Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cơ sở lý luận triết học của quan điểm: khoa học
và công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là những quốc
sách hàng đầu trong quá trình thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc
I- t vn
Trớ tu l ngun lc vụ tn ca s phỏt trin xó hi, khoa hc v cụng
ngh l sn phm ca trớ tu v ca lao ng c nh hng bi trớ tu ú, bi
vy, s sỏng to khoa hc cụng ngh ca con ngi cng l vụ hn. Nhng li
ớch do nhng thnh tu ca khoa hc v cụng ngh mang li cho con ngi v
xó hi loi ngi l vụ cựng to ln v quan trng, cú tớnh cht quyt nh i vi
s phỏt trin ca xó hi v s sng ca con ngi. Hin nay, nn khoa hc ca
th gii ang cú s phỏt trin nh v bóo, nú tr thnh lc lng sn xut trc
tip, ng thi cụng ngh ang tr thnh nhõn t quyt nh cht lng sn
phm, chi phỏi sn xuttc l n kh nng cnh tranh ca hng hoỏ, hiu qu
ca sn xut, kinh doanh thỡ khoa hc cụng ngh phi l ng lc ca cụng
nghip hoỏ, hin i hoỏ. Bi vy, phỏt trin khoa hc cụng ngh cú ý ngha
quan trng trong s nghip cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ.
Vit Nam ang tin hnh quỏ trỡnh y mnh cụng nghip hoỏ, hin i
hoỏ , to nn tng n nm 2020 nc ta c bn tr thnh mt nc cụng
nghip theo hng hin i. Nhng l mt nc quỏ lờn ch ngha xó hi t
mt nn kinh t kộm phỏt trin nờn tim lc khoa hc v cụng ngh ca nc ta
cũn yu. Mun thc hin c mc tiờu ú, nc ta phi xỏc nh ỳng v trớ v
tm quan trng ca khoa hc, cụng ngh t ú a ra phng hng ch o c
th xõy dng nú thớch ng vi ũi hi ca s nghip cụng nghiờp hoỏ.
Mt khỏc cụng nghip hoỏ, hin i hoỏ l mt quỏ trỡnh m trong ú con
ngi- vi nhng nng lc ca mỡnh nh kinh nghiờm, trớ tu, bn lnh mi bit
to ra v s dng cỏc thnh tu khoa hc- k thut , cụng ngh hin i, kt hp
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với giá trị tuyền thống của dân tộc để đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực
cuă đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trình độ văn minh, hiện
đại. Theo đó, lực lượng tiến hành , hoặc nói cách khác, chủ thể của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là những người lao động có chất lưọng cao.
Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cho thấy, để thực
hiện thành công quá trình cải biến về chất toàn bộ nền sản xuất và đời sống xã
hội trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ , cần dựa vào
một loạt các điều kiện cần thiết mà trước hết và chủ yếu là sự phát triển về chất
lượng của nguồn lực nói chung và nguồn lực lao động nói riêng. Dĩ nhiên sự
phát triển của nguồn lực là tích hợp của sự tác động giữa nhiều yếu tố: giáo dục-
đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường việc làm và cuối cùng là sự giải
phóng con người.
Những yếu tố này gắn bó và tuỳ thuộc lẫn nhau. Trong đó, giáo dục và đào tạo
là cơ sỏ quan trọng nhất, chi phối tất cả các yếu tố khác. Do vậy, trong mối quan
hệ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục và đào tạo đóng vai trò là tiền đề
tiên quyết, có ý nghĩa cực kì quan trọng. Nó không chỉ là động lực của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn là cơ sở của sự phát triển bền vững.
Trên cơ sở nhìn nhận hai vấn đề trên, Đảng ta đã khẳng định: coi phát
triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xác định “ coi phát triển khoa học công
nghệ và giáo dục, đào tạo là những quốc sách hàng đầu trong quá trình thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ”.
Vậy quan điểm trên là dựa trên lí luận triết học nào? Thực hiện chỉ đạo
của Đảng, nền khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của ta đã thu được thành
tựu và mang lại hiệu quả gì cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước? Những hạn chế còn tồn tại và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?
Liên hệ với các nước. Tất cả những vấn đề trên sẽ được đề cập nhằm nghiên cứu
và hiểu sâu hơn một trong những quốc sách mà Đảng, Nhà nước ta đã chỉ ra.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II- Giải quyết vấn đề
Tại sao Đảng ta lại coi phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá? Muốn trả
lời được câu hỏi này ta phải hiểu công nghiệp hoá, hiên đại hoá là gì? Tại sao
phải tiến hành quá trình đó? Và muốn tiến hành thì phải đáp ứng điều gì?
1.Cơ sở lí luận:
Xuất phát từ lựa chọn của Việt Nam là đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai
đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Đây là chế độ xã hội hoàn toàn mới, được
C.Mác dự báo khi phân tích các quy luật vận động, phát triển của xã hội tư bản.
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, ở mỗi một hình thái kinh tế xã hội, sẽ có
một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng phù hợp với một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
những quan hệ sản xuất ấy. Như vậy hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống
hoàn chỉnh, có cấu truc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuât và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt đó lại có vị trí riêng và
tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Lực lượng sản xuất là nền tảng
vật chất kĩ thuật của mỗi hình thái và suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng
sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau của các hình thái
kinh tế xã hội. Còn quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định
đến tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có môt kiểu
quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan
để phân biệt các chế độ xã hội. Nó tạo ra cơ sở hạ tầng của xã hội. Tương ứng
với nó, kiến trúc thượng tầng sẽ được hình thành và phát triển phù hợp nhằm
bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó..
Vậy nguồn gốc của sự vận động phát triển của xã hội là ở đâu?
Bản thân hình thái kinh tế- xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt
không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát
triển khách quan của xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác. Chính sự tác động của các quy luật
khách quan đó mà các hình thái kinh tế- xã hội vận động phát triển từ thấp đến
cao. Trên cơ sở đó, C.Mác đã đi đến kết luận: “ sự phát triển của những hình thái
kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”. Và nguồn gốc sâu xa của sự
vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính
sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản
xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng
thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế xã hội cũ dược thay thế bằng hình
thái kinh tế xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Do đó không thể xuất phát từ ý thức, từ ý muốn chủ quan của con người
để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương
thức sản xuất. Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất
định. Nó chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định
với quan hệ sản xuất tương ứng.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
trong quá trình sản xuất, bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ
và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Trong các yếu tố đó thì “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân
loại là công nhân, là người lao động”. Chính người lao động là chủ thể của quá
trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tư
liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để
sản xuất ra của cải vật chất. Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và
kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của
lao động ngày càng cao. Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu.
Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đang khẳng định vai
trò to lớn của mình. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động
lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó được coi là “chiếc đũa thần màu
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Nhờ ứng dụng
những thành tựu khoa học công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn tài
nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách khác, hiệu quả sử
dụng của các yếu tố này tăng lên. Hiện nay, khoa học đã phát triển đến mức trở
thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời
sống và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. Những phát minh khoa học trở
thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị
mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu , năng lượng mới. Sự thâm nhập ngày càng
sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiếu được của
sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Yếu tố trí lực trong sức lao
động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen
của họ và là tri thức khoa học. Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc
trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
Do đó cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vừa tạo điều kiện, vừa đặt
ra những yêu cầu mới đối với sức sáng tạo của lao động. Mặt khác nó đòi hỏi
phải nâng cao trình độ văn hoá một cách tương xứng , theo hướng ngày càng
tăng vai trò của lao động trí tuệ. Bởi vậy “quốc sách hàng đầu là phải phát triển
giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ ”.
2. Vận dụng lí luận:
Đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội sẽ thay thế xã hội tư bản
là: lực lượng sản xuất xã hội phát triển ở trình độ cao. Lực lượng sản xuất đó
dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất.
Từ đó tạo điều kiện vật chất cho tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có cơ hội
phát triển như nhau, đồng thời nền sản xuất thoả mãn được những nhu cầu ngày
càng tăng của nhân dân.
Trong khi nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là
sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu. Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là
một nền đại công nghiệp. Như vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, là phải
xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó công nghiệp
và nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến. Muốn thực hiện thành
công nhiệm vụ nói trên, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
để chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao
động thủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao dộng với
khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao.
Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu xã hôi chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất- kĩ thuật của
chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên cơ sỏ những thành tựu mới nhất, tiên
tiến nhất của khoa học và công nghệ. Cơ sở vật chất- kĩ thuật đó phải tạo ra
được một năng suất lao động xã hội cao. Và công nghiệp hoá chính là quá trình
tạo ra nền tảng cơ sở vật chất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ
nghĩa.
Trên cơ sở đó thì mục đích quan trọng nhất của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong thời kì quá độ là phát triển lực lượng sản xuất. Mà nền khoa học hiện
nay đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp theo đúng như C.Mac đã từng
tiên đoán. Trước kia sản xuất chưa thực sự gắn với thành tựu khoa học. Từ phát
minh khoa học đến việc sáng chế ra kĩ thuật, công nghệ, sau đó áp dụng vào sản
xuất thực tiễn là khoảng chục năm thậm chí trăm năm. Khoa học công nghệ chỉ
được coi là yếu tố gián tiếp của lực lượng sản xuất, ngoài quá trình sản xuất.
Nay thì thời gian đó đã rút ngắn còn vài năm, vài tháng hay chỉ vài tuần thôi là
có thể ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Do đó nền sản xuất xã hội ngày càng
gắn liền với những phát minh, sáng chế trong khoa học và công nghệ. Trong nền
kinh tế tri thức mà một số nước công nghiệp phát triển đang thực hiện, khoa
học- đặc biệt là tri thức của một số lĩnh vực khoa học như tin, điều khiển học,
sinh học… đã trực tiếp gia nhập vào quá trình sản xuất và dịch vụ của xã hội.
Trong khi nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trình độ lạc hậu, thủ công. Bởi vậy,
Website: Email : Tel (: 0918.775.368