Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại xã mai đình, huyện sóc sơn, thành phố hà nội năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.2 KB, 48 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiêu chảy là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, phổ biến và thường
gặp ở mọi lứa tuổi. Ở các nước đang phát triển, hằng năm, người ta ước
tính tới 1.3 ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi chết
vì bệnh tiêu chảy, 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.Ở Việt
Nam theo thông báo dịch năm 2007 tiêu chảy vẫn đứng thứ hai trong năm
bệnh có số người mắc cao nhất sau bệnh cúm. Tiêu chảy là nguyên nhân
hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. [8]
Mai Đình là một xã thuộc khu vực nông thôn với 14 thôn, mật độ dân
số đông, các điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
còn thấp, không đồng đều. Trong những năm gần đây được sự quan tâm
của chính quyền, vấn đề y tế của xã đã được cải thiện nhiều. Tuy nhiên,
bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đang là vấn đề rất đáng lo ngại.
Vấn đề tìm ra nguyên nhân và những biện pháp để giải quyết dựa trên
những số liệu cụ thể ngay tại địa phương có tác dụng triệt để trong việc
phòng chống tiêu chảy nói riêng và các bệnh ở trẻ em nói chung. Trong khi
đó, việc tìm hiểu tình trạng tiêu chảy tại địa phương này còn chưa có công
trình nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tình
hình tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình, Huyện Sóc Sơn,
Thành phố Hà Nội năm 2011” là quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội trong năm 2011.
- Xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy tại địa
phương.
- Xác định hiệu quả của các biện pháp phòng và trị bệnh mà địa phương đã
thực hiện, đề xuất một số biện pháp và cách thức thực hiện mới.


3. Nhiệm vụ nghiên cứu.


- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Khảo sát thực trạng bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình –
Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội và một số yếu tố liên quan.
- Đề xuất một số giải pháp phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại
Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lí luận và chỉ ra được thực trạng
tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc Sơn – Thành phố
Hà Nội.
- Trên cơ sở đó đề tài đề ra các kết luận, kiến nghị nhằm phòng chống, làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện
Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 5 tuổi
1.1.1. Đặc điểm tâm lý
Sự phát triển tâm lý của trẻ trong những năm đầu tuy còn đơn sơ
nhưng rất quan trọng, song song với tiến tới độc lập về mặt sinh học của
con người, ở giai đoạn này chủ yếu là tạo ra những tiền đề cần thiết để sau
này hình thành nên những chức năng tâm lý của con người.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý
Đặc điểm hệ tiêu hóa [1]: Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình
phát triển chưa hoàn thiện cấu tạo và chức năng.
- Miệng:
+ Hốc miệng: Niêm mạc miệng mềm mại, khô, có nhiều mạch máu nên dễ
bị tổn thương, dễ bị các bệnh nấm ở miệng.
+ Lưỡi : Tương đối to, rộng và dày ở lứa tuổi sơ sinh và bú mẹ.
+Tuyến nước bọt: Tuyến nước bọt trẻ sơ sinh còn ở trong tình trạng sơ
khai, chưa biệt hóa. Đến tháng thứ 3 - 4 mới phát triển hoàn toàn. Cùng với

sự phát triển của hệ thần kinh, số lượng nước bọt tăng dần lên. Hoạt tính
của nước bọt tăng dần theo lứa tuổi.
+ Động tác bú: Bú là một phản xạ không điều kiện, bẩm sinh.
- Răng: Thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 5 - 6 tháng cho đến 24 tháng thì
hết mọc răng sữa. Từ 6 tuổi trở đi, răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn.
- Thực quản: Thực quản trẻ sơ sinh có hình chóp nón, người lớn có hình
trụ. Vách thực quản trẻ em mỏng, cơ chun, tổ chức đàn hồi chưa phát triển.
Các tuyến ít nhưng có nhiều mạch máu.
- Dạ dày:
+ Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ (30 cm3), thẳng, van tâm vị còn yếu nên trẻ
hay nôn chớ, khả năng tiêu hóa chậm. Khoảng 5 – 6 ngày sau, kích thước


của dạ dày lớn hơn (40 – 50 cm3), 15 ngày được 90 cm3, 1 tuổi 300 cm3, 2
tuổi 700 cm3, đến 7 tuổi được 1 lít.
+ Thành dạ dày có tuyến vị có 3 loại tế bào tiết ra men Pesinogel, Axit
Clohiđric, Hoocmone Gastrin. Đặc biệt, ở trẻ đang thời kỳ bú mẹ, dạ dày
còn có nhiều men Preazua có khả năng nhũ tương hóa sữa. [2]
- Ruột: Ở trẻ em, ruột non dài (khoảng 2, 5 m = 1/5 ruột người lớn). Niêm
mạc ruột chưa dày nên trẻ dễ bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa, ỉa chảy.
Màng treo ruột dài, dễ bị lồng ruột, xoắn ruột, thậm chí sa trực tràng.
- Đặc điểm vi trùng ở ruột trẻ em:
+ Sau khi sinh dạ dày và ruột trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng trong khoảng
10 - 12 giờ với điều kiện mẹ không bị nhiễm trùng ối. Sau đó vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể qua miệng, qua đường hô hấp và đường trực tràng.
+ Những vi khuẩn thường gặp là: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, perfringens.
+ Trẻ bú mẹ và chăm sóc vệ sinh tốt thì vi khuẩn Bifidus, B. lactis
aerogenes, B. acidophilus chiếm ưu thế. Do trong sữa mẹ có đường lactose
có tác dụng tốt đối với trực khuẩn bifidus và ức chế vi khuẩn E.coli. Trẻ ăn
sữa ngoài thì vi khuẩn E. Coli có nhiều do trong sữa bò có loại đường

lactose thích hợp cho vi khuẩn E. Coli phát triển. Tác dụng tích cực của vi
khuẩn là làm thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, làm
tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường, tham gia vào sự tổng hợp
vitamin nhóm B, vitamin K.
- Khi khuẩn chí đường ruột bị rối loạn có thể làm tăng các sản phẩm độc,
ức chế hoạt động của các men tiêu hoá. Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến
khuẩn chí đường ruột là tình trạng suy dinh dưỡng, sử dụng kháng sinh phổ
rộng bừa bãi.
- Tụy: Ngay từ mới sinh, chức phận tụy tương đối đã phát triển và hoạt
động. Dịch tụy được bài tiết ngay sau khi ăn.
- Gan:


+ Gan của trẻ em tương đối lớn. Ở trẻ sơ sinh nó chiếm 4,4% trọng lượng
cơ thể, người lớn chỉ chiếm 2,4%.
+ Tế bào gan trẻ dưới 8 tuổi chưa phát triển đầy đủ, tuy nhiên gan đóng vai
trò lớn trong việc trao đổi các chất, kích thích các enzym trong ruột đồng
thời để tiêu hóa mỡ, là bộ phận sinh ra tế bào máu trong thời kỳ bào thai.
Và đặc biệt, gan là bộ phận chống độc quan trọng. Gan rất dễ bị phản ứng
khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, dễ bị thoái hóa mỡ.
- Ruột già: Do cơ thắt vân hậu môn vẫn chưa hoàn thiện nên trẻ nhiều khi
đại tiện không chủ định.
1.2. Bệnh tiêu chảy
1.2.1. Định nghĩa và phân loại
+ Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ.[1]
+Tiêu chảy cấp là TC khởi đầu cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày thường
dưới 7 ngày, phân thường lỏng, tóe nước.
+ Đợt tiêu chảy: thời gian kể từ ngày đầu tiên bị TC tới ngày mà sau đó 2
ngày phân trẻ bình thường.
+ Tiêu chảy kéo dài: TC kéo dài trên 14 ngày.

+ Hội chứng lỵ: là tiêu chảy có máu trong phân.
1.2.2. Tác nhân gây bệnh
Các virut nhân lên trong tế bào nhung mao của ruột non phá hủy cấu
trúc liên bào và làm cùn nhung mao gây bài tiết nước và điện giải ở ruột.
+ Rotavirus: là nguyên chính gây TCC nặng và đe dọa tính mạng ở trẻ < 2
tuổi. Nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh và cộng sự từ 6/1999-5/2001 tại
khoa tiêu hóa Viện Nhi quốc gia cho thấy 64% bệnh nhân TCC vào điều trị
do Rotavirus.[15]
+Vi khuẩn:
Ecoli:
Coli sinh độc tố ruột

: (ETEC) Enterotoxigemc Escherichia Coli


Coli bám dính

: (EAEC) Enteroadherent Escherichia Coli

Coli gâybệnh

: (EPEC) EnteropathogenicEscherichiaColi

Coli xâm nhâp

: (EIEC) Enteromvasive Escherichia Coli

Coli gây chảy máu

: (EHEC) Enterohemorhagia Eschenchia


Coli
ETEC là tác nhân quan trọng trong 5 nhóm trên gây TCC phân tóe
nước
+ Shigella
+ Salmonella non – typhoid
+ Vi khuẩn tả: Vibrio cholerae 01
+ Kí sinh trùng: Entamoeba hystolitica, Giardia lamblia, Cryptosporidium
1.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
Theo WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 750 triệu trẻ em mắc
bệnh tiêu chảy, trong số đó có 5 triệu trẻ em chết hầu hết số này mắc tập
trung ở các nước đang phát triển [10]. Ở Việt Nam theo thông báo dịch
năm 2007 tiêu chảy vẫn đứng thứ hai trong năm bệnh có số người mắc cao
nhất sau bệnh cúm. [8]
Ở các nước đang phát triển, hằng năm, người ta ước tính tới 1, 3
ngàn triệu lượt trẻ em bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi chết vì bệnh
tiêu chảy, 80% tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi [6]. Nguyên
nhân chính gây tử vong của tiêu chảy cấp là do cơ thể bị mất nước và điện
giải, gây suy kiệt, dẫn đến trụy tim mạch và tử vong.
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng của trẻ em.
1.2.4. Đường lây truyền [4]
TCC là bệnh có khả năng lây truyển qua những con đường sau:
- Qua đường phân - miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm.
- Tiếp xúc trực tiếp với thức ăn đã bị nhiễm khuẩn gây bệnh.


- Một số tập quán tạo thuận lợi cho sự lan truyền các tác nhân gây bệnh
như: không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chế biến thức ăn, để trẻ bò
chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân súc vật, dùng phân tươi

để bón hoa màu…
- Bệnh tiêu chảy có thể lan rộng gây các vụ dịch: tả, lị…
1.2.5. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy [4]
- Do bản thân người bệnh
+ Tuổi: tiêu chảy cấp hay xảy ra trong 2 năm đầu, tỉ lệ cao ở nhóm 6-11
tháng khi trẻ mới tập ăn sam và giảm kháng thể thụ động.
+ Thể trạng suy dinh dưỡng, ức chế hoặc suy giảm miễn dịch: sau bị các
bệnh nhiễm khuẩn
- Tính chất mùa: có sự khác biệt theo mùa và địa dư
+ Vùng ôn đới: TCC do vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao vào mùa nóng và
Rotavirus chiếm tỉ lệ cao vào mùa đông
+ Vùng nhiệt đới: TCC do vi khuẩn xảy ra nhiều vào mùa mưa và nóng và
Rotavirus chiếm tỉ lệ cao vào mùa khô lạnh.
- Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy
+ Không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu.
+ Cai sữa trước l tuổi.
+ Cho trẻ bú chai.
+ Để thức ăn đã nấu ở nhiệt độ phòng lâu.
+ Dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột.
+ Không rửa tay sau khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ hoặc trước
chuẩn bị thức ăn.
+ Tập quán dùng phân tươi bón hoa màu.
1.2.6. Triệu chứng [5]
1.2.6.1. Hệ tiêu hóa


- Tiêu chảy xuất hiện đột ngột: Trẻ đại tiện phân lỏng, nhiều nước, đi trên 3
lần trong 24 giờ. Phân mùi chua, trường hợp do lỵ, phân có thể có nhầy
máu hoặc mũi.
- Nôn: Thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do virut Rota

hoặc tiêu chảy do tụ cầu. Nôn liên tục hoặc vài lần, làm trẻ mất nước và
điện giải
- Biếng ăn: Có thể xuất hiện sớm hoặc khi trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày. Trẻ
thường từ chối những thức ăn thông thường mà chỉ thích uống nước
- Trong tiêu chảy kéo dài, trẻ đại tiện phân lỏng từ 2 tuần trở lên thường
dẫn đến suy dinh dưỡng.
1.2.6.2. Hệ thần kinh
Trẻ quấy khóc, vật vã, co giật, có khi mệt lả, li bì hôn mê. Ngoài ra
trẻ có thể bị sốt do nhiễm khuẩn
1.2.6.3. Dấu hiệu mất nước
Dấu hiệu mất nước là triệu chứng quan trọng vì mất nước là nguyên
nhân gây tử vong ở trẻ. Vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cần phải đánh giá đúng
mức tình trạng mất nước để quyết định tiến hành bù nước
- Mất nước nhẹ: Cân nặng của trẻ giảm nhỏ hơn 5% khối lượng cơ thể,
trẻ chưa có dấu hiệu mất nước: Không khát nước, môi không khô, mắt
không trũng…
- Mất nước vừa: Cân nặng của trẻ giảm từ 5 – 9 % khối lượng cơ thể, trẻ
khát nhiều, vật vã, mắt trũng, miệng khô, môi se, khóc không có nước
mắt, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, da mất đàn hồi.
- Mất nước nặng: Cân nặng mất trên 9 % trọng lượng cơ thể, khát nước
nhiều, lờ đờ mệt mỏi, thóp trũng, môi se, miệng khô, khóc không có
nước mắt, da mất đàn hồi, nước tiểu ít, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.
1.2.7. Cách phòng và điều trị bệnh tiêu chảy [5]
1.2.7.1. Cách phòng bệnh tiêu chảy


- Dinh dưỡng
Cần cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ khi mới sinh, đảm bảo thời gian cho
trẻ bú từ 18 – 24 tháng vì trong sữa mẹ có yếu tố phòng bệnh tiêu chảy
tốt và sữa mẹ sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn. Từ tháng thứ 6 cho trẻ ăn

bổ sung, thức ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tỷ lệ thích hợp với
từng lứa tuổi.
- Vệ sinh ăn uống
Phải đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh bếp
ăn. Bếp ăn một chiều, tránh nhiễm khuẩn khi nấu thức ăn cho trẻ..Vệ
sinh các đồ dùng ăn uống như thìa, cốc, bát …và phải được tráng nước
sôi trước khi ăn. Thức ăn không được để ở môi trường không khí lâu
không đậy. Phải thường xuyên rửa tay cho trẻ: trước khi ăn, sau khi đi
vệ sinh và sau khi chơi, móng tay cắt ngắn. Không cho trẻ ăn những
thức ăn chưa chín, thức ăn bị ôi thiu. Rau quả tươi cho trẻ ăn phải rửa
sạch, gọt, bóc vỏ. Nước uống phải sôi, sạch nhất là mùa hè.
- Vệ sinh môi trường ( xử lý phân, nước, rác…)
+ Phân là môi trường lý tưởng cho vô số loại vi khuẩn vì thế phải xử lý
phân đúng, khi trẻ bị tiêu chảy phải xử lý phân của trẻ cẩn thận, hợp lý,
khoa học tránh bệnh lây lan cho những trẻ khác: trẻ phải được dùng riêng
bô, đổ vào nơi quy định.
+ Nguồn nước dùng cho trẻ là nước sạch như nước máy, nước giếng, nước
mưa, không dùng nước hồ ao, mương máng. Nước thải phải có cống ngầm,
ở nông thôn nên xử lý nước thải đúng, không nên để thấm vào giếng và
chảy vào ao hồ.
- Diệt ruồi nhặng
Ruồi nhặng là vật chủ trung gian truyền bệnh, không để ruồi, nhặng
đậu vào thức ăn của trẻ. Tuyệt đối không dùng phân tươi để bón cây.
-Tiêm phòng


Trước khi vào hè nên tiêm phòng cho trẻ bệnh tả, lỵ. Tất cả trẻ em
đều được tiêm phòng theo lịch, nhất là dịch Sởi vì sau khi bị sởi trẻ có thể
bị tiêu chảy.
Ngoài ra các bà mẹ còn có thể cho trẻ tiêm phòng thêm Vacxin

Rotavirus . Đây là Vacxin đã triển khai ở các nước phát triển cho thấy hiệu
quả phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus rất tốt. Ở Việt Nam, WHO,
UNICEF, GAVI PATH… đang nghiên cứu, giúp đỡ và có kế hoạch triển
khai sử dụng vacxin này ở trẻ em bắt đầu từ cuối năm 2010.[8]
Bên cạnh đó, cần phải điều trị các ổ nhiễm khuẩn khác có thể đưa
đến tiêu chảy như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa… Tủ thuốc ở
nhà trẻ, mẫu giáo và gia đình cần thường xuyên có Oresol. Giáo dục sức
khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và những người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ.
1.2.7.2 Cách điều trị bệnh tiêu chảy [5]
* Điều trị mất nước và điện giải
Mục đích là bù nước và điện giải mất do bệnh gây ra, cung cấp lượng
đang tiếp tục mất và cung cấp nước, điện giải theo nhu cầu sinh lý bình
thường. Có thể sử dụng phương pháp đưa nước và điện giải vào cơ thể
bằng đường uống và tiêm tĩnh mạch.
* Chế độ dinh dưỡng:
- Khi bị bệnh, cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng nên việc kiêng khem là
không phù hợp. Cho nên cần phải cho trẻ tiếp tục ăn, không phải nhịn vì
lúc này ruột của trẻ vẫn hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Trẻ đang bú mẹ thì vẫn cho bú bình thường.
- Khi trẻ ăn thức ăn bổ sung: Cho trẻ ăn lỏng, thức ăn nấu nhừ, ít chất xơ,
đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng Protein để tăng Lipit nên dùng dầu thực
vật. Số lượng thức ăn một bữa ít hơn nhưng số bữa ăn trong ngày tăng lên.
Khi hết tiêu chảy, vẫn cho ăn tăng mỗi ngày 1 bữa trong 1 vài tuần cho tới
khi cân nặng của trẻ trở về bình thường.


- Chú ý không nên dùng nước cháo để thay thế bữa ăn. Ngoài ra cần bổ
sung Vitamin nhất là VitaminA. Với trẻ tiêu chảy kéo dài thì thiếu Vitamin
A rất trầm trọng. Cho trẻ ăn thêm các muối khoáng như Cu, Fe, những vi
chất này rất cần cho việc tái tạo niêm mạc ruột.

1.3. Khái quát về xã Mai Đình
Xã Mai Đình là xã thuộc huyện Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội. Tổng
diện tích tự nhiên toàn xã là 1375 ha, diện tích nông nghiệp là 595ha, tổng
số hộ là 4225, nhân khẩu là 17748 người.
Mai Đình có 14 thôn và các thôn của xã nằm gần như tách biệt nhau,
từ Bắc xuống Nam gồm có: Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương
Đình Đoài, Hương Đình Đông, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài,
Song Mai Đông, Mai Nội, Nội Phật, Thái Phù, Đường 2.
* Vị trí địa lí: Mai Đình nằm ở phía nam trung tâm của huyện Sóc Sơn.
Phía Bắc giáp với Quang Tiến; phía Đông giáp với Tiên Dược, Đông Xuân;
phía Nam giáp với Phù Lỗ, Phú Minh và phía Tây giáp với Nội Bài và nằm
sát sân bay quốc tế Nội Bài.
*Về đặc điểm khí hậu: Mai Đình mang những đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa, độ ẩm
và lượng mưa khá lớn.
Về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường:
- Kinh tế: Xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa, hoa
màu. Bên cạnh đó là buôn bán hàng hóa, du lịch dịch vụ, chăn nuôi. Trong
năm 2011 xã đã có những chuyển biến về kinh tế: tổng giá trị sản xuất ước
đạt 432 tỷ đồng tăng 11,1% so với năm trước. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 24 triệu/người/năm.
- Văn hóa – xã hội: Xã đã tổ chức và duy trì thường xuyên các phong trào
văn hóa văn nghệ thể dục thể thao; quản lý tốt các dịch vụ văn hóa, lễ hội
trên địa bàn; tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng và phục vụ


các sự kiện lớn của đất nước và địa phương. Công tác giáo dục – đào tạo
với chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt 46%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh
cho toàn dân, quan tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em được thực

hiện có hiệu quả.
- Về môi trường: Công tác vệ sinh môi trường được quan tâm. Đến nay các
thôn đã thành lập được tổ vệ sinh môi trường tự quản làm công tác thu gom
rác. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung của nhân dân không ngừng
được nâng cao. Xã có 98,6% các hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên còn một số tồn tại đó là:
- Sản xuất vẫn còn tình trạng nhân dân để diện tích đất hoang hóa không
đưa vào sản xuất. Tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp còn chưa mang
tính bền vững. Công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tiến độ triển
khai còn chậm.
- Tình trạng đổ chất thải bừa bãi tại một số thôn còn chậm được khắc phục.
Tại hầu hết các thôn vẫn còn xảy ra tình trạng để vật liệu xây dựng lâu ngày
lấn chiếm lòng lề đường. Phần lớn các cống nước thải ở các thôn chưa có
nắp đậy.
- Công tác tuyên truyền có lúc còn chưa mang tính liên tục và chưa thực sự
đi vào chiều sâu. Việc thực hiện nếp sống văn minh, chấp hành pháp luật,
vệ sinh môi trường còn chuyển biến chậm và hạn chế.
Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có một số hoạt động
phòng chống tiêu chảy cho toàn dân nhưng đối với độ tuổi dưới 5 tuổi thì
chưa được quan tâm sâu sát.[7]


CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi tại Xã Mai Đình – Huyện Sóc
Sơn Thành phố Hà Nội và Bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong diện điều tra.
- Địa điểm nghiên cứu: chọn 4 thôn Song Mai Đoài, Đạc Tài, Nội Phật,
Mai Nội có những điều kiện và mức độ phát triển về mọi mặt điển hình cho
cả 14 thôn của xã Mai Đình.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả.
2.2.1. Chọn mẫu
Dựa vào danh sách 409 trẻ dưới 5 tuổi trong 4 thôn nghiên cứu do
trạm y tế cấp, tôi đã tiến hành điều tra .Kết quả thu được 386 trẻ vào diện
nghiên cứu (chiếm 94,3% theo danh sách), những trường hợp còn lại không
điều tra được do vắng mặt, hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.
2.2.2. Chỉ số nghiên cứu
* Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ
gia đình.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nhóm nghề nghiệp.
- Tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức độ kinh tế (nghèo, không nghèo) [16]
* Chỉ số về bệnh tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi:
- Tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi theo các nhóm tuổi: cách tính tuổi theo quy
ước của WHO (1983) .
- Tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi theo giới.


- Tỷ lệ tiêu chảy tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi theo học vấn của mẹ.
- Tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi trẻ em theo nghề nghiệp của mẹ.
- Tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi trẻ em theo tình trạng vệ sinh môi trường, vệ
sinh nhà ở.
- Tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi trẻ em theo thói quen vệ sinh cá nhân.
- Tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ 5 tuổi theo hộ gia đình có dùng phân tươi bón hoa
màu.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu về bệnh.

- Thông qua sổ sách khám chữa bệnh của trạm y tế
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong
diện điều tra.
* Số liệu về các yếu tố liên quan:
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong
diện điều tra về các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ.
* Số liệu về tuổi của trẻ.
- Cách tính tuổi của trẻ theo quy ước của Tổ chức Y tế thế giới 1983
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Xử lý thống kê số liệu thu được bằng phần mềm M.S Excel.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Tình hình hiện mắc NKHHC ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Mai Đình
Số trẻ em dưới tuổi trên toàn địa bàn xã Mai Đình năm 2011

: 1841 trẻ

Số lượt khám trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn xã Mai Đình năm 2011: 1351
lượt
Trong đó số lượt trẻ đến khám và chữa bệnh tiêu chảy là

: 375 lượt

Như vậy, trong năm 2011 có 27,25% lượt trẻ ở độ tuổi dưới 5 tuổi đến
khám và điều trị bệnh tiêu chảy tại trạm xá xã Mai Đình.
Bảng 1: So sánh tỷ lệ lượt khám chữa bệnh tiêu chảy tại xã Mai Đình
với một số địa phương
Số lượt khám và
Trạm xá


điều trị bệnh của
TE dưới 5 tuổi năm
2011

Xã Mai Đình huyện
Sóc Sơn TP Hà Nội

Số lượt khám
và điều trị tiêu
chảy của TE

Tỷ lệ

dưới 5 tuổi năm
2011

1351

375

27,25%

3374

80

2,37%

19000


92

0,48 %

1589

76

4,78%

Xã Thành Lợi huyện
Vụ Bản tỉnh Nam
Định
Phường Năng Tĩnh TP Nam Định
Xã Ngọc Thanh TX
Phúc Yên tỉnh Vĩnh
Phúc
3.2. Phân bố tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh theo các yếu tố liên
quan
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi theo mùa


Tháng

Số trẻ mắc
Tiêu chảy

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

7

8

15

20


27

32

52

41

28

19

6

4

5,79

7,72 10,42

Tỷ lệ ( % ) 1,70 3,08

14,35 19,07 15,83 10,81 7,33

2,31 1,54


Bảng 3: Phân bố tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi
theo nhóm tuổi
Số trẻ mắc


Tỷ lệ

Tiêu chảy

(%)

89

87

97,75

12 đến< 24 tháng

82

78

95,12

24 đến < 36 tháng

84

43

51,19

36 đến<48 tháng


58

27

46,55

48 đến< 60 tháng

69

24

34,78

Nhóm tuổi

n

< 12 tháng


Nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi hiện mắc tiêu chảy cao nhất chiếm 97,75%,
rồi đến nhóm trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng chiếm 95,12%. Điều này
phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả cũng cho kết quả tương tự. Hầu
hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi đều xảy ra trong 2 năm đầu đời,
chỉ số mắc tiêu chảy cao nhất ở nhóm trẻ 6 – 11 tháng tuổi. [13] [14] [15]
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy của trẻ
dưới 5 tuổi theo giới tính
Giới tính

của trẻ

n

Số trẻ bị

Tỷ lệ

tiêu chảy

(% )

Nam

196

146

74,49

Nữ

170

126

74,12

Tổng cộng


386

259

67,10


Như vậy, tỷ lệ trẻ nam và nữ mắc tiêu chảy là gần như không có sự chênh
lệch.


Bảng 5: Phân bố tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi
theo thể trạng dinh dưỡng và thể trạng miễn dịch của trẻ
Tình trạng bệnh
Thể trạng
Trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ viêm phổi, viêm mũi họng,
viêm tai giữa

n

Số trẻ mắc
tiêu chảy

Tỷ lệ (%)

62

59


95,16

48

35

72,91

Bảng trên cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa trẻ bị suy dinh
dưỡng và trẻ mắc tiêu chảy, viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa.

Bảng 6: Phân bố tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi
theo trình độ học vấn của mẹ
Số trẻ
Tình trạng bệnh
n
Trình độ học vấn của mẹ

mắc

Tỷ lệ

tiêu

(%)

chảy

Mù chữ, biết đọc, biết viết.


24

19

79,16

Tiểu học

62

52

83,87

THCS

155

109

70,32

THPT và trên THPT

145

79

54,48


Tổng

386

259

67,09

Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy là con của các bà mẹ mù chữ, biết đọc, biết
viết cao nhất (79,16%) và là con của các bà mẹ có học vấn THPT và trên
THPT thấp nhất ( 54,48).


Bảng 7: Phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi
theo nghề nghiệp của mẹ
Tình trạng bệnh
n
Nghề nghiệp mẹ

Số trẻ

Tỷ lệ

mắc tiêu

(%)

chảy

Làm ruộng


205

132

64,4

Buôn bán, nội trợ, nghề khác.

117

75

64,1

Giáo viên, CBCC

64

38

59,4

Tổng

386

259

63,5


Qua điều tra cho thấy, không có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ mắc tiêu
chảy ở trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ làm ruộng, buôn bán nội trợ hay
là cán bộ công chức. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy
là con của các bà mẹ là giáo viên, cán bộ công chức là thấp nhất (63,5%).

Bảng 8: Phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi
theo tuổi của mẹ
Tình trạng bệnh
Số trẻ mắc

Tỷ lệ

n

tiêu chảy

(%)

Dưới 20 tuổi

16

14

87,50

Từ 20 đến 35 tuổi

284


178

62,68

Trên 35 tuổi

86

67

77,91

Tổng

386

259

67,09

Tuổi mẹ

Từ kết quả trên cho thấy không có sự chênh lệch nhiều giữa tỷ lệ
mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ trong các độ tuổi khác
nhau. Tuy nhiên vẫn thấy rằng tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy là con của các bà mẹ


dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (87,5%) và thấp nhất là con các bà mẹ
trong độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi (62,68 %).


Bảng 9: Phân bố tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi
theo mức độ kinh tế của gia đình
Tình trạng bệnh
n
Mức độ kinh tế

Số trẻ

Tỷ lệ

mắc tiêu

(%)

chảy

Trung bình, khá

373

247

66,22%

Nghèo

13

12


92,31%

Tổng

386

259

67,09

Ở gia đình có mức kinh tế nghèo thì tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy cao hơn
nhiều so với các gia đình có mức kinh tế trung bình khá.


Bảng 10: Phân bố tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi theo
tình trạng vệ sinh nhà ở
Số trẻ

Tình trạng bệnh

Chỉ số NC
Nhà ẩm thấp, có nhiều ruồi nhặng, không hợp

n

mắc

Tỷ lệ


tiêu

(%)

chảy
97

90

72,78

Nhà thoáng mát, sạch sẽ

289

167

57,79

Có dùng nước ao hồ để sinh hoạt

15

13

86,67

Không dùng nước ao hồ để sinh hoạt

371


154

41,51

Có nhà vệ sinh tự hoại

332

179

53,92

Không có nhà vệ sinh tự hoại

54

49

90,74

293

145

49,49

93

91


97,85

vệ sinh

Không dùng phân tươi để bón cho vườn rau
gia đình
Dùng phân tươi để bón cho vườn rau gia đình

Bảng trên cho thấy, yếu tố môi trường nhà ở có ảnh hưởng rất lớn
đến tỷ lệ trẻ mắc bệnh.Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giữa điều kiện môi trường nhà ở
tốt và môi trường nhà ở không tốt có sự chênh lệch lớn.



Bảng 11: Phân bố tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy theo thời gian
cai sữa và tiêm chủng
Tình trạng bệnh

Số
n

Chỉ số NC
Cai sữa

Tiêm chủng

trẻ Tỷ lệ

mắc tiêu ( % )

chảy

Dưới 12 tháng

106

92

86,79

Trên 18 tháng

280

164

58,57

Không đủ và đủ nhưng

97

88

90,72

289

192


66,44

không đúng lịch
Đủ và đúng lịch

Kết quả từ bảng trên cho thấy: trẻ cai sữa dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ
mắc tiêu chảy cao hơn trẻ được cai sữa trên 18 tháng. Trẻ tiêm chủng
không đủ và đủ nhưng không đúng lịch tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với trẻ
được tiêm đủ và đúng lịch.

Bảng 12: Phân bố tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy theo thói quen rửa tay.
Tình trạng bệnh
n
Chỉ số NC
Trẻ không có thói quen rửa tay bằng xà

Số trẻ

Tỷ lệ

mắc tiêu

(%)

chảy
327

293

89,60


34

32

94,12

phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Người lớn không có thói quen rửa tay sau
khi đi ngoài, dọn phân, giặt rửa cho trẻ
hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn.


×