Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tác động của việc tăng tuổi hưu đến cơ hội tham gia thị trường lao động của nhóm lao động trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.38 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

TÓM TẮT

Tên công trình

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG TUỔI HƯU ĐẾN
CƠ HỘI THAM GIA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
CỦA NHÓM LAO ĐỘNG TRẺ

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

Hà Nội, 2015


ii

TÓM TẮT
Tên công trình .................................................................................................................. i
TÓM TẮT......................................................................................................................iii
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU ........................... 3
1. Tổng quan lý thuyết – Giả thuyết “số lượng việc làm trong nền kinh tế là
cố định” (Lump of Labor - LoL) ............................................................................. 3
2. Tổng quan nghiên cứu....................................................................................... 3
CHƯƠNG III. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM NHỮNG


NĂM GẦN ĐÂY ........................................................................................................ 4
CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU............................. 5
1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
2. Các biến số của mô hình ................................................................................... 6
3. Số liệu ............................................................................................................... 7
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH .................................................. 7
1. Kết quả hồi quy theo cấp độ ngành ...................................................................... 7
2.

Kết quả hồi quy theo cấp độ doanh nghiệp ....................................................... 9

CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................... 10
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu............................................................................. 10
3. Khuyến nghị chính sách .................................................................................. 12
4. Hạn chế và hướng nghiên cứu đề xuất ............................................................ 12
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 14


iii

TÓM TẮT
Đứng trước sức ép già hoá dân số và nguy cơ vỡ quỹ BHXH, nhiều giải
pháp được đề xuất, trong đó có việc tăng tuổi về hưu của người lao động. Tuy
nhiên, cùng với những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế những năm gần
đây và số lượng lao động ngày càng tăng, dư luận xã hội lo ngại rằng việc
tăng tuổi hưu sẽ tác động tiêu cực tới thị trường lao động do lao động trẻ sẽ
có ít cơ hội khi gia nhập thị trường lao động. Để giải đáp cho những vấn đề
đó, nghiên cứu này sử dụng mô hình cầu lao động với mô hình thực nghiệm
được Gruber (2010) xây dựng cùng với số liệu Tổng điều tra Doanh nghiệp
các năm 2012 và 2013 nhằm phân tích mối quan hệ giữa hai nhóm lao động

cao tuổi và lao động trẻ. Kết quả cho thấy, lao động trẻ và lao động cao tuổi
đều có tác động tích cực tới thị trường lao động, trong đó việc lao động cao
tuổi tiếp tục ở lại thị trường lao động càng tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao
động trẻ tuổi. Điều này có nghĩa là việc tăng tuổi về hưu tác động tích cực đối
với cơ hội tham gia thị trường lao động của nhóm dân số trẻ. Dựa trên các kết
quả này, nghiên cứu còn chỉ ra một số kết quả khả quan về việc tăng tuổi hưu
đóng góp tích cực với việc cân bằng quỹ hưu trí.
Từ khóa: Lump of Labor (LoL), tăng tuổi hưu, tăng trưởng kinh tế, thất
nghiệp, lao động cao tuổi, lao động trẻ, lấn át


1

CHƯƠNG I.
1.

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do nghiên cứu

Dân số đang già hóa nhanh chóng và đây là tình trạng chung diễn ra
trên toàn thế giới. Vấn đề già hóa dân số không chỉ xảy ra ở các nước phát
triển mà còn diễn ra mạnh mẽ ở những nước đang phát triển có mức thu nhập
trung bình, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê
(TCTK, 2011) thì Việt Nam chỉ mất 20 năm để tăng tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở
lên từ 10% tổng dân số (tức là giai đoạn bắt đầu già - aging) lên 20% tổng
dân số (tức là giai đoạn dân số già – aged).
Cùng với xu hướng già hóa dân số nhanh thì dân số Việt Nam cũng
đang có “cơ cấu vàng”. Trong tổng số dân 90,5 triệu người thì có 54,4 triệu
người trong lực lượng lao động và trung bình mỗi năm lại có khoảng 1,2 triệu

người mới tham gia vào lực lượng lao động1. Dù vậy, trong khoảng 15 - 20
năm tới, lực lượng lao động bắt đầu có xu hướng giảm, trong khi dân số cao
tuổi sẽ tăng mạnh. Những xu hướng đối nghịch này đang tạo ra thách thức rất
lớn đối với việc cân bằng quỹ hưu trí trong thời gian tới.
Nhận thức được vấn đề này, Quốc hội đã nhiều lần thảo luận và đề xuất
các phương án để cân đối và phát triển quỹ hưu trí cũng như giải quyết những
bất cập trong thị trường lao động thời gian tới. Trong số nhiều đề xuất thì Dự
thảo Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014 đã đề xuất phương án nâng tuổi về hưu
đối với từng nhóm đối tượng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đã bác bỏ phương án
này vì lo ngại rằng lao động cao tuổi tiếp tục làm việc sẽ làm mất cơ hội của
lao động trẻ mới tham gia lực lượng lao động, trong khi vấn đề thất nghiệp
thanh niên lại đang là chủ đề chính sách lớn. Để giải đáp câu hỏi quan trọng
đó, nghiên cứu này sẽ phân tích tác động của tăng tuổi về hưu đối với cơ hội
tham gia thị trường lao động của nhóm lao động trẻ ở Việt Nam. Với việc sử
dụng phương pháp phân tích định lượng với các dữ liệu được chọn lọc, chúng
1

Số liệu lấy theo Báo cáo điều tra lao động việc làm Q4/2014.


2

tôi sẽ trả lời câu hỏi rằng liệu nhóm lao động trẻ và lao động cao tuổi sẽ lấn
át/thay thế hay bổ sung trên thị trường lao động.
2.

Mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu

2.1


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1.1 Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp định lượng nhằm
đánh giá tác động của việc nâng tuổi về hưu của nhóm lao động cao tuổi tới
cơ hội việc làm của nhóm lao động trẻ và đề xuất một số kiến nghị chính sách
đối với thị trường lao động.
2.1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung trả lời
các câu hỏi sau:
(1) Mối quan hệ giữa lao động cao tuổi và lao động trẻ tuổi như thế
nào? Khi nâng tuổi về hưu thì việc làm của lao động trẻ tuổi sẽ bị ảnh hưởng
như thế nào? Việc làm của lao động cao tuổi và trẻ tuổi là lấn át hay bổ sung
nhau?
(2) Tác động của việc nâng tuổi về hưu lên tình trạng thất nghiệp nói
chung và của nhóm lao động trẻ như thế nào?
(3) Các chính sách của Nhà nước và người tuyển dụng lao động cần
thay đổi theo hướng nào để cân đối cung - cầu lao động và giảm nguy cơ vỡ
quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai?
2.2

Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung phân tích hành vi người lao động, do đó
chúng tôi sử dụng bộ số liệu ĐTDN Việt Nam của Tổng cục thống kê để
hướng tới thiết lập mẫu số liệu thuần nhất có thể. Mẫu số liệu của phương án
nâng tuổi hưu thể hiện trên nhiều góc độ: quốc gia, doanh nghiệp và tác động


3


vi mô qua người lao động. Qua cơ sở mẫu đó phân tích các ảnh hưởng của
nhóm lao động già – trẻ tác động tới nhau nói riêng và tác động đến toàn bộ
thị trường lao động nói chung.
CHƯƠNG II.
1.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan lý thuyết – Giả thuyết “số lượng việc làm trong

nền kinh tế là cố định” (Lump of Labor - LoL)
Thuyết này giả định số lượng việc làm có sẵn trong tổng thể một nền
kinh tế là cố định, có việc làm cho một nhóm lao động này sẽ gây thất nghiệp
cho một hoặc nhiều nhóm khác.
Lý thuyết này thường được đề cập nhiều nhất trong thời kỳ suy thoái
kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cao. Tuy nhiên, cả trong ngắn hạn và dài hạn, lý
thuyết này cũng tỏ ra là không thực tế. Phần lớn các nhà kinh tế đều phản đối
lý thuyết này. Có rất nhiều lý do đã được đưa ra. Thứ nhất, số lượng việc làm
trong một nền kinh tế chỉ có thể được xem là cố định trong ngắn hạn. Thứ hai,
các chính sách đưa ra theo lý thuyết này còn có thể gây ra tác động tiêu cực
vì làm giảm hiệu quả của thị trường lao động. Thứ ba, thuyết LoL còn góp
phần làm tăng hành vi phân biệt tuổi tác ở nơi làm việc.
Kinh nghiệm các nước đã cho thấy vấn đề không phải là làm thế nào để
khuyến khích người cao tuổi nghỉ hưu sớm mà là phải làm thế nào để giữ họ
lại thị trường lao động lâu hơn. Nâng tuổi về hưu được xem là cách hiệu quả
để giải quyết vấn đề này.
2.

Tổng quan nghiên cứu


Một loạt các bài nghiên cứu về vấn đề này đã được tiến hành rất nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển.
Các bài nghiên cứu trên đều đi theo mô hình ước lượng giống nhau, và
thay đổi tùy theo điều kiện của nước đó. Các biến được đưa vào sử dụng phân
tích là tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ có việc làm giữa các nhóm tuổi, trình độ học


4

vấn. Họ sử dụng số liệu chuỗi thời gian, cả điều chỉnh và chưa điều chỉnh để
tính đến cả biến động của chu kỳ kinh tế, theo các cuộc điều tra lực lượng lao
động quốc gia để tiến hành kiểm nghiệm trực quan và phân tích hồi quy OLS
đơn giản. Bên cạnh đó, mỗi nước cũng chia lao động của họ theo các thang
nhóm tuổi khác nhau phù hợp với luật và đặc điểm dân số riêng từng quốc gia.
Các kết quả trên là các thử nghiệm thực tế tại các quốc gia trên thế giới.
Các phân tích mô tả bằng con số cụ thể hay phân tích ước lượng hồi quy đều
cho ta thấy một kết quả đồng nhất. Mối quan hệ âm giữa việc làm của người
già và người trẻ đã bị bác bỏ ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới.
CHƯƠNG III.

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT

NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3
khu vực Đông Nam Á. Nước ta đã bước vào thời kỳ "Cơ cấu dân số vàng "
với tỷ lệ thanh-thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt Nam, nhóm dân số
trẻ từ 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số.
Tính đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi
trở lên, trong đó có 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao

động nhưng 70,2% LLLĐ nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Đồng thời,
tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ là 73,4% và thấp hơn 8,5 điểm phần trăm so với
tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam.
Đến thời điểm 1/7/2014, cả nước có 1140,2 nghìn người thiếu việc làm
và 86,3% số đó sống ở khu vực nông thôn. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp vẫn
ở mức thấp (1,84%). Số người thất nghiệp từ 15-24 tuổi chiếm 43,9% trong
tổng số người thất nghiệp.
Lao động tập trung chủ yếu ở độ tuổi 25-39. Chất lượng lao động ở
nước ta còn thấp, số lượng lao động không có trình độ CMKT chiếm đa số.
Cơ cấu lao động nước ta chuyển dịch đúng hướng, nhưng quá trình chuyển
dịch diễn ra còn chậm chạp. Tỷ lệ thất nghiệp của nước ta biến động không


5

mạnh, nhóm tuổi từ 25-54 chiếm tỷ trọng thiếu việc làm và thất nghiệp cao
nhất cả nước, xét theo giới tính, số lao động nữ trẻ có xu hướng thất nghiệp
nhiều hơn nam.
CHƯƠNG IV.
1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

Phương pháp nghiên cứu

Mặt khác, nhóm tác giả xuất phát từ hàm sản xuất Cobb – Douglas,
biến đổi đơn giản, chúng tôi nhận thấy rằng lao động phụ thuộc chủ yếu vào
giá trị sản xuất Y, vốn–tư bản, và một vài yếu tố khác (X). Hay nói cách khác,
hàm cầu lao động lúc này là:
𝐿 = 𝑓(𝑌, 𝐾, 𝑋)

Đồng thời, chúng tôi dựa theo dạng mô hình thực nghiệm của Guber
(2010) kết hợp với hàm cầu lao động để đánh giá tác động của việc tăng số
lượng lao động già đến số lượng lao động trẻ làm việc trong doanh nghiệp, từ
đó chỉ ra mối quan hệ nếu có giữa việc tăng tuổi hưu với cơ hội việc làm
trong thị trường lao động của lớp trẻ.
Mô hình đó như sau:
ln⁡(𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔,𝑖 )⁡= ⁡⁡𝛼1𝑖⁡⁡⁡⁡ + ⁡ 𝛼2𝑖 . ln(𝐿𝑜𝑙𝑑,𝑖 ) + ⁡ 𝛼3𝑖 . ln(𝑊𝑎𝑔𝑒𝑖 ) +
𝐾

⁡𝛼4𝑖 . ln(𝑉𝐴𝑖 ) + ⁡ 𝛼5𝑖 . ln⁡(𝑇𝐹𝑃𝑖 ) + 𝛼6 . 𝐿ℎ𝑑𝑛𝑖 + 𝛼7 . ( )𝑖 + 𝜀𝑖
𝐿

Trong đó: ⁡𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔 : số lượng lao động trẻ làm việc trong doanh nghiệp,
𝐿𝑜𝑙𝑑 : số lao động già, wage: lương bình quân trên một lao động, VA: giá trị
gia tăng của doanh nghiệp, TFP là năng suất nhân tố tổng hợp, Lhdn: loại
hình doanh nghiệp và K/L: tỷ suất vốn trên lao động.
Do hạn chế về số liệu, khi tiếp cận theo cấp độ doanh nghiệp, chúng tôi
sẽ tiến hành theo phương pháp hồi quy với sai số chuẩn Robust, sử dụng ước
lượng Sanwich Huber – White để ước lượng số lượng lao động trẻ với số
lượng lao động già, cùng một số biến khác mà theo phân tích phần sau là có


6

ảnh hưởng và cần thiết trong hàm cầu lao động để tránh những vấn đề nhỏ về
tính phân phối chuẩn, phương sai sai số thay đổi, hay một vài quan sát có giá
trị phần dư…
Ngoài ra, chúng tôi thực hiện hồi quy sai số chuẩn Robust theo cấp độ
ngành doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh bằng mô hình đánh giá
tăng trưởng dựa trên cơ sở hàm Cobb- Douglas để đánh giá sự tác động đóng

góp của hai nhóm lao động già trẻ, hành vi tuyển dụng của doanh nghiệp khi
nâng tuổi hưu theo mô hình sau:
𝐿𝑛(𝑉𝐴𝑖 ) = ⁡ 𝛽1𝑖 + ⁡ 𝛽2𝑖 ln(𝐾𝑖 ) + ⁡ 𝛽3𝑖 ln(𝐿𝑦𝑜𝑢𝑛𝑔,𝑖 ) + ⁡ 𝛽4𝑖 ln⁡(𝐿𝑜𝑙𝑑,𝑖 ) + 𝑣I
2.

Các biến số của mô hình

Dựa trên Bộ luật Lao động và Luật BHXH, chúng tôi phân chia lao
động theo nhóm tuổi ra thành ba nhóm chính: nhóm lao động trẻ (15 - 34),
nhóm lao động trung tuổi (35 - 55 với nữ và 35 - 60 với nam) và nhóm lao
động cao tuổi (trên 55 đối với nữ và trên 60 đối với nam).
-

Lyoung: là số LĐ trẻ làm việc trong doanh nghiệp.

-

Lold : là số lao động người cao tuổi (tổng số lao động cao tuổi nam

và nữ); Lold,male: là số lao động nam trên 60 tuổi làm việc trong doanh nghiệp
và Lold,fem: là số lao động nữ trên 55 tuổi làm việc trong doanh nghiệp.
-

Wage: là lương bình quân doanh nghiệp trả cho một lao động.

-

VA: là giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

-


Lhdn: là loại hình của doanh nghiệp. Chúng tôi chia loại hình doanh

nghiệp thành ba nhóm chính: doanh nghiệp nhà nước (State), doanh nghiệp ngoài
nhà nước (Non State) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Forein) và đặt
biến giả cho từng loại.
-

K/L: là tỷ suất vốn trên lao động.

-

K: tài sản cố định trong doanh nghiệp, biến này thể hiện quy mô

vốn, mức độ trang bị máy móc thiết bị công nghệ của doanh nghiệp


7
-

TFP: là năng suất nhân tố tổng hợp.

-

Các biến giả: khi Chính phủ tăng tuổi nghỉ hưu thì phản ứng của

các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau nên chúng tôi đặt biến giả D,
trong đó, D = 0 nếu như doanh nghiệp không nhận lao động nữ từ 55 trở lên
và không nhận lao động nam từ 60 trở lên. D = 1 nếu như doanh nghiệp có
nhận họ vào làm việc.

3.

Số liệu

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ số liệu ĐTDN năm 2012 và năm
2013. Chúng tôi thực hiện cơ sở mẫu ở hai cấp độ: cấp độ doanh nghiệp, cấp
độ ngành tương ứng đối với ba nhóm tuổi, phân chia độ tuổi dựa trên Bộ luật
Lao động Việt Nam.
Phạm vi mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là 300 628 quan sát tương
ứng với 300 628 doanh nghiệp, số lượng lao động trong các nhóm tuổi năm
2011 sẽ được dùng cho năm 2012, đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí mà chúng
tôi đặt ra.
CHƯƠNG V.
1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH

Kết quả hồi quy theo cấp độ ngành

Nghiên cứu thực hiện hồi quy mô hình tác động của lao động đến tăng
trưởng trong ngành, thu được kết quả ở phụ lục 1. Nghiên cứu thực hiện hồi
quy biến phụ thuộc logarit của giá trị gia tăng của doanh nghiệp (ln(VA))
theo 4 biến giải thích: ln(Lyoung ), ln(Lold, fem), ln(Lold ), ln(K).
Kết quả chúng tôi nhận thấy, tăng tuổi hưu sẽ tác động tích cực đến
tăng trưởng nền kinh tế nói chung, hầu hết các ngành đều được hưởng lợi từ
việc tăng tuổi hưu.
Khi lao động cao tuổi ở lại thị trường lao động, kết quả hồi quy có ý
nghĩa ở ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, Xây dựng, Thương nghiệp,
Khách sạn – nhà hàng và vận tải kho bãi ở các mức ý nghĩa α là 1%, 5% và



8

10%. Hơn nữa, các kết quả này đều có tác động dương đối với tăng trưởng
của doanh nghiệp trong ngành.
Bình quân thì cứ 1% tăng tuổi hưu người cao tuổi sẽ giúp giá trị gia
tăng của doanh nghiệp tăng lên 25,9%. Đối với sự tham gia của người cao
tuổi thì sự đóng góp này được coi là khá cao. Tuy nhiên, ở các ngành còn lại
như: Nông – lâm nghiệp, Thuỷ sản, Công nghiệp khai thác, ngành Sản xuất
điện ga - phân phối khí đốt và xử lý rác thải, và một số ngành dịch vụ khác…
kết quả không có ý nghĩa thống kê. Điều đó được lý giải một phần do trong
cơ cấu thành phần kinh tế, các ngành đó hầu hết đều sử dụng rất nhiều lao
động. Tuy nhiên, các ngành này phần lớn là các ngành không tuyển lao động
già do yêu cầu về điều kiện sức khỏe, khả năng chịu đựng cường độ công
việc cao. Do vậy, tăng tuổi hưu cũng không ảnh hưởng nhiều đến các ngành
công nghiệp mang tính chất độc hại, nguy hiểm, do bản thân ngành này vốn
đã không sử dụng lao động lớn tuổi.
Riêng đối với lao động nữ, kết quả nghiên cứu đưa ra xu hướng ngược
lại. Tăng tuổi hưu lao động nữ sẽ có xu hướng làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Bình quân tăng tuổi hưu 1% thì giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong ngành
sẽ giảm 15,5%. Nguyên nhân chủ yếu là do sức khoẻ người lao động tác động
đến năng suất lao động, do đó quyết định đến hành vi nhà tuyển dụng lao
động. Hơn nữa, tâm lý người cao tuổi là nữ giới ở Việt Nam khác với các
nước phát triển trên thế giới, họ có mong muốn tuổi già được nghỉ ngơi, nên
có sự “từ chối” tham gia vào thị trường lao động.
Có thể thấy rằng, kết quả đã cho thấy sự khác biệt giữa lao động già
nam và nữ như kết quả cho thấy khá phù hợp với điều kiện thị trường lao
động Việt Nam hiện nay.



9
2.

Kết quả hồi quy theo cấp độ doanh nghiệp

Kết quả thực nghiệm thu được nhóm lao động trẻ và nhóm lao động
người cao tuổi có tác động dương, quan hệ tích cực với nhau (phụ lục 2).
Các biến đều có ý nghĩa thống kê mạnh ở mức ý nghĩa α = 1% ngoại
trừ biến giả loại hình doanh nghiệp “non state” (khu vực ngoài nhà nước).
Các biến tác động tương đối ổn định do độ lệch chuẩn của chúng khá nhỏ. Hệ
số của biến lao động già nam và nữ đều có tác động tích cực đối nhóm lao
động trẻ. Đối với các biến số còn lại (chỉ số sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp: ln(VA), ln(TFP), ln(wage), K/L ), state, non state), kết quả ước lượng
cũng cho thấy dấu hệ số ước lượng của chúng rất phù hợp với kì vọng, tác
động của chúng đến tuyển dụng lao động khá phù hợp với thực tế.
Tương tự đối với mô hình ước lượng lao động trẻ giới tính nữ, tất cả
các biến đều có ý nghĩa thống kê rất mạnh (α = 1 -5%), dao động rất nhỏ. Đặc
biệt, hệ số biến ln(Lold,fem) cũng có tác động dương đến số lượng lao động trẻ
tham gia thị trường lao động.
Xem xét tổng quát mối quan hệ lao động trẻ và già, cứ 1% tăng độ tuổi
lao động già là nam (60 tuổi trở lên) sẽ tạo 9,24% cơ hội việc làm cho lao
động trẻ 15 - 34 tuổi, giống như vậy, khi 1% tăng độ tuổi lao động già là nữ
(55 tuổi trở lên) cũng làm tăng 31,4% cơ hội việc làm cho lao động trẻ. Nếu
xem xét quan hệ lao động trẻ - già theo giới, chúng tôi cũng thu được kết quả
khả quan như vậy, 1% tăng tuổi lao động nữ già sẽ làm tăng 53,6% cơ hội
việc làm cho lao động nữ trẻ.
Tiếp theo, thay vì ước lượng mô hình có nam – nữ già trong mô hình,
chúng tôi sử dụng biến giả D thể hiện hành vi tuyển dụng lao động người cao
tuổi của nhà tuyển dụng khi tăng tuổi hưu, nó đồng nghĩa với việc lao động
già có ở lại thì trường lao động hoặc không. Giống như kết quả ước lượng

trước, tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê mạnh, khá vững (độ lệch chuẩn


10

của chúng rất nhỏ). Và, dấu các hệ số ước lượng về chỉ số sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phù hợp với kì vọng thực tế của doanh nghiệp.
Khi biến phụ thuộc là tổng lao động trong doanh nghiệp, kết quả
nghiên cứu cho thấy cứ 1 lao động già tham gia trong thị trường lao động sẽ
làm tăng 27,9% cơ hội việc làm cho lao động trẻ.
Tương tự, biến phụ thuộc là lao động trẻ, một lao động già ở lại 20,9%
cơ hội việc làm cho lao động trẻ.
Biến phụ thuộc là lao động trẻ là nữ, khi một lao động già ở lại thị
trường lao động sẽ làm tăng 35,3% cơ hội việc làm cho lao động trẻ là nữ.
Tổng hợp các kết quả ước phân tích tổng quát nhất ở trên, nghiên cứu
này cho thấy quan hệ giữa lao động già và trẻ là quan hệ tích cực với nhau,
chúng không xảy ra hiện tượng “lấn át”, “thay thế” nhau như lý thuyết
LoL“Lump of labor” đưa ra. Một lần nữa, kết quả này cũng khẳng định kết
quả đúng đắn các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trước.
CHƯƠNG VI.
1.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Các nghiên cứu ở các nước trên thế giới đều chỉ ra rằng tăng tuổi hưu
không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các
nhóm tuổi còn lại, đặc biệt là nhóm lao động trẻ. Lý thuyết LoL là không hợp
lý trong tất cả các trường hợp.

Với các kết quả hồi quy với bộ số liệu từ ĐTDN 2012 - 2013 của Việt
Nam, các kết luận tương tự cũng được đưa ra, đó là: thứ nhất, tăng tuổi hưu
đem lại lợi ích cho hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là đối với các ngành ưu
tiên sử dụng nhiều lao động nam; thứ hai, tăng tuổi hưu làm gia tăng số lượng
lao động già trong doanh nghiệp, tuy nhiên nó không làm giảm cầu về lao
động trẻ. Hơn nữa, nghiên cứu còn chỉ ra rằng mối quan hệ này là dương,


11

tăng số lượng người già sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn lao
động trẻ.
Đối với kết quả hồi quy phản ánh ảnh hưởng của tăng tuổi hưu đối với
năng suất các ngành, kết quả đưa ra là khá mâu thuẫn giữa nam và nữ. Tuy
nhiên thực tế điều kiện nước ta cho thấy, tỷ lệ bao phủ của hệ thống hưu trí
của nước ta còn rất nhỏ (chỉ khoảng 25% lực lượng lao động và 20% dân số
cao tuổi) và phần lớn tập trung ở các doanh nghiệp nhà nước nên việc tăng
tuổi hưu cũng không gây ảnh hưởng gì nhiều đến cầu lao động. Các ngành
công nghiệp thường có xu hướng không sử dụng lao động lớn tuổi, do đó,
việc nâng tuổi hưu cũng không gây tác động gì nhiều. Bên cạnh đó, thị
trường lao động Việt Nam vẫn ưu ái hơn đối với tuyển dụng lao động nam,
và cũng như kết quả đã cho thấy bên trên, hầu hết các ngành đều tăng năng
suất khá cao khi giữ lại lớp lao động này.
Các vấn đề tăng tuổi hưu như đã đề cập thường được đưa ra tranh luận
trong điều kiện kinh tế suy thoái, năng suất thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao… hoặc
thời kì bùng nổ dân số, dân số bước vào giai đoạn già hóa, gây sức ép lên quỹ
hưu trí… Và các nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa ra kết luận không
mâu thuẫn nhau trả lời cho vấn đề này. Và nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất
nghiệp ở nhóm lao động trẻ tăng lên không phải do tăng số lượng lao động
già trong nền kinh tế. Vấn đề thất nghiệp ở nước ta cần xem xét theo các khía

cạnh, nguyên nhân khác thay vì dựa vào lý thuyết LoL. Ví dụ như sự khác
biệt giữa tính chất công việc mà lao động trẻ và lao động cao tuổi tham gia,
các chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm còn chưa hợp lý, phù hợp với từng tỉnh,
từng khu vực và từng vùng, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế nước ta
còn rất kém, thị trường lao động hoạt động thiếu hiệu quả, cung cầu không
khớp nhau, và là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa mà lao động chất lượng còn thấp, khó đáp ứng được.


12

Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi kết luận rằng tăng
tuổi hưu có tác động tích cực đến năng suất của nền kinh tế, đồng thời cũng
khuyến khích cầu về lao động trẻ. Đồng thời, việc tăng tuổi hưu có thể góp
phần ổn định quỹ hưu trí trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay.
3.

Khuyến nghị chính sách

-

Chính sách an sinh xã hội:

(1) Thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu cần thực hiện theo lộ trình trong
khoảng thời gian để ít gây xáo trộn đối với các vấn đề kinh tế xã hội khác.
-

Chính sách lao động và việc làm:

(1)


Tạo cơ hội người cao tuổi có học vấn và chuyên môn cao, kinh

nghiệm cùng tham gia đào tạo thế hệ lao động trẻ sẽ tạo được hiệu ứng tích
cực.
(2) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giữ lại và tạo
môi trường làm việc phù hợp với năng lực, sức khỏe của người lao động đã
đến tuổi về hưu, có các chính sách hưu phù hợp để tạo động lực cho người
cao tuổi tiếp tục ở lại làm việc.
(3) Mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề để tận dụng tối đa nguồn nhân
lực khi tình trạng lực lượng lao động đang có xu hướng giảm xuống trong
tương lai.
-

Chính sách giải quyết thất nghiệp:

(1) Cải thiện khả năng tự điều chỉnh của thị trường lao động
(2) Bên cạnh đó, cần chú trọng cải cách giáo dục – đào tạo
-

Ngoài ra, Cần cải cách chính sách y tế hiệu quả.

4.

Hạn chế và hướng nghiên cứu đề xuất

a.

Hạn chế


Nghiên cứu sử dụng số liệu hỗn hợp, chỉ sử dụng số liệu doanh nghiệp
năm 2012 và được bổ sung số lao động theo nhóm tuổi từ năm 2011 cho năm


13

2012. Giả định số lượng lao động và số doanh nghiệp năm 2011 và 2012
giống nhau là không phù hợp với điều kiện thực tế.
Đồng thời vì sự thiếu hụt dữ liệu nên nghiên cứu đã bỏ qua các yếu tố
định tính như trình độ học vấn người lao động theo nhóm tuổi, biến động
kinh tế, hành vi tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, độ trễ của các chính
sách hưu trí,…
Và một phần là hạn chế chủ quan của nhóm tác giả do chưa có kinh
nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
b.

Đề xuất hướng nghiên cứu

Để kết quả có sức thuyết phục hơn, nhóm tác giả đề xuất mở rộng mô
hình và phạm vi nghiên cứu. Đầu tiên, chúng tôi đề xuất xây dựng mở rộng
bộ dữ liệu mô hình theo thời gian, và cũng xây dựng chúng theo dạng dữ liệu
mảng (panel data) để có sự so sánh, đánh giá chéo giữa các năm.
Đồng thời, chúng tôi đề xuất sử dụng phương pháp phân tích chuyển
dịch tỷ trọng - SSA (Shift Share Analysis) dựa trên hướng đi của Giang
Thanh Long và đồng nghiệp (2014) để đo lường tác động chuyển dịch cơ cấu
theo nhóm tuổi giữa các ngành, đánh giá cơ hội việc làm của lao động trẻ khi
người cao tuổi vẫn trong lực lượng lao động.


14


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả ước lượng tăng tuổi hưu đến tăng trưởng theo ngành
Biến phụ thuộc
Logarit (VA)
Logarit (Vốn tư
bản K)
Logarit (LĐ 15
-34)
Logarit (LĐ cao
tuổi)
Logarit (LĐ nữ
55+)
Hệ số chặn

Số quan sát
R-squared

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)


(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

0.492***
(0.0590)

0.292***
(0.0917)

0.504***
(0.0850)

0.517***
(0.0155)

0.451***
(0.111)

0.478***
(0.0236)

0.480***
(0.0189)


0.184***
(0.0244)

0.391***
(0.0351)

0.387***
(0.0182)

0.427***
(0.00827)

0.513***
(0.0632)

0.651***
(0.117)

0.809***
(0.128)

0.530***
(0.0178)

0.801***
(0.152)

0.530***
(0.0300)


0.666***
(0.0216)

1.042***
(0.0402)

0.654***
(0.0455)

0.784***
(0.0268)

0.646***
(0.0101)

0.247
(0.264)

-0.0763
(0.263)

-0.262
(0.309)

0.143**
(0.0575)

0.370
(0.245)


0.335***
(0.0908)

0.247***
(0.0712)

0.350**
(0.176)

0.414**
(0.163)

-0.0351
(0.0685)

-0.386
(0.296)
2.085***
(0.392)

-0.664*
(0.370)
4.191***
(0.594)

0.209
(0.299)
1.316**
(0.552)


-0.0702
(0.0580)
1.869***
(0.101)

-0.233
(0.203)
1.172**
(0.548)

-0.156
(0.108)
2.590***
(0.168)

0.0383
(0.0817)
1.892***
(0.113)

-5.66e-05
(0.181)
3.390***
(0.149)

-0.315*
(0.167)
3.386***
(0.249)


0.0475
(0.0785)
2.989***
(0.113)

0.259***
(0.0341)
0.155***
(0.0368)
2.488***
(0.0515)

383
0.528

121
0.557

162
0.653

4,060
0.727

91
0.775

1,762
0.539


5,102
0.564

926
0.672

919
0.581

2,577
0.605

16,103
0.637

Với sai số chuẩn trong ngoặc. Các mức ý nghĩa tương ứng: *** p < 0.01, ** p < 0.05, * p < 0.1
(1)
(2)
(3)
(4)

Ngành Nông – lâm nghiệp
Ngành Thủy sản
Ngành Công nghiệp khai thác
Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo

(5) Ngành Sản xuất điện ga, phân phối khí
đốt và xử lý rác thải
(6) Ngành Xây dựng

(7) Ngành Thương nghiệp
(8) Ngành Khách sạn – Nhà hàng

(9) Ngành Vận tải kho bãi
(10) Ngành Dịch vụ khác
(11) Toàn bộ nền kinh tế


15

Phụ lục 2: Kết quả ước lượng cầu lao động theo doanh nghiệp
Logarit(lao
động 15-34)
Logarit (lao động
nam 60+)

Logarit (lao
động nữ 1534)

Logarit
(tổng lao
động)

Logarit (lao
động 15-34)

Logarit (lao
động nữ 1534)

0.0924***

(0.0343)

Logarit (lao động
nữ 55+)
Logarit (giá trị gia
tăng - VA)
Logarit (TFP)
State
Non State
K/L
Logarit (Lương
bình quân)

0.314***

0.536***

(0.0283)

(0.0167)

0.644***

0.499***

0.520***

0.471***

0.394***


(0.0134)
-0.0234***
(0.00241)
-0.768***
(0.144)
-0.0454
(0.133)

(0.00741)
-0.0161***
(0.00105)
-0.691***
(0.116)
-0.255**
(0.113)
-4.20e-05***

(6.04e-05)

(3.47e-05)

(0.002)
-0.0157***
(0.000262)
-0.563***
(0.0389)
-0.306***
(0.0368)
-6.07e05***

(1.46e-05)

(0.00215)
-0.0150***
(0.000264)
-0.600***
(0.0427)
-0.471***
(0.0406)

-0.000134***

(0.00191)
-0.0178***
(0.000254)
-0.144***
(0.0314)
-0.340***
(0.0303)
-9.51e05***
(1.77e-05)

-0.176***

-0.150***

-0.284***

-0.148***


-0.136***

(0.0312)

(0.0162)

-1.738***
(0.190)

-1.379***
(0.136)

(0.00326)
0.279***
(0.00573)
0.248***
(0.0340)

(0.00403)
0.209***
(0.00792)
-0.400***
(0.0423)

(0.00433)
0.353***
(0.00894)
-0.631***
(0.0466)


13,638
0.545

262,331
0.603

235,694
0.438

195,079
0.368

D
Hằng số

3,299
Số quan sát
2
0.666
R
Với các sai số chuẩn trong ngoặc
Các mức ý nghĩa tương ứng:
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

-5.36e-05***
(1.31e-05)




×