TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƢ PHÁP
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2009–2013
Đề tài:
HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI
NHU CẦU THỰC TIỄN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THỊ TRÚC GIANG
LÂM THANH TRƢỜNG
MSSV: 5095580
Lớp: Luật Thƣơng Mại 3 – K35
Cần Thơ – 4/2013
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đời sống không ngừng vận động và phát triển, quan điểm về vấn đề giới tính ngày
càng thay đổi. Nếu như trước đây cách nhìn của xã hội dành cho người đồng tính còn
chứa đựng nhiều sự kì thị, thì ở thời điểm hiện tại họ đã dần được cộng đồng đón nhận
với thái độ cởi mở. Được xem là một thực thể xã hội, có đầy đủ tư cách công dân; nhưng
một số quyền và lợi ích cơ bản của người đồng tính vẫn chưa được pháp luật nhìn nhận
thấu đáo. Chính vì lẽ đó phong trào đấu tranh đòi bình đẳng của người đồng tính đã và
đang diễn ra một cách sôi nổi trên phạm vi toàn thế giới, nổi bật trong đó là phong trào
yêu cầu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Hiện nay trên thế giới đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân đồng
giới, bên cạnh hơn 40 nước khác đã chấp nhận hai người cùng giới tính đăng ký chung
sống hợp pháp với nhau dưới những hình thức như: kết hợp dân sự, chung sống có đăng
ký, quan hệ đối tác...
Lịch sử lập pháp Việt Nam từ trước đến nay chưa có một quy định cụ thể nào về hôn
nhân đồng giới, cũng như những vấn đề pháp lý phát sinh từ mối quan hệ giữa hai người
cùng giới tính. Thực tế cho thấy, đã có nhiều đám cưới đồng tính được tổ chức; nhưng
theo quan điểm của đại đa số vẫn rất khó để chấp nhận. Việc không thể chấp nhận trước
tiên được thể hiện ngay tại khoản 5, điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa
đổi bổ sung năm 2010): “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Có vẻ với xã
hội chúng ta, hôn nhân đồng giới là một khái niệm không mới nhưng lại chưa được nhìn
nhận cụ thể và khách quan. Luật không cho phép kết hôn, trong khi quan hệ giữa những
người đồng tính vẫn tiếp tục phát triển, dẫn đến hệ quả tất yếu là sẽ nảy sinh những vấn
đề pháp lý. Ở giai đoạn lập pháp lại chưa thể dự liệu chính xác để điều chỉnh một cách
toàn diện, nên không tránh khỏi những bất cập ở quá trình hành pháp và tư pháp. Cũng
phải nói thêm là mặc dù không được chấp nhận rộng rãi, nhưng thái độ đối xử với người
đồng tính ở nước ta đã có những điểm tích cực hơn so với một số nước khác, không đến
mức cực đoan như: đánh đập, giết, bỏ tù người đồng tính. Bên cạnh đó một bộ phận phụ
huynh đã chấp nhận khi nghe con công khai về giới tính thật của mình. Họ mạnh dạn bảo
vệ, hỗ trợ, thậm chí ủng hộ cả việc con đi tìm hạnh phúc thật sự.
Đứng trước sự phát triển của hôn nhân đồng giới, cơ quan lập pháp Việt Nam đã có
cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này. Tháng 7/2012, Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp
đầu tiên với các Bộ ngành hữu quan về việc dự thảo góp ý, sửa đổi, bổ sung Luật Hôn
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
1
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
nhân và Gia đình; trong đó có đề xuất cho phép kết hôn đồng giới, nhiều người đồng tính
ở Việt Nam bắt đầu có hy vọng vào những sự thay đổi tích cực.
Tuy nhiên để có thể đưa ra những nhận định chính xác nhất về mối quan hệ của
người đồng tính; cũng như đánh giá đúng các quy định hiện hành của pháp luật về hôn
nhân đồng giới và những hệ quả mà nó đem lại cho xã hội lại là một vấn đề đòi hỏi phải
có sự nghiên cứu, tìm hiểu khách quan trên nhiều phương diện.
Xuất phát từ chính những lí do vừa nêu, người viết chọn “Hôn nhân đồng giới –
nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật” để làm đề tài cho luận văn này. Do chưa
có nhiều quy định cụ thể về quan hệ đồng giới, nguồn tài liệu phong phú nhưng liên quan
đến luật pháp thí lại hạn chế, cũng như tầm hiểu biết còn ít ỏi nên bài viết chỉ phân tích
được phần nào những khía cạnh nhỏ về mặt xã hội và pháp luật liên quan đến hôn nhân
đồng giới; từ đó chỉ ra một số điểm bất cập của luật Việt Nam, đồng thời kiến nghị
những giải pháp với mục đích góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý trong vấn đề bảo vệ
quyền của người đồng tính nói chung và xác lập quan hệ hôn nhân giữa họ nói riêng.
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở pháp lý về hôn nhân và gia đình, từ đó đối chiếu,
phân tích đưa ra những nhận định về mặt luật học đối với vấn đề hôn nhân đồng giới.
Nghiên cứu quá trình hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới trên phạm vi toàn thế giới và so
sánh với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Nguồn tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc
nghiên cứu là từ các văn bản luật, giáo trình nghiên cứu luật học, các bài bình luận
chuyên sâu, tổng hợp ý kiến từ những nhà nghiên cứu, từ internet, báo chí.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ vấn đề hôn nhân đồng giới cũng
như những quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới. Nghiên cứu một cách có hệ
thống những vấn đề lý luận cũng như các quy định pháp lý, hướng đến việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người đồng tính. Đồng thời phân tích, đánh giá, nhìn nhận thực
trạng và xu hướng phát triển từ quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (sửa
đổi bổ sung năm 2010). Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn
thiện chính sách pháp luật của Nhà nước về quan hệ hôn nhân đồng giới và khắc phục
những bất cập của luật. Việc nghiên cứu còn giúp trao đổi, bổ sung những kiến thức về
đời sống và pháp luật đã được học ở trường trong suốt bốn năm qua.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ cụ
thể sau: lý luận hôn nhân đồng giới, đánh giá nhu cầu hôn nhân và tình hình thực tiễn của
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
2
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
quan hệ đồng giới, đánh giá các quy định pháp luật và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là nền tảng cơ bản để xây dựng đề tài với nội dung cũng như hình
thức một cách logic và khoa học nhằm giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra. Trong quá trình
hoàn thiện đề tài, người viết chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên cứu lý luận dựa trên
các bài phóng sự chuyên đề, các bài phân tích luât học được tổng hợp từ báo chí. Đồng
thời tham chiếu với quy định pháp lý của các quốc gia trên thế giới về hôn nhân đồng
giới, nhằm đánh giá vần đề khách quan và toàn diện.
5. Bố cục đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn nhu cầu và vấn đề pháp lý đối với hôn nhân đồng
giới. Luận văn được xây dựng ngoài Lời nói đầu và phần Kết luận, có kết cấu bao gồm
hai chương.
Chương 1: Tìm hiểu chung về Hôn nhân đồng giới
Ở chương này người viết tập trung làm rõ khái niệm và đặc điểm của hôn nhân đồng
giới. Cuối chương là ý nghĩa của việc công nhận hoặc không công nhận hôn nhân đồng
giới đối với bản thân người đồng tính và cộng đồng.
Chương 2: Tình hình thực tiễn và vấn đề pháp lý về hôn nhân đồng giới. Một số giải
pháp
Chương này tìm hiểu chủ yếu về các quy định của pháp luật đối với hôn nhân đồng
giới, những bất cập và vấn đề pháp lý phát sinh. Bên cạnh việc trình bày những vấn đề
liên quan đến nhu cầu về hôn nhân, quan điểm của xã hội dành cho người đồng tính và
hôn nhân đồng giới. Cuối chương, người viết đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết
các hạn chế và nhằm làm hoàn thiện hệ thống pháp luật.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
3
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
CHƢƠNG 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, chúng ta nên tìm hiểu khái
niệm, cũng như một số vấn đề liên quan nhằm làm rõ thế nào là hôn nhân đồng giới.
Ngoài ra ở chương này người viết còn tập trung liệt kê thông tin pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới để có thể đối chiếu với tình hình thực tế tại Việt Nam. Đồng thời
phân tích ý nghĩa của việc công nhận hoặc không công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới
đối với bản thân người đồng tính và đối với xã hội. Từ đó chứng minh tầm quan trọng
của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Khái niệm hôn nhân
Dưới góc độ ngôn ngữ học, từ ghép Hán – Việt “hôn nhân” không phải là một khái
niệm xa lạ. Nó xuất hiện nhiều trong quá trình ngôn hành, và đặc biệt là vào những dịp
cưới hỏi. Xoay quanh một từ cứ ngỡ là quen thuộc lại có nhiều cách lí giải khác nhau.
Theo quan điểm của tác giả Đoàn Văn Chúc trong quyển “Văn Hóa Học”; hôn nhân
được ghép bởi hai danh từ gốc Hán là “hôn” và “nhân”. “Hôn có nghĩa là bố mẹ cô
dâu, nhân có nghĩa là bố mẹ chú rễ; hôn nhân chỉ việc cha mẹ hai bên lấy vợ gả chồng
cho con”1. Các tác giả trong “Từ điển tiếng Việt” (do Hoàng Phê - chủ biên) thì cho
rằng: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng”2.
Dưới góc độ xã hội học, hôn nhân chính là một trong những mối quan hệ cơ bản và là
nền tảng quan trọng cho việc xây dựng gia đình ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó
vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên
đến cuộc sống mỗi cá nhân; vừa biểu hiện sinh động sắc thái văn hóa dân tộc. Hôn nhân
đem lại những quyền lợi và trách nhiệm cho những người đã trở thành vợ, chồng của
nhau. Mục đích của hôn nhân là duy trì sự kết hợp bền vững giữa hai chủ thể trong mối
quan hệ lâu dài, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần và vật chất cho đôi bên;
cũng như thực hiện việc sinh đẻ tái sản xuất và giáo dục con cái, giúp thể hiện rõ đặc tính
cơ bản của gia đình. Hôn nhân sẽ được xã hội ghi nhận một cách chính thức thông qua lễ
cưới được tổ chức theo đúng phong tục cưới hỏi.
Dưới góc độ luật pháp, hôn nhân là một thể chế chịu nhiều quy định từ khi xuất hiện
Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý xã hội. Các nhà nghiên cứu khoa học luật, các
nhà làm luật trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hôn nhân.
1
2
Đoàn Văn Chúc, Văn Hóa Học, Nxb. Lao Động, Hà Nội, năm 2004.
Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng việt, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1998.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
4
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common law), phổ biến những khái
niệm như: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư
cách là vợ chồng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một
người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”3.
Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 6, khoản 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010), thì: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi
đã kết hôn”. Các tác giả trong quyển “Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học” của trường
Đại học Luật Hà Nội cho rằng hôn nhân là: “Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung
sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận”4. Bản chất pháp
lý của hôn nhân ở nước ta đã khẳng định hôn nhân không phải là một hợp đồng mà là
một sự liên kết đặc biệt; sự liên kết này không phụ thuộc vào tính toán vật chất, mà dựa
trên cơ sở tình yêu giữa hai cá thể.
Quan hệ hôn nhân là một quan hệ dân sự đặc biệt hình thành dựa vào nền tảng của
đời sống hôn nhân. Để một mối quan hệ hôn nhân được xác lập trên cơ sở quy định của
pháp luật và nhận được sự bảo hộ từ phía Nhà nước, thì đòi hỏi phải trải qua một sự kiện
pháp lý cần thiết gọi là kết hôn. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể dùng quyền
kết hôn để xác lập quan hệ hôn nhân. Các chủ thể là cá nhân có đầy đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi; đồng thời chấp hành nghiêm túc các điều kiện về nội dung và
hình thức thì mới được phép kết hôn với nhau. Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân
và Gia đình Việt Nam hiện nay, việc kết hôn được xem là hợp pháp khi đảm bảo được
hai yếu tố sau:
Thứ nhất: Phải xuất phát được ý chí tự nguyện của cả nam và nữ là mong muốn
được kết hôn với nhau, được thể hiện bằng lời khai của họ trong tờ đăng ký kết hôn cũng
như trước cơ quan quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận, khi việc xác lập quan hệ hôn
nhân mà cụ thể là việc kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết
hôn và đăng ký kết hôn.
3
Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân, Thông tin pháp luật Dân sự,
[truy cập ngày 7/01/2013].
4
Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (chuyên ngành luật dân sự, luật tố tụng
dân sự và luật HN&GĐ), Nxb. Công an nhân dân ,Hà Nội, năm 1999.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
5
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
1.1.2 Khái niệm hôn nhân đồng giới
Hôn nhân đồng đồng giới là một hình thức hôn nhân đặc biệt, được hình thành và
phát triển bên cạnh hôn nhân dị giới truyền thống - vốn là một biểu tượng mẫu mực cho
sự phát triển của xã hội loài người. Nhưng để có thể hiểu rõ thế nào là hôn nhân đồng
giới, chúng ta cần làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến việc hình thành của quan
hệ hôn nhân này là: người đồng tính và xu hướng tính dục đồng giới.
Trước hết, người viết sẽ trình bày về vấn đề tính dục và xu hướng tính dục của các
đối tượng trong quan hệ hôn nhân đồng giới. Theo như quan điểm của Uỷ ban Giáo dục
và Thông tin về Tình dục (Hoa Kỳ) đưa ra năm 1970, “tính dục” dược hiểu là tổng thể
con người bao gồm mọi khía cạnh và đặc trưng của giới tính, có sự biến động không
ngừng trong suốt quãng đời; “xu hướng tính dục” là một trong những yếu tố tạo nên tính
dục của một con người, nó được hiểu là sự hấp dẫn về mặt tình cảm và thể chất đối với
một đối tượng thuộc giới nào đó. Xu hướng tính dục không phải là một sự lựa chọn mà
nó đã hình thành ngay từ lúc nhỏ bởi những tác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố
sinh học, tâm lý và xã hội. Có ba xu hướng tính dục thường gặp là: xu hướng tính dục
đồng giới, xu hướng tính dục khác giới, xu hướng lưỡng tính dục. Những người phát
triển một xu hướng tính dục nào đó thường có hành vi tính dục ổn định; ví dụ: những
người có xu hướng tính dục khác giới thì thà sống một mình hoặc tìm bạn tình khác giới
chứ không thể chấp nhận thực hành tình dục với người cùng giới, còn những người có xu
hướng tính dục đồng giới thì cũng chỉ tìm bạn tình đồng giới hoặc đành chịu sống một
mình. Có người biểu lộ và cũng có người giấu kín xu hướng tính dục trong hành vi
thường nhật của mình. Một số người đã cố gắng trong nhiều năm để thay đổi xu hướng
tính dục từ đồng giới sang dị giới nhưng mọi sự thay đổi đều không mang lại kết quả như
mong đợi5.
Tiếp đến, người viết xin trình bày về người đồng tính – những chủ thể của quan hệ
hôn nhân đồng giới. Xét về bản chất người đồng tính là một con người bình thường trong
xã hội, có cấu tạo cơ thể hoàn toàn giống với người dị tính. Nhưng từ khi sinh ra họ đã
mang sẵn xu hướng tính dục đồng giới hoặc nhận thức xu hướng tính dục đồng giới được
hình thành dựa trên sự thích nghi với môi trường sống; điều đó khiến họ suy nghĩ, hành
động, nói năng hướng về người cùng giới tính. Vì vậy trên phương diện tình yêu hay tình
dục họ chỉ có thể bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính với mình. Quan hệ đồng
giới cũng xuất hiện từ đó như là một khái niệm dùng để chỉ sự liên kết về mặt tình cảm
giữa hai người có cùng giới tính. Trong nghiên cứu khoa học, đồng tính được tiếp nhận ở
5
Tính dục và tình dục, Hợp tác trẻ,
[truy cập ngày 20/9/2012].
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
6
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
nhiều khía cạnh khác nhau (tâm lý, pháp lý, y học, văn hoá…) làm cho việc nhận diện
hiện tượng này ngày càng trở nên toàn diện hơn. Hiệp Hội Tâm thần học Hoa Kỳ
(American Psychiatric Association) đã loại bỏ đồng tính khỏi danh sách những chứng
bệnh tâm thần vào năm 1973, nghiên cứu này cũng cho rằng việc phủ định sự tồn tại của
khuynh hướng đồng tính sẽ gây ra những tác hại nghiệm trọng đến xã hội và pháp luật.
Theo sau đó vào năm 1975 Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (American Psychological
Association) cũng đã thông qua một nghị quyết ủng hộ chủ trương tiến bộ nói trên, loại
đồng tính khỏi bảng thống kê các chứng bệnh tâm lý và rối loạn tình cảm. Vào năm
1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã loại bỏ đồng tính khỏi Danh sách Phân loại
các Chứng bệnh trên Thế giới-Phiên bản 10 (International Classification of Diseases10th Edition)6.
Từ những nhận định vừa nêu có thể hiểu một cách đơn giản: Hôn nhân đồng giới là
khái niệm dùng để chỉ một cuộc hôn nhân giữa hai người có cùng đặc điểm sinh học về
mặt giới tính. Chủ thể của mối quan hệ hôn nhân này là những người đồng tính mang
trong mình xu hướng tính dục đồng giới. Việc xây dựng tình cảm giữa họ cũng tuân theo
một quy luật bất dịch của tự nhiên là: từ cảm xúc giới tính ban đầu, đi đến tình yêu, để
sau đó đạt đến kết tinh cuối cùng là hôn nhân và gia đình. Hôn nhân đồng giới được nhìn
nhận như một xu hướng của sự đa dạng hình thái hôn nhân trong thời đại mới bên cạnh
hôn nhân dị giới.
Nghiên cứu trên thực tiễn các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ở Việt
Nam từ trước đến nay, dễ dàng nhận thấy chưa có một cơ sở pháp lý nào làm rõ khái
niệm hôn nhân đồng giới. Nhà nước chỉ công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp được xác
lập bởi hai chủ thể là nam và nữ. Đồng thời khoản 5, điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 đã nhấn mạnh: “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”. Gói gọn
trong một câu văn chín từ, dễ dàng nhận thấy tinh thần chung là không cho phép người
đồng tính được thực hiện việc kết hôn với nhau. Như vậy, nếu căn cứ theo quy định của
pháp luật hiện hành để định nghĩa thì chỉ có thể nói: “Hôn nhân đồng đồng giới là một
hình thức hôn nhân vi phạm nguyên tắc pháp lý về chế độ hôn nhân gia đình, nếu có xảy
ra việc kết hôn thì đây là hành vi trái pháp luật và cần phải có những chế tài cần thiết để
cản trở hành vi đó” .
6
Lê Trần Huy Phú: Các nhà tâm thần học bảo vệ cho “bệnh” đồng tính luyến ái,
[truy cập ngày 02/02/2013].
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
7
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
1.2 Đặc điểm của hôn nhân đồng giới
Nếu như các chủ thể khác giới tính thỏa mãn những điều kiện cần thiết theo quy
định của pháp luật, thì sẽ được thực hiện việc đăng ký kết hôn để được Nhà nước bảo vệ
và xã hội thừa nhận; thì ngược lại việc hai người cùng giới tính xác lập quan hệ hôn nhân
lại không được cho phép ở một số quốc gia. Việc đưa ra những đặc điểm đầy đủ về hôn
nhân đồng giới giúp tạo cơ sở cho việc xác định bản chất pháp lý, nội dung cũng như
phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dành cho hình thức hôn nhân này. Sau
đây là những đặc điểm nhận diện cơ bản của hôn nhân đồng giới:
Chủ thể của quan hệ hôn nhân đồng giới là những người có cùng giới tính
Dưới góc độ khoa học pháp lý, việc xác định chủ thể của một quan hệ pháp luật có
ý nghĩa rất quan trọng. Chủ thể là yếu tố quyết định cho sự vận động, sự liên kết của các
bộ phận hợp thành một quan hệ pháp luật. Chủ thể là những cá nhân, tổ chức được Nhà
nước thừa nhận có quyền và nghĩa vụ pháp lý. Được xem là một quan hệ dân sự đặc biệt,
nên đặc thù cơ bản của hôn nhân thể hiện ở chỗ: chủ thể của nó chỉ có thể là cá nhân. Cá
nhân nếu có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi sẽ được phép vận dụng quyền
kết hôn để xác lập quan hệ vợ, chồng một cách hợp pháp.
Nếu chủ thể của quan hệ hôn nhân dị giới được xác định là một người nam và một
người nữ, thì ngay từ tên gọi của hôn nhân đồng giới đã phản ánh một cách rõ nét chủ
thể của hình thức hôn nhân này đương nhiên phải là hai người có cùng đặc điểm sinh học
về mặt giới tính. Ở những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới, quyền chủ thể trong
hôn nhân của người đồng tính cũng sẽ được ghi nhận. Tuy nhiên, khi xem xét dựa trên
cơ sở pháp lý về chế độ hôn nhân gia đình hiện hành ở Việt Nam; việc kết hôn và xác lập
quan hệ hôn nhân chỉ được thực hiện giữa các chủ thể khác giới tính7. Điều đó cũng có
nghĩa là khi hai người nam hoặc hai người nữ kết hôn với nhau sẽ bị xem là hành vi trái
pháp luật. Vì vậy không thể xảy ra một khái niệm gọi là chủ thể cùng giới tính trong một
mối quan hệ hôn nhân đồng giới.
Cũng cần phải nói thêm là mặc dù luật cấm không cho hai người cùng giới tính kết
hôn với nhau, nhưng lại không bác bỏ quyền chủ thể của họ trong việc xác lập quan hệ
hôn nhân dị giới. Tức là một người đồng tính nam vẫn sẽ trở thành chủ thể pháp luật nếu
như họ kết hôn với một người nữ, và ngược lại người đồng tính nữ cũng vậy. Chính từ
những lí do vừa nêu; nên có thể dễ dàng nhận thấy mặc dù hai người đồng tính có yêu
nhau và đã trải qua thời gian tìm hiểu đủ sâu để đi đến quyết định cuối cùng là hôn nhân
7
Khoản 2, điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000(sửa đổi bổ sung năm 2010)
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
8
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
thì mối quan hệ của họ vẫn không có giá trị pháp lý, quyền chủ thể trong hôn nhân cũng
đương nhiên không được thừa nhận.
Sự khác biệt về giới tính luôn là yếu tố được đề cao hàng đầu trong việc xác lập
quan hệ hôn nhân khi căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
(sửa đổi bổ sung năm 2010). Xu hướng phối ngẫu dị tính trong hôn nhân vẫn là nguyên
tắc cơ bản. Chính yếu tố đó là rào cản lớn nhất cho việc trở thành chủ thể trong quan hệ
hôn nhân đồng giới của người đồng tính.
Quan hệ hôn nhân đồng giới không được sự thừa nhận của pháp luật Việt Nam
Tình yêu thuộc phạm trù xã hội, nhưng hôn nhân lại là một vấn đề liên quan đến yếu
tố pháp lý. Quan hệ hôn nhân được xem là một quan hệ dân sự đặc biệt, nên nó chỉ được
xác lập khi các chủ thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện, thủ
tục đăng ký kết hôn. Nếu không xảy ra sự kiện kết hôn thì sẽ không đủ tiêu chuẩn để hai
người trở thành vợ, chồng hợp pháp.
Tùy thuộc vào chuẩn mực văn hoá riêng biệt, mỗi quốc gia sẽ có cái nhìn khác nhau
về người đồng tính và hôn nhân đồng giới. Có quốc gia công nhận, và cũng sẽ có những
quốc gia phản đối việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Quan điểm của pháp
luật Việt Nam đã chỉ rõ: “Cấm việc kết hôn giữa hai người cùng giới tính”. Quan điểm
trên xuất phát từ nhìn nhận của đa số mọi người về quan hệ giữa những người đồng tính
là trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục. Nên đương nhiên Nhà nước sẽ không tham
gia điều chỉnh việc xác lập quan hệ hôn nhân đồng giới. Mặc dù trên thực tế đã từng xảy
ra các trường hợp người đồng tính tổ chức lễ cưới, nhưng việc làm này chỉ được xem
như một hoạt động công khai tình cảm trước xã hội; mà không làm phát sinh hiệu lực
pháp lý. Nếu hai người cùng giới tính có đề nghị đăng ký kết hôn với nhau; thì cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch sẽ từ chối chấp nhận. Vì
vậy, người đồng tính chỉ có thể thực hiện việc chung sống như vợ chồng, ngoài ra không
thể nghĩ đến việc trở thành chủ thể trong một quan hệ hôn nhân đồng giới hợp pháp.
Nói thêm về vấn đề chung sống như vợ chồng của người đồng tính, đây là một hiện
tượng đã tồn tại từ lâu trong xã hội, nó hình thành dựa trên cơ sở tình yêu và đóng vài trò
là hình thức hôn nhân thực tế của quan hệ đồng giới. Pháp luật không cho phép hai người
cùng giới tính được kết hôn với nhau, nên chung sống đồng giới được xem là lựa chọn
tối ưu. Việc quyết định có sống chung hay không tùy thuộc vào ý chí cá nhân của mỗi
người. Trên phương diện công khai của quan hệ, chung sống đồng giới xuất phát từ các
trường hợp: có tổ chức lễ cưới theo tập quán hoặc lựa chọn một hình thức công khai nhất
định, được gia đình một bên hoặc cả hai bên cho phép chung sống, các bên tự chung
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
9
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
sống và coi nhau như vợ chồng (trường hợp này phổ biến khi hai đối tượng không muốn
công khai về xu hướng giới tính thật sự của mình với gia đình). Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 chỉ cấm người đồng tính kết hôn, nhưng không cấm họ chung sống với
nhau. Tức là trong phạm vi điều chỉnh của mình, pháp luật không thể can thiệp sâu vào
đời sống tình cảm riêng tư của mỗi cá nhân. Đồng thời luật cũng không thừa nhận việc
chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký (ngay cả với quan hệ giữa những người
dị giới). Do không được phép kết hôn nên dù có yêu thương, gắn bó, chung sống với
nhau lâu dài như thế nào đi nữa; thì trước pháp luật hai người đồng tính vẫn chỉ được
xem là hai thực thể hoàn toàn tách biệt và đương nhiên sẽ không có bất kì một ràng buộc
pháp lý nào cho mối quan hệ giữa họ.
Bên cạnh hai nhận định vừa nêu ở trên, thì Quyền kết hôn cũng được xem là đặc
điểm quan trọng để giúp chúng ta có thể đưa ra nhận định chính xác về quan hệ hôn nhân
đồng giới. Xin được nhắc lại, quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân cơ bản
và tự nhiên nhất mà xã hội cũng như bất kỳ Nhà nước nào cũng phải thừa nhận. Mỗi cá
nhân đều có quyền được sống với người mà mình yêu thương thông qua sự kiện quan
trọng là kết hôn. Dưới góc độ pháp luật, quyền kết hôn là một quyền dân sự đặc biệt gắn
liền với cá nhân, thuộc nhóm quyền nhân thân có điều kiện; nên chỉ những ai có đủ năng
lực pháp luật, năng lực hành vi và tuân thủ nghiêm túc những quy định pháp lý về điều
kiện kết hôn thì mới có thể trở thành chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Ghi nhận theo
nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp luật dân sự thì mỗi cá nhân đều có quyền kết hôn mà
không bị phân biệt đối xử.
Người đồng tính cũng được xem là thực thể của xã hội, công dân của một đất nước;
vì vậy họ cũng có quyền được kết hôn. Quyền kết hôn luôn được nhận định là một thành
phần thiết yếu trong nhóm các quyền cơ bản cần được bảo vệ của người đồng tính. Theo
quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy
định có quyền tự do kết hôn”8. Luật pháp Việt Nam chỉ nhìn nhận hai giới tính cơ bản là
nam và nữ trong phạm vi điều chỉnh của mình; nghĩa là ở trường hợp này người đồng
tính nam sẽ được ghi nhận với giới tính được minh thị trên giấy tờ hộ tịch hợp pháp là
“nam” và một người đồng tính nữ sẽ được nhìn nhận với giới tính “nữ” trong các vấn đề
pháp lý. Do đó, người đồng tính vẫn được quyền kết hôn; nhưng phải dưới tư cách là một
người dị tính kết hôn với một người khác giới. Ví dụ: Anh A (là một người đồng tính
nam) sẽ được quyền kết hôn với chị B (giới tính là nữ), nhưng sẽ không được quyền kết
hôn với một anh B, anh C khác mang giới tính nam...
8
Điều 39, Bộ luật Dân sự năm 2005.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
10
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
Vấn đề người viết muốn đề cập ở đây là pháp luật cho phép công dân được tự do
kết hôn; có nghĩa là cho phép họ yêu và lựa chọn người hôn phối theo nguyện vọng hạnh
phúc của bản thân, chứ không phải vì hạnh phúc của người xung quanh. Nhưng lại cấm
những người cùng giới tính kết hôn với nhau nhằm bảo vệ cho chế độ hôn nhân dị giới
truyền thống theo quan điểm của số đông trong xã hội. Người đồng tính thì chỉ thật sự
sống hạnh phúc khi được kết hôn với những người cùng giới tính với mình. Như vậy,
việc làm này đã gây mâu thuẫn; chính luật pháp mang đến cho công dân quyền tự do cơ
bản, nhưng đồng thời lại hạn chế đi quyền tự do đó. Đây cũng chính là một trong những
điểm bất cập lớn của luật; kéo theo đó là các hệ quả pháp lý phát sinh, sẽ được trình bày
cụ thể ở chương 2.
Nói tóm lại, về bản chất hôn nhân đồng giới không có quá nhiều khác biệt so với
hôn nhân dị giới. Nhưng từ sự cấm đoán của luật; nên quan hệ của những người đồng
tính chỉ tồn tại trên thực tế, mà không nhận được bất kỳ sự điều chỉnh nào từ các chế
định hôn nhân gia đình. Khi phân tích đặc điểm của hình thức hôn nhân đồng giới, chúng
ta chỉ có thể triển khai từ sự phủ nhận của pháp luật, và từ chính mối quan hệ của hai
người đồng tính; chứ không thể dựa vào những cơ sở pháp lý cụ thể giống như đối với
các quan hệ pháp luật khác.
1.3 Pháp luật một số quốc gia về hôn nhân đồng giới
Tùy theo tình hình về kinh tế, văn hóa, chính trị mà mỗi quốc gia sẽ có những
chuẩn mực riêng về nhận thức giới tính; người đồng tính và quan hệ hôn nhân đồng giới
có thể sẽ được quốc gia này ủng hộ nhưng đồng thời bị quốc gia khác phản đối. Ở những
nơi hôn nhân đồng giới được công nhận, người ta xem vấn đề đồng tính như một xu
hướng phát triển hành vi tính dục bình thường; còn ở những nơi đồng tính bị phản đối,
xã hội coi quan hệ đồng giới là bệnh hoạn, tội lỗi, thậm chí bị pháp luật cấm đoán. Căn
cứ vào cục diện thế giới hiện nay, có thể phân loại thành các nhóm quốc gia sau:
1.3.1 Những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới 9
Hà lan: Hà lan có thể được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới. Hôn nhân đồng giới được công nhận ở quốc gia này kể từ ngày
01/04/2001, sau khi Chính phủ đã tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm thông qua một
đạo luật không chỉ cho phép những cặp vợ chồng đồng tính được phép kết hôn mà còn
cho họ nhận con nuôi. Ngoài ra luật Hôn nhân của quốc gia này cũng có một số thay đổi
về phạm vi điều chỉnh trong quan hệ hôn nhân, theo đó: “Hôn nhân có thể được ký kết
9
Tường Linh (theo Foreign Policy), Hôn nhân đồng giới nhìn từ Thế giới, Thể Thao và Văn Hóa
[truy cập
ngày 3/02/2013].
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
11
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
bằng hợp đồng giữa hai người khác giới tính hoặc giới tính như nhau”. Tuy nhiên tại
một số vùng trong phạm vi lãnh thổ trực thuộc Vương quốc Hà Lan như Bonaire, Saba,
Sint Eustatius, việc kết hôn giữa những người cùng giới tính bị giới hạn và chỉ được ghi
nhận một cách hợp pháp kể từ ngày 10/10/2012.
Bỉ: Một dự luật về vấn đề cho phép kết hôn đồng giới đã được Quốc hội Liên bang
thông qua ngày 01/6/2003. Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới. Theo quy định tại điều 143, Bộ luật Dân sự Bỉ: “Hai người khác giới
và cùng giới đều có thể ký kết hợp đồng hôn nhân”, điều này ghi nhận quyền bình đẳng
của các cặp vợ chồng đồng giới trong việc được xác lập và bảo vệ quyền lợi hôn nhân
giống như những cặp vợ chồng dị giới khác. Một đạo luật được ban hành vào tháng
10/2004, cho phép bất kì cặp vợ chồng đồng tính người nước ngoài nào cũng có thể
được đăng ký kết hôn tại Bỉ nếu như người vợ hoặc người chồng đó đã sống tại quốc
gia này tối thiểu ba tháng. Tiếp theo đề nghị cho phép nhận con nuôi đã được thông qua
vào tháng 4/2006.
Tây Ban Nha: Đạo luật cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được
Quốc hội thông qua vào ngày 3/7/2005, đưa Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên
thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Quan niệm về hôn nhân trong luật pháp quốc
gia này cũng có thay đổi: “Một cuộc hôn nhân s có cùng các yêu cầu và mang tới cùng
một kết quả, cho dù hai người th a thuận kết hôn là đồng giới hay khác giới”. Pháp luật
Tây Ban Nha chỉ cho phép việc kết hôn đồng giới được tiến hành hợp pháp giữa hai
người cùng mang quốc tịch hoặc một trong hai người mang quốc tịch Tây Ban Nha.
Canada: Ngày 20/7/2005, Canada trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới và đầu tiên ở
châu Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong phạm vi cả nước với việc ban hành
Luật Hôn nhân dân sự, dựa trên các quy định bình đẳng trong Hiến chương Canada về
các quyền và tự do. Các cặp vợ chồng đồng giới ở quốc gia này được pháp luật bảo vệ về
mặt pháp lý tối đa và được Chính phủ hỗ trợ tài chính trong một số vấn đề liên quan,
giống như những cặp vợ chồng dị giới khác.
Nam Phi: Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa chính thức tại Nam Phi kể từ khi
Liên minh Luật Dân sự có hiệu lực ngày 30/11/2006. Nam Phi trở thành quốc gia thứ
năm trên thế giới và đầu tiên ở châu Phi công nhận hôn nhân đồng giới. Hành động của
Nam Phi hết sức đặc biệt và cũng đóng vai trò như ngọn lửa tiếp thêm sức mạnh tinh
thần cho phong trào đòi quyền bình đẳng của hôn nhân đồng giới trên toàn thế giới, nếu
biết rằng đây là một quốc gia mà tình dục đồng giới gần như là bị cấm kị và đặt ra ngoài
vòng pháp lý. Pháp luật cũng cấm những hành vi phân biệt đối xử dành cho các cặp vợ
chồng đồng tính, thể hiện tại phần 9 của Hiến pháp Nam Phi và Đạo luật phân biệt đối
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
12
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
xử không lành mạnh. Tòa án Hiến pháp ra phán quyết có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ
phúc lợi và phát triển dân số cho phép các cặp vợ chồng đồng giới được nhận con nuôi
chung và con nuôi của nhau nếu như họ kết hôn, Tòa cũng ra phán quyết quy định về chế
độ hưởng thừa kế lẫn nhau của các cặp vợ chồng đồng giới.
Na Uy: Hôn nhân đồng giới đã trở thành quy phạm pháp luật được điều chỉnh trong
luật của Na Uy kể từ khi Đạo luật trung lập hóa giới tính kết hôn được ban hành ngày
01/01/2009, sau khi việc kết hôn đồng giới được cho phép chính thức kể từ tháng
06/2008. Na Uy trở thành quốc gia thứ sáu trên thế giới hợp thức hóa hôn nhân đồng
giới. Pháp luật cho phép các cặp vợ chồng đồng giới được nhận nuôi con nuôi và thụ tinh
nhân tạo.
Thụy Điển: Dù là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cho phép các cặp đồng
tính được quyền sống bên nhau từ giữa những năm 1990; nhưng hôn nhân đồng giới ở
Thụy Điển chỉ được hợp pháp hóa sau khi thông qua một Đạo luật mới về hôn nhân do
Quốc hội ban hành vào ngày 01/4/2009. Các cặp vợ chồng đồng giới được phép nhận
con nuôi và tiến hành các phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Bồ Đào Nha: Trước khi Chính phủ thông qua luật cho phép kết hôn đồng giới vào
năm 2010, những người đồng tính ở Bồ Đào Nha được phép đăng ký sống chung dựa
trên văn bản công bố vào tháng 3/2011, và văn bản mở rộng năm 2006, 2010. Tòa án
Hiến pháp Tối cao ra sắc lệnh cấm các hành vi phân biệt đối xử với người đồng tính nói
chung và hôn nhân đồng giới nói riêng.
Iceland: Các nhà chức trách Iceland cho phép các đối tượng đồng tính được đăng kí
quan hệ đối tác vào tháng 6/1997, và mở rộng quyền lợi cho các đối tượng đăng kí quan
hệ đối tác vào năm 2006, năm 2008 cho đến khi hôn nhân đồng giới được hính thức công
nhận vào tháng 6/2012. Bản thân Thủ tướng đương nhiệm của quốc gia này vào năm
2010 cũng là một đồng tính nữ.
Aghentina: Vào ngày 22/7/2010, Aghentina trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực
Châu Mỹ Latin chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, sau khi Quốc hội thông
qua một đạo luật công nhận hôn nhân đồng giới trong phạm vi cả nước. Pháp luật thừa
nhận hôn nhân đồng giới và ràng buộc người đồng tính bằng những nghĩa vụ của chính
họ một khi đã tiến hành đăng ký kết hôn. Quyền nhận con nuôi là một trong những vấn
đề quan trọng được Chính phủ bảo vệ.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
13
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
1.3.2 Những quốc gia không công nhận hôn nhân đồng giới
Bên cạnh những quốc gia có cái nhìn cởi mở và thể hiện thái độ chấp nhận cùng
những hành động bảo vệ tích cực; vẫn còn một số Nhà nước thẳng thắn thể hiện quan
điểm không chấp nhận hôn nhân đồng giới, hoặc thậm chí không thừa nhận quyền của
người đồng tính trong luật pháp.
Ở Iran, dựa trên các quan điểm bảo thủ từ đạo Hồi; nên Nhà nước cho rằng ngoài
quan hệ tình dục của những cặp vợ chồng dị giới đã kết hôn, những quan hệ tình dục
khác là bất hợp pháp. Luật pháp Iran không cho phép quan hệ tình dục đồng tính, các
hành vi này bị coi là phạm tội kê gian và bị phạt rất nặng, có thể bị tử hình. Ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Chính phủ một mặt công nhận sự tồn tại trên thực tế của
người đồng tính và yêu cầu xã hội tôn trọng những người này; mặt khác phản đối các đặc
điểm thuộc văn hóa đồng tính phương Tây, cho đây là sự ủng hộ chủ nghĩa hưởng thụ,
phân chia giai cấp và tình dục bừa bãi. Pháp luật nước này không có quy định về chống
phân biệt đối xử, kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục. Quan hệ đồng tính luyến ái không bị
xem là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được bàn tán công khai ở đất nước này. Với
quan điểm hôn nhân nam nữ là nền tảng vững cho xã hội, luật pháp Triều Tiên không
thừa nhận kết hôn đồng giới, kết hợp dân sự hay đối tác dân sự 10. Ở một quốc gia Hồi
giáo khác như Pakistan, điều 377 của Bộ luật Hình sự nước này xem quan hệ đồng tính
là tội trái tự nhiên11. Tại Singapore, điều 377A bộ luật Hình sự (sửa đổi năm 2007) coi
việc quan hệ tình dục đồng thuận giữa hai người đàn ông là phạm tội hình sự, có mức án
tù tối đa đến 2 năm. Tháng 3/2010 ông Tan Eng Hong bị bắt quả tang khi đang quan hệ
tình dục với một người đàn ông khác và bị gán tội “Có hành vi ô uế nơi công cộng” và
bị phạt 3000 SGD12...
Theo báo cáo của Tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and
Intersex Association) có hơn 30 quốc gia trên thế giới chấp nhận đồng tính nữ nhưng
không chấp nhận đồng tính nam. Cũng theo báo cáo này, quan hệ đồng tính bị cấm tại 44
quốc gia trên thế giới, trong đó có một số quốc gia như Iran, Mauritania, Saudi Arabia,
Sudan, Yemen và một phần của Nigeria và Somalia có thể xử phạt đến chết nếu phát
hiện quan hệ đồng tính.
Có thể thấy, dù đã có những tiến bộ trong việc giảm kì thị và từng bước tôn trọng
quyền của người đồng tính nhưng những nỗ lực đó còn quá ít ỏi. Nhìn chung, trên phạm
10
Trương Hồng Quang , Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về người đồng tính, Viện Khoa học Pháp lý,
[truy cập ngày 3/02/2013].
11
Sầm Hoa , Cuộc sống của người đồng tính ở quốc gia Hồi giáo, Tạp chí Đàn Ông
/>[truy cập ngày 19/04/2013].
12
Thục Minh, Đàn ông yêu nhau có phạm tội, Báo Thanh Niên phát hành ngày 14/4/2013.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
14
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
vi toàn thế giới hiện nay, người đồng tính vẫn chưa thực sự được bảo vệ bởi hệ thống
chính sách pháp luật và một số quyền tự do cơ bản của họ vẫn bị vi phạm.
1.4 Ý nghĩa của việc công nhận và không công nhận hôn nhân đồng giới
Tại Việt Nam, hiện tượng đồng tính được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như đạo
đức, pháp luật, y học... Nhiều người cho rằng pháp luật hiện hành cấm hôn nhân đồng
giới là phù hợp, nhưng một số ý kiến lại đồng ý với quan điểm nên chấp nhận hôn nhân
đồng giới. Sau đây là những phân tích về ý nghĩa của việc công nhận hoặc không công
nhận hôn nhân đồng giới, để có thể đưa ra những ý kiến chính xác nhất cho vấn đề còn
nhiều tranh cãi này.
1.4.1 Ý nghĩa của việc công nhận hôn nhân đồng giới
Hôn nhân đồng giới là một hình thức hôn nhân đặc biệt, về cơ bản nó đáp ứng đủ
những tính chất cần thiết của một mối quan hệ hôn nhân, để có thể được xã hội và pháp
luật công nhận. Công nhận hôn nhân đồng giới không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với bản
thân những người đồng tính mà mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Đối với bản thân những người đồng tính
Thứ nhất: Hôn nhân đồng giới thật sự là một vấn đề nhạy cảm, nó liên quan trực
tiếp đến quyền lợi của con người. Việc công nhận thể hiện sự bảo vệ của Nhà nước và
pháp luật, lẫn cộng đồng dành cho người đồng tính nói chung và đối với mối quan hệ mà
họ đóng vai trò là chủ thể nói riêng. Về nguyên tắc khi đã công nhận hôn nhân đồng giới
có nghĩa là đã ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính, như vậy ở một góc
cạnh nào đó thì quyền con người của họ cũng đã được nhìn nhận một cách khách quan và
toàn diện.
Như chúng ta đã biết, con người luôn được xem là một thiết chế quan trọng của
xã hội và chủ thể đặc biệt pháp luật. Hiến pháp của bất kỳ quốc gia nào cũng đều thể
hiện khát vọng bảo vệ quyền con người, tạo điều kiện cho công dân phát triển một cách
công bằng và bình đẳng. Điều này có nghĩa là mọi người dân không phân biệt giới tính,
tôn giáo, sắc tộc, tình trạng cơ thể, xu hướng tính dục...đều có quyền bình đẳng như
nhau, và quyền của họ được bảo vệ bởi Hiến pháp và pháp luật. Ở Việt Nam, trong Hiến
pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) có các quy định rất rõ ràng và cụ thể về quyền của
công dân: các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
15
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật 13. Quan
trọng hơn là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật14.
Người đồng tính là con người hoàn toàn bình thường, nhưng từ lâu họ đã là một
đối tượng nằm ngoài vòng pháp lý ở một số nước và quyền lợi của họ chưa được công
nhận một cách cụ thể. Bản thân những người đồng tính cũng sống tích cực và có những
đóng góp nhất định vào quá trình xây dựng và phát triển của nhân loại, tổ chức Y tế Thế
giới ghi nhận những người đồng tính là một “nhóm người” nhưng không đặt họ là nhóm
đối lập với nhóm người có tình yêu và xu hướng tính dục bình thường còn lại. Đứng ở
góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc,
quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Người đồng tính cũng là công dân của
quốc gia; có nghĩa là họ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của
pháp luật15. Ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh,
khai sinh, khai tử, kết hôn… có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.
Công nhận hôn nhân đồng giới là một động thái tích cực của pháp luật giúp bình
đẳng hóa quan hệ của họ so với những dị tính khác. Bản thân người đồng tính vốn không
may mắn khi được sinh ra với những khác biệt về xu hướng tính dục; sự bình đẳng ở đây
thể hiện ở nhiều góc cạnh khác nhau của đời sống: từ trường học, y tế, giáo dục, lao động
và ngay cả trong gia đình; giúp họ cảm thấy mình thật sự là một thực thể có ích. Nâng
cao giá trị hình ảnh của người đồng tính trong thời đại mới.
Thứ hai: Những hệ quả phát sinh từ quan hệ giữa những người đồng tính cũng
được xem là vấn đề nhạy cảm. Trong khi các quan ngại xã hội chỉ thường tập trung vào
nghi vấn liệu hôn nhân đồng giới có thể mang lại lợi ích gì; thì trên thực tế, việc không
cho phép người đồng tính kết hôn đã và đang gây ra những tác động xấu, góp phần làm
suy giảm nghiêm trọng giá trị xã hội và sự phát triển lành mạnh của con người trong
cộng đồng, cũng như làm lung lay niềm tin của người đồng tính vào Nhà nước và pháp
luật. Vì vậy rất cần sự công nhận pháp lý dành cho người đồng tính và hôn nhân đồng
giới. Khi pháp luật đã cho phép những người cùng giới tính kết hôn với nhau; thì cũng có
nghĩa là sẽ tạo ra những chế định cần thiết để điều chỉnh mối quan hệ hôn nhân đặc biệt
này, ràng buộc các chủ thể vào những vấn đề liên quan đến luật pháp như: tài sản, con
cái, thừa kế, và các đặc quyền khác mà pháp luật đang đảm bảo cho quan hệ giữa những
người khác giới. Ngoài ra việc cam kết hành vi chung thủy khi sống chung trong quan hệ
hôn nhân dựa vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hợp pháp sẽ làm giảm thiểu đáng kể
khả năng lây truyền các bệnh qua đường tình dục do quan hệ một cách bừa bãi, mang
13
Điều 50, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001)
Điều 52, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001)
15
Điều 52, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001)
14
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
16
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
đến những lợi ích rất tích cực cho sự phát triển của sức khỏe cộng đồng và chi phí hiệu
quả đối với các vấn đề liên quan đến y tế, phúc lợi xã hội. Pháp luật buộc người đồng
tính phải có trách nhiệm với bản thân và với người hôn phối trong hôn nhân. Tạo một
hành lang pháp lý vững chắc cho mối quan hệ đó trở nên lâu bền, hạn chế tối đa những
vấn nạn đáng tiếc như khi chưa được pháp luật và xã hội công nhận như: dễ yêu, dễ sống
chung, dễ chia tay. Điều đó mang lại cho từng cá nhân cảm giác an toàn về mọi khía
cạnh của cuộc sống chung, các cá nhân sẽ cảm nhận về mối quan hệ đồng tính là thực tế,
có trách nhiệm và thực hiện việc cam kết, nỗ lực đầu tư cho cuộc sống chung; cải thiện
chất lượng cuộc sống, chất lượng mối quan hệ giữa hai cá thể trong xã hội. Ngoài ra khi
đã công nhận hôn nhân đồng giới, mọi quyền lợi của vợ chồng, con cái và những người
liên quan sẽ được bảo hộ bởi các chế định pháp lý; mặc dù thực tế khi nảy sinh vấn đề
tranh chấp sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng vì đã được pháp luật và xã hội thừa nhận nên
cho dù có giải quyết không được trọn vẹn thì cũng chẳng rơi vào hoàn cảnh bế tắc như
hiện nay.
Đối với cộng đồng
Thứ nhất: Sự thừa nhận của pháp luật về chung sống có đăng ký hoặc hôn nhân
đồng giới trước hết sẽ giúp giảm bớt áp lực tinh thần lên bố mẹ của những cặp đồng tính,
họ sẽ có được sự giải tỏa tâm lý khi biết con mình có cơ hội tiến tới hôn nhân và cuộc
sống gia đình như những người bình thường khác trong xã hội; giúp giảm căng thẳng
trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, hôn nhân hợp pháp cũng mang lại
cảm giác được thừa nhận và gắn bó với gia đình, bố mẹ của người bạn đời. Mối quan hệ
khăng khít, liên kết giữa các thế hệ gia đình chắc chắn là môi trường tích cực cho sự phát
triển tâm lý ổn định của tất cả các thành viên và rõ ràng chức năng xã hội hóa giáo dục
con cái ở bối cảnh này sẽ được đảm bảo. Từ đó giúp giảm thiểu được những hậu quả
đáng tiếc hiện nay như: khi phát hiện con đồng tính mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
đổ vỡ, làm cho con phải bỏ nhà đi, hay các vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm trí
của bố mẹ.
Thứ hai: Sự kỳ thị của cộng đồng không chỉ làm cho cuộc sống của chính những
người đồng tính rất khó khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến cả xã hội. Thái độ tiêu
cực của mọi người có thể tạo ra các hiểm nguy cho những người đồng tính. Họ có thể sa
sút tinh thần, cảm thấy cô độc, nhiều người đồng tính trẻ tuổi có thể mắc bệnh trầm cảm
và tính đến chuyện tự tử vì sự khó khăn trong việc giữ bí mật vấn đề tính dục, hay sợ
những hậu quả khi cho gia đình biết. Công nhận sẽ giúp hạn làm giảm bớt thành kiến xã
hội đẩy lùi cảm giác hoang mang, cô độc của những người đồng tính. Gỉam thiểu đáng
kể vấn nạn tự tử trong xã hội.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
17
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
Thứ ba: Mỗi con người, dù với những bản dạng tình dục khác nhau, đều có quyền
kiếm tìm hạnh phúc. Nếu thừa nhận tính dục đồng giới không phải là bệnh mà là một xu
hướng tự nhiên, không thể khuyến khích hay ngăn cản; thì việc hợp pháp hóa nhu cầu
cam kết hôn nhân giữa những người đồng tính một mặt giúp nâng cao ý thức về trách
nhiệm và bổn phận của người trong cuộc, mặt khác giúp Nhà nước phát huy rõ nét vai
trò bảo vệ, điều chỉnh, kiểm soát đảm bảo cho các quan hệ dân sự phát sinh giữa những
cá thể được phát triển một cách ổn định. Khi cá nhân không phân biệt là dị tính hay đồng
tính thực sự tìm thấy hạnh phúc cho riêng mình; họ sẽ có điều kiện để sống tốt hơn, làm
việc tốt hơn, và tất yếu đẩy mạnh sự phát triển của cả xã hội. Đó sẽ là một xã hội tôn
trọng sự đa dạng và khác biệt một cách thực tế mà con người luôn muốn hướng tới.
Ngoài ra nếu pháp luật đã công nhận hôn nhân đồng giới, chắc hẳn sẽ không còn tiếp tục
tồn tại những bản án ly hôn từ kết hôn giả tạo (do một người đồng tính dưới vỏ bọc dị
tính kết hôn với một người khác giới nhằm che đậy). Như vậy việc xác lập quan hệ hôn
nhân cũng sẽ ổn định một cách có trật tự; giá trị của những cuộc hôn nhân cũng vì thế mà
không bị đe dọa.
Quan điểm xã hội đôi khi có sức tác động mạnh mẽ đến những nhà làm luật để hình
thành nên luật pháp, và ngược lại pháp luật góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh
quan điểm xã hội. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức trong quan điểm xã hội; ngoài
các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp
quyển. Vì vậy việc pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới, cũng chính là hành
động tích cực nhằm giảm thiểu cái nhìn kì thị, thiếu thiện cảm vốn đã tồn tại từ lâu trong
suy nghĩ của mọi người; từ đó tạo điều kiện để những người đồng tính mạnh dạn sống
thật với bản thân và dũng cảm đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của chính mình. Đưa
hôn nhân đồng giới từ một hình thức hôn nhân đặc biệt chịu nhiều thiệt thòi, từng bước
bình thường hóa và được sự công nhận rộng rãi của xã hội.
1.4.2 Ý nghĩa của việc không công nhận hôn nhân đồng giới
Như đã trình bày bên cạnh việc ủng hộ, vẫn có nhiều quan điểm biện luận cho rằng:
việc không công nhận hôn nhân đồng giới và sống chung đồng giới là phù hợp trong giai
đoạn hiện nay. Vì đôi khi không công nhận lại mang đến một số lợi ích, giảm nhẹ gánh
nặng cho xã hội và pháp luật.
Theo suy nghĩ của một số người, không công nhận hôn nhân đồng giới sẽ góp phần
giữ gìn giá trị gia đình truyền thống có từ lâu đời với những chức năng cơ bản thường
được nhắc đến là: chức năng sinh sản tái sản xuất ra con người; chức năng xã hội hóa
giáo dục con cái; chức năng kinh tế biểu hiện trên cả hai phương tiện sản xuất và tiêu
dùng; chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý của các thành viên trong gia đình; chức năng
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
18
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
chăm sóc sức khỏe. Nổi bật nhất trong trong số đó là chức năng sinh sản tái sản xuất ra
con người - nhằm duy trì nòi giống; bởi vậy nhiều người tin rằng mục đích duy nhất của
hôn nhân là để sinh con đẻ cái, có thể nói, đây là giá trị hàng đầu của gia đình truyền
thống. Cũng chính vì điều này mà hình thức hôn nhân duy nhất được chấp nhận là hôn
nhân dị tính, và năng lực sinh sản trước hết của người phụ nữ được đề cao trong xã hội.
Một gia đình mà hai chủ thể cùng là nam hoặc cùng là nữ rõ ràng là một hình ảnh không
quen thuộc, ít tồn tại trong tiềm thức của nhiều thế hệ công dân từ trước đến giờ; nên nỗi
lo âu về việc hình ảnh đó sẽ ảnh hưởng không đẹp đến giá trị quen thuộc của gia đình,
đến thuần phong mỹ tục, đi ngược với lẽ tự nhiên là có thật. Mặt khác trong xu thế phát
triển chung của xã hội ngày nay, cánh cửa giao lưu và hội nhập của Việt Nam cũng ngày
một rộng mở hơn. Song, bên cạnh những tích cực, thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng
nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình, đặt mỗi gia đình trước những thử
thách riêng. Từ đó, việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi gia
đình Việt Nam là một yêu cầu bức thiết cho toàn xã hội. Một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước, chính là sự vững mạnh từ bên trong của mỗi gia
đình. Chính vì những lí do đó, việc không công nhận hôn nhân đồng giới sẽ góp phần
bảo vệ hệ giá trị gia đình truyền thống trước những thử thách của xã hội hiện đại.
Nhiều ý kiến lại cho rằng nên kịch liệt phản đối hôn nhân đồng giới dưới mọi hình
thức, vì nếu hợp pháp hóa hình thức hôn nhân này, thì sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận
giới trẻ ăn chơi đua đòi, dẫn đến hệ lụy xấu khôn lường. Và trên thực tế, đã xuất hiện
những cặp đôi “đồng tính bệnh lý” từ lối sống lệch lạc, chứ không phải đồng tính bẩm
sinh.. Tâm lý học đòi và bị bạn bè rủ rê đã khiến số lượng thanh thiếu niên sa chân vào
lối sống buông thả ngày càng nhiều, một số chỉ do đua đòi rồi trở thành đồng tính. Hầu
hết các đối tượng này đều thừa nhận, khi gia nhập thế giới thứ ba, bản thân họ luôn bị
thôi thúc, không cưỡng lại được cho dù biết trước hậu quả. Đáng buồn là có không ít em
gái chỉ vì bế tắc có tính nhất thời như bị điểm kém, giận dỗi với bạn bè, gia đình đã thay
đổi hình dáng bên ngoài như cắt tóc, mặc quần áo con trai, để gia nhập các nhóm đồng
tính. Có người từ chỗ giả đồng tính đã thành đồng tính thật và việc muốn thoát ra khỏi
mối tình giả đồng tính là điều không hề dễ dàng. Vì vậy nếu công nhận hôn nhân đồng
giới đôi khi sẽ góp phần tạo nên những hệ lụy, làm cho giới trẻ dễ bị lôi kéo và dần càng
xuất hiện nhiều cặp đôi đồng tính xác lập quan hệ hôn nhân hơn. Như vậy giá trị của hôn
nhân dị giới sẽ không được đảm bảo.
Công nhận hay không công nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính hiện
là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo người viết, nếu nhìn nhận hôn nhân đồng giới dưới
góc độ là một hiện tượng không thể tránh khỏi; thì xã hội và pháp luật cần có thái độ
đồng cảm đối những người đồng tính, tạo điều kiện cho họ tham gia bình thường vào
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
19
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
những sinh hoạt chung của cộng đồng. Những quan ngại về các tác động xấu mà việc
công nhận hôn nhân đồng giới gây ra cho xã hội; cũng sẽ có thể bị gạt bỏ vì phải nhìn
nhận vấn đề này trên chính thực tại và xu thế phát triển của nó chứ không thể lấy những
định kiến truyền thống ra làm cơ sở. Ngay ở những gia đình dị tính, sinh sản không còn
là mục đích tối cao để duy trì quan hệ hôn nhân; gia đình vẫn hạnh phúc dù không có
con. Một người bình thường vẫn có thể lập gia đình với một người không có khả năng
sinh sản, hoặc cả hai đều có đầy đủ chức năng sinh sản, nhưng vì một lí do gì đó mà
không muốn sinh con. Có thể nói dù muốn hay không thì hôn nhân đồng giới vẫn đang
và sẽ tồn tại, nên chuyện pháp luật đứng ngoài sẽ khiến cho việc giải quyết các vấn đề
phát sinh trở nên ngày càng phức tạp hơn. Ở Việt Nam nếu chỉ dựa vào thông tin từ báo
chí và một vài quan niệm riêng của một số đối tượng trong xã hội mà quy nạp hôn nhân
đồng giới là tiêu cực, là việc làm vô căn cứ. Viện dẫn những thống kê được thực hiện
dưới góc độ cảm thông với bối cảnh bất lợi hiện tại của quan hệ giữa những người cùng
giới tính, để làm căn cứ cho mục đích phủ nhận hôn nhân đồng giới đôi khi còn là việc
làm vi phạm mặt đạo đức. Đối với quan hệ dị giới, cho dù đã thực hiện việc sinh sản và
có con chung, nhưng nếu chưa được pháp lý hóa, cũng chỉ là loại hôn sự không bền lâu
hoặc không có trách nhiệm lẫn nhau. Chỉ đến khi hôn nhân được định chế hóa về mặt xã
hội và pháp luật, thì mới có giá trị và tạo ra sự ràng buộc. Bối cảnh hiện nay của quan hệ
hôn nhân đồng giới cũng tương tự như hôn nhân dị giới khi chưa được công nhận. Bởi
vậy, công nhận hôn nhân đồng giới là để tạo một mối quan hệ vững chắc, có sức ràng
buộc giữa các chủ thể về mặt xã hội và pháp lý; chứ không chỉ buộc họ dừng lại chỉ ở
quan hệ tình cảm và sinh lý.
Với tư cách là một người đang trong quá trình tìm hiểu, củng cố kiến thức, hoàn thiện
luận văn; người viết cho rằng luật pháp phải luôn là ngọn cờ đi trước, định hướng xã hội,
thay đổi nhận thức của cộng đồng theo hướng tích cực, tôn trọng hơn quyền mưu cầu
hạnh phúc chính đáng của mỗi người. Việc Nhà nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
là một hành động thiết thực, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, giúp cải thiện suy
nghĩ tiêu cực của xã hội về người đồng tính nói chung và hôn nhân đồng giới nói riêng.
Từ việc đưa ra những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ cho quan hệ hôn nhân đồng giới và
các chủ thể trong mối quan hệ hôn nhân đó sẽ góp phần xây dựng một xã hội công bằng,
văn minh đảm bảo tất cả mọi người đều được thụ hưởng các về quyền nhân thân triệt để.
Từng bước hoàn thiện nền pháp luật, nâng cao vị trị pháp lý của Việt Nam trên bản đồ
pháp luật quốc tế. Chính vì lẽ đó, người viết ủng hộ quan điểm nên công nhận hôn nhân
đồng giới hoặc cho phép chung sống có đăng ký đối với các cặp đôi đồng giới; và sẽ
hướng bài viết của mình theo quan điểm này.
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
20
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ
HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Bất kì một quan hệ nào trong xã hội cũng cần có sự điều chỉnh từ phát luật. Đối với
những mối quan hệ phát sinh trên cơ sở tình cảm như quan hệ hôn nhân thì vai trò của
pháp luật lại càng chứng tỏ được tầm quan trọng. Ở chương này, người viết sẽ tập trung
phân tích các chế định pháp lý liên quan đến hôn nhân và gia đình. Đối chiếu với nhu cầu
cũng như thực trạng về quan hệ đồng giới, từ đó chỉ ra những ưu khuyết điểm trong quy
định của luật. Đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm cho quyền và lợi ích của
người đồng tính trong vấn đề hôn nhân.
2.1 Nhu cầu thực tiễn về hôn nhân đồng giới trong giai đoạn hiện nay
Theo cách lí giải về mặt ngôn ngữ thì nhu cầu được xem là một hiện tượng tâm lý; là
đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại cũng
như phát triển. Nhu cầu nảy sinh từ sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận
được, là yếu tố thúc đẩy họ hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối càng
cao, nó tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung và hành vi của con người nói
riêng. Nhu cầu về hôn nhân đồng giới hình thành dựa trên cơ sở tình yêu của những
người đồng tính, họ mong muốn được kết hôn để có thể nhận từ pháp luật một sự bảo vệ
tuyệt đối cho mối quan hệ của mình. Nhu cầu này vận động một theo những chiều hướng
khác nhau, tương ứng với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Khi xã hội còn quá khắt
khe, chuyện tình yêu đồng giới bị nhìn nhận là trái với lẽ tự nhiên. Nhu cầu về hôn nhân
đồng giới lúc này vẫn tồn tại trên thực tế, nhưng do những trở ngại khách quan mà nó
không được thể hiện một cách cụ thể. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của xã hội; nhận thức về vấn đề giới tính của mọi người cũng dần có những sự
thay đổi theo hướng tính cực. Những người đồng tính công khai quan hệ ngày càng
nhiều, đồng thời làm cho nhận thức về vấn đề hôn nhân và vai trò của pháp luật trong
việc bảo vệ đời sống của họ cũng có sự cải thiện tích cực. Người đồng tính trên khắp thế
giới không chỉ phấn đấu vì những mục tiêu cơ bản về quyền sống, quyền được tự do; mà
còn dũng cảm đấu tranh đòi quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhu cầu cầu về hôn nhân đồng
giới cũng từ đó trở nên mạnh mẽ và rõ nét hơn.
Ở Việt Nam, từ trước đến nay chưa có một cuộc điều tra nào chỉ ra con số chính xác
về số lượng người đồng tính. Khảo sát trong phạm vi nghiên cứu về việc lây lan
HIV/AIDS được Tiến sĩ Trần Bồng Sơn công bố tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật do Bệnh
Viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26/9/2006 đã ước tính số người
đồng tính nam là khoảng 70.000 người (chiếm khỏang 0,09% dân số lúc đó). Một nghiên
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
21
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
cứu khác do Tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện cũng chỉ ra con số dao động từ
khoàng 50.000 đến 125.000 người16. Do đồng tính không được ghi nhận như một loại
giới tính theo quy định của pháp luật nên sẽ khó khăn trong việc đưa ra con số thống kê
chính xác nhất từ những cuộc điều tra về nhân khẩu. Tuy nhiên qua những số liệu vừa
nêu, có thể thấy một điều là số người đồng tính công khai trong xã hội đang ngày càng
gia tăng; khi đó nhu cầu về hôn nhân của họ cũng có sự thay đổi tương ứng. Theo kết
quả điều tra được thực hiện trên nhóm khoảng 2.400 người đồng tính nữ được Viện
nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện vào năm 2012 đã cho kết quả
có 92% số người được hỏi (tương ứng với khoảng 2.200 người) mong muốn pháp luật
cho phép kết hôn đồng giới. Cũng trong năm 2012 một cuộc khảo sát trên mạng Internet
được thực hiện bởi Trung tâm bảo vệ quyền của người đồng tính, song tính và chuyển
giới tại Việt Nam (ICS) từ ngày 6/6/2012 đến ngày 12/6/2012 thông qua việc tổng hợp ý
kiến từ 5.000 người đồng tính nam và nữ tham gia. Nghiên cứu từ những người đồng
tính nam đã chỉ ra kết quả: khoảng 71% số người mong muốn được pháp luật cho phép
kết hôn đồng giới, 25% muốn được chung sống như vợ chồng có đăng ký, khoảng 4%
muốn được chung sống nhưng không đăng ký. Nghiên cứu từ đồng tính nữ cho thấy:
77% trong số người được khảo sát mong muốn được kết hôn với nhau, 16% nhìn nhận
việc kết hôn là quan trọng, 3% không muốn kết hôn vì sợ sự ràng buộc hoặc muốn che
giấu xu hướng tính dục, số còn lại không phản hồi17. Những cuộc khảo sát trên chỉ thể
hiện một cách tương đối về nhu cầu hôn nhân của người đồng tính trong xã hội. Tuy
nhiên thông qua những con số này đã phản ánh phần nào mong muốn của người đồng
tính đối với việc chung sống và được pháp luật thừa nhận về quan hệ hôn nhân. Điều đó
chứng tỏ nhu cầu về hôn nhân là có thật, nó hiện hữu từng ngày và được xem là mục tiêu
đấu tranh quan trọng hàng đầu của cộng đồng người đồng tính tại Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu về nhu cầu hôn nhân của người đồng tính hiện nay, mở
rộng ra nhu cầu đó không chỉ là của riêng hai người trong một mối quan hệ; mà nó còn
mang giá trị nhân văn rất lớn, là mục tiêu chung của cả cộng đồng. Đối với người dị tính,
do mối quan hệ của họ được sự nhìn nhận và bảo vệ từ pháp luật, nên “trai lớn dựng vợ,
gái lớn gả chồng” là chuyện bình thường, được xem là giai đoạn cần có của một đời
người. Kết hôn chỉ là mong muốn đơn thuần của hai cá nhân hoặc của gia đình. Hôn
nhân giúp thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của tình cảm đôi lứa và duy trì tính liên tục
của một số mối quan hệ xã hội. Nhưng người đồng tính thì lại chịu chịu nhiều sự kì thị
16
Việt Nam:HIV/AIDS vẫn đang lây lan nhanh, Trang thông tin của Uỷ Ban phòng chống HIV/AIDS Thành
phố Hồ Chí Minh [truy cập
ngày 6/01/2013].
17
Phan Dương, Cửa cho hôn nhân đồng tính vẫn còn khép chặt, Tin nhanh Việt Nam,
[truy cập ngày 23/02/2013].
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
22
SVTH: Lâm Thanh Trường
Hôn nhân đồng giới – Nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật
và phân biệt đối xử từ xã hội. Việc hai người cùng là nam hoặc cùng là nữ bày tỏ tình
cảm trước mặt mọi người vốn là một hình ảnh không phổ biến. Những người có quan
điểm cố hữu về đạo đức truyền thống còn coi đó là hành vi sai trái. Pháp luật thì lại cấm
những người cùng giới tính kết hôn, nên nhu cầu về hôn nhân đồng giới được đặt ra như
một vấn đề cấp thiết. Nhu cầu này, nếu được Nhà nước công nhận; một mặt đáp ứng cho
nguyện vọng được kết hôn của những cặp đồng tính. Mặt khác, nó giúp thay đổi cách
nhìn của xã hội đối với quan hệ đồng giới theo hướng tích cực.
Tóm lại, có thể khẳng định nhu cầu về hôn nhân đồng giới trong giai đoạn hiện nay là
chính đáng, thể hiện khát vọng bình đẳng trong mọi mặt cuộc sống. Nhu cầu đó không
chỉ nhận được sự quan tâm của những người đồng tính mà còn của toàn xã hội. Vì vậy
pháp luật không công nhận kết hôn đồng giới nhưng không thể nào phủ nhận hoặc cấm
đoán người đồng tính bày tỏ nhu cầu về hôn nhân.
2.2 Tình hình thực tế về quan hệ đồng giới ở Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về hôn nhân như đã trình bày không chỉ tồn tại
trên mặt lý thuyết, những người đồng tính đã mạnh dạn đưa nhu cầu đó vào thực tiễn đời
sống. Từng bước biến những khát vọng của bản thân thành hiện thực. Bất chấp dư luận
xã hội và pháp luật chưa cho phép kết hôn đồng giới, những cặp đồng tính nam hoặc nữ
vẫn tổ chức lễ cưới một cách công khai và đúng với phong tục cưới hỏi truyền thống.
Một vài trường hợp điển hình được báo chí đưa tin, có thể kể đến như: đám cưới của cặp
đôi Nguyễn Thái N. và Đinh Công K. được tổ chức vào ngày 30/12/2006 tại Canada –
thường được đề cập như một ví dụ tiêu biểu khi nói đến hôn nhân đồng giới; đám cưới
đồng tính nữ của Quang M. Và Thùy L. diễn ra ở Hà Nội vào cuối năm 2010; đám cưới
của cặp đồng tính nam N. và P. diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2012;
đám cưới giữa hai chàng trai Quốc B. và Văn H. được tổ chức ở Hà Tiên, Kiên Giang
vào tháng 5/2012...18
Song song với việc tổ chức đám cưới, tình trạng những cặp đồng tính chung sống
với nhau tiếp diễn ngày càng nhiều. Mặc dù pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân
đồng giới, nhưng chuyện tình yêu và nhu cầu chung sống vẫn tồn tại như một điều không
thể tránh khỏi. Nhiều cặp đôi cùng là nam hoặc cùng là nữ đã sinh hoạt với nhau như gia
đình dưới một mái nhà. Thực tế cho thấy nhiều cặp đồng tính sống bên nhau rất bền bỉ.
Có thể kể đến trường hợp cặp đồng tính nữ Hồng L. và Thị C. được hãng Thông tấn A.P
đăng loạt ảnh để ca ngợi về tình cảm chân thành và chung thủy trong suốt hơn 2 năm
18
Bảo Nam (tổng hợp), Những đám cưới đồng tính gây xôn xao ở Việt Nam, Cổng thông tin Zing.vn
[truy cập ngày
5/12/2012].
GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang
23
SVTH: Lâm Thanh Trường