Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phục hồi chức năng trẻ bại não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.53 KB, 3 trang )

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BẠI NÃO
I.

II.

III.

IV.

Định nghĩa:
- Bại não đặc trưng bởi một nhóm các rối loạn của thần
kinh trung ương không tiến triển, do các nguyên nhân
trước, trong và sau khi sinh, với những hậu quả biến
thiên: rối loạn vận động, giác quan, tâm thần, động kinh…
- Các biểu hiện lâm sàng không giống nhau do vị trí tổn
thương khác nhau và đa dạng gây ra tàn tật ở trẻ em.
Nguyên nhân:
1: Nguyên nhân trước khi sinh
- Mẹ bị cúm, sốt cao khi mang thai.
- Nhiễm độc thai nghén nặng.
- Mẹ bị bệnh tim, tiểu đường, các bệnh chuyển hoá khác.
- Bất đồng nhóm máu Rh.
- Chấn thương.
- Không rõ nguyên nhân.
2: Nguyên nhân trong khi sinh
- Trẻ đẻ non, dưới 6 tháng.
- Cân nặng khi sinh dưới 2,5kg.
- Có can thiệp sản khoa: foxcep, giác hút…
- Các dị tật bẩm sinh: não bé, não úng thuỷ…
3: Nguyên nhân sau khi sinh.
- Trẻ bị sốt cao, co giật.


- Trẻ bị ngạt nước, ngạt hơi.
- Các chấn thương phần đầu.
- Di chứng của các bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm não,
viêm màng não…
- Các nguyên nhân khác.
Dấu hiệu nhận biết sớm Bại não:
- Trẻ đẻ ra không khóc ngay.
- Bị ngạt tím, ngạt trắng.
- Mềm nhẽo hoặc cứng đờ, khó bế ẵm.
- Khó cử động (liệt) một hay nhiều chi.
- Nghe kém, nhìn kém…
- Các mốc phát triển chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
- Có những cử động bất thường,
- Có thể bị động kinh hoặc hành vi bất thường.
Các thể lâm sàng:
1: Thể co cứng
- Trương lực cơ luôn tăng.
- Phản xạ gân xương tăng mạnh.


- Giảm vận động: cử động khối là đặc trưng của bại não
thể co cứng.
2: Thể múa vờn
- Trương lực cơ lúc tăng lúc giảm.
- Kiểm soát đầu cổ kém.
- Vận động không tự chủ toàn thân.
- Liệt tứ chi: lúc cứng đờ, lúc mềm nhẽo.
- Kiểm soát môi miệng kém: há miệng, chảy dãi.
3: Thể phối hợp: Là sự kết hợp giữa 2 thể co cứng và
múa vờn.

4: Thể mềm nhẽo: ít gặp.
- Trương lực cơ luôn giảm, nhẽo.
5: Thể thất điều: hiếm gặp
- Trương lực cơ luôn giảm, nhẽo.
- Rối loạn thăng bằng.
- Dáng đi như người say rượu.
V.
Phục hồi chức năng cho trẻ Bại não:
1: Nguyên tắc PHCN
- Phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
- Phối hợp nhiều kỹ thuật PHCN như: VĐTL, NNTL,
HĐTL…
- Phải tuỳ thuộc vào các thể lâm sàng và tuỳ theo các
khiếm khuyết của từng trẻ.
2: Mục đích
- Kiểm soát trương lực cơ và giữ tư thế đúng, tạo thuận
cho trẻ vận động ở tư thế kháng trọng lực.
- Tạo các mẫu vận động chủ yếu: kiểm soát đầu cổ, lẫy
lật, ngồi dậy, quỳ, bò, đứng, đi và các phản xạ thăng
bằng.
- Phòng ngừa co rút và biến dạng.
- Dạy các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, vui chơi và các
hoạt động theo khả năng của trẻ.
- Kiểm soát trương lực cơ và ức chế co cứng.
- Tạo thuận các mẫu vân động bình thường.
- Các hoạt động hàng ngày.
- Các dụng cụ trợ giúp.
- Ngôn ngữ và giao tiếp



CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày định nghĩa và nguyên nhân gây nên bại não?
2. Trình bày các dấu hiệu nhận biết sớm và các thể lâm

sàng của bại não?
3. Nêu các nguyên tắc và nội dung phục hồi chức năng
cho trẻ bại não?



×