Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÁO CÁO TK 10 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.54 KB, 12 trang )

Phòng GD&ĐT Mỹ Đức
Trường T.H Hợp Thanh A
Số: 195/BCTK

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hợp Thanh, ngày 20 tháng 05 năm 2011

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
Trường T.H Hợp Thanh A
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
Căn cứ vào Hướng dẫn Báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ năm học
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
Trường T.H Hợp Thanh A báo cáo kết qủa thực hiện nhiệm vụ năm học
2010 – 2011 như sau:

A. Đặc điểm tình hình năm học 2010 – 2011:
Năm học 2010 – 2011 diễn ra trong không khí tưng bừng, phấn khởi của cả
nước chào mừng nhiều sự kiện trọng đại của đất nước: Thi đua lập thành tích chào
mừng Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; Chào mừng đại hội Đảng
các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng; Chào mừng bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa 13 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
Năm học được xác định chủ đề là “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao
chất lượng giáo dục ”. Các nhiệm vụ trọng tâm là :
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà
Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tốt các cuộc vận động
lớn: Chú trọng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực ”




Với các điều kiện xuất phát của năm học 2010 – 2011 nhà trường có những
thuận lợi và khó khăn cụ thể là:
1. Thuận lợi:
Tập thể nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất trong công việc và hành động.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ năm học khoa học, sát thực tế được tập thể nhà trường đồng thuận cao,
được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ.
Toàn trường học tập trung tại một khu, học sinh đã có nề nếp: Chăm ngoan,
tự giác học tập; Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn nhiệt tình, có trách
nhiệm trong công tác, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn 87%. Nhà
trường đã có đủ số lượng cán bộ, giáo viên cơ bản, giáo viên chuyên trách và nhân
viên phục vụ.
Nhà trường thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng
GD&ĐT huyện; sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND xã và Hội đồng
giáo dục xã cũng như Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Cơ sở vật chất dần từng bước được bổ xung phục vụ hoạt động dạy – học
2. Khó khăn:

- Thiếu phòng học văn hóa: 8 phòng;
- Thiếu các phòng chức năng: 8 phòng
- Thiếu hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động CNTT và các hoạt động dạy và
học của giáo viên và học sinh.
- Số h/s thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo 90 h/s chiếm tỉ lệ 21,5 %
- Số học sinh có bố, mẹ đi làm xa chiếm tỉ lệ 12 %
3. Tình hình cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường năm
học 2010 – 2011:
- Nhà trường có 3 tổ chuyên môn, 1 chi bộ nhà trường có 10 đảng viên, 1 tổ
chức công đoàn cơ sở với 37 đ/c, 1 chi đoàn thành niên 10 đoàn viên.

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 37 đ/c trong đó


Biên chế

Trình độ

Hợp đồng

chuyên môn

Biên

Hợp

Đại

Cao

Trung

chế

đồng

học

đẳng

cấp


34
3
18
6
1
6

3
0
2
1
0
0

13
3
4
2
0
4

20
0
16
3
1
0

4

0
0
2
0
2

Tổng số
1. Cán bộ quản lý
2. Giáo viên cơ bản
3. Giáo viên chuyên biệt
4. Tổng phụ trách Đội
5. Nhân viên

Đảng

Ghi

viên

chú

10
3
6
1
0
0

b. Học sinh nhà trường:
Tổng số học sinh: 418 em được biên chế 15 lớp trong đó

Khối 1: 89 h/s

Khối 2: 80 h/s

Khối 4: 91 h/s

Khối 5: 90 h/s

Khối 3: 68 h/s

B. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011:
I.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

Nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh thông qua các đợt học tập chính trị hè, học tập chỉ
thị nhiệm vụ năm học; đặc biệt là các đợt thi đua trọng tâm: Chào mừng đại lễ kỉ
niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chào mừng đại hội Đảng các cấp và Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 11, cũng như các đợt sinh hoạt giáo dục truyền thống văn
minh thanh lịch của người Hà Nội, rèn luyện kỹ năng sống cho tất cả cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh toàn trường.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường luôn có lập trường tư tưởng
tốt, đọa đức lối sống lành mạnh. Nhà trường đã thực hiện tốt nề nếp dạy học và đã
xây dựng được môi trường sư phạm tốt. 100 % cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh nhà trường luôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách
và pháp luật nhà nước nghiêm túc.
II.

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:



Nhà trường thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010 – 2011:
Hoàn thành Phổ cập GDTH đúng độ tuổi – Xóa mù chữ, duy trì tốt sĩ số học sinh.
Thực hiện tốt các phong trào thi đua lớn do các cấp tổ chức và phát động. Cuộc vận
động thực hiện Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực ” đạt kết quả tốt. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đã tích cực đổi mới phương pháp
quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục và các nhiệm vụ chuyên môn. Học
sinh đã tiếp cận được cách học tự giác, tự chủ. Các điều kiện cơ sở vật chất từng
bước được bổ xung, tăng cường. Công tác xã hội hóa giáo dục được duy trì và đẩy
mạnh.
a. Các biện pháp đổi mới công tác quản lý thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm
học:
- Đổi mới công tác quản lý thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
được nhà trường chú trọng, triển khai cụ thể hóa bằng các hoạt động:
+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học sát thực tiễn, phù hợp với đặc
điểm tình hình năm học, xác định nhiệm vụ trọng tâm: Đưa chất lượng giáo dục
mũi nhọn tăng vượt bậc, nâng chất lượng đại trà một bậc.
+ Cụ thể hóa nhiệm vụ tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, lớp, học sinh; Có
sự phân công trách nhiệm rõ ràng, nội dung công tác phụ trách tới cá nhân
+ Công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học được cụ thể hóa từng tuần,
tháng, đợt, học kì và cả năm học qua bảng kế hoạch công tác hàng tuần.
+ Kết quả: Đã có 5 SKKN về đổi mới công tác quản lý thực hiện kế hoạch giáo
dục trong năm học 2010 – 2011.
b. Đổi mới phương pháp giảng dạy; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động giáo dục:
- Hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy được giáo viên chú trọng, đẩy
mạnh và thực hiện đạt hiệu quả cao:
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua ứng dụng CNTT, tích cực hóa hoạt
động học của học sinh



+ Đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua lồng ghép các chương trình, các
hoạt động giáo dục khác nhau.
+ Kết quả: Toàn trường đã tổ chức được 45 tiết dạy bằng giáo án điện tử, đã tổ
chức 5 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi.
Có 1 đ/c đạt giải ba giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
Có 1 đ/c đạt giải nhất giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 1 đ/c đạt giải nhì cấp huyện
Có 15 đ/c đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường
Toàn trường đã tổ chức được 75 tiết dự giờ, thao giảng qua các đợt thi đua
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:
+ Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên một bậc rõ rệt. Học sinh đã biết tự
học, biết cách học, cách tiếp cận tri thức một cách khoa học.
+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn tăng vượt bậc trên tất cả các nội dung thi đua
+ Kết quả: Xếp loại giáo dục:
Loại giỏi 25 %; Loại khá 26 %; Loại trung bình 47 %; Loại yếu 2 %
Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 418 em đạt 100 %
c. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên:
- Nhà trường đã coi công tác bồi dưỡng đội ngũ là điểm gốc để nâng kết quả
giáo dục đại trà và mũi nhọn. Ngay từ đầu năm học 2010 – 2011 chuyên môn nahf
trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thông qua các hình
thức: Tự học, học nâng cao trình độ, tổ chức các chuyên đề, đăng ký SKKN, thao
giảng dự giờ, báo cáo ứng dụng SKKN
- Nhà trường đã tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và kỹ năng nghề cho đội ngũ; đã tuyên truyền tổ chức vận động cán bộ,
giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
- Kết quả: Toàn trường đã đạt 87 % trình độ chuyên môn trên chuẩn, có 32 đ/c
viết SKKN, có 3 đ/c tốt nghiệp đại học, 4 đ/c đang tiếp tục học đại học. Đã tổ chức
được 5 chuyên đề bồi dưỡng h/s giỏi



d. Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh, số học sinh giỏi cấp
trường, cấp quận, huyện, thị xã, cấp thành phố, cấp quốc gia; số giáo viên giỏi
các cấp:
- Kết quả xếp loại giáo dục học sinh:
Tổng số
I. Xếp loại hạnh kiểm
Tổng số
Chia ra: - Thực hiện đầy đủ
- Chưa thực hiện đầy đủ
II. Xếp loại học lực
1.Toán
Chia ra: - Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Yếu
2.Tiếng Việt
Chia ra: - Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Yếu
3.Khoa học
Chia ra: - Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Yếu
4.Lịch sử & Địa lý
Chia ra: - Giỏi
- Khá
- Trung bình

- Yếu
5.Tiếng nước ngoài
Chia ra: - Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Yếu
6.Tiếng dân tộc
7.Tin học
Chia ra: - Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Yếu

Lớp 1

Lớp 2

Chia ra
Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

417
417

88
88


80
80

67
67

91
91

91
91

417
154
133
128
2
417
117
153
144
3
182
60
83
39

88
20
36

31
1
88
22
50
15
1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

80
27
18
35

67
25
15
26
1
67
24

13
29
1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
67
10
19
38

91
38
33
20

91
44
31
16

91
26

40
25

91
21
37
33

91
27
43
21

91
33
40
18

91
31
38
22

91
29
44
18

91
10

30
44
7

91
17
21
50
3

182
60
82
40
249
37
70
132
10

80
24
13
42
1
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x


8.Đạo đức
Chia ra: - Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
9.Tự nhiên và Xã hội
Chia ra: - Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
10.Âm nhạc
Chia ra: - Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
11.Mĩ thuật
Chia ra: - Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
12.Thủ công, Kỹ thuật
Chia ra: - Hoàn thành tốt
- Hoàn thành
- Chưa hoàn thành
13.Thể dục
Chia ra: - Hoàn thành tốt
- Hoàn thành

- Chưa hoàn thành

417
100
317

88
18
70

80
17
63

67
26
41

91
24
67

91
15
76

235
54
181


88
18
70

80
17
63

67
19
48

417
71
346

88
14
74

80
11
69

67
13
54

x
x

x
x
91
14
77

x
x
x
x
91
19
72

417
58
359

88
11
77

80
12
68

67
9
58


91
16
75

91
10
81

417
80
337

88
20
68

80
16
64

67
9
58

91
21
70

91
14

77

417
49
368

88
18
70

80
16
64

67
4
63

91
6
85

91
5
86

+ Tập thể học sinh:
Thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5

: Nhất toàn huyện


Thi Violympic

: Giải ba toàn huyện

Thi viết đẹp

: Nhất toàn huyện

Thi Olympic Tiếng Anh

: Xếp thứ 10/29 trường

Thi vẽ tranh PCTNTT

: Nhì toàn huyện

Thi giai điệu tuổi hồng

: Nhì cụm 4

- Học sinh giỏi các cấp:
+ Cấp thành phố: 01 em Violympic
+ Cấp huyện: 17 em đạt giải trong đó
Giải nhất: 3 giải

Giải nhì: 3 giải


Giải ba: 6 giải


Giải khuyến khích: 5 giải

+ Cấp trường:
Học sinh giỏi: 103 em

Học sinh tiên tiến: 112 em

Khen từng mặt: 30 em

2. Giáo viên:
- Cấp thành phố

: 1 giải ba giáo viên dạy giỏi

- Cấp huyện

: 1 giải nhất, 1 giải nhì

- Cấp trường

: 15 giáo viên dạy giỏi

e. Công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm; việc đổi mới
công nghệ, áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm vào
giảng dạy...
Công tác nghiên cứu khoa học, viết SKKN có vai trò to lớn trong quá trình nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Xác định được ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt
động này, ngay từ đầu năm học 2010 – 2011 nhà trường đã tổ chức tuyên truyền tới
cán bộ, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác nghiên

cứu khoa học, viết SKKN phục vụ công tác giáo dục và giảng dạy; Tổ chức 2
chuyên đề về viết SKKN và đưa nội dung này vào tiêu chí thi đua để đánh giá, xếp
loại cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Bằng những biện pháp thiết thực lên: Toàn trường đã có 32/37 đ/c đăng ký
viết SKKN Lãnh đạo nhà trường thường xuyên đôn đốc kiểm tra và đánh giá tính
thực tiễn của các SKKN đã đăng ký và Hội đồng thi đua khen thưởng cũng phân
công các đ/c cán bộ quản lý phụ trách từng mảng nội dung cụ thể; vì thế cuối năm
học 2010 – 2011 số lượng, chất lượng và hiệu quả của các SKKN này đã được
nâng lên rõ rệt ( đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện viết và công
tác đội)
Ngày 15 tháng 5 năm 2011 Hội đồng chấm SKKN cấp trường đã tổ chức
nghiệm thu các đề tài SKKN và chấm điểm các SKKN của 32 đ/c tham gia:
Giải A: 13 đ/c

Giải B: 16

Giải C: 3 đ/c


g. Công tác củng cố tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi
trường sư phạm
Công tác củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quan môi trường sư
phạm được xác định là động lực thúc đẩy chất lượng hiệu quả giáo dục: Nhà trường
đã tham mưu các cấp quản lý và được cấp 90 bộ bàn ghế hợp chuẩn, 1 bộ loa đài, 1
bộ đàn piano điện tử, 1 đèn chiếu, 3 máy vi tính, 1 công trình vệ sinh phục vụ học
sinh, 16 ghế đá ( trị giá trên 800 triệu đồng).
Cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường đã được cải tạo, bổ xung và quy
hoạch gọn gàng, sạch sẽ đủ điều kiện đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
( Có 9 khu vực sân chơi các trò chơi dân gian cho h/s; trồng thêm 70 cây bóng mát
dịp tết trồng cây; 50 bồn hoa dưới gốc cây bóng mát )

III. Những biện pháp hoặc những nguyên nhân đạt được thành tích; các
phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và học tập.
- Xây dựng Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học phải bám sát vào các
nhiệm vụ trọng tâm và tình hình thực tiễn của nhà trường cũng như địa phương.
- Đổi mới công tác quản lý cụ thể bằng các giải pháp: Xây dựng quy chế làm
việc khoa học, phù hợp; phân công nhiệm vụ các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn
thể, từng cá nhân các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng tập thể đoàn kết thông qua các quy chế làm việc, quy chế dân chủ cơ
sở: Tạo không khí đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng trong công tác. Coi trọng duy trì nề
nếp học tập và sinh hoạt của học sinh là nguyên nhân căn bản đến với kết quả học
tập tốt
- Tập trung chỉ đạo trọng tâm các nhiệm vụ của từng phong trào, phân công mỗi
đ/c cán bộ quản lý phụ trách từng mảng công tác cụ thể như: Bồi dưỡng H/s lớp 5
thi giao lưu H/s giỏi (1 đ/c phụ trách); Luyện viết ( 1 đ/c phụ trách); Công tác đội
( 1 đ/c phụ trách); Công tác thi đua khen thưởng ( 1 đ/c phụ trách); Chọn cử giáo
viên có chuyên môn vững vàng, có lòng nhiệt tình phụ trách trực tiếp các nội dung


công việc trọng tâm; tổ chức trao thưởng giáo viên ngày sau khi có thông báo kết
quả thi các cấp
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quá trình giảng dạy của giáo viên
- Tổ chức 3 phong trào thi đua xuyên suốt cả năm học: Thi đua dạy để có sản
phẩm hiệu quả ( cụ thể bằng sản phẩm là số lượng H/s giỏi cấp huyện, thành phố);
Thi đua dạy tốt ( chỉ tiêu là dạy đạt các tiết xếp loại giỏi để thi đạt GV dạy giỏi cấp
huyện và được dự thi cấp thành phố); Thi đua hướng dẫn học hiệu quả nhất ( chỉ
tiêu cụ thể hóa là số lượng H/s giỏi cấp huyện, số lượng H/s tham gia dự thi
Violympic, thi IOE )
- Lồng ghép các hoạt động của các tổ chức đoàn thể vào hoạt động chuyên môn
là chủ đạo: Giao chỉ tiêu H/s giỏi cấp huyện cho tổ trưởng 4+5; Các hoạt động
phong trào cho tổng phụ trách đội; Thi viết đẹp cho tổ phó tổ 1+2+3; Thi giáo viên

dạy giỏi cho BCH chi đoàn. Mỗi nội dung này do 1 đ/c cán bộ quản lý phụ trách
trực tiếp.
- Ưu tiên các điều kiện tốt nhất trước hết cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm là ( Thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp thành phố).
IV. Thực hiện các nhiệm vụ khác: Cải cách hành chính; việc thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo
đời sống cán bộ, nhân viên; công tác xây dựng Đảng, đoàn thể; công tác xã hội
hoá; hoạt động xã hội từ thiện....
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường đã thực hiện tốt các nhiệm
vụ chính trị. Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp
luật nhà nước; các quy định của cơ quan; nhà trường không có đ/c nào vi phạm các
quy định của pháp luật.
- Công tác xây dựng Đảng được chú trọng tập trung chủ yếu vào các đối tượng
trẻ đang tham gia sinh hoạt đoàn để giới thiệu tham gia các lớp học đối tượng đảng
( đã giới thiệu được 4 đ/c tham gia lớp học đối tượng đảng); Bên cạnh đó nhà
trường cũng tổ chức nhiều cuộc họp dân chủ để cán bộ, giáo viên, nhân viên góp ý


xây dựng cho Kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ năm học và các nghị quyết chỉ đạo của
chi bộ theo từng chủ điểm hoạt động chuyên môn trọng tâm
- Công tác cải cách thủ tục hành chính được cụ thể hóa bằng đơn giản hóa các
thủ tục không cần thiết, tránh gây phiền hà cho nhân dân, cán bộ, giáo viên, nhân
viên ( thủ tục tuyển sinh lớp 1, hồ sơ đề nghị hỗ trợ học tập cho học sinh thuộc diện
hỗ nghèo)
- Công tác chăm lo đời sống cho công đoàn viên được duy trì tốt thông qua các
hoạt động: Xét thi đua đúng tiêu chí, xét nâng lương đúng thời gian, tổ chức công
đoàn thực hiện tốt vai trò quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ các công đoàn viên khi gặp tai
nạn, lúc ốm đau; các chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên được bảo
đảm đúng quyền lợi, hợp pháp, công bằng dân chủ....
- Nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục thông qua hoạt động

của Ban đại diện cha mẹ học sinh; Hội đồng giáo dục xã và sự phối hợp các lực
lượng giáo dục khác ( Xây dựng quỹ khuyến học cấp xã, quỹ khuyến học các dòng
họ các thôn, công tác vận động ủng hộ từ thiện cho các học sinh có hoàn cảnh khó
khăn đặc biệt)

C. Bài học kinh nghiệm:
- Nhà trường phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong năm học từ đó
xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện sát thực tế.
- Xây dựng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, thống nhất; Duy trì
nề nếp học tập học sinh nghiêm túc. Coi phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực ” là trung tâm đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục, phương pháp giáo dục. Cụ thể hóa
nhiệm vụ tới từng cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Coi trọng
phương pháp tích cực hóa trong học tập của học sinh, phát huy tính tự giác, tích
cực chủ động học tập cho học sinh.
- Lấy chất lượng giáo dục mũi nhọn làm trung tâm để thúc đẩy kết qủa giáo
dục đại trà.


- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục: Đưa công tác giáo dục đến toàn
dân; học của học sinh là mọi nơi, mọi lúc.....
Tự đánh giá: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010 - 2011
Trên đây là kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
Trường T.H Hợp Thanh A trân trọng báo cáo!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×