TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 35 (2009 – 2013)
TÊN ĐỀ TÀI
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. Đinh Thanh Phương
Bộ môn: Luật Hành Chính
Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Duy
MSSV: 5095504
Lớp Luật Hành Chính – K35
Cần Thơ, tháng 5 năm 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn thầy Đinh Thanh Phương đã tận tình hướng dẫn sinh viên thực
hiện trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, các cô Khoa Luật đã tận tình giảng dạy sinh
viên thực hiện trong quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn Khoa Luật nói riêng và trường Đại học Cần Thơ nói chung đã
tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thực hiện học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn các tác giả của những quyển sách, bài viết, bài báo… đã cung
cấp những kiến thức quan trọng cho sinh viên thực hiện trong toàn bộ quá trình làm luận
văn.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1
1.
Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .........................................2
3.
Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ...................................................................2
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................................3
5.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn..........................3
6.
Kết cấu của luận văn...........................................................................................3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC...........................................................................................5
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ........................................5
1.1.1. Khái niệm quyền lực và quyền lực nhà nước..............................................5
1.1.1.1. Khái niệm quyền lực .................................................................................5
1.1.1.2. Khái niệm quyền lực nhà nước..................................................................5
1.1.2. Các nhánh quyền lực nhà nước...................................................................5
1.1.2.1. Quyền lập pháp ........................................................................................6
1.1.2.2. Quyền hành pháp......................................................................................7
1.1.2.3. Quyền tư pháp ..........................................................................................8
1.2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC............................9
1.2.1. Tổ chức quyền lực nhà nước theo hình thức tập quyền .............................9
1.2.1.1. Tập quyền phong kiến .............................................................................10
1.2.1.2. Tập quyền xã hội chủ nghĩa ....................................................................10
1.2.2. Tổ chức quyền lực nhà nước theo hình thức phân quyền ........................10
1.3. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ...............12
1.3.1. Khái niệm ...................................................................................................12
1.3.2. Các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước...........................................12
1.3.2.1. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.................................................12
1.3.2.2. Các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước .............................................................................................................15
CHƯƠNG 2. KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM ...........20
2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ Ý NGHĨA CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP,
TƯ PHÁP..................................................................................................................20
2.1.1. Cơ sở pháp lý của kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ...................................................................20
2.1.2. Ý nghĩa của kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ...................................................................21
2.2. NỘI DUNG CỦA KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP....................22
2.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp......22
2.2.1.1. Tự kiểm soát của cơ quan lập pháp trong việc thực hiện quyền
lập pháp ..............................................................................................................22
2.2.1.2. Kiểm soát của quyền hành pháp trong việc thực hiện quyền lập pháp.....22
2.2.1.3. Kiểm soát của quyền tư pháp trong việc thực hiện quyền lập pháp .........23
2.2.2. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp...23
2.2.2.1. Tự kiểm soát của cơ quan hành pháp trong việc thực hiện quyền
hành pháp ...........................................................................................................23
2.2.2.2. Kiểm soát của quyền lập pháp trong việc thực hiện quyền hành pháp.....25
2.2.2.3. Kiểm soát của quyền tư pháp trong việc thực hiện quyền hành pháp ......28
2.2.3. Kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp .......29
2.2.3.1. Tự kiểm soát của cơ quan tư pháp trong việc thực hiện quyền tư pháp ...29
2.2.3.2. Kiểm soát của quyền lập pháp trong việc thực hiện quyền tư pháp .........29
2.2.3.3. Kiểm soát của quyền hành pháp trong việc thực hiện quyền tư pháp ......30
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ
TƯ PHÁP .....................................................................................................................31
3.1. THỰC TIỄN KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP ..............31
3.1.1. Thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp.................................................................................................................31
3.1.1.1. Thực tiễn kiểm soát của quyền hành pháp trong việc thực hiện quyền
lập pháp ..............................................................................................................31
3.1.1.2. Thực tiễn kiểm soát của quyền tư pháp trong việc thực hiện quyền
lập pháp ..............................................................................................................32
3.1.2. Thực tiễn trong việc thực hiện quyền hành pháp.....................................33
3.1.2.1. Thực tiễn kiểm soát của quyền lập pháp trong việc thực hiện quyền
hành pháp ...........................................................................................................33
3.1.2.2. Thực tiễn kiểm soát của quyền tư pháp trong việc thực hiện quyền
hành pháp ...........................................................................................................39
3.1.3. Thực tiễn kiểm soát trong việc thực hiện quyền tư pháp.........................40
3.1.3.1. Thực tiễn kiểm soát của quyền lập pháp trong việc thực hiện quyền
tư pháp ...............................................................................................................40
3.1.3.2. Thực tiễn kiểm soát của quyền hành pháp đối với việc thực hiện quyền
tư pháp ...............................................................................................................41
3.2. KIẾN NGHỊ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
THỰC HIỆN CÁC QUYỀN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP....................41
3.2.1. Kiến nghị kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền
lập pháp.................................................................................................................41
3.2.1.1. Kiến nghị kiểm soát của quyền hành pháp trong việc thực hiện quyền
lập pháp ..............................................................................................................41
3.2.1.2. Kiến nghị kiểm soát của quyền tư pháp trong việc thực hiện quyền
lập pháp ..............................................................................................................43
3.2.2. Kiến nghị kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền
hành pháp..............................................................................................................45
3.2.2.1. Kiến nghị kiểm soát của quyền lập pháp trong việc thực hiện quyền
hành pháp ...........................................................................................................45
3.2.2.2. Kiến nghị kiểm soát của quyền tư pháp đối với việc thực hiện quyền
hành pháp ...........................................................................................................46
3.2.3. Kiến nghị kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền
tư pháp ..................................................................................................................47
3.2.3.1. Kiến nghị kiểm soát của quyền lập pháp trong việc thực hiện quyền
tư pháp ...............................................................................................................47
3.2.3.2. Kiến nghị kiểm soát của quyền hành pháp trong việc thực hiện quyền
tư pháp ...............................................................................................................48
KẾT LUẬN ..................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã bổ sung nội dung kiểm soát quyền lực trong tổ chức và
thực thi quyền lực nhà nước. Đảng chủ trương: “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể
chế và cơ chế vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”,
“Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp
pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.”
So với Nghị quyết của những lần đại hội Đảng toàn quốc trước đây. Nghị quyết của
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có một sự thay đổi rất lớn đó là việc Nghị quyết đã xác
định rõ nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước không chỉ phân công, phân nhiệm mà
còn kiểm soát giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Kiểm soát quyền lực nhà nước luôn là vấn đề được mọi thời đại quan tâm. Con
người bên cạnh những đức tính sáng tạo, chăm chỉ còn chứa đựng cả những tính lười
nhác, tùy tiện, tính tham lam, tính ỷ lại, tính dựa dẫm vào những người khác, nhất là tính
cách đam mê quyền lực, được gọi chung là tính vị kỷ của con người. Khi có quyền lực
Nhà nước trong tay con người có thể đạt được nhiều thứ khác như: của cải, danh vọng,
quyền sai khiến nguời khác… Suy rộng ra tổ chức cũng vậy khi có quyền lực trong tay
thì tổ chức cũng có xu hướng mở rộng quyền lực và sức ảnh hưởng đến xã hội, trong một
chừng mực nhất định có thể gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập có ghi nhận: “Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu
quyền lực đều là của dân, chính quyền từ Xã đến Chính phủ đều là của dân, chính quyên
từ Xã đến Chính phủ Trung ương đều là do dân cử ra, đoàn thể từ trung ương đến địa
phương do dân tổ chức ra. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Vậy
quyền lực Nhà nước thật ra là của nhân dân, Nhà nước chỉ là cơ quan đại diện của nhân
dân để thực thi quyền lực Nhà nước. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, Điều 1
có ghi nhân: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
Kế thừa và phát huy tinh thần của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Hiến pháp 1946. Trong
Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 2 ghi nhận “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 1
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
Quyền lực của Nhà nước là do dân trao cho, quyền lực Nhà nước thì được cụ thể hóa
bằng các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ở nước ta hiện nay, cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là chưa
hiệu quả. Thực tế còn có rất nhiều trường hợp lạm quyền, chồng chéo về thẩm quyền
giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để đảm bảo cho các cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình thì không thể không
có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực của các cơ quan này.
Vì những lý do trên sinh viên thực hiện luận văn chọn “Kiểm soát quyền lực Nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp – thực tiễn và
kiến nghị” làm đề tài nghiên cứu luận văn cử nhân luật.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Kiểm soát quyền lực nhà nước đã là vấn đề được thế giới quan tâm từ lâu. Ở nước ta
thì đây còn là vấn đề khá mới mẻ. Tuy còn mới mẻ nhưng hiện nay vấn đề về kiểm soát
quyền lực nhà nước đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Kiểm soát quyền lực nhà
nước là một trong những trọng tâm của việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp 1992 sấp tới. Đã
có rất nhiều hội thảo và công trình nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước
nói chung và kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp nói riêng.
Các công trình nghiên cứu hiên nay chủ yếu tập chung vào vấn đề tổ chức và kiểm
soát quyền lực nhà nước nói chung như “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước
pháp quền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS. TSKH. Đào Trí Úc (chủ biên),: “Thống
nhất, phân công và phối hợp quyền lực Nhà nước ở Việt Nam” của TS. Lê Quốc Hùng,
“Kiểm soát quyền lực Nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện
nay” của TS. Trịnh Thị Xuyến… các công trình đã nghiên cứu sâu vào vấn đề tổ chức
quyền lực và kiểm soát quyền lực nhà nước nhưng chưa thật sự nhấn mạnh và đi sâu tìm
hiểu vào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thựu hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
Luận văn này tập trung vào vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về kiểm soát quyền
lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 2
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
Nhiệm vụ:
− Nghiên cứu những vấn đề lý chuận chung của thế giới và Việt Nam về kiểm soát
quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
− Thực tiễn áp dụng các quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở nước ta hiện nay.
− Đưa ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện hơn cơ chế kiểm soát quyền lực
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp nói riêng từ đó góp phần
hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực những nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Phạm vi nghiên cứu:
− Xung quanh quá trình tổ chức và thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
− Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp vừa thực hiện chức năng riêng của mình
vừa thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước lẫn nhau trong quá trình thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của riêng mỗi cơ quan.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Phương pháp luận: Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lịch sử; Phân tích, thống kê, so sánh; Tổng kết
thực tiễn; Các phương pháp phân tích luật viết.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
− Ý nghĩa lý luận: Tập hợp những quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát
quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
− Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ thực tiễn áp dụng của pháp luật Việt Nam về kiểm soát
quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trên
cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của luận
văn bao gồm 3 chương. Chương 1, nghiên cứu lý luận chung của thế giới về quyền lực
nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước. Chương 2, nghiên cứu về nội dung của kiểm
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 3
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở
Việt Nam. Chương 3, nêu lên thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát quyền lực nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và đề xuất một số
giải pháp để hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 4
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm quyền lực và quyền lực nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm quyền lực
Quyền lực là vấn đề được rất nhiều học giả nghiên cứu, song vẫn chưa đưa ra được
định nghĩa đầy đủ về phạm trù quyền lực. Trong từ điển tiếng Việt có định nghĩa về
quyền lực là “quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để
bảo đảm thực hiện quyền lực ấy”.1 Các tác giả trong cuốn Bách khoa triết học cho rằng:
“Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi của người
khác nhờ một phương tiện nào đó như uy tín, quyền hành, nhà nước, sức mạnh…”2 Tùy
thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người mà cách hiểu về phạm trù quyền lực có thể
khác nhau nhưng xét ở cấp độ chung nhất thì quyền lực là cái mà nhờ đó người khác phải
phục tùng. Quyền lực hiện hữu khắp mọi nơi trong đời sống xã hội. Trong một gia đình
thì có quyền lực của ông bà, cha mẹ; trong một công ty thì có quyền lực của giám đốc;
trong một quốc gia thì có quyền lực của nhà nước.
1.1.1.2. Khái niệm quyền lực nhà nước
“Quyền lực nhà nước là quyền lực công của xã hội được chế định bằng pháp luật,
do giai cấp có thế lực nhất trong xã hội nắm giữ để thực hiện lợi ích của giai cấp mình
trên cơ sở thực hiện lợi ích của cá nhân và xã hội”.3 Quyền lực nhà nước được tổ chức
thành một hệ thống thiết chế và có khả năng vận dụng các công cụ của Nhà nước để buộc
các giai cấp, tầng lớp xã hội khác phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. Nhà nước quản
lý xã hội bằng pháp luật. Quyền lực nhà nước được hợp thành từ ba nhánh quyền lực đó
là quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp.
1.1.2. Các nhánh quyền lực nhà nước
Theo học thuyết tam quyền phân lập thì quyền lực nhà nước được phân chia thành
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Việc phân chia như vậy không chỉ để chuyên
môn hóa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước mà quan trọng hơn là thiết lập nên một
cơ chế kiểm soát quyền lực giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
1
Hoàng Phê chủ biên, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Viện Ngôn ngữ học, 2002, tr. 815.
Phạm Bính, Cơ cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội
2006, tr.9.
3
Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 21.
2
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 5
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
1.1.2.1. Quyền lập pháp
* Khái niệm quyền lập pháp
Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật
được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Chủ thể có quyền lập pháp
Ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ nhất định thì chủ thể lập pháp có thể có nhiều tên gọi
khác nhau. Quyền lập pháp có thể thuộc về cá nhân hoặc thuộc về tổ chức.
Chủ thể lập pháp tại các nước quân chủ chuyên chế: Ở các nước quân chủ chuyên
chế thì quyền lập pháp thuộc về người đứng đầu nhà nước. Cơ quan lập pháp chỉ là cơ
quan tham mưu cho người đứng đầu nhà nước. Hiện nay, trên thế giới còn bốn nước theo
chế độ quân chủ chuyên chế, đó là: Va-ti-căng, Ả-rập Xê-út, Bru-nây và Ô-man.
Chủ thể lập pháp tại các nước tư sản: Trên thế giới hiện nay đa phần các nước theo
chế độ tư sản. Ở các nước tư sản quyền lập pháp thuộc về Nghị viện.
Chủ thể lập pháp các nước I-ran, Li-bi, Mi-an-ma:
− I-ran có chính thể cộng hòa Hồi giáo, lãnh tụ tôn giáo là người nắm quyền lực
tối cao, đứng trên cả tổng thống. Cơ quan lập pháp không có nhiều quyền lực, mọi đạo
luật đều phải được Hội đồng bảo vệ Hiến pháp (cơ quan bảo đảm pháp luật không trái
đạo Hồi) thông qua.
− Li-bi về lý thuyết là nhà nước nhân dân nhưng thực tế là Nhà nước Hồi giáo, cơ
quan lập pháp là Đại hội đại biểu nhân dân gồm các đại biểu được bầu gián tiếp. Đại hội
đại biểu nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất. Lãnh tụ cách mạng An Phata là người
có quyền lực rất lớn mặc dù không nằm trong bộ máy chính quyền.
− Mi-an-ma từ năm 1988 có chính thể quân sự và đến nay chưa bầu lại Quốc hội,
quyền lập pháp thuộc về Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia.
Chủ thể lập pháp các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (dân chủ nhân dân): Khác
với Nghị viện các nước tư sản phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản, Quốc hội các nước xã
hội chủ nghĩa đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều quy định Quốc hội là cơ quan
lập pháp và cũng là cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất. Các nước xã hội hiện nay
trên thế giới là Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Cuba.4
* Chủ thể soạn thảo luật: Pháp luật cho phép một đạo luật có thể được rất nhiều
chủ thể khác nhau soạn thảo và trình lên chủ thể có quyền lập pháp. Trong thực tế, đa số
các đạo luật đều do cơ quan có chức năng hành pháp soạn thảo. Như vậy, chủ thể có
4
Chu Nguyen Duong, Hội sinh viên Việt Nam, Cơ quan lập pháp của các nước, 2002,
/>e%20gioi.pdf, [ngày truy cập 05-4-2013].
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 6
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
quyền lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật. Nội dung cốt lõi của quyền lập
pháp chính là quyền đồng ý hoặc không đồng ý thông qua một chính sách hoặc một dự
luật nào đó
* Lập pháp ủy quyền: Khi bàn đến quyền lập pháp thì cũng cần xem xét khái niệm
lập pháp ủy quyền. Đây là trường hợp chủ thể lập pháp ủy quyền cho cơ quan hành pháp
và cơ quan tư pháp hoặc trong một số trường hợp là các tổ chức chính trị - xã hội… ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong đa số các trường hợp, các đạo luật đều có quy
định về việc chủ thể lập pháp trao quyền cho các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là
Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy hành chính để chi tiết hóa nội dung các đạo
luật đó. Hiện tượng lập pháp ủy quyền không có nghĩa là chủ thể lập pháp chia sẻ quyền
lập pháp của mình cho các cơ quan khác. Bản chất của lập pháp ủy quyền là đảm bảo
tính ổn định tương đối của các văn bản luật trong khi vẫn điều chỉnh được những quan
hệ xã hội vô cùng đa dạng của đời sống xã hội. Chủ thể lập pháp chỉ giao cho các cơ
quan nhà nước khác ban hành các quy định điều chỉnh những quan hệ xã hội thường
xuyên thay đổi, bởi lẽ nếu đưa những quan hệ này vào luật thì sẽ dẫn đến hệ quả là luật
cũng phải thường xuyên phải thay đổi. Điều đó làm cho tuổi thọ của một đạo luật không
cao. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nếu lạm dụng lập pháp ủy quyền thì hiện tượng
này lại thể hiện sự yếu kém của chủ thể lập pháp.
Tóm lại, quyền lập pháp là quyền cực kỳ quan trọng trong cơ cấu quyền lực của một
nước, quyền lập pháp luôn gắn liền với những chủ thể quan trọng nhất của bộ máy nhà
nước. Một quốc gia trước tiên phải lập pháp thì sau đó mới có luật để thi hành (hành
pháp) và có pháp luật để bảo vệ (tư pháp). Còn hiện tượng lập pháp ủy quyền là điều
không thể tránh khỏi trong hoạt động của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Tuy nhiên,
lập pháp ủy quyền có điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Việc xác định giới hạn ủy quyền
là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng lập pháp của mỗi quốc
gia.
1.1.2.2. Quyền hành pháp
* Khái niệm quyền hành pháp:
Quyền hành pháp là một bộ phận tạo thành cơ cấu quyền lực nhà nước. Một cách
đơn giản nhất quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành pháp luật.
Trong cơ cấu quyền lực nhà nước quyền hành pháp là một khái niệm chung dùng để
chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực
giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước.
* Chủ thể có quyền hành pháp: Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chính phủ
(cơ quan hành pháp ở trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiện
hoạt động chấp hành và điều hành các hoạt động của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, các
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 7
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
chủ thể thực hiện quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở
Trung ương, mà một số các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực
này.
* Đặc điểm của quyền lập pháp: Là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành quyền
lực nhà nước, quyền hành pháp cũng có những đặc điểm cơ bản của quyền lực nhà nước.
Ngoài ra, nó còn có những đặc điểm đặc thù sau đây:
Quyền hành pháp có tính quyền lực nhà nước và độc lập tương đối so với các nhánh
quyền lực khác. Ở Việt Nam các cơ quan hành pháp là do các cơ quan dân cử lập ra, thực
hiện các hoạt động chấp hành và điều hành. Mặc dù các cơ quan hành pháp là do cơ quan
quyền lực lập ra, nhưng không có nghĩa là quyền hành pháp chỉ là quyền phát sinh từ cơ
quan quyền lực.
Quyền hành pháp có khả năng phản ánh một cách chính xác nhất những nhu cầu của
xã hội. Quyền hành pháp không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật mà nó còn bao
gồm cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đây là một trong các nhánh quyền lực có sự đụng chạm mạnh nhất tới
quyền và lợi ích của công dân trong quá trình thực thi và quản lý...5
* Các bộ phận hợp thành quyền lập pháp: Quyền hành pháp bao gồm hai quyền:
quyền lập quy và quyền hành chính.
Quyền lập quy: Quyền lập quy là quyền ban hành những văn bản pháp quy dưới luật,
để cụ thể hoá luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Quyền hành chính: Quyền hành chính là quyền tổ chức quản lý tất cả các mặt, các
quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước. Quyền hành chính bao gồm các
quyền về tổ chức nhân sự trong cơ quan hành chính, quyền tổ chức thực thi và áp dụng
pháp luật trong các mối quan hệ giữa tổ chức với cá nhân, tổ chức với tổ chức và giữa các
cá nhân với nhau trong đời sống xã hội.
1.1.2.3. Quyền tư pháp
* Khái niệm quyền tư pháp:
Quyền tư pháp là quyền bảo vệ luật pháp, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và
chống lại các hành vi vi phạm pháp luật.
* Chủ thể thực hiện quyền tư pháp:
Quyền lực tư pháp được trao cho Toà án và cả những thể chế khác thực hiện, nhưng
trung tâm thực hiện quyền tư pháp là Tòa án, không có tòa án thì không có tư pháp. Ở
Việt Nam quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
5
Nguyễn Thị Hà, Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam qua các bản Hiến Pháp, Tạp chí Đại
học Đông Á, số 7, 2012, tr. 72 – 80, tr. 72 - 73.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 8
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
* Đối tượng của quyền tư pháp:
Theo truyền thống, đối tượng tác động của quyền tư pháp là các tranh chấp trong
nhân dân và tranh chấp giữa nhân dân với nhà nước. Nhưng cùng với xu hướng phát triển
của dân chủ, toà án còn xem xét cả hành vi của các quan chức hành pháp, thậm chí quyền
tư pháp còn xem xét cả hành vi của Quốc hội lập pháp.6
1.2. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Trong lịch sử văn minh nhân loại, có hai dòng học thuyết chính thể hiện tư tưởng,
nguyên tắc, phương thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước là học thuyết về tập
quyền và học thuyết về phân quyền. Học thuyết phân quyền được xây dựng nhằm chống
lại sự chuyên quyền, độc đoán với tư duy quyền lực nhà nước cần phải được phân chia
thành những nhóm độc lập với nhau, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau, không có một cơ
quan nào nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước.7 Trái với lý thuyết phân quyền, lý thuyết
tập quyền cho rằng quyền lực nhà nước là thống nhất và không thể phân chia. Quyền lực
nhà nước phải được tập trung đủ mức mới tạo ra đủ sức mạnh, đảm bảo cho xã hội hoạt
động một cách bình thường, ổn định cũng như đảm bảo quan hệ hài hoà, chặt chẽ giữa
các cơ quan nhà nước. Ở giữa hai thái cực này là mô hình hỗn hợp, trong đó thể hiện sự
kết hợp, dung hoà giữa hai học thuyết. Mỗi học thuyết điều được ứng dụng trên thực tế
trong việc tổ chức quyền lực nhà nước.
1.2.1. Tổ chức quyền lực nhà nước theo hình thức tập quyền
Trong lịch sử văn minh nhân loại, tập quyền đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
của xã hội với nhiều biểu hiện và biến thể khác nhau như: Tập quyền chuyên chế phong
kiến; Chế độ tập quyền toàn trị phát xít (với biểu hiện là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật
với lý thuyết kích động tinh thần dân tộc cực đoan. Chế độ tập quyền độc tài mà phổ biến
là độc tài quân sự, thông thường được hình thành sau những khủng hoảng, sụp đổ của các
thể chế dân chủ như chế độ Pinôche ở Chilê (1973-1990), Apacthai tại Nam Phi…) và
cuối cùng là chế độ tập quyền xã hội chủ nghĩa.8
Như vậy có thể khái quát khái niêm tập quyền như sau: “Tổ chức quyền lực nhà
nước theo hình thức tập quyền là tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước vào tay một
người hoặc một cơ quan nào và cá nhân hoặc cơ quan ấy có thể chi phối sự hình thành
và hoạt động của các chức vụ nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước khác”9
6
Bùi Ngọc Sơn, Quyền tư pháp trong các chính thể hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 2002, tr. 45-50, tr.
45.
7
Nguyễn Anh Hùng, Chế độ tổng thống Mỹ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2010, tr. 68.
8
Nguyễn Xuân Tùng, Bộ Tư pháp, Tập quyền XHCN: một học thuyết đã lỗi thời?, 2012,
[ngày truy cập 27-02-2013].
9
Nguyễn Thị Hồi, Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb
Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 18.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 9
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
1.2.1.1. Tập quyền phong kiến
Tập quyền phong kiến đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của xã hội với nhiều
biểu hiện và biến thể khác nhau. Tập quyền chuyên chế phong kiến là nơi thống nhất ba
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp vào cá nhân hoàng đế với sự hỗ trợ đắc lực của niềm
tin tôn giáo rằng quyền hành của hoàng đế là “thiên mệnh”.10
Tuy có bước phát triển hơn nhà nước phong kiến phân quyền nhưng bản chất của
nhà nước phong kiến tập quyền vẫn không thay đổi. Quyền lực nhà nước chỉ tập trung
vào tầng lớp vua, quan, địa chủ (thế quyền) và các tổ chức tôn giáo (thần quyền). Trong
xã hội vẫn còn tình trạng người bóc lột người.
1.2.1.2. Tập quyền xã hội chủ nghĩa
Có thể đưa ra những nét cơ bản của học thuyết tập quyền xã hội chủ nghĩa như sau:
“Để đảm bảo xây dựng nhà nước chuyên chính mà hạt nhân của nó là toàn bộ quyền lực
thuộc về nhân dân, người dân là người chủ thực sự trên tất các các lĩnh vực của đời sống
kinh tế xã hội, quyền lực nhà nước là thống nhất và được tập trung ở cơ quan đại diện
cao nhất của nhân dân (Xô viết tối cao hay Quốc hội)”.11
Việc tập trung quyền lực nhà nước vào cơ quan đại diện của nhân dân đã làm cho
quyền lực bảo đảm tính thống nhất của nó. Các cơ quan khác của nhà nước chỉ là cơ quan
phái sinh do cơ quan quyền lực cao nhất thành lập và phải chịu sự kiểm tra, giám sát tối
cao của cơ quan đó. Ở đây không có sự phân chia quyền lực cũng như không có sự kiềm
chế và đối trọng giữa các nhánh quyền lực. Tính chịu trách nhiệm và luôn bị giám sát bởi
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và nhân dân chính là cơ sở để đảm bảo cho quyền
lực nhà nước không bị tha hoá.
1.2.2. Tổ chức quyền lực nhà nước theo hình thức phân quyền
Phân quyền có nghĩa là quyền lực nhà nước được phân tách thành các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp và các quyền này được phân chia tương ứng cho các cơ quan
nhà nước khác nhau, ngang bằng nhau và khá độc lập với nhau hoặc phụ thuộc nhau ở
một mức độ nhất định, có thể chịu trách nhiệm trước nhau; trong hoạt động có thể kiềm
chế, kiểm soát, thậm chí đối trọng với nhau để ngăn chặn sự lạm quyền, sự chuyển
quyền, độc đoán trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, song lại phối hợp với
nhau, để tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhà nước.12 Hiện nay trên thế giới việc tổ
chức quyền lực nhà nước theo tư tưởng phân quyền có các chính thể sau:
10
Nguyễn Xuân Tùng, Bộ Tư pháp, Tập quyền XHCN: một học thuyết đã lỗi thời?, 2012,
[ngày truy cập 27-02-2013].
11
Nguyễn Xuân Tùng, Bộ Tư pháp, Tập quyền XHCN: một học thuyết đã lỗi thời?, 2012,
[ngày truy cập 27-02-2013].
12
Nguyễn Thị Hồi, Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb
Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 18.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 10
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
* Sự phân quyền mềm dẻo ở những nước có chính thể đại nghị
Chính thể đại nghị (kể cả quân chủ và cộng hòa) là môt hình nhà nước áp dụng tư
tưởng phân chia quyền lực một các mềm dẻo. Nó được thể hiện ở chỗ lập pháp và hành
pháp không hoàn toàn độc lập mà có mối quan hệ mật thiết, phối hợp với nhau trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước. Tư pháp độc lập với hành pháp trong hoạt động nhưng tư
pháp không hoàn toàn độc lập trong tổ chức và hoạt động với lập pháp.
Điển hình cho chính thể đại nghị là các nước Anh, Đức, Phần Lan, Italia, Nhật,
Thụy Điển…
* Sự phân quyền cứng rắng trong chính thể cộng hòa tổng thống
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, tư tưởng phân quyền được áp dụng ở mức độ
cứng rắn với đặc trưng là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập với nhau
trong hoạt động nhờ không có sự chung nhân viên giữa chúng, đồng thời có thể ngăn cản,
kiềm chế lẫn nhau theo nguyên tắc “quyền lực ngăn cản quyền lực”. Quyền hành pháp
thuộc về nguyên thủ quốc gia, hành pháp không phải chịu trách nhiệm trược lập pháp và
sự phân quyền được ghi nhận trong Hiến pháp.13
Điển hình chính thể cộng hòa tổng thống là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Venezuela,
Mexico, Brasil, Philippines, Indonesia…
* Phân quyền trong chính thể cộng hòa hỗn hợp
Cộng hòa đại nghị là dạng chính thể có cả đặc trưng của cộng hòa đại nghị lẫn cộng
hòa tổng thống. Do vậy nên tổ chức bộ máy của nhà nước này, tư tưởng phân quyền được
áp dụng ở mức độ trung gian giữa cứng rắn và mềm dẻo với các đặc trưng cơ bản là sự
độc lập của hành pháp với lập pháp cao hơn trong chính thể cộng hòa đại nghị nhờ không
có sự chung nhân viên giữa chúng, song lại thấp hơn chính thể cộng hòa tổng thống vì
Chính phủ và Quốc hội có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau trong qua trình làm luật.
Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Quốc hội có thể lật đổ Chính phủ.
Ngược lại Quốc hội cũng có thể bị giải tán trước thời hạn.
Điển hình cho chính thể cộng hòa hỗn hợp
− Các nước nghiêng về phía cộng hòa đại nghị có Pháp, Ba Lan, Phần Lan,
Mông Cổ…
− Các nước nghiêng về phía cộng hòa tổng thống có Nga, Bê-la-rút, Gru-di-a,
Ca-dắc-xtan, Xri Lan-ca….
13
Nguyễn Thị Hồi, Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb
Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 160.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 11
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
1.3. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.3.1. Khái niệm
“Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi
nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu
quả”.14
Hiểu theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lưc nhà nước chính là việc thiết kế, tổ chức
và thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả nhất. Để đạt được mục tiêu này,
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước phải tuân theo những quy tắc nhất định và
kiểm soát quyền lực nhà nước cũng phải thống nhất trên cơ sở các nguyên tắc đó, chẳng
hạn như nguyên tắc: quyền lực thuộc về nhân dân, nguyên tắc pháp quyền, nguyên tắc
công khai, minh bạch, nguyên tắc tam quyền phân lập…
Hiểu theo nghĩa hẹp, kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ những cách thức, quy
trình, quy định mà dựa vào đó nhà nước và xã hội có thể ngăn chặn, loại bỏ những hành
động sai trái của nhà nước, phát hiện và điều chỉnh việc thực thi quyền lực đảm bảo mục
đích và hiêu quả của quyền lực nhà nước.
Kiểm soát quyền lực nhà nước thông thường được hiểu theo nghĩa rộng. Nội hàm
của nó là tất cả các hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, từ sự kiểm soát của các cá
nhân đến sự kiểm soát của các nhóm, tổ chức, xã hội và nhà nước bằng hình thức, biện
pháp, phương tiện khác nhau với mục đích, nội dung khác nhau.
Luận văn này tập trung nghiên cứu kiểm soát quyền lực nhà nước theo nghĩa hẹp, đó
là hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước bằng thể chế của xã hội với những mục tiêu
nhất định.
1.3.2. Các hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước
1.3.2.1. Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
* Kiểm soát của nhân dân thông qua bầu cử: Cơ chế bầu cử là phương thức nhân
dân ủy thác quyền lực của mình để hình thành nên nhà nước đại diện. Thông qua cơ chế
bầu cử, người dân lựa chọn những người xứng đáng thay mặt mình để điều hành công
việc của nhà nước, không những vậy bầu cử còn là cơ chế để người dân loại bỏ những đại
biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của mình khỏi cơ quan nhà nước.
* Kiểm soát của nhân dân thông qua các chế định của Hiến pháp
Phúc quyết Hiến pháp: Phúc quyết Hiến pháp là một quyền Hiến định của nhân dân
tức là sau khi Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp thì bản Hiến pháp đó phải được đưa
ra toàn dân phúc quyết. Để quyền phúc quyết của nhân dân được thực hiện thì cần phải
có cơ chế trưng cầu ý dân. Trong tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam thì chỉ duy nhất
14
Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 38.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 12
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
có bản Hiến pháp năm 1946 là có ghi nhận quyền của nhân dân là quyết định những vấn
đề quan trọng của quốc gia, quyền phúc quyết những vấn đề sửa đổi Hiến pháp, thể hiện
ở Điều 70 của bản Hiên pháp 1946 “Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng
chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.
− Trưng cầu dân ý:
+ Vấn đề chưng cầu dân ý lần đầu tiên được quy định trong bản Hiến pháp năm
1946 Điều 32 “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc
quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách phúc quyết sẽ do luật định”;
+ Hiến pháp 1959 Điểu 53 “Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định việc trưng
cầu ý kiến nhân dân”; bản Hiến pháp 1980 Điều 100“Hội đồng Nhà nước có những
nhiệm vụ và quyền hạn quyết định việc trưng cầu ý kiến nhân dân”;
+ Hiến pháp 1992 Điều 53 “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ
quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Tất cả các bản Hiến pháp đều có quy định về vấn đề trưng cấu dân ý. Tuy nhiên, trên
thực tế chúng ta chưa thực hiện trưng cầu dân ý do chưa triển khai các quy định của Hiến
pháp về trưng cầu dân ý thành một đạo luật cụ thể, có cơ chế, quy trình pháp lý cụ thể.
− Bãi nhiệm đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
Nhân dân ủy thác quyền lực của mình cho những đại biểu của mình theo nhiệm kỳ.
Để có thể loại bỏ ngay những đại biểu vi phạm những quy định đã được đặt ra trong thời
gian giữa hai nhiệm kỳ, nhân dân giữ lại cho mình quyền được bãi nhiêm những đại biểu
này và quyền này cũng được nghi nhận trong Hiến pháp.
Về việc bãi nhiệm đại biểu, thì tất cả các bản Hiến pháp đều có ghi nhận.
+ Hiến pháp 1946: Điều 20 “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu
ra, theo Điều thứ 41 và 61”. Điều 20 được cụ thể hóa thông qua Điều 41 “Nghị viện phải
xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri
tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận
đề nghị bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức” và Điều 61 “Nhân viên Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định”.
+ Hiến pháp 1959 Điều 5 “Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các
cấp có thể bị cử tri bãi miễn”.
+ Hiến pháp 1980 Điều 7 “Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.
+ Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bỏ sung năm 2001) Điều 7 “Đại biểu Quốc hội bị cử tri
hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 13
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007) đã cụ thể hóa quy định về
quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như sau “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng
với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri
bãi nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc
cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó. Trong trường hợp Quốc hội
bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy
định”.
Cho đến nay, việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội của nhân dân vẫn chưa được quy
định cụ thể và còn nhiều thủ tục phức tạp. Theo quy định, cử tri chỉ có thể bãi nhiệm đại
biểu Quốc hội khi có đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
cách thức thì do Ủy ban thường vụ quy định15. Tuy nhiên, cách thức đó như thế nào,
được quy định trong văn bản nào hiện vẫn chưa có. Vì vậy, cử tri vẫn chưa thể thực hiện
được quyền bãi nhiệm đại biểu do mình bầu ra.
* Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc
Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được Hiến
pháp 1992 Điều 9 quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn
dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng
và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng
của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến
pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ,
viên chức nhà nước”. Như vậy, Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm giám sát rất rộng, đó là
giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.
Để thực hiện được nhiệm vụ giám sát, trong những năm qua Mặt trận Tổ quốc đã triển
khai thực hiện giám sát trên nhiều lĩnh vực như: xây dựng pháp luật; hoạt động tư pháp;
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; hoạt động của đại biểu dân cử; thực thi chính sách
pháp luật.
Tuy nhiên, bằng cách nào để một tổ chức như Mặt trận Tổ quốc có thể giám sát được
cả bộ máy nhà nước? Phạm vi và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện
quyền giám sát của mình như thế nào? Thì vẫn chưa được quy định cụ thể.
15
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Điểu 56.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 14
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
* Giám sát của nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Ngày nay, cùng với công cuộc đổi mới, sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ
thông tin, tiếng nói của công luận, của báo chí đã có nhiều khởi sắc, ngày càng phản ánh
càng đa dạng, nhiều chiều của đời sống chính trị - xã hội. Các phương tiện thông tin đại
chúng cập nhật được nhiều vấn đề bức xúc của nhân dân, đưa những vụ tham nhũng, tiêu
cực, sai phạm, của các cán bộ nhà nước ra trước công luận.
Sự kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân mặc dù rất đa dạng nhưng không
mang tính quyền lực nhà nước và sự kiểm soát này sẽ không thể hiệu quả nếu thiếu đi
những chế tài được xử lý bằng quyền lực nhà nước.
1.3.2.2. Các cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước
* Học thuyết tam quyền phân lập
Trước chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, mọi quyền lực nhà nước
đều tập trung trong tay một cá nhân. Đây chính là căn nguyên của sự độc tài, chuyên chế
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Để chấm dứt chế độ này và đặt nền móng cho
sự hình thành các thể chế tự do, dân chủ, một học thuyết của nhiều học giả tư sản đã được
nêu ra, đó là thuyết tam quyền phân lập. Theo học thuyết này, quyền lực nhà nước không
phải là một thể thống nhất, mà phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau.
Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng
tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực sẽ xuất hiện xu
thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo
các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm
giữ quyền lực nhà nước phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực. Cách tốt nhất
để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng công cụ pháp lý và cách thực hiện không
phải là tập trung quyền lực mà phân chia nó ra. Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì
trước hết phải phân quyền và sau đó phải làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ
được phép hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Montesquieu đã lập luận tinh
tế và chặt chẽ tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong
quốc gia đều có ba thứ quyền lực: Quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với
quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự.”16 Montesquieu chủ
trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh toán lạm quyền, để chính
quyền không thể gây trở ngại cho người bị trị và đảm bảo quyền tự do cho nhân dân. Ông
viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viên
Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hoặc viện
16
Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 1996, tr.100.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 15
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
ấy chỉ đặt ra những luật độc tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do
nếu như quyền tư pháp không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp
được nhập với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của
công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành
pháp thì quan toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của
quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên
thì tất cả sẽ mất hết.”17
Theo học thuyết tam quyền phân lập, quyền lực nhà nước phân chia thành các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp, không chỉ để chuyên môn hoá các quyền mà quan trọng
hơn là để giữa các quyền có sự giám sát, chế ước lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng về quyền
lực giữa các cơ quan công quyền. Cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của
mình, không có quyền trong lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác.
Quyền lực ngăn chặn quyền lực chính là điểm cốt yếu trong chủ trương phân chia quyền
lực. Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu cho rằng “Cơ quan lập pháp có
hai bộ phận ràng buộc nhau bằng chức năng ngăn cản bên này đối với bên kia. Cả hai
bộ phận đều bị ràng buộc bởi quyền hành pháp, mà quyền hành pháp thì cũng bị ràng
buộc bởi quyền lập pháp”.18 Theo ông, cơ quan hành pháp không có quyền thông qua
luật. Nhưng có quyền ngăn chặn lập pháp biểu quyết những đạo luật có hại cho quốc
gia... Ngược lại cơ quan lập pháp có quyền kiểm soát cơ quan hành pháp và khi luật lệ
ban hành không được áp dụng thì cơ quan lập pháp truy tố các cộng sự của nhà vua. Cơ
chế kiềm chế và đối trọng mà học thuyết tam quyền phân lập đưa ra nhằm mục đích giám
sát và ngăn chặn lạm dụng quyền lực. Trong đó tổ chức sử dụng quyền lực nhà nước đều
có sự độc lập cần thiết, đồng thời có quyền và phương tiện tương xứng để giám sát hoạt
động của các cơ quan khác, tạo thế cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan. Đây chính là
cơ sở lý luận để hình thành nguyên tắc kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của
nhà nước được xác định trong hiến pháp tư sản. Cả Jonh Locke và Montesquieu đều
mong muốn một xã hội tốt đẹp, trong đó quyền tự do của con người được đề cao, xã hội
không phải gánh chịu những lộng hành của Nhà nước. Và họ chủ yếu kỳ vọng vào sự
kiểm soát quyền lực nhà nước ngay trong hệ thống quyền lực. Là nhà nước mang đậm nét
phân quyền như Mỹ, Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Quốc Hội là cơ quan độc quyền lập
pháp, Tổng thống chỉ có thể đề nghị mà không có quyền trình dự án luật trước Quốc hội,
nghĩa là không có sáng quyền lập pháp, nhưng Tổng thống có quyền phê chuẩn hoặc phủ
quyết một dự luật đã thông qua theo một trình tự và giới hạn do luật định, nhằm kiềm chế
bớt sự lạm quyền của Quốc hội. Pháp viện tối cao Hoa Kỳ có quyền tuyên bố một đạo
luật là vô hiệu nếu trái ngược với Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng không có quyền thay đổi
17
18
Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 1996, tr.100,101.
Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Đại học KHXH và NV, Hà Nội, 1996, tr.110.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 16
--Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - thực tiễn và kiến nghị
hoặc huỷ bỏ đạo luật đó. Đây chính là giới hạn quyền lực được đặt ra nhằm kiểm soát
quyền lực, tránh lạm quyền.
Có thể nói, ưu điểm quan trọng nhất của học thuyết tam quyền phân lập là tránh
được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. Đánh dấu sự chuyển
biến từ việc sử dụng “quyền lực dã man” trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi
quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ. Loại bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, độc tài mảnh đất tốt cho sự lộng quyền, bức rào cản của dân chủ và phát triển xã hội. Sự hình
thành và phát triển của lý thuyết này gắn liền với quá trình đấu tranh cho bình đẳng, tự do
và tiến bộ xã hội. Lấy pháp luât làm tối thượng, lấy bảo đảm các quyền tự do công dân
làm mục đích cuối cùng. Không chỉ vậy, với cơ chế kiềm chế và đối trọng, kiểm tra và
chế ước lẫn nhau giữa ba nhánh quyền lực đã loại trừ được nguy cơ tập trung tất cả quyền
lực nhà nước vào tay một cá nhân, nhóm người hay một cơ quan quyền lực duy nhất nào
đó - nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tha hoá trong quá trình thực thi quyền lực. Nhờ cơ
chế này mà không cơ quan nhà nước nào có thể chi phối hoặc lấn át hoàn toàn hoạt động
của cơ quan khác. Đồng thời không cơ quan nào, tổ chức nào đứng ngoài hoặc đứng trên
pháp luật; nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát từ phía cơ quan nhà nước khác. Như vậy, sự
phân chia rành mạch về chức năng và nhân sự cùng với cơ chế kìm chế, đối trọng có tác
dụng vừa hạn chế khả năng lạm quyền, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát giác sự
lạm quyền, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân.19
* Các cơ quan nhà nước kiểm soát quyền lực lẫn nhau ở Việt Nam
Tổ chức và phân công quyền lực nhà nước ở nước ta trước đổi mới theo nguyên tắc
tập quyền. Trong tư duy chính trị pháp lý và trong các văn kiện chính thức của Đảng,
Nhà nước lúc bấy giờ, không hề tìm thấy các thuật ngữ “phân công, phân nhiệm một cách
rạch ròi ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Dưới ánh sáng đổi mới, một mặt
Đảng và nhà nước ta khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng mặt khác có sự
kế thừa những nhân tố tiến bộ trong tổ chức và phân công quyền lực của nhân loại. Đặc
biệt là những hạt nhân hợp lý, những giá trị tích cực trong học thuyết tam quyền phân lập.
Nghị quyết Đại Hội Đảng X khẳng định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp”20. Quan điểm này cũng được quy định tại Điều 2, Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm
2001) “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
19
Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trường Chính trị Thanh Hóa, Nội dung cơ bản của học thuyết tam quyền phân lập và ý
nghĩa trong tổ chức hoạt động của nhà nước ta hiện nay, [ngày truy cập 27-02-2013].
20
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006,
tr.45.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thanh Phương
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Duy, MSSV: 5095504
Trang 17