Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH ba sao việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.26 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trường Trung
cấp kỹ thuật tin học Hà Nội- Estih đã tổ chức cho chúng em tham gia đợt thực
tập này, đã tạo điều kiện cho chúng em củng cố kiến thức lý thuyết tạo nền tảng
vững chắc khi ra trường làm việc trong các doanh nghiệp. Với việc đi thực tế
như vậy chúng em đã quan sát và tìm hiểu thực tế một cách đầy đủ và rõ ràng.
Qua đó em đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế và hiểu được
công việc của một nhân viên kế toán thực sự.
Em cũng xin cảm ơn cô Trần Thị Hồi đã hết sức giúp đỡ em trong quá
trình em thực tập và làm báo cáo. Cô đã tận tình chỉ bảo, giải đáp những thắc
mắc của em trong suốt quá trình em làm báo cáo.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể cán bộ
công nhân viên công ty TNHH Ba Sao Việt Nam đã hết sức giúp đỡ em trong
quá trình em thực tập tại công ty. Ở đó em thực sự học hỏi được rất nhiều kiến
thức quý báu. Em cũng xin cảm ơn ban Giám đốc công ty đã tạo điều kiện tốt
cho em tham gia đợt thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin cảm ơn các chị nhân
viên phòng kế toán đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em làm quen với
thực tế và giúp em nhận thức sâu sắc được vai trò của công tác kế toán trong
thời đại kinh tế hiện nay.


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả bán hàng là mối quan tâm hàng đầu
của tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói
riêng. Thực tiễn cho thấy thích ứng với mỗi cơ chế quản lý, công tác tiêu thụ
hàng hoá và xác định kết quả bán hàng được tính bằng các hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu


bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về
các quyết định của mình. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm trong thời kỳ
này chủ yếu là giao nộp sản phẩm, hàng hoá cho các đơn vị theo địa chỉ và giá
cả do nhà nước định sẵn. Tóm lại trong nền kinh tế tập trung thì 3 vấn đề trung
tâm: sản xuất cái gì? bằng cách nào? Cho ai? đều do nhà nước quyết định thì
công tác tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả bán hàng chỉ là tổ chức bán sản
phẩm, hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước. Trong
nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự quyết định 3 vấn đề trung tâm
thì vấn đề này trở nên vô cùng quan trọng vì doanh nghiệp nào tổ chức tốt
nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp các chi phí bỏ ra và
xác định đúng đắn kết quả bán hàng sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển. Ngược
lại, doanh nghiệp nào không tiêu thụ được hàng hoá của mình, xác định không
chính xác kết quả bán hàng sẽ dẫn đến tình trạng lãi giả, lỗ thật thì sớm muộn
cũng đi tới chỗ phá sản.Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ
điều đó.
Để quản lý được tốt nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá thì kế toán với tư cách là
một công cụ quản lý kinh tế cũng phải được thay đổi và hoàn thiện hơn cho phù
hợp với tình hình đổi mới.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập
ở công ty TNHH Ba Sao Việt Nam, được sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị
Hồi, cùng sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên phòng kế toán trong công ty, em

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài : “Kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Ba Sao Việt Nam”
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
-

Chương 1: Những vấn đề chung về công tác bán hàng và xác định kết
quả bán hàng

-

Chương II: Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng ở Công ty TNHH Ba Sao Việt Nam.

-

Chương III: Nhận xét, đánh giá về kế toán bán hàng và xác định kế quả
bán hàng của công ty TNHH Ba Sao Việi Nam vá một số ý kiến đề xuất.
Hà Nội ngày

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN DỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
1.1. Khái niệm bán hàng và ý nghĩa của bán hàng
1.1.1. Khái niệm
Bán hàng ở các đơn vị kinh doanh là quá trình vận động của vốn kinh
doanh từ vốn hàng hóa sang vốn bằng tiền và hình thành kết quả tiêu thụ , là kết
quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị, thông
qua quá trình bán hàng, nhu cầu của người tiêu dùng về một giá trị sử
dụng nào đó được thỏa mãn và giá trị hàng hóa đó được thực hiện.
Bán hàng là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa thông qua
quan hệ trao đổi, đó là quá trình doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho khách
hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của bán hàng.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, tiêu thụ hàng hóa đang trở
thành vấn đề sống còn của tất cả các doanh nghiệp. Chính vậy công tác bán hàng
là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp
hiện nay. Hàng hóa được bán nhanh chóng sẽ giúp cho tốc độ quay vòng vốn
tăng lên đáng kể để đảm bảo lợi nhuận. Kết quả bán hàng được phân phối cho
các chủ sở hữu, nâng cao đời sống của người lao động và hoàn thành tốt nghĩa
vụ của nhà nước. Bên cạnh đó,kết quả bán hàng còn là chỉ tiêu tài chính quan
trọng thể hiện rõ nét tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ có thêm
cơ hội tham gia vào thị trường vốn, nâng cao năng lực tài chính. Hơn nữa thông
qua quá trình bán hàng đảm bảo cho các đơn vị khác có mối quan hệ mua bán
với doanh nghiệp, thực hiện kế hoạch sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh,

góp phần đáp ứng tiêu dùng của xã hội, giữ vững quan hệ cân đối TIỀN –
HÀNG, giúp cho nền kinh tế ổn định và phát triển.
Đặng Thị Hải Yến - C17A1

4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

1.2. Các phương thức và hình thức bán hàng.
Trong các doanh nghiệp thương mại, bán hàng bao gồm hai khâu : bán
buôn và bán lẻ. Do vậy các phương thức bán hàng được chia thành các phương
thức bán buôn và các phương thức bán lẻ riêng biệt.
1.2.1. Phương thức bán buôn
Bán buôn hàng hàng hóa là phương thức bán với số lượng lớn (hàng hóa
thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn). Trong bán buôn thường
bao gồm hai phương thức : Bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
- Bán buôn qua kho :
Đây là phương thức bán buôn mà hàng hóa xuất từ kho của doanh nghiệp
để bán cho người mua. Qua phương thức này, hàng hóa được tập trung ở kho
của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ. Phương thức bán buôn qua kho giúp doanh
nghiệp tập trung được nguồn hàng, chủ động kí kết hợp đồng kinh tế với người
mua; nhưng bên cạnh đó cũng có những bất cập như : chi phí kinh doanh cao
hơn, đặc biệt là khâu dự trữ hàng hóa và làm chậm tốc độ lưu chuyển hàng hóa
cũng như vòng luân chuyển của vốn kinh doanh. Đối với phương thức bán buôn
qua kho thường sử dụng hai hình thức bán hàng sau đây :

+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng :
Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại căn cứ vào hợp đồng kinh
tế đã kí của người mua để gửi hàng cho người mua bằng phương tiện tự có hoặc
thêu ngoài. Trong trường hợp này, hàng hóa gửi đi vẫn thuộc sở hữu của doanh
nghiệp. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp chịu hoặc bên mua phải trả, tùy
thuộc vào quy định trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận, kí kết.
+ Bán buôn giao hàng trực tiếp tại kho doanh nghiệp :
Theo hình thức này, bên mua căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí sẽ ủy
quyền cho cán bộ nghiệp vụ của mình đến nhận hàng tại kho người bán và chịu
trách nhiệm áp tải hàng hóa bằng phương tiện tự có hoặc thêu ngoài. Khi hàng
hóa xuất giao cho người mua thị được coi là tiêu thụ. Từ đó, phòng kinh doanh
lập “Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng ’’ thành 4 liên: lưu 1 liên,chuyển

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

cho kho 3 liên: thủ kho xuất hàng xong lưu 1 liên chuyển 1 liên cho người
mua,còn 1 liên giao cho phòng kế toán.
- Bán buôn vận chuyển thẳng :
Với phương thức này, hàng hóa bán cho bên mua được giao thẳng từ bên
cung cấp thông qua kho của doanh nghiệp. Theo phương thức này, doanh nghiệp
thương mại bên cung cấp để bán thẳng cho người mua. Đây là phương thức bán

hàng tiết kiệm nhất vì giảm được chi phí kinh doanh, tăng nhanh tốc độ lưu
chuyển hàng hóa, giảm ứ đọng của hàng tồn kho, đảm bảo quay vòng vốn
nhanh. Có 2 hình thức bán buôn trong phương thức bán buôn vận chuyển thẳng :
+ Bán buôn vận chuyển trực tiếp : ( không tham gia thanh toán)
Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, doanh
nghiệp giao trực tiếp cho người đại diện của bên mua tại kho người bán. Tùy
theo điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp thương mại
được hưởng 1 khoản lệ phí do bên mua hoặc bên bán trả (thường là bên bán trả).
Khoản lệ phí này chính là doanh thu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường
hợp này doanh nghiệp thương mại không lập chứng từ kế toán bán hàng mà phải
lập “phiếu thu’’ về số hoa hồng được hưởng.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: (có tham gia
thanh toán)
Theo hình thức này, doanh nghiệp vừa phải thanh toán tiền mua hàng với
người bán, vừa phải thanh toán tiền hàng với người mua, đồng thời phát sinh cả
2 nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. Doanh nghiệp thương mại có thể vận
chuyển hàng đến kho người mua, giao hàng xong được coi là tiêu thụ. Nếu bên
mua tự vận chuyển thì thực hiện giao hàng tay ba tại kho của người bán, sau đó
hàng hóa được coi là xác định tiêu thụ ngay. Chứng từ kế toán bán hàng trong
trường hợp này là “ Hóa đơn giao thẳng”, đây là “ Hóa đơn kiêm phiếu vận
chuyển hàng giao thẳng”, do doanh nghiệp lập thành 3 liên: gửi cho bên mua 1
liên, chuyển cho phòng kế toán 2 liên để ghi sổ.
1.2.2. Phương thức bán lẻ

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

Bán lẻ là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng cá nhân và 1 bộ phận nhu cầu kinh tế tập thể.Hàng hóa bán lẻ vượt ra
khỏi lĩnh vực lưu thông, đi sâu vào lĩnh vực tiêu dùng và số lượng qua mỗi lần
bán thường sử dụng 2 phương thức bán hàng sau đây : Bán lẻ thu tiền tập trung;
Bán lẻ thu tiền trực tiếp; Bán hàng tự động; Bán hàng theo phương thức đặt
hàng. Bên cạnh đó,để đáp ứng như cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, các
doanh nghiệp đều đưa ra phương thức bán lẻ khác phù hợp với 2 loại hình kinh
doanh buôn bán của doanh nghiệp mình.
- Bán lẻ thu tiền tập trung:
Trong phương thức này, nghiệp vụ thu tiền và nghiệp vụ giao hàng tách
rời nhau nhằm chuyên môn hóa công tác bán hàng. Mỗi quầy hàng hoặc liên
quầy hàng đề bố trí một nhân viên thu ngân chuyên thu tiền và viết hóa đơn hoặc
tích kê mua hàng cho khách.
Cuối ca hoặc cuối ngày, nhân viên thu ngân kiểm tiền,lập giấy nộp tiền
bán hàng (đây chính là doanh thu của cửa hàng trong ngày); Sau đó, nhân viên
bán hàng tập hợp hóa đơn và tích kê hàng hóa để tiến hành kiểm kê; Đối chiếu 2
chứng từ này với nhau để làm căn cứ cho kế toán ghi sổ.
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp:
Theo phương thức bán lẻ thu tiền trực tiếp, nhân viên bán hàng hoàn toàn
chịu trách nhiệm quản lí tiền hàng trong ngày. Nhân viên bán hàng trực tiếp thực
hiện việc thu tiền và giao hàng cho người mua. Cuối ca, cuối ngày nhân viên
bán hàng lập giấy nộp tiền bán hàng, đồng thời kiểm kê hàng còn lại ghi vào
“thẻ quầy hàng” và xác định lượng hàng bán ra trong ngày cho từng mặt hàng.
Qua phương thức này, nghiệp vụ bán hàng hoàn toàn trực diện với người mua và
không cần lập chứng từ cho nghiệp vụ bán lẻ. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý mà

cuối ca, cuối ngày hoặc định kỳ ngắn nhân viên bán hàng kiểm kê hàng hóa và
dựa vào quan hệ cân đối luân chuyển hàng hóa để xác định lượng hàng tiêu thụ.

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

Sau đó,nhân viên bán hàng lập “ báo cáo bán hàng” trong ca, ngày hoặc
trong kì để nộp cho phòng kế toán. Hàng ngày, khi nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ,
đây chính là một loại chứng từ; “ Báo cáo bán hàng” do nhân viên bán hàng lập.
1.2.3. Phương thức bán hàng trả góp.
Phản ánh các chỉ tiêu doanh thu theo giá bán thông thường chưa có thuế,
thuế GTGT đầu ra tính theo giá bán thông thường, lãi trả góp, số tiền thanh toán
lần đầu tại thời điểm giao hàng, số tiền còn phải thu. Kế toán phân tích như sau;
- Phản ánh theo giá bán thông thường
Nợ TK 632 : trị giá mua hàng trả góp
Có TK156 (1561-chi tiết quầy hàng) : Trị giá mua hàng
-Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp :
Nợ TK111,112,113 : Số tiền người mua thanh toán lần 1
Nợ TK 131 : Số nợ còn phải thu
Có TK511 ; Doanh thu bán hàng theo giá bán thông thường
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
Có TK 336(7) : Số lợi tức thu từ bán hàng trả góp

-Thanh toán tiền nợ phải thu kì tiếp theo :
Nợ TK 111,112 : Số tiền người mua lần tiếp theo
Có TK 131 : Số nợ còn phải thu
-Lãi phải thu từ trả góp :
Nợ TK 3387 : Phải thu khác
Có TK 515 : Doanh thu từ hoạt động tài chính
1.2.4. Bán hàng đại lý
Đây là phương thức bán hàng trong đó doanh nghiệp thương mại giao
hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý,
kí gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng trực tiếp và được hưởng hoa
hồng đại lý.

1.2.5. Bán hàng nội bộ
Đặng Thị Hải Yến - C17A1

8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

Trong các doanh nghiệp, ngoài nghiệp thông thường còn phát sinh các
nghiệp vụ cung ứng sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ giữa đơn vị chính trực
thuộc. Ngoài ra, tiêu thụ nội bộ còn bao gồm nội dung sau đây :
-Doanh nghiệp sử dụng hàng hóa của mình để trả lương cho công nhân
viên trong những trường hợp cần thiết.
-Sử dụng sản phẩm hàng hóa... để biếu tặng, phục vụ hội nghị của doanh

nghiệp.
-Sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, quảng cáo...
1.3. Kế toán doanh thu bán hàng (phụ lục 01)
Là tổng lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kì kế toán hạch
toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Thời điểm để DT được xác định là phải thỏa mãn hai điều kiện : DT đạt
được và có thể xác định, về cơ bản, DT coi là thực hiện khi đơn vị hoàn thành
những công việc với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng để nhận được
lợi ích kinh tế tương ứng với DT. DT được xác định khi thu được tiền hàng hoặc
có quyền pháp lý thu tiền tiền ứng với sản phẩm hàng hóa đã bán được.
1.3.1. Hình thức kế toán và chứng từ kế toán.
- Theo chế độ hiện hành có 4 hình thức sổ kế toán tùy theo điều kiện áp
dụng và quy mô từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn một
trong các hình thức ghi sổ sau :
+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
+ Hình thức kế toán nhật kí chứng từ
+ Hình thức kế toán nhật kí sổ cái
+ Hình thức kế toán nhật kí chung
-Các chứng từ kế toán bán hàng bao gồm :
+ Phiếu xuất kho, nhập kho
+ Phiếu thu
+ Bảng kê háo đơn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ...

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

-Bảng chứng từ khác liên quan đến nghiệp vụ bán hàng
+ Hóa đơn GTGT
+ Hóa đơn bán hàng
+ Thẻ kho, sổ kho...
1.3.2.Tài khoản ứng dụng
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sử dụng một số tài khoản
chủ yếu sau đây :
*TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này phản ánh doanh thu sản phẩm hàng hóa thực tế phát sinh
trong kì hạch toán. TK 511 chỉ phản ánh khối lượng của hàng hoá bán đã bán,
được xác định là tiêu thụ trong kì, không phân biệt doanh thu đã thu hay chưa
thu tiền.
-Kết cấu TK511 :
+ Bên Nợ : Phản ánh các khoản giảm doanh thu trong kì theo quy định,
bao gồm: Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế theo phương thức
trực tiếp. Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kì; Giảm giá hàng bán
kết chuyển cuối kì; Thuế TTĐB; thuế XK.
Cuối tháng kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “ XĐ KQKD”
+ Bên Có : Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa , dịch vụ thực hiện trong kì.
Các khoản doanh thu trợ cấp,trợ giá...
Cuối tháng,sau khi kết chuyển doanh thu thuần để XĐ KQKD, tài khoản
này không có số dư.
-TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 4 TK cấp 2
TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm

TK5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5118 –Doanh thu khác
*DT bán hàng được xác định như sau :

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

Doanh thu

Khối lượng sản phẩm

bán hàng

=

Giá bán đơn vị

coi là tiêu thụ

x

của hàng hóa


Doanh thu của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm), hàng
hóa bất động đầu tư, dịch vụ đã được xác định bán trong kì kế toán. Đối với
hàng hóa sản phẩm, hàng hóa bất động sản đầu tư, dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ảnh doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi :
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
*TK 3331 : “Thuế GTGT phải nộp”
Tài khoản này phản ánh số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Tài khoản này có 2 TK cấp 3 :
+ TK 3331(1) : Thuế GTGT phải nộp.
+ TK 3331(2) : Thuế GTGT phải nộp cho hàng xuất khẩu.
Ngoài

ra

còn

sử

dụng

một

số

TK


khác

liên

quan

khác

như :TK111,112,131,138,156,...
1.4. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh trong TK 521 bao gồm :
chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế
GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt là cơ sở tính doanh thu thuần.
-TK sử dụng :
+ TK 521: “Chiết khấu thương mại”
Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua
hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh.
-Kết cấu TK 521 : “Chiết khấu thương mại”

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH


Ngành: Kế toán - Tin học

+ Bên Nợ : giá trị của hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc
tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán ra;
Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
+ Bên Có: Kết chuyển sang bên Nợ TK 511.
+ TK 521 : “ Chiết khấu thương mại” có 3 TK cấp 2 theo QĐ số
48/2006/BTC.
TK 521(1) – Chiết khấu thương mại
TK 521(2) – Hàng bán bị trả lại
TK 521(3) – Giảm giá hàng bán
Các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu.
Các loại thuế này tính cho tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, các đơn vị kinh
doanh trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy quyền xuất khẩu phải chịu. Thường đánh vào
các mặt hàng nhà nước không khuyến khích sản xuất, hạn chế tiêu dùng, hàng
hóa xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tùy vào các đối tượng kinh doanh mà
doanh nghiệp phải nộp các loại thuế trên.
-Tài khoản sử dụng :
+ TK333(1 )“ Thuế GTGT phải nộp”
+ TK 333(1.1) “ Thuế GTGT đầu ra”
+ TK 333(1.2) “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu”
+ TK 333(2) “ Thuế tiêu thụ đặc biệt”
+ TK 333(3) “ Thuế xuất, nhập khẩu”
Ngoài ra còn sử dụng một số TK 111,112,131...
1.5. Kế toán giá vốn hàng bán.
1.5.1. Khái niệm và phương pháp xác định giá vốn hàng xuất bán.
Giá vốn bao gồm trị giá vốn của các sản phẩm, hàng hóa được xuất bán
trong kì, đối với hàng hóa giá vốn là giá mua thực tế của hàng xuất bán.
- Công thức xác định giá vốn thực tế của TP,HH xuất bán trong kỳ:


Đặng Thị Hải Yến - C17A1

12

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

hàng phân
bổ cho hàng
bán
Trị giá vốn
thực tế của
hàng

xuất
Trong
Để

xác

định
+Phư
Theo
Giá trị
thực tế


bình quân

Đơn

giá

tế bình quân
Số lượng hàng hóa
tồn đầu kỳ

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

Số lượng hàng hóa
nhập trong kỳ

13

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

+ Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế
nhập kho của từng lần nhập vào giả thiết nào nhập trước thì xuất trước. Sau đó
căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế để xuất kho theo nguyên tắc:
Tính đơn giá thực tế xuất trước với số lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số
còn lại được tính theo đơn giá thực tế của số hàng hóa nhập kho tiếp theo. Như

vậy giá trị thực tế của hàng hóa tồn kho cuối kì chính là giá trị thực tế của số
hàng hóa nhập kho thuộc lần nhập sau cùng.
Trị giá mua của
hàng hóa xuất

Đơn giá mua thực
=

kho trong tháng

tế của hàng hóa nhập kho theo
từng lần nhập kho trước

Số lượng hàng xuất
x

kho trong tháng
thuộc số lượng
từng lần nhập kho

+ Phương pháp : Nhập sau – Xuất trước (LIFO).
Theo phương pháp này trước hết ta phải xác định được đơn giá thực tế
nhập kho của từng lần nhập và giả thiết nào nhập kho sau thì phải xuất trước.
Sau đó căn cứ vào số lượng xuất kho để tính giá thực tế xuất kho giá theo
nguyên tắc: tính đơn giá thực tế của lần nhập trước đó.Như vậy giá thực tế của
hàng nhập cuối kỳ chính là giá thực tế của số hàng hóa nhập kho các lần đầu kỳ.
+Phương pháp tính giá theo giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý theo dõi hàng
hoá theo từng lô hàng, khi xuất kho lô hang nào thì căn cứ vào số lượng xuất
kho và đơn giá nhập kho thực tế của lô hàng hoá để tính ra giá thực tế xuất kho.

+Đánh giá theo phương pháp giá hạch toán.
Để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho và lưu kho,người ta có thể sử
dụng phương pháp hệ số giá để tính.Theo phương pháp này,hàng ngày kế toán
căn cứ vào tình hình nhập xuất để ghi vào bảng kê xuất-nhập-tồn theo giá hạnh
toán. Cuối tháng tính hệ số giá giữa giá thực tế và hạnh toán của hàng nhập kho
Đặng Thị Hải Yến - C17A1

14

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

trong tháng rồi nhân với trị giá hàng xuất kho theo giá hạnh toán để xác định giá
vốn hàng xuất kho. Cách tính như sau :
Giá thực tế của

Giá hạch toán của

hàng xuất bán

=

hàng xuất bán

x


Hệ số giá (H)

Trong đó:
Giá thực tế tồn kho
đầu kỳ
Hệ số giá (H)

Giá thực tế nhập
+

kho trong kỳ

+

Gía hạch toán

=
Giá trị thực tế xuất kho
trong kỳ

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

nhập kho trong kỳ

15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH


Ngành: Kế toán - Tin học

1.5.2. Kế toán vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
( Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

1.5.3. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.5.4.Tài khoản sử dụng
- Để phản ánh giá vốn hàng xuất bán, kế toán sử dụng TK 632 “ Giá vốn
hàng xuất bán’’
Và một số tài khoản liên quan TK 156,157...
1.5.5. Chứng từ sử dụng.
- Phiếu nhập kho, xuất kho
- Bảng tổng hợp hàng xuất bán, sổ chi tiết hàng xuất bán
- Hóa đơn GTGT...
1.5.6.Thủ tục nhập – xuất kho.
* Thủ tục nhập kho : Trước khi nhập kho 1 loại hàng hóa, bộ phận kinh
doanh của công ty phải tìm hiểu thị trường xem loại mẫu mã nào đang được

khách hàng yêu thích và dễ tiêu thụ, sau đó tư vấn cho khách hàng, khi khách
hàng đồng ý mua thì bộ phận kinh doanh sẽ xin ý kiến của Ban lãnh đạo công ty
để đặt hàng. Khi hàng về, bộ phận sẽ thông báo về số lượng và giá trị của lô
hàng với bộ phận kế toán tài chính. Khi bộ phận của kho nhận được hàng tiến
hành kiểm tra số lượng, chất lượng thực tế rồi nhập kho, khi đó thủ kho sẽ viết
phiếu nhập kho và thẻ kho. Tại phòng kế toán,kế toán viên mở sổ chi tiết để theo
dõi hàng hóa, phiếu nhập kho có 2 liên :
-Liên 1: lưu tại sổ
-Liên 2 : chuyển lên cho kế toán
* Thủ tục xuất kho: Công ty sử dụng hóa đơn kiểm phiếu xuất kho làm
chứng từ gốc để phản ánh tình hình xuất kho hàng hóa.
Khi có đơn đặt hàng, nhân viên kinh doanh chuyển đơn đặt hàng cho kế
toán, kế toán dựa vào đơn đặt hàng để làm phiếu xuất kho và viết hóa đơn
GTGT. Sau đó chuyển hóa đơn và phiếu xuất kho cho chủ kho. Thủ kho căn cứ
vào đơn đặt hàng để xuất kho rồi giao cho bộ phận giao hàng để chuyển đến
khách hàng.Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ kí, thủ kho lưu 01 bản còn 01 bản
giao cho kế toán. Hóa đơn GTGT có 3 liên :

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

17

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

-


01 liên màu tím (lưu tại công ty)

-

01 ,màu đỏ (giao cho khách hàng)

- 01 màu xanh (lưu)
1.6.Chi phí quản lý doanh nghiệp.
1.6.1. Chí phí bán hàng
1.6.1.1 .Nội dung, phương pháp chi phí bán hàng
Chi phi bán hàng là khoản phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ
hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ... Chi phí bán hàng là 1 bộ phận của chi phí thời kì,
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạnh
toán. Hoạt động tiêu thụ diễn ra liên tục do đó sẽ có những hàng hóa mua ở kỳ
trước lại tiêu thụ ở kỳ sau; hoặc những chi phí quảng cáo không chỉ phục vụ cho
kì tiêu thụ hàng hóa trong kì phát sinh chi phí mà còn sử dụng trong nhiều kì
sau. Do đó, phải tiến hành phân bổ chi phí bán ra hàng hóa, sản phẩm bán ra
trong kì.
Cuối kì kinh doanh, kế toán phải tổng hợp các yếu tố chi phí bán hàng để
lấy số liệu phân bố cho từng nhóm hàng, loại hàng làm cơ sở để xác định kết
quả kinh doanh.
CPBH của hàng
Chi phí phân
bổ cho hàng

tồn đầu kỳ

CPBH cần phân


Giá trị

+ bổ phát sinh trong kỳ

=

thực tế
x của hàng

đầu kỳ

Trị giá thực tế

+ Trị giá thực tế hàng

hàng tồn đầu kỳ

tồn cuối kỳ

nhập trong kỳ

Sau đó, xác định chi phí phí phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ
CPBH phân bổ
cho hàng bán

CPBH phân
=

ra trong kỳ


Đặng Thị Hải Yến - C17A1

Tổng CPBH

bổ cho hàng

+

còn đầu kỳ

phát sinh
trong kỳ

18

CPBH phân bổ
- cho hàng còn
cuối kỳ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

1.6.1.2. Tài khoản, chứng từ sử dụng
- Tài khoản sử dụng: TK 642.1 -“ Chi phí bán hàng”, các tài khoản liên
quan...
- Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi…

1.6.2.Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm có: chi phí quản lý kinh doanh, chi
phí quản lý hành chính, chi phí tổ chức trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Những
chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch
toán mà không thể tách riêng cho bất kỳ hoạt động riêng lẻ nào.
1.6.2.1. Nội dung và phương pháp hạnh toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm có: chi phí quản lý kinh doanh, chi
phí quản lý hành chính, chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động quản lý
doanh nghiệp. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp
thương mại còn có thế có hoạt động kinh doanh khác như: hoạt động tài chính,
hoạt động bất thường. Mỗi hoạt động đều có thu nhập, chi phí và kết quả riêng.
Do đó, CP QLDN cũng cần được phân bố theo từng hoạt động
1.6.2.2.Tài khoản sử dụng
- TK sử dụng TK 642.2 – “ Chi phi quản lý doanh nghiệp” và một số TK
khác có liên quan như TK 111,112...
- Chứng từ sử dụng : Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT...
1.7. Kế toán xác định kết quả bán hàng
1.7.1. TK sử dụng:
- TK 911 - “ Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản này dùng để tính
toán xác định kết quả các hoạt động kinh doanh chính, kinh doanh phụ và các
hoạt động kinh doanh khác.
- Kết cấu TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
Đặng Thị Hải Yến - C17A1

19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH


Ngành: Kế toán - Tin học

* Bên Nợ:
+ Trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại thơi điểm xác định kết quả
tiêu thụ ( đã bán )trong kỳ.
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng
hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
+ Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác.
+ Số lãi trước thuế của các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác.
* Bên Có :
+ Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã ghi nhận tiêu thụ
trong kỳ.
+ Thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác.
+ Số lỗ của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
Tài khoản 911 “ xác định kết quả kinh doanh” không có số dư.
Ngoài ra, kế toán bán hàng còn sử dụng đến các TK như : TK111, 112,
131, 333...
1.7.2. Chứng từ sổ kế toán sử dụng:
Số cái Tài khoản như : TK 511, 521, 642,....

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH


Ngành: Kế toán - Tin học

1.7.3. Phương pháp xác định kết quả bán hàng

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

21

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và chi phí kinh
doanh liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm trị giá vốn thực tế hàng xuất
bán và các chi phí phát sinh phân bổ cho hàng bán ra.
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa:
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
-Cuối kỳ kết chuyển giá vốn sản phẩm hàng hóa dịch vụ .
Nợ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 : giá vốn hàng bán.
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí quả lý doanh nghiệp.
Nợ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 : chi phí quả lý doanh nghiệp
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nợ TK 911 : xác định kết quả kinh doanh

Có TK 821 : chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
-Kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN trong kỳ
Nợ TK 911 : xác định kết quả bán hàng
Có TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối
-Kết chuyển số lỗ phát sinh trong kỳ.
Nợ TK 911 : xác định kết quả bán hàng
Có TK 421 : lơi nhuận chưa phân phối

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH BA SAO VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Ba Sao Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Ba Sao Việt Nam
Tên gọi tắt : Trista Viet Nam
Trụ sở chính: Số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 0437260276
Mã số thuế: 0101281413

Số đăng ký kinh doanh: 0102006268 cấp ngày 07/10/2005 của Sở kế
hoạch và đầu tư Hà Nội
Loại hình công ty: Công ty TNHH
Vốn đầu tư ban đầu: 4.000.000.000đ
Công ty TNHH Ba Sao Việt Nam được thành lập ngày 05/09/2002 theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102006268 cấp ngày 07/10/2005 của
Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Công ty TNHH Ba Sao Việt Nam là một công ty mới thành lập, kinh
doanh độc quyền về mặt hàng gia dụng thương hiệu Fagor nhập khẩu từ Tây
Ban Nha. Trong 02 năm hình thành và phát triển, công ty đã mở rộng quan hệ
với các thành phần kinh tế, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn
thành phố Hà Nội, các vùng lân cận và thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh, mở rộng hình thức mua bán hàng hoá và không ngừng nghiên cứu mở
rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh công tác bán hàng, liên doanh, liên
kết với các đơn vị kinh tế khác nhằm chiếm lĩnh thị phần đối với các hãng có
kinh doanh cùng ngành.

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

2.1.2. Nhiệm vụ và chức năng hoạt động
a) Chức năng:

Công ty TNHH Ba Sao Việt Nam là phân phối các mặt hàng gia dụng đến
các đại lý, các showroom giới thiệu sản phẩm. Thông qua đó:
-Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát tiển
-Đảm bảo đời sống cho người lao động
-Tăng thu nhập cho Ngân sách Nhà nước.
b) Nhiệm vụ:
Công ty xác định nhiệm vụ chủ yếu của mình trong quá trình sản xuất
kinh doanh như sau:
- Thực hiện đầy đủ với ngân sách Nhà nước với các khoản thuế và các
khoản lệ phí.
- Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế nhà nước.
- Tổ chức công tác nhập khẩu từ nước ngoài.
- Tổ chức bảo quản tốt hàng hoá đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được
xuyên, liên tục và ổn định.
- Tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và
các cá nhân trong nước.
- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư
mở rộng kinh doanh
c) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Ba Sao Việt Nam
-Nguồn vốn kinh doanh của công ty: 4.000.000.000đ
-Hình thức hoạt động: phân phối các sản phẩm gia dụng thương hiệu
Fagor
-Tổng số nhân viên: 60 người
Hiện nay, công ty có 6 showroom giới thiệu sản phẩm và 1 chi nhánh
trong thành phố Hồ Chí Minh và hơn 500 đại lý trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh
phía Bắc.
+ Showroom 61 Tây Sơn

Đặng Thị Hải Yến - C17A1


24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường TC KTTH Hà Nội - ESTIH

Ngành: Kế toán - Tin học

+ Showroom 77A Nguyễn Hữu Huân
+ Showroom 292 Tôn Đức Thắng
+ Showroom 126 Nghi Tàm
+ Showroom 88 Hàng Bồ
+ Showroom Thành Trang ( 49 Tô Hiệu- Hải Phòng).
2.1.3.Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của
công ty TNHH Ba Sao Việt Nam
2.1.3.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: kimh doanh hàng gia
dụng nhập khẩu. Lĩnh vực kinh doanh gồm:
-

Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá.

-

Kinh doanh thiết bị gia dụng nhà bếp.

-

Đại lý giao nhận vận tải.


-

Sản xuất và mua bán máy móc thiết bị.

-

Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
....

2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất kinh doanh
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, công ty
đã nhập khẩu và bày bán nhiều loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại
cũng như màu sắc, kiểu dáng nhưng vẫn ổn định chất lượng và giá cả.Với quy
mô kinh doanh như hiện nay thì quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là:
quy trình nhập khẩu sản phẩm, quy trình nhập kho sản phẩm, quy trình bán sản
phẩm.

Đặng Thị Hải Yến - C17A1

25

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


×