Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân công sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Công nghệ thiết bị Phương Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.21 KB, 46 trang )

Chuyên đề thực tập

1

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

LỜI MỞ ĐẦU
Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì vấn đề phân công và sử dụng lao
động là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong quá trình quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt
hiện nay thì đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp.
Việc phân công và sử dụng lao động sao cho phù hợp với khả năng và trình
độ của người lao động, làm cho người lao động phấn khởi, hăng hái , yên tâm công
tác và đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp là việc hết sức cần
thiết. Vì vậy trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần phải phân công và sử dụng
lao động một cách thật khoa học, nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực hiện
có, giảm thiểu các loại chi phí không cần thiết nâng cao hiệu quả, hiệu suất của mọi
hoạt động.
Trong những năm gần đây công tác phân công và sử dụng lao động ngày
càng được quan tâm nhiều hơn không chỉ trong các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh mà còn trong mọi tổ chức thương mại và phi thương mại.
Chuyên đề: “Phân công sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Công nghệ thiết
bị Phương Nam”
Chuyên đề: Gồm 3 chương:
Chương I:

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Công nghệ thiết bị Phương Nam

Chương II: Thực trạng của quá trình phân công sử dụng lao động của Công ty
Chương III: Một số giải pháp đổi mới công tác phân công và sử dụng lao động
tại Công ty


Với ý nghĩa thiết thực của đề tài nghiên cứu đổi mới phân công sử dụng lao
động, góp phần vào sự phát triển của công ty CPCN thiết bị Phương Nam. Em hy
vọng đề tài này sẽ góp phần nào đó vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
của công ty.
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều nên đề tài còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và phê
bình của cô để đề tài được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo: Th.S Phan Thị Thanh Hoa đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


2

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CPCN THIẾT BỊ PHƯƠNG NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Phương Nam được thành lập bởi các
thành viên là các kỹ sư, chuyên gia từng công tác lâu năm tại Cục Cảnh sát PCCC
& CNCH – Bộ Công an(C66), Phòng Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội (PC23)
nay là Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội (PC66) – Bộ công an, Công ty Phương Nam

- Bộ công an, nay sát nhập thành Công ty TNHH MTV BCA- Thăng Long- Bộ
công an và nguyên là cán bộ, chuyên gia phòng Đầu tư – XNK Bộ Thương Mại và
nhiều kỹ sư, chuyên gia từng tham gia công tác tại một số Công ty PCCC, văn
phòng đại diện cho các hãng thiết bị nổi tiếng như: Nittan, Nohmi, Hochiki,
Siemens, Notifier, Tyco, Ampac, System Sensor… và nhiều hãng thiết bị PCCC
khác. Với mục đích là đảm bảo tuyệt đối về công tác an toàn cháy nổ cho các công
trình, giảm thiểu các thiệt hại cho người và vật chất và đưa công nghệ PCCC mới
của các nước vào Việt Nam.
Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Phương Nam có đội ngũ kỹ sư và nhân viên
kỹ thuật lành nghề. Mọi cán bộ nhân viên trong công ty đều có trình độ cao, được đào
tạo cơ bản, có nhiều kinh nghiệm thực tế, được tham dự nhiều khóa đào tạo trong và
ngoài nước do các chuyên gia cao cấp của các hãng có uy tín giảng dạy.
Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Phương Nam thường xuyên có sự cộng
tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu ứng dụng phát triển các công nghệ mới của các
giáo sư, chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC,
Cục Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Sở cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội,
Trường Đại học phòng cháy chữa cháy, chuyên gia các hãng tại Việt Nam và
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội…
Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Phương Nam có sự hỗ trợ nhiều mặt của
các hãng lớn có uy tín từ các nước có nền công nghệ cao như: Pháp, Mỹ, Nhật Bản,
ISRAEL, Đức, Anh, Hàn quốc, Malaysia vv..

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

3


GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Công ty Cổ phần Công nghệ Thiết bị Phương Nam thường xuyên tổ chức các
buổi hội nghị, hội thảo và giảng dạy để đào tạo, nâng cao và phát triển các công
nghệ mới trong các lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy, hệ thống giám sát An ninh từ
xa, Hệ thống giải pháp tích hợp (BMS, iBMS).
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ PHƯƠNG
NAM
- Tên tiếng anh: PHUONG NAM EQUIPMENT TECHNOLOGY JOINT
STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: PHUONG NAM. TEC., JSC
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2006
và các quy định hiện hành khác của nước CHXHCN Việt Nam.
- Trụ sở chính: Số 9 Vọng Hà, Chương Dương, Hoàn Kiếm – Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Số 10, Ngõ 275, Trung Kính, Cầu Giấy – Hà Nội
- ĐT: 043.556.1435

Fax: 043.556.1436

- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng chẵn)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102514438 do Sở kế hoạch và đầu
tư thành phố cấp ngày 12 tháng 11 năm 2006
1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty
Trong những năm đầu mới thành lập, cty phải đương đầu với rất nhiều khó khăn,
thử thách: công ty còn non trẻ, chưa có nhiều khách hàng, thị trường, thêm vào đó là sự
cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành, các thành phần kinh tế khác.
Trải qua 8 năm hoạt động đầy thăng trầm, hiện nay công ty đã đi vào ổn định.
Đội nhân viên, đội ngũ lao động ngày càng lành nghề, công ty ngày càng được
nhiều người biết đến, được các đối tác tin tưởng, từng bước tạo dựng uy tín trên thị

trường. Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành hai giai đoạn chính trên
cơ sở các hoạt động kinh doanh, sản xuất mà cty thực hiện.
Giai đoạn 1: từ 2006- 2009 chủ yếu là tìm hiểu thị trường, tiếp cận các chủ đầu
tư xây dựng lớn để tư vấn thiết kế hệ thống Phòng cháy và chữa cháy, ký các hợp
đồng dịch vụ sửa chữa bảo trì hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho các nhà chung
cư. Gặp các đối tác nước ngoài để làm nhà phân phối độc quyền cho các hãng như
Nittan – Nhật Bản, Sewoong-Hàn Quốc, Hochiki-Mỹ… Đây là giai đoạn công ty
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

4

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

mới được thành lập, hoạt động chủ yếu tìm hiểu thị trường và thiết lập các mối quan
hệ. Đây là thời kỳ đất nước đang phát triển mạnh về xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở,
văn phòng của cả nước, cũng như quy hoạch và mở rộng nói riêng của các thành
phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hải
Phòng… Xây dựng phát triển theo đó là liên quan đến việc an toàn cháy nổ cho các
công trình. Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào vấn đề lắp đặt trang thiết bị an toàn
cảnh báo cháy nổ, hệ thống chữa cháy. Từ đó đã xẩy ra các vụ cháy nghiêm trọng,
ảnh hưởng tới tài sản và con người. Buộc cơ quan chức năng Cảnh Sát Phòng cháy
phải thắt chặt, kiểm tra yêu cầu trang bị lắp đặt thiết bị hệ thống phòng cháy và
chữa cháy cho các công trình có quy mô lớn.
Thị trường nhỏ bé cộng với việc nhiều công ty phòng cháy mới thành lập là
nguyên nhan chính đẫn đến thất bại của công ty trong giai đoạn này. Do việc làm ăn

không hiệu quả nên lãnh đạo Công ty cũng triển khai củng cố lại nguồn lực, chuyên
môn hóa và chuyển sang sản xuất một số mặt hàng cho nghành phòng cháy chữa
cháy. Sản xuất tủ chữa cháy, hộp chữa cháy, tủ điều khiển bơm chữa cháy…
Giai đoạn 2: từ 2010-2013 chủ yếu phát triển mạnh triển khai thi công lắp đặt
hệ thống PCCC cho các công trình lớn như các chung cư cao tầng, khách sạn, nhà ở
trường học, củng cố Phát triển mạnh về mảng nhập khẩu thiết bị của một số nước,
sản xuất gia công trong nước.
Tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế các dự án của bộ quốc phòng.
Ban đầu chuyển sang làm ăn ở một lĩnh vực mới, và quy mô được mở rộng chi
phí đầu tư, quản lý lớn, không có nhiều đơn hàng cũng khiến công ty rơi vào tình
trạng thua lỗ. Tuy nhiên sau đó, nhờ sự nỗ lực của toàn bộ người lao động trong
công ty nên tình hình của công ty ngày càng khởi sắc, dần làm ăn có lãi.
1.3. Ngành nghề kinh doanh
1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ
• Sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đich
thành lập doanh nghiệp
• Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước
• Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

5

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa


• Thục hiện nhưng quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người lao động,
vệ sinh, an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái…
• Chủ động tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, giám đốc là người
đại diện cho công ty theo quy định của pháp luật hiện hành
• Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng sản xuất như: quảng cáo triển lãm, mở
các đại lý, chi nhánh …
• Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng…
1.3.2 Ngành nghề kinh doanh
• Tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống Phòng cháy và chữa cháy công trình dân
dụng công nghiệp.
• Tư vấn lập dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy
và chữa cháy và hệ thống camera quan sát.
• Thi công lắp đặt đường ống áp lực, đường ống dẫn khí cháy nổ, đường ống
gas và s\dẫn khí đốt.
• Sản xuất, mua bán , chế biến hàng nông lâm, thủy sản, hàng lương thực thực
phẩm;
• Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng.
• Dịch vụ kinh doanh, tư vấn lắp đặt, bảo trì hệ thống quản lý thông tin, điện tử,
tin học, mạng máy tính, hệ thống giám sát giao thông, kiểm soát và điều chỉnh
tự động cơ khí.
• Mua bán công cụ, thiết bị cơ khí , thiết bị điện và phụ tùng thay thế, dụng cụ,
máy móc quang học, nhiếp ảnh điển ảnh, đo lường kiểm tra chính xác, y tế
phẫu thuật, máy móc, phụ tùng thay thế.
• Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
• Cung cấp lắp đặt hệ thống kiểm soát ra vào, bảo vệ và chuyên dùng
• Buôn bán , tư vấn , lắp đặt bảo trì hệ thống thiết bị cảnh giới , báo trôm, giám
sát khách hàng và chống sét.
• Gia công cơ khí ; tráng phủ kim loại.
• Rèn dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại.


SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


6

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

• Xuất nhập khẩu sản phẩm , hàng hóa.
• Thi công xây dựng các công trình điện dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, công trình điện đến 35KW
• Nhà phân phối độc quyền thiết bị phòng cháy chữa cháy của các hãng. Nittan,
Nohmi, Hochiki, Siemens, Notifier, Tyco, Ampac, System Sensor…
• Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì hệ thống phòng cháy
và chữa cháy cho các công trình…
• Vận tải hàng hóa
2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2009-2013
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1 :Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: 1000 đồng
STT

CHỈ
TIÊU

2009


2010

1

Tổng TS

4.294.531

7.786.625

2

Nguồn
vốn CSH

2.643.894

3

TSCĐ

4

DT thuần

5
6
7


Tổng
LNTT
Thuế
TNDN
LNST

NĂM
2011

2012

2013

12.499.407

20.890.968

19.383.3042

2.379.803

2.405.754

2.773.678

2.811.892

396.451

384.573


582.697

795.511

950.555

1.797.715

2.699.981

3.813.841

1.425.083

8.380.776

- 87.059

- 264.090

36.042

- 26.321

38.213

10.092
- 87.059


- 264.090

25.950

9.553
- 26.321

28.660

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
* DT thuần của công ty biến động khá lớn qua các năm: tăng đều từ năm 2009
đến 2011, do công ty dần được khánh hàng biết đến. Tuy nhiên năm 2009, DT
thuần của công ty tụt giảm 62,6%. Đó là tình trạng chung của nền kinh tế nước ta do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các tổ chức, cá nhân giảm đầu tư
xây dựng, công ty không nhận được nhiều đơn hàng.
* Do làm ăn thua lỗ nên nguồn vốn của công ty không ngừng suy giảm, đến năm
2009 mới hoàn lại được vốn CSH
* Ta có thể nhận thấy rằng, trong những năm bị lỗ thì nguyên nhân chủ yếu có thể cho
rằng vì công ty mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh hoặc do hậu quả xấu của nền kinh
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


7

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa


tế suy thoái. Tuy nhiên nhìn nhận kết quả của 2 năm có lãi: năm 2009, doanh thu đạt hơn
3,8 tỷ đồng, lãi xấp xỉ 26 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 thi doanh thu đạt tới gần 8,4 tỷ
đồng (bằng 2,2 lần năm 2009) tuy nhiên lãi cũng chỉ dừng ở mức 28, 66 triệu đồng. Đây là
vấn đề mà công ty cần chú ý xem xét, đánh giá lại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả
hơn.

2.2. Kết quả các hoạt động khác
2.2.1 Kết quả về doanh thu lợi nhuận.
Bảng 2: Doanh thu, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: 1000 đồng
CHỈ TIÊU

NĂM
2009

1. Doanh thu bán hàng,
cung cấp dịch vụ
2. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

2010

2011

2012

2013

1.797.000 2.699.981 3.813.841 1.425.083 8.380.776
- 87.059


- 264.090

25.950

- 26.321

28.660

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Sơ đồ 1: Doanh thu, lợi nhuận 2009-2013
Đơn vị : đồng

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

8

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

NHẬN XÉT
Công ty liên tục lỗ trong 2 năm liền là 2009- 2010: Năm 2009 lỗ 87.059.654 triệu
đồng và năm 2010 lỗ tới hơn 264 triệu đồng. Bởi đây là giai đoạn công ty mới thành
lập nên đầu tư trang thiết bị ban đầu rất lớn nhưng chưa nhận được nhiều đơn hàng do

chưa có nhiều người biết đến công ty, chưa khẳng định được uy tín của mình.
Sau giai đoạn đầu làm ăn thua lỗ thì đến năm 2011, việc làm ăn của công ty
đã được khởi sắc (năm này công ty đã có khoản lãi: 25.950.900 đồng). Điều này có
thể lý giải bởi: công ty đã được biết đến sau một thời gian hoạt động, thêm vào đó
là sự tăng trưởng khá ấn tượng của nền kinh tế nước nhà (năm 2011, nền kinh tế
nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 6 năm (tính đến 2011) (8,5%), tạo
khả năng hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2009 - 2014 ngay
trong năm 2013)
Tuy nhiên ngay sau năm 2012, là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế toàn
cầu. Kinh tế thế giới năm 2012 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta
đã phải đối mặt với những khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng,
lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường
chứng khoán tiếp tục bị sụt giảm, tình trạng lạm phát… Việc này đã đẩy giá thành
của sản phẩm lên cao trong khi các công ty, doanh nghiệp, cá nhân lại giảm đầu tư.
Những chuyển biến xấu của kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không tốt đến công ty: Lỗ
hơn 26 triệu đồng.
2.2.2 Kết quả về sản phẩm, thị trường
Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty Phương Nam đã thực hiện
hàng loạt hợp đồng cung cấp lắp đặt thiết bị Phòng cháy cho các công trình xây
dựng, và thương mại hóa các dòng thiết bị sản phẩm của công ty. Do tính chất đơn
chiếc của các công trình xây dựng nên số chủng loại sản phẩm cũng khá nhiều như:
các công trình tư nhân (chủ yếu là nhà ở), các công trình công cộng (Chung cư, nhà
xưởng, khách sạn trường học), thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thiết bị PCCC.
Về thị trường: công ty tập trung chủ yếu trong khu vực thành phố Hà Nội và
một số tỉnh lân cận bởi như vậy công ty có thể tận dụng các mối quan hệ với các
chủ đầu tư, các nhà cung cấp, hiểu biết rõ về nhu cầu địa phương, dễ nắm bắt thông
tin …. Trong giai đoạn tiếp theo, công ty có xu hướng mở rộng hơn nữa khu vực
hoạt động của mình ra toàn miền Bắc, và thành phố hồ Chí Minh.
Về chất lượng thi công các công trình: công ty thi công theo yêu cầu của nhà đầu tư,
các tiêu chuẩn chất lượng của công trình được bên chủ đầu tư đưa ra và đánh giá

(thường là thuê một bên trung gian để thực hiện công việc này). Tuy nhiên mọi cán

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

9

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

bộ công nhân viên trong công ty luôn làm việc với phương châm: công trình sau
phải tốt hơn công trình trước, để
2.2.3 Đóng góp cho ngân sách
Thuế là nguồn thu chủ yếu bổ sung vào ngân sách nhà nước, rồi từ đó nhà
nước trích ra thực hiện đầu tư (các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
như: đường giao thong, trường học, bệnh viện, đường dây tải điện…), sử dụng ngân
sách để trả lương cho bộ máy quản lý nhà nước, trợ cấp cho các vùng khó khăn, bão
lụt; dùng để giải quyết các vấn đề xã hội,…
Mặc dù trong quá trình hoạt động gặp nhiều khó khăn nhưng công ty luôn
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
Ngoài phần thuế phải nộp theo quy định, công ty thường xuyên xảy ra tình
trạng nộp thuế vượt mức phải nộp. Tình trạng này xảy ra bởi công ty thường tạm
nộp thuế trước, đến cuối kỳ lại được hoàn thuế do làm ăn không hiệu quả.
Bên cạnh thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, công ty còn giải quyết một
lượng lớn công ăn, việc làm cho người lao động phổ thông. Ta có thể thấy điều này
qua lượng lao động rất lớn làm việc tại các công trình thi công của công ty.
Bảng 3: Các loại thuế công ty nộp giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: 1000 đồng
STT

CHỈ TIÊU

NĂM
2009

1
2
3
4
5
6
7

Thuế GTGT hàng bán
nội địa
Thuế GTGT hàng nhập
khẩu
Thuế TTĐB
Thuế XNK
Thuế TNDN
Thuế môn bài
Các loại thuế khác
Tổng cộng

2010

2011


2012

2013

1.500

9.553
1.500

182.984
8.482

1.500

1.500

28.273
25.131
10.092
1.500

28.000 73.479 1.500 11.053
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Ngoài phần thuế phải nộp theo quy định, công ty thường xuyên xảy ra tình
trạng nộp thuế vượt mức phải nộp. Tình trạng này xảy ra bởi công ty thường tạm
nộp thuế trước, đến cuối kỳ lại được hoàn thuế do làm ăn không hiệu quả.

SV: Nguyễn Xuân Quyền


184.484

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


10

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

2.2.4 Tiền Lương
Bảng 4: Tiền lương trả cho người lao động giai đoạn 2009-2013
Đơn vị : Đồng
Năm

Chỉ tiêu
Quỹ tiền
lương
Lương bình
quân 1 lao
động/tháng
Lương bình
quân trong
cả nước

2009

2010


2011

2012

2013

449.600

1.561.236

1.811.870

1.837.836

1.945.371

1.950

1.216

1.800

1.846

2.100

1.840

2.075


2.200

2.579

2.849

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tài chính của công ty)
Có thể thấy rằng lương mà công ty trả cho người lao động về cơ bản giúp
người lao động có thể trang trải được cho cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên khi so
sánh với tiền lương bình quân lao động cả nước ta lại thấy có điểm bất hợp lý:
lương bình quân của công ty thấp hơn so với mực lương bình quân lao động cả
nước (trừ năm 2008, lương cao hơn bình quân cả nước). Điều này có thể lý giải:
mức lương trung bình cả nước tính toán, tổng hợp của nhiều ngành nên có sự bù trừ,
có ngành quá cao và có ngành quá thấp. Mức lương của công ty như vậy vẫn có thể
làm người lao động hài lòng vì nó đảm bảo được cuộc sống của người lao động, phù
hợp với trình độ của họ.
* Nhận xét:
Cách trả lương theo kết quả thực hiện công việc, theo thời gian (có giám sát
quá trình thực hiện công việc) tạo ra được sự công bằng, yên tâm cho người lao
động, giúp họ có động lực làm việc, cố gắng hoàn thành tốt công việc. Điều này
đảm bảo những gì người lao động được nhận tương xứng với những gì họ bỏ ra.
Bên cạnh đó việc trả lương tương đương mức lương của các đối thủ cùng ngành có
thể giữ chân được người lao động ở lại với công ty.
Tuy nhiên các loại phụ cấp cho lao động trực tiếp không được phân tách rách
ròi, có thể khiến người lao động hiểu nhầm là họ không được nhận các khoản này.
Đây là một điểm yếu trong tính lương của công ty.

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42



11

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Bộ máy quản lý của công ty được chỉ đạo thống nhất, hình thành theo cơ cấu
trực tuyến nghĩa là mọi quyền lực chỉ tập trung trong tay nhà lãnh đạo cao nhất nên
vẫn còn tồn tại những hạn chế dù là rất nhỏ.Vì quyền lực chỉ tập trung trong tay nhà
lãnh đạo cao nhất nên những quyết định đưa ra đều được thực hiện nhanh chóng.
Xong vì nhanh và vội vàng nên khả năng ra quyết định sai lầm là rất cao. Tuy nhiên
nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý và sự phối hợp giữa các bộ phận chức
năng khá ăn ý nên chưa xảy ra bất kì một hậu quả đáng tiếc nào tính đến thời điểm
hiện tại. Việc thay đổi và hoàn thiện bộ máy quản lý để thích nghi với những biến
động của thị trường ngày nay là rất cần thiết và công ty vẫn đang có những thay đổi
theo chiều hướng tích cực như vậy.
Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ
và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức
năng quản trị.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của công ty
Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc

Phòng Kinh
doanh


Phòng Dự
án

Bộ phận thi công
công trình

Phòng Kĩ
thuật

Phòng Tài
chính-Kế toán

Phòng
Nhân sự

Bộ phận Kho

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

12


GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

 Nhận xét:
Vì đây là công ty cổ phần chỉ có 3 cổ đông nên không tồn tại ban kiểm soát
 Hội đồng quản trị:
Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ
giám sát Ban giám đốc ( Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc dự án ) và những
nhà quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị dựa trên
pháp luật và điều lệ của công ty, các quy chế nội bộ của công ty.


Ban Giám đốc:

Là người điều hành lớn nhất, ra quyết định với các vấn đề liên quan đến hoạt
động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao, đại diện cho công ty trước nhà nước và pháp luật.
Tìm hiểu thị trường, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, giải quyết các
công việc liên quan đến thi công, nghiệm thu, bàn giao công trình, quyết toán.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ
thực hiện công việc.
Chịu trách nhiêm trước pháp luật, khách hàng về chất lượng công trình thi công.
 Phòng kinh doanh:
Làm việc dưới quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty và được giám đốc ủy quyền điều hành công ty khi
vắng mặt.
- Dự báo cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường.
- Cân đối nhân lực, hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu
thông góp phần bình đạt hiệu quả kinh doanh, làm báo cáo sơ kết, tổng kết các quý,
6 tháng và hàng năm.

- Tìm kiếm khách hàng, đàm phán, ký kết các hợp đồng, lập báo cáo, kế hoạch
kinh doanh, tư vấn lãnh đạo công ty về vấn đề kinh doanh,…
 Phòng dự án:
Làm việc dưới quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm về các giao dịch, hợp
đồng, mở rộng thị trường và lập dự án kế hoạch cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, cùng với phó giám đốc kinh doanh phối hợp điều hành công ty
khi giám đốc vắng mặt.
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

13

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng, các phòng ban trong công ty phân chia rõ
ràng, đảm đương các nhiệm vụ riêng, đặc thù:
 Phòng kỹ thuật:
- Quản lý kỹ thuật thi công, chất lượng các công trình xây lắp
- Quản lý kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn lao động,
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm…


Phòng tài chính kế toán:

Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính
của Nhà nước.

Tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo công ty về tình
hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn.
Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ
lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước...),
đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các
nguồn hỗ trợ trên.


Phòng nhân sự:

Phòng nhân sự là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ
chức nhân sự, hành chính, pháp chế, công nghệ thông tin, mua sắm và quản lý tài
sản của Công ty.
Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, xây
dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn công ty; xây dựng các quy trình,
quy chế hoạt động nhân sự và tổ chức các hoạt động nhân sự: phân tích & mô tả
công việc, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thực hiện các chế độ quyền
lợi, kỷ luật khen thưởng…
 Bộ phận thi công công trình:
Theo lệnh từ cấp trên xuống đảm đương nhiệm vụ lắp đặt, thi công cho các
công trình theo dự án, hợp đồng đã kí kết giữa công ty và đối tác. Thực hiện nhiệm
vụ chăm sóc khách hàng hậu mãi và duy trì mọi hoạt động liên quan đến kĩ thuật lắp
đặt dịch vụ cho khách hàng.

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42



Chuyên đề thực tập

14

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Là bộ phận trực tiếp thi công trên công trường, đảm nhiệm mọi công việc thi
công xây lắp, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng, tiến độ đối với cán bộ giám
sát kỹ thuật của công ty.
Là bộ phận cần thiết để triển khai các công việc xây dựng của công trình.
 Bộ phận kho:
Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tiếp nhận các loại
nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm; giữ gìn, bảo quản tốt về số lượng, chất lượng
của thiết bị kỹ thuật, sản phẩm trong thời gian lưu kho; cấp phát, thiết bị kỹ thuật,
sản phẩm cho sản xuất, sửa chữa máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm của Công
ty. Chịu trách nhiệm nhập nguồn chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp từng loại hàng hoá
theo đúng yêu cầu xuất nhập kho, ghi chép các số liệu xuất nhập kho và cung cấp số
liệu cho phòng tài chính kế toán.
Tiếp nhận các trang thiết bị kỹ thuật, sản phẩm đầy đủ về số lượng, chất lượng
và kịp thời vào kho theo đúng các thủ tục đã được Công ty quy định. Dự trữ đầy đủ
về số lượng, chất lượng nguyên, nhiên liệu cho sản xuất sản phẩm, sửa chữa, xây
dựng cơ bản và đảm bảo cấp phát kịp thời, đầy đủ cho các bộ phận sử dụng khi có
yêu cầu. Bảo đảm giữ gìn và duy trì tốt số lượng, chất lượng các loại thiết bị kỹ
thuật và sản phẩm trong thời gian lưu kho. Sử dụng hợp lý diện tích và dung tích
kho. Quản lý, sử dụng có hiệu quả các thiết bị bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ,…
4. Các đặc điểm kính tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác phân công
sử dụng lao động tại Công ty
4.1 Đặc điểm Cơ cấu lao động
Trong cơ chế thị truờng, thị trường lao động cũng mang tính cạnh tranh rõ
ràng: cạnh tranh trong việc sử dụng lao động và cạnh tranh trong việc tìm kiếm

công ăn, việc làm. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thu hút và giữ chân lao
động có tay nghề, phẩm chất tốt ở lại với doanh nghiệp mình.
Một doanh nghiệp có những người lao động giỏi sẽ tạo ra năng lực cạnh
tranh rất lớn cho doanh nghiệp đó, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất
kinh doanh…Để có thể làm cho người lao động làm việc tốt thì họ cần được thoải
mái cả về tinh thần và vật chất, như vậy thì họ mới có động lực để gắn bó với doanh
nghiệp, cố gắng hết mình vì doanh nghiệp.
Nhận rõ điều này, công ty cổ phần CNTB Phương Nam đã có nhiều chính
sách để có thể khai thác tốt nguồn lao động hiện có, giữ chân người lao động.
Theo số liệu công ty đã cung cấp thì tổng số lao động trong công ty đến ngày
31/12/2012 là 120 lao động cả quản lý, nhân viên các phòng ban và nhân công với
cơ cấu lao động phân theo trình độ như sau:
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

15

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Bảng 5: Cơ cấu lao động năm 2013 phân theo trình độ
Số lượng
Đơn vị: người

Tỷ lệ
Đơn vị: %


Đại học

45

37,5

Cao đẳng

35

29,2

Lao động phổ thông

40

33,3

120

100

Trình độ

Tổng cộng

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
4.2 Đặc điểm về thị trường
Công ty Cổ Phần Thiết Bị Công Nghệ Phương Nam chuyên kinh doanh về dịch vụ
như . Tư vấn thiết kế, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, tư vấn dựa án đầu

tư và chuyển dao giao công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và camera
giám sát.v.v.. Vì vậy thị trường mà Công ty CP CNTB Phương Nam hướng là toàn
tỉnh và thành phố trên cả nước
4.3 Đặc điểm về sản phẩm
Bảng 6: Các loại máy móc thi công công trình của công ty năm 2013
STT

Chủng loại
(chiếc)

Hãng sản xuất

Trình độ công nghệ

1

Máy hàn

Nhật Bản

Hiện đại

2

Máy ren ống

Nhật Bản

Hiện đại


3

Máy cắt thép

Nhật Bản

Hiện đại

4

Máy khoan bê tông

Nhật Bản

Nhật Bản

5

Máy đục bê tông

Nhật Bản

Nhật Bản

6

Máy thủy bình

Nhật Bản


Nhật Bản

7

Ô tô vận chuyển

Hàn Quốc

Nhật Bản

8

Máy bơm hơi thử áp lực

Nhật Bản

Nhật Bản

9

Li vô, búa, kìm….

Trung Quốc

Nhật Bản

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, ngay từ khi thành lập
công ty đã chú trọng đến việc đầu tư, mua sắm các loại trang thiết bị phục vụ cho


SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

16

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

công việc. Điều này không những giúp công ty có thể hoàn thành tốt công việc mà
nó còn đem lại niềm tin cho khách hàng.
Công ty đã đầu tư rất nhiều cho các loại tài sản: 1 khu nhà văn phòng làm
việc, diện tích: 200m2, 1 tòa nhà 5 tầng dùng tiếp khách, 1 nhà kho dùng bảo quản
máy móc, nguyên vật liệu, các loại công cụ, dụng cụ dùng trong ngành.
Các loại trang thiết bị ảnh hưởng cực kỳ lớn tới chất lượng công trình cũng
như tiến độ thực hiện chúng. Nhận thức được điều này công ty thường xuyên tiến
hành kiểm tra số lượng, chất lượng các loại thiết bị này, đầu tư mới, sửa chữa, bảo
dưỡng, để luôn đảm bảo tình trạng hoạt động tốt, tránh thiệt hại do phải dừng công
việc giữa chừng

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


17

Chuyên đề thực tập


GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG
TY PHƯƠNG NAM
1. Đánh giá tổng quát tình hình sử dụng lao động tại Công ty
1.1. Thực trạng phân công lao động
Phân công lao động là một quá trình tách riêng biệt các loại lao động khác nhau
theo một tiêu thức nhất định trong điều kiện xác định của doanh nghiệp. Thực chất
là chia quá trình sản xuất kinh doanh thành các bộ phận tổ thành và giao cho mỗi cá
nhân phù hợp với năng lực sở trường và đào tạo của họ. Sự phân công lao động tất
yếu dẫn đến sự hiệp tác lao động trong một tổ chức, một doanh nghiệp.
Hợp tác lao động là một quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong
một quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ
mật thiết, chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung. Hay là sự phối hợp các
dạng lao động được chia nhỏ trong quá trình phân công lao động, là quá trình liên
kết, phối hợp các hoạt động riêng rẽ.
Phân công lao động và hợp tác lao động là hai mặt của một quá trình sử dụng
sức lao động. Phân công lao phải tính đến khả năng có thể hiệp tác được và hiệp tác
lao động phải dựa trên cơ sở của sự phân công. Phân công lao động càng sâu bao
nhiêu thì hiệp tác lao động càng tỷ mỷ và chặt chẽ bấy nhiêu.
1.2. Phân công trong đội thi công , công trình
Bảng 7: Số lượng các đội thi công, công trình giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu

2009


2010

Số lượng đội thi công
Số công trình thi công

5
3

5
4

Năm
2011

2012

2013

6
7
6
7
8
4
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

Tổ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý đội, thực hiện các công việc
được giao. Ví dụ như tại đội thi công lắp đặt ống thép cho hệ thống chữa cháy, sau
khi nhận nhiệm vụ, tổ trưởng phân chia công việc cho mọi người trong tổ: người
vận chuyển ống người cắt, buộc, hàn, dựng khung...


SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


18

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Số lượng các đội thi công căn cứ vào số công trình mà công ty đấu thầu được
trong năm. Thông thường, khi nhận nhiều công trình một lúc, mỗi công trình công
ty sẽ bố trí một đội thi công, sau đó sẽ tiến hành luân chuyển trong quá trình thi
công (nếu cần thiết).
Bảng 8: Số lượng lao động của Công ty giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: Người
Năm
Tổng số lượng lao động
Số lượng quản lý

2009
45
6

2010
67
8


2011
2012
2013
88
95
120
8
11
13
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng số lượng lao động của công ty là khá nhiều và
biến động lớn qua từng năm. Điều này cũng hoàn toàn không có gì là bất thường
bởi đây là công ty cổ phần công nghệ và thiết bị,một công ty luôn đi đầu về các
trang thiết bị phòng cháy chữa cháy với công nghệ hiện đại nhất để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng và đáp ứng với những thay đổi của thị trường. Tính
đến ngày 31/12/2010, công ty đã có tới 88 người lao động, đây là giai đoạn công ty
mới chuyển sang lĩnh vực đào tạo chuyên môn kĩ thuật và thi công các công trình có
dự án lớn. Số lượng lao động năm 2013 tăng vọt so với năm 2011,2010 và 2009 và
đạt mức cao nhất kể từ ngày công ty đi vào hoạt động. Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực. Số lượng cán bộ quản lý luôn chiếm tỷ lệ khá nhỏ
trong cơ cấu lao động toàn doanh nghiệp (năm 2009: 13,3%, năm 2010: 12%, năm
2011: 9,1%, năm 2013: 10,1%).
2. Giải pháp phân công sử dụng lao động tại Công ty
2.1. Tổ chức nơi làm việc cho người lao động
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức sắp xếp về mặt không gian và
phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ
đáp ứng nhu cầu thị trường. Kết quả của quá trình này là hình thành các nơi làm
việc, các nơi làm việc, phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và
dây chuyền sản xuất.

Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm, xác định một phương án bố trí hợp
lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp, thích
ứng nhanh với thị trường.
Do tính chất cố định của sản phẩm (công trình xây dựng), nên công ty bắt
buộc phải bố trí cố định vị trí. Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng ở vị trí cố định

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

19

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

còn máy móc, thiết bị vật tư và lao động được chuyển đến đó để tiến hành quá trình
sản xuất. Các yếu tố đầu vào phải đưa đến trước tập kết ở nơi làm việc.
Căn cứ vào sơ đồ trình tự các công việc cần tiến hành, thời gian thực hiện dự
tính, công ty tiến hành phân bổ, điều động các loại máy móc, vật tư đến chân công
trình. Thông thường thì các loại đầu vào này không được tập trung đủ ngay mà
được mua sắm, vận chuyển đến theo từng giai đoạn thực hiện các hạng mục.
Nơi làm việc của các cán bộ quản lý, kỹ thuật viên được bố trí riêng theo
nhiệm vụ chức năng của các phòng ban. Tại công ty cổ phần CNTB Phương Nam,
mỗi phòng chức năng được bố trí riêng ở một tầng.
Phòng kế toàn – tài chính có nhiệm vụ cung cấp các thiết bị văn phòng cần
thiết cho các phòng ban, các tổ trưởng đội thi công.
Kho: tiếp nhận các loại vật tư mua mới, dư thừa, các loại công cụ, thiết bị,
chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo quản khi nhập kho. Xuất kho các loại này theo yêu

cầu xuất kho được ký duyệt bởi giám đốc hoặc phó giám đốc.
Việc phục vụ các bếp ăn vẫn chỉ do người lao động tự tổ chức thực hiện,
công ty không có bếp ăn phục vụ chung.
Trong quá trình làm việc, để đảm bảo công việc được thực hiện một cách
hiệu quả, an toàn, công ty luôn yêu cầu công nhân viên phải sắp xếp đồ dùng, công
cụ đúng nơi quy định.
Việc tổ chức nơi làm việc cho người lao động trực tiếp sản xuất được tiến
hành tùy theo công trình cụ thể. Các đội thi công thực hiện phần việc của mình khi
đến hạng mục. Nguyên vật liệu, các loại công cụ dụng cụ lao động được chuyển đến
chân công trình ngay trước khi bắt đầu công việc hoặc trước 1 ngày. Công ty hiếm
khi dự trữ các loại nguyên vật liệu lâu ngày trong kho mà tiến hành mua trước một
tỷ lệ nhất định khi nhận được công trình. Phần còn thiếu sẽ được mua sắm trong quá
trình thi công công trình.
Việc giám sát tại công trường được giao cho tổ trưởng trực tiếp thực hiện
một cách thường xuyên. Lãnh đạo công ty chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất nếu thấy
có dấu hiệu bất thường.
Tại các công trình, khi kết thúc ngày làm việc, máy móc, thiết bị được cất trữ
vào một vị trí cố định. Điều này giúp giảm thời gian chuẩn bị trong ngày làm việc
tiếp theo, dễ dàng tìm kiếm các vật dụng cần thiết và an toàn khi lao động (tránh va
quệt vào đồ dùng gây chấn thương...)

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

20


GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Khi có quyết định thành lập ban chỉ huy công trường, ban chỉ huy công
trường liên hệ chủ đầu tư mượn đất, kho bãi lập dựng văn phòng làm việc trược tiếp
dưới công trường. Một mặt xây dựng lán trại cho công nhân ở, trang bị đầy đủ tiện
nghi để phục vụ đời sống công nhân được tốt.
2.2. Vấn đề an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
* Vấn đề an toàn lao động
Điều kiện lao động trong ngành xây dựng
+ Nơi làm việc của người lao động luôn thay đổi trong phạm vi công trình, theo
tiến độ thực hiện công trình, do đó điều kiện lao động cũng thường xuyên thay đổi
+ Trong ngành xây dựng ở nước ta hiện nay, mức độ cơ giới hóa còn thấp nên
phần lớn công việc vẫn được làm thủ công, tốn nhiều thời gian, công sức, năng suất
lao động thấp, nhiều rủi ro
+ Nhiều công việc buộc người lao động phải làm việc ở tư thế gò bó, làm việc
nơi cao, chênh vênh... nên có nhiều nguy cơ tai nạn
+ Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, tiếng ồn,
khí độc), công việc được thực hiện ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết
(nóng bức, lạnh, mưa) làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động.
+ Do địa bàn lao động thường xuyên thay đổi nên việc ăn ở nhiều khi tạm
bợ, công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức. Chính những yếu tố
đó gây ra đau ốm, bệnh tật, tai nạn cho người lao động
+ Người lao động chưa được đào tạo có hệ thống nên trong xử lý công việc,
tình huống còn lúng túng, thậm chí làm sai, dẫn tới tai nạn lao động.
Công ty đã đề ra các quy định về an toàn lao động, những người vi phạm sẽ
bị xử lý.
+ Làm việc phải mang các loại dụng cụ bảo hộ lao động: vào công trường
phải đội mũ, đeo giày (ủng), mang găng tay bảo hộ; làm việc ở nơi cao phải có dây
treo bảo hiểm..., sử dụng, bảo quản tốt các loại thiết bị này.
+ Thường xuyên kiểm tra các loai thiết bị thi công, bảo hộ; kịp thời phát hiện

nguy cơ để có biện pháp khắc phục.
+ Lắp ráp các bộ phận công trình, giàn dáo.. theo quy trình, đảm bảo sự chắc
chắn, ổn định...
Bảng 9: Giá trị các loại đồ bảo hộ lao động của công ty năm 2009-2013
Đơn vị: Đồng

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


21

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

Năm

Giá trị đồ bảo hộ lao động

2009

18.500.000

2010

13.000.000

2011


14.500.000

2012

14.500.000

2013

14.500.000
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )

Qua bảng ta thấy có điều bất hợp lý: dường như việc thực hiện an toàn lao động
chỉ được nhắc nhở bằng lời vì không thấy có sự mua sắm thêm các loại dụng cụ
bảo hộ lao động mới.
* Vấn đề vệ sinh công nghiệp:
Công ty thực hiện nghiêm chính theo các quy định của pháp luật như công
trình phải có lưới bao quanh, quy định về thời gian làm việc trong các khu vực đặc
biệt (trường học, bệnh viện, khu đông dân cư...)
Trong quá trình làm việc, yêu cầu công nhân viên:
+ Sử dụng các loại thiết bị bảo hộ lao động
+ Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, tránh gây vướng víu, va chạm
+ Kiểm tra các loại dụng cụ trước khi sử dụng, vệ sinh sạch sẽ sau khi sủ
dụng xong, để vào nơi cất giữ quy định.
+ Công nhân viên chỉ được tham gia lao động trong trạng thái sức khoẻ bình
thường (tốt)
Tuy nhiên việc thực hiện giám sát công tác vệ sinh an toàn lao động cũng rất
hạn chế. Thường xuất hiện tình trạng người lao động không sử dụng các loại cụng
cụ bảo hộ lao động (không đội mũ, đeo găng tay, không có cáp treo bảo hiểm khi
làm việc trên cao), khi kết thúc ngày làm việc thường để bừa bãi các loại dụng cụ

lao động, không vệ sinh sạch sẽ
2.3. Công tác tạo động lực lao động
2.3.1 Tạo động lực thông qua tiền lương
* Thực trạng công tác tiền lương tại công ty CPCN thiết bị Phương Nam
Tại công ty CPCN thiết bị Phương Nam khi tuyển dụng lao động công ty thông báo
rõ ràng quy chế trả lương, các quy chế chung. Từ đó người lao động có thể hiểu rõ:
mức lương như vậy có đủ sống không, so sánh với các nơi làm việc khác thì thế
nào…
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


22

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

- Các quy tắc trả lương được áp dụng:
+ Trả lương theo kết quả thực hiện công việc
+ Tuân thủ quy định của nhà nước về tiền lương tối thiểu vùng, trả lương theo kết
quả thực hiện công việc, theo thời gian làm việc (tính theo ngày công, giờ công), trả
lương chức vụ (đối với cán bộ quản lý).
Hệ thống trả lương như vậy tạo sự công bằng, tạo sự thoải mái cho người lao
động vì quyền lợi của họ được đảm bảo.
Công ty áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương theo nghị định
205/2004/NĐ-CP về thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các
công ty nhà nước. Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng: 980.000
đồng/người/tháng, theo nghị định 97/2009/NĐ-CP quy định mức luơng tối thiểu

vùng đối với người lao động làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam (doanh
nghiệp trong nước)
Bảng 10: Thang lương 7 bậc
Chỉ tiêu

Bậc lương
1
1,00

2
1,165

3
1,375

4
1,580

5
1,841

6
2,144

7
2,500

Hệ số tăng tuyệt đối


0,165

0,192

0,223

0,261

0,303

0,356

Hệ số tăng tương đối (%)

16,5

16,48

16,43

16,51

16,55

16,60

Hệ số lương

( Nguồn: Phòng tài chính kế toán )
Nguồn: Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ

* Tiền lương của lao động quản lý được tính theo công thức:
TL=TLmin x (HCB + Hpc)
Trong đó:

TLmin : tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước
HCB : hệ số tiền lương cấp bậc
HPC: Hệ số phụ cấp (bằng tổng hệ số phụ cấp vùng, phụ cấp độc hại, ..)

* Đối với lao động trực tiếp sản xuất, thi công, mức lương căn cứ vào số
ngày làm việc thực tế trong tháng để chi trả.
TL= TLngày x N
Trong đó:
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


23

Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

TLngày: tiền lương trả theo ngày của lao động (= TLtháng:30)
TLtháng: tiền lương trả theo tháng
N: số ngày làm việc thực tế trong tháng
Bảng 12: Tiền lương trả cho người lao động giai đoạn 2009-2013
Đơn vị: 1000 đồng
Năm


Chỉ tiêu
Quỹ tiền lương

2009

2010

2011

2012

2013

449.600

1.561.236

1.811.870

1.837.836

1.945.371

1.950

1.216

1.800

1.846


2.100

1.840

2.075

2.200

2.579

2.849

Lương bình quân 1
lao động/tháng
Lương bình quân
trong cả nước

Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tài chính của công ty
Có thể thấy rằng lương mà công ty trả cho người lao động về cơ bản giúp
người lao động có thể trang trải được cho cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên khi so
sánh với tiền lương bình quân lao động cả nước ta lại thấy có điểm bất hợp lý:
lương bình quân của công ty thấp hơn so với mực lương bình quân lao động cả
nước (trừ năm 2008, lương cao hơn bình quân cả nước). Điều này có thể lý giải:
mức lương trung bình cả nước tính toán, tổng hợp của nhiều ngành nên có sự bù trừ,
có ngành quá cao và có ngành quá thấp. Mức lương của công ty như vậy vẫn có thể
làm người lao động hài lòng vì nó đảm bảo được cuộc sống của người lao động, phù
hợp với trình độ của họ.
- Về chính sách tăng lương: hiện công ty vẫn chỉ trả lương theo xu hướng
chung của thị trường (mức lương chung trên thị trường tăng thì công ty bắt buộc

phải tăng lương để giũ chân người lao động). Công ty vẫn chưa có chính sách rõ
ràng về vấn đề này. Điều đó có thể gây khó khăn cho công ty khi muốn giữ chân
người lao động, họ có xu hướng ra đi để tìm kiếm một nơi làm việc với mức lương
cao hơn, được hứa hẹn hơn.

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

24

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa

- Về thời gian trả lương: công ty tiến hành trả lương vào cuối tháng, tuy
nhiên cán bộ công nhân viên có thể ký tạm ứng nếu cần thiết. Tuy nhiên số lượng
người sẽ bị hạn chế
* Nhận xét:
Cách trả lương theo kết quả thực hiện công việc, theo thời gian (có giám sát
quá trình thực hiện công việc) tạo ra được sự công bằng, yên tâm cho người lao
động, giúp họ có động lực làm việc, cố gắng hoàn thành tốt công việc. Điều này
đảm bảo những gì người lao động được nhận tương xứng với những gì họ bỏ ra.
Bên cạnh đó việc trả lương tương đương mức lương của các đối thủ cùng ngành có
thể giữ chân được người lao động ở lại với công ty.
Tuy nhiên các loại phụ cấp cho lao động trực tiếp không được phân tách rách
ròi, có thể khiến người lao động hiểu nhầm là họ không được nhận các khoản này.
Đây là một điểm yếu trong tính lương của công ty.
2.3.2 Tạo động lực thông qua tiền thưởng

Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần
(thường là vào cuối quý hoặc cuối năm) để trả thù lao cho sự thực hiện công việc
của người lao động. Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận
những thành tích xuất sắc như hoàn thành dự án công việc trước thời hạn, tiết kiệm
hoặc cho các sáng kiến có giá trị
Nguyên tắc tạo động lực thông qua tiền thưởng
- Tiền thưởng chỉ được chiếm tỷ trọng nhỏ tỏng tổng thu nhập của người lao
động (20-30%). Khi tiền thưởng gắn với nguyên tắc này nó sẽ gắn người lao động
với năng suất lao động. Nếu tiền thưởng quá cao sẽ dẫn tới tình trạng người lao
động chay theo tiền thưởng và như vậy các kích thích thông qua lương sẽ không có
tác dụng.
- Số lượng tiền thưởng phải có ý nghĩa với cuộc sống, tức là nó phải thỏa
mãn được một mong muốn nào đó của người lao động, mong muốn được thỏa mãn
càng lớn thì kích thích có tác dụng càng lớn.
- Tiền thưởng phải phù hợp, tức là nó phải căn cứ vào chất lượng lao động
hoặc số lượng, chất lượng lao động.
Công ty tiến hành thưởng trong những trường hợp sau:
+ Làm việc vượt yêu cầu, năng suất kế hoạch: mức thưởng này không
có định mức cố định, không có tiêu chuẩn. Khi cần phải đẩy nhanh tiến độ, giám

SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


Chuyên đề thực tập

25

GVHD: Th.S Phan Thị Thanh Hoa


đốc chỉ đưa ra mức thưởng: 500.000 đồng/người thực hiện xong công việc trước
một thời hạn nào đó. Mức thưởng này thường xuyên thay đổi, căn cứ vào thời gian
cần rút ngắn mà giám đốc xác định.
+ Thưởng vào các dịp lễ tết, cuối năm
Các hình thức thưởng cán bộ, công nhân viên, người lao động:
+ Thưởng trực tiếp bằng tiền, quà
+ Cử đi học thêm các kỹ năng,bằng cấp
+ Tổ chức các chuyến đi du lịch, vui chơi
+ Khen thưởng trước các cuộc họp, trước toàn thể người lao động
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì mức thưởng của công ty CPCN thiết bị
Phương Nam không cố định mà căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của công
ty, công trình đang thi công, thời gian thi công. Có những tình huống thưởng đột
xuất để khuyến khích mọi người hăng hái lao: khi công ty cần gấp rút hoàn thành
công trình, công nhân viên phải lam thêm giờ, tăng ca…
Đối với nhân viên quản lý, hàng năm đều được tổ chức đi du lịch, vui chơi. Mức
thưởng đối với loại lao động này cũng căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty, thường mang tính chấp phân chia lợi nhuận.
2.4. Tạo động lực thông qua những công cụ khác
2.4.1. Tạo động lực thông qua phúc lợi
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống
cho người lao động
Cung cấp các loại phúc lợi có ý nghĩa sau:
+ Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo cuộc sống người lao động
như; hỗ trợ tiền mua nhà, xe, mua xe, nhà trả góp với giá ưu đãi…
+ Phúc lợi làm tăng uy tín của công ty trên thị trường, làm người lao động thấy
phấn chấn, giúp giữ gìn lao động ở lại với công ty
+ Giúp giảm bớt gánh nặng xã hội trong việc chăm lo đời sống người lao động
như: BHXH, BHYT, BH thất nghiệp
Đối với loại phúc lợi bắt buộc, công ty thực hiện đầy đủ theo quy định của nhà

nước. Các loại phúc lợi bắt buộc ở Việt Nam gồm 5 chế độ BHXH cho người lao
động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí và tử tuất.
Theo bộ luật lao động, quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn
+ Công ty đóng 22% so với tổng quỹ lương
SV: Nguyễn Xuân Quyền

Lớp: QTKD Tổng Hợp 1 K42


×