đối với học sinh :
Học thường thức mĩ thuật đối với học sinh THCS vốn vẫn là kiến thức dài
nhất trong bộ môn mĩ thuật. dài bởi vì học sinh vừa phải học sơ lược về một giai
đoạn lịch sử nào đó, vừa phải học rất nhiều các thành tựu về mĩ thuật của giai
đoạn đó; Hoặc học sinh vừa phải học về thân thế sự nghiệp của nhiều hoạ sĩ một
lúc vừa phải nghiên cứu các tác phẩm của các hoạ sĩ . Vì lý do này, học sinh cần
chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia vào tiết học một cách tích cực và hiệu quả
như sau:
+ Việc xem bài trước là công việc đầu tiên của học sinh. Từ đó, học sinh
sẽ tìm hiểu sơ lược về nội dung của bài học mà không cần lên lớp mới mất thời
gian tìm hiểu. Việc chuẩn bị này giúp học sinh tư duy nhanh hơn, so sánh dễ
dàng hơn và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn.
+ Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với

học sinh. Những đồ dùng của học sinh không thể thiếu được đó là: Vở mĩ thuật,
bút vẽ (bút chì, giấy A4 bút dạ mầu, bút sáp mầu…). Học sinh mà đã chuẩn bị
được đồ dùng học tập tức là giờ giảng đã được góp một phần lớn vào hiệu quả
của giờ dạy.
2 / Vấn đề thứ hai: Hướng dẫn học sinh khái quát về sơ đồ tư duy :
Dạy mĩ thuật nói chung và thường thức mĩ thuật nói riêng, phải thực hiện
theo hướng để học sinh tự tìm hiểu là chính. Tuy nhiên làm thế nào để học sinh
tự tìm hiểu và biết cách tìm hiểu cái gì, tìm hiểu như thế nào? … Đòi hỏi người
giáo viên cần phải có những sự chuẩn bị câu hỏi kĩ lưỡng và chính xác.
2.1/ Thế nào là sơ đồ tư duy :
Sơ đồ tư duy là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận
hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp; Hay để phân tích
một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Đây là một kĩ thuật để
nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng sơ đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được
chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối. với cách biểu diễn như vậy các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ một
cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
12
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Nếu tưởng tượng tới một chú bạch tuộc có thân ở giữa và những chiếc xúc tua
xung quanh. Những chiếc tua này nuôi sống toàn bộ cơ thể bạch tuộc. Sơ đồ tư
duy gồm một vấn đề lớn đặt ra ở trung tâm và các nhánh ý tưởng toả ra xung
quanh. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy sơ đồ tư duy có ở khắp mọi nơi trong cuộc
sống ( Một bông hoa với nhụy ở trung tâm và rất nhiều cánh vòng quanh. Một
cây gỗ có những cành và lá tạo thành tán rộng.)
2.2/ Sơ đồ tư duy có lợi ích gì :
Một sơ đồ tư duy cho phép chúng ta thoả sức vạch ra các ý tưởng, suy
nghĩ đầy đủ trước khi đi đến một quyết định. nếu cần xây dựng một kế hoạch
làm việc , phân tích một vấn đề… Thì sơ đồ tư duy mang đến một giá trị lớn hơn

nhiều việc đặt bút viết tuần tự từ đầu đến cuối trang giấy:
* Làm giảm sự miêu tả của mỗi ý, mỗi khái niệm xuống thành một từ hay
từ kép
* Toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy " và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh
* Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật.
* Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện
2.3/ Cách tạo sơ đồ tư duy :
Trước hết hãy tin rằng bất cứ ai cũng có thể tạo ra và sử dụng sơ đồ tư
duy. chỉ cần cầm bút vẽ, viết vấn đề cần suy nghĩ ở giữa trang giấy.( Có thể
thêm hình ảnh nào đó phù hợp ).
Ví dụ:
hình tượng
con rồng
trên bia đá kiến trúc Nghệ thuật gốm
Tiếp đến hãy suy nghĩ thật thoải mái, cứ có bất kì một ý nghĩ nào nảy ra, hãy vẽ
một nhánh từ trung tâm ra. và cứ như vậy hãy viết, vẽ, tưởng tượng không hạn
chế. Không cần chú ý đến trìng tự , cũng không cần quan tâm xem một ý nào đó
đã đủ chưa, vì có thể bổ xung bất cứ lúc nào mà không sợ thiếu giấy.
Để sử dụng sơ đồ tư duy có hiệu quả trong phân môn thường thức mĩ thuật lớp 8
chúng ta nên:
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
13
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
* Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết
ví dụ:
Trường phái Trường phái
ấn tượng tân ấn tượng
Trường phái
hội hoạ ấn tượng


Trường phái
hậu ấn tượng
* Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra
* Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và miêu tả được nội dung tổng quát
của toàn bộ sơ đồ.
* Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
* Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.
* có thể dùng những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết
Ví dụ: Thân cây cành cây lá cây.
Nhuỵ hoa Cánh hoa.
* Không để bị tắc ở một khu vực, nếu không nhớ được thì tạm dừng để chuyển
sang nhánh khác.
* Ghi ngay những ý tưởng vào nơi hợp lí ngay khi nghĩ ra nó.
* Khi hết giấy để trình bày thì không cần vẽ lại vào tờ giấy khác to hơn mà có
thể sử dụng các tờ giấy khác ghép vào.
3/ Vấn đề thứ ba : Hướng dẫn học sinh lớp 8 cách lập sơ đồ tư duy trong
phân môn thường thức mĩ thuật :
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
14
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
3.1/ Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp ) :
Cũng như lập bất kì một sơ đồ tư duy nào, cụm từ chính cần tìm hiểu sẽ
được đặt ở giữa .
Ví dụ: Kiến trúc thời Lê; Chùa Keo; Thành tựu của mĩ thuật việt nam
giai đoạn 1954-1975…
Bước tiếp theo tìm những ý nhỏ hơn đi ra tư cụm từ chính.
Ví dụ:
Kiến trúc cung đình
* Kiến trúc thời Lê:
Kiến trúc phật giáo.

Tranh sơn mài
Tranh lụa
* Thành tựu của mĩ thuật việt nam Tranh Khắc
giai đoạn 1954-1975 Tranh sơn dầu
Tranh màu bột
Điêu khắc
Có thể các ý không cần tuân theo thứ tự, khi nhớ được ý nào thì viết ra ý
đó. Sau đó lại tiếp tục triển khai các ý nhỏ hơn. Cứ như vậy chúng ta sẽ tạo ta
được một sơ đồ tổng quát của toàn bộ một vấn đề cần nghiên cứu. Có thể có
nhiều ý nhỏ chưa nghĩ ra ngay nhưng với phương pháp này ta dễ dàng nhìn thấy
những điểm còn thiếu sót.
Dưới đây là một ví dụ về một sơ đồ tổng thể:

Bên ngoài hoàng thành có Đình Được coi là kinh đô thứ hai
quảng văn, cầu ngoạn thiền… của đất nước
Khu hoàng thành xây Được xây từ năm 1433
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
15
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Kiến trúc Thăng long Kiến trúc Lam kinh

Vẫn giữ nguyên lối Là nơi tụ họp
sắp sếp thời Lí- Trần Kiến trúc cung đình sinh sống của họ
hàng nhà Vua
Kiến trúc thời Lê

Kiến trúc tôn giáo Xây lại chùa Chúc
Đề cao nho giáo Thánh năm 1697
Thời kì đầu Từ năm 1593- 1788
Nhiều miếu thờ khổng tử

và trường học nho giáo Chùa Keo được Chùa Bút Tháp
xây dựng lại ở Bắc Ninh
Những người có công
được xây đền thờ như Chùa Mía ở Đường Lâm
Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo xây lại năm 1632
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
16
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
3.2/ Hướng dẫn học sinh chọn hình vẽ cho phù hợp :
Đây cũng là một phần rất quan trọng của sơ đồ tư duy trong phân môn
thường thức mĩ thuật lớp 8. Nếu làm tốt phần này thì sự ghi nhớ của học sinh sẽ
hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi lẽ những hình vẽ gần giống với ý nghĩa của các từ
hoặc cụm từ sẽ giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn.
Ví dụ:
" Bia đá" có thể dùng hình vẽ là :
hình tượng
con rồng
trên bia đá

" Đồ Gốm thời Lê" có thể dùng hình vẽ là:
Đồ gốm

" Kiến trúc " có thể dùng hình vẽ là:
Kiến trúc


Ngoài ra có thể sử dụng thống nhất một dạng hình vẽ đối với các câu hỏi ngắn
như: cuộc đời, sự nghiệp của một hoạ sĩ ; Đặc điểm của một trường phái hội
hoạ… Đối với các dạng câu hỏi này có thể sử dụng một dạng hình vẽ có tâm ví
dụ như một bông hoa; một chiếc quạt, một quả bóng

Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
17
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
3.3 Hướng dẫn học sinh cách tô màu sơ đồ :
Phần này học sinh sẽ có hai cách để tô màu cho sơ đồ hình vẽ của mình
Cách 1 :
Học sinh tô màu theo hình vẽ. Ví dụ:
Tô màu một bông hoa màu vàng, đỏ…
Tô màu một quả bóng đen, trắng
Tô màu một chiếc quạt mau vàng, xanh
Cách 2:
Học sinh tô màu theo ý nghĩa của từ hoặc cum từ. Ví dụ:
Đám mây tô màu trắng, hồng
Bia đá tô màu ghi, xám
Mặt trời tô màu đỏ
Cả hai cách này đều có hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cho học sinh làm
bài. Tuy nhiên giáo viên không gò ép học sinh phải làm theo một cách cụ thể
nào. Hãy để học sinh tự phát huy tính sáng tạo của mình. Có thể các em ghép cả
hai cách trên vào một bài vẽ cũng là một sáng tạo. Bởi vậy hãy để các em thoả
sức tư duy , thoả sức sáng tạo.
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
18
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
4/ Một số bài vẽ của học sinh trong thời gian thử nghiệm :
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
19
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật

Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
20

Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
21
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật


Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
22
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
23
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
24
Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ Thuật
Giáo viên: Nguyễn Đăng Sơn
25

×