Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thiên nhiên kì thú 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.66 KB, 14 trang )

THIÊN NHIÊN KỲ THÚ - 1
Kỷ lục Guinness của các loài vật
Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vật
Loài vật lập kỷ lục sex thế giới
Kiểu bắt mồi kỳ quặc của chim ruồi
Những chuyện lạ về loài khỉ
Những sinh vật kỳ dị dưới đáy biển New
Zealand
Cá voi biết hát

Tự nhiên kỳ diệu qua ống kính
Thú biển có sừng
Loài vật leo trèo giỏi nhất
Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã
?
Những phát hiện thú vị về kiến
Sức mạnh vô địch của côn trùng
Loài vật nhịn đói giỏi nhất

Kỷ lục Guinness của các loài vật

Những chú voi khổng lồ chỉ
đứng thứ 3 về cân nặng.

Cân nặng và kích cỡ
Dài nhất là loài sứa khổng lồ: 75m, sau đó là cá voi xanh: 35m. Đứng thứ 3 là loài cá nhám
voi khổng lồ dài 18m. Cá sấu, trăn, cá đuối cũng nằm trong "top ten" về chiều dài với 8m.
Hươu cao cổ và voi, mặc dù cộng thêm cả chiếc cổ và chiếc vòi cũng chỉ được 6m và 4m.
Cá voi xanh vô địch về trọng lượng, con nặng nhất có thể lên tới 190 tấn, xếp thứ hai là cá
nhám voi (40 tấn). Những chú voi khổng lồ chỉ xếp hàng thứ 3 với cân nặng 6 tấn. Ngoài
ra, tê giác và hà mã cũng có cân nặng đáng kể: 3 tấn.


Ăn
Dẫn đầu danh sách các con vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành ngốn
hết 200kg cỏ khô, uống hết 200 lít nước. Tiếp theo là kền kền và sư tử, mỗi bữa chúng có
thể ăn liền một mạch hết 40kg thức ăn. Loài khỉ nổi tiếng ăn nhanh, có thể xơi một mạch
50 quả chuối. Còn loài chim cổ đỏ mỗi ngày ngốn hết 4,3m sâu. Xét về khả năng nhịn ăn,
họ nhà rắn được gọi là vua: mỗi năm chỉ cần 8-10 bữa ăn là đủ cho chúng; một con trăn có
thể nhịn đói suốt 12 tháng liền.
Khứu giác


Từ trước đến nay ta vẫn nghĩ rằng chó là loài vật thính nhất,
nhưng thực tế chỉ đứng thứ 3 về khả năng nhận mùi từ xa mà
thôi. Phá kỷ lục trong lĩnh vực này là bướm đêm. Một con ngài
đực có thể ngửi thấy mùi cách nó 11km; sau đó đến rái cá biển,
có thể nhận ra mùi khói cách 8km. Cá mập có thể phát hiện
Loài chó có thể phân biệt
được mùi của một giọt máu nhỏ hòa tan trong 115 lít nước.
được 100.000 mùi khác
Tuy nhiên loài chó lại dẫn đầu danh sách về con vật phân biệt
nhau.
được nhiều mùi nhất: 100.000 mùi.
Thính giác
Tiếng kêu khỏe nhất thuộc về loài cá voi xanh. "Giọng nói" của nó có thể đạt tới cường độ
âm thanh của một tên lửa đưa tàu con thoi vào vũ trụ. Mặt khác, nó có một cái tai rất thính,
có thể giao tiếp với đồng loại ở bên kia đại dương. Tiếng kêu của một chú khỉ có thể được
nghe thấy trong chu vi 15 km. Còn chim diệc sao nằm trong sách Guinness với tiếng "hót"
như bò rống và phát đi xa 4 km. Đối với loài thỏ, để báo hiệu nguy hiểm, chúng chỉ dùng
chân sau đập đập vài cái xuống đất. Cá heo vẫn không ngừng là đối tượng của nhiều
nghiên cứu vì ngôn ngữ của chúng rất đa dạng và kỳ bí. Đặc biệt, thính giác của chúng
phát triển hơn con người 10 lần, chúng có thể nghe được siêu âm trong khi con người

không thể.

Mắt ngựa có đường kính tới 5,5
cm.

Thị giác
Các loài chim săn mồi có cái nhìn tinh nhất: chim cắt di cư có thể nhận ra một con bồ câu
ở khoảng cách 8 km; đại bàng có thể phát hiện ra một con thỏ rừng từ trên độ cao 3.000m.
Động vật có mắt to nhất là mực thẻ khổng lồ: thủy tinh thể của nó có đường kính 38cm.
Ngựa giật kỷ lục có mắt to nhất (đường kính 5,5cm), vì thế nên người ta nói rằng ngựa
nhìn thấy con người to gấp 7 lần kích cỡ thực.

Răng
Trong suốt cuộc đời, một con cá sấu có hơn 3.000 chiếc răng,
nghĩa là răng nó rụng đi mọc lại 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục nhiều
răng lại thuộc về cá mập. Ngay khi một chiếc bị rụng, một
chiếc khác chờ sẵn đúng vị trí đó và sẽ mọc ngay, cứ như vậy,
trong suốt cuộc đời, cá mập có 20.000 chiếc răng. Kỷ lục về
răng to và nặng nhất thuộc về loài voi, riêng trọng lượng của bộ
răng sữa đã nặng tới 4kg. Chiều dài của răng loài sư tử biển
Trong suốt cuộc đời, cá khiến người ta khó thể quên: 80cm, bằng chiều cao của một
mập có tới 20.000 chiếc đứa trẻ 4-5 tuổi.
răng.


Dây cơ
Ai cũng nghĩ rằng loài ngựa suốt cuộc đời chỉ biết chạy phải phá kỷ lục về số lượng cơ
bắp. Trên thực tế, một con ngựa bình thường có 1.200 dây cơ. Kỷ lục về số lượng dây cơ
lại thuộc về loài sâu với 2.000 cơ tập trung trong các đốt vòng. Điều này giải thích vì sao
chúng có thể vặn vẹo hay quay người một cách dễ dàng.

Giao phối
Thời gian giao phối ngắn nhất thuộc về loài linh dương nhỏ và voi: một lần giao phối của
hai loài này chỉ vỏn vẹn có 10 và 20 giây. Thời gian mỗi lần dành cho "chuyện ấy" của khỉ
maki ở Madagascar là 2 giờ. Tuy nhiên, kỷ
lục lại thuộc về loài chuột nhắt: 12 giờ, vì thế sau khi giao phối,
chuột đực chỉ sống thêm được 5-10 ngày. Kỷ lục về số lần
thuộc về loài sư tử: 86 lần mỗi ngày. Còn bọ ngựa cái lại khiến
người ta ngạc nhiên vì sau khi thỏa mãn nó lại xơi tái bạn tình.
Có lẽ đây là "kinh nghiệm" cho loài nhện học tập, để tránh bị
nhện cái ăn thịt, nhện đực dâng cho bạn tình một con mồi, khi
con cái đang bận đánh chén thì nó "hành động". Chó sói nổi
Chuột nhắt đực chỉ sống tiếng là hung tợn nhưng lại là loài vật "hiền lành" nhất trong
thêm được 5-10 ngày sau cuộc
chuyện "phòng the". Loài vật được coi là chung thủy nhất có lẽ
giao phối kéo dài 12 giờ đồng
thuộc về sóc, nó có thể "gắn bó" 18 năm liền với một bạn tình.
hồ.
Mang thai
Con vật mang thai ngắn nhất là thú có túi ở châu Mỹ: 12 ngày, tiếp theo là chuột: 3 tuần.
Chiếm vị trí thứ 3 là thỏ: mang thai 1 tháng và có thể đẻ 5-12 con mỗi lần. Con vật mang
thai lâu nhất là tê giác: 1 năm 6 tháng 20 ngày và voi châu Á: 2 năm 1 tháng. Nhưng kỷ lục
lại thuộc về loài kỳ nhông đen sống ở vùng núi Alpes: 3 năm 2 tháng và 20 ngày.

Thú biển có sừng
Kỳ lân biển thuộc loài thú có vú. Tương tự như cá voi, chúng sống ở
những vùng biển lạnh. Điều khác biệt là chúng... có sừng. Kỳ lân biển
phát ra tiếng kêu khàn đục. Người ta thường gặp chúng ở những vùng
biển bắc Canada, đông và tây Greenland, ngoài khơi bán đảo
Svalbard và Siberia. Chúng thường xuất hiện ở độ sâu 300-400 m.
Kỳ lân biển với cái

sừng trên đầu.
Con đực và cái luôn bám nhau như hình với bóng. Con cái 3 tuổi đã phát dục, còn con đực
phải đợi thêm 3 năm nữa. Kỳ lân biển mang thai 14 tháng và sinh một con, rất hiếm có
trường hợp sinh đôi. Vừa lọt lòng, con non đã được tạo hoá tặng ngay cho một lớp mỡ dày
để chống chọi với cái lạnh ghê gớm của phương Bắc. Dần dần, cái đầu tròn vo của nó dài
ra như quả dưa gang, và cái mỏ cũng hình thành rõ ràng. Một con kỳ lân biển trưởng thành
dài từ 3,5-5 m và có thể nặng đến 1.500 kg.


Sừng kỳ lân biển là một thứ ngà dài, xoắn
ngược chiều kim đồng hồ, mọc từ sọ, xuyên
qua mặt. Con đực có sừng dài 3 m, nặng 10 kg.
Sừng vẫn tiếp tục dài ra cả đời. Nhưng vì nó
khá mảnh nên rất dễ gãy, nhất là trong các cuộc
ẩu đả giữa những con đực. Con cái có sừng dài
Cái tên kỳ lân xuất khoảng 20 cm. Cho đến nay, các nhà khoa học
Chiếc sừng mọc
phát từ một loài vẫn không thể giải thích được sự hiện diện của
xuyên từ sọ của kỳ
ngựa có sừng trong cái sừng kỳ quặc này. Có ý kiến cho rằng, đó là
lân biển.
truyền thuyết.
bộ phận để phân định “giai cấp”. Số khác cho
rằng, sừng này dùng để đào bới cát biển để tìm thức ăn. Nhưng nếu vậy, con cái hầu như
không có sừng sẽ chết đói ư?
(Theo Thế Giới Mới)
Về đầu trang
Tự nhiên kỳ diệu qua ống kính
Cuộc thi các bức ảnh đẹp chụp cảnh thiên nhiên do Tạp chí Wildlife của BBC
và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London đồng tổ chức n ăm nay đã nhận được

18.500 bức ảnh gửi tới từ 50 quốc gia. Dưới đây là một số tác phẩm được
đánh giá cao:
Cuộc chạy
trốn của cá
sardine.
Tác phẩm của Doug Perrine ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu trong "Cuộc chạy trốn của cá
sardine", khi một đám khổng lồ các con cá sardine bơi trên bờ biển phía đông của Nam
Phi. Đó được xem là một trong những cuộc di cư hoành tráng nhất trên hành tinh.

Con thằn lằn ẩn sau
chiếc lá.
Con thằn lằn ẩn sau chiếc lá. Gabby Salazar, 17 tuổi, người Bắc Carolina, Mỹ đã chụp
được bức ảnh này khi mới lên 12. Con thằn lằn xanh của cậu được ống kính ghi lại khi
đang rình bắt côn trùng trong đám hoa ở Trung tâm tự nhiên Valley, Weslaco, phía nam
bang Texas. Một cách ngụy trang hoàn hảo.


Chó rừng săn hồng hạc. Tác phẩm do Anup Shah,
người Anh chụp được trên hồ Makat, trong miệng
núi lửa Ngorongoro ở Tanzania. Tại đây, chó rừng
và linh cẩu săn đuổi hồng hạc đang kiếm ăn theo
đàn đông tới cả ngàn con trên vùng hồ ấm, nông
và đầy ắp tảo này.

Chó rừng săn hồng hạc.

Rùa khổng lồ đảo Galapagos
lúc rạng đông.

Tui De Roy từ New Zealand đã chụp được hình ảnh những con rùa khổng lồ trên quần

đảo này, nằm ở rìa Thái Bình Dương.

Về đầu trang
Những cách dùng lưỡi độc đáo của động vật
Lưỡi của chim gõ kiến xanh dài gấp 5 lần chiều dài đầu của nó, đến
mức phải cuộn tròn lại bên trong miệng khi co vào. Do chiếc lưỡi dày
này được hình thành bởi những cơ rất mạnh nên khó có con côn trùng
nào thoát được cho dù trốn sâu trong thân cây...
Nổi tiếng trong lĩnh vực săn mồi bằng lưỡi là tắc kè hoa. Nhanh tựa tia chớp, nhờ một động
tác trải ra cực mạnh, nó vụt le chiếc lưỡi dài lấm tấm hình những viên bi tròn có thể dán cứng con
mồi như giấy bẫy ruồi, muỗi. Và khi nó rụt lại thì con mồi đã nằm gọn trong miệng.
Nhưng tắc kè hoa không phải là loài duy nhất được tạo hoá ban cho một hệ thống bắt mồi
bằng lưỡi cực kỳ hoàn hảo. Tương tự như thế, lưỡi của loài nhái cũng chứa một chất lỏng dính
như keo khiến con mồi hết hy vọng chạy thoát. Còn tamanoir, con vật 4 chân chuyên ăn mối có
chiếc lưỡi dài đến 60 cm trong một cơ thể chỉ có chiều dài 1,5 mét. Điều kỳ diệu là chiếc lưỡi này


- được bao bọc bởi những chiếc gai cực nhỏ nghiêng về phía sau và được bôi trơn bởi một chất
nhầy tựa như keo dán - có thể phóng vào tổ mối và rụt lại đến 150 lần/phút để bắt đến 30.000 con
mối mỗi ngày.
Trong khi đó chiếc lưỡi của loài gấu Mã Lai lại có thể co dãn theo chiều dài nhằm giúp
chúng liếm mật hay các con nhộng bên trong những bọng cây hay vách đá. Tương tự gấu Mã Lai,
lưỡi của hươu cao cổ có thể rụt lại rồi phóng dài thêm 40 cm để vươn tới những ngọn cây cao
hoặc luồn qua những chiếc gai nhọn của cây acacia để tước những chiếc lá non. Ngoài ra, lưỡi
cũng dễ dàng chuyển thành màu tím hay đen để chống chọi với ánh nắng mặt trời gay gắt ở châu
Phi trước khi được lè ra.
Lưỡi của loài vật còn có thể trở thành một chiếc hộp đựng đầy dụng cụ săn bắt mồi. Chẳng
hạn như lưỡi của loài chuột túi chuyên ăn mật ở Australia khi rụt lại sẽ biến thành một chiếc lọ để
ăn bụi phấn và nhuỵ hoa. Còn chiếc lưỡi đầy gai nhọn của loài chim cánh cụt hoàng đế có thể
giúp chúng giữ chặt con mồi dưới biển sâu.

Đôi khi lưỡi của một số loài vật lại có... răng. Chiếc lưỡi nhám đầy răng nhỏ li ti của loài cá
pantodon hay arapaima dài đến 4,5 mét ở vùng Amazone có chức năng vừa bắt và xé xác con
mồi. Ở một số loài khác, cơ quan này giúp chúng uống nước khi rụt lại. Tắc kè gecko có chân
hình chân vịt sống trên sa mạc Namib có thể phóng chiếc lưỡi dài để liếm những giọt sương đêm
còn đọng trên mắt chúng. Ở những loài tắc kè gecko khác, lưỡi còn giúp chúng lau chùi những
con mắt không mí được bao bọc bởi một lớp vảy trong suốt luôn bị dơ bẩn.
Nếu như lưỡi của một số loài vật có chức năng chăm sóc và bảo vệ cơ thể thì ở một số loài
vật khác cơ quan này lại trở thành cái bẫy để đánh lừa và giúp chúng săn bắt mồi. Hãy kể đến
chiếc lưỡi diệu kỳ của loài rùa ăn thịt nước ngọt lớn nhất thế giới. Nằm im một chỗ dưới đáy ao,
hồ, loài rùa này thu hút sự quan tâm của cá nhờ chiếc lưỡi uốn cong lóng lánh nổi lưng chừng
mặt nước như hình con sâu. Bị thu hút bởi con sâu giả này, các loài cá khác vội lao đến đớp mồi
mà không ngờ đã rơi vào chiếc bẫy giăng sẵn. Thế là khi rùa rụt lưỡi thì con cá cũng rơi vào
miệng chúng.
Không thể không kể đến tác dụng quạt mát của lưỡi ở loài chó khi nó liếm xoành xoạch
quanh miệng. Với loài cá sấu, lưỡi lại có chức năng làm kẹp mũi. Khi con vật lặn xuống, chiếc
lưỡi của nó biến thành một chiếc nút khổng lồ để chặn nước không tràn vào đường hô hấp giúp
nó không chết chìm.
Ở một số loài vật khác, lưỡi có chức năng nhận biết. Loài nhuyễn thể có tên gọi chiton
chuyên bám vào các hố đá mỗi khi thuỷ triều xuống thì dùng lưỡi để di chuyển theo từ trường trái
đất, nhờ chất oxit sắt magnetit bao bọc quanh cái lưỡi này. Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên
cứu Brigitte Frybourg của Pháp đang tìm hiểu chức năng định vị qua lưỡi của chúng. Họ hy vọng
có thể ứng dụng vào việc giúp người mù nhận biết phương hướng nhờ gài một con bọ điện tử vào
lưỡi. Còn các nhà quân sự học Mỹ lại nghiên cứu chức năng nhận biết mùi qua lưỡi của loài ong
để sử dụng chúng vào việc rà mìn.
Theo Tạp chí Khoa học và Đời sống
Về đầu trang

Kiểu bắt mồi kỳ quặc của chim ruồi



Uốn cong cái mỏ dưới với độ mềm dẻo đến không ngờ, con chim ruồi chộp lấy
mồi của nó chỉ trong tích tắc. Video tốc độ cao của các nhà khoa học Đại học
Connecticut ở Storr (Mỹ) đã ghi lại được cảnh tượng lạ lùng này.
Nửa dưới của chiếc mỏ hẹp và thẳng tắp của chim ruồi có thể uốn cong gần như gấp khúc
xuống dưới, mặc dù chúng không hề có điểm nối nào. Cử động này cũng góp phần mở
rộng miệng của nó.
Chim ruồi là ví dụ hoàn hảo cho sự thích nghi về mặt thể chất, làm cho mỏ của chim ruồi
cân bằng được hai vai trò hút mật và bắt côn trùng. Chiếc mỏ thuôn dài đặc biệt cho phép
nó cắm sâu vào hoa để hút mật, nhưng dường như lại quá kềnh càng để bắt côn trùng. Mật
hoa không đủ cung cấp dinh dưỡng cho chúng, đặc biệt trong thời kỳ di cư hoặc đẻ trứng.
Để bắt một con ruồi giấm, con chim ruồi há mỏ và mở rộng miệng, đồng thời uốn cong mỏ
dưới xuống. Chúng lao vào con mồi với cái miệng mở rộng và mỏ dưới cong đi 15-20 độ,
nhờ vậy chúng dễ dàng đớp được côn trùng ở gần gốc mỏ của chúng.
Về đầu trang
Những chuyện lạ về loài khỉ
Đàn
khỉ
nuôi
em

Một chú bé 2 tuổi tên là John Ssabunnya ở làng Bambo thuộc Uganda bị lạc vào rừng
năm 1988, được một bầy khỉ cứu sống và nuôi nấng cậu như một thành viên trong bầy.
3 năm sau, n ă m 1991, người dân làng Bambo phát hiện ra trong quần thể khỉ xanh
sinh sống trong rừng có một sinh vật rất giống người. Người nó đầy bụi đất, râu tóc dài
thậm thượt, phủ đầy rận. Sau khi bị bắt và đem tắm rửa sạch sẽ, người ta phát hiện ra
rằng cậu bé chính là John Ssabunnya.
Từ đó đến nay cậu được trại trẻ mồ côi Kamuzinda Christian nuôi dưỡng và đang
tập tành những phong cách sống của con người.
Điểm nổi bật nhất ở cậu bé này chính là giọng hát rất trong trẻo. Hiện cậu đang là
giọng ca khá nhất trong dàn đồng ca Pearl of Africa của nhà thờ.

Khỉ cứu trẻ con
Con khỉ cái Bin-ti Jua ở vườn bách thú brookfield (thuộc bang Chi-ca-gô-Mỹ) đã lập
công cứu mạng một bé trai 3 tuổi. Đó là vào ngày 16-8-1996, một bé trai vì quá mải xem
thú nên đã ngã vào khu vực nuôi khỉ Gô-ri từ độ cao 6 mét, bất tỉnh ngay trên một tảng đá
trong chuồng khỉ. Ngay lập tức, chị khỉ Bin-ni-Jua rời khỏi bầy, chạy vội đến bế bé trai lên
một cách dịu dàng khéo léo, rồi ôm chặt vào lòng, mang đến đặt trước cửa ra vào để nhân
viên bảo vệ vườn thú đến ôm em bé đi. Chú bé thoát hiểm, chỉ gãy một cổ tay, và sau đó
được cứu chữa lành lặn. Năm đó, tạp chí Newsweek bình chọn Bin-ni Jua là “vị anh hùng
của năm 1996”. Theo tiếng địa phương thì “Bin-ni Jua” có nghĩa là “tia sáng mặt trời”, và
“chị hùng khỉ” quả thật là một ngôi sao sáng chói của nước Mỹ khi có hàng nghìn bức thư
từ khắp mọi miền trên đất nước gửi đến tỏ lòng ngưỡng mộ và cảm ơn.
Khỉ thay hiền thê
Là một thanh niên tật nguyền, chàng thanh niên Chrít-tốp-phơ. 23 tuổi người Mỹ, qua
nhiều năm chỉ ngồi trên chiếc ghế bành và di chuyển rất khó khăn, khiến cho chàng trở nên
bi quan, chán đời. Nhưng từ ngày chàng nuôi dạy một con khỉ con, đặt tên cho nó là


Tendresse (Dịu Dàng), thì chàng trở nên yêu đời hơn, không còn tự ti mặc cảm với thương
tật của mình. Chính con khỉ Tendresse đã giúp đỡ chàng rất nhiều việc, làm thay cho
chàng tất cả những việc vặt trong nhà. Chrít-tốp-phơ chỉ cần ngồi một chỗ, ra lệnh, và khỉ
lập tức tuân hành ngay. Tendresse có thể mở đóng cửa, bật tắt ti-vi, lắp băng video vào đầu
máy rồi mở cho chạy hoặc ngừng, mở tủ lạnh lấy đồ ăn và đút cho Chrít-tốp-phơ ăn, rót
nước cho chủ nhân uống. Khỉ Tendresse phục vụ tận tình và quan trọng là rất có... tình
cảm, khiến cho bạn bè của Chrít-tốp-phơ phải gọi đùa “nàng” Tendresse là “vợ hiền” của
chàng.
Chú khỉ tài hoa
Đó là chú khỉ Chi-ta, “diễn viên điện ảnh” lừng danh một thời khi tham gia đóng các
bộ phim về Tắc-dăng vào những năm 50-60. Khỉ Chi-ta nghỉ hưu năm 59 tuổi, vẫn tỏ ra
còn sung sức khi chuyển qua lĩnh vực... hội họa. Chi-ta dùng thời giờ rảnh rỗi của mình để
vẽ tranh. Tranh của Chi-ta được triển lãm ở Luân Đôn (Anh), được dân thưởng ngoạn ưa

thích nên tranh nhau mua cho được, tiền thu từ những bức tranh của Chi-ta đã được sung
vào Quỹ bảo vệ súc vật. Sống những năm cuối đời thanh nhàn tại Ca-li-pho-ni-a, khỉ Chita luôn luôn tỏ ra là một nghệ sĩ, nhiều người phải bái phục tài năng của nó.
Về đầu trang
Những sinh vật kỳ dị dưới đáy biển New Zealand
Trong dự án liên kết thám hiểm đáy biển của các nhà khoa học
New Zealand và Australia các nhà khoa học đã phát hiện nhiều loài
sinh vật lạ lùng tại vùng đáy biển phía Tây bắc New Zealand.
Cá răng nanh, loài sinh
vật biển kỳ dị chưa từng
thấy.
Có một loài sinh vật rất lạ, các nhà khoa học cam đoan rằng chưa từng thấy nó trong danh
mục các sinh vật biển, chúng tạm được gọi là cá răng nanh. Loài cá kỳ dị này có hàm răng dài
bất bình thường, cắm ngược lên trên đầu. Trên đầu chúng có các lỗ vừa vặn với hàm răng cắm
ngược lên đó.
Còn vô số các loài cá lạ lùng khác nữa như: Những con nhện
biển khổng lồ, tôm vỏ cứng như bọc sắt và các động vật kỳ dị có
hàng răng lởm chởm , cá nhám góc, cá mập gai, cá quỷ...

Nhện biển khổng lồ.

Những khám phá kỳ thú này làm cho các nhà khoa học chú tâm tìm hiểu hơn về đời sống
của các sinh vật dưới đáy biển. Họ cho rằng ở dưới đáy biển sâu, các dạng sinh vật đều khác xa
so với các tầng nước nông hơn. Trong lần thám hiểm này, đã có tổng cộng 500 loài cá, 1.300 loài
nhuyễn thể được phát hiện. Một số chuyên gia cho rằng, với số lượng sinh vật biển lớn như vậy,
có lẽ phải mất hàng năm trời để nghiên cứu.
Về đầu trang


Loài vật nhị đói giỏi nhất
Rắn lao không ăn, không uống, trung bình sống được 78,2

ngày, con sống lâu nhất là 107 ngày, con sống ít nhất cũng được 34
ngày. Nếu cho chúng uống một ít nước, sức nhịn đói sẽ tăng lên trên
dưới một lần, trung bình sống được 148 ngày, trong đó con nhịn đói
giỏi nhất sống được 392 ngày, kém nhất cũng sống được 80 ngày.
Tại sao rắn có bản lĩnh tuyệt thực giỏi như vậy?
"Khai thác triệt để"
Sở thích ăn uống của rắn cực lớn, có những con rắn chỉ một hơi có thể nuốt liền 4-5
con chuột bạch nhỏ, chim sẻ. Rắn lao có thể nuốt trôi con chim to gấp 10 lần đầu nó. Thức
ăn vào đến bụng trong vòng 4-5 ngày đã bị tiêu hoá hết, không chừa cả xương. Trong phân
của chúng chỉ sót lại một ít lông. Sau khi hấp thu hết dưỡng chất từ thức ăn, thể trọng của
rắn tăng lên rõ rệt. Ví dụ, nếu rắn lao ăn 300 g, cân nặng của nó sẽ tăng trung bình 100 g,
mức tăng cao nhất đạt tới 72,7% lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Cứ mỗi mùa thu đến, rắn lại bận rộn kiếm mồi để tích luỹ cho kho vật tư năng lượng,
chuẩn bị cho nhu cầu lúc ngủ đông “không ăn không hoạt động”. Nếu mổ rắn trước thời kỳ
này, ta sẽ thấy trên người chúng chứa rất nhiều mỡ. Đây là nguồn năng lượng dồi dào mà
rắn sẽ "đốt" dần trong thời tiết giá lạnh của mùa đông.
"Tiết kiệm tuyệt đối"
Sờ vào mình của các loài chim như gà, bồ câu hay động vật có vú như mèo, chó và kể
cả người, ta đều thấy rất ấm áp. Đây là các loài động vật đẳng nhiệt. Nhưng sờ vào mình
rắn bạn sẽ thấy lạnh toát. Chúng là động vật biến nhiệt.
Động vật đẳng nhiệt luôn phải giữ cho thân nhiệt ổn định, vì vậy cần sử dụng nhiều
năng lượng trong cơ thể để duy trì trạng thái này. Dùng hết thì phải bổ sung. Chẳng hạn
mỗi ngày loài chim cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương trọng lượng cơ thể mới
đạt được mục đích đó. Còn như rắn, một năm bốn mùa, thân nhiệt của chúng không giống
nhau, trong một ngày thân nhiệt cũng thay đổi rất lớn theo sự biến đổi nhiệt độ môi trường.
Vì vậy, rắn huy động năng lượng trong cơ thể ít hơn rất nhiều so với động vật đẳng nhiệt.
So sánh giữa lợn và trăn có cùng thể trọng, nếu mỗi ngày lợn tiêu hao 150 phần vật tư
năng lượng thì trăn chỉ cần một phần là đủ. Khi ngủ đông, chúng tiêu hao càng ít. Sau hơn
5 tháng nằm im, trọng lượng của trăn chỉ giảm có 2%. Trong giới động vật, rùa và chim
cũng có thuật tiết kiệm năng lượng vào hàng cao thủ

Về đầu trang
Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?
Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà
chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của
loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Khi đáp
xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi
nằm phục trên cành. Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung
trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt,


đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt
cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt
lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra.
Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại
não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển
nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi
mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở
được trên cành cây.

Về đầu trang
Loài vật lập kỷ lục sex thế giới
Những anh chàng dế sung mãn ở Australia có thể giao cấu
50-58 lần trong vòng 3-4 tiếng với cùng một cô nàng. Chúng
đã phá vỡ kỷ lục thế giới về tần xuất giao phối của bất kỳ loài
sinh vật nào trong vương quốc động vật và côn trùng.
Những kẻ nắm giữ kỷ lục hiện thời là sư tử và hổ. Chúa tể sơn lâm có thể giao phối
50 lần/ngày với mỗi lần 5-15 phút và kéo dài trong 5-6 ngày.
Nhóm nghiên cứu đã có kết quả trên sau khi quan sát hành vi tình dục của những
con dế trong phòng thí nghiệm. Chúng được bắt về từ quần thể thuộc Đại học Toronto
và Đại học Western Australia. Tất cả được nuôi dưỡng riêng biệt để đảm bảo sự trinh

tiết.
Về đầu trang
Sức mạnh vô địch của côn trùng
Trong thế giới côn trùng, nhiều động vật có khả năng khó tưởng
tượng. Chẳng hạn, một con bọ nhảy có thể bật cao vượt gấp 200 lần
chiều cao của nó, con kiến có thể vác được vật tương đương với 52
lần trọng lượng bản thân. Ngay cả nhiều loài bướm yếu ớt cũng có
thể bay xa liên tục mấy trăm nghìn mét.
Sở dĩ côn trùng có sức mạnh đáng kinh ngạc đến vậy là vì chúng có tổ chức cơ thịt rất phát
triển, không chỉ đặc biệt về kết cấu mà còn có số lượng rất lớn. Nếu như loài người có hơn
600

thịt,
thì
côn
trùng
lại

đến
hơn
2.000
cơ.
Cơ thịt của côn trùng ngoài việc giúp chúng nhảy cao nhảy xa, còn có thể giúp chúng bay
lượn đường trường. Chuồn chuồn, bướm, ong, thiêu thân… có thể bay được rất xa chính là
dựa vào phần cơ thịt nối liền giữa ngực và lưng của chúng.
Đặc biệt, với cơ thịt phát triển, loài bướm có thể vỗ cánh lên xuống, kéo cả cơ thể tiến lên
phía trước, lùi về phía sau hoặc bay vòng quanh. Khi chúng nghỉ không bay nữa, cánh vẫn vỗ
không ngừng, đó là chúng lợi dụng cơ thịt vận động làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, để lúc
nào cũng có thể sẵn sàng bay được. Điều này cũng giống như máy bay trước khi cất cánh, cần



phải khởi động động cơ vậy
Về đầu trang
Cá voi biết hát
Cá voi xanh trưởng thành dài chín mươi bộ và
một con cá voi lớn cân nặng một trăm năm
mươi tấn! Vì vậy cũng không đáng ngạc
nhiên khi ta biết cá voi xanh phát ra những
âm thanh mạnh nhất và sâu nhất trong các
loài động vật. Bạn có thể tưởng tượng tiếng
rên rỉ của cá voi xanh là một âm thanh phức tạp có thể trầm hơn mọi giới hạn nghe
được của con người. Những âm thanh đó mạnh đến nỗi chúng có thể đi xuyên qua
đại dương. Và vì thính giác của chúng rất nhạy, có thể cho rằng cá voi xanh đã "trò
chuyện" với nhau qua hàng ngàn dặm dưới nước
Một loài cá voi nhỏ hơn, cá voi lưng gù có thể phát ra nhiều âm thanh khác
nhau với một giọng trầm bổng: rên rỉ, khụt khịt, rít the thé, lầu bầu, tắc lưỡi, huýt
sáo, lải nhải, lục cục, gầm gừ, nức nở, thỏ thẻ và cả những âm thanh ầm ầm như sấm
nữa. Cá voi lưng gù còn biết làm nhiều trò ngộ nghĩnh hơn. Chúng hát. Thực ra,
chúng có thể phát ra nhiều âm thanh khác nhau với một giọng trầm bổng: rên rỉ, khụt
khịt, rít the thé, lầu bầu, tắc lưỡi, huýt sáo, lải nhải, lục cục, gầm gừ, nức nở, thỏ thẻ
và cả những âm thanh ầm ầm như sấm nữa.
Bài hát của cá voi lưng gù rất mê hoặc. Chúng hát đi hát lại nhiều lần, từng nốt
một, trong suốt thời kỳ tìm bạn đời của chúng ở vùng nước ấm ngoài khơi Hawaii,
vùng Baja California và Caribbean. Những thành viên của cùng một nhóm cá voi
luôn luôn hát cùng một bài, hoặc gần như vậy. Vì thế, cá voi bắc Thái Bình Dương
hát một bài, cá voi Đại Tây Dương hát một bài khác. Điều đáng ngạc nhiên là mỗi
năm bài hát của chúng mỗi khác. Sau tám tháng đi xa kiếm ăn, cá voi lại trở về vùng
nước ấm của mình để hát khúc aria vang vọng của năm trước và thêm vào vài đoạn
hoàn toàn mới.
Về đầu trang

Loài vật leo trèo giỏi nhất

Tắc kè có thể
hoạt động trên mọi
điều kiện địa hình,
từ trơn trượt đến
thô ráp.

Đó là loài tắc kè, nhìn chúng thoăn thoắt leo dọc trên mọi bờ
vách, những tay leo núi thượng thặng nhất cũng phải bái phục. Nó
còn có thể leo lên vách thuỷ tinh với tốc độ 1 m/giây mà không hề để
lại dấu vết nhớp nhúa nào. Chỉ riêng lực bám trên một chân của nó
thôi cũng đủ để nâng bổng một em bé hai tuổi!

Nhìn bằng mắt thường, ngón chân tắc kè có nhiều hàng vảy song song. Dưới kính hiển
vi, người ta nhận thấy mặt trên mỗi chiếc vảy gồm rất nhiều sợi lông, chính xác hơn là


5.000 sợi trên mỗi milimét vuông. Như thế, mỗi bàn chân của tắc kè có 500.000 sợi lông
dài bằng chiều rộng hai sợi tóc người. Nếu nhìn gần hơn nữa, ở mức độ nhỏ hơn bước sóng
ánh sáng nhìn thấy, mỗi sợi lông tận cùng bằng một túm gồm vài trăm sợi liti có dạng thìa.
Với 500.000 sợi lông trên bề mặt một đồng xu nhỏ, có thể nâng được một đứa bé hai
tuổi. Một con tắc kè chỉ nặng 40 gr, do vậy 4 chân của nó có lực bám lớn hơn cần thiết đến
1.000 lần.
(Theo Science & Avenir)
Về đầu trang
Những phát hiện thú vị về kiến
Kiến làm món ăn khoái khẩu.

Một hãng chuyên kinh doanh thức ăn nhập từ nước ngoài vừa cho biết sẽ bán nửa tấn

kiến Colombia lớn có bụng to - được nuôi rất nhiều trong các nghĩa trang – sang các nước
châu Âu, Úc và Hoa Kỳ để làm món ăn phục vụ thực khách có nhu cầu dùng món lạ miệng
tại đây sau khi món ăn kiến nướng trở nên phổ biến tại Anh. Hãng Edible Limited, cơ quan
nhập món kiến trên, đã bổ sung vào catalogue chuyên sưu tầm các món lạ lùng nhất trên đời
cho những người sành ăn các món “độc nhất vô nhị” của mình món mới thứ ba có tên:
“Kiến nướng khổng lồ” (Giant Toasted Ants) sau hai món “Dế bọc sô-cô-la” (Chocolate

Kiến trở thành món
hàng kinh doanh
covered crickets) và “Bọ cạp xào khoai tây” (Scorpion potatoes).

Kiến làm thú nuôi trong nhà
Những con kiến với số lượng ước tính lên đến hàng ngàn con hiện đang được “nuôi
nấng và chăm sóc” cẩn thận tại hầu hết các căn hộ ở khắp nước Đức. Chúng được xem như
là một vật nuôi cưng (pets) mới - một thú chơi mới nhất đang thu hút sự say mê của người
dân nước này.
Người dân không còn ngần ngại chịu chi hàng trăm euro để mua một bồn nuôi kiến
bằng nhựa trong lớn bằng cả một cái bàn uống cafe, bên trong là cả một “vương quốc” kiến


gồm một con kiến chúa và hàng trăm con kiến thợ đem về nhà nuôi. Mọi người đang nhận
thấy rằng những con vật nuôi cưng không nhất thiết phải là những con cún con, những con
mèo con hay những con cá cảnh có màu sắc sặc sỡ. Kiến dễ nuôi, dễ chăm sóc hơn những
loài trên rất nhiều. Chẳng hạn, chúng đâu có ăn gì nhiều đâu, chỉ ăn những mẩu thức ăn
thừa thải vụn vặt rơi rớt của con người; chúng không có bốc mùi; chúng cũng đâu có làm
ồn ào gây huyên náo để bạn phải bực mình; chúng sống rất lâu đến 30 năm và là loài rất
sạch sẽ đến khó tính và - trên hết cả - chúng là loài vật rất đáng yêu và có sức lôi cuốn đặc
biệt.

Trên thế giới có

khoảng 10.000 giống kiến
Đàn kiến khổng lổ tấn công nước Úc

Kiến ngoại
lai từ Argentina
Một đàn kiến khổng lồ không thuộc giống kiến bản địa tiến theo đoàn trải dài hơn 100
km (62 dặm), điều chưa bao giờ được thấy trước đây, đã được phát hiện tại thành phố
Melbourne, nước Úc. Sự xuất hiện bất thường của rất nhiều con kiến lạ mặt kéo theo sự đe
dọa đến sự tồn tại của các giống sinh vật khác đang sinh sống trong thành phố. Những con
kiến trên, theo xác định ban đầu được nhập khẩu từ Argentina, được xếp là 1 trong 100 loài
sinh vật có mức độ xâm lấn thực địa nhanh có hại nhất thế giới. Mặc dù, ban đầu chúng chỉ
tồn tại theo từng nhóm nhỏ bình thường giống như những loài kiến thông thường khác tại
nước của chúng, Argentina, thế nhưng khi xâm nhập vào nước Úc, những đàn kiến với số
lượng nhỏ này dần dần sáp nhập lại với nhau thành một đàn kiến khổng lồ hàng triệu triệu
con, kéo đàn đi theo hàng trải dài hơn 100 km. Các chuyên gia môi trường sợ rằng sự xâm
lấn của đàn kiến đông đảo này đe dọa đến sự da dạng sinh học (biodiversity) nhiều loài
khác trong khu vực. Được biết loài kiến Argentina này không có hại cho con người nhưng
vô cùng nguy hiểm đối với lài kiến bản địa, các loài thực vật và nhiều loài côn trùng khác...

Kiến trắng gặm nhấm quần thể danh lam cổ ở Trung
Quốc

Quần thể kiến trúc cố
tại Xian - Trung quốc bị
kiến trắng phá hoại


Loài kiến trắng (con mối) rất thích gặm “ăn” gỗ, đặc biệt là gỗ càng nhiều tuổi chúng
càng thích. Và quần thể kiến trúc cổ tại Xian, Trung Quốc với các tòa nhà, chùa... đều được
làm bằng gỗ hơn 1.400 năm tuổi đã bị loài kiến trắng tấn công mãnh liệt, gặm phá dần dần

gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể hư hỏng nặng bất cứ lúc nào. Loài kiến trắng đang đe
dọa quần thể kiến trúc cổ 2.000 năm tuổi ở Xian, Trung Quốc. Cụ thể, quần thể 18 nhà
đang trong tình trạng nguy hiểm, trong đó đặc biệt có 2 nơi đang bị kiến trắng nặng nhất là
Bảo tàng Beilin được xây dựng trong suốt triều vua Tang (618-907) và chùa cổ Dayan có
cùng niên đại. Được biết, Xian, một trong những thành phố nổi tiếng nhất của Trung Quốc,
từng là thủ đô trong lich sử suốt 13 triều vua Trung Hoa. Thành phố còn được mọi người
biết nhiều bởi là nơi trú ngụ của Đội quân bằng đất nung nổi tiếng với hàng ngàn chiến binh
được tạc giống y như thật được tìm thấy trong ngôi mộ của vị vua đầu tiên của Trung Hoa
Qin Shihuang (Tần Thủy Hoàng).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×