Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của TNHH điện tử việt mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.2 KB, 43 trang )

Luận văn tốt nghiệp
HUBT

Khoa quản lý kinh doanh trường
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì vấn đề cạnh
tranh ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là với những doanh nghiệp trẻ, vào
ngành muộn thì áp lực cạnh tranh lại càng lớn. Muốn tồn tại và phát triển đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có khả năng nhận biết và phát huy tốt nhất năng
lực của mình. Vì vậy, việc nắm rõ khả năng hoạt động cũng như việc làm thế
nào để có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Dù doanh nghiệp đó hoạt
động ở lĩnh vực nào, ngành nghề nào, hay dưới loại hình nào ở bất cứ quốc
gia nào trên thế giới.
Ở Việt Nam hiện nay, bài toán nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu không chỉ có các nhà
đầu tư, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm mà còn cả các cơ quan
ban ngành của Chính phủ. Đặc biệt là đối với công ty đã và đang hoạt động
loại hình Công ty cổ phần, vận hành theo cơ chế thị trường, tự chịu trách
nhiệm với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì vấn đề nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở lên cấp thiết. Công ty TNHH Điện
Tử Việt Mỹ, trước đây khi mới thành lập Công ty còn gặp nhiều khó khăn, cơ
sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ lao động chưa có tay nghề muốn tồn tại, phát
triển và khẳng định mình đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng thay đổi cơ chế
trước hết là đổi mới công tác tổ chức và quản lý. Với những thiếu sót cần phát
hiện và sửa đổi kịp thời nhằm giúp cho công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn.Vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của TNHH Điện Tử Việt Mỹ”.
Luận văn của em trình bày gồm 3 chương có nội dung chính:


SV: Nguyễn Văn Viện, Lớp: QL202

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ VIỆT MỸ
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ
VIỆT MỸ
CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ VIỆT MỸ

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH ĐIỆN TỬ VIỆT MỸ
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự trợ giúp nhiệt tình của
cán bộ và tập thể nhân viên Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ, nhất là cô giáo
Gvc Ths. Đặng Thị Lan. Tuy nhiên với thời gian, kiến thức và kinh nhiệm
thực tế có hạn cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót,
em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đọc để
luận văn này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn văn viện

SV: Nguyễn Văn Viện, Lớp: QL202

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
HUBT

Khoa quản lý kinh doanh trường

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ VIỆT MỸ
1. Giới thiệu chung
Với 20 năm hình thành và phát triển Việt Mỹ tự hào là nhà sản xuất
thiết bị âm thanh hàng đầu Việt Nam. Cùng thời gian công ty đã tạo được
niềm tin nơi khách hàng bằng việc phân phối các sản phẩm âm thanh mang
thương hiệu CaliPhate và thương hiệu cao cấp XIMAX


Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điện Tử Việt Mỹ



Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH



Giám Đốc hiện tại: Đỗ Trác Vận




Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Phương – Thường Tín – Hà Nội.



Số điện thoại:043376087



Mã số thuế: 0101167904



Webside

: www.viet-my.com.vn

Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ là Công ty lắp ráp các sản phẩm là
loa máy tính, amply, loa ti vi, loa hội trường, lắp dáp amply (máy điều chỉnh
âm thanh) lắp dáp đầu phát âm thanh như đầu đĩa CD, VCD, lắp dáp đầu thu
vệ tinh...và phân phối sản phẩm lọc nước R/0. Nguyên liệu sản phẩm công ty
lắp dáp nhập khẩu từ Trung Quốc. Sản phẩm được bán ra tại Việt Nam. Công
ty có một nhà máy tại khu công nghiệp Liên Phương – Thường Tín, diện tích
12000m2. Số vốn điều lệ 25 tỷ việt nam đồng, số nhân viên là 120 người,
công ty có 140 đại lý phân phối từ Bắc vào miền Trung.
2. Quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1993, thành lập cơ sở lắp giáp diện tử VANNGA
- Năm 1998, thành lập công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điện Tử Đại Dương

- Năm 2001, khánh thành xưởng sản xuất tại Vĩnh Hưng và đổi tên công
ty thành Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Kim Cương.
SV: Nguyễn Văn Viện

1

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
- Năm 2003, đổi tên Công ty thành Công ty trách nhiệm hữu hạn điện
tử VIệt Mỹ.
- Năm 2004, thành lập chi nhánh Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điện
Tử Việt Mỹ - Chi nhánh Hà Tây.
* Quy mô:
- Quy mô về vốn: 25 tỷ VNĐ
- Quy mô về nhân lực: 50 người
- Quy mô về sản xuất: Sản xuất và phân phối thiết bị điện, âm ly, loa,
đầu kỹ thuật số
- Quy mô mặt bằng: văn phòng giao dịch cùng với nhà máy sản xuất
sản phẩm điện tử Việt Mỹ với diện tích 12.000 m2 tại Cụm Công nghiệp Liên
Phương Thường Tín Hà Tây.
* Sản phẩm chính kinh doanh hiện nay:
- Sản xuất và lắp ráp loa cho tivi, máy tính, hội trường...
- Sản xuất và Phân phối thiết bị Amply (máy điều chỉnh âm thanh)
mang nhãn hiệu độc quyền Caliphate
- Sản xuất và lắp ráp đầu thu vệ tinh
Phân phối thiết bị âm thanh, máy lọc nước, loa dàn, loa vi tính mang

nhãn hiệu SENDAI.
Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ là một Công ty với ngành nghề kinh
doanh là sản xuất các mặt hàng điện tử. Tùy vào từng chức năng, mục đích sử
dụng của các loại mặt hàng theo nhu cầu của thị trường vá khách hàng. Việc
sản suất của Công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng, nhưng thường thì hoạt động
bình thường theo những đơn đặt hàng cố định hàng tháng của những bạn hàng
quen thuộc.
* Sản phẩm của Công ty có các đặc điểm sau:
- Là sản phẩm có tính chất sử dụng nâu dài ,bền vững thân thiện với con người
- Sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, màu sắc;

SV: Nguyễn Văn Viện

2

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
- Là các mặt hàng về điện tử, thường được sử dụng trong các hộ gia
đình, công sở..
- Là mặt hàng dễ vơ khi có va chạm mạnh ...
Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ là một trong những Công ty có vốn
đầu tư ban đầu cao tại khu công nghiệp Liên Phương – Thường Tín, lên tới 25
tỷ VNĐ.
Với ưu thế về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, có
trách nhiệm, cùng với thiết bị máy móc hiện đại được nhập từ Trung Quốc,
Nhật Bản… và không ngừng đổi mới, Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ đã

thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng trong nước, giúp khách hàng có thêm
sức mạnh cạnh tranh, gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Từ đó Công ty có
những khách hàng quen thuộc và thân thiện. Với phương trâm “sự thỏa mãn
của khách hàng là niềm vui của Công ty”, Công ty thực sự đã có niềm tin của
khách hàng các bạn hàng. Và từ đó, Công ty có thêm những khách hàng mới
đầy tiềm năng được giới thiệu bởi những bạn hàng cũ.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và quy trình công nghệ của công ty TNHH
Điện Tử Việt Mỹ
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Toàn bộ hoạt động của công ty đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của ban
giám đốc. Giám đốc có trách nhiệm chung về mọi mặt của hoạt động sản xuất
kinh doanh, đời sống nhân viên của Công ty. Đồng thời giám đốc là người
điều hành hoạt động sản xuất của Công ty theo đúng mục tiêu, kế hoạch phù
hợp với điều lệ của Công ty và các nghị quyết nghị định khác của nhà nước,
chịu trách nhiệm trước toàn Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ được giao (xem hình 1.1)

SV: Nguyễn Văn Viện

3

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ
Giám đốc


Phó giám đốc

Phòng

Tổ
chức hành
chính – nhân
sự

Phßng tài
chính –
kế toán

Phßng kế
hoạch
-vật tư

Phòng
Thị
trường –
tiêu thụ

Nguồn : phòng tổ chức hành chính
3.2. Đặc điểm phòng ban
Giám đốc : là người lãnh đạo cao nhất, quyết định mọi phương án sản
xuất kinh doanh, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và tương lai.
Chịu mọi trách nhiệm với nhà nước và toàn thể cán bộ công nhân viên trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc: chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động sản xuất cũng
như kinh doanh của Công ty

Phòng tổ chức hành chính: quản lý về nhân sự, hồ sơ, con người, đào
tạo cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ tay nghề, an toàn lao động, đồng thời
là nơi tiếp nhận giấy tờ công văn, lưu trữ tài liệu quản lý cơ sở vật chất để
phục vụ các phòng ban phân xưởng....
Phòng kế hoạch vật tư: cung cấp vật tư, bán thành phẩm, bảo hộ lao
động.... phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
Phòng thị trường tiêu thụ: có nhiệm vụ như marketing, tiếp thị sản
phẩm, tìm hiểu thị trường tiêu thị, đưa ra chính sách khuyến mại hợp lý.... để
có thể tiêu thụ được nhanh và nhiều sản phẩm thu hồi vốn nhanh nhưng
SV: Nguyễn Văn Viện

4

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
không để bị ứ động trong khâu thành phẩm, tăng nhanh vòng quay vốn, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính đúng
chế độ, tài chính của công ty để phân tích tổng hợp đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty:
Các phòng ban ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
trong công ty, còn có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhằm đảm
bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất, các
bộ phận luôn có sự trao đổi thông tin một cách kịp thời chính xác để giải
quyết các vướng mắc các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo cho bộ

máy quản lý của Công ty vận hành một cách linh hoạt, hiệu quả. Phòng tổ
chức hành chính – nhân sự có trách nhiệm thông báo các số liệu về lực lượng
lao động, mức biến đổi về lực lượng lao động để phòng chuẩn bị sản xuất làm
căn cứ tham mưu đề xuất với giám đốc trong việc ký kết các đơn vị đặt hàng,
lập kế hoạch cho sản xuất phù hợp. phòng vật tư có trách nhiệm thông báo với
phòng tài chính kế toán về kế hoạch mua sắm vật tư, chi phí khai thác vận
chuyển nguyên vật liệu và xuất thành phẩm để phòng kế toán có sự chủ động
và đáp ứng một cách tốt nhất. Ngoài ra trong khi sản xuất có vấn đề phát sinh
thì phải thông báo ngay cho Giám Đốc hoặc các bộ phận liên quan để bàn bạc
xử lý kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những tổn thất cho công ty, các bộ phận
luôn có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết, đảm bảo cho sản xuất ổn định và
kết quả kinh doanh của Công ty luôn đạt hiệu quả cao.
4. Sản phẩm chính và quy trình công nghệ của công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ
Quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp có vai
trò rất quan trọng trong việc quyết định quy trình quản lý hạch toán sản xuất
kinh doanh, ở mỗi doanh nghiệp ở mỗi doanh nghiệp có đặc điểm quy trình
công nghệ riêng tại doanh nghiêp đó. Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ sản
xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, quy trình công nghệ rất phức tạp và trải
qua nhiều giai đoạn sản xuất. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến
nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép kín (xem hình 1.2)

SV: Nguyễn Văn Viện

5

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường

HUBT
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất nắp ráp loa
Kho
chứa
NVL

Xưởng
mộc

Xưởng
trà làm
vỏ

Xưởng
phóoc
làm
mặt

Kho
để vỏ
thùng
loa

Kho
linh
kiện
nhập

Dây
chuyền

làm
mạch

Dây chuyền lắp ráp

Khu vực kcs sp

Khu vực đóng gói sp

Kho chứa thành phẩm
Nguồn: Phòng vật tư kỹ thuật
5. Các nguồn lực của Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ
5.1 Nguồn lực tài chính
Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ hiện nay đang có tổng số vốn lên tới
57.350 triệu đồng năm 2012. Qua 3 năm hoạt động & sản xuất kinh doanh số
vốn của Công ty không ngừng tăng lên chẳng hạn số vốn năm 2010 là 35.080
triệu đồng đến năm 2011 thu về 10.380 triệu đồng tăng lên 45.460 triệu đồng,
đến năm 2012 thu về là 11.890 triệu đồng nâng tổng số vốn cho Công ty lên
thành 57.350 triệu đồng. Từ những số liệu trên đã cho ta thấy rằng qua 3 năm
hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNNHH Điện Tử Việt Mỹ
không ngừng tăng lên về mặt tài chính. (xem chi tiết tại trương 2)
5.2 Nguồn nhân lực
Tổng số lao động hiện tại của Công ty năm 2012 là 120 người, nhân
lực tăng dần qua các năm. (Xem Bảng 1.1)
SV: Nguyễn Văn Viện

6

MSV:7TD000198N



Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Bảng 1.1: Cơ cấu Nhân lực của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Đơn vị: Người
Năm 2010
Số
lượn
g

Tỷ
trọng
(%)

Tổng số lao
65
100
động
Phân theo tính chất lao động
Lao động
trực tiếp
Lao động
gián tiếp

So sánh
Năm 2012
tăng, giảm
2011/2010
Số

Tỷ
Số
lượn trọng tuyệt
%
g
(%)
đối

Năm 2011

So sánh
tăng, giảm
2012/2011
Số
tuyệt
%
đối

Số
lượn
g

Tỷ
trọng
(%)

90

100


120

100

25

38,4

30

33,3

55

84,62

70

77,78

90

75

25

45,4

20


28,6

10

15,38

20

22.22

30

25

10

100

10

50

Phân theo giới tính
Nam

40

61,53

65


72,22

90

75,00

25

62,5

25

38,5

Nữ

25

38,47

25

27,78

30

25,00

0


0

5

20

Phân theo trình độ
Đại học và
trên đại học

7

10,7

10

11,1

20

16,7

3

42,9

10

100


Cao đẳng và
trung cấp

20

30,8

30

33,3

45

37,5

10

50

15

50

PTTH hoặc
THCS

38

58,5


50

55,6

55

45,8

12

31,6

5

10

Phân theo độ tuổi
Trên 45 tuổi

2

3

3

3,3

3


2,5

1

50,00

0

0,00

Từ 35 đến 45
tuổi

8

12,3

3

3,3

5

4,1

-5

-62,5

2


66,67

Từ 25 đến 35
tuổi

25

38,5

40

44,4

50

41,7

15

60

10

25

Dưới 25 tuổi

30


46,2

44

49

62

51,7

14

46,7

18

18,00

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự
Qua bảng trên, ta thấy số lượng lao động trong công ty năm 2012 đạt mức
cao nhất với 120 người, tăng 30 người so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ
33,3%. Trong tỷ trọng của từng nhóm lao động lại có sự tăng giảm khác nhau.
SV: Nguyễn Văn Viện

7

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Cụ thể là có sự chênh lệch lớn về giới tính giữa các nhóm lao động. Số
lượng lao động nam luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng lao động
nữ. Số lao động nam nhiều nhất vào năm 2012 với 90 người, tăng 25 người so
với năm 2011, chiếm tỷ trọng 38,5%. Trong khi đó, số lượng lao động nữ là 30
người vào năm 2012, chiếm tỷ trọng 25%. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là
do công ty chuyên về kỹ thuật sản xuất nên số công nhân viên nam là chủ yếu.
Bên cạnh đó còn có sự chênh lệch về trình độ chuyên môn giữa các
nhóm lao động. Số lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp, PTTH hoặc
THCS chiếm đa số với lượng cao nhất là 100 người vào năm 2012. Số lao
động đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng ít hơn với 20 người năm 2012. Sở
dĩ có sự chênh lệch như vậy vì công ty chuyên ngành sản xuất nên số lượng
công nhân cần tuyển nhiều hơn nhân viên văn phòng.
Qua bảng số liệu, ta cũng thấy được lực lượng lao động trong công ty
chủ yếu là lao động trẻ. Số lao động phân theo độ tuổi trên 45 tuổi cao nhất là
năm 2012 với 3 người trong tổng số 120 người, chiếm tỷ trọng 2,5%. Điều
này cũng là một thế mạnh của công ty với đội ngũ lao động trẻ nhiệt tình,
năng động, ham học hỏi và có trình độ chuyên môn cao.
5.3. Cơ sở vật chất, thiết bị máy móc
Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ chuyên lắp ráp các sản phẩm về điện tử
và phân phối sản phẩm nên cơ sở vật chất của công ty là các loại máy móc,
thiết bị hiện đại phục vụ trong quá trình sản xuất và có hệ thống kho bãi rộng,
thiết bị chuyên chở lớn. Công ty có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ
cho dây truyền lắp ráp đạt hiệu quả cao.
1 Nhìn chung hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty còn tốt. Tất cả
đều mới được công ty mua sắm, lắp đặt thay mới cho hệ thống trước đó. Điều
này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân viên trong Công ty và phục vụ tốt
cho công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của Công ty (Xem Bảng 1.2)


SV: Nguyễn Văn Viện

8

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Bảng 1.2: Máy móc, thiết bị của Công ty
2
Đơn vị tính: 1.000VNĐ
STT

Máy móc, Thiết
bị

Số
lượng
(chiếc)

Nguyên
giá

Khấu hao

Giá trị còn
lại


I.TSCĐ hữu hình
1

Máy tính

20

242.679

55.732

186.947

2

Máy điện thoại

15

20.064

5.000

15.064

3

Máy fax+phôtô


2

20.333

5.000

15.333

4

Máy in

3

15.000

3.300

11.700

5

Bàn ghế, tủ làm
việc

45

150.000

30.000


120.000

6

Máy vành

5

5.645.000

1.984.562

3.660.438

7

Máy cắt

20

7.435.000

2.763.629

4.671.371

8

Máy dán


30

4.528.000

1.385.266

3.142.734

9

Máy hàn linh kiện

10

1.563.453

834.654

728.799

10

Máy đóng gói

10

2.419.165

1.508.224


910.941

11

Dây truyền
xuất tự động

5

824.000

320.000

504.000

437.245

123.424

313.821

sản

II. TSCĐ vô hình
15

Phần mềm

Tổng số


24.112.48
9.261.255
14.851.227
2
3Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Thiết bị máy móc của Công ty chủ yếu là của Trung Quốc, Đài Loan với
các dây truyền lắp ráp hiên đại về lĩnh vực điện tử, công ty đầu tư với mục
đích sản phẩm tốt, giá thành phải chăng, phù hợp với người tiêu dùng ...
Nguyên vật liệu thì Công ty nhập một phần hàng Trung Quốc ngoài ra đặt hàng
tại các Công ty khác ở Việt Nam chuyên sản xuất linh phụ kiện điện tử. Hàng
năm, Công ty đều có kế hoạch bảo dưỡng, trung tu lại hệ thống máy móc, liên
tục mua mới gia tăng số lượng máy nhằm thay thế những thiết bị đã được sử

SV: Nguyễn Văn Viện

9

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
dụng lâu, hiệu quả thấp, lạc hậu từ đó đáp ứng được hết những yêu cầu ngày
càng cao của khách hàng.

CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ VIỆT MỸ
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ
1.1. Tình hình sản xuất
Trên thị trường hiện đang có rất nhiều các nhà sản xuất về mặt hàng
điện tử như Công ty TNHH Điện Tử Việt Mỹ đang sản xuất, để cạnh tranh
với các đối thủ trên thị trường để chiếm được nhiều thị phần trên thị Công ty
đã không ngừng thay đổi mẫu mã về các mặt hàng và chất lượng sản phẩm
đánh đúng vào tâm lý của khách hàng bằng các loại sản phẩm (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Các sản phẩm sản xuất tử Công ty
Đơn vị: chiếc

Tổng sản phẩm
Loa treo tường ximax A830
Loa treo tường ximax B830
Loa treo tường ximax B831
Loa treo tường ximax B820
Loa treo tường ximax B828
Loa siêu tram ximax SRX-718S
Đầu mini karaoke ximax MD-8505
Đâù thu truyền hình vệ tinh ximax HD02
Am ly caliphate pro -9999
Loa lien amply 460
Mixer mx-12
Mixer ximax mx-1202S
Amply ximax PA- 300A
Amply ximax X-3900U
Amply ximax X- 1200S

Năm 2010
Sản

Tỷ
lượng trọng
(Chiếc) (%)
435.678 100%
40.000 9,18
40.000 9,18
40.000 9,18
40.000 9,18
40.000 9,18
40.000 9,18
20.000
4,6
23.000 5,27
18.000 4,13
22.000
5
10.000
2,2
27.000
6,1
15.000
3,4
15.000
3,4
16.768
3,8

Năm 2011
Sản
Tỷ

lượng
trọng
(chiếc)
(%)
500.997 100%
45.000
9
47.000
9,3
52.000
10,3
35.000
7
48.000
10
54.000
10,8
28.000
5,6
27.000
5,4
20.000
25.000
5
15.000
3
33.600
6,8
21.030
4,1

24.000
4,8
26.007
5,1

Năm 2012
Sản
Tỷ
lượng trọng
(Chiếc) (%)
545.678 100%
51.000
9,3
54.000
9,9
58.078
10,7
41.000
7,5
50.00
9,1
60.000
11
32.000
5,9
28.000
5,1
23.000
4,2
27.350

5
18.200
3,3
38.000
7
24.050
4,4
18.000
3,2
23.000
4,2

Nguồn: Phòng sản xuất

SV: Nguyễn Văn Viện

10

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được mức sản xuất sản phẩm của Công
ty không ngừng được tăng lên ta có thể thấy được giữa năm 2011 so với 2010
tổng sản lượng sản xuất tăng 65.319 chiếc và năm 2012 tăng 44.681 chiếc.
Qua đó ta có thể nhận thấy được Công ty ngày càng chiếm được thị phần trên
thị trường và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng các dòng sản phẩm
của Công ty sản xuất ra.

1.2. Kết quả bán hàng của Công ty và các mặt hàng phân phối
Ngoài việc sản xuất và kinh doanh và bán các mặt hàng mà Công ty sản
xuất ra Công ty còn nhập thêm mặt hàng là máy lọc nước hiệu R/O về kinh
doanh thêm (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2. Báo cáo bán hàng của Công ty qua 3 năm (2012-2012)
Đơn vị: chiếc
Năm 2010

Năm 2011

Sản
Sản
Tỷ trọng
lượng
lượng
(%)
(Chiếc)
(chiếc)

Năm 2012

Tỷ
Sản
Tỷ
trọng lượng trọng
(%) (Chiếc) (%)

Tổng sản phẩm bán ra

385.000


100

480.000

100

545.000

100

Loa, loa dàn, loa vi tính..

250.000

64,9

300.000

62,6

325.000 59,6

Đầu thu kỹ thuật số và
DVD

35.000

9


47.000

9,9

55.000

Amply..

70.000

18,1

100.000

20,8

130.000 23,9

Máy lọc nước R/O

30.000

8

33.000

6,7

35.000


10,1

6,4

Nguồn: Thị trường tiêu thụ
Chúng ta có thể nhận thấy được sự tăng trưởng mạnh về công tác bán
hàng của Công ty thể hiện qua các số liệu tổng từ bảng trên năm sau luôn cao
hơn năm trước để đạt được những thành quả như trên toàn bộ lãnh đạo cũng
như công nhân viên của Công ty không ngừng học hỏi và tìm tòi nhũng điều
mới mà người tiêu dùng đang mong muốn.

SV: Nguyễn Văn Viện

11

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Công ty mở rộng thi trường mang lưới bán hàng và giới thiệu sản phẩm
ở khắp các tỉnh phía bắc và miền trung như các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Nghệ An, Quảng Trị ...và Công ty đang triển khai xây dựng trung tâm mua
sắm ở khu công nghiệp Ngọc Hồi Thanh Trì Hà Nội và giới thiệu sản phẩm .
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua 3 năm hoạt động sản xuất và kinh doanh Công ty TNHH Điện Tử
Việt Mỹ không ngừng phát triển về tài chính kinh tế cũng như cơ sở vật chất
và tiền lương của nhân viên đều được cải thiện (xem hình 2.3)
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

So sánh
2011/2010
+/%

1.Tổng nguồn vốn

35.080

45.460 57.350 10.380

11.890

26,15

2.Tổng doanh thu

50.000


72.002 91.897 22.002 44,04 19.895

27,63

3.Tổng chi phí

45.056

65.534 86.168 20.478 45,46 20.634

31,48

4.944

6.468

5.729

1.524

30,82

-0.739

-11,425

5.Lợi nhuận sau thuế

3.708


5.031

5.047

1.323

35,6

0.016

0,3

6.Tổng quĩ lương

2.730

4.320

6.192 1.590

58,24

1.782

43,33

65

90


120

25

38,46

30

33,33

3,5

4

4,3

0,5

14,28

0,3

7,5

10,5

11

9


0,5

4,7

-2

-18,2

7.4

7

5,4

-0,4

-5,4

-1,6

-22,9

16,7

18

15,1

1,3


7,8

-2,9

-16,1

4.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh

7.Tổng lao động( người)
8.Thu nhập bình
quân/tháng (triệu đồng)
9. Tỷ suất lợi nhuận ròng của
vốn kinh doanh (ROA) (%)
10. Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu (ROS) (%)
11. Tỷ suất lợi nhuận vốn
(ROE) (%)

29,6

So sánh
2012/2011
+/%

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thấy trong 3
năm qua, Công ty có doanh thu đạt mức tăng trưởng rất tốt, tăng trưởng cao

SV: Nguyễn Văn Viện


12

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
và đều đặn. Năm 2010, tổng doanh thu của Công ty đạt 50 tỷ đồng đến năm
2012 chứng kiến sự tăng mạnh của doanh thu. Doanh thu tăng thêm 41,897
tương ứng tốc độ tăng so với năm 2011 là 44,04%
Đặc biệt, tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng doanh thu đều đạt trên 99%,
giá trị các khoản giảm trừ đều không đáng kể, chứng tỏ Công ty gần như
không phải giảm giá bán sản phẩm hoặc bị khách hàng trả lại hàng đã mua.
Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm của Công ty rất tốt, chiếm được lòng
tin của người tiêu dùng, đồng thời có tính cạnh tranh rất cao trên thị trường.
Cùng với sự tăng lên của doanh thu, chi phí cũng có sự tăng lên qua
mỗi năm. Tổng chi phí năm 2010 của Công ty là 45,056 tỷ đồng sau đó có sự
tăng mạnh lên 65,034 năm 2011 và đến năm 2012 là 86,168 tỷ đồng. Tổng chi
phí tăng lên do một phần ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế chung và do mỗi
năm Công ty đều phải đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại hơn phục vụ cho
quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Dù là doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực gì thì đạt được lợi
nhuận cao đều là mục tiêu cuối cùng trong suốt quá trình hoạt động. Công ty
luôn tìm mọi cách để tăng thêm lợi nhuận cho mình, từ đó có cơ sở mở rộng
sản xuất và tạo thêm tiềm lực cho công ty. Lợi nhuận của Công ty trong
những năm qua đã có những biến động nhất định.
Các chỉ tiêu tài chính ROA, ROS, ROE của Công ty duy trì ở mức ổn định.
Bên cạnh công tác kinh doanh Công ty còn đảm bảo việc làm cho 120

cán bộ công nhân viên cũng như mức thu nhập ổn định để người lao động yên
tâm gắn bó với Công ty. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên được trang bị kĩ
càng về nghiệp vụ, năng động trong kinh doanh, có ý thức trách nhiệm cao,
Công ty đã chủ động năm bắt được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng
giúp Công ty có được chỗ đứng trên thị trường.
2. Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty
2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp cua Công ty
Bảng 2.4. Phân tích các loại doanh thu và chi phí của Công ty
SV: Nguyễn Văn Viện

13

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
HUBT

Khoa quản lý kinh doanh trường
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

1.Tổng doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính
Doanh thu khác
2.Tổng chi phí

Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Các chi phí khác

50.000

72.002 91.897

So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/%
+/%
22.002 44,04 19.895 26,15

49.000

72.000 91.000

23.000

46,7

19.000

26,3


0.700

0.002

-0.698

-99

-0.002

-

0.300
45.056
41.000
1.500
1.000
1.2000
0.356

0
0.897
65.534 85.168
59.500 80.000
2.000 1.668
1.670 1.000
2.350 2.500
0.014
0


-0.300
20.478
18.500
0.500
0.670
1.150
-342

45,46
45,12
33,33
67
95,8
-96

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

0

0.897
20.634 31,48
20.500 34,46
-0.332 -16,6

-0.670 -40,1
0.150
6,38
-0.014
-

Nguồn: Phòng tài chính-kế toán
Mỗi doanh nghiệp cần tồn tại và phát triển thì phải có doanh thu vì vậy
phải tạo ra doanh thu hợp lý doanh nghiệp mới có cơ hội tiếp tục hoạt động và
mở rộng. Trong tổng doanh thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất. Năm 2010, doanh thu thuần của Công ty đạt 49 tỷ
đồng. Sang năm 2011, con số này đã tăng 23 tỷ đồng lên 72 tỷ đồng, tương
ứng tốc độ tăng 46,7% Năm 2012 doanh thu thuần cũng tăng tương đối.
Doanh thu thuần tăng thêm 19 tỷ đồng, đạt mức 91 tỷ đồng, tương ứng tốc độ
tăng so với năm 2011 là 26,3%
Doanh thu hoạt động tài chính không tăng, có phần giảm nhẹ, vì Công ty
không có nhiều tiền gửi ngân hàng cũng như chưa thu hồi được hết các khoản
tiền khách mua buôn trả chậm, trả góp.
Một Doanh Nghiệp muốn nâng cao lợi nhuận không hắn chỉ là sản xuất
và tiêu thụ thật nhiều, đôi khi tiết kiệm chi phí lại là một cách rất tốt để nâng
cao lợi nhuận.

SV: Nguyễn Văn Viện

14

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Chi phí tài chính của công ty trong 2 năm từ năm 2010 đến 2011 tăng từ
1,5 tỷ đến 2 tỷ. nhưng Chi phí tài chính năm 2012 lại giảm nhẹ xuống còn
1,668 tỷ một phần cũng do kinh tế suy thoái.
Đối với chi phí bán hàng, có thể thấy chi phí này không đáng kể so với
doanh thu đạt được. Chi phí bán hàng từ năm 2010 đến 2011 tăng mạnh từ 1,2
tỷ đến 2,35 tỷ, nhưng đến 2012 lại tăng nhẹ 0,15 tỷ tương ứng là 6,38%. Điều
đó cho thấy Công ty đã lập được một hệ thống tiêu thụ sản phẩm tương đối
tốt. Đó là những đại lý cấp một, các khách hàng quen thuộc,… giảm thiểu cho
Công ty rất nhiều chi phí. Kinh tế suy thoái làm cho lượng mua bán của người
tiêu dùng cũng giảm mạnh, tác động lớn đến cho phí bán hàng của Công ty.
Doanh thu trong những năm qua đã tăng trưởng tương đối lớn, trong khi
chi phí quản lý lại tăng không nhiều. Điều này nằm trong chính bộ máy quản
lý của Công ty, do biết sử dụng lao động hợp lý và chuyện nghiệp, hiệu quả
công việc được đẩy lên rất cao.
Bảng 2.5. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
2.Doanh thu thuần
3. Tổng chi phí
4. Lợi nhuận sau thuế
5. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh tổng hợp (%)
6. Hiệu quả sử dụng
chi phí (%)
7. Tỷ suất lợi nhuận doanh
thu (ROS) (%)


Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

50.000
50.000
45.056
3.708

72.002
72.002
65.534
5.031

91.897
91.897
85.168
5.047

So sánh
2011/2010
+/%
22.002 44,04
22.002 44,04
20.478 45,46

1.323 35,6

So sánh
2012/2011
+/%
19.895 26,15
19.895 26,15
20.634 31,48
0.016 0,3

110,97 109,87 107,9

-1,1

-0.1

-1,97

-1,78

110,97 109,87 107,9

-1,1

-0.1

-1,97

-1,78


-0,4

-5,4

-1,6

-22,9

7.4

7

5,4

Nguồn : Trích từ báo cáo tổng hợp của công
ty
Để đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp người ta dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
SV: Nguyễn Văn Viện

15

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
HUBT

Khoa quản lý kinh doanh trường
Tổng doanh thu


Hiệu quả sxkd tổng hợp

=

x 100

Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Qua đó ta thấy 3 năm 2010 – 2012 công ty đều đạt tổng hợp kinh
doanh trên 100% và giảm nhẹ không đáng kể trong từng năm, trong đó năm
2010 là 110,97% năm 2011 là 109,87% và năm 2012 là 107,9%
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng chi phí
=
x 100
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng cho phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Qua đó ta thấy trong 3 năm từ 2010 – 2012 Công ty đạt được
hiệu quả sử dụng chi phí ở mức tốt, luôn duy trì ở mức trên 100% trong đó
năm 2011 là 110,97% năm 2011 là 109,87% và năm 2012 là 107,9%. Ta thấy
rằng hiệu quả sử dụng chi phí giảm nhẹ không đáng kể
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa
doanh thu thuần với lợi nhuận sau thuế của DN, cho thấy cứ 1 đồng doanh thu
thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) =
x 100

Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong 1 đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 lợi nhuận sau
thuế là 3.708 triệu đồng với tỷ suất doanh thu là 7,4%, năm 2011 lợi nhuận
sau thuế là 5.031triệu đồng với tỷ suất doanh thu là 7%, năm 2012 lợi nhuận
sau thuế là 5.047 triệu đồng với tỷ suất doanh thu là 5,4 %.
Nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời của doanh thu 2012 giảm so với
2011 là do các khoản chi phí của Công ty vẫn cao, trên thi trường xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của thị trường có nhiều biến động gây
ảnh hưởng xấu tình hình kinh doanh của Công ty.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Tổng vốn của công ty năm 2012 là 57.350.000.000 tỷ VNĐ (Xem Bảng 2.6)

SV: Nguyễn Văn Viện

16

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Số
lượng

Tỷ

Số
trọng lượng
(%)

Tổng
35.080 100
vốn
Chia theo sở hữu
Vốn chủ
22.150 63,14
sở hữu
Vốn vay 12.930 36,86
Chia theo tính chất
Vốn cố
16.160 46,07
định
Vốn lưu
18.920 53,93
động

Tỷ
Số
Tỷ
trọng lượng trọng
(%)
(%)

45.460

100


57.350

100

27.820

61,2

33.350 58,15

17.640

38,8

Số
tuyệt
đối

(%)

Số
tuyệt
đối

(%)

10.380 29,59 11.890 26,15

5.670


25,6

5.530

19,88

41,85

4.710

36,43 6.360

36,05

22.260 48,97 27.350 47,69

6.100

37,75 5.090

22,87

23.200 51,03 30.000 52,31

4.280

22,62 6.800

29,31


240

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn của công ty năm 2012 so
với năm 2010 tăng 22.270.000.000 đ. Tuy nhiên ta cũng thấy vốn vay tăng lên
(từ 36,86% tăng lên 41,85%), trong khi đó tỷ trọng của vốn chủ sở hữu lại
giảm đi (từ 63,14% xuống còn 58,15%). Điều này không tốt cho công ty bởi:
+ Nguồn vốn vay tăng lên sẽ kéo theo khoản chi phí lãi vay tăng lên,
như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ.
+ Mặt khác cũng cho thấy công ty đang khó khăn trong việc thanh toán
các đơn hàng đến hạn dẫn đến tình trạng công nợ này tăng lên, nếu không
sớm khắc phục nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của công ty trong việc
giao dịch mua bán về lâu về dài.
Về tính chất: Ta thấy vốn cố định tăng 11.190.000.000đ, vốn lưu động
tăng 11.080.000.000đ. Do đặc điểm là kinh doanh sản xuất - phân phối nên
vốn kinh doanh của Công ty bao gồm 52,31% là vốn lưu động và 48,97% là
vốn cố định. Tỷ trọng này so với năm 2010 không có sự thay đổi đáng kể
(53,93% so với 46,07%).Với cơ cấu vốn như vậy Công ty có thể đảm bảo tính
ổn định về tài chính và tính cơ động trong kinh doanh. Tuy nhiên, do vốn lưu

SV: Nguyễn Văn Viện

17

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường

HUBT
động có thời gian thu hồi lâu lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn, cho nên
trước mắt có thể chưa tận dụng được hết khả năng huy động.
* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Vốn là một chỉ số liên quan đến lượng tiền của doanh nghiệp cần để
duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền
cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành, thành
phẩm bán ra thị trường. Những thành tố quan trọng của vốn đó là lượng hàng
tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Các chỉ tiêu cụ thể về sử dụng vốn
của công ty được tính: (xem bảng 2.7 )
Bảng 2.7. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị tính: triệu
đồng
Chỉ tiêu
1. Vốn chủ sở hữu bình quân
2.Lợi nhuận sau thuế
3. Doanh thu thuần
4. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu (ROE) (%)
5. Tỷ suất sinh lời của vốn
lưu động (%)
6. Mức hao phí của vốn chủ
sở hữu với lợi nhuận sau
thuế (%)
7. Số vòng quay của vốn chủ
sở hữu (vòng)
8. Số vòng quay của vốn lưu
động (vòng)

Năm

2010
22.150
3.708
50.000

Năm
2011

Năm
2012

27.820 33.350
5.031 5.047
72.002 91.897

So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/%
+/%
5,67
25,5
5,53
19,8
1.323
35,6 0.016
0,3
22.002 44,04 19.895 26,15


16,7

18

15,1

1,3

7,8

-2,9

-16,1

16,25

21,7

16,8

5,45

33

4,9

-22

-44,38


-7,4

107,8

19,4

597,35

552,97 660,78

2,25

2,58

2,75

0,33

14,7

0,17

6,5

2,64

3,1

3,06


0,46

17

-0,04

-1,2

Nguồn : Trích từ báo cáo tổng hợp của công
ty

SV: Nguyễn Văn Viện

18

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Vốn chủ sở hữu bình quân là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ
doanh nghiệp và các thành viên được thể hiện nguồn vốn chia đều hằng năm,
để cho chúng ta thấy sự tăng trưởng của Công ty.
-Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) =

x 100


Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn
chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Qua
bảng số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận của năm 2010 là 16,7% đến năm 2011
tỷ suất lợi nhuận của Công ty tăng lên 18% nhưng đến năm 2012 lại suy giảm
còn 15,1% cho ta thấy sự suy giảm kinh tế gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng
trưởng của Công ty.
-

Mức hao phí vốn chủ sở hữu với lợi nhuận sau thuế

Mức hao phí vốn chủ sở

=

Vốn chủ sở hữu bình quân

x 100%

Lợi nhuận sau thuế

hữu

Mức hao phí vốn chủ sở hữu với lợi nhuận sau thuế của Công ty được thể
hiện qua từng năm 2010 là 597,35% năm 2011 là 552,97% giảm nhẹ so với
năm 2011 là 44.38%, đến năm 2012 tăng mạnh lên 660,78%. Do nhiều
nguyên nhân khiến mức hao phí vốn chủ sở hữu tăng như kinh tế suy giảm,
cạnh tranh với nhiều thương hiệu khác....
- Chỉ tiêu Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần

Số vòng quay vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân

SV: Nguyễn Văn Viện

19

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở
hữu bình quân của doanh nghệp; cho biết 1 đồng Vốn chủ sở hữu tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu. Cho ta thấy qua mỗi năm số vòng quay của Công
ty tăng lên nhưng tương đối chậm. từ năm 2010 là 2,25 vòng, năm 2011 là
2,58 vòng tăng 0,33 vòng. Năm 2012 là 2,75 vòng tăng chậm hơn được 0,27
vòng. Qua đó ta thấy vòng quay vốn chủ sở hữu khá ổn định để dần đưa Công
ty ngày càng phát triển.
- Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn Lưu Động =
Vốn lưu động trong kỳ
Vòng quay của vốn lưu động: việc xác định vòng quay vốn lưu động
một cách chính xác là rất quan trọng. Vì thông qua chỉ tiêu này mà ta có đánh
giá được rất nhiều tiêu chí như hiệu quả trong kinh doanh, trong việc tính toán
nhu cầu vốn lưu động cần thiết của Công ty. Qua bảng phân tích số liệu cho ta
thấy vòng quay vốn lưu động chưa được lớn, tốc độ quay trung bình của vốn
trong vòng 3 năm (2010 – 2012) là 3,06. Đây là con số trung bình nó cho

chúng ta thấy Công ty chưa đi vào ổn định. Cho ta thấy cứ 1 vòng quay thì
thu được mức lợi là 3,06. Tuy nhiên vốn lưu động của Công ty vẫn được thể
hiện ở lượng hang tồn kho là khá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến việc quay
vòng vốn. Qua vòng quay vốn lưu động ta thấy Công ty đang hoạt động khá
ổn định và bắt đầu có hiệu quả trong kinh doanh khá tốt.

SV: Nguyễn Văn Viện

20

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng tài sản của Công ty qua 3 năm 2010- 2012
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Nội dung
Tổng tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương
đương tiền
Các khoản phải thu ngắn
hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình

So sánh
So sánh
2011/2010
2012/2011
+/%
+/%
10.38
11.89
35.080 45.460 57.350
29,6
26,15
0
0
18.920 23.200 30.000 4.280 22,62 6.800 29,3
Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

2.000

2.000

3.500


4.920

2.200

2.000 -2.720 -55,28 -0.200 -9,09

11.500
1.500
16.160
14.700
1.460

17.400
1.600
22.260
20.500
1.760

24.000
0.500
27.350
25.300
2.050

0

0

1.500


75

5.900 51,3 6.600 37,93
0.100 6,7 -1.100 -68,8
6.100 37,74 5.090 22,87
5.800 39,45 4.800 23,41
0.300 20,54 0.290 16,48
Nguồn: Phòng kế toán

Cũng như tổng nguồn vốn, tổng tài sản của công ty cũng tăng lên theo
từng năm. Năm 2012 đạt 57,350 tỷ đồng, đã tăng 11,890 tỷ đồng so với năm
2011. Năm 2010 tổng tài sản là 35,080 tỷ đồng.
Tổng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty cũng không ngừng
thay đổi. Do khấu hao tài sản cố định qua các năm mà giá trị tài sản dài hạn
có chiều hướng tăng nhẹ còn tài sản ngắn hạn lại tăng lên nhanh chóng.
Nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho và các khoản phải thu đều tăng lên
qua các năm. Việc các khoản phải thu của công ty tăng lên nhanh chóng, điều
này xảy ra do công ty đang bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn, gây
khó khăn cho công ty trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản lưu động chiếm toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Tài
sản lưu động luôn biến động tăng giảm không ngừng. Như giá trị tiền mặt, các
khoản tương đương tiền khác và các khoản phải thu ngắn hạn khác. Duy chỉ
có giá trị hàng tồn kho là tăng đều qua các năm. Ban đầu có thể cho rằng công
SV: Nguyễn Văn Viện

21

MSV:7TD000198N



Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
ty đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhưng xét về giá trị của tổng
tài sản sẽ thấy giá trị này chấp nhận được.
Cũng tương tự tài sản lưu động, tài sản cố định chiếm toàn bộ tỷ trọng
trong tài sản sản dài hạn. Điều này là do công ty hoạt động trong lĩnh vực cụ
thể và đang tập trung cho phát triển thế mạnh chủ lực.
Bảng 2.9. Bảng phân tích khả năng sinh lời của tài sản tại Công ty
Đơn vị tính: triêu đồng
Chỉ tiêu
1. Tổng tài sản
2.Tổng tài sản dài hạn
bình quân
3.Tổng tài sản ngắn
hạn bình quân
4.Lợi nhuận sau thuế
5. Tỷ suất sinh lời của
tài sản dài hạn (%)
6. Tỷ suất sinh lời của
tài sản ngắn hạn (%)
7. Tỷ suất lợi nhuận
ròng của vốn kinh
doanh (ROA) (%)

So sánh năm
2011/2010
+/%
35.080 45.460 57.350 10.380 29,6


So sánh năm
2012/2011
+/%
11.890 26,15

16.160 22.260 27.350

6.100

37,74

5.090

22,87

18.920 23.200 30.000

4.280

22,62

6.800

29,3

3.708

5.031


5.047

1.323

35,6

0.016

0,3

22,9

22,6

18,4

-0,3

-1,3

-4,2

-18,5

16,25

21,7

16,8


5,45

33

4,9

-22

10,5

11

9

0,5

10,4

-2

-18,2

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012


Nguồn : Trích từ báo cáo tổng hợp của công ty
Các công ty hiện nay trên thị trường luôn quân tâm tới việc sử dụng
nguồn vốn của mình sao cho hiệu quả tối ưu nhất để nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất cũng như kinh doanh của công ty mình. Ta có công thức sau:
- Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn =

x 100%

Tổng tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết 1đơn vị tài sản dài hạn bình quân đưa vào kinh doanh
đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn năm
2010 là 22,9 %, năm 2011 là 22,6 %, năm 2012 là 18,4 %.
SV: Nguyễn Văn Viện

22

MSV:7TD000198N


Luận văn tốt nghiệp
Khoa quản lý kinh doanh trường
HUBT
- Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn =
x 100%
Tổng tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân đưa vào kinh doanh
trong kỳ đem lại lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn năm
2010 là 16,25 %, năm 2011 là 21,7 % nhưng đến năm 2012 lại giảm còn 16,8 %.
Điều này chứng tỏ năm 2012 hiệu quả sử dụng tài sản, tài sản dài hạn,
tài sản ngắn hạn bị giảm sút. Cũng do một phần kinh tế bị suy giảm nên làm
cho tình hình kinh doanh của công ty cúng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên
công ty cũng phấn đấu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường để phát triển
thương hiệu
- Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh =

x 100%
Tổng tài sản bình quân

2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm
2010

Năm
2011

Doanh thu
Lợi nhuận sau
thuế


Tỷ đồng

50

Tỷ đồng

Tổng lao động

Người

Năm
2012

72,002

So sánh
2011/2010
+/%
91,897 22,002 44

So sánh
2012/2011
+/%
19.895
28

3,708

5,031


5,047

1,323

42

0,016

0,3

65

90

120

25

38

30

33,3

58

1.872

43,3


4

-34,214

-4,2

-2

-13,842

-24,8

Tổng quỹ
Triệu đồng 2.730
4.320
6.192
1.59
lương
Năng suất lao
Triệu đồng 769,230 800,022 765,808 30,792
động
Lợi nhuận bình
quân 1 lao
Triệu đồng 57,046 55,900 42,058 -1,146
động

Nguồn : Trích từ báo cáo tổng hợp của công ty

SV: Nguyễn Văn Viện


23

MSV:7TD000198N


×