Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tài Liệu Ôn Tập Môn Bảo Hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677 KB, 43 trang )

ÔN TẬP


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Rủi ro được bảo hiểm là:
a. Rủi ro tài chính, rủi ro động, rủi ro riêng biệt
b. Rủi ro tài chính, rủi ro động, rủi ro cơ bản
c. Rủi ro tài chính, rủi ro tĩnh, rủi ro cơ bản
d. Rủi ro tài chính, rủi ro tĩnh, rủi ro riêng biệt
đồng thời phải có nguyên nhân ngẫu nhiên.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 2: Ví dụ nào dưới đây thể hiện tổn thất của một
rủi ro trách nhiệm
a. Tổn thất kinh tế của một gia đình khi ngôi nhà
của họ bị cháy
b. Tổn thất kinh tế của người chồng khi người vợ
của anh ta bị tai nạn
c. Tổn thất kinh tế của chủ nhà hàng do phải trả chi
phí điều trị cho một khách hàng bị ngộ độc thức ăn khi
ăn tối tại nhà hàng.
d. Tổn thất kinh tế của một nhà đầu tư chứng khóa
khi chỉ số trên thị trường sụt giảm.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 3: Nguyên tắc trung thực tuyệt đối áp dụng
cho:
a. Người tham gia bảo hiểm
b. Công ty bảo hiểm


c. Ngời tham gia bảo hiểm hoặc công ty bảo
hiểm tùy từng loại hợp đồng bảo hiểm
d. Công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 4: Trình tự ưu tiên trong quỹ đầu tư bảo
hiểm là
a. Sinh lợi, thanh khoản, an toàn
b. Thanh khoản, an toàn, sinh lợi
c. An toàn, thanh khoản, sinh lợi
d. An toàn, sinh lợi, thanh khoản


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 5: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt
Nam có từ:
a. Năm 1976 khi nước nhà thống nhất
b. Năm 1993 sau khi có Nghị định 100/CP
c. Năm 2001 sau khi có Luật kinh doanh bảo
hiểm
d. Năm 2007 sau khi gia nhập WTO


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 6: Trong tái bảo hiểm vượt tỷ lệ tổn thất, chỉ tiêu tỷ
lệ tổn thất là:
a. Tỷ lệ giữa tổn thất thực tế so với giá trị bảo hiểm của
mỗi hợp đồng
b. Tỷ lệ giữa tổn thất thực tế so với số tiền bảo hiểm của

mỗi hợp đồng
c. Tỷ lệ giữa tổn thât thực tế so với phí bảo hiểm thu
được của một danh mục các hợp đồng cùng loại.
d. Tỷ lệ giữa tổn thất thực tế so với số tiền bảo hiểm của
một danh mục các hợp đồng cùng loại.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 7: Niên kim và bảo hiểm hưu trí giống nhau
ở chỗ
a. Đều do một chủ thể cung cấp
b. Cung cấp sự bảo vệ tài chính trước biến cố tồn
tại của người được bảo hiểm
c. Đều dựa trên nguyên tắc bồi thường
d. Người được bảo hiểm nhận được khoản trợ
cấp định kỳ khi đạt đến một độ tuổi nhất định


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 8: Rủi ro loại trừ là rủi ro
a. Không gây thiệt hại cho đối tượng được bảo
hiểm
b. Nhà bảo hiểm được miễn trừ hoàn toàn trách
nhiệm
c. Có thể được trả một khoản tiền căn cứ vào
thời gian hiệu lực của hợp đồng
d. Các câu trên đều sai


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 9: Hoạt động bảo hiểm nói chung là hoạt
động dựa trên nguyên tắc cơ bản:
a. Trung thực tối đa
b. Số đông
c. Quyền lợi được bảo hiểm
d. Cả 3 câu trên đều đúng.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 10: Một hợp đồng bảo hiểm áp dụng nguyên
tắc khoán có nghĩa là trong mọi trường hợp, số tiền chi
trả của doanh nghiệp bảo hiểm
a. Không vượt giá trị tổn thất thực tế của đối tượng
được bảo hiểm.
b. Không vượt giá trị thực tế của đối tượng được
bảo hiểm.
c. Không vượt quá giá trị tổn thất thực tế của đối
tượng được bảo hiểm và trong phạm vi số tiền bảo hiểm
mà hai bên thỏa thuận lúc giao kết hợp đồng.
d. Không vượt quá số tiền bảo hiểm mà hai bên thỏa
thuận lúc giao kết hợp đồng.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 11: Đồng bảo hiểm là:
a. Hai đối tượng bảo hiểm khác nhau được bảo
hiểm bởi cùng một người bảo hiểm.
b. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi một
người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá
trị bảo hiểm.

c. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn
một người bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm bằng
giá trị bảo hiểm.
d. Một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm bởi hơn
một người bảo hiểm, cùng điều kiện bảo hiểm và có
tổng số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 12: Người có quyền lợi được bảo hiểm đối với
một tài sản khi:
a. Chỉ khi người đó là chủ sở hữu của tài sản đó.
b. Khi người đó được chủ sở hữu của tài sản đó ủy
quyền ký hợp đồng bảo hiểm.
c. Khi người đó là giám đốc điều hành doanh
nghiệp hoặc tổ chức mà doanh nghiệp, tổ chức đó là chủ
thể sở hữu của tài sản.
d. Là cá nhân hay pháp nhân có quyền sở hữu,
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản đối với
tài sản đó.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 13: Tái bảo hiểm có tác dụng
a. Đảm bảo khả năng tài chính cho người
được bảo hiểm
b. Mở rộng khả năng hoạt động của người
tham gia bảo hiểm.
c. Đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho
người bảo hiểm.

d. Cả ba câu trên đều đúng


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 14: Phí bảo hiểm là
a. Một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị bảo
hiểm
b. Một tỷ lệ phần trăm nhất định của số tiền bảo
hiểm
c. Giá cả của dịch vụ bảo hiểm
d. A, b, c đều sai.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 15: Chức năng chính của bảo hiểm là
a. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
b. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội
c. Kinh doanh và xuất khẩu vô hình
d. Bồi thường tổn thất


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 16: Có thể phân biệt bảo hiểm sinh kỳ và tử
kỳ dựa trên
a. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
b. Biến cố trả tiền
c. Đối tượng được bảo hiểm
d. Các câu trên đều đúng



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 17: Bảo hiểm nhân thọ hoạt động dựa trên
a. Kỹ thuật dồn tích vốn
b. Kỹ thuật phân bổ vốn
c. Nguyên tắc bồi thường
d. Câu a, c đúng


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 18: Câu nào sau đây là sai:
a. STBH, phí bảo hiểm và số tiền bồi thường trong tái bảo hiểm
số thành được phân chia theo tỷ lệ phần trăm cố định, còn
trong tái bảo hiểm thặng dư được phân chia theo mức dôi.
b. Tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm thặng dư đều là hình
thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ.
c. Trong tái bảo hiểm số thành, tỷ lệ phân chia trách nhiệm giữa
các bên được xác định trước, còn trong tái bảo hiểm thặng dư,
tỷ lệ phân chia trách nhiệm được xác định chỉ khi hợp đồng
gốc đã được ký kết.
d. Trong tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm thặng dư, bất cứ
khi nào tổn thất xảy ra, bên nhượng tái bảo hiểm và bên nhận
tái bảo hiểm đều phải chia sẻ trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ
quy định trước.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 19: Câu nào sau đây là sai
a. Đối với hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ, nếu người mua bảo hiểm
không chết trong thời hạn bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm

b. Đối với hợp đồng bảo hiểm tử kỳ, nếu người mua bảo hiểm
không sống hết thời hạn bảo hiểm thì nhà bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm
c. Đối với hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp, nhà bảo hiểm trả tiền bảo
hiểm vào bất kỳ lúc nào cái chết xảy ra
d. Trong cùng 1 thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, với một STBH
như nhau, phí bảo hiểm sinh kỳ thông thường cao hơn phí bảo
hiểm tử kỳ.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 20: Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ hỗn hợp là:
a. Thời hạn bảo hiểm không xác định
b. Sự kiện bảo hiểm chắc chắn sẽ xảy ra
c. STBH chắc chắn sẽ được trả vào thời điểm
đáo hạn của hợp đồng
d. Phí bảo hiểm nộp đều hàng năm


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 21: Lãi suất kỹ thuật của công ty bảo hiểm
nhân thọ là:
a. Lãi suất đầu tư thực tế của công ty bảo hiểm
nhân thọ
b. Lãi suất dùng tính phí của công ty bảo hiểm
nhân thọ
c. Lợi tức bình quân của thị trường bảo hiểm
nhân thọ
d. Lãi suất công ty bảo hiểm nhân thọ vay của

ngân hàng.


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 22: Khi không có khả năng đóng phí, người
sở hữu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể
a. Vay phí tự động
b. Duy trì số tiền bảo hiểm giảm
c. Nhận giá trị giải ước
d. Các câu trên đều đúng


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 23: Nhân tố nào dưới đây ít ảnh hưởng đến
việc xác định rủi ro của khách hàng khi tham
gia bảo hiểm nhân thọ
a. Tuổi thọ của người được bảo hiểm
b. Nghề nghiệp của người được bảo hiểm
c. Học vấn của người được bảo hiểm
d. Địa bàn cư trú của người được bảo hiểm


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 24: Sự khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm tài
sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
a. Nguyên tắc định phí
b. Thời hạn bảo hiểm
c. Tính cụ thể của đối tượng được bảo hiểm
d. Số tiền bảo hiểm
e. Thiệt hại ước tính nếu xảy ra rủi ro



×