Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.76 KB, 49 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy cấp là một vấn đề sức khỏe đang được
quan tâm rộng rãi trên thế giới [16).tiêu chảy là một bệnh hay gặp nhất ở trẻ
em dưới 5 tuổi, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở các khu dân
cư có điều kiện sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, kiến thức về phòng
chống tiêu chảy còn hạn chế. Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật
và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Ở những nước này, người ta
ước tính hàng năm có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em <5 tuổi mắc bệnh tiêu
chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này. Trên toàn thế giới, hàng năm, mỗi trẻ
mắc 3,3 lượt tiêu chảy, nhưng ở một số vùng, mỗi năm trung bình mắc vượt
quá 9 đợt
Ở Việt Nam, nhiều năm trở lại đây tình hình bệnh tiêu chảy đã có nhiều
cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được
quan tâm. Theo thông báo dịch năm 2002, tiêu chảy vẫn là một trong 5 bệnh
truyền nhiễm có số người mắc cao nhất [20]; [21]. Ngoài vấn đề tỉ lệ mắc và
tử vong cao, bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh
dưỡng, chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự xâm nhập của các bệnh nhiễm trùng khác. Các chi phí thuốc, trang thiết bị
và nhân lực cho vấn đề sức khỏe này là rất lớn, chưa tính đến thời gian sức
lực mà mỗi gia đình phải mất. Như vậy tiêu chảy vẫn còn là gánh nặng cho
nền kinh tế quốc gia, gia đình và xã hội phải chi một khoản kinh phí không
nhỏ để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy.
Hiện nay với các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và hiệu quả có
thể làm giảm rõ rệt số lượng tử vong do tiêu chảy đồng thời làm giảm sự nhập
viện không cần thiết của hầu hết các trường hợp. Các phương pháp này ngày
càng được phổ biến rộng hơn tại cộng đồng, đã đóng góp thành công đáng kể
1
vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do
tiêu chảy gây ra.
Mọi hành vi về sức khỏe đều có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và
chết của một bệnh. Việc điều trị một bệnh chỉ được giải quyết một cách triệt


để khi cá nhân đó nhận ra những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khỏe
có hại do chính mình gây ra [24]. Muốn thực hiện có hiệu quả công tác phòng
bệnh tiêu chảy cho trẻ em tại một cộng đồng thì phải tìm hiểu các hành vi
hiện có của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi liên quan đến tỉ lệ mắc tiêu
chảy của cộng đồng đó [38].
Tại Quảng Trị mặc dù chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã và
vẫn được triển khai trong nhiều năm nay nhưng thời gian qua tình hình mắc
bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi còn khá phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt
là tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong do hành vi và việc thực hiện biện pháp
phòng bệnh của các bà mẹ chưa thật kỹ lưỡng, do tập quán thói quen, sự hiểu
biết, môi trường sống, các yếu tố khách quan…, vì vậy, sự hiểu biết của cộng
đồng về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy là rất quan trọng.
Đứng trước thực tế đó, để tìm hiểu tình hình mắc bệnh tiêu chảy và các yếu tố
liên quan, chúng tôi muốn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình tiêu chảy ở
trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Triệu Long,
huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tiêu chảy trẻ em
của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Triệu Phong, huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5
tuổi tại địa phương nghiên cứu.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TIÊU CHẢY TRẺ EM
1.1.1. Định nghĩa bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là hiện tượng đi cầu nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân
nhão, lỏng hay nước. Độ rắn mềm của phân do thành phần nước trong phân

quyết định: Phân có 85% nước gọi là nhão; phân có 88% nước gọi là lỏng:
phân có 90% nước gọi là lỏng như nước [32]. Theo OMS, tiêu chảy được
định nghĩa là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ, phân
lỏng là phân không thành khuôn. Tuy nhiên rất khó đưa ra một định nghĩa
chính xác về bệnh tiêu chảy, bởi vì số lần ỉa, khối lượng phân phụ thuộc nhiều
vào chế độ ăn uống và thay đổi tập quán của mỗi nước. Các bà mẹ còn có thể
dùng các từ ngữ khác nhau để mô tả tiêu chảy, chẳng hạn như: phân lỏng tóe
nước, có máu hoặc mũi, hoặc có nôn. Điều lưu ý là đối với trẻ bú mẹ thường
đi mỗi ngày một vài lần phân nhão thì không thể xem là tiêu chảy, đối với
những trẻ này, xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc
tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường.
Có hai khái niệm cần phân biệt với tiêu chảy, đó là:
- Phân bình thường được tống nhanh không phải là tiêu chảy.
- Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ thường có phân mềm, không
phải là tiêu chảy [theo WHO-1993].
1.1.2. Tại sao tiêu chảy nguy hiểm
Hai mối nguy hiểm chính của tiêu chảy là suy dinh dưỡng và tử vong.
Tử vong do tiêu chảy hầu hết thường gây ra bởi vì mất một lượng lớn muối và
nước từ cơ thể. Mặt khác, khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ ăn ít đi và khả năng hấp thu
1
các chất dinh dưỡng bị giảm, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể lại
tăng do nhiễm trùng, chính những yếu tố đó góp phần làm cho trẻ bị suy dinh
dưỡng và bệnh cảnh lâm sàng càng trở nên phức tạp hơn tạo thành một vòng
xoắn bệnh lý: Suy dinh dưỡng - Tiêu chảy - Suy dinh dưỡng. Chưa kể việc
các bà mẹ không nuôi dưỡng con của họ một cách bình thường khi chúng bị
tiêu chảy, ngay cả những ngày sau khi tình trạng tiêu chảy của chúng đã được
cải thiện [WHO-1993].
1.1.3. Phân loại tiêu chảy
Tiêu chảy được phân loại tùy thuộc vào thời gian của nó, một đợt tiêu
chảy kéo dài ít hơn 2 tuần là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài 2 tuần hay hơn là

tiêu chảy kéo dài [WHO-1993]. Theo Chu Văn Tường, bệnh tiêu chảy cấp ở
trẻ em thường diễn ra dưới 5 ngày. Trong một nghiên cứu của bác sỹ Phan
Thị Kim Ngân về tình hình tiêu chảy của trẻ em tại Bệnh Viện Trung Ương
Huế, tần suất tiêu chảy kéo dài trong các bệnh nhi tiêu chảy là: 2,82%, tập
trung nhiều ở trẻ dưới 24 tháng [29]. Cũng trong một nghiên cứu khác của
Phan Thị Kim Ngân về thời gian tiêu chảy thì tiêu chảy cấp dưới 3 ngày
chiếm 21,09%, thời gian trung bình của một đợt tiêu chảy cấp là 5,53 - 2,55
ngày. Theo Nguyễn Thị Kim Tiến, phần lớn thời gian tiêu chảy từ 1 - 4 ngày,
chiếm 78%, tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày chỉ chiếm 0,8% [35]. Ngày nay,
người ta xác định ba hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy gồm:
-Tiêu chảy phân lỏng cấp tính.
- Hội chứng lỵ.
- Tiêu chảy kéo dài [WHO-Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy].
Qua nghiên cứu của Đào Mạnh Hùng tại Bênh viện đa khoa Kon Tum
cho thấy sự phân bố như sau: tiêu chảy phân lỏng cấp tính chiếm 47,29%; hội
chứng lỵ chiếm 51,25%; tiêu chảy kéo dài chiếm 1,48% [19].
2
1.1.4. Dịch tễ học bệnh tiêu chảy
1.1.4.1. Các đường lây truyền
Tác nhân gây tiêu chảy thường lây truyền bằng đường phân – miệng
thông qua thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm.
1.1.4.2. Một số hành vi làm gia tăng sự lan truyền tác nhân gây bệnh tiêu
chảy
- Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu tiên của
cuộc đời.
Theo WHO, những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng
đầu tiên của cuộc đời có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp nhiều lần so với những
trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn, nguy cơ tử vong do tiêu chảy của
những trẻ này cũng lớn hơn một cách đáng kể. Nguyễn Thị Kim Tiến đã xác
định trẻ không bú mẹ có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp 1,6 lần so với trẻ được bú

mẹ. Vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ nhỏ đối với bệnh
tiêu chảy. Sữa mẹ có chứa Globulin miễn dịch chủ yếu là IgA (95%) và các
loại thuốc khác IgM, IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường
ruột và một số bệnh do virus [35].
- Tập quán cai sữa sớm (trước 1 tuổi): Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài sẽ làm
giảm chỉ số mắc và sự trầm trọng của một số bệnh tiêu chảy như lỵ trực trùng
và tả [32];[39]. Theo Phan Thị Kim Ngân, tỷ lệ tiêu chảy cấp của trẻ em
ngưng bú mẹ là 3,6% trong khi đó tỷ lệ tiêu chảy kéo dài là 15,46%,vậy có
thể xem việc ngưng bú mẹ sớm là nguy cơ của tiêu chảy kéo dài [28]. Đối với
những tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài ở nhóm không bú mẹ là
1,27%, nhóm cai sữa dưới 10 tháng tuổi là 12,76% [29].
- Cho trẻ bú sữa bình: Khi cho sữa vào một bình không sạch thì sẽ bị ô
nhiễm, nếu trẻ không bú hết sữa trong bình thì sự phát triển của vi khuẩn sẽ
xảy ra. Theo nghiên cứu của Bùi An Bình cho thấy trẻ bú bình có nguy cơ
3
tiêu chảy hơn trẻ ăn bằng chén thìa là 26,66% [3].
-Tập quán cho ăn sam sớm trước 4 tháng tuổi: Cho ăn sam không đúng,
quá sớm hay quá muộn đều dễ dẫn đến tiêu chảy suy dinh dưỡng. Nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Sơn tại một phường của thành phố Thái Nguyên cho kết
quả: Ăn bột dưới 4 tháng là yếu tố nguy cơ của tiêu chảy trẻ em [30].
- Trữ thức ăn đã nấu ở nhiệt độ phòng: Khi thức ăn nấu xong được trữ
để dùng, sau đó thức ăn có thể dễ dàng bị ô nhiễm do tiếp xúc ở bề mặt hoặc
vật chứa đựng. Nếu thức ăn được trữ vài giờ ở nhiệt độ phòng thì vi khuẩn
trong đó sẽ nhân lên nhiều lần [33]. Theo GS Đỗ Gia Cảnh, nguy cơ mắc
bệnh tả là không ăn thức ăn ngay sau khi nấu chín, ăn các loại thức ăn để quá
3 giờ không đun lại [9].
- Dùng nước uống đã bị nhiễm vi khuẩn đường ruột: Nước có thể bị
nhiễm bẩn ngay tại nguồn của nó hoặc trong suốt quá trình dự trữ tại nhà. Sự
ô nhiễm tại nhà là do bảo quản hoặc sử dụng không hợp vê sinh [40]. Theo
thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 1995, tỉ lệ mắc tiêu chảy trên toàn

thế giới khoảng 1 tỉ lượt/năm, trong đó chết 3,3 triệu/năm, có liên quan đến
nước không an toàn và vệ sinh [44].
- Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi xử lý phân, trước khi chuẩn bị
thức ăn: Thói quen rửa tay là một hành vi tốt bảo vệ sức khỏe chung, đặc biệt
có hiệu lực đối với việc phòng tiêu chảy.
- Không xử lý phân (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) một cách hợp vệ sinh:
Nhiều người thường cho rằng phân trẻ em là không nguy hiểm, nhưng thực
ra, chúng chứa rất nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh. Phân súc vật cũng chứa
nhiều vi sinh vật có thể truyền bệnh cho người.
1.1.4.3. Các yếu tố vật chủ liên quan đến sự gia tăng chỉ số mắc, mức độ
trầm trọng, thời gian bị bệnh tiêu chảy
- Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy và suy dinh dưỡng liên quan chặt chẽ với
4
nhau nhất là đối với những trẻ suy dinh dưỡng nặng, những trẻ đó sự hồi phục
niêm mạc ruột bị chậm trễ do thiếu Vitamin A, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Sự nghiêm trọng, kéo dài và nguy cơ dễ tử vong do tiêu chảy sẽ gia tăng đối
với những trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngược lại điều này sẽ làm cho tình trạng suy
dinh dưỡng trở nên trầm trọng hơn [40];[32];[33]. Theo nghiên cứu của BS
Phan Thị Kim Ngân cho thấy trong số tiêu chảy kéo dài ở các bệnh nhi điều
trị tại Bệnh Viện Trung Ương Huế từ năm 1990- 1994 có 85,1% trường hợp
suy dinh dưỡng, trong đó suy dinh dưỡng nặng chiếm 53,19% [29].
- Sởi: Tiêu chảy và lỵ thường gặp ở trẻ đang bị sởi hoặc mới khỏi bệnh
sởi trong vòng 4 tuần lễ, do trong thời gian này hệ thống miễn dịch bị tổn
thương. Nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Kim Tiến về mối tương quan giữa
tiêm phòng sởi và tiêu chảy cho thấy trẻ chưa tiêm phòng sởi có nguy cơ mắc
bệnh tiêu chảy gấp 2 lần trẻ đã tiêm phòng sởi [35].
- Bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ức chế miễn dịch: Tình trạng này có thể
tạm thời do một số bệnh nhiễm vi rus (như sởi), hoặc có thể kéo dài như ở
những người có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS). Nếu
tình trạng ức chế miễn dịch nặng thì tiêu chảy có thể xảy ra do các tác nhân

bất thường và bệnh cũng có thể kéo dài.
- Tuổi: Hầu hết tiêu chảy xảy ra trong hai năm đầu cuộc đời. Chỉ số mắc
bệnh cao nhất là ở nhóm trẻ 6-11 tháng, khi mới tập ăn sam [7];[40];[32].
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cho điều này, một nghiên cứu cộng đồng trẻ
dưới 5 tuổi tại thành phố Hố Chí Minh của Lê Thế Thự cho thấy số mắc tiêu
chảy ở trẻ dưới 2 tuổi là 87%, ở trẻ dưới 5 tuổi là 69%. Theo Lê Hoàng Ninh
và cộng sự đã xác định tỉ lệ chết do tiêu chảy ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi là 14,7%,
nhóm trẻ từ 1- 4 tuổi 12%, nhóm dưới 5 tuổi là 13,55% [33].
1.1.4.4. Các yếu tố thuộc về bà mẹ và mức sống hộ gia đình
- Nghiên cứu của Nguyễn Thành Quang cho rằng: Bà mẹ chưa có kiến
thức về phòng chống bệnh tiêu chảy là một trong các nguyên nhân quan trọng
5
làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em [37].
- Trình độ học vấn của bà mẹ có ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức
phòng bệnh tiêu chảy, cách chăm sóc trẻ từ đó ảnh hưởng tới nguy cơ mắc
tiêu chảy. Nghề nghiệp của mẹ có ảnh hưởng tới thời gian cho trẻ bú, thời
gian và cách chăm sóc trẻ, mức thu nhập hộ gia đình từ đó có ảnh hưởng khả
năng mắc tiêu chảy.
1.1.4.5. Tính chất mùa
Người ta nhận thấy tình trạng tiêu chảy trẻ em có sự khác biệt theo mùa
ở nhiều địa dư khác nhau. Ở những vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn thường
xảy ra vào mùa nóng, ngược lại tiêu chảy do virus, đặc biệt là Rota virus lại
xảy ra cao điểm vào mùa đông. Ở những vùng nhiệt đới, tiêu chảy do Rota
virus xảy ra quanh năm nhưng tăng vào các tháng khô và lạnh, ngược lại tiêu
chảy do vi khuẩn lại xuất hiện cao điểm vào giao điểm giữa mùa mưa và
nóng. Tỷ lệ mắc tiêu chảy kéo dài cũng dao động theo mùa giống như tiêu
chảy cấp [45]. Ở Việt Nam, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào cho thấy tỉ
lệ mắc tiêu chảy trẻ em ĐakLak từ 1994-1995 xảy ra cao điểm vào tháng 4, 5,
6 trong năm [14].
1.1.4.6. Các nhiễm trùng không triệu chứng

Những người nhiễm trùng không triệu chứng đóng vai trò quan trọng
trong việc lây lan các mầm bệnh đường ruột, đặc biệt là họ không biết mình bị
nhiễm trùng, không quan tâm đến vệ sinh, đi lại từ nơi này sang nơi khác một
cách bình thường. Tỉ lệ này cao hơn ở trẻ trên 2 tuổi nhờ có sự phát triển miễn
dịch chủ động. Kết quả xét nghiệm người lành trong vụ dịch tả tại Thái Bình
năm 2000 của Nguyễn Đồng Lịch cho thấy tỉ lệ người lành có mầm bệnh
dương tính từ 5,71% đến 12,5%[24].
1.1.4.7. Các vụ dịch
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em trên nhiều nước và có thể ảnh hưởng
6
nghiêm trọng lên tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ[34]. Nó là bệnh
có mặt ở khắp nơi trên thế giới và liên quan đến môi trường sống. Loài người
đã từng gánh chịu những tổn thất to lớn do những vụ dịch và đại dịch tiêu
chảy gây ra. Theo ghi nhận từ năm 1817 đến nay, trên thế giới đã có 7 vụ đại
dịch do tả gây ra, gây thương vong cho hàng triệu người. Các vụ dịch lan từ
Ấn Độ đến các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Ngoài ra,
còn có một số vụ dịch lỵ trực khuẩn ở Trung Mỹ, Trung Phi và Nam Phi.
Ở Việt Nam, trước năm 1950 các vụ dịch tả do Vibrio cholerae cổ điển
gây ra. Năm 1980, tỉ lệ mắc bệnh tả có giảm dần đến 1982, tỉ lệ mắc chung là
7/1.000 [2]. Theo kết quả của Nguyễn Thu Yến, từ năm 1986-2000 cho thấy
bệnh có xu hướng giảm rõ rệt từ tỉ lệ 9,13/100.000 xuống còn 0,14/100.000,
bệnh xảy ra chủ yếu ở miền Trung và miền Nam [43].
1.1.5. Căn nguyên của tiêu chảy
1.1.5.1. Rotavirus
Chương trình CDD của tổ chức y tế Thế giới(WHO) đã tiến hành nghiên
cứu dài hạn (1987-1992) về nhiễm Rotavirus của trẻ em dưới 2 tuổi ở
Achentina, Cộng Hoà Trung Phi, Colombia, Hồng Kông, Ấn Độ và Srilanca
đã nhận thấy: Rotavirus gây tiêu chảy là nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em dưới 1
tuổi, chiếm 12-25% các trường hợp [45]. Nó là tác nhân quan trọng nhất gây
tiêu chảy nặng và đe doạ tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn thế giới. Ở

các nước phát triển có 35-52% trẻ em bị tiêu chảy cấp do Rotavirus. Ở các
nước đang phát triển Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và
tử vong cho trẻ em dưới 1 tuổi [17]. Khoảng 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi bị ít nhất 1
đợt tiêu chảy do Rotavirus, nó có khả năng lây lan trực tiếp từ người sang
người [45].
1.1.5.2. ETEC (Enterotoxigenic Escherichia coli)
ETEC chiếm 10-20% các trường hợp [40];[45]. Nó là tác nhân quan
7
trọng gây tiêu chảy cấp phân toé nước cả trẻ em và người lớn tại các nước
đang phát triển, ETEC lây lan chủ yếu qua nước và thực phẩm bị ô nhiễm
[40].
1.1.5.3. Shigella
Shigella chiếm 5-15% các trường hợp [41];[45]. Nó là tác nhân quan
trọng nhất gây bệnh lỵ, đã được tìm thấy trong khoảng 60% các đợt lỵ do
Shigella lây lan chủ yếu trực tiếp từ người. Trong hầu hết các đợt lỵ nặng, có
thể xuất hiện phân tóe nước.
1.1.5.4. Campylobacter jejuni
Campylobacter jejuni chiếm 10-15% các trường hợp [41];[45]. Nó lây
lan qua tiếp xúc phân,nước uống bẩn, dùng thực phẩm bị ô nhiễm. C.Jejuni có
thể gây tiêu chảy tóe nước (chiếm 2/3 trường hợp) hoặc hội chứng lỵ (chiếm
1/3 các trường hợp).
1.1.5.5. Vibrio cholerae 01
Vibrio cholerae chiếm 5-10% ở những vùng lưu hành dịch [41];[45]. Có
hai typ sinh vật và hai typ huyết thanh. V.Cholerae 01 gây tiêu chảy không
qua xâm nhập mà qua trung gian độc tố tả, làm xuất tiết ồ ạt nước và điện giải
ở ruột non. Tiêu chảy có thể nặng dẫn tới tình trạng mất nước và trụy mạch
trong vòng vài giờ nếu không bồi phụ nước và điện giải kịp thời. Trong
những vùng lưu hành dịch, trẻ em cũng bị tả nhiều như người lớn [45].
1.1.5.6. Salmonella
Salmonella (non typhoid) chiếm 1-5% các trường hợp [41]. Hầu hết

nhiễm Salmonella không gây thương hàn là do lây từ súc vật nhiễm trùng
hoặc các thức ăn động vật đã bị ô nhiễm. Tiêu chảy do Salmonella thường là
phân tóe nước, nhưng đôi khi cũng có biểu hiện như hội chứng lỵ
1.1.5.7. Cryptosporidia
Cryptosporidia (đơn bào) chiếm 5-15% các trường hợp [17]. Nó là một
8
ký sinh trùng thuộc họ Coccidian gây bệnh ở trẻ nhỏ, ở những bệnh nhân bị
suy giảm miễn dịch và nhiều loại gia súc. Triệu chứng tiêu chảy thường
không nặng và không kéo dài (trừ những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch do
suy dinh dưỡng hay do AIDS)[18];[39].
1.1.5.8. Không tìm thấy tác nhân gây bệnh
Các trường hợp này chiếm 20-30% [40];[52]. Hiện nay một căn nguyên
gây tiêu chảy mới đang được công bố đó là Cyclospra, là một ký sinh trùng
cấu hình giống như Crytopridium nhưng kích thước to hơn. Cyclospora gây
nên tiêu chảy kéo dài, tỉ lệ mắc bệnh là 0,2% trên tổng số dân nghiên cứu [8].
Ngoài ra, do sai lầm trong chế độ ăn, sử dụng kháng sinh, dị ứng thức ăn cũng
gây tiêu chảy nhưng không do nhiễm trùng.
1.1.6. Sinh lý bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy xảy ra khi có rối loạn vận chuyển nước và điện giải ở ruột
non, cơ chế này cũng là cơ sở cho liệu pháp bù dịch bằng đường uống và nuôi
dưỡng. Tiêu chảy phân nước xảy ra do 2 cơ chế chính: xuất tiết và thẩm thấu.
Nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra tiêu chảy bởi 2 cơ chế này. Tiêu chảy
xuất tiết xảy ra phổ biến hơn tiêu chảy thẩm thấu, cả hai loại tiêu chảy cũng
có thể xảy ra trên cùng cơ thể.
- Tiêu chảy xuất tiết: Khi bài tiết dịch (nước và muối) vào lòng ruột
không bình thường sẽ gây ra tiêu chảy xuất tiết. Việc này xảy ra khi hấp thu
Natri ở nhung mao ruột bị rối loạn, trong khi xuất tiết Clo ở vùng hẽm tuyến
vẫn tiếp tục hay tăng lên. Sự tăng bài tiết này gây nên đã dẫn đến mất nước và
muối của cơ thể qua phân lỏng. Trong tiêu chảy do nhiễm trùng, những thay
đổi này có thể do tác động của độc tố vi khuẩn như: E.Choli sinh độc tố hay

phẩy khuẩn tả 01 hoặc virus như Rotavirus lên niêm mạc ruột.
- Tiêu chảy thẩm thấu: Niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào bị
”rò rĩ”, muối và nước vận chuyển qua lại rất nhanh để duy trì sự cân bằng
thẩm thấu giữa lòng ruột và dịch ngoại bào. Vì vậy tiêu chảy thẩm thấu xảy ra
9
khi ăn một chất có độ hấp thu kém và độ thẩm thấu cao.
Nếu chất đó là dung dịch đẳng trương, nước và điện giải qua lòng ruột
không được hấp thu lại gây tiêu chảy, thuốc tẩy như Magiêsium Sulphat có cơ
chế tác dụng như vậy. Cơ chế này cũng xảy ra với trẻ thiếu men Lactoza hoặc
ở trẻ không dung nạp Glucose.
Nếu trẻ uống dung dịch hấp thu kém như loại dung dịch ưu trương thì
nước và điện giải sẽ từ dịch ngoại bào vào lòng ruột cho đến khi độ thẩm thấu
ở lòng ruột bằng dịch ngoài tế bào và máu. Hiện tượng trên làm tăng khối
lượng phân và điều quan trọng hơn là gây kiệt nước cơ thể do mất nước. Vì
lượng nước mất nhiều hơn điện giải nên gây hiện tượng tăng Natri máu.
1.1.7. Điều trị tiêu chảy trẻ em
1.1.7.1. Điều trị tiêu chảy tại nhà
Phương pháp điều trị tiêu chảy trong những năm gần đây đã có nhiều sự
thay đổi. Ngày nay, tiêu chảy tự nó không được xem như một bệnh mà là biểu
hiện của một tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá. Tiêu chảy thường là do
sự rối loạn tiết dịch và các chất điện giải quá mức vào lòng ruột như trong các
trường hợp tiêu chảy do độc tố hay tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong
lòng ruột; sự tiết dịch vào lòng ruột có tác dụng tẩy sạch, đẩy độc tố, tác nhân
gây bệnh ra ngoài, vì vậy có tác dụng làm giảm bệnh.
Có thể nói rằng, sau Hội nghị Alma Ata ở Liên Xô (cũ) năm 1978 có
một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực nhi khoa, nhất là với trẻ em dưới
5 tuổi. Với chăm sóc sức khỏe ban đầu người ta có thể hướng dẫn các bà mẹ
tự chăm sóc con mình tránh ba bệnh chủ yếu gây tử vong trẻ em (suy dinh
dưỡng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp). Các trường hợp tiêu chảy được
chăm sóc tại nhà dựa theo 3 nguyên tắc mà WHO đã hướng dẫn như sau:

* Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước.
Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch bị
mất qua phân và nôn. Thường có thể phòng được mất nước nếu cho uống đủ
10
lượng dịch ngay khi trẻ mới bị tiêu chảy.
Nhiều loại dịch tại nhà có thể cho trẻ uống nhằm xử trí sớm để phòng
bệnh mất nước. Tại nhiều nước người ta khuyến nghị các loại dịch uống tại
nhà khác nhau như: cháo nấu từ gạo hay các loại ngũ cốc, súp, hoặc cho uống
nước trắng kèm bữa ăn, một số nước dùng dung dịch Oresol (ORS) như là
một loại dung dịch pha chế tại nhà. Mặt khác, sữa mẹ được xem như là thức
ăn để nuôi dưỡng trẻ nhưng nó cũng được coi như là dịch uống tại nhà rất
quan trọng, vì vậy cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.
Những trẻ đã được bù dịch ở cơ sở y tế thì ở nhà cần được tiếp tục uống
ORS cho tới khi hết tiêu chảy. Trong mọi điều kiện, các loại dịch tại nhà cần
đáp ứng được những yêu cầu chính sau đây:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi uống với khối lượng lớn. Không cho trẻ
uống các loại nước ngọt, trà đường. Nếu dung dịch có muối thì lượng muối
không vượt quá 50 mmol/l.
- Dễ chấp nhận: dịch phải là loại mà các bà mẹ tin tưởng và chấp nhận
cho trẻ uống với số lượng lớn và trẻ cũng phải quen.
- Dễ pha chế: các chất pha chế phải quen thuộc với dân chúng, không đòi
hỏi nhiều thao tác hay thời gian để pha chế. Thành phần các chất và dụng cụ
đo lường phải sẵn có và không đắt tiền.
- Có hiệu quả: dịch uống phải vừa an toàn,vừa hiệu quả. Tuy nhiên hiệu
quả các loại dịch không giống nhau do thành phần của chúng.
* Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng.
Khi trẻ tiêu chảy, cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Đối với trẻ dưới 6 tháng
tuổi không được nuôi bằng sữa mẹ mà nuôi bằng thức ăn nhân tạo hoặc sữa
bò thì sữa cần pha loảng ½.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy cần cho ăn thức ăn mềm hoặc nửa

đặc nửa lỏng. Nói chung, các loại thức ăn này phải cung cấp ít nhất ½ năng
11
lượng của khẩu phần ăn. Cho ăn ít nhưng nhiều lần trong ngày thì tốt hơn cho
ăn nhiều nhưng ít lần. Sau khi hết tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ ăn thêm ít nhất
một bữa mỗi ngày trong 2 tuần, cho ăn những thức ăn giàu chất dinh dưỡng
như đã cho ăn trong khi tiêu chảy. Trẻ suy dinh dưỡng, cần phải cho ăn chế
độ ăn này trong thời gian dài hơn.
* Các bà mẹ cần biết khi nào đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Để thực hiện được điều này cần hướng dẫn người mẹ theo dõi biết tiêu
chảy, mất nước đang nặng thêm hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác. Các
dấu hiệu cho biết tiêu chảy đang nặng hay mất nước đang tiến triển mà bà mẹ
có thể nhận ra với các dấu hiệu như là:
+ Khi trẻ đi ngoài phân tóe nước.
+ Nôn liên tục.
+ Khát nước gia tăng.
+ Trẻ ăn uống kém hơn bình thường.
+ Trẻ sốt cao.
+ Có máu trong phân.
Và cần phải đem trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
1.1.7.2. Điều trị tiêu chảy trẻ em tại cơ sở y tế
LIỆU PHÁP BÙ DỊCH
Mục đích của liệu pháp bù dịch khi tiêu chảy là nhanh chóng bù lại sự
thiếu hụt nước, điện giải đã mất và sẽ mất thêm cho đến khi tiêu chảy ngừng
hẳn [17];[39];[42]. Liệu pháp bù dịch được tiến hành kết hợp với việc sử dụng
cả thuốc điều trị tiêu chảy trẻ một cách hợp lý.
* Bù dịch bằng đường uống: Bù dịch bằng đường uống dựa trên
nguyên tắc hấp thu Natri cùng với nước và các chất điện giải khác của ruột
tăng lên do sự hấp thu chủ động của một số chất như glucose[6];[7];[45].Để
cho việc bù dịch bằng đường uống thành công thì nên cho uống thường xuyên
12

nhưng với lượng nhỏ [17]. Các loại dịch thường sử dụng, đó là:
- Dung dịch Oresol (ORS): là một hỗn hợp muối bù dịch bằng đường
uống khi hoà tan trong nước. ORS được dùng để điều trị hàng triệu bệnh nhân
tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, do các nguyên nhân khác nhau và đã được chứng
minh tính an toàn và hiệu quả của nó. Sử dụng ORS cùng với uống nước bình
thường hoặc bú sữa mẹ đều hiệu quả [39];[42];[45]. Một số nước có chủ
trương dùng ORS cho mọi trường hợp tới cơ sở y tế dù bệnh nhi có bị mất
nước hay không. Dung dịch Oresol là loại dịch bù bằng đường uống tốt nhất
hiện nay.
- Một số loại dung dịch tự pha khác mặc dù không đảm bảo thích hợp
như dung dịch ORS nhưng vẫn có tác dụng phòng mất nước bằng đường
uống. Các dung dịch như là: súp, nước cháo, sữa chua hoặc nước trắng cũng
sẽ có hiệu quả khi pha thêm một ít muối, trung bình 3 gam cho 1 lít nước
[42];[45].
* Bù dịch bằng đường tĩnh mạch: trong những trường hợp mất nước
nặng phải bù dịch bằng đường tĩnh mạch nhằm nhanh chóng bồi phụ lại khối
lượng tuần hoàn và điều trị shock. Việc bù dịch bằng đường tĩnh mạch chỉ
được thực hiện ở các cơ sở y tế [41];[45].
SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
Theo nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh và cộng sự về việc điều trị trẻ
bị tiêu chảy tại Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em cho thấy: đối với trẻ tiêu chảy
cấp thì vấn đề sử dụng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng không được
đặt ra mà chủ yếu là bù đủ nước và điện giải sớm, đầy đủ là yếu tố quyết định
thành công [23]. Nguyễn Anh Dũng và Đặng Đức Trạch đã nghiên cứu tình
hình bệnh tiêu chảy tại khoa nhi các bệnh viện cho thấy rằng đối với tiêu chảy
do vi khuẩn hay ký sinh trùng thì việc sử dụng kháng sinh là rất hạn chế và
phải cân nhắc cẩn thận. Riêng đối với bệnh tả là bệnh có tính nghiêm trọng dễ
gây thành dịch, hơn nữa V.cholerae 01 nhạy cảm với Tetracyclin,
13
Trimethoprim-Sulfamethorazol nên phải chỉ định kháng sinh sớm [13].

Trong chương trình CDD của WHO cho rằng; không dùng thuốc cầm tiêu
chảy và thuốc chống nôn cho trẻ, vì nó không có tác dụng mà còn gây nguy
hiểm [42].
1.2. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY TRẺ EM
1.2.1. Các biện pháp phòng chống tiêu chảy trẻ em
Công tác phòng chống tiêu chảy trẻ em phần lớn các biện pháp nhằm vào
các cách nuôi trẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, cung cấp nước sạch, xử
lý phân an toàn, gây miễn dịch dự phòng[40];[45]. Các biện pháp hiện nay
nhằm vào xây dựng hành vi có lợi đối với phòng bệnh tiêu chảy cho các bà
mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi trong cộng đồng, đó là những biện pháp có kết
quả lâu dài [38];[41].
- Nuôi con bằng sữa mẹ: trên thực tế gần như tất cả các bà mẹ đều có thể
thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Qua các nghiên cứu về bệnh tiêu chảy trẻ
em, tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ luôn luôn ở mức độ cao hơn [3];[11];[28]. Trẻ
được nuôi bằng sữa mẹ thì ít bị tiêu chảy hơn, nếu có mắc thì cũng nhẹ hơn và
ít nguy cơ tử vong hơn so với trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Theo nghiên
cứu của Bùi An Bình, trên 68 trẻ bú mẹ hoàn toàn, có 63 trẻ không mắc bệnh
tiêu chảy chiếm 92,64%, chỉ có 5 trẻ mắc tiêu chảy với tỉ lệ 7,35% trong khi
đó tỉ lệ không mắc của nhóm không bú sữa mẹ là rất thấp 2,08% [3].
- Cải thiện tập quán cho trẻ ăn sam: ăn sam là quá trình tập cho trẻ quen
dần với chế độ ăn của người lớn, là quá trình nuôi trẻ tập cho trẻ thích ứng với
sự chuyển đổi chế độ ăn từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ sang
một chế độ ăn sử dụng đều đặn các thực phẩm có sẵn trong bữa ăn gia đình.
Ăn sam thường bắt đầu khi trẻ được 4-6 tháng tuổi, vì thời kỳ này nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ cao hơn và lượng sữa mẹ có hạn không đáp ứng nhu cầu.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của trẻ, nếu cho ăn sam không đúng qui cách
14
thì trẻ dễ bị mắc tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Ăn sam đúng phụ thuộc vào nhiều
vấn đề: thời điểm cho ăn sam, ăn các loại thức ăn, cách chế biến bảo quản…
[28]. Trẻ được ăn sam từ tháng thứ 5, vì đến tháng tuổi đó trẻ mới có hệ thống

men tiêu hoá tinh bột, protid, lipid…hoàn chỉnh, có thể tiêu hoá được thức ăn
[35]. Nếu cho ăn sam sớm (trước 4tháng), thức ăn không được tiêu hoá hết
dẫn đến tiêu chảy. Nghiên cứu của Popkin nhận thấy số trẻ ăn sam dưới 5
tháng thì tần số mắc tiêu chảy gấp 2 lần so với nhóm trẻ cùng tuổi chưa ăn
sam, hoàn toàn bú mẹ[45].
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống: việc giữ cho nguồn
nước luôn đảm bảo vệ sinh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là nguồn nước uống,
nước dùng chế biến thức ăn [41]. Những gia đình có đủ nước sạch để sử dụng
thì ít bị bệnh tiêu chảy hơn những gia đình thiếu nước hoặc dùng nguồn nước
bị ô nhiễm. Một nghiên cứu bệnh chứng của Nguyễn Thị Kim Tiến và cs cho
thấy rằng một trong bốn yếu tố nguy cơ có ý nghĩa của tiêu chảy kéo dài ở trẻ
em dưới 3 tuổi thuộc khu vực miền Nam Việt Nam là sử dụng nước giếng
không hợp vệ sinh [35].
- Rửa tay: bà mẹ có thể bảo vệ con mình tránh mắc tiêu chảy bằng cách
thực hiện một vài biện pháp vệ sinh. Một trong những biện pháp rất quan
trọng là rửa tay, đặc biệt là trong phòng lây lan Shigella. Một công trình
nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy việc rửa tay bằng nước và xà phòng đã
giảm tần suất lây lan của các trường hợp lỵ tại nhà xuống 7 lần. Ở Việt Nam,
Nguyễn Thị Kim Tiến kết luận từ nghiên cứu của mình rằng: người nuôi
dưỡng trẻ không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện có
nguy cơ mắc tiêu chảy gấp 3 lần so với nhóm có thói quen rửa tay [35].
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh: Sử dụng hố xí thích hợp có thể làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Một nghiên cứu bệnh chứng ở huyện Tumpat,
Malaisia kết quả cho thấy các yếu tố làm tăng khả năng mắc tiêu chảy của trẻ
em là: các hộ gia đình không có hố xí hoặc hố xí không đủ nước dội hoặc sự
15
có mặt của vật nuôi trong nhà.
- Xử lý an toàn phân trẻ em: ở nhiều nơi người ta cho rằng phân trẻ em là
vô hại nhưng thực tế trẻ em hay bị nhiễm trùng các vi sinh vật gây bệnh
đường ruột và trẻ em là một nguồn bệnh nguy hiểm lây lan cho người khác.

Trường hợp trẻ đang bị tiêu chảy hay bị nhiễm trùng không triệu chứng thì
phân trẻ lại càng nguy hiểm hơn [7];[41].
- Tiêm phòng sởi: những trẻ đang mắc bệnh sởi hay vừa khỏi bệnh trong
vòng 4 tuần đầu thì dễ bị mắc tiêu chảy hoặc lỵ nặng và dễ tử vong. Tiêm
vacxin phòng sởi cho trẻ lúc 9 tháng tuổi có thể phòng ngừa được 25% số tử
vong liên quan tới tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi [7];[40].
1.2.2.Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
Đinh Sĩ Hiển và Đặng Đức Trạch đã nghiên cứu và đề xuất các biện
pháp dự phòng không đặc hiệu để khống chế các bệnh tiêu chảy và cho rằng:
- Cải thiện môi trường là biện pháp cơ bản và lâu dài nhằm giải quyết
nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm, khống chế tối đa tỉ lệ mắc bệnh
đường ruột nói chung và tiêu chảy nói riêng. Trước mắt cần vệ sinh nguồn
nước, xử lý phân, chất thải, vệ sinh nhà ở, vệ sinh thực phẩm… Phát động và
duy trì các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch tốt trong cộng đồng.
- Khống chế bệnh dịch đường ruột: Tăng cường hệ thống giám sát, dự báo
phát hiện dịch. Khi có dịch xảy ra kịp thời cứu chữa người bệnh, làm giảm tử
vong, xử lý nguồn lây và bảo vệ khối cảm thụ làm hạn chế mắc và dập tắt dịch.
- Triển khai chiến dịch truyền thông về 3 công trình vệ sinh (nhà tắm, hố
xí, giếng nước) một cách thường xuyên tại cộng đồng, đặc biệt là vùng sâu
vùng xa và vùng dân tộc thiểu số
Theo đề xuất của tổng kết 5 năm triển khai chương trình phòng chống
tiêu chảy tại Việt Nam là đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền nuôi con bằng sữa
mẹ, cho ăn sam đúng cách, các tập quán vệ sinh cá nhân, cải thiện nước uống.
16
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các cặp bà mẹ và con dưới 5 tuổi đang sinh sống tại xã Triệu
Long,huyện Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Triệu Long,huyện Triệu Phong,tỉnh
Quảng Trị.
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thực hiện tháng 6 năm 2011
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp điều tra ngang
2.4.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu toàn bộ: Tất cả các bà mẹ có con dưới 5 tuổi của xã
Cỡ mẫu: 400 cặp bà mẹ và con dưới 5 tuổi
2.4.3. Chọn mẫu
Tiến hành chọn mẩu theo phương pháp PPS dựa vao khung mẩu có sẳn
của trẻ em dưới 5 tuổi Xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quang Trị, có
18 thôn, ở mỗi thôn chúng tôi tuần tự các bước tiến hành như sau:
- Lập danh sách các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi. Tuổi của con được
đưa vào mẫu nghiên cứu tính theo tháng (dưới 60 tháng) kể từ ngày điều tra.
- Xã chỉ có 400 cặp bà mẹ và con dưới 5 tuổi chọn tất cả các cặp bà mẹ
và con.
17
2.4.4. Các chỉ số nghiên cứu
- Những thông tin về đặc điểm chung
- Nơi cư trú
- Tuổi
- Trình độ văn hóa
- Nghề nghiệp
- Kinh tế gia đình
- Số con
- Những thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, điều trị
bệnh tiêu chảy
+ Kiến thức

- Định nghĩa về tiêu chảy
- Hiểu biết về phòng tiêu chảy
- Hiểu biết về hành vi có hại làm tăng mắc tiêu chảy
- Hiểu biết xử trí tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy
+ Thái độ đối với bệnh tiêu chảy
- Thái độ đối với xử trí tiêu chảy
+ Thực hành của các bà mẹ khi trẻ bị tiêu chảy
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Thời gian cho ăn dặm
- Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị mắc tiêu chảy
- Rửa tay thường xuyên
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
- Các yếu tố liên quan đối với tiêu chảy của trẻ
- Số con trong gia đình
- Tình trạng suy dinh dưỡng
- Tuổi của trẻ
18
- Kinh tế gia đình
- Liên quan giữa hiểu biết, thái độ và thực hành phòng tiêu chảy
2.4.5. Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước để điều tra qua phỏng vấn các bà
mẹ về các thông tin, kiến thức có liên quan đến tiêu chảy đồng thời quan sát
các hành vi thực hành các kiến thức đó.
Bảng điều tra cá nhân được thiết lập sẵn, gồm 3 phần: thông tin chung,
kiến thức liên quan đến tiêu chảy và việc thực hành các kiến thức đó.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát tại nhà, các thông tin thu
được chúng tôi đánh dấu vào phiếu điều tra, hỏi đến đâu phải ghi vào phiếu
điều tra đến đó để tránh nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Để cho các bà mẹ hợp tác tốt với điều tra viên thì phải chọn thời điểm bà
mẹ rảnh rỗi.

Điều tra viên (ĐTV) được chọn là các cán bộ y tế xã, y tế thôn và đội
YTDP của Trung tâm y tế. Trước khi điều tra, tiến hành tập huấn hướng dẫn
các kỹ thuật phỏng vấn, kỹ thuật quan sát cho các ĐTV. Mỗi ĐTV đảm trách
khoảng 20-30 bà mẹ được chọn. Điều tra viên tiến hành điều tra theo danh
sách số bà mẹ đã được chọn vào mẫu trên từ 1/6/2011 đến 30/6/2011.
2.4.6. Xác định các biến số
- Đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Định nghĩa tiêu chảy: kể đủ 2 tiêu chuẩn theo WHO thì được xác định là
đủ, nếu trả lời được 1 trong 2 tiêu chuẩn thì xác định là biết không đủ, nếu trả lời
không biết hoặc ngoài 2 tiêu chuẩn trên thì cũng xem như là không biết.
- Hành vi có hại: nếu kể được 4 hành vi trở lên (trên 4/6)thì xác định là biết
đủ, nếu kể được dưới 4 hành vi (< 4/6) thì xác định là biết không đủ, nếu bà mẹ
trả lời không biết hoặc ngoài 6 hành vi đã xác định thì xem là không biết.
19
- Hành vi có lợi: nếu bà mẹ kể được từ 5 hành vi trở lên(≥ 5/7) thì xác
định là biết đủ, nếu bà mẹ kể được dưới 5 hành vi có lợi (< 5/7) thì được đánh
giá là biết không đủ, nếu bà mẹ trả lời không biết hoặc ngoài 7 hành vi xác
định thì xem là không biết.
- Xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy: nếu bà mẹ kể đủ 2 biện pháp (bù dịch
bằng đường uống, đưa trẻ đến cơ sở y tế) thì xác định là đủ, nếu chỉ kể được 1
trong 2 biện pháp trên thì xác định là không đủ, nếu trả lời không biết hoặc
ngoài 2 biện pháp trên thì xem là không biết.
- Đánh giá kiến thức: được tính như sau
+ Biết đủ: 2 điểm: Tốt
+ Biết không đủ: 1 điểm; Không biết: 0 điểm: Không tốt
Bà mẹ được đánh giá là biết đủ khi đạt 8 điểm
Bà mẹ được đánh giá là biết không đủ khi đạt < 8 điểm
Bà mẹ được đánh giá là không biết khi đạt 0 điểm
- Đánh giá thái độ của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Thái độ của bà mẹ đối với tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu chảy là nguy

hiểm thì được xem là thái độ tích cực (tốt), nếu ngược lại thì được xem là không
tích cực (không tốt), nếu trả lời không biết thì xem là không đánh giá được
- Thái độ của bà mẹ đối với xử trí tiêu chảy: nếu bà mẹ xác định tiêu
chảy có lây lan thì được xem là tích cực, nếu bà mẹ xác định ngược lại thì
được xem là không tích cực, bà mẹ trả lời không biết thì xem là không đánh
giá được.
- Đánh giá thực hành của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em
- Kỹ năng thực hành: bà mẹ thực hành đúng thì tính: 1 điểm/hành vi, nếu thực
hành sai thì tính: – 1 điểm/hành vi, nếu không thực hành được thì tính: 0 điểm.
20
- Xếp loại thực hành: nếu bà mẹ được ≥ 5điểm thì xem là thực hành tốt,
nếu bà mẹ được < 5 điểm thì được xem là thực hành không tốt.
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU
+ Các bộ câu hỏi sau khi được phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù hợp,
sự hoàn tất của bộ câu hỏi. Dữ kiện sẽ được mã hoá và nhập vào máy tính, sử
dụng phần mềm EXELL.
+ Phân tích kết quả:
- Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nghiên cứu thông qua
các biến số, chỉ số, số liệu có được từ chương trình Analysis, dùng biểu đồ.
- Test thống kê trong phân tích số liệu: Trong luận văn này được sử
dụng χ
2
test, bảng 2 hàng, 2 cột. Test χ
2
được áp dụng khi so sánh nhiều (>2)
tỷ lệ quan sát, nhiều (>2) phân phối quan sát.Trong trường hợp này, khi so
sánh ta cần áp dụng χ
2
test.
- Test χ

2
còn được áp dụng để nhận định các mối liên quan giữa hai
hiện tượng có nhiều số liệu:
(Qi – Li)
χ
2
= ∑
Li
Trong đó:
• Qi: Là tần số thực nghiệm (tần số quan sát)
• Li: Là tần số lý thuyết (tần số mong đợi)
So sánh χ
2
tính được với χ
2
α
trong bảng χ
2
Nếu χ
2
≥ χ
2
α
: sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với α < 0,05.
Nếu χ
2
≤ χ
2

α
: sự

khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng hai hàng cột: χ
2
α
= 3,841
Sử dụng χ
2
test cho bảng 2 x 2
21
Thường sử dụng công thức tính nhanh (chỉ cho bảng 2 x 2):
χ
2
= n (ad – bc)
2
/ efgh
Điều kiện áp dụng test χ
2
cho bảng 2 x 2 là tất cả 4 giá trị mong đợi
của bảng phải > 5. Trong trường hợp điều kiện này không được áp dụng
(thường xảy ra khi nghiên cứu với mẫu nhỏ mà tỷ lệ quan sát thấp), ta phải
dùng công thức χ
2
hiệu chỉnh của Yates (Yates correction for continuity) ký
hiệu là χ
2
c
:

χ
2
c
= n ([ad – bc ] – ½ n) / efgh
2.6. SAI SỐ VÀ KIỂM SOÁT SAI SỐ
- Sai số đo thông tin: Hạn chế bằng cách tập huấn kỹ cho nhóm điều tra.
- Sai số nhớ lại: Đối với mục có bệnh hay không có bệnh, hạn chế chỉ
hỏi các bà mẹ các dấu hiệu trong vòng 2 tuần gần đây.
- Sai số do người điều tra: Hạn chế bằng cách kiểm tra sai sót trong từng
bảng câu hỏi, điều tra lại những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu.
22
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi của mẹ
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của mẹ
Tuổi mẹ n Tỷ lệ %
Dưới 25 tuổi 62 31,0
Từ 25-35 tuổi 115 57,5
Trên 35 tuổi 23 11,5
Tổng cộng 200 100
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi các bà mẹ
- Nhóm tuổi của mẹ dưới 25 tuổi: 31%, 25 - 35 tuổi: 57,7%, trên 35
tuổi: 11,55%.
3.1.2. Nghề nghiệp của mẹ
Bảng 3.2. Phân bố nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp của mẹ n Tỷ lệ %
Làm nông 199 99,5
Nội trợ 0 0
Buôn bán 0 0

Công chức 1 0,5
Thất nghiệp 0 0
Khác 0 0
Tổng cộng 200 100
23

×