Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Long An trong thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ BA

VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG TỈNH
LONG AN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG
1945 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


TP.HCM - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ BA

VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG TỈNH
LONG AN TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG
1945 - 1975

Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VŨ TÀI

2



TP.HCM – 2012
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................9
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................10
5.Đóng góp của luận văn .........................................................................................11
6. Bố cục của luận văn.............................................................................................11
NỘI DUNG
Chương 1: VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG TỈNH
LONG AN GIAI ĐOẠN 1945 -1954......................................................................12
1.1. Vài nét về sự ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh Long An.......................12
1.1.1. Vị trí địa lí, con người và truyền thống cách mạng của tỉnh Long An.13
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh Long An.. 18
1.2. Vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Long An trong kháng
chiến chống Pháp.................................................................................................19
1.2.1. Chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta....................................19
1.2.2. Củng cố lực lượng và xây dựng căn cứ địa..........................................24
1.2.3. Chống càn, bảo vệ căn cứ địa và giữ thế bám trụ vùng ven.................34
1.2.4. Phát triển chiến tranh du kích góp phần chuyển thế chiến trường......37
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................41
Chương 2: VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG TỈNH

3


LONG AN GIAI ĐOẠN 1954 -1965....................................................................41

2.1. Đấu tranh giữ gìn lực lượng cách mạng tiến tới Đồng Khởi (1954- 1960)43
2.2. Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965)...........61
Tiểu kết chương 2................................................................................................73
Chương 3: VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÁCH MẠNG TỈNH
LONG AN GIAI ĐOẠN 1965 -1975....................................................................75
3.1. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968).............75
3.2. Góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ( 1969- 1973).
.............................................................................................................................. 85
3.3. Góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước
(1973-1975)...........................................................................................................90
Tiểu kết chương 3..............................................................................................107
C. KẾT LUẬN......................................................................................................109

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................114
E. PHỤ LỤC...........................................................................................................120

4


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên
cường bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Những thành quả đã đạt được
cùng với những chiến công oai hùng mãi mãi là niềm tự hào của mỗi chúng ta về Tổ
quốc thân yêu của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc
bị xâm lăng thì tinh thân yêu nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm, mọi khó khăn, nhấn chìm tất cả bè lũ
bán nước và lũ cướp nước.
Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, truyền thống đấu tranh của nhân dân Long

An không ngừng được bồi đắp và nâng cao. Ngay cả ở những thời điểm khó khăn và đen
tối nhất, khi địch tiến hành ''tố cộng, diệt cộng'' và thi hành luật phát xít 10/59, nhân dân
Tân An, Chợ Lớn đã bảo bọc, che chở cho Đảng với tinh thần ''còn Đảng còn ruộng''.
Địa bàn này còn là nơi tái lập lực lượng vũ trang rất sớm và thu hút rất nhiều đảng viên
trung kiên, rất nhiều người yêu nước và kháng chiến cũ. Những đơn vị vũ trang từ nhân
dân mà ra, được nhân dân nuôi dưỡng bảo bọc đã bảo vệ quyền lợi ruộng đất của nhân
dân và làm nòng cốt trong cuộc ''Đồng khởi'', đập tan phần lớn chính quyền cơ sở của
địch trên địa bàn Tân An, Chợ Lớn. Đó là sự mở đầu cho phong trào ''Toàn dân đánh
giặc'', phát triển thành những ''Cao trào phá ấp chiến lược'', ''Vành đai diệt Mỹ''. Truyền
thống đấu tranh kiên cường của nhân dân Long An còn được tôi luyện và nâng cao trong
những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, ác liệt như chiến đấu trực tiếp với quân đội viễn
chinh Mỹ, phục vụ và trực tiếp chiến đấu trong hai lần tấn công Sài Gòn năm 1968, bám
trụ kiên cường ở vùng ven, và trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, nhân dân Long
An cũng đóng góp to lớn cả về người và của trên hai hướng tấn công giải phóng thành
phố.

5


Trong kháng chiến, nhân dân Long An đã động viên con em mình tòng quân giết
giặc, giúp đỡ bộ đội trong đời sống và chiến đấu, nhân dân còn trực tiếp đánh giặc bằng
chông mìn, lựu đạn. Phụ nữ là lực lượng chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị và
tấn công binh vận làm tan rã nhiều đơn vị địch. Với những thành tích ấy, nhân dân Long
An được tặng thưởng danh hiệu cao quý ''Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc''.
Đó cũng là tên gọi một truyền thống tiêu biểu của nhân dân Long An.
Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, Sài Gòn và thủ phủ của ngụy quyền, là căn
cứ quân sự lớn nhất của Mỹ, nên vùng ven đô nói chung và Long An nói riêng trở nên
đặc biệt quan trọng cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Chính vì thế mà Long An luôn là
trọng điểm, là ưu tiên hàng đầu trong tất cả các thủ đoạn chiến lược của địch qua các
thời kỳ: Chợ Lớn vừa là trọng điểm vừa là thì điểm của chương trình “tố cộng, diệt

cộng'', Long An là trọng điểm bình định gom dân, lập ấp chiến lược, Kiến Tường là
trọng điểm đánh phá hành lang biên giới, Cần Đước là nơi đóng căn cứ lữ đoàn quân
Mỹ. Đến chiến lược ''Việt Nam hóa chiến tranh'', Long An vẫn là trọng điểm của các
chương trình ''bình định cấp tốc'', ''bình định xây dựng'', ''bình định phát triển'' của địch.
Vì vậy, chiến trường Long An luôn là nơi địch tập trung mật độ quân số rất cao. Mặt
khác, địa hình ở Long An có rất nhiều nơi trống trải, sình lầy, nhiều kênh rạch và dễ bị
chia cắt, nên cuộc kháng chiến càng có nhiều khó khăn, ác liệt.
Trên nền cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện, lực lượng vũ trang Long An, từ
các đơn vị du kích xã cho đến bộ đội địa phương huyện đã vừa xây dựng huấn luyện vừa
tích cực chống càn, công đồn lập nên những chiến công hết sức oanh liệt. Bên cạnh hoạt
động chiến đấu, lực lượng vũ trang tỉnh còn tuyên truyền, dân vận, địch vận, góp phần
thúc đẩy phong trào du kích chiến tranh, bảo vệ căn cứ địa cách mạng trên địa bàn.
Dù phải đương đầu với các loại vũ khí hiện đại, các chiến lược chiến tranh nguy
hiểm nhưng các lực lượng bộ đội, dân quân du kích dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy và Ban
chỉ huy quân sự tỉnh đã dũng cảm vượt qua. Đó là bản anh hùng ca mà lực lượng vũ
trang tỉnh Long An đã viết lên trang sử liệt oanh mãi lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Nghiên cứu về lực lượng vũ trang và đóng góp của lực lượng vũ trang trong kháng chiến
trở thành hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

6


1.2. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang
tỉnh Long An được hình thành, chiến đấu và ngày càng trưởng thành, có những bước
phát triển quan trọng, với đường lối chiến tranh nhân dân, phát triển lực lượng vũ trang
từ ba thứ quân, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức và xây dựng một quân đội từ nhân dân
mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Lực lượng vũ trang đã góp phần quan trọng trong
chiến công chung của toàn dân tộc, đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược, buộc
chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ, Hiệp định Pari tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản

của Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp của lực lượng vũ trang thì nhân dân Long An
cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh của toàn dân tộc.
1.3. Trong đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là phải
có 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và lực lượng vũ trang du kích) và
“đứng vững ở nông thôn, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn
và đô thị”. Tìm hiểu về những đóng góp của lực lượng vũ trang Long An trong thời kỳ
chiến tranh cách mạng để làm rõ hơn đường lối quân sự của Đảng.
1.4. Thực hiện đề tài này, tôi hy vọng sẽ góp phần tìm hiểu và làm phong phú
thêm một giai đoạn lịch sử oanh liệt của cha anh trên quê hương Long An. Trong điều
kiện khó khăn của chiến tranh, thời gian đã vùi lấp những tư liệu, nhân chứng ngày càng
ít đi... đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tốt để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa
phương, cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh
dũng của dân tộc.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Long
An trong thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975” làm luận văn thạc sĩ sử học,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đề tài chúng tôi nghiên cứu đã được đề cập trong một số ít công trình đã công bố
từ những góc độ chuyên môn khác nhau.

7


Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu lịch sử địa phương đã được đẩy
mạnh. Sự cộng tác của các nhà khoa học đầu ngành cùng các nhà nghiên cứu lịch sử địa
phương đã cho ra đời nhiều công trình có giá trị. Có nhiều công trình công bố đề cập
đến nội dung đề tài chúng tôi nghiên cứu.
“Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Tân An (1930–
1975) ”, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Tân An, Đảng bộ thị xã Tân An xuất bản năm
2000. Công trình này đã khái quát lịch sử truyền thống thời kỳ chiến tranh cách mạng

1945- 1975 của nhân dân tỉnh Long An dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ. Được đề cập
dưới góc độ lịch sử truyền thống, cuốn sách này đi sâu phân tích các chủ trương, biện
pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Long An nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến, kiến
quốc: nội dung xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của tỉnh Long An được đề cập
nhưng còn mờ nhạt và thiếu tính hệ thống.
Đáng chú ý là một loạt các tác phẩm viết về lịch sử truyền thống đấu tranh cách
mạng của một số xã huyện anh hùng của tỉnh Long An như:
Đảng ủy- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An, Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân
tỉnh Long An (1945-2005), Nxb quân đội nhân dân.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An: “Báo cáo diễn biến 21 năm kháng chiến
chống Mỹ và những bài học về toàn dân đánh giặc của Long An ”, 1985.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An: “ Các tham luận tại Hội nghị khoa học
tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ tỉnh Long An ”. Ban Tổng kết chiến tranh tỉnh
Long An xuất bản, 1985.
Ban Chỉ đạo viết sử tỉnh Long An: “ Mộc Hóa, chín năm kháng chiến (1945–
1954) ”, Huyện ủy Mộc Hóa xuất bản, 1995.
Ban Chỉ đạo viết sử tỉnh Long An: “ Thủ Thừa, lịch sử truyền thống cách mạng ”,
Đảng bộ huyện Thủ Thừa xuất bản, 1995.
Ban Chỉ đạo viết sử tỉnh Long An: “ Vĩnh Hưng - Lịch sử truyền thống cách
mạng ”, 1999.

8


Ban Liên lạc tù chính trị huyện Cần Đước, “ Ký ức một thời nữ tù chính trị Cần
Đước ”, 2000.
Những công trình này bước đầu đã đề cập trực tiếp đến lực lượng vũ trang của
các xã huyện trong tỉnh Long An: quá trình ra đời, xây dựng và phát triển cũng như các
hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh. Tuy nhiên, những nội dung đề cập chưa nói lên
được quá trình vận động và phát triển mang tính nội tại của tỉnh mà như là một xu thế,

dưới sự lãnh đạo chung của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là chưa đi sâu,
chưa hệ thống mang tính khoa học của quá trình hình thành, phát triển cũng như những
đóng góp to lớn của lực lượng vũ trang tỉnh Long An, mà chỉ dừng lại việc viết lại các
trận đánh hoặc các địa phương. Do đó việc nghiên cứu để nhằm đánh giá quá trình hình
thành phát triển và những đóng góp của lực lượng vũ trang tỉnh Long An trong thời kỳ
chiến tranh cách mạng 1945- 1975 trở nên cần thiết.
Như vậy, trong số ít các công trình đã công bố, nội dung đề tài chúng tôi nghiên
cứu đã được đề cập ít nhiều nhưng vẫn còn thiếu tính hệ thống. Cho đến nay, vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về vai trò của lực lượng vũ trang Long An trong
thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975, mà chỉ dừng lại ở việc đề cập từng vấn đề
như phân tích ở trên. Từ đó đặt ra vấn đề là cần nghiên cứu và hệ thống lại một cách
khái quát tương đối đầy đủ hơn về những đóng góp của lực lượng vũ trang Long An
trong thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước cả về nội dung lẫn
phương pháp tiếp cận, tác giả cố gắng hệ thống hóa quá trình ra đời và phát triển, và
những đóng góp của lực lượng vũ trang Long An trong thời kỳ chiến tranh cách mạng
1945- 1975.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Long
An trong thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975 ”. Trong đó, chúng tôi xác định 2
nhiệm vụ trọng tâm:

9


♦ Một là, khôi phục và dựng lại quá trình hình thành và phát triển của lực lượng
vũ trang tỉnh Long An trong giai đoạn chiến tranh cách mạng 1945- 1975.
♦ Hai là, làm rõ những đóng góp to lớn của lực lượng vũ trang tỉnh Long An
trong thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975 .

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Đề tài “ Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Long An trong
thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975 ” được thực hiện chủ yếu từ năm 1945 đến
khi miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước năm 1975.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Long An ngày nay.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu:
- Tài liệu lưu trữ: Tài liệu lưu trữ ở Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An, Thư viện
tỉnh Long An, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Long An, Bảo tàng tỉnh Long An, Thư viện khoa
học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7.
- Tài liệu tham khảo: Sách, báo, tạp chí viết về thời kỳ chiến tranh cách mạng
1945- 1975 của lực lượng vũ trang Long An và của các địa phương khác.
- Tài liệu lịch sử đấu tranh cách mạng của các huyện thuộc tỉnh Long An.
- Tài liệu điền dã khai thác từ các nhân chứng lịch sử trong các lần gặp gỡ, trao
đổi qua các chuyến đi thực tế điền dã của tác giả.
- Tài liệu báo chí
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận nghiên cứu là sử học Mác- xít, quan điểm của Đảng và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng lực lượng cách mạng, nhất là lực lượng vũ
trang.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp chuyên ngành
bao gồm phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng

10


các phương pháp liên ngành để hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài như hệ thống hóa, phân
tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, điền dã, phỏng vấn… để rút ra các nhận xét khoa học
phù hợp.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Dựng lại có hệ thống bức tranh về một thời chiến đấu oanh liệt của lực lượng vũ
trang Long An trong thời kỳ chiến tranh cách mạng 1945- 1975.
Góp phần làm phong phú thêm lịch sử truyền thống của huyện, thành phố, bổ
sung tư liệu cho việc dạy và học lịch sử địa phương cho giáo viên và học sinh.
Góp phần khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu chống ngọai
xâm của cha anh để giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, động viên mọi người
tiếp tục kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Long An giai đoạn 1945-1954.
Chương 2: Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Long An giai đoạn 1954-1965.
Chương 3: Vai trò của lực lượng vũ trang tỉnh Long An giai đoạn 1965- 1975.

11


NỘI DUNG
Chương 1: VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH LONG AN
GIAI ĐOẠN 1945 -1954.
1.1. Vài nét về sự ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh Long An.
1.1.1. Vị trí địa lí, con người và truyền thống cách mạng của tỉnh Long An.
Tỉnh Long An ngày nay được hình thành từ hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An trong thời
kì kháng chiến chống Pháp, và trong thời kì kháng chiến chống Mỹ là hai tỉnh Long An
và Kiến Tường. Từ đầu năm 1976 đến nay được hợp nhất thành một tỉnh lấy tên gọi là
Long An. Tỉnh có diện tích khoảng 4500 km2, phía đông giáp thành phố Hồ Chí Minh
và sông Soài Rạp, phía tây giáp Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía bắc
giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svâyriêng của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Tỉnh có
đường biên giới quốc gia chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hòa nhân dân Campuchia dài hơn 142 km. Điểm cuối cùng ở phía nam của

tỉnh nằm trên vĩ độ 10°23’40” bắc, điểm cuối cùng ở phía bắc của tỉnh nằm trên vĩ độ
11°02’00” bắc, điểm cực đông của tỉnh nằm trên kinh độ 106°47’02” đông, và điểm cực
tây của tỉnh nằm trên kinh độ 105°30’30” đông. Thành phố Tân An nằm trên vĩ độ
10°33’44” bắc và trên kinh độ 106°25’06” đông. [68:27]
Địa hình tỉnh Long An có 3 vùng tương đối khác biệt về các chỉ số địa lý, tự nhiên.
Vùng phía đông sông Vàm Cỏ Tây, bắc quốc lộ 1 (gồm các huyện Bến Lức, Thủ Thừa,
Đức Hòa, Đức Huệ) có đặc điểm địa lý của vùng Đông Nam bộ như: thế đất tương đối
cao, ít sông rạch, có nhiều đường giao thông bộ đi qua,… Vùng phía tây sông Vàm Cỏ
Tây có những đặc trưng của địa lý Đồng Tháp Mười như thế đất thấp, dễ bị ngập lụt, đất
chua phèn với những cánh đồng tràm, năn, lác bạt ngàn. Vùng phía nam quốc lộ 1 có
đặc điểm địa lý của đồng bằng sông Cửu Long như đất nhiễm mặn, nhiều sình lầy, sông
rạch chằng chit,… [43:9,10]
Giống như một vành đai hình cánh cung bao bọc thành phố Hồ Chí Minh về phía
tây và nam, nằm vắt ngang lãnh thổ từ biên giới Campuchia ra đến cửa sông Soài Rạp
theo trục tây bắc- đông nam, lại có khu vực Đồng Tháp Mười rộng gần 300.000 ha (chỉ

12


kể phần diện tích thuộc tỉnh Long An), từng là căn cứ địa nổi tiếng của hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, tỉnh Long An là một cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí
Minh đồng thời là một địa bàn chiến lược rất quan trọng nối liền các tỉnh miền đông với
các tỉnh miền tây của đồng bằng Nam Bộ.
Quốc lộ số 4 (nay là quốc lộ số 1), các tuyến đường thủy từ thành phố Hồ Chí
Minh đi về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, con sông Vàm Cỏ và hai nhánh Vàm
Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây thường được gọi một cách hình tượng là “dòng sông sinh đôi”
nối từ cửa Soài Rạp đến tận nước bạn Campuchia, là những trục giao thông cùng hệ
thống kênh đào dài hàng trăm kilômét giữ một vai trò trọng yếu không những về mặt
kinh tế mà cả về quân sự.
Chính vì có vị trí đặc biệt đó, mà Long An là tỉnh có nhiều biến đổi nhất về địa

giới hành chính trong lịch sử hình thành của nó, cụ thể là trong giai đoạn từ 1945 đến
1975. Dưới đây là những biến đổi về địa giới hành chính của tỉnh Long An trong giai
đoạn từ 1945 đến 1975:
Giai đoạn 1945- 1954:
Nhân dân ta giành chính quyền chưa đầy một tháng thì thực dân Pháp nấp sau quân
đội đồng minh (Anh) lúc bấy giờ, vào tước khí giới quân đội Nhật, đánh chiếm lại Sài
Gòn, rồi lan ra toàn miền Nam.
Đặc điểm tình hình giai đoạn này về mặt quản lý hành chính là có hai chính quyền
song song tồn tại. Một là chính quyền thực dân bù nhìn tay sai do chúng dựng lên, chủ
yếu kiểm soát đô thị và các vùng nằm trên các trục giao thông chính. Hai là chính quyền
cách mạng, cụ thể là Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, và các cấp chính quyền
kháng chiến từ tỉnh đến huyện, xã có nhiệm vụ tổ chức cho nhân dân chiến đấu và quản
lý xã hội.
Về phía địch:
Về mặt quân sự, thực dân Pháp có thành lập một số quân khu, nhưng về mặt hành
chính thì chúng vẫn duy trì tổ chức 22 tỉnh như cũ ở Nam bộ như trước ngày nổ ra chiến

13


tranh. Tỉnh Tân An vẫn giữ nguyên trạng với 3 quận: Châu Thành, Thủ Thừa, Mộc Hóa,
gồm 10 tổng, 62 làng với diện tích 366.000 ha.
Cuối năm 1953, lại có chủ trương cắt bớt một xã của quận Châu Thành và Thủ
Thừa, lập thêm quận mới lấy tên là Tân Trụ.
Tỉnh Chợ Lớn vẫn giữ nguyên trạng với 4 quận: Gò Đen, Cần Giộc, Cần Đước và
Đức Hòa.
Về phía kháng chiến:
Sau cách mạng tháng Tám, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn vẫn giữ nguyên ranh giới
cũ, riêng thành phố Chợ Lớn nhập với Sài Gòn thành đặc khu Sài Gòn- Chợ Lớn.
Tỉnh Tân An gồm 3 huyện: Châu Thành, Thủ Thừa và Mộc Hóa.

Tỉnh Chợ Lớn gồm 4 huyện: Trung Huyện, Cần Giộc, Cần Đước và Đức Hòa.
Năm 1948, theo quyết định của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ
(29/9/1948), các xã ven sông Vàm Cỏ Đông (Thạnh Lộc, Bình Hòa, Mỹ Hạnh Đông,
Mỹ Quý) được tách ra lập thành khu Đông Thành trực thuộc khu 7.
Đến năm 1949, một quyết định khác của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ
giải tán khu Đông Thành, sáp nhập 4 xã trên vào tỉnh Chợ Lớn như cũ.
Năm 1951, theo quyết định của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, huyện
Châu Thành và một số xã của huyện Thủ Thừa được tách ra, nhập với tỉnh Gò Công và
Mỹ Tho, lập thành một tỉnh mới là Tân Mỹ Gò. Huyện Mộc Hóa và 3 xã của huyện Thủ
Thừa nhập với 7 xã của tỉnh Sa Đéc, lập thành tỉnh Đồng Tháp (khác với tỉnh Đồng
Tháp ngày nay). Hai huyện Cần Giuộc và Cần Đước được tách ra, nhập với tỉnh Bà Rịa
thành tỉnh Bà Chợ. Hai huyện Đức Hòa và Trung Huyện nhập với tỉnh Gia Định và Tây
Ninh thành tỉnh Gia Định Ninh. Cho đến sau hiệp định Giơnevơ mới phục hồi nguyên
trạng hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An.
Giai đoạn 1954- 1975:
Về phía địch:

14


Từ sau hiệp định Giơnevơ đến đầu năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn
giữ nguyên trạng ranh giới hành chính cũ tỉnh Tân An và tỉnh Chợ Lớn.
Tháng 2/1956, quận Mộc Hóa được tách khỏi tỉnh Tân An và nâng lên thành tỉnh
Mộc Hóa (ngày 17/2/1956). Đến tháng 10/1956, tỉnh Mộc Hóa được đổi tên thành tỉnh
Kiến Tường, chia thành 4 quận: Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình và Tuyên Nhơn.
Phần đất còn lại của tỉnh Tân An sáp nhập với tỉnh Chợ Lớn, lấy tên chung là tỉnh Long
An (ngày 22/10/1956).
Năm 1956, quận Châu Thành của tỉnh Tân An cũ được đổi tên thành quận Bình
Phước, quận lỵ đóng ở chợ Tầm Vu, xã Dương Xuân Hội.
Năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm cắt 3 xã của quận Đức Hòa, 5 xã phía bắc

của quận Thủ Thừa, lập thành quận Đức Huệ.
Tháng 10/1963, do nhu cầu về quân sự nhằm ngăn chặn hành lang chiến lược của
cách mạng ở phía tây bắc Sài Gòn, hai quận Đức Hòa và Đức Huệ được tách ra khỏi
tỉnh Long An, nhập cùng quận Trảng Bàng (của tỉnh Tây Ninh) và Củ Chi (của Gia
Định) lập nên tỉnh Hậu Nghĩa (ngày 15/10/1963).
Năm 1965, quận Cần Giuộc được đổi tên thành quận Thanh Đức, quận Cần Đước
được đổi tên thành quận Cần Đức.
Năm 1967, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lại tách 8 xã của quận Cần Đức và một
xã của quận Thanh Đức, lập thành một quận mới lấy tên là quận Rạch Kiến.
Về phía ta:
Để tiện việc chỉ đạo và ứng phó với chủ trương và âm mưu của địch, 9 tháng sau
khi địch thành lập tỉnh Kiến Tường (7/1957), ta cũng thành lập một tỉnh Kiến Tường,
nhưng bên dưới thay vì có các quận, ta lập 4 vùng, mỗi vùng có một ban cán sự vùng.
Vùng 2- tương đương với quận Châu Thành của địch.
Vùng 4- tương đương với quận Kiến Bình của địch.
Vùng 6- tương đương với quận Tuyên Nhơn của địch.

15


Vùng 8- tương đương với quận Tuyên Bình của địch.
Tỉnh Long An lúc bấy giờ bao gồm phần đất của tỉnh Chợ Lớn (cũ) và tỉnh Tân
An (cũ) còn lại, gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ,
Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa và thị xã Tân An.
Cuối năm 1967, do yêu cầu phát triển của chiến trường, theo sự chỉ đạo của cấp
trên, đặc khu Sài Gòn- Chợ Lớn và các tỉnh ven thành phố được sắp sếp, chia lại thành
5 phân khu, mỗi phân khu gồm có các quận nội thành, ngoại thành và một số huyện của
các tỉnh vùng ven thành phố.
Tỉnh Long An lúc bấy giờ (trừ Kiến Tường) được chia làm hai. Phần đất phía bắc
quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) gồm các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa

nhập với các quận Bình Chánh, quận 5, quận 6 và quận Tân Bình thành phân khu 2.
phần đất phía nam quốc lộ 4 gồm các huyện Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước, Cần
Giuộc nhập với các quận Nhà Bè, quận 7 và quận 8 thành phân khu 3. [79:27,31-34]
Đại bộ phận cư dân ở Long An là người Việt (Kinh). Bên cạnh đó có một số ít
người Hoa và người Khmer. Số đông đồng bào Long An theo đạo Phật, phái đại thừa.
Một bộ phận dân cư khác theo đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo.
Quá trình khai phá đất đai và chinh phục thiên nhiên từ cuối thế kỷ XVI đã hình
thành nơi cư dân Chợ Lớn, Tân An phẩm chất đoàn kết, kiên cường, năng động sáng tạo
trước mọi cản trở của hoàn cảnh. Những phẩm chất ấy được tôi luyện và bồi đắp trong
suốt quá trình lịch sử lâu dài.
Từ giữa thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, đông đảo nhân
dân Chợ Lớn, Tân An đã tình nguyện gia nhập đội quân của những nhân sĩ yêu nước
như Trần Thiện Chánh, Lê Huy chiến đấu ngăn chặn bước tiến của quân Pháp và bao
vây chúng trong thành Gia Định. Sau khi quân Pháp chiếm được thành Gia Định, các
cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo
lập căn cứ ở Gò Công lan rộng ra cả địa bàn Chợ Lớn, Tân An thu hút nhiều người tham
gia. Nhiều khu vực ở Tân An, Chợ Lớn đã trở thành căn cứ địa của nghĩa quân. Kế đó là
các cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương và Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực,...

16


Nhân dân Chợ Lớn, Tân An tham gia nhiều trận đánh lớn ghi đậm dấu ấn của vùng đất
này như: nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc Pháp trên sông Nhật Tảo,
nghĩa quân Huỳnh Văn Ngưu đánh đắm tàu giặc trên sông Vàm Cỏ Đông, các nghĩa sĩ
Cần Giuộc đốt cháy đồn giặc bằng rơm con cúi, nghĩa quân Phan Công Hớn và Nguyễn
Văn Quá chiếm quận lị Hóc Môn, giết chết tên đốc phủ sứ Trần Tử Ca,... Ngoài ra còn
rất nhiều cuộc khởi nghĩa khác gắn với tên tuổi của các nhà yêu nước như: Phạm Tiến,
Phạm Tuấn Phát, Trà Quý Bình, Dương Bình Tâm, Trịnh Quang Nghị, Phạm Văn Đạt,
Bùi Quang Diệu, Lê Cao Dõng, Nguyễn Thông,...

Năm 1903, nhà yêu nước Phan Bội Châu vào Nam Kỳ, bắt liên lạc với nhân sĩ ở
Chợ Lớn, Tân An như Bùi Chi Nhuận, Trần Chánh Chiếu tuyển lựa thanh niên sang
Nhật học tập trong phong trào Duy Tân và Đông Du. Tiếp đó là phong trào Thiên Địa
Hội của Phan Xích Long (1913- 1916) hoạt động chủ yếu dựa vào địa bàn Chợ Lớn, Tân
An. Năm 1923, nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh về Chợ Lớn, Tân An khôi phục
tổ chức Hội kín, truyền bá tư tưởng cách mạng và chủ nghĩa Mác, gây dựng cơ sở.
Nhiều đảng viên của các cơ sở thuộc tổ chức này đã trở thành những đảng viên cốt cán
của các tổ chức Tân Việt cách mạng đảng, Thanh niên cách mạng đồng chí hội trước
năm 1930.
Từ năm 1930, Đảng bộ Chợ Lớn và Đảng bộ Tân An liên tiếp lãnh đạo nhân dân
đứng lên đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ. Nhiều cuộc biểu tình đã chuyển thành vũ
trang bạo động. Thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939).
Các đảng bộ lãnh đạo thành lập các Ủy ban khởi nghĩa mua sắm vũ khí, xây dựng lực
lượng vũ trang. Đến tháng 10 năm 1940, tỉnh Chợ Lớn đã thành lập xong ban chỉ đạo
khởi nghĩa ở 4 quận (Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc, Trung Quận) với hàng chục tay
súng. Tỉnh Tân An thành lập ban chỉ đạo khởi nghĩa tỉnh và ở 2 quận (Châu Thành, Thủ
Thừa), xây dựng nhiều đội quân du kích, ngoài ra còn tranh thủ được lính gác và tề làng
ở một số nơi.
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ và diễn ra quyết
liệt ở Chợ Lớn và Tân An cùng nhiều địa phương khác ở Nam bộ. Tính chung, có 53/66
làng ở Chợ Lớn, 41/62 làng ở Tân An tham gia khởi nghĩa. Nghĩa quân ở hai tỉnh đã

17


đánh 12 điểm đồn bót, chiếm và đốt phá 37 nhà việc, ngăn lộ phá cầu ở 21 địa điểm, thu
55 súng, trừng trị 47 tên tay sai ác ôn. Truyền đơn cờ đỏ sao vàng tung bay khắp nơi. Do
kế hoạch bị lộ, thực dân Pháp đã bố trí lực lượng từ trước để đàn áp, dập tắt cuộc khởi
nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ là bản tráng ca bất tử trong lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân Nam bộ, trong đó có hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An.

1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh Long An.
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Pháp, chính phủ
Pháp nhanh chóng đầu hàng phát xít Đức. Tháng 9 năm 1940, Nhật Bản nhảy vào Đông
Dương, cấu kết với Pháp để đàn áp nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam phải gánh chịu ách
thống trị của hai tầng áp bức Pháp - Nhật. Trước tình hình đó đặt ra cho Đảng Cộng sản
Đông Dương yêu cầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, thay đổi sách lược và phương
pháp đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.
Tháng 3 năm 1940, Ban Thường vụ Xứ ủy do Võ Văn Tần, Ủy viên Trung ương
Đảng làm Bí thư đã thảo “Đề cương về cách mạng ở Nam kỳ”, chuẩn bị cho khởi nghĩa
vũ trang. Từ ngày 21/7 đến 27/7/1940, Hội nghị Xứ ủy tổ chức tại Tân Hương (Châu
Thành- Mỹ Tho). Hội nghị ra nghị quyết chuẩn bị khởi nghĩa toàn xứ. Hội nghị đề ra
những công việc cần kíp trước mắt, bên cạnh vấn đề xây dựng lực lượng du kích, mua
sắm vũ khí và luyện tập quân sự,... Đồng chí Phan Đăng Lưu - Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng được cử ra Bắc xin chỉ thị của Trung ương về việc này và liên hệ với
Đảng bộ Trung kỳ và Bắc kỳ bàn việc phối hợp hành động. [43:27]
Ngay sau đó, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập ở các tỉnh. Nơi nào cũng bắt tay tổ
chức, huấn luyện đội tự vệ vũ trang sẵn sàng chờ lệnh. Thời gian khởi nghĩa ở Nam kỳ
là lúc 0 giờ ngày 23/11/1940, Sài Gòn- Chợ Lớn là trọng điểm, cũng là nơi phát lệnh. Kế
hoạch khởi nghĩa do Ban Thường vụ Xứ ủy soạn thảo, đồng chí Tạ Uyên là người phụ
trách chung và trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn.
Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, các đội du kích buộc phải rút lui để bảo toàn lực
lượng. Tại Chợ Lớn, một bộ phận ém quân nằm im ở khu vực Chánh Hưng, một bộ
phận khác nhập với lực lượng vũ trang Gia Định hoặc về Đồng Tháp Mười (khu vực các

18


xã Bình Hòa, Bình Thành, Thạnh Lợi) hoặc về Truông Mít (Tây Ninh). Tại Tân An một
bộ phận quân du kích rút vào vùng Đồng Tháp Mười, nhập chung với lực lượng vũ trang
Chợ Lớn. Một bộ phận khác tập hợp lại thành một đơn vị thống nhất gồm 120 người,

trang bị 30 súng các loại, cũng rút về Đồng Tháp Mười, lập căn cứ tại khu vực Mướp
Xanh, Nhơn Ninh. Tại đây, đơn vị thành lập tổ chức Đảng, lập ban chỉ huy quân sự, có
các bộ phận chiến đấu, tiếp liệu, sản xuất, y tế,....
Cuối năm 1944, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến hết sức khẩn
trương. Đảng bộ hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An lãnh đạo xây dựng lực lượng chuẩn bị đón
thời cơ mới. Tháng 5/1945 lực lượng Thanh niên Tiền phong ra đời. Tại Chợ Lớn, các
đội Thanh niên Tiền phong được thành lập khắp nơi do Võ Lợi Trinh làm thủ lĩnh. Tại
Tân An, Thanh niên Tiền phong thành lập ở 46/62 làng của toàn tỉnh, do Đặng Văn Quỳ
chỉ huy. Tất cả náo nức sắm sửa vũ khí, luyện tập quân sự. Ngoài ra còn có các đội tự vệ
chiến đấu gồm những thanh niên yêu nước, những binh sĩ trong quân đội Pháp, Nhật
giác ngộ ngã về phía cách mạng được thành lập ở nhiều nơi, công sở,...
Đến mùa thu năm 1945, tại Chợ Lớn, Tân An đã có nhiều đội xung kích vũ trang
và bán vũ trang do Đảng lãnh đạo. Đó là một bộ phận du kích Nam Kỳ còn lại, là những
đoàn Thanh niên Tiền phong, những đội tự vệ chiến đấu vừa được thành lập. Họ trở
thành lực lượng nồng cốt trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở
Tân An (21/8/1945) và Chợ Lớn ( 25/8/194).
Và cũng chính từ những đơn vị vũ trang, bán vũ trang nêu trên là lực lượng tiền
thân của các lực lượng vũ trang cách mạng ở Chợ Lớn, Tân An. Hầu hết trong số họ,
đều trở thành những cán bộ chiến sĩ đầu tiên trong các đơn vị vũ trang cách mạng được
đảng bộ Chợ Lớn và đảng bộ Tân An thành lập sau ngày cách mạng tháng Tám thành
công.
1.2. Vai trò của lực lượng vũ trang Long An trong kháng chiến chống Pháp.
1.2.1. Chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
Trước thái độ nhân nhượng của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa muốn tranh
thủ giải quyết vấn đề Việt Nam bằng con đường thương lượng, thực dân Pháp càng lấn

19


tới. Chúng ngang nhiên đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng và chuẩn bị kế hoạch đánh úp

Trung ương Đảng và Chính phủ ta ở Hà Nội. Như vậy thực dân Pháp đã hoàn toàn xé bỏ
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cùng với Tạm ước 14/9/1946 và thực tế thực dân Pháp đã gây
ra cuộc chiến tranh xâm lược cả nước ta.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời phải đương đầu với muôn vàn
khó khăn, trở ngại. Nạn đói khủng khiếp, hậu quả của chính sách vơ vét của bọn đế quốc
Pháp và bọn phát xít Nhật chưa chấm dứt, thì lại xảy ra nạn lụt lớn ở Bắc bộ. Mọi ngành
sản xuất đình đốn, hàng hóa khang hiếm, kho tàng nhà nước bị quân Nhật vơ vét trống
rỗng. Di sản văn hóa lạc hậu do thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề.
Giữa lúc ấy thì ở miền Bắc, hai chục vạn quân của Tưởng Giới Thạch tràn vào
nước ta với danh nghĩa là để giải giáp quân Nhật, nhưng kỳ thực là chúng thi hành âm
mưu thâm độc của Mỹ, lật đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền bù nhìn làm tay
sai cho chúng.
Ở miền Nam quân đội của Anh kéo vào, cũng với danh nghĩa là giải giáp quân
Nhật, nhưng thực tế là thỏa thuận với quân Nhật để thả hàng vạn tên tù binh Pháp (do
Nhật bắt trước đây), trang bị vũ khí cho bọn này để âm mưu cướp lại nước ta.
Về phía ta, chính quyền cách mạng vừa mới giành được, chưa được củng cố, lực
lượng vũ trang ít ỏi, trang bị còn thô sơ, chưa có kinh nghiệm chiến đấu, lại phải đương
đầu cùng một lúc với bốn kẻ thù: quân Anh, Pháp, Nhật, Tưởng đông đến nửa triệu tên.
Rõ ràng đây là một cuộc chiến đấu không cân sức. Vận mệnh của dân tộc và đất nước
đang đứng trước những thử thách vô cùng to lớn. Nền độc lập vừa mới giành được có
nguy cơ bị thủ tiêu, nhân dân ta có thể trở lại cuộc đời nô lệ.
Nằm trong bối cảnh chung của Nam bộ, hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An lúc này cũng
gặp nhiều khó khăn. Do chính sách vơ vét của Pháp, Nhật sản xuất nông nghiệp bị lụn
bại, hàng tiêu dùng thiết yếu bị khang hiếm, đời sống quần chúng nhân dân lao động
thiếu thốn về mọi bề. Ở Đồng Tháp Mười, ban đêm không có dầu thắp sáng, nhiều
người không mua nổi vải phải mặc quần áo đan từ cọng bàng. Hậu quả của nạn dịch tả
xảy ra vào đầu năm làm cho nhiều người chết, càng làm cho không khí thêm đen tối,

20



nặng nề. Đảng bộ hai tỉnh Chợ Lớn, Tân An cũng vừa từ trong bí mật bước ra, mới
chỉnh đốn bước đầu về mặt tổ chức, số lượng đảng viên không nhiều lại thiếu kinh
nghiệm lãnh đạo toàn diện. Chính quyền nhân dân vừa mới thành lập, chưa quen quản lí
xã hội, còn nhiều bỡ ngỡ trước bao nhiêu vấn đề của cuộc sống đặt ra sau ngày khởi
nghĩa thắng lợi, lại phải bắt tay vào việc chuẩn bị đối phó với âm mưu gây hấn của bọn
đế quốc cấu kết với nhau hòng bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Trong khi đó,
bọn phản động đội đủ thứ lốt, nhất là bọn thân Nhật trong đạo Cao Đài, bọn Quốc dân
đảng trong người Hoa hoạt động chia rẻ, tung tin kích động, gây rối nhằm làm suy yếu
khả năng tự vệ của cách mạng. Bọn lưu manh côn đồ và bọn cơ hội có gốc gác từ lực
lượng vũ trang của Nhật, Pháp trước đây lợi dụng tình hình chính quyền cách mạng buổi
đầu chưa ổn định, gây thêm rối ren, nhũng lạm, hà hiếp nhân dân, cản trở bước tiến của
cách mạng. Tuy nhiên tinh thần và ý chí của nhân dân rất cao, họ kiên quyết giữ vững và
bảo vệ những thành quả đã giành được. Tin tưởng tuyệt đối ở sự lãnh đạo của Đảng và
Hồ Chủ tịch, họ sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh: “Thà chết chứ không chịu mất nước,
không chịu trở lại cuộc đời nô lệ”. Trong thực tế tinh thần và ý chí cách mạng của nhân
dân hai tỉnh ven đô này đã được thể hiện khá rõ trong cuộc biểu dương lực lượng hơn
một triệu người trong ngày cướp chính quyền ở Sài Gòn, cũng như việc tham gia bảo vệ
chính quyền cách mạng xuyên suốt các giai đoạn lịch sử đầy sôi động sau này.
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp dựa vào sự che chở của quân Anh và sự yểm trợ
của bại quân Nhật, bắt đầu nổ súng đánh chiếm các công sở của chính quyền cách mạng
còn non trẻ ở Sài Gòn. Cùng ngày tại một địa điểm ở đường Cây Mai (Chợ Lớn) xứ ủy
và Ủy ban Nam bộ họp phiên cấp tốc bàn việc thực hiện chủ trương kháng chiến chống
giặc, phát động toàn dân triệt để bãi công, bãi thị, phát động chiến tranh du kích rộng
khắp, bao vây địch trong thành phố, tiêu hao sinh lực địch, chống lại âm mưu đánh
nhanh thắng nhanh của chúng.
Cả Sài Gòn, Chợ Lớn triệt để bãi công, bãi chợ, bãi trường. Mọi sinh hoạt trong
thành phố đều bị ngưng trệ. Công nhân Sài Gòn cắt điện. Lực lượng cộng hòa vệ binh
cùng với các đội Công đoàn xung phong, tự vệ nhanh chóng xây dựng các chướng ngại
vật trên các đường phố để ngăn cản bước tiến của quân thù. Nhiều cuộc chiến đấu ác liệt


21


đã diễn ra giữa ta và Pháp ở cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Khánh Hội, cầu Chữ Y,... Ngày
26/9/1945, ba ngày sau khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Bác Hồ đã gửi vào Nam bức thư:
Hỡi đồng bào Nam bộ,
Nước ta vừa tranh quyền độc lập thì đã gặp nạn ngoại xâm, khi còn chiến tranh
với Nhật thì bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng, hoặc chạy trốn. Nay vừa hết chiến
tranh, bọn thực dân Pháp hoặc bí mật, hoặc công khai lại mò đến. Trong bốn năm họ
đã bán nước ta hai lần, nay họ lại muốn thống trị dân ta thêm một lần nữa.
Tôi tin và đồng bào cả nước đều tin vào lòng kiên quyết ái quốc của đồng bào
Nam bộ, chúng ta nên nhớ lời oanh liệt của một nhà đại cách mạng Pháp:” Thà chết tự
do còn hơn sống nô lệ”.
Tôi chắc và đồng bào Nam bộ cũng chắc rằng chính phủ và đồng bào toàn quốc sẽ
hết sức ủng hộ những chiến sĩ và nhân dân đang hy sinh đấu tranh để giữ vững nền độc
lập của nước nhà.
Tôi chắc và tất cả đồng bào đều chắc rằng những người và những dân tộc yêu
chuộng bình đẳng, tự do trên thế giới đều đồng tình với chúng ta.
Chúng ta nhất định thắng lợi, vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân,
chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc chiến tranh của chúng ta là chính nghĩa...!
Việt Nam độc lập muôn năm!
Đồng bào miền Nam muôn năm!
Ngày 20 tháng 9 năm 1945
HỒ CHÍ MINH
Đó là bức thư đầu tiên Bác Hồ gửi cho đồng bào Nam bộ với tư cách là người lãnh
đạo Nhà nước Việt Nam độc lập và thống nhất.
Do vị trí địa lý đặc biệt là nằm sát cạnh thành phố lớn cho nên khi chiến tranh nổ ra
thì hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An cũng là nơi bị uy hiếp trực tiếp trước tiên so với các tỉnh
khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong tình thế khẩn trương ấy, hai tỉnh Chợ Lớn và


22


Tân An không có điều kiện và thời gian để củng cố lực lượng, chỉnh đốn đội ngũ cán bộ
của mình. Do đó, tình trạng bị động trong việc đối phó với âm mưu địch khó mà tránh
khỏi. Cuộc kháng chiến buổi đầu diễn ra ở đây cũng rất khó khăn, vất vả. Các cơ quan
lãnh đạo của tỉnh như: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể trong mặt trận bị tán lạc
mỗi nơi một bộ phận. Nhiều cơ quan cấp quận, cấp xã cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Tuy nhiên qua những bị động ban đầu, các cơ quan lãnh đạo của tỉnh, của quận, của
huyện, các đơn vị vũ trang đã liên lạc, mốc nối lại với nhau, củng cố lại đội ngũ, sắp xếp
và ổn định từng bước cuộc sống của nhân dân, tổ chức chiến đấu chống giặc. Đến cuối
1945 đầu 1946, ban cán sự của tỉnh đảng bộ của hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An được thành
lập, đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến của địa phương mình.
Nhiều đồng chí trung kiên được bổ sung vào cấp ủy tỉnh, cấp ủy quận. [68:258, 259]
Việc tổ chức lại lực lượng vũ trang của từng tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp
thống nhất của Đảng đã phát huy được năng lực chỉ huy và tác chiến của các đơn vị, tạo
điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng giữa nơi này với nơi
khác.
Ngày 6/1/1946, hưởng ứng chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ cách
mạng lâm thời về việc tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước, các cán bộ, chiến sĩ và đồng
bào ta trong hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An đã vượt qua mọi khó khăn và những thủ đoạn
ngăn chặn của địch, để tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội một cách thắng lợi. Tỉnh Chợ
Lớn đã có 5 đại biểu trúng cử, tỉnh Tân An có 3 đại biểu. Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên
sau ngày đất nước được độc lập có một ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Trong số 42 chiến sĩ và
đồng bào ngã xuống trong khi đi làm nhiệm vụ vận động và tổ chức bầu cử Quốc hội
lịch sử này ở toàn Nam bộ, có danh sách những đồng bào chiến sĩ ở hai tỉnh Chợ Lớn và
Tân An.
Trong khi cả nước đang hướng về Nam bộ, các đoàn quân Nam tiến do Trung
ương tổ chức chi viện cũng lần lượt đến các chiến trường, trong đó có Tân An và Chợ

Lớn. Sự chi viện này vô cùng quý báu, bởi vì đây không đơn thuần là sự tăng cường sức
mạnh vật chất cho lực lượng vũ trang tại chỗ mà còn là biểu hiện của tình cảm dân tộc
thống nhất, của ý chí độc lập và tự do.

23


Một yếu tố khác có ý nghĩa quyết định đối với bước phát triển của phong trào
kháng chiến ở Nam bộ là nguồn cán bộ bổ sung từ Côn Đảo và các nhà tù khác về. Đây
là những chiến sĩ trung kiên của Đảng, có tri thức, có năng lực và kinh nghiêm tổ chức,
xây dựng, chỉ đạo phong trào, lại được trui rèn trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng. Sau
khi từ nhà tù đế quốc trở về, các đồng chí đã tỏa đi các nơi, các đơn vị, hình thành bộ
máy lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể quần chúng,... khắc phục được tình trạng non
yếu và thiếu cán bộ nghiêm trọng lúc bấy giờ. Không một ngày được nghỉ ngơi sau
những năm tháng ngục tù, hàng trăm đồng chí quê từ khắp các miền đất nước, đã lao
ngay vào cuộc kháng chiến với đồng bào Nam bộ. Sự đóng góp này có một ý nghĩa cực
kỳ quan trọng không chỉ ở giai đoạn khó khăn buổi đầu, mà trong suốt chín năm kháng
chiến. Rất nhiều đồng chí đã đảm đương những chức trách trọng yếu trong các ngành,
các cấp và không ít đồng chí đã ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ.
1.2.2. Củng cố lực lượng và xây dựng căn cứ địa.
Kinh nghiệm lịch sử về căn cứ địa chống Pháp của Thiên Hộ Dương, Đốc Binh
Kiều trên đất Tháp Mười trong những năm 1864- 1865, của khu du kích Bo Bo sau thất
bại của Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, là những bài học mang ý nghĩa lớn đối với cuộc
kháng chiến cứu nước thời chống Pháp 9 năm.
Kế thừa những kinh nghiệm đã qua, trên quan điểm về phát triển chiến tranh giải
phóng dân tộc, Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính nam bộ và khu ủy khu VIII,
với một tầm nhìn mới, từ rất sớm đã có những chỉ thị cụ thể về việc xây dựng căn cứ địa
cách mạng để kháng chiến lâu dài.
Vùng đất Chợ Lớn, Tân An do vị trí đặc biệt của mình (nằm trên đường hành lang
chiến lược nối miền đông với miền tây, là cửa ngõ đi vào Sài Gòn, có bưng biền Tháp

Mười mênh mông, hiểm trở); một lần nữa vùng đất này lại vinh dự gánh vác vai trò xây
dựng căn cứ địa không những cho phong trào cách mạng của tỉnh mình mà còn cho cả
khu, cả Nam bộ và thành phố Sài Gòn. Nhiệm vụ quang vinh đó được nhân dân hai tỉnh
Tân An, Chợ Lớn đem công sức và cả máu xương hoàn thành một cách xuất sắc.

24


Những căn cứ địa Đông Thành (ở phía bắc huyện Thủ Thừa gồm các xã Bình Hòa,
Thạnh Lợi, Bình Thành, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Quý), căn cứ địa Đức Hòa (gồm 17 xã)
với địa thế rất lợi hại khi tiến cũng như khi thoái, căn cứ địa Vườn Thơm gồm 6 xã trung
tâm: Tân Hòa, Tân Nhựt, Tân Bửu, Lương Hòa, Hựu Thạnh Hạ, Đức Hòa Hạ và 9 xã
ngoại vi rộng gần 200 km2, căn cứ địa Rừng Sác bên bờ phía đông sông Soài Rạp là
những trung tâm kháng chiến, giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển phong
trào cách mạng của tỉnh nhà. Căn cứ địa kháng chiến từng bước được xây dựng và củng
cố về mọi mặt: Đảng, chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang và bán vũ trang,.. Đó là
hậu phương an toàn cung cấp sức người và sức của cho cuộc chiến tranh giữ nước, là
nơi trú đóng của những cơ quan lãnh đạo, cơ sở hậu cần của huyện, của tỉnh, của khu,
của thành phố cũng như cơ quan cấp Nam bộ.
Đặc biệt hơn cả là chiến khu Đồng Tháp Mười, một trong ba chiến khu lớn của
Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là vùng đất rộng lớn mênh mông
(670.000 ha) nằm giữa ba tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, trong đó Long An
chiếm gần một nửa diện tích (310.000 ha) mà trung tâm của nó là huyện Mộc Hóa. Nơi
đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: nơi thành lập Bộ tư lệnh khu 8 (ở Tuyên
Thạnh), Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ (ở Bắc Chang) nơi phát cánh sóng đầu
tiên của Đài phát thanh Nam bộ (xã Nhơn Hòa Lập), nơi khai sinh nền điện ảnh Việt
Nam với cuốn phim nhựa đầu tiên Chiến thắng Mộc Hóa (1948). Đồng chí Lê Duẩn, Bí
thư xứ ủy Nam bộ (lúc bấy giờ với chức vụ công khai bên ngoài là “trưởng phòng
nghiên cứu dân quân”) cùng với bộ máy lãnh đạo cao nhất của cuộc kháng chiến- Xứ ủy
Nam bộ- đã từng sống và làm việc ở đây trong nhiều năm tại ngôi nhà số Tám xã Nhơn

Hòa Lập (nay thuộc huyện Tân Thạnh).
Là vùng đất rộng mênh mông, đất nhiễm mặn và chua phèn, địa hình bằng phẳng
thẳng cánh cò bay, được chia ra thành hàng nghìn mảnh bởi hàng nghìn con sông rạch
lớn nhỏ do thiên nhiên và con người tạo nên chảy ngang dọc chằng chịt. Mùa khô đất nẻ
chân chim, Đồng Tháp Mười nổi lên nhiều doi, giồng và người ta có thể đi lại dọc hai
bên bờ kênh. Mùa mưa, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về không kịp chảy ra
biển nên ứ động lại tràn ngập mênh mông. Ở vùng trung tâm nước ngập như biển, có nơi

25


×