Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn thiện việc sử dụng lao động tại Xí nghiệp may Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.62 KB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập 1
LỜI MỞ ĐẦU
***
Ở bất kì hình thái kinh tế xã hội nào, muốn đạt dược hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả thì lực lượng lao động chính là một trong những nhân tố quyết
định. Chính vì thế việc sử dụng người lao động như thế nào để nhằm đạt được những
mục đính đặt ra là rất quan trọng.
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ theo từng ngày, môi trường
kinh doanh mở rộng theo xu hướng hội nhập hóa, quốc tế hóa với những cơ hội và
thách thức đặt ra cho doanh nghiệp thì việc sử dụng lao động một cách khoa học,
hiệu quả chính là một trong những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và
phát triển.Nó giúp cho doanh nghiệp loại trừ được những hao phí không cần thiết,
phân công một cách hợp lý từng đối tượng theo khả năng, sở trường của người lao
động để phát huy khả năng, tính sáng tạo trong lao động, tăng năng suất lao động.
Chính vì thế, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn
Kiếm, em nhận thấy công tác sử dụng lao động tại Xí nghiệp may có một số điểm
chư ahợp lý, chính vì thế em đã chọn đề tài “Hoàn thiện vệc sử dụng lao động tại
Xí nghiệp may công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm ” với mong muốn
tìm hiểu rõ công tác sử dụng lao động tại Xí nghiệp may và góp một phần nhỏ để
khắc phục những điểm bất hợp lý còn tồn tại ở Xí nghiệp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề chia là các phần chính sau:
Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm.
Chương 2 Thực trạng sử dụng lao động tại xí nghiệp may Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện việc sử dụng lao động tại Xí
nghiệp may Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm.
Vì thời gian có hạn nên trong quá trình thực tập em chỉ tập trung vào các vấn đề
sử dụng lao động tại Xí nghiệp như sau: Phân công và hiệp tác lao động, công tác
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 2
định mức lao động, tổ chức và phục vụ tại nơi làm việc, điều kiện lao động, kỉ luật


lao động tại xí nghiệp, công tác trả công lao động, các hình thức khuyến khích lao
động tại xí nghiệp.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOÀN KIẾM
1.1. Vài nét về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm
1.1.1 Đặc điểm chung của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm
Công ty xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm gọi tắt là Hoakimex là sở hữu của các cổ
đông trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Công ty hoạt động theo Luật
doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 12/06/1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Công ty Hoakimex :
• Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại ngân hàng.
• Có vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp và chịu trách nhiệm tài chính hữu
hạn đối với các khoản nợ bằng vốn đó.
• Hoạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tên giao dịch đối ngoại :Hoakimex import-export joint stock company.
- Tên gọi : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm.
- Tên viết tắt: HOAKIMEX.
- Ngân hàng mở tài khoản : Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Mã số thuế : 0100234185
- Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 1986.
- Thời gian hoạt động : 20 năm kể từ khi được cấp giấy phép hoạt động.
- Trụ sở chính đặt tại : 92 - 94 phố Hàng Trống – Hà Nội.
- Số cổ đông 230 cổ đông.
- Vốn điều lệ : 3.672.000.000 đồng.
+ Tỷ lệ vốn gốp cổ phần Nhà nước chiếm 0% vốn điều lệ.
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người trong doanh nghiệp chiếm 80% vốn điều lệ.

Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 4
+ Tỷ lệ cổ phần bán cho người ngoài doanh nghiệp chiếm 20% vốn điều lệ.
- Điện thoại : 8.263.500 – 8.268.542
- Fax : 84.4.259.228.
- Email :
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Quá trình phát triển của Công ty có thể chia ra các thời kỳ hoạt động:
1.1.2.1 Thời kỳ đầu Công ty hoạt động theo cơ chế bao cấp
Mọi hoạt động của Công ty hoàn toàn thụ động vào chỉ tiêu kế hoạch của Nhà
nước giao. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời kỳ này là tổ chức sản xuất và
gia công các mặt hàng xuất khẩu mà trọng tâm là sản xuất gia công mỹ, giầy và hàng
may mặc. Những sản phẩm của Công ty chủ yếu được xuất sang thị trường Liên Xô
cũ và Đông Âu (theo Nghị định thư trả nợ). Thị trường của các nước Tư bản và Tây
Âu thì rất ít (như : Đan Mạch, Hồng Kông, Nhật Bản …).
Ngoài ra trong thời kỳ này Công ty còn tổ chức liên doanh, liên kết với các
đơn vị, tạo ra nguồn vật tư, nguyên liệu để gia công các mặt hàng xuất khẩu và phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trong những năm đầu phương thức kinh doanh chủ yếu vẫn là sản xuất gia
công cung ứng hàng xuất khẩu, ủy thác qua các Tổng công ty xuất nhập khẩu của
Trung ương và Thành phố. Do Cong ty phải nhập thiết bị , thuê chuyên gia, xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu … với nguồn vốn Nhà nước cấp hạn hẹp – là một
khó khăn lớn – Công ty đã kết hợp vừa gia công, vừa sản xuất kinh doanh hàng may
mặc thêu ren, thủ công mỹ nghệ … nhằm khai thác triệt để thế mạnh của mặt hàng
truyền thống của Quận và Thành phố. Chính vì vậy tên Công ty khi mới thành lập và
ba năm đầu hoạt động là Xí nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu quận Hoàn
Kiếm.
1.1.2.2 Sau ba năm hoạt động
Nhờ năng động sáng tạo Công ty đã tạo dựng được một cơ sở vật chất đáng
khích lệ: Một xưởng may da giầy, một xưởng may mặc (chủ yếu là thiết bị may gia

đình), một xưởng bao bì đóng gói, với lực lượng sản xuất tập trung kết hợp một mạng
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 5
lưới vệ tinh từ các tổ sản xuất, hợp tác xã đến tận các hộ gia đình cộng với kinh
nghiệm sản xuất kinh doanh và uy tín với khách hàng trong và ngoài nước, Công ty
đã xin cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp từ 01/1990 với tên gọi Xí
nghiệp xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm rồi sau đó một năm đổi tên thành Liên hiệp sản
xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm.
Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang phát triển, chuyển mình trong
công cuộc đổi mới theo cơ chế thị trường, Công ty cũng phải hoạt động theo chức
năng tự hoạch toán , hoạch định các chiến lược kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
nên Công ty không tránh khỏi những lúng túng, thêm vào đó tình hình thế giới trong
giai đoạn này diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là Liên Xô và Đông Âu (thị trường xuất
khẩu chính của Công ty) biến động, thay đổi cơ chế đã đơn phương hủy, giảm số
lượng hàng của các hợp đồng theo kim ngạch, Nghị định thư, do vậy kim ngạch xuất
nhập khẩu của Công ty giảm đáng kể. Từ đó Công ty từ một đơn vị chủ yếu là sản
xuất gia công, cung ứng hàng xuất khẩu chuyển sang kinh doanh tổng hợp trong điều
kiện kinh doanh có nhiều thành phần kinh tế và doanh nghiệp cùng tham gia xuất
nhập khẩu do đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt cả trong lẫn ngoài nước.
Để duy trì, tồn tại và phát triển ngành hàng, Công ty phải có những biện pháp,
những bước đi thích hợp, trước hết là để ổn định giải quyết dần những khó khăn về
thị trường tiêu thụ, những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty, sau đó tăng
cường phát triển mặt hàng mới đẩy mạnh nhập khẩu để nuôi xuất khẩu và phục vụ
cho nhu cầu phát triển kinh tế của Đất nước.
1.1.2.3. Thực hiện nghị định 338 – Đăng kí lại doanh nghiệp Nhà nước từ ngày
22/09/1994
Công ty được đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm, với chức năng
kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng chủ yếu là : may mặc, thêu ren,
nông sản dược liệu và dịch vụ xuất khẩu, nhận hợp đồng sản xuất gia công hàng may
mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Giai đoạn này Công ty hoạt động theo mô hình mới, Công ty tích cực chủ
động tìm kiếm, phát triển thị trường mới và duy trì các thị trường có sẵn để tăng kim
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 6
ngạch xuất khẩu, đây là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Phương thức kinh doanh
trong thời gian này cũng được thay đổi linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường.
Đối với cơ sở sản xuất trong nước : Xác định lại đối tượng sản xuất, tổ chức
có hiệu quả mang tính sản xuất, thu mua, đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất có tiềm
năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu có lao động, có tay nghề truyền thống và
thực sự sản xuất, mở rộng các hình thức hoạt động mua bán xuất khẩu như mưa đứt
bán đoạn, hàng đổi hàng, mua bán tư doanh, gia công xuất khẩu.
Đối tác nước ngoài: Công ty chấn chỉnh công tác bán hàng, bán cái mà khách
cần mua, chào hàng, bắt mồi hàng, thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã đăng ký, luôn
luôn giành lại uy tín bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khác hàng về mẫu hàng,
chất lượng và thời gian giao hàng.
Sự nhạy bén vận dụng những chiến lược kinh doanh đã đem lại cho Công ty
những kết quả rất khả quan, Công ty đã tao được uy tín cao trong quan hệ đối nội, đối
ngoại trên mọi lĩnh vực hoạt động và Công ty đã và sẽ luôn cố gắng giữ vững và phát
huy chữ “Tín” của mình đối với tất cả các bạn hàng trong và ngoài nước.
1.1.2.4 Kể từ ngày 01/01/1999
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ và
để thích ứng với nền kinh tế hiện nay, Công ty đã chuyển sang thành : Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm theo quyết định số 5527/QĐUB ngày 24/12/1998.
Công ty được hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các Luật hiện hành khác của Nhà
nước.
1.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
1.1.3.1.Chức năng
Ngay từ khi mới thành lập, trong mỗi thời kì công ty đều có phương án kinh
doanh riêng, vì công ty là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp cho nên công ty kinh
doanh nhiều mặt hàng cho phù hợp với sụ biến động của thị trường. Nhưng mặt hàng

chiếm tỷ trọng lớn cũng là thế mạnh của công ty là hàng may mặc.
Từ năm 1990-1992: Gia công giầy cho Liên Xô theo NĐ nhà nước và gia công
shibori cho Nhật Bản. Bên cạnh đó công ty còn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 7
chủ yếu cho thị trường Đông Âu, vận dung linh hoạt nhiều phương thức kinh doanh
có lợi dể trả nợ, đổi hàng , gia công, xuất thành phẩm….
Tổ chức sản xuất theo phương thức kết hợp tập trung - phân tán, xây dựng
mạng lưới vệ tinh, cộng tác viên đông đảo và đồng thời thực hiện đầu tư với hình
thức liên doanh liên kết.
Từ năm 1992 – nay: Thị trường thế giới có nhiều biến động, không còn hạn
ngạch thực hiện nghị định thư. Công ty kịp thời chuyển hướng kinh doanh:
• Tiếp tục thực hiện xin hạn ngạch ngành may mặc xuất cho thị trường EU
và hàng trả nợ Đông Âu.
• Tranh thủ cơ hội xuất hàng thủ công mỹ nghệ, may thêu và nhậ ủy thác
xuất nhập khẩu cho các đơn vị khác trong nước.
• Trong điều kiện sản xuất có khó khăn, tiếp tục thực hiện hình thức gia
công là chủ yếu, bằng lực lượng tập trung tại công ty kết hợp khai thác cơ
sở vệ tinh ở tất cả các thành phần kinh tế
• Phát triển và tìm kiếm thị trường mới
• Mở rộng ngành nghề kinh doanh, hiện công ty đang liên doanh với Trung
Quốc trong ngành ẩm thực.
1.1.3.2 Nhiệm vụ
Cũng như bất kì công ty khác nhiệm vụ đầu tiên của công ty là phải bảo toàn
và phát triển vốn của công ty, tạo được vị thế của công ty trên thị trường, đảm bảo
quyền lơi cho người lao động và các cổ đông trong hoạt động kinh doanh.
Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
• Xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch trong 5 năm và hàng năm, phù
hợp với nhu cầu của thị trường , đảm bảo thực hiện đúng tiến độ với các
hợp đồng đã kí kết.

• Đổi mới hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý
• Thực hiên các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của luật lao
động và luật công đoàn.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 8
• Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường an
ninh quốc gia.
• Chịu sự kiểm tra của cổ đông, tuân thủ các quy định về thanh tra cơ quan
tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
• Thực hiện đúng chế độ về các quy định và quản lý vốn , tài sản, các quỷ kế
toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và chế độ khác do nhà nước quy định,
chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của công ty.
• Công khai báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
• Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác ( nếu có theo
quy định của pháp luật ).
1.2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty và hoạt động sản xuất kinh
doanh
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.2.1.1. Sơ đồ vể cơ cấu tổ chức
Công ty xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm là công ty cổ phần thuộc quyền sở hữu
của các cổ đông, bộ máy quản lý điều hành của công ty được tổ chức theo mô hình
“trực tuyến – chức băng” nghĩa là vừa duy trì hệ thống trực tuyến vừa kết hợp với
việc tổ chức các bộ phận chức năng. Để hiểu rõ cơ cấu tổ chức của công ty chúng ta
có thể xem sơ đồ sau:
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 9
SƠ ĐỒ1.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC
Giám Đốc Xí Nghiệp May Giám Đốc Nhà Hàng
P.Kế Toán
P.Hành Chính
P.Xuất Nhập Khẩu
P.Kỹ Thuật
Phân Xưởng 1
Phân Xưởng 2
Bộ Phận Lễ Tân
Bộ Phận Bếp
Chuyên đề thực tập 10
--- : Quan hệ chức năng.
__ : Quan hệ trực tuyến
1. Hội đồng quản trị: là cấp có thẩm quyền cao nhất có quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của công ty. Đứng đầu Hội đồng
quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị và tiếp đến là phó chủ tịch hội đồng
quản trị và các thành viên.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Giám Đốc Xí Nghiệp May Giám Đốc Nhà Hàng
P.Kế Toán
P.Hành Chính
P.Xuất Nhập Khẩu
P.Kỹ Thuật
Phân Xưởng 1
Phân Xưởng 2
Bộ Phận Lễ Tân
Bộ Phận Bếp
Chuyên đề thực tập 11

2. Tổng giám đốc:là người trực tiếp điều hành va chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm và sẽ bị
cách chức nếu điều hành công ty không hiệu quả. Giúp việc cho tổng giám
đốc là giám đốc và các trưởng phòng, quản đốc các phân xưởng.
3. Giám đốc xí nghiệp may: là người chịu trách nhiệm chung toàn xí nghiệp
may-Cơ sở sản xuất chính của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty về
mọi hoạt động của xí nghiệp.
4. Giám đốc nhà hàng khách sạn: là người quản lý mọi hoạt động kinh doanh
của nhà hàng khách sạn và chịu trách nhiệm trước công ty về mọi hoạt động
đó.
5. Các phòng ban của xí nghiệp
• Phòng kế toán: đây là phòng thực hiện công tác kế toán của xí nghiệp,
có chức năng tổ chức, thực hiện hạch toán knh doanh và phân tích tình
hình kinh tế toàn đơn vị. Nhiệm vụ của phòng là kiểm tra chặt chẽ tính
hợp lý và tính hợp lệ của các chứng từ gốc một cách kịp thời chính xác.
Phòng có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính hiện
hành, thực hiện quyết toán hàng năm lập báo cáo tài chính và lập bảng
cân đối kế toán để thấy được tình hình sản xuất kinh doanh ủa xí
nghiệp trong quý tới.
• Phòng tổ chức hành chính: tổ chức bộ máy làm việc tuyển chọn cán bộ
công nhân viên, bố trí nhân lực cho các phòng ban thực hieenjvaf đảm
bảo chính sách toàn xí nghiệp, chăm lo sức khỏe của cán bộ, công nhân
viên.
• Phòng xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tìm kiếm bạn hàng , nghiên cứu và
tiếp cận các thị trường mới, tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết hợp
đồng, thực hiện các thủ tục xuát nhập khẩu, giao nhận nguyên vật liệu
và thành phẩm theo hợp đồng.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 12
• Phòng kỹ thuật: nghiên cứu kĩ thuật cắt may làm mẫu mỗimột mã hàng,

kỹ thuật mẫu trên bìa để làm cơ sở cho tổ căt, kiể tra kiểm định vật liệu
trước khi xuất xưởng.
• Các phân xưởn sản xuất: trực tiếp sản xuất làm ra các sản phẩm theo
tiến độ, kế hoạch sản xuất Công ty giao.
• Các bộ phân của nhà hàng:
- Bộ phận lễ tân: bộ phận này có nhiệm vụ đón khách, chuẩn bị bàn ghế.
- Bộ phận nhà bếp: có nhiệm vụ chuẩn bị các món ăn theo thực đơn
yêu cầu
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức ở xí nghiệp may xuất khẩu
Do nhiệm vụ chính của công ty là may mặc, gia công các mặt hàng quần áo
xuất khẩu nên xí nghiệp may chính là cơ sở sản xuất chủ yếu của công ty. Xí nghiệp
có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, gia công sản xuất theo hợp đồng đã ký và sản xuất sản
phẩm hàng hóa bán ra, giới thiệu và tiêu thụ nội địa.
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp may xuất khẩu:
- Xí nghiệp may xuất khẩu thuộc quyền quản lý và chỉ đạo trực tiếp của
công ty xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm được công ty đầu tư phát triển sản
xuất, hạch toán phụ thuộc vào công ty.
- Giám đốc xí nghiệp là người phụ trách chung toàn xí nghiệp và là người
chịu trách nhiệm của công ty về mọi hoạt động của xí nghiệp
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 13
SƠ ĐỒ1.2: TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP MAY
--- : Quan hệ chức năng.
__ : Quan hệ trực tuyến
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Ban GĐ
Phòng kế toán Phòng kĩ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng kinh
doanh

Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Tổ
Cắt
Tổ
May
Kiểm
Hóa
Là ,
đóng
gói
Tổ
Cắt
Tổ
May
Kiểm
Hóa
Là ,
đóng
gói
Chuyên đề thực tập 14
Nhiệm vụ của các phòng chức năng và bộ phận sản xuất.
- Phòng kỹ thuật: Nghiên: nghiên cứu kĩ thuật cắt may làm mẫu mỗimột
mã hàng, kỹ thuật mẫu trên bìa để làm cơ sở cho tổ căt, kiể tra kiểm định
vật liệu trước khi xuất xưởng.
- Phân xưởng sản xuất là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ khâu cắt,
may, khuy, khuyết và đóng gói, hoán thiện một sản phẩm.
- Phòng nghiệp vụ kế toán tổng hợp: Do mô hình sản xuất và quản lý của
công ty là loại vừa. Để đảm bảo thông tin kịp thời, công ty áp dụng mô
hình kế toán tập trung do đó bộ phận kế toán của xí nghieepjchur yếu làm

nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, gửi các
chứng từ, báo cáo về phòng kế toán của công ty để hạch toán và báo cáo
các hoạt động sản xuất. Trong bộ phận kế toán còn có:
+ Kế toán nguyên vật liệu: có nhiệm vụ tập hợp chứng từ gốc như phiếu
xuất kho, phiếu nhập kho, nguyên vật liệu, vào thẻ kho rồi chuyển cho kế toán tổng
hợp vào sổ theo dõi nguyên vật liệu của xí nghiệp.
+ Kế toán tiền lương: tính lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ trợ cấp
cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
+ Kế toán thanh toán kế hoạch: có nhiệm vụ thanh toán các khoản công
nợ, chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động của xí nghiệp, lên kế hoạch và sắp xếp kế
hoạch tài chính cho xí nghiệp trong kì.
+ Vật tư: có nhiệm vụ cung ứng kịp thời, đầy đủ vật tư, công cụ lao
động cho sản xuất, tiếp nhận, giấy đề nghị của công nhân về vật tư và dụng cụ phục
vụ lao động sản xuất.
- Phòng kế hoach: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài
hạn,.ân đối vật tư, có kế hoạch cấp phát đảm bảo vật tư cho sản xuất, giải
quyết mọi vướng mắc về vật tư trong cả quá trình sản xuất. Đôn đốc và
giám sát việc thực hiện tiến độ kế hoạch.
- Phòng kinh doanh:Chịu trách nhiệm khai thác, mở rộng thị trường cả trong
nước và ngoài nước. Giao dịch với khách hàng, làm văn bản báo giá, văn
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 15
bản hợp đồng. Phối hợp với các phòng chức năng thực hiện tốt các cam
kết trong hợp đồng với khách hàng, chủ động báo cáo giám đốc để giải
quyết các khiếu nại của khách hàng.
1.2.2.Cơ sở vật chất và nguồn vốn
1.2.2.1.Cơ sỏ vật chất
Công ty xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm là một Doanh nghiệp nhà Nước, nhưng
công ty chỉ được nhà nước hỗ trợ một phần nhỏ về vốn – chủ yếu là cơ sở nhà đất
ban đầu ( chưa được cải tạo xây dựng )

Trải qua quá trình kinh doanh bằng vốn tự tích lũy và một phẩn nhỏ vốn vay
công ty đã từng bước xây dựng cải tạo tu bổ được cơ sở vật chất để được như ngày
nay.
Cơ sở vật chất của công ty bao gồm:
• Một xí nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu có tổng diện tích 2.000
m
2
, với gần 200 thiết bị may công nghiệp tiên tiến cho một dây chuyền
may đồng bộ, sản xuất hàng may mặc cao cấp cho thị trường EU.
• Nhà hàng liên doanh với Trung Quốc có tổng diện tích trên 500m
2
tại
92-94 Hàng Trống được trang bị tiện nghi sang trọng, có khả năng phục
vụ 250 khách cùng một lúc.
• 1 nhà kho tổng diện tích gần 300m
2
.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 16
1.2.2.2. Nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1.1: NGUỒN VỐ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2004 - 2007
Đơn vị: triệu đồng.
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Hoàn Kiếm
chủ yếu là gia công hàng may mặc + kinh doanh dịch vụ ăn uống, thế nên vốn lưu
động của công ty là rất nhỏ, trung bình chiếm tỷ trọng 10% trong tổng vốn, và chủ
yếu được khai thác từ các nguồn:
• Nguồn chiếm dụng.
• Nguồn liên doanh liên kết.
• Nguồn tự bổ sung.

1.2.3. Đội ngũ lao động
1.2.3.1. Phân loại lao động:
Cụ thể ta có thể thấy trong các bảng sau
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Năm 2004 2005 2006 2007
Tổng vốn kinh
doanh
6470 7440 8184 9002
Vốn cố định 5803 6696 7330 8101
Vốn lưu động 647 774 854 901
Chuyên đề thực tập 17
Bảng1.2: CƠ CẤU CÔNG NHÂN VIÊN TOÀN CÔNG TY NĂM 2007
Đơn vị: người.
Bảng 1.3: CƠ CÁU CÔNG NHÂN VIÊN Ở XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU
NĂM 2007
Đơn vị: người.
Tổng số Lao vụ, bảo vệ
Trình độ
Đại học Trung cấp CNKT
206 12 10 24 160
Bảng 1.4: TRÌNH ĐỘ TAY NGHỀ CỦA CÔNG NHÂN
Từ bảng số liệu, nhìn chung trình độ công nhân viên ở HOAKIMEX là khá
hoàn chỉnh. Tuy nhiên, những công nhân có tay nghè cao vẫn còn hạn chế. Như vậy
vẫn phải có chương trình đào tạo thêm cho công nhân để có thể tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách
hàng trên thị trường.
1.2.3.2. Tình hình trả công cho người lao động:
Theo số liệu của Công ty hiện nay :
 Tổng số lao động bình quân hiện nay là 254 người.
 Tổng quỹ lương là : 190.500.000đồng.

 Tổng quỹ thưởng là : 88.900.000 đồng.
 Mức lương bình quân là : 750.000 đồng.
 Mức thưởng bình quân là : 350.000 đồng.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Tổng số
CNV
Trình độ
Đại học Trung Cấp Nhân viên KT Công nhân
Công nhân
sản xuất
chính
Phục vụ
254 16 24 9 160 160 45
Cấp bậc tay nghề của công nhân 1 2 3 4 5 6 7
Số công nhân 15 129 8 5 3
Chuyên đề thực tập 18
Hầu hết lao động trong Công ty được tuyển chọn theo các dạng hợp đồng :
không thời hạn, có thời hạn và thời vụ vì vậy việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của
người lao động là trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động khi kí kết hợp đồng lao động.
Công ty giải quyết quyền lợi cho người lao động bao gồm : lương, phụ cấp,
BHXH, thưởng … dựa trên những căn cứ :
 Luật pháp hiện hành về lao động.
 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Đặc điểm, tính chất yêu cầu của mỗi công việc.
 Thời gian và chất lượng lao động của người lao động.
 Đối với công nhân sản xuất : việc trả lương được tính theo sản phẩm.
 Đối với lao động khác : trả lương khoán gọn cho từng chức danh theo yêu cầu,
nhiệm vụ phải hoàn thành và hiệu quả lao động của người lao động.
Ngoài lương, các quyền lợi khác được thực hiện theo luật lao động tùy theo

kết quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp của từng người lao động.
Nói chung, việc chăm lo đời sống người lao động được lánh đạo Công ty và
các bộ phận rất quan tâm. Mặc dù sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn song việc
làm vẫn ổn định, lương tháng đảm bảo đều đặn, các chế độ BHXH, phụ cấp khác …
thực hiện tương đối tốt, tạo được niềm tin, phấn khởi gắn bó với doanh nghiệp.
Tuy nhiên do kết quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế, lợi nhuận thấp, phúc
lợi hàng năm không nhiều hoặc có năm phải đành bổ sung cho phát triển sản xuất nên
mức lương chỉ duy trì ở mức trung bình, thu nhập của người lao động còn khó khăn,
nhất là trong tình hình chung của nền kinh tế có chiều hướng giảm sút, tình trạng
trượt giá hàng năm chưa có điều kiện giải quyết.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 19
1.2.4. Thị trường
Khi tham gia vào thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với vấn
đề lớn: cạnh tranh, thị trường thời trang là một thị trường hoàn hảo và khá là khó tính
vì tham gia thị trường luôn có một lượng lớn các nhà doanh nghiệp cùng sản xuất các
mặt hàng giống nhau. Việc nghiên cứu tạo ra cá mẫu mã khác lạ sẽ giúp cho công ty
xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường. Hơn nữa, ở mỗi một thị trường khác nhau
thì người tiêu dùng có thái độ và thói quen khác nhau. Việc nghiên cứu những yếu tố
này sẽ giúp công ty chủ động nghiên cứu, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị trường
đó. Việc điều chỉnh như vậy sẽ giúp công ty tìm kiềm được các bạn hàng mới. xâm
nhập được cá thị trừong khó tính.
Song song với việc phát triển thị trường xuất nhập khẩu may mặc thì công tuy
còn cải tạo nâng cao, cải tiến phương thức phục vụ tại các nhà hàng dịch vụ của công
ty nhằm thích ứng với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, dần dần khẳng định vị trí
và thương hiệu của công ty trên thị trường trong nước
1.3. Kết quả hoạt động sản xuẩt kinh doanh giai đoạn 2003 - 2007
Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó
khăn:
 Hạn ngạch xuất khẩu may mặc cho thị trường EU giảm tới 30%.

 Một số dự án hợp tác đầu tư cùng không thực hiện được.
 Thị trường trong nước cũng vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ,
đặc biệt là khi nước ta chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
quốc tế.
Nhằm khắc phục những khó khăn trên, duy trị sản xuất kinh doanh, bảo đảm
công ăn việc làm cho người lao động, công ty đã tập trung chỉ đạo với những biện
pháp tích cực sau:
 Phấn đấu nhận tăng thêm chỉ tiêu hạn ngạch hàng may mặc gia công xuất
khẩu cho thị trường EU. Nhận thêm những mẫu mã khó để có công phí cao
hơn. Đầu tư thêm thiết bị chuyên dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm,
năng lực sản xuất và hạn chế phải được gia công bên ngoài một số chi tiết
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 20
 Tích cực nghiên cứu, cải tiến mẫu mã, tranh thủ tìm kiếm bạn hàng,.
 Mở rộng hình thức nhập ủy thác xuất khẩu của các doanh nghiệp và thành
phần kinh tế khác.
 Tìm kiếm đối tác trong ngoài nươc cùng hợp tác đầu tư mở rộng, phát triển
sản xuất hàng xuất khẩuvà kinh doanh dịch vụ.
 Cải tạo nâng cao, cải tiến phương thức phục vụ tại các nhà hàng dịch vụ nhằm
thích ứng với nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài
nước.
Nhờ đó, trong những năm qua, công ty đã đạt được một số kết quả sau:
1.3.1. Về sản phẩm
Với việc không ngừng đổi mới công nghệ, tìm tòi cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng sản phẩm khiến cho mặt hàng của xí nghiệp được ưa chuộng ở nhiều nơi
trên thế giới, nhiều sản phẩm đã nhận đựoc sự tín nhiệm của khách hàng như áo
jacket, áo len, lụa thêu sibori, khăn bàn thêu…Cụ thể, các sản phẩm mà xí nghiệp đã
thực hiện đựoc trong những năm gần đây
Bảng1.5: CÁC MẶT HÀNG ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2005
Tên hàng Số lượng Tên nước

Áo jacket 27027 chiếc Hồng Kông
Áo jacket 20972 chiếc Hàn Quốc
Áo jacket 10750 chiếc Đài Loan
Áo len 4970 chiếc Hàn Quốc
Lụa thêu sibori 6970 chiếc Nhật Bản
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 21
Bảng1.6: CÁC MẶT HÀNG ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2006
Tên hàng Số lượng Tên nước
Áo jacket 34384 chiếc Hồng Kông
Áo len 5000 chiếc Đức
Khăn bàn thêu 10034 chiếc Đức
Áo vải 1484 chiếc Nhật Bản
Lụa thêu sibori 5000 chiếc Nhật Bản
Bảng 1.7: CÁC MẶT HÀNG ĐÃ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2007
Tên hàng Số lượng Tên nước
Áo jacket 28190 chiếc Hồng Kông
Áo len 5000 chiếc Đức
Khăn bàn thêu 21945 chiếc Đức
Lụa thêu sibori 5000 chiếc Nhật Bản
Như vậy, sản phẩm của xí nghiệp ngày càng đựoc tín nhiệm và là sự lựa chon
của khách hàng, điều đó ta có thể thấy rõ thông qua số lượng sản phẩm mà xí nghiệp
đã xuất sang các nước bạn trong những năm vừa qua.
1.3.2. Về thị trường.
Trong giai đoạn 2003 đến 2007, một mặt công ty vẫn duy trì làm ăn với các
bạn hàng, thị trường đã xác định được chỗ đứng từ trước, công ty cũng đã chủ động
thâm nhập vào các thị trường khó tính nhưng cũng hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận
cho công ty như thị trường bắc Mỹ…Cụ thể, hiện công ty đã tạo cho mình được chỗ
đứng trên những thị trường sau
 Thị trường EU: từ 1991 trở về trước, hàng may mặc của công ty vào EU hầu

như rất ít. Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa EU (trước đây là EC) với
Việt Nam, khối lượng buôn bán hai chiều giữa đôi bên đã tăng lên nhanh
chóng.. Ngày 15/12/1992 (Tạp chí Thương mại 9/1994) hiệp định buôn bán
hàng dệt may mặc giữa Việt Nam và EU được ký kết và có giá trị hiệu lực từ
ngày 1/1/1993. Đồng thời Công ty được quyền xuất nhập khậu trực tiếp và
được Nhà nước cấp quota thường xuyên sang EC, tạo điều kiện cho Công ty
luôn có thị trường ổn định, đảm bảo việc làm cho công nhân.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 22
 Một thị trường có hạn ngạch nữa là Canada, nơi duy nhất ở Tây bán cầu có
hiệp định buôn bán hàng dệt may với Việt Nam. Khi gia công cho thị trường
này, Công ty đã xuất được một số thành phẩm do Công ty sản xuất được bằng
nguyên liệu trong nước.
 Thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu là một thị trường rộng lớn có quan hệ
truyền thống với Công ty từ nhiều năm. Gần đây, Công ty đang nối lại các
hoạt động với thị trường này, đặc biệt là Hungary – Công ty đã gia công được
lượng đáng kể sang thị trường này. Điều cần nói ở thị trường này là người tiêu
dùng ở đây không “khó tính” như ở những thị trường khác.
 Các thị trường phi hạn ngạch như Đài Loan, Nhật Bản : đây là những thị
trường mà các Công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu vào đó. Cần phải chú ý rằng,
ở các thị trường này mức độ cạnh tranh cao hơn ở các thị trường khác và độ
rủi ro cũng cao hơn chẳng hạn như có sự ép giá từ phía khách hàng.
 Thị trường Bắc Mỹ là thị trường đầy hứa hẹn với Công ty. Nhưng hiện nay
thuế nhập khẩu vào thị trường này là rất cao và sư cạnh tranh của một số nước
khác cũng có lợi thế nhân công rẻ như Trung Quốc. Công ty đang có kế hoạch
sản xuất và tiêu thụ để khi điều kiện cho phép có thể triển khai ngay.
 Một thị trường không thể thiếu được đó là thị trường nội địa: thị trường Việt
Nam được coi là một trong những thị trường hấp dẫn nhất vùng Đông Nam Á.
Mấy năm gần đây, nhu cầu hàng may mặc lại rất lớn. Điều này tạo cho các
nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế tham gia vào ngành may.

Nhận thức được điều đó Công ty đã đưa ra một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của thị trường trong nước và hi vọng bước tới sẽ sản xuất với lượng lớn cho
nhu cầu nội địa.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 23
1.3.3. Về doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 1.8: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN TOÀN CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2003 – 2007
Đơn vị:triệu đồng.
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu 15174 19410 26090 34284 38399
Lợi nhuận trước thuế 1364,14 1960 2739,45 3496,97 4531,08
Thuế phải nộp 436,52 548,8 767,05 979,15 1268,7
Lợi nhuận ròng 927,62 1411,2 1972,4 2517,82 3262,38
Bảng 1.9: DOANH THU TỪ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ TOÀN CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2003 – 2007
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu 15174 19410 26090 34284 38399
Doanh thu từ sản xuất 10621,8 13004,7 18263 22284,6 25599
Doanh thu từ dịch vụ 4552,2 6405,3 7827 11999,4 12800
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 24
BIỂU ĐỒ1.1: VỀ DOANH THU CỦA TOÀN CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2003 – 2007
0
5000
10000
15000
20000

25000
30000
35000
40000
2003 2004 2005 2006 2007
Doanh thu
Đơn vị: triệu đồng.
Như vậy, doanh thu hàng năm tăng trưởng tương đối đều, năm 2004 so với năm
2003 thì tăng trưởng đạt 28%, năm 2005 so với năm 2004 tăng trưởng đạt 34%, riêng
năm 2006 thì tăng trưởng có giảm sút so với năm 2004 khi chỉ có 31% là do sự biến
động của thì trường nhưng nhìn chung thì kết quả kinh doanh của công ty tương đối
tốt, nhờ vào sự nỗ lực cảu cán bộ công nhân viên công ty.
Mặc dù tiến hành đa dạng hóa loại hình kinh doanh với loại hình dịch vụ ăn
uống, song ta có thể thấy mặt hàng mũi nhọn của công ty vẫn là may mặc xuất khẩu
khi doanh thu từ mặt hàng này thường chiếm đến 2/3 doanh thu của công ty. Trong
những năm tới, công ty tiếp tục phát huy mặt mạnh này và coi đó là thế mạnh chiến
lược trong những năm tới.
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A
Chuyên đề thực tập 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY CÔNG TY CPXNK
HOÀN KIẾM
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động của xí nghiệp.
2.1.1. Nhân tố bên trong.
Việc sử dụng lao động tại mỗi công ty, xí nghiệp khác nhau cũng khác nhau.
Việc sử dụng lao động phụ thuộc ngay vào những nhân tố bên trong xí nghiệp mà cụ
thể là cơ sở vật chất kỹ thuật của xí nghiệp, trình độ quản lý, văn hóa công ty và đơn
hàng mà xí nghiệp được nhận.
Việc sử dụng lao động của xí nghiệp chủ yếu là dựa trên những đơn hàng mà
xí nghiệp được giao. Vì nếu có đơn hàng thì khi đó người lao động mới có công việc,

và cũng dựa trên các mẫu hàng thì việc xây dựng định mức mới được tiến hành, việc
phân lọai lựa chọn lao động phù hợp với công việc mới được diễn ra. Khi không có
đơn hàng thì công nhân sẽ nghỉ không lương để chờ việc.
Bên cạnh đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật mà xí nghiệp có cũng ảnh hưởng
không nhỏ. Hiện xí nghiệp có tổng diện tích 2000 m² với gần 200 thiết bị may công
nghiệp tiên tiến cho một dây chuyền may đồng bộ, sản xuất hàng may mặc cao cấp.
Với thiết bị may công nghiệp tiên tiến như vậy, xí nghiệp đòi hỏi lao động là những
người không chỉ là có tay nghề cao mà còn phải thích ứng được với những công nghệ
tiên tiến hiện đại. Do đó, xí nghiệp thường xuyên phối hợp với các trung tâm dạy
nghề mở các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân. Đối
với những công nhân không đáp ứng được yêu cầu thì xí nghiệp sẽ xem xét khả năng,
mức độ cống hiến của công nhân đó đối với xí nghiệp mà thuyên chuyển sang nhiệm
vụ khác hoặc phải cho thôi việc. Cụ thể, trong năm 2006, xí nghiệp nhập một dây
chuyền sản xuất từ Đan Mạch về thì sau một thời gian, xí nghiệp đành phải cho thôi
việc hơn 20 công nhân. Đây cũng là một trong những khó khăn về nhân lực của xí
Bùi Hoàng Linh QTKD Tổng hợp 46A

×