ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng?
•
cách đây 2 năm
Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn
Lá cờ đỏ sao vàng là một minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa
bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử
kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam
là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam gắn liền với những năm tháng đấu
tranh kiên cường, bất khuất, đổ máu hy sinh anh dũng của nhân dân Việt Nam đánh đuổi
quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc, giành chính quyền, thống nhất đất nước, đưa
cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn để có được cuộc sống hòa bình, ấm
no, hạnh phúc ngày nay.
•
cách đây 2 năm
Hãy là người đầu tiên đánh dấu đây là câu hỏi thú vị!
.
Trả lời khác (4)
Hiển thị:
Ti?p
f Form
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay, còn gọi là Cờ đỏ sao vàng, có ngôi sao vàng năm
cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Năm
đỉnh của ngôi sao nằm trên một đường tròn có tâm ở chính giữa lá cờ và bán kính
bằng 1/3 chiều rộng (2/9 chiều dài) lá cờ. Lá cờ này thể hiện ý tưởng màu đỏ nền
cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm
cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương,
binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở
thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2
tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố
độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí
Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định
lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3
năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào
ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ
đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất
nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi
quốc kỳ và quốc ca". . Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt
Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ
so với mẫu cờ nguyên thủy.
Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm
vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có
ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy
hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên
đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều
rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng
tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.
Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
Sao vàng tươi da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh
Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất
bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng
các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn
Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:
Anh em đi trọn con đường nhé
Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.
Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông
Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa
- thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: “Tất cả các nguồn tài liệu
hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo
tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu
Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.
Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ
họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3
năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.
•
Quốc kì Việt Nam
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa
biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản
Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam
Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901
tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu
Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt
và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt
ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được
phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng.
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc
để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng
nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn
kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam.
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong
bài thơ của ông
Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện
lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều
nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc
lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi
sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao
vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày
2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật,
chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá
cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính
lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất
nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi
quốc kỳ và quốc ca".
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị
xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong
đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...
Nền cờ đỏ và ngôi sao vàng cũng được tìm thấy trên cờ hai nước khối xã hội chủ
nghĩa là quốc kỳ Trung Quốc (27 tháng 9 năm 1949 đến nay) và quốc kỳ Liên Xô
(12 tháng 11 năm 1923 đến 25 tháng 12 năm 1991). Nền đỏ cùng búa liềm vàng
vốn là biểu tượng cho chủ nghĩa cộng sản.
Ngoài ra một số nước Châu Phi cũng có quốc kì rất giống Việt Nam nha : Burkina
Faso( Cờ đỏ xanh sao vàng), Cameroon ( cờ 3 sọc xanh đỏ vàng và sao vàng),
Maroc ( cờ đỏ sao xanh ), Somali ( cờ xanh sao trắng ).
Như vậy ta có thể chứng minh cờ của Việt Nam có trước cờ TQ rồi ha.