Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lý luận địa tô của MAC và sự vận dụng lý luận này ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.94 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

A – PHẦN MỞ ĐẦU.
Đất đai - nguồn tài nguyên quý giá, là mối quan tâm đặc biệt của mọi
người dân, mọi tổ chức, mọi chính quyền, mọi quốc gia. Bởi không những đất
chứa trong nó vô vàn sản vật quí giá ( quặng sắt, mỏ than, mỏ vàng…) mà còn
hàm chứa một giá trị sử dụng to lớn, lâu dài, và không thể thay thế được. Đất đai
dùng để làm nơi ở, nơi canh tác…Và do đó, xoay quanh nó là rất nhiều vấn đề
gây tranh cãi, nổi cộm lên: vấn đề giá cả ruộng đất, quyền sở hữu đất đai, và các
mối lợi thu từ việc sở hữu ruộng đất đặc biệt là địa tô.
Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền tư hữu về ruộng đất và là hình thức bóc
lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong xã hội phong kiến, địa tô ban đầu là
tô lao dịch, sau đó là tô hiện vật và khi kinh tế hàng hoá phát triển thì xuất hiện
tô tiền – là khoản tiền mà người thuê đất phải trả cho người chủ đất để được
quyền sử dụng ruộng đất trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện tuy
muộn hơn trong thương nghiệp và công nghiệp nhưng thực tế cho thấy nó đã
không ngừng phát triển và ngày càng chiếm vị trí thống trị trong lĩnh vực nông
nghiệp. Quan hệ đất đai dưới chủ nghĩa tư bản bao gồm ba thành phần cơ bản:
người sở hữu ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, người công nhân
lao động. Trong đó, người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động
làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một
lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Số tiền mà nhà tư bản phải trả cho địa chủ - kẻ sở
hữu ruộng đất theo hợp đồng - để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian
nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Lý luận về địa tô của C.MAC không chỉ vạch ra bản chất của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp mà còn là cơ sở khoa học để nhà nước
xã hội chủ nghĩa xây dựng luật đất đai và các chính sách giá cả cho nông sản,
thuế nông nghiệp và các ngành khác liên quan đến đất đai, làm cho việc sử
dụng đất có hiệu quả hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về địa tô, nên bài này em


xin được trình bày nội dung: “ Lý luận địa tô của MAC và sự vận dụng lý luận
này ở Việt Nam hiện nay”.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
B - NỘI DUNG.
I - ĐỊA TÔ, CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA.
1- Tư bản kinh doanh nông nghiệp.
Trong chủ nghĩa tư bản, nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư
của tư bản, cũng được kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong nôngnghiệp muộn hơn
trong thương nghiệp và công nghiệp. Chủ nghĩa tư bản xuất hiện trong nông
nghiệp bằng cả con đường phân hoá của những người nông dân, hình thành tầng
lớp giàu có(phú nông, tư bản nông nghiệp) kinh doanh nông nghiệp theo phương
thức tư bản chủ nghĩa và bằng cả sự thâm nhập của các nhà tư bản đầu tư vào
nông nghiệp.
Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một nền nông nghiệp hợp lý, xa hội hoá, áp
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ một cách phổ biến; nâng cao năng suất cây
trồng và vật nuôi, chất lượng sản phẩm nông nghiệp… Nhưng nó đạt được tiến
bộ đó bằng cách làm phá sản hàng loạt người sản xuất nhỏ và bằng cách bóc lột
người lao động làm thuê trong nông nghiệp.
2- Bản chất và các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.
2.1 - Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong chủ nghĩa tư bản, người thực sự canh tác ruộng đất là những người
lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh. Số tiền mà
nhà tư bản phải trả cho địa chủ - người sở hữu ruộng đất theo hợp đồng - để
được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Cũng như địa tô phong kiến, cơ sở của địa tô tư bản chủ nghĩa là quyền sở hữu
ruộng đất, đó là “ hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về
mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập”, là số tiền nào đó mà địa chủ thu đựoc
hàng năm nhờ cho thuê một mảnh của địa cầu. Mặc du có sự giôngnhau đó,

nhưng địa tô tư bản chủ nghĩa hoàn toàn khác với địa tô phong kiến.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nếu địa tô phong kiến biểu hiện quan hệ giữa hai giai cấp, trong đó địa chủ
bóc lột nông dân, thì địa tô tư bản chủ nghĩa biểu hiện quan hệ giữa “ ba giai cấp
cấu thành cái bộ xương sống của xã hội cận đại – người côngnhân làm thuê, nhà
tư bản công nghiệp và địa chủ”.
Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối
với nông dân, thì địa tô tư bản chủ nghĩa dụă trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa
chủ với tư bản và giữa tư bản với lao động làm thuê.
Nếu địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ lao động hay sản phẩm thặng dư
của nông dân, địa tô phong kiến là hình thái tồn tại hay biểu hiện duy nhất của
sản phẩm thặng dư, thì địa tô tư bản chủnghĩa chỉ là mộtphần của giá trị thặng
dư do công nhân nông nghiệp tạo ra, vì một phần của giá trị thặng dư đã phải
chuyển thành lợi nhuận cho nhà tư bản ( người đầu tư vào nông nghiệp cũng
phải thu đựơc lợi nhuận bình quân như mọi lĩnh vực đầu tư khác).
Địa tô TBCN là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong
nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thặng dư sau khi trừ đi lợi nhuận bình
quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp lại cho
người sở hữu ruộng đất.
2.2 Các hình thức của địa tô tư bản chủ nghĩa.
Trong tổng số địa tô hay tổng số tiền mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ
gồm cac bộ phận khác nhau, thuộc các hình thức địa tô khác nhau:
2.2.1 - Địa tô chênh lệch.
Khi phân tích về địa tô, trước hết phải giả thiết rằng, nông sản cũng được
đem bán theo giá cả sản xuất như mọi hàng hoá khác, nghĩa là phải đảm bảo cho
nhà tư bản thu hồi được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận bình quân.
Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu
ngạch do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản
xuất cá biệt của một số doanh nghiệp. Nhưng trong công nghiệp, do cạnh tranh,

lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trái lại, trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại thường xuyên và
ổn định hơn ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi. Địa tô chênh lệch
trong chủ nghĩa tư bản là số dư ngoài lợi nhuận bình quân do các cơ sở kinh
doanh có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn thu được so với các cơ sở kinh doanh
có điều kiện sản xuất kém hơn, gắn liền với sự độc quyền kinh doanh ruộng đất
theo lối tư bản chủ nghĩa. Đó là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung nông
phẩm được quyết định bởi điều kiện không htuận lợi nhất với giá cả sản xuất cá
biệt ở những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi , do đó năng suất lao động được
nâng cao.
Xét về cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hoá lợi nhuận
siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch được chia làm hai loại:
• Địa tô chênh lệch I.
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện
thuận lợi. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo cho tư bản nông nghiệp có năng suất
cao hơn bao gồm:
- Độ màu mỡ của đất.
-Vị trí của đất đai gần hay xa nơi tiêu thụ.
Hai yếu tố làm cơ sở xuất hiện địa tô chênh lệch I (Độ màu mỡ và vị trí
ruộng đất ) có thể phát sinh tác dụng ngược chiều nhau: đất tốt nhưng ở xa hoặc
ngược lại.
Trong thực tế, có nhiều cách kết hợp hai yếu tố này. Hơn nữa, độ màu mỡ
và vị trí thuận lợi của đất không phải là cố định mà phụ thuộc vào tiến bộ khoa
học của sản xuất, của khoa học, công nghệ và sự phát triển của giao thông vận
tải tạo ra những giao thông mới, trung tâm dân cư và khu kinh tế mới. Những
điều đó tạo nên sự tác động đa dạng tới sự hình thành địa tô chênh lệch I.
• Địa tô chênh lệch II.
Địa tô chênh lệch II gắn liền với hiệu quả khác nhau của số tư bản đầu tư

thêm trên cùng một diện tích ruộng đất, tức là gắn liền với việc thâm canh trong
nông nghiệp.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch, hình
thành rủi ro hiệu quả đầu tư khác nhau của những tư bản khác nhau. Một đằng
do đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh), một đằng
do hiệu quả những lần đầu tư khác nhau trên cùng một thửa ruộng (thâm canh),
còn giá cả có tác động điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của tư
bản đầu tư có hiệu quả thấp nhất quyết định.
Nhưng sự chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch đó thành địa tô chênh lệch I và
địa tô chênh lệch II lại có sự khác nhau. Địa tô chênh lệch I được xác định trong
các hợp đồng thuê đất giữa nhà tư bản và địa chủ. Trong thời hạn hợp đồng, lợi
nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại vẫn thuộc về nhà tư bản kinh
doanh ruộng đất. Chỉ khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách nâng cao
giá cho thuê ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem
lại thành địa tô chênh lệch II.
Đây chính là lý do làm cho địa chủ muốn rút ngắn thời hạn cho thuê đất,
còn nhà tư bản lại muốn keo dài thời hạn đó để hưởng toàn bộ kết quả đầu tư
vào ruộng đất.
2.2.2 - Địa tô tuyệt đối.
Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch thì dường như đất canh tác xấu nhất
không phải nộp địa tô. Nhưng trên thực tế, đất canh tác xấu nhất cũng phải nộp
địa tô. Đó chính là địa tô tuyệt đối.
Địa tô tuyệt đối là một phần giá trị thặng dư mà địa chủ thu được dựa vào
sự độc quyền tư hữu ruộng đất. Đó là số dư của giá trị so với giá cả sản xuất xã
hội của nông phẩm.
Địa tô tuyệt đối cũng là khoản lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình
quân do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công
nghiệp mà nhà tư bản thuê ruộng đất phải nộp cho địa chủ.

Trong thực tế, địa tô tuyệt đối là toàn bộ số chênh lệch giữa giá trị và giá
cả sản xuất hay chỉ bằng một phần của số chênh lệch ấy thì điều này hoàn toàn
phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu. Như vậy, giá cả nông sản có thể cao hơn giá
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cả sản xuất của chúng nhưng vẫn thấp hơn giá trị của chung và không phải trả
giá đắt lên là nguyên nhân sinh ra địa tô, mà chính địa tô là nguyên nhân làm
cho giá cả nông phẩm đắt lên. Sự thiệt hại cho xã hội là nguồn gốc làm giàu cho
giai cấp địa chủ. Khi độc quyền tư hữu ruộng đất bị thủ tiêu thì địa tô tuyệt đối
cũng bị xoá bỏ. Giá cả nông phẩm sẽ hạ xuống có lợi cho xã hội.
2.2.3 - Địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ, địa tô độc quyền.
Trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ đất đai sử dụng vào sản xuất nông
nghiệp mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất - đất xây dựng, đất hầm mỏ
cũng phải đem lại địa tô cho người sở hữu chúng. Bất kỳ ở đâu có những sức tự
nhiên bị độc chiếm và tạo ra một lợi nhuận siêu ngạch cho nhà tư bản sử dụng
những sức tự nhiên đó thì số lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản tạo ra cũng
phải nộp cho kẻ sở hữu lực lượng tự nhiên dưới những hình thức địa tô khác
nhau.
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông nghiệp,
nó phụ thuộc vào vị trí của đất đai,và tăng lên cùng với sự tăng lên của dân số,
đồng nghĩa với sự gia tăng nhu cầu về nhà ở, tăng lên cùng với sự tăng lên của
những tư bản cố định sáp nhập vào ruộng đất. Loại địa tô này nêu bật tính chất
ăn bám của giai cấp địa chủ, tính chất phi lý của chế độ tư hữu đât đai, của tình
trạng một bộ phận người trong xã hội đọc chiếm một mảnh của địa cầu, bắt một
bộ phận xã hội phải nộp một cống vật để được ở trên mặt đất.
Đất hầm mỏ, đất có những khoáng sản khai thác cũng đem lại địa tô chênh
lệch và địa tô tuyệt đối cho kẻ sở hữu đất đai ấy. Địa tô hầm mỏ cũng hình thành
và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp. Đối với địa tô hầm mỏ, giá trị
của khoáng sản, hàm lượng, trữ lượng của khoáng sản, vị trí và điều kiện khai
thác là những yếu tố quyết định.

Địa tô luôn luôn gắn với độc quyền sở hữu ruộng đất, độc chiếm các điều
kiện tự nhiên thuận lợi, cản trở sự cạnh tranh của tư bản.. Nguồn gốc của địa tô
độc quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyến cao của sản
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×