Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi và chuyện cổ tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.07 KB, 56 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Bậc học này có mục tiêu: “ Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học
lớp 1”.[5, trang 18]
Lứa tuổi mẫu giáo bé (3-4 tuổi ) là giai đoạn đầu của lứa tuổi mẫu
giáo có hoạt động vui chơi mà trọng tâm là trò chơi đóng vai theo
chủ đề là hoạt động chủ đạo. Tuy trò chơi đóng vai theo chủ đề vừa
mới xuất hiện và còn non yếu nhưng nó bắt đầu tạo ra ở trẻ một cấu
tạo tâm lý mới, một nhân cách với cấu trúc còn hết sức đơn giản,
nhưng đó lại chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ. Trò chơi
đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trí
tưởng tưởng của trẻ mẫu giáo bé. Trí tưởng tượng của trẻ lại giúp
cho hoạt động vui chơi được thực hiện dễ dàng hơn. Tất cả từ vai
chơi, hành động chơi, đồ chơi đều được trẻ em mô phỏng bằng trí
tưởng tượng của mình bằng những ký hiệu tượng trưng.
Bên cạnh trò chơi là truyện cổ tích, hai yếu tố đó đều kích thích cho
trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Quan sát thực tế người ta dễ nhận
thấy không một trẻ nào lại không thích truyện cổ tích. Truyện cổ tích
đưa trẻ em đến một thế giới thần tiên, kích thích trẻ say mê, hòa
mình vào cuộc sống trong truyện, cùng vui, cùng buồn, tự đồng nhất
mình với nhân vật mà mình yêu thích.
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: Tưởng tượng của trẻ
mầm non còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh tưởng tượng còn đơn
giản hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối tuổi mẫu giáo, tưởng
tượng của trẻ càng hoàn thiện và chủ định hơn. Có nhiều công trình
-1-



nghiên cứu đánh giá chương trình và phát triển một số chức năng
tâm lý của trẻ mầm non. Tuy chưa có công trình nghiên cứu về đặc
điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm tưởng
tượng của mẫu giáo bé thông qua trò chơi và truyện cổ tích nói riêng.
Khi trẻ được giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non do Bộ
giáo dục và Đào tạo ban hành 25-7-2009. Chương trình giáo dục
Mầm non mẫu giáo bé được Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành theo
Quyết định số 17/2009 TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 đã
được triển khai trên toàn quốc. Để góp phần đánh giá chương trình,
chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Tìm hiểu đặc điểm tưởng
tượng của trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi và truyện cổ tích”. Từ
đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tưởng tượng cho trẻ
mẫu giáo bé.

2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện đặc điểm tưởng tượng của
trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi và truyện cổ tích. Trên cơ sở đó
đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển trí tưởng tượng cho trẻ
mẫu giáo bé.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
_Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
bé thông qua trò chơi và truyện cổ tích.
_Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ mẫu giáo bé Trường Mầm non
Ngô Quyền-Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc.

4. Giả thuyết khoa học
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé chủ yếu là không chủ định.
Các sản phẩm của tưởng tượng chỉ đơn thuần là sự chắp ghép các

hình từng bộ phận mà trẻ thu nhận được qua tri giác và lưu giữ trong
-2-


trí nhớ. Sự phát triển không đồng đều trong các trẻ. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân quan trọng là trẻ
chưa biết cách sử dụng các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng
tượng. Vì vậy, nếu chủ động hình thành cho trẻ các cách tạo ra hình
ảnh mới thông qua trò chơi và truyện cổ tích thì tưởng tượng của trẻ
sẽ đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn về đối tượng, và mang tính chủ định tạo
điều kiện để tưởng tượng sáng tạo của các em được hình thành và
phát triển.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận của tưởng tượng.
Thực trạng đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé.
Thử nghiệm biện pháp kể truyện cổ tích nhằm phát triển trí tưởng
tượng cho trẻ mẫu giáo bé.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
_ Tìm hiểu khái niệm tưởng tượng trong tâm lý học.
_ Các loại tưởng tượng.
_ Các cách sáng tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng.
_ Đặc điểm tâm lý học của trẻ mẫu giáo bé.
_Vai trò của trò chơi truyện cổ tích với sự hình thành và phát
triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé.
6.2 Phương pháp quan sát
Quan sát khi trẻ chơi trò chơi vào giờ học để phát hiện những
biểu hiện đặc điểm tưởng tượng của trẻ.

6.3 Phương pháp thự nghiệm
Thực nghiệm phát hiện: Thiết kế hệ thống bài tập để đo thực
trạng tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé.
-3-


Thực nghiệm hình thành: Hoàn thiện giáo án và tổ chức một số
trò chơi, các tiết kể truyện cổ tích để phát triển trí tưởng tượng
cho trẻ.
6.4 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng toán thống kê để xử lý số liệu, so sánh đối chiếu và rút ra
kết luận.

7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé
thông qua trò chơi và truyện cổ tích ở trường Mầm non Ngô QuyềnVĩnh Yên- Vĩnh Phúc.

8. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài.
Đề tài này bước đầu tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu
giáo bé, góp phần đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ khi trẻ
được giáo dục theo chương trình giáo dục Mầm non Mẫu giáo bé (34 tuổi) được ban hành 2009 và thử nghiệm một số biện pháp nhằm
phát triển tưởng tượng cho trẻ.

9. Cấu trúc của khóa luận
- Mở đầu
- Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé.
Chương 3: Thử nghiệm biện pháp kể truyện cổ tích nhằm phát
triển trí tưởng tượng cho trẻ mẫu giáo bé.

- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

-4-


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài khóa luận
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo là vấn đề được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu. trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi xin
điểm qua một số công trình nghiên cứu.
Trong công trình nghiên cứu về tưởng tượng của trẻ mẫu giáo
nhỡ, Lê Khanh đã nhận xét: Việc nắm vững được tiếng nói cho
phép biểu tượng của trẻ ngày càng trở nên đầy đủ hơn, khái quát
hơn, phong phú hơn, làm cho trí tưởng tượng của trẻ phát triển
mạnh. Vào lúc 3-4 tuổi, trẻ em có khả năng tổ chức những biểu
tượng của mình về thế giới xung quanh và diễn đạt nó bằng lời
trong khi trao đổi với người lớn [2].
Vũ Thị Nho đã nhận xét: Điều đáng lưu ý là quá trình tưởng
tượng phát triển rất mạnh ở lứa tuổi mẫu giáo thể hiện trong trò
chơi trong các bức vẽ. Tác giả đã nhận xét: “ Tuy nhiên hình ảnh
tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé còn nghèo nàn, còn mang nặng
màu sắc xúc cảm, chưa thoát khỏi ý muốn chủ quan” [6, tr 63].
Các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai cho rằng, xét
về nguồn gốc, trí tưởng tượng của trẻ được hình thành bắt đầu từ

khi trẻ tham gia vào trò chơi tượng trưng, bằng việc dùng vật
thay thế. Khi bàn về vai trò của trò chơi và truyện cổ tích, các tác
giả khẳng định: “ Truyện cổ tích và trò chơi là hai yếu tố chủ yếu
tạo nên trí tưởng tượng của trẻ” [10, tr 244]. Bằng các kí hiệu
thực nghiệm, các tác giả kết luận: “ Đầu tuổi mẫu giáo ( và ngay
-5-


cả ở cuối tuổi ấu nhi) tưởng tượng của trẻ không tách khỏi tri
giác đối tượng và hành động với đối tượng” [10, tr 245].
Dương Diệu Hoa đã nhận xét: Thời kì đầu, trí tưởng tượng của
trẻ chủ yếu là sự tái tạo lại các hình tượng, các biểu tượng đã có
trong kinh nghiệm của trẻ: “ Các sản phẩm của tưởng tượng là sự
chắp ghép các hình tượng bộ phận mà trẻ đã thu nhận được qua
tri giác và lưu giữ trong trí nhớ” [4, tr24]. Ở trẻ mẫu giáo nhỡ,
tưởng tượng không chiếm ưu thế. Trẻ không xác định trước mục
đích và nhiệm vụ tưởng tượng mà tùy thuộc vào diễn biến của
hành động và sự kích thích của các hình tượng trong hành động
đó.
Chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về tưởng
tượng của trẻ mẫu giáo bé giúp chúng tôi xác định rõ vấn đề
nghiên cứu.

1.2. Một số vấn đề lý luận về tưởng tượng
1.2.1 Khái niệm về tưởng tượng
Không phải bất kỳ tình huống có vấn đề nào, bất kỳ nhiệm vụ
nào do thực tiễn đặt ra cũng giải quyết bằng tư duy. Trong nhiều
trường hợp, khi đứng trước một tình huống có vấn đề, con người
không thể dung tư duy để giải quyết vấn đề mà phải sử dụng một
quá trình nhận thức cao cấp khác đó là tưởng tượng.

Như vậy, trước hết tưởng tượng cũng giống như tư duy, tưởng
tượng chỉ nảy sinh trước một hoàn cảnh có vấn đề, trước những
đòi hỏi mới của thực tiễn chưa từng gặp. Hay về nội dung phản
ánh, tưởng tượng là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính
chỉ phản ánh cái mới chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân
hoặc xã hội.
-6-


Tuy nhiên tưởng tượng không giải quyết vấn đề một cách tường
minh mà dùng cách xây dựng những hình ảnh mới từ những biểu
tượng cá nhân đã tích lũy được. Nói cách khác về phương thức
phản ánh, tưởn tượng được bắt đầu từ biểu tượng và được thực
hiện chủ yếu dưới hình ảnh cụ thể chó trong trí nhớ.
Vậy tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái
chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng
hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.[8, tr 133]
1.2.2 Các loại tưởng tượng
Căn cứ vào tính tích cực, tính hiệu lực của tưởng tượng mà tưởng
tượng được chia thành các loại tưởng tượng tích cực và tưởng
tượng tiêu cực.
1.2.2.1 Tưởng tượng tích cực và tiêu cực
* Tưởng tượng tiêu cực
- Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong
cuộc sống, vạch ra những chương trình hành vi không được thực
hiện, tưởng tượng chỉ để mà tưởng tượng, để thay thế cho hoạt
động…gọi là tưởng tượng tiêu cực.
- Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không
gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh tưởng tượng tròn đời sống
gọi là mơ mộng( về cái gì đó vui sướng, dễ chịu, hấp dẫn). Đây

là hiện tượng vốn có của con người nếu nó trở thành chủ yếu thì
lại là một thiếu sót của sự phát triển nhân cách.
-Tưởng tượng tiêu cực cũng có thể nảy sinh không chủ định.
Điều này xảy ra chủ yếu khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị
suy yếu, không hoạt động ( ngủ - chiêm bao), hay nửa hoạt động
ở trạng thái xúc động hay dối loạn bệnh lý của ý thức ( ảo giác,
hoang tưởng).
-7-


* Tưởng tượng tích cực
- Loại tưởng tượng tạo ra hình ảnh nhằm đáp ứng những yêu cầu
kích thích tích cực thực tế của con người, gọi là tưởng tượng tích
cực. Tưởng tượng này gồm hai loại: Tái tạo và sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo.
Khi tưởng tượng tạo ra hình ảnh mới, chỉ là mới đối với cá nhân
ngùi tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác, gọi là
tưởng tượng tái tạo.
Ví dụ: tưởng tượng của trẻ về những điều được mô tả trong bức
tranh, trong câu truyện.
+ Tưởng tượng sáng tạo.
Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng hình ảnh mới, độc
lập với cả cá nhân lẫn xã hội, được hiện thực hóa trong các sản
phẩm vật chất độc đáo và có giá trị đây là một mặt không thể
thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo như: sáng tạo nghệ thuật,
sáng tạo kỹ thuật.
1.2.2.2 Tưởng tượng không chủ định và tưởng tượng có chủ định
Căn cứ vào đặc điểm nảy sinh, sự chủ động, sự tham gia của ý
thức, tưởng tượng được chia ra làm hai loại:
* Tưởng tượng không chủ định là loại tưởng tượng không có

mục đích đặt trước, không có biện pháp tiến hành mà vẫn đạt
được kết quả. Loại tưởng tượng này có hai mức độ.
Mức độ thứ nhất là hoàn toàn không có sự tham gia của ý thức.
Ví dụ: Những hình ảnh trong khi chiêm bao, trong giấc mơ.
Mức độ thứ 2 là có sự tham gia của ý thức ở giai đoạn đầu. Ví
dụ: Khi nhìn lên bầu trời thấy những đám mây bay, trẻ tưởng
tượng ra những con vật, những hình ảnh khác nhau…
-8-


* Tưởng tượng có chủ định là loại tưởng tượng có mục đích đặt
ra từ trước, có kế hoạch, có phương pháp nhằm tạo ra những
hình ảnh mới. Ví dụ: Trẻ vẽ một bức tranh tặng mẹ nhân ngày
8/3. Tưởng tượng có chủ định có thể gồm tưởng tượng tái tạo và
tưởng tượng sáng tạo.
1.2.3 Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng
Hình ảnh của tưởng tượng được tạo ra bằng nhiều cách khác
nhau. Dưới đây là một số cách cơ bản nhất như sau:
- Thay đổi kích thước, số lượng ( của sự vật hay của các thành
phần sự vật).
Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tí hon; phật trăm tay
trăm mắt…
- Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật. Đây là
cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt đưa lên
hang đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện
tượng với các sự vật hiện tượng khác. Một biến dạng của phương
pháp này là cường điệu.
Ví dụ: Hình ảnh của tranh biếm họa.
- Chắp ghép ( kết dính). Đây là phương pháp ghép các bộ phận của
nhiều sự vật hiện tượng khác nhau lại để tạo ra hình ảnh mới.

Ví dụ: Hình ảnh con Rồng, hình ảnh nữ thần đầu người, mình cá (
nàng tiên cá)… Ở đây các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không
bị chế biến mà chỉ ghép nối, kết dính đơn giản.
- Liên hợp: Đây là cách tạo ra hình ảnh mới bằng việc liên hợp các
bộ phận của nhiều sự vật với nhau, có vẻ hơi giống chắp ghép
nhưng thực ra là khác nhau. Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới
đều bị cải biến và sắp xếp trong những tương quan mới. Cách
liên hợp này là một sự tổng hợp sáng tạo thật sự.
-9-


Thủ thuật này thường được dùng trong sáng tạo văn học nghệ
thuật và trong sáng tạo ký thuật.
Ví dụ: xe điện bánh hơi ( liên hợp ô-tô với tàu điện), thủy phi cơ (
liên hợp tàu bay với tàu thủy)…
- Điển hình hóa: Đây là thủ thuật tạo hình ảnh mới phức tạp, trong
đó xây dựng những thuộc tính, đặc điểm điển hình của nhân cách
đại diện cho một lớp người hay một giai cấp xã hội…
Thủ thuật này dung trong sáng tác văn học, nghệ thuât, điêu
khắc…Yếu tố mấu chốt của thủ thuật điển hình hóa là sự tổng
hợp sáng tạo mang tính chất khái quát hóa những thuộ tính và đặc
điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
- Loại suy ( tương tự): Mô phỏng, bắt chước những chi tiết, bộ
phận, những sự vật có thật của tự nhiên.
Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi xác định lý luận của đề tài:
+ Tưởng tượng của trẻ là quá trình nhận thức, phản ánh những cái
chưa từng có trong kinh nghiệm của trẻ bằng cách xây dựng hình
ảnh mới trên cở sở những biểu tượng đã có.
+ Tưởng tượng của trẻ chỉ xuất hiện khi trẻ phải giải quyết các
nhiệm vụ thiếu dữ kiện, không rõ ràng.

Tuy nhiên đề tài này chỉ nghiên cứu tưởng tượng tích cực của trẻ. Đó
là tưởng tượng tạo ra những hình ảnh để học sinh tiếp thu tri thức,
giải quyết nhiệm vụ. Tưởng tượng tích cực có hai loại: Tưởng tượng
tái tạo là trẻ hình dung lại những gì đã thấy đã trải qua trong quá
khứ.
Ví dụ: Khi được nghe kể truyện, trẻ sẽ tưởng tượng ra những nhân
vật qua sự giải thích của giáo viên.
Tưởng tượng sáng tạo tạo ra một cái tuy tồn tại trong thực tế nhưng
chưa hề có trong kinh nghiệm của trẻ.
- 10 -


Ví dụ: Hình ảnh con gà trống với một trẻ chưa nhìn thấy con gà
trống bao giờ.
1.3 Truyện cổ tích và trò trơi đối với sự phát triển tưởng tượng của
trẻ mẫu giáo bé
1.3.1 Truyện cổ tích
Truyện cổ tích có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển trí tưởng
tượng của trẻ.
Có thể nói rằng: không một em bé nào lại không thích truyện cổ tích.
Khác với tực tế hằng ngày: truyện cổ tích đưa trẻ em tới một thế giới
thần tiên, trong đó có những con thú biết nói, có những công chúa
xinh đẹp và những chàng hoàng tử dũng cảm, thông minh, có những
bà tiên, ông bụt có nhiều phép màu biến hóa thần công tốt bụng, luôn
luôn giúp đỡ mọi người lúc khó khăn hoạn nạn, lại còn có bọn yêu
tinh, ma quái, những mụ phù thủy thập thò muốn gây độc ác ở mọi
nơi…
Trẻ em say sưa, hòa mình vào cuộc sống trong truyện tự đồng nhất
mình với nhân vật mà mình yêu thích, vui buồn cùng các nhân vật
trong truyện nhờ vậy má trí tưởng tượng của trẻ càng được phát huy.

Truyện cổ tích cũng là nơi để trẻ thể hiện những ước mơ của mình (
như khi gặp ông bụt hay bà tiên giúp cho con người ước gì được nấy,
giúp đỡ cho con người lúc gặp hoạn nạn…Đồng thời cũng là nơi để
trẻ giải tỏa những ấm ức.
Những nhân vật hoang đường trong truyện cổ tích đối với trẻ nhiều
khi mang ý nghĩa tượng trưng: Ông bụt, bà tiên thể hiện những gì mà
trẻ hằng ngày mong muốn được thỏa mãn. Còn mụ phù thủy hay con
yêu tinh thường là thể hiện những gì ngăn cản những nguyện vọng,
ham thích của chúng.
- 11 -


Những gì trong cuộc đời thực mà trẻ không thực hiện được thì chúng
tìm được nơi giải tỏa trong truyện cổ tích. Nghe kể chuyện trẻ thỏa
sức mơ tưởng và hành động theo ý mình. Cái hư, cái thực luôn đan
quyện vào nhau và song song bên nhau trong cuộc sống của trẻ. Cái
hư lại rất thực, nó giúp cho trẻ giải quyết bao nhiêu vướng mắc trong
cuộc sống. Đây chính là nét đặc thù trong tâm lý của trẻ thơ, khác
với người lớn. Chính nhờ có trí tưởng tượng mà khi nghe những
truyện thần thoại , cổ tích mà trẻ em có thể sống vô tư, trong sáng
suốt tuổi ấu thơ của mình. Truyện cổ tích chính là một phương tiện
hữu hiệu nhất để nuôi dưỡng trí tưởng tượng giúp các em sống trọn
vẹn tuổi thơ tươi đẹp của mình.
1.3.2 Trò chơi
Trí tưởng tượng được nảy sinh bắt đầu khi đứa trẻ biết dùng vật thay
thế trong trò chơi, đặc biệt trong trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng
vai theo chủ đề ( một loạt hoạt động mang tính chất kí hiệu tượng
trưng). Việc thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác ( em bé được thay
thế bằng chiếc gối, dãy ghế được coi là đoàn tàu …) trong các trò
chơi dẫn đến chỗ làm nảy sinh khả năng bổ sung , thay thế các sự vật

, các tình huống, các sự kiện thực, bằng việc xây dựng nên những
biểu tượng mới từ những biểu tượng đã tích lũy được tức là nảy sinh
trí tưởng tượng.
Trí tưởng tượng của trẻ được hình thành chủ yếu là trong các trò
chơi.
Trong khi chơi, trẻ hoạt động sôi nổi, thật hết mình và thật chủ động
như chính cuộc sống của mình.
Ví dụ: Ta hãy thử quan sát các cháu bé đang chơi: Đây là một cháu
trai đang cố hết sức mình để lấy chiếc ghế mà cháu tưởng tượng là
mình đang lái con tàu vượt sóng to.
- 12 -


Bé gái bế con búp bê âu yếm nó và đóng vai làm mẹ. Bé luôn mồm
nói mẹ thương, mẹ yêu con …
Trong khi chơi , trẻ thả sức mà suy nghĩ tìm tòi , thả sức mà mơ ước,
tưởng tượng. Sức tưởng tượng mới phong phú làm sao, nào là lái
ôtô, nào là chữa bệnh, làm cô giáo…
Với trí tưởng tượng đó, trong khi chơi, không những trẻ làm được
mọi việc mà còn có thể có bất cứ cái gì mình muốn.
Ví dụ: Muốn có ngựa thì dùng gậy kẹp giữa hai đùi.
Muốn có đoàn tàu thì xếp mấy viên gạch hoặc mấy chiếc ghế nối
đuôi nhau.
Muốn làm công chúa, hay cô dâu thì tha hồ tự trang điểm bằng các
loại hoa, vòng cổ…
Trò chơi làm nảy sinh ở trẻ trí tưởng tượng và đó thực sự là những
giây phút, hạnh phúc nhất tuổi thơ.
1.4 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo bé có liên quan đến đề
tài khóa luận
1.4.1 Tri giác

Ở tuổi ấu nhi trẻ đã có những hành động tri giác nhưng những hành
động này còn sơ lược và còn lung tung, chưa giúp trẻ tri giác chi tiết
các thuộc tính phức tạp của đối tượng nhằm xây dựng dạng hoạt
động mới cho trẻ như xây dựng, nặn, vẽ, kể chuyện, …
Đối với trẻ mẫu giáo bé tri giác phát triển mạnh và chiếm ưu thế
nhận thức. Tuy nhiên tri giác của trẻ mẫu giáo bé mới ở giai đoạn kể
ra ( trẻ kể tên đồ vật, người hay con vật trong bức tranh…) trong tri
giác trẻ thường hướng vào các kinh nghiệm đã có về sự vật, đồng
nhất hiểu biết của mình về sự vật với bản thân sự vật, coi hình ảnh tri
giác được về sự vật là chính bản thân sự vật. Trẻ chỉ nắm thuộc tính
của đối tượng chủ yếu bằng hành động thực tiễn với đối tượng. Các
- 13 -


hình ảnh tri giác mà trẻ thu nhận được qua tri giác là nguyên liệu để
trẻ sử dụng trong quá trình tưởng tượng.
1.4.2 Trí nhớ.
Ở tuổi mẫu giáo, năng lực ghi nhớ và nhớ lại của trẻ em phát triển
rất mạnh.
Nhờ vào mức độ phát triển tâm lý đã đạt được và ảnh hưởng của
những yêu cầu do người lớn đặt ra cho trẻ trong quá trình tham gia
vào các hoạt đọng mới, trí nhớ của trẻ được phong phú và bền vững
hơn. Trẻ thường ghi nhớ điều gì làm cho trẻ thích thú và gây được ấn
tượng mạnh mẽ, rõ rệt.
Ở trẻ mẫu giáo, đặc biệt là ở trẻ mẫu giáo bé người ta khó có thể đặt ra
cho trẻ một nhiệm vụ ghi nhớ nhất định. Làm như vậy có khi ảnh hưởng
xấu đến kết quả ghi nhớ. Chẳng hạn người ta đưa cho trẻ một vật gì đó(
đồ chơi, đồ dùng hay một bức tranh) và yêu cầu trẻ phải ghi nhớ thì số
đông chỉ ngẩn người ra nhìn vật đó,không hành động gì với nó và cuối
cùng chẳng nhớ gì cả. Nếu trẻ được chơi tự do với vật đó, tha hồ ngắm

nghía thỏa mái thì trẻ lại nhớ tốt. Ở trẻ mẫu giáo bé trí nhớ không chủ
định chiếm ưu thế và trí nhớ của trẻ mang tính trực quan hình tượng tính
không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp
dẫn bên ngoài. Trí nhớ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển trí
tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé. Trong giai đoạn này tưởng tượng rất
gần với trí nhớ. Các thao tác của tưởng tượng chủ yếu dựa vào trí nhớ.
Vì vậy rất khó phân biệt danh giới giữa tưởng tượng và trí nhớ.
1.4.3 Tư duy
Ở tuổi ấu nhi, hầu hết trẻ em đều rất tích cực hoạt đọng với đò vật nhờ
đó trí tuệ, đặc biệt là tư duy phát triển khá mạnh. Đến tuổi mẫu giáo, tư
duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản là sự chuyển tiếp từ kiểu tư
duy trực quan-hành động sang kiểu tư duy trực quan- hình tượng.
- 14 -


- Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới danh giới của tư duy trực quanhình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong đầu của trẻ vẫn
còn gắn liền với hành động bên ngoài.
- Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ
quan.
- Trẻ em ở tuổi mẫu giáo bé do chưa biết phân tích tổng hợp, chưa biết
một sự vật bao gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một tổng thể chưa
xác định được, vị trí, quan hệ giữa bộn phận này với bộ phận kia trong
một sự vật. Tư duy và tưởng tượng là hai quá trình có quan hệ mật thiết
với nhau. Tư duy của trẻ tạo ra ý đồ cho tưởng tượng. Tư duy đảm bảo
tính hệ thống, logic, hợp lý cho hoạt động tưởng tượng.
1.4.4 Ngôn ngữ
Trong quá trình tưởng tượng ngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình
thành và biểu đạt các hình ảnh mới. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở
thành một quá trình có ý thức được điều khiển tích cực có kết quả và
chất lượng cao.

Trong suốt lứa tuổi mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được tiếp tục phát triển
mạnh: ngữ âm được hoàn thành dần, vốn từ được mở rộng. Trẻ sử dụng
tương đối đúng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
diễn ra trong mối quan hệ với sự phức tạp hóa hoạt động của trẻ em và
sự biến đổi quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là trong giao
tiếp.
Từ vựng của trẻ mẫu giáo tăng lên rất nhanh. Cấu trúc ngữ pháp trong
ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được hoàn thiện dần, phát âm cũng chính
xác dần lên.

- 15 -


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM TƯỞNG TƯỢNG CỦA
TRẺ MẪU GIÁO BÉ
2.1 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé
Để khảo sát và đánh giá đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé
chúng tôi tiến hành soạn bài và kiểm tra dưới hình thức tiết học kể
truyện và tiến hành như sau:
Bước 1: Người thực nghiệm kể cho trẻ nghe câu chuyện “ ba cô gái”
Bước 2: Người thực nghiệm noi với trẻ “ Nếu các cháu ngoan thì sẽ có
cô tiên thưởng cho mỗi cháu 1 con gấu bông thật đẹp” . và hỏi trẻ “ các
cháu thích con gấu như thế nào ? “
Bước 3: Cho từng trẻ nói về con gấu bông mà trẻ muốn được thưởng
Bước 4: Ghi lài lời kể của trẻ
Bước 5: Nhận xét, đánh giá, quy số liệu ra phần trăm và lập bảng
Kết quả điều tra như sau:
Bảng 1: Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé
Tiêu chuẩn


Số lượng

Tỉ lệ

1 Tính tái tạo

15

50%

2 Tính rõ ràng

6

20%

3 Tính độc đáo

10

33,33%

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy số trẻ có khả năng tưởng tượng tái
tạo tốt chiếm tỉ lệ trung bình 50%. Số trẻ có khả năng tưởng tượng
mang tính rõ ràng chiếm tỉ lệ thấp 20% so với khả năng tái tạo. Số trẻ có
khả năng tưởng tượng mang tính độc đáo cũng chiếm tỉ lệ thấp 33,33%.
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy. Số trẻ không thể hiện được tính tái tạo
chiếm tỉ lệ khá cao- chiếm 50% .
- 16 -



Ví dụ như qua phỏng vấn. Khi được hỏi bé Như Mai “ con thích con
gấu bông như thế nào?” thì bé không trả lời được vì bé không biết tưởng
tượng ra xem con gấu bông ấy như thế nào, cũng có thể do bé không
diễn đạt được suy nghĩ của mình.
Bé Hải Đăng trả lời “ con thích con gấu đẹp” Câu trả lời đó vẫn chưa rõ
ràng và chưa logic vì nếu nói đẹp thì đẹp như thế nào < mắt tròn to, màu
nâu, tai xinh xinh…>
Hay bé Ngọc Hà trả lời “ con thích con gấu bông mẹ mua cho” Câu trả
lời ấy chưa mang tính tái tạo, chưa tả hết được những đặc điểm vốn có
của nó.
Nhưng bên cạnh đó lại có một số trẻ có tính tưởng tượng khá độc đáo
Ví dụ như bé Trà Mi “ con thích cô tiên thưởng cho con con gấu bông
có mắt màu đen, có thẻ đi được và nói chuyện được với con”
Hay bé Hoàng Anh “ con thích cô tiên thưởng cho con con gấu bông
giống như siêu nhân, biết bay, biết múa kiếm, biết cứu người nữa”
Ở dạng bài tập này yêu cầu trẻ tưởng tượng , xây dựng hình ảnh con gấu
bông mà mình thích. Trẻ phải dựa vào vốn kinh ngiệm vốn có của mình
về hình ảnh con gấu bông ấy. Cũng có thể trẻ phải dựa vào trí nhớ của
mình nhớ lại những đặc điểm của con gấu bông mà trẻ đã nhìn thấy ở
đâu đó mà trẻ ao ước bố mẹ mình mua cho mình.
Qua bảng số liệu trên ta thấy phần lớn trẻ có sự tưởng tượng, trẻ đã biết
tưởng tượng, và sự tưởng tượng ấy gắn bó chặt chẽ với tình cảm của trẻ.
Những điều trẻ tưởng tượng ra mang tính đậm màu sắc xúc cảm và đó
chính là cách nhìn của trẻ đối với sự vật trong thế giới xung quanh.
Và từ kết quả điều tra trên chúng tôi nhận thấy tưởng tượng của trẻ mẫu
giáo bé đã phát triển nhưng vẫn còn sơ khai, chủ yếu là sự tái tạo lại
các hình tượng, các biểu tượng đã có trong kinh nghiệm của trẻ. Các sản
phẩm của tưởng tượng chỉ đơn thuần là sự chắp ghép các hình tượng bộ
- 17 -



phận mà trẻ thu nhận được qua tri giác và lưu giữ trong trí nhớ. Tưởng
tượng của trẻ mẫu giáo bé rất gần với trí nhớ, các thao tác tưởng tượng
chủ yếu dựa vào trí nhớ. Vì vậy rất khó phân biệt ranh giới giữa trí nhớ
và tưởng tượng.
2.2 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé trong trò chơi
2.2.1 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ thông qua mối liên hệ giữa vật
thay thế và vật được thay thế
a. Mục đích
Mục đích của dạng bài tập này đó chính là tìm hiểu mối liên hệ giữa vật
thay thế và vật được thay thế được thể hiện trong trí tưởng tượng của trẻ
như thế nào hay nói cách khác thông qua mối liên hệ giữa vật thay thế
và vật được thay thế ta thấy được nét đặc trưng nhất về trí tưởng tượng
của trẻ trong trò chơi.
b. Khách thể
Chúng tôi tiến hành điều tra trong 30 trẻ lớp 3 tuổi A Trường Mầm non
Ngô Quyền- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
c. Dụng cụ
Để điều tra được đặc điểm tưởng tượng của trẻ thông qua mối liên hệ
giữa vật thay thế và vật được thay theestrong giờ này chúng tôi đã
chuẩn bị một số khúc gỗ, một số bộ đồ chơi nấu ăn.
d. Tiến hành
Người thực nghiệm nói với trẻ:
À, hôm nay chúng ta học rất ngoan nên cô sẽ thưởng cho chúng mình
một trò chơi. Chúng mình sẽ chơi trò chơi “ mẹ con” với những khúc gỗ
và bộ đồ chơi này nhé.
Sau đó gợi ý cho trẻ về nội dung của trò chơi và cách chơi

- 18 -



Chúng mình chơi trò chơi “ mẹ con” thì có những vai nào? (vai mẹ, vai
con)
Mẹ thì thường hay làm gì? ( mẹ nấu cơm, mẹ cho em ăn, mẹ đi chợ…)
Qua quan sát tiến trình chơi của trẻ chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 2: Đặc điểm tưởng tượng của trẻ trong trò chơi thông qua mối
quan hệ giữa vật thay thế và vật được thay thế
Tiêu chuẩn

Số lượng

Tỉ lệ

1 Tính tái tạo

16

53,33%

2 Tính rõ ràng

7

23,33%

3 Tính độc đáo

13


43,33%

Qua bảng kết quả trên ta thấy rằng. Trẻ có khả năng tái tạo tốt chiếm tỉ
lệ 53,33%. Nhìn vào kết quả đó ta thấy rằng khả năng tưởng tượng của
trẻ đã và đang phát triển, trí tưởng tượng của trẻ gắn liền với đồ vật, có
đồ vật trong tay trẻ chơi trò trơi đóng vai theo chủ đề trẻ thỏa sức tưởng
tượng. Trẻ có thể tưởng tượng ra bất kỳ những gì mà trẻ muốn.
Tuy nhiên sự tưởng tượng của trẻ mang tính mang tính rõ ràng chưa cao
chiếm 23,33% . Sở dĩ có kết quả như vậy là do tuổi đời còn quá nhỏ,
kinh nghiệm sống chưa nhiều nên trí tưởng tượng của trẻ còn chưa
logic, lập luận và sự diễn đạt thành lời của trẻ vẫn còn chưa mạch lạc, rõ
ràng. Nhưng bên cạnh đó trẻ lại có lối tưởng tượng khá phong phú, độc
đáo, và đầy sáng tạo. Con số đó chiếm tỉ lệ khá cao tới 43,33%.
Thông qua quá trình chơi của trẻ và qua sự quan sát của chúng tôi và
cùng một số câu hỏi đối với trẻ chúng tôi nhận thấy rằng trí tưởng tượng
của trẻ mẫu giáo bé phát triển hơn so với lứa tuổi trước đó và trí tưởng
tượng ấy gắn liền với các đồ vật.
- 19 -


Khi được hỏi “ con dùng khúc gỗ này để làm gì? ” Trẻ Xuân Mai trả
lời: con dùng khúc gỗ này để làm em bé ạ. “ tại sao con dùng khúc gỗ
ấy làm em bé? “ bé trả lời : vì con muốn bế khúc gỗ như bế em bé ạ.
Cùng câu hỏi ấy nhưng trẻ Hoàng Anh lại có câu trả lời khác. Con dùng
nhiều khúc gỗ để xếp nhà cho em búp bê ở còn một khúc gỗ này con bế
làm em bé.
Như chúng ta đã biết, trí tưởng tượng của trẻ mâu giáo thường gắn với
tình cảm của mình. Sở dĩ trẻ Hoàng Anh lại có thể tưởng tượng ra
những khúc gỗ kia có thể xếp thành nhà vì lý do với các bạn nam
thường thích những trò chơi xây dựng, lắp ghép,cho nên trong đầu trẻ

nảy sinh ra ngay ý định mình sẽ xây dựng cho em bé một ngôi nhà để ở.
Và khi quan sát bé Thu Anh đang dùng nồi đề nấu bột cho em bé.
Chúng tôi hỏi “ cháu đang làm gì vậy? “ Bé trả lời con nấu bột ạ. Con
nấu bột bằng gì thế ? Dạ con nấu bột bằng bếp ga đấy. Trong khi bếp ga
của trẻ là một cái ghế nhỏ có 4 chân, cháu để ngửa lên và đặt một cái
nồi lên ấy.
Bé Hải Yến lại dùng cái nồi để làm cái chậu thau và tắm cho em bé.
Trí tưởng tượng của trẻ thật đa dạng và phong phú. Qua trò chơi và qia
hoạt động với đồ vật của trẻ cho ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa
vật thay thế và vật được thay thế.
Từ một khúc gỗ nhỏ trẻ có thể tưởng tượng ra nhiều thứ khác nhau. Trẻ
có thể tưởng tượng khúc gỗ làm em bé, khúc gỗ như những viên gạch để
xếp nhà, có em lại tưởng tượng ra những đồng tiền để đi chợ…
Từ nhân vật đóng vai em bé được trẻ tưởng tượng và sử dụng rất nhiều
vật thay thế khác nhau. Trẻ có thể tưởng tượng ra những chiếc muôi
múc canh làm em bé, có trẻ lại tưởng tượng những khúc gỗ nhỏ kia làm
em bé.
- 20 -


Trong hoạt động vui chơi, trẻ có thể thay thế đồ vật này bằng đồ vật
khác, trẻ có thể nhận đóng vai này vai khác. Trẻ có thể làm bất cứ việc
gì mà mình thích và có thể tưởng tượng ra bất cứ điều gì mà mình
muốn. Chỉ cần trẻ tưởng tượng là có cả một thế giới hiện ra ngay trước
mắt trẻ.
Nhờ có hoạt động vui chơi mà sự tưởng tượng của trẻ được nuôi dưỡng
và phát triển.
2.2.2 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ qua vai chơi và hành động chơi
Để điều tra đặc điểm tưởng tượng của trẻ qua vai chơi và hành động
chơi chúng tôi tiến hành tương tự như mục trên.

Chúng tôi tiến hành sử dụng trò chơi “ mẹ con” trong phần một để tiến
hành quan sát, điều tra, rồi đánh giá kết quả.
Qua quan sát trẻ chơi chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 3: Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé qua vai chơi và
hành động chơi
Tiêu chuẩn

Số lượng

Tỉ lệ

1 Tính tái tạo

15

50%

2 Tính rõ ràng

6

20%

3 Tính độc đáo

12

40%

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta nhận thấy số trẻ đã biết nhận vai và thể

hiện được vai chơi, hành động chơi của mình thể hiện tính tái tạo mới
chỉ chiếm 50%. Số còn lại trẻ vẫn chưa nhận biết được vai chơi và hành
động chơi của mình vẫn chiếm tỉ lệ khá cao- chiếm tỉ lệ 50%. Số trẻ
thực hiện vai chơi, hành động chơi của mình mang tính rõ ràng mới chỉ
chiếm 20%. Một con số khá khiêm tốn. Số còn lại tuy đã biết nhận vai
- 21 -


chơi và hành động với đồ vật song vẫn chưa mang tính rõ ràng và mạch
lạc.
Tỉ lệ trẻ thể hiện được vai chơi và hành động chơi mang tính độc đáo và
sáng tạo chiếm tỉ lệ cũng khá cao- chiếm 40% tổng số trẻ.
Hầu như gần hết số trẻ trong nhóm trẻ có khả năng tưởng tượng tái tạo
thì trẻ đã có khả năng tưởng tượng độc đáo.
Dưới đây tôi xin được dẫn ra một số hoạt động chơi của một số nhóm
mà tôi đã quan sát. Nhóm này gồm 5 trẻ- Bé An Bình, Mai Anh, Minh
Thư, Ngọc Ánh, Tuyết Mai.
- Mai Anh: Tớ sẽ làm mẹ
Và cháu lấy ngay một khúc gỗ nhỏ cho lên 2 bàn tay rồi bế vào lòng.
- Minh Thư: Tớ cũng thích làm mẹ
Cháu cũng lấy một cái thìa và lấy buộc tóc của mình buộc lên cái thìa
ấy.
- An Bình: Bé không làm gì, không nói chuyện gì mà chỉ ngồi
nghịch bộ đồ nấu ăn.
- Tuyết Mai: Bé cúi tìm những bộ đồ nấu ăn rồi trả vờ nấu cơm.
- Ngọc Ánh: Ngồi chơi với bộ đồ chơi và không nói gì.
Các trẻ dã biết vai chơi của mình là sử dụng đồ chơi một cách rất linh
hoạy.
Khi tôi hỏi bé Mai Anh: cháu dang đóng vai gì?
Cháu trả lời: cháu đang đóng vai mẹ.

Thế cháu đang làm gì vậy?
Cháu đang ru em bé ngủ.
Bé Minh Thư: cháu đang làm gì vậy?
Cháu đang bế em bé, cháu đang cho em bé ăn.

- 22 -


Khi được hỏi “ Tại sao cháu thích đóng vai mẹ”. Các cháu đều trả lời
với lý do hết sức đơn giản và cũng không thực sự rõ ràng chỉ đơn giản
là vì “ Vì cháu thích làm mẹ”.
Đối với trẻ, vai chơi và hành động chơi cũng gắn với tình cảm, cảm xúc
của trẻ. Nếu trẻ thích thì trẻ mới có nhu cầu, hứng thú chơi.
Khi hỏi Tuyết Mai “ Cháu đang đóng vai gì?”. Bé Tuyết Mai cũng
không biết mình đóng vai gì mặc dù bé vẫn đang chơi rất say sưa và
nhiệt tình.
Trong khi chơi, các trẻ sử dụng và lựa chọn đồ chơi theo sở thích và trí
tưởng tượng của trẻ. Các trẻ biết sử dụng các vật thay thế sao cho phù
hợp với vai chơi và hành động chơi của mình.
Ví dụ: trẻ Mai Anh đã biết dùng khúc gỗ làm em bé, trẻ cũng biết ru em
ngủ và sử dụng đồ chơi như với vật thật.
Ở nhóm chơi thứ 2.
Bé Bảo Anh đóng vai mẹ. Cháu đang ru em ngủ nhưng tay lại xúc bột
bón cho em bé. Khi được hỏi “ Cháu đang làm gì vậy?”
Cháu đang bón bột cho em bé.
Em bé đang làm gì thế?
Dạ! Em bé đang ngủ ạ.
Sao cháu lại bón bột cho em lúc em đang ngủ?
Cháu trả lời: khi ngủ bón bột cho em bé thì em bé mới không khóc ạ.
Khi nghe Bảo Anh trả lời như vậy Hải Đăng quay sang nói với Bảo Anh

rằng: đang ngủ mà ăn được à?
Như chúng ta đã biết trò chơi đóng vai theo chủ đề chính là hoạt động
tái tạo lại những hành động của người lớn trong xã hội và việc tái tạo lại
những hành động ấy chính là nội dung cơ bản trong trò chơi của trẻ mẫu
giáo bé. Đây chỉ là hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống như
hành động của người lớn. Vì vậy khi trẻ vừa cho bé ăn lại vừa ru bé ngủ
- 23 -


hoàn toàn không hợp lý, không lôgic song có thể hiểu được tại sao bé lại
làm như vậy.
Trong thực tế bé cũng nhìn thấy mẹ cho em bé ăn, rồi mẹ ru em bé ngủ.
Và trẻ tái tạo lại hoạt động này mà thôi.
Trong quá trình chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp với vai chơi song
vốn ngôn ngữ ấy còn rất hạn chế.
Ví dụ: Bé bế em bé lên và luôn miệng nói “Con của mẹ ngoan quá; Con
nín đi, đừng khóc nữa, mẹ yêu con; con ăn đi mẹ yêu con nhiều; mẹ
thương rồi…”
Ngôn ngữ của trẻ thường là bắt trước giống hệt như ngôn ngữ của người
lớn, trẻ đã nghe được ở đâu đó những câu nói như vậy và khi trẻ nhập
vai người mẹ trẻ tưởng tượng ra những hình ảnh mà trẻ đã thấy rồi trẻ
bắt trước lại.
Qua một số phân tích trên chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:
Trẻ đã biết cách ướm mình vào các vai để thực hiện hành động của
người lớn. Trẻ đã hình dung được công việc cần làm của từng vai.
Ví dụ: Vai mẹ, trẻ phải bế bồng con của mình, phải ru con, cho con ăn,
dỗ dành và yêu thương con. Những hành động này xuất phát từ những
hành động thực tế mà trẻ đã thấy trong đời sống. Qua vai chơi, nhờ có
sự tượng tượng mà trẻ đã tái tạo nên một bức tranh sinh động của cuộc
sống và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ.

Mỗi vai chơi lại có những hành động chơi khác nhau và theo từng vai
trẻ đã biết hành động phù hợp đối với vai chơi của mình. Trẻ đã mô
phỏng lại cuộc sống hiện thực thông qua vai chơi và hành động với đồ
chơi của mình. Việc sử dụng đồ chơi của trẻ vẫn bị ảnh hưởng không
nhỏ từ tuổi nhà trẻ. Trẻ bị chi phối mạnh bởi hoạt động với đồ vật. Tuy
trẻ đã biết bắt trước một số hành động phối hợp nhau song ta vẫn thấy
- 24 -


trẻ ôm khư khư con búp bê, giả vờ ru ngủ, cho búp bê ăn, đôi khi còn
mắng mỏ…
Lúc này đây trẻ chỉ biết bắt trước bề ngoài của vai chơi chứ chưa biết
nhập vai người mẹ.
Trong quá trình chơi trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Với trẻ
mẫu giáo bé trẻ đã biết diễn đạt câu đầy đủ thành phần chủ vị theo ý
thích của mình. Trẻ sử dụng ngôn ngữ chưa mạch lạc vì vốn từ của trẻ
còn bị bó hẹp chưa phát triển đầy tốt.
Tóm lại: Do vốn sống của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phỏng lại đời
sống xung quanh trẻ còn có nhiều hạn chế. Ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ chưa
quen phối hợp hoạt động với nhau. Hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi
còn để lại ấn tượng khá đậm nét trong hoạt động vui chơi của trẻ.
2.3 Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo bé thông qua truyện cổ
tích
Mục đích của việc điều tra này đó chính là tìm hiểu khả năng tưởng
tượng của trẻ thông qua truyện cổ tích.
2.3.1 Tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng tái tạo của trẻ mẫu giáo bé
thông qua truyện cổ tích
Để tìm hiểu đặc điểm tưởng tượng tái tạo của trẻ mẫu giáo bé thông qua
truyện cổ tích chúng tôi đã chuẩn bị một câu chuyện thích hợp với lứa
tuổi của trẻ và tiến hành soạn giảng. Giờ học diễn ra như sau:

Bước 1: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “ cô bé quàng khăn đỏ”
Cô kể lần 1 không có tranh, kết hợp cử chỉ, điệu bộ, khuân mặt.
Kể xong cô hỏi trẻ: cô vừa kể cho trẻ nghe câu chuyện có tên là gì?
Các con có muốn nghe cô kể lại câu truyện này một lần nữa không?
Vậy các con ngồi ngoan để nghe cô kể câu chuyện “ cô bé quàng khăn
đỏ” cho các con nghe nhé.
Bước 2: Yêu cầu trẻ kể lại câu chuyện trên
- 25 -


×