1
CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài chính vi mô (TCVM) từ lâu đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo; trong đó, các
tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là hạt nhân, được thành lập với mục tiêu cung cấp
các dịch vụ TCVM cho người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp từ siêu nhỏ
đến nhỏ,… nhằm đem TCVM đến gần hơn với cuộc sống. TCVM không giống với các
mô hình tài chính thông thường, trước hết là bởi chính đối tượng mà TCVM hướng tới:
người nghèo. Việc người nghèo tiếp cận với các dịch vụ tài chính là một điều hết sức khó
khăn, bởi họ chưa thực sự có nhu cầu cấp thiết, hoặc có nhu cầu cấp thiết nhưng chưa có
nhận thức thật sự đúng đắn, hoặc đã có nhận thức về lĩnh vực tài chính nhưng không biết
phải bắt đầu từ đâu. TCVM sẽ giải quyết những khúc mắc của người nghèo, khi mà mục
tiêu của nó là tiếp cận tới những tầng lớp nghèo nhất trong xã hội.Như vậy, có thể thấy
rằng, mức độ tiếp cận của TCTCVM là một khía cạnh quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt
động của loại hình này.
Tại Việt Nam, qua ba thập kỷ tồn tại và phát triển, TCVM đã đạt được những thành
tựu đáng kể trong việc hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ
được tiếp cận nguồn vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống. Theo
đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hầu hết người dân Việt Nam đều tiếp cận tương đối dễ
dàng với các dịch vụ TCVM. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận còn chưa thật sự tương xứng
với tiềm năng của các TCTCVM, hơn nữa mức độ tiếp cận sâu sát cũng cần đi đôi với
quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Vậy cần làm thế nào để nâng cao mức độ tiếp cận, hay nói
cách khác, những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM?
Trong bối cảnh này, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ của TCTCVM ở Việt
Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.
1.
Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài có 4 mục đích cơ bản sau:
(1)
Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản xoay quanh TCVM, mức độ tiếp cận của
TCTCVM và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận.
(2)
Đánh giá tổng quan về TCVM ở Việt Nam.
2
(3)
Phân tích thực trạng mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam dựa
trên các nhân tố ảnh hưởng: tuổi, nguồn vốn tài trợ, hoạt động sử dụng vốn, chi phí tính
trên mỗi khoản vay, tính chất pháp lý của tổ chức, lãi suất cho vay đồng thời tìm ra các
nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam bao gồm tuổi,
quy mô món vay trung bình, chi phí của mỗi đồng vay, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ
trọng danh mục cho vay trên tổng tài sản, lương và các lợi ích trung bình khác và là
TCTCVM được chuyển đổi trong khi lãi suât cho vay thực hiệu quả không có tác động
đáng kể.
(4)
Đề xuất một số khuyến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và
các Bộ, ngành liên quan để hướng tới mục tiêu tăng mức độ tiếp cận cho các TCTCVM
tại Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM
tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
• Nghiên cứu tập trung vào hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong giai
đoạn 2009 – 2013.
• Một số tổ chức được đề cập: Nghiên cứu sử dụng số liệu từ 28 TCTCVM.
Dữ liệu nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu chủ yếu là dữ liệu thứ cấp
(tổng hợp từ MIX market) và tham khảo một số dữ liệu từ báo cáo của các TCTCVM
Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014.
Phương pháp phân tích:
• Phân tích tổng hợp: kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải thích số liệu,
liên hệ các nguyên nhân từ thực tế.
• Mô hình kinh tế lượng:
• Phương pháp chuyên gia.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài này.
a)
Trên thế giới:
Một số các công trình nghiên cứu của tiến sĩ trong đó nổi bật nhất là: Nghiên cứu
“TCVM ở Uganda: tính bền vững, mức độ tiếp cận và quy định” (The microfinance
industry in Uganda: sustainability, outreach and regulation) năm 2007 của Luka Jovita
Okumu phân tích và kết luận các nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững mức độ tiếp cận
3
của các TCTCVM một cách đầy đủ trong đó tỷ trọng danh mục cho vay trong cơ cấu tài
sản, quy mô cho vay trung bình, chi phí của món vay được giải ngân, lương, tuổi, phương
pháp cho vay và tổ chức dưới các hình thức tổ chức phi chính phủ, TCTCVM được nhận
tiền gửi và hiệp hội tín dụng-tiết kiệm; tìm hiểu mối quan hệ giữa tính bền vững và mức
độ tiếp cận của TCTCVM; đánh giá tác động của các quy định tài chính lên sự bền vững
và mức độ tiếp cận, đề xuất một số khuyến nghị của tác giả để nâng cao hiệu quả tiếp cận
cho ngành TCVM ở Uganda.
Nghiên cứu “Xác định mức độ tiếp cận TCVM ở Đông Nam Nigeria: phân tích theo
kinh nghiệm” (Determinants of microfinance outreach in South-Western Nigeria: an
empirical analysis) năm 2011 của TS Osotimehin, TS Jegede và Thạc sỹ khoa học
Akinlaby tìm ra quy mô cho vay trung bình, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và lương là
những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận đồng thời có thêm một
điểm mới, đó là xác định xu hướng tiếp cận của TCTCVM.
b)
Tại Việt Nam:
Luận án của TS. Lê Thanh Tâm “Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn tại Việt
Nam” năm 2008 đã đưa ra một số kết luận về mức độ tiếp cận và tính bền vững của
TCTCNT tại Việt Nam cũng như kiểm định mối tương quan giữa tính bền vững và mức
độ tiếp cận dựa trên số liệu của các QTDND.
Nghiên cứu “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam-Kiểm định và so sánh”
(2011) của PGS.TS Nguyễn Kim Anh, PGS.TS Ngô Văn Thứ, TS Lê Thanh Tâm và Ths
Nguyễn Thị Tuyết Mai đã phân tích và kiểm định tác động TCVM đến thu nhập và tài
sản của khác hàng, TCVM giúp khách hàng tăng cường năng lực xã hội, sự hài lòng của
khách hàng đối với NHCSXH, QTDND và các TCTCVM.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu “Mức độ bền vững của các
TCTCVM ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” (2013) của nhóm Công tác
TCVM do PGS.TS Nguyễn Kim Anh và TS Lê Thanh Tâm đồng chủ biên; Nghiên cứu
“Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” (2014) của nhóm
Công Tác TCVM do PGS.TS Nguyễn Kim Anh làm chủ biên;…
3.
Những đóng góp mới của nghiên cứu:
Từ mô hình được lựa chọn và đo lường rút ra nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận
của các TCTCVM tại Việt Nam là quy mô món vay trung bình, tổ chức được chuyển đổi
thành TCTCVM chính thức, lương và các khoản lợi ích khác của nhân viên, chi phí của
4
mỗi đơn vị tiền tệ cho vay, tuổi của TCTCVM, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ trọng
danh mục cho vay trong tổng tài sản.
Từ đó kết luận:
+ Lãi suất cho vay không phải là nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của
TCTCVM tại Việt Nam.
+ Quy mô món vay trung bình là nhân tố quan trọng nhất và có ảnh hưởng rất lớn
đến mức độ tiếp cận so với tuổi và tình trạng pháp lý được chứng minh tại một số nước
đang phát triển khác.
+ Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài sản được
chứng minh có quan hệ ngược chiều với mức độ tiếp cận, trái với kết quả tìm được tại
một số nước đang phát triển khác.
+ Các TCTCVM được chuyển đổi hoạt động theo Luật các TCTD (2010) đạt mức
độ tiếp cận cao hơn các TCTCVM bán chính thức.
4. Cơ cấu nghiên cứu
Ngoài Lời cảm ơn của nhóm, phần kết luận, phụ lục, bảng biểu, hình vẽ minh họa và
danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu được trình bày trong chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố quyết định đến mức độ tiếp cận của tổ
chức tài chính vi mô.
Chương 2: Thực trạng thị trường tài chính vi mô, mức độ tiếp cận và các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam.
Chương 3: Kinh nghiệm của một số TCTCVM trên thế giới và một số khuyến nghị.
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ
QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ
1.1
Tổng quan về tài chính vi mô
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về tài chính vi mô. Theo J.Ledgerwood thì tài
chính vi mô “là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có
thu nhập thấp...”. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP) thì tài
chính vi mô “cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo
bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…".Tổng hợp
từ những khái niệm trên có thể hiểu TCVM là một cách thức phát triển kinh tế bằng cách
đưa các dịch vụ tài chính như tín dụng, thanh toán và bảo hiểm tiếp cận với các đối tượng
có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư.Quan điểm này phù
hợp với quan điểm của chính phủ Việt Nam về TCVM trong Nghị định 28/2005/NĐ –
CP ngày 09/3/2005 định nghĩa: “Tài chính quy mô nhỏlà hoạt động cung cấp một số dịch
vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc
biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”.
1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, mục tiêu của các hoạt động TCVM là sự dung hòa cả mục tiêu lợi nhuận
và mục tiêu xã hội.
Thứ hai, đối tượng khách hàng của TCVM là người nghèo có thu nhập thấp, đặc
biệt là phụ nữ nghèo.
Thứ ba, các đơn vị cung cấp tài chính vi mô phải đối mặt với rủi ro cao.
Thứ tư, chi phí giao dịch của các hoạt động TCVM cao hơn đối với các tổ chức
cung cấp dịch vụ, sản phẩm và khách hàng.
Thứ năm, các khoản vay trong TCVM thường không có tài sản thế chấp, nếu có thì
giá trị tài sản đó rất thấp.
Thứ sáu, cách tính lãi suất của tín dụng vi mô là cách tính lãi suất đơn.
6
1.1.3 Vai trò
Các tổ chức TCVM có những đóng góp hết sức quan trọng cả về mặt tài chính cũng
như xã hội. Cụ thể:
1.1.3.1. Đóng góp về mặt kinh tế
Thứ nhất, hoạt động của các TCTCVM giúp các thành viên tham gia tiếp cận nguồn
vốn vay một cách thuận lợi hơn, cũng như được lĩnh hội những kiến thức về quản lý
nguồn vốn hiệu quả và tiếp thu những ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Thứ hai, hoạt động TCVM còn giúp đa dạng hóa nguồn thu nhập của các đối tượng
tham gia, giảm thiểu rủi ro từ việc chỉ sở hữu một nguồn thu nhập cố định cũng như gia
tăng quy mô nguồn vốn.
1.1.3.2. Đóng góp về mặt xã hội
Hoạt động TCVM góp phần vào công cuộc thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua một số
khía cạnh như:
Thứ nhất, hoạt động TCVM có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xóa đói,
giảm nghèo của Chính phủ.
Thứ hai, hoạt động của các tổ chức TCVM giúp người phụ nữ nâng cao được vị
thếcủa mình trong xã hội, giảm bớt hiện tượng bất bình đẳng giới.
Thứ ba, hoạt động của các tổ chức TCVM còn phần nào cải thiện dịch vụ y tế, giáo
dục, nâng cao trình độ hiểu biết cũng như giảm tỷ lệ mù chữ ở những địa phương có
triển khai hiệu quả hoạt động TCVM.
1.1.4 Các loại hình tổ chức TCVM
Theo Luật Các TCTD “Tổ chức TCVM là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt
động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và
doanh nghiệp siêu nhỏ”, do vậy ta có thể phân chia thành 3 nhóm như sau:
7
Bảng 1.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM.
Khu vực chính thức
Các NHTM đầu tư, phát
triển, thương mại, tiết
kiệm.
Các ngân hàng phục vụ
nông thôn.
Các ngân hàng theo mô
hình hợp tác xã.
Các tổ chức phi ngân hàng
khác.
Các công ty tài chính.
Các tổ chức tiết kiệm theo
hợp đồng, Quỹ hưu trí.
Các công ty bảo hiểm.
Các thị trường (cổ phiếu,
trái phiếu).
Các tổ chức TCVM chính
thức đăng ký theo Luật
Các TCTD.
Khu vực bán chính thức
Các hợp tác xã tín dụng và
tiết kiệm.
Các hiệp hội tín dụng.
Các ngân hàng nhân dân
không đăng ký chính thức
là TCTD.
Các ngân hàng hợp tác xã.
Các quỹ tiết kiệm tạo việc
làm.
Các ngân hàng làng xã
không đăng ký chính thức
là TCTD.
Các dự án phát triển, các tổ
chức phi chính phủ cung
cấp dịch vụ TCVM.
Các nhóm tương hỗ.
Khu vực phi chính thức
Các hiệp hội tiết kiệm.
Các hiệp hội tín dụng và
tiết kiệm quay vòng và các
biến thể của nó.
Các công ty tài chính, đầu
tư phi chính thức.
Những người cho vay cá
nhân thương mại (nặng lãi,
…) và phi thương mại (bạn
bè, họ hàng, làng xóm, …).
Các thương gia và chủ
hiệu.
Nguồn: Legerwood (2013).
1.1.5 Các hoạt động tài chính cơ bản
1.1.5.1 Hoạt động tín dụng:
Các phương thức tín dụng thông dụng mà các TCTCVM cung cấp bao gồm: tín
dụng cho cá thể, tín dụng kèm theo nhóm tương hỗ và tín dụng theo nhóm tương hỗ
thông qua trung gian thứ ba.
1.1.5.2 Hoạt động huy động vốn.
Các TCTCVM có thể thực hiện huy động vốn bằng nhiều cách khác như nhận tiền
gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu; vay các TCTD khác trên địa bàn hoặc trên
thị trường liên ngân hàng; vay NHTW hoặc nguồn tài trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ. Tuy
nhiên, do đặc trưng của các TCTCVM là hoạt động khá đơn lẻ, chủ yếu ở các vùng khó
khăn hơn nên không thuận lợi trong việc huy động từ các nguồn vay. Do vậy, tiết kiệm là
hình thức huy động vốn chủ yếu nhất của TCTCVM.
1.1.5.3 Các hoạt động tài chính khác
8
a.
Hoạt động thanh toán.
b.
Hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán.
c.
Hoạt động bảo hiểm vi mô.
1.2 Khái niệm và đo lường mức độ tiếp cận của TCTCVM
1.2.1 Khái niệm về mức độ tiếp cận
Mức độ tiếp cận là khả năng khách hàng có thể sử dụng dịch vụ có chất lượng của
TCTCVM, đặc biệt đối với các khách hàng nghèo và dễ bị tổn thương.
1.2.2 Đo lường mức độ tiếp cận
Yaron đã đưa ra bảy phương pháp khác nhau có thể sử dụng để đo lường độ tiếp cận
của các TCTCVM: (i) giá trị dư nợ của danh mục đầu tư và giá trị bình quân các khoản
cho vay, (ii) số lượng tiền gửi tiết kiệm và giá trị trung bình các khoản tiền gửi tiết kiệm,
(iii) số lượng các dịch vụ tài chính cung cấp, (iv) số lượng chi nhánh và đơn vị, (v) tỷ lệ
phần trăm tổng dân số nông thôn được phục vụ, (vi) tăng trưởng tài sản hàng năm của
TCTCVM so với những năm gần đây, (vii) tỷ lệ phụ nữ tham gia. Còn theo quan điểm
của Schreiner, mức độ tiếp cận được đánh giá trên sáu khía cạnh: giá trị của khách hàng,
chi phí của khách hàng, chiều rộng, chiều sâu, phạm vi và chiều dài.
1.2.3 Lựa chọn phương pháp đo lường độ tiếp cận
Đối với mục đích của nghiên cứu này, độ rộng tiếp cận được xem là một phương
pháp đo lường thích hợp vì đây là một phương pháp hợp lý để đo lường những người bị
loại trừ tiếp cận các dịch vụ tài chính trong khu vực tài chính chính thức truyền thống;
các dữ liệu có sẵn và việc tính toán chúng đơn giản hơn so với phương pháp tính chỉ số
độ sâu tiếp cận DOI hay chi phí giao dịch khách hàng; chi phí để đo lường độ rộng tiếp
cận ít tốn kém hơn. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế: không đáp ứng được việc đo
lường lợi ích của TCVM; không đánh giá đầy đủ tác động kinh tế của sự hoạt động của
các TCTCVM; chưa phản ánh giá trị cho khách hàng, chi phí của khách hàng, độ sâu,
chiều dài và phạm vi.
1.2.4 Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố lên mức độ tiếp cận của TCTCVM:
9
Bảng 1.2: Các biến sử dụng trong mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
tiếp cận của TCTCVM:
Biến
OUT
AGE
DER
GOLP
RELDR
LS
DDM
CLD
WL
AVLZ
Nội dung
Số lượng khách hàng
Tuổi của TCTCVM
Tỷ lệ nợ/VCSH
Tỷ trọng danh mục cho vay trong tổng tài
sản
Lãi suất cho vay thực hiệu quả
Tình trạng pháp lý cuả TC
Phương pháp cho vay chủ yếu
Chi phí trên một đơn vị tiền tệ cho vay
Lương và các lợi ích khác của một nhân viên
trên GNI bình quân đầu người
Quy mô khoản vay trung bình/ GNI bình
quân đầu người
Biến liên tục ( số người)
Biến liên tục ( số năm)
Biến liên tục
Biến liên tục
Biến liên tục
Biến rời rạc
Biến rời rạc
Biến liên tục
Biến liên tục
Biến liên tục
Bảng 1.3: Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình:
Biến độc lập
AGE
DDM
RELDR
GOLP
CLD
WL
AVLZ
DER
1.3
Tác động đến biến OUT
Tích cực
Tích cực nếu là phương pháp cho vay theo
nhóm
Tiêu cực
Tiêu cực
Tiêu cực
Tích cực
Tiêu cực
Tiêu cực
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM:
Trong nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận được đề cập bao gồm:
Nguồn vốn tài trợ; hoạt động sử dụng vốn (Quy mô danh mục cho vay và đầu tư,
phương pháp cho vay, quy mô cho vay trung bình, lãi suất cho vay); quản trị; chi phí;
tuổi của TCTCVM; môi trường kinh tế, chính trị, xã hội.
10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VI MÔ, MỨC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA CÁC TCTCVM
TẠI VIỆT NAM.
2.1
Tổng quan thị trường TCVM ở Việt Nam:
2.1.1 Thị trường TCVM ở Việt Nam:
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, hoạt động TCVM đã nhen nhóm xuất hiện
tại Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án của một số tổ chức nước ngoài, tổ chức
phi chính phủ quốc tế và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức. Từ những dự án
nhỏ lẻ ban đầu, các hoạt động này ngày càng phát triển và mở rộng quy mô trở thành mô
hình các tổ chức tín dụng, các Quỹ cung cấp các dịch vụ TCVM khá chuyên nghiệp. Điều
đó càng thêm khẳng định cho vị trí quan trọng của TCVM trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo của Việt Nam, đặc biệt, với những đặc điểm khá phù hợp cho sự lớn mạnh của
TCTCVM như số lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên tổng dân số còn khá
cao (24.440,2 nghìn người, chiếm 46,8% tổng số lao động trên 15 tuổi – theo tổng kết sơ
bộ của Tổng cục Thống kê vào 1/7/2013), hơn 70% dân sô cư trú tại nông thôn, cho dù
tốc độ đô thị hóa tăng nhanh trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của xã hội,
nông thôn Việt Nam cũng đang chuyển mình từng ngày, bộ mặt ngày càng được cải
thiện.
2.1.2 Môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô:
Từ năm 2005, một khung pháp lý được xây dựng và hoàn thiện dần, hứa hẹn sẽ tạo
điều kiện cho các TCTCVM ở khu vực bán chính thức được nằm dưới sự kiểm soát của
NHNN và chuyên cung cấp các hoạt động TCVM. Đầu tiên là 2 văn bản điều chỉnh cơ
cấu tổ chức và hoạt động của TCTCVM là Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày 09/03/2005 về tổ chức hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại
Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/11/2007
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2005/QĐ-CP. Đến năm 2010, TCTCVM
cũng nằm trong số các TCTD được Luật các TCTD năm 2010 sửa đổi điều chỉnh
2.1.3 Các tổ chức chính cung cấp dịch vụ TCVM ở Việt Nam:
Chính thức
Bán chính thức
Phi chính thức
11
NHTM
NHCSXH
QTDNDTW
QTDNDCS
TYM, M7
6 tổ chức/ 50% khách hàng Họ/ Phường
của TCTCVM
Họ hàng, bạn bè
44 tổ chức quy mô nhỏ
Người cho vay (cầm đồ, nhà
giao dịch nhỏ, nhà cung cấp
đầu vào, đại lý Marketing)
Nguồn: ADB, 2010.
Bảng 2.1: Các đơn vị cung cấp TCVM ở Việt Nam.
2.2
Thực trạng mức độ tiếp cận của các TCTCVM
2.2.1 Chiều rộng
2.2.2 Chiều sâu
Mức độ tiếp cận sâu được thể hiện ở 2 khía cạnh:
• Khách hàng chủ yếu là phụ nữ và đối tượng gặp khó khăn.
• Quy mô món vay và tiết kiệm thấp.
2.3
Thực trạng các nhân tố tác động đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM
2.3.1 Vấn đề về lãi suất cho vay
Lãi suất trung bình cung cấp cho khách hàng của các TCTCVM Việt Nam ở mức
trung bình so với thế giới nhưng thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Những điểm mạnh của chính sách lãi suất cho vay hiện nay:
- Khách hàng nhận được lợi ích trực tiếp do lãi phải trả giảm.
- Lãi suất trần buộc các TCTCVM phải hoạt động hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí
hoạt động ở mức tối đa, tăng cường huy động các nguồn vốn rẻ.
- NHNN áp dụng trần lãi suất cho vay đối với các TCTCVM và QTDND cao hơn
1% so với các TCTD khác cho thấy sự quan tâm của nhà làm chính sách tới đặc trưng
hoạt động của hai loại tổ chức này.
- Chính sách lãi suất cho vay trần chỉ áp dụng trong ngắn hạn và áp dụng trong 5
lĩnh vực ưu tiên, với những khách hàng có đủ điều kiên vay vốn.
2.3.2 Hoạt động quản trị của các TCTCVM
Nhiều TCTCVM hiện có mô hình tổ chức khác nhau, nhiều mô hình chưa hướng
theo chuẩn của tổ chức chính thức. Tuy nhiên, cơ cấu quản trị tài chính các TCTCVM
Việt Nam hiện nay chưa mang tính tự chủ, độc lập. Các chuẩn mực tiêu chuẩn của TCTD
(quản trị rủi ro, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, quản lý tài sản nợ - có) hầu
như chưa được áp dụng hoặc áp dụng không theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc quốc tế.
2.3.3 Hoạt động huy động vốn
12
Một trong những đặc trưng của TCVM Việt Nam khác với các NHTM ở tỷ trọng
của nguồn vốn tiền gửi. Đối với các ngân hàng, vốn tiền gửi là bộ phận chiếm tỷ trọng
lớn, khoảng 70% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức
TCVM Việt Nam chiếm một tỷ trọng nhỏ, khoảng 30%, còn lại phần lớn là nợ phải trả.
Các TCTCVM đặc biệt các TCTCVM bán chính thức phụ thuộc phần lớn vào các nguồn
trợ cấp hay tài trợ từ các cá nhân, tổ chức khác.
2.3.4 Mức cho vay trung bình
Dựa trên báo cáo từ các TCTCVM, đến cuối năm 2011 dư nợ cho vay bình quân
trên một khách hàng là 213 USD tương đương với 16,8% GNI bình quân đầu người.
Trong đó các TCTCVM ở miền Bắc có quy mô cho vay trung bình lớn hơn 247 USD
(19,6% GNI bình quân đầu người) so với mức 135 (10,7% GNI bình quân đầu người) tại
miền trung và 207 USD (16,4% GNI bình quân đầu người).
2.3.5 Chi phí
Với đặc điểm cung cấp các khoản vay có quy mô nhỏ, số lượng lớn; đối tượng
khách hàng thường là đối tượng nghèo, sống ở khu vực nông thôn, khó tiếp cận nên chi
phí hoạt động của các TCTCVM rất lớn. Bên cạnh đó, nếu nguồn vốn của TCTCVM
được huy động từ tiền gửi tiết kiệm cũng có thể làm gia tăng chi phí của tổ chức.
2.3.6 Phương pháp cho vay:
Hầu hết các TCTCVM thông qua các đoàn thể địa phương như Hội Phụ nữ, Hội
Nông dân hay Hội Cựu Chiến Binh để tiếp cận tới các khách hàng. Các tổ chức sẽ không
làm việc độc lập với từng khách hàng mà sẽ cho vay thông qua các nhóm hoặc từng cụm
dưới sự giúp đỡ từ nhóm trưởng, cụm trưởng là những người có uy tín tại các đoàn thể.
2.3.7 Tuổi hoạt động của tổ chức:
Tuổi hoạt động của tổ chức là một nhân tố phản ánh rõ nét nhất mức độ trưởng
thành của tổ chức đó, và nó cũng có tác động không nhỏ đến mức độ tiếp cận các dịch vụ
TCVM. Đối với các tổ chức trưởng thành, do có lịch sử hoạt động lâu lăm nên chắc chắn
sẽ có nhiều kinh nghiệm hoạt động và tổ chức quản lý hơn so với các tổ chức non trẻ.
2.3.8 Tình trạng pháp lý của các TCTCVM:
Hiện tại, chỉ 3 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức hoạt động
dưới dạng TCTCVM đắng ký hoạt động theo Luật TCTD 2010 là TYM (2010), M7 –
MFI (2012) và TCTCVM Thanh Hóa (2014).
2.4
Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCCVM
và kết quả mô hình
Log(OUT)= b1+ b2*AGE +b3*AVLZ+b4*DER+b5*GOLP +b6*CLD +b7*WL
+b8*RELDR +b9*FMI
Kết quả hồi quy của mô hình sau khi khắc phục các khuyết tật:
13
Dependent Variable: LOG(OUT)
Method: Least Squares
Date: 04/11/15 Time: 16:40
Sample: 1 112 IF BANK=0
Included observations: 107
White Heteroskedasticity-Consistent Standard Errors &
Covariance
Variable
Coefficie Std. Error t-Statistic Prob.
nt
C
8.459996 0.254110 33.29259 0.0000
AGE
0.024383 0.012289 1.984166 0.0500
AVLZ
1.348581 -5.565958 0.0000
7.506147
DER
0.004785 -2.815917 0.0059
0.013473
GOLP
0.002638 -10.07982 0.0000
0.026587
CLD
0.006387 -6.823527 0.0000
0.043584
WL
0.725598 0.054763 13.24990 0.0000
RELDR
1.494737 -0.281146 0.7792
0.420239
FMI
0.982083 0.291057 3.374191 0.0011
R-squared
0.712853
Mean dependent 8.67330
var
8
Adjusted
R- 0.689413 S.D. dependent var 1.32781
squared
0
S.E. of regression 0.739993
Akaike info 2.31601
criterion
1
Sum squared resid 53.66380 Schwarz criterion 2.54082
9
Log likelihood
F-statistic
30.4111
114.9066
4
Durbin-Watson
1.936870 Prob(F-statistic)
0.00000
stat
0
Log(OUT) = 8.460+0.024AGE - 7.506AVLZ - 0.013DER – 0.027GOLP – 0.044CLD +
0.726WL – 0.420RELDR + 0.982FMI
Theo kết quả trên thì biến lãi suất hiệu quả (RELDR) không thực sự có ảnh hưởng tới
mức độ tiếp cân (OUT). (P-value=0.779, kết luận với mức ý nghĩa 5%). Các biến còn lại
14
đều có ảnh hưởng tới mức độ tiếp cận (kết luận với mức ý nghĩa 5%), theo đó các biến có
ành hưởng mạnh nhất tới mức độ tiếp cận là AVLZ, WL, FMI tiếp đến là AGE, CLD,
GOLP và cuối cùng là DER.
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TCTCVM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.1 Kinh nghiệm của một số TCTCVM trên thế giới:
Các TCTCVM thành công tại châu Á như ngân hàng Grameen (GB) – Banglades,
ngân hàng Rakyat Indonesia, ngân hàng CARD – Philippines để lại nhiều bài học kinh
nghiệm trong việc phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam.
3.2
Khuyến nghị đối với các TCTCVM:
3.2.1 Tăng cường công tác quản trị và điều hành.
3.2.2 Giảm chi phí và tăng nguồn thu nhằm tăng mức độ tiếp cận.
3.2.3 Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ, cân bằng giữa các dịch
3.2.4
3.2.5
3.2.6
3.2.7
3.3
vụ tài chính và xã hội.
Nâng cao năng lực tài chính.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý.
Nâng cao khả năng huy động vốn.
Khuyến nghị chung dành cho các cơ quan quản lý.
PHỤ LỤC A-DANH SÁCH CÁC TCTCVM SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH ĐÁNH
GIÁ CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ TIẾP CẬN CỦA CÁC
TCTCVM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Tên TCTCVM trên MIX Market
Anh Chi Em (ACE)
An Phu Development Fund
Golden Hand Program (BTV)
Microfinance program-Women’s
Union, Ben Tre province (BTWU)
Capital Aid Fund For Poor
Employees and Civil Servants of
Ba Ria-Vung Tau (CAFPE BT-VT)
Capital Aid Fund For Employment
of the Poor (CEP)
Center for Women and Community
Development (CWCD)
Credit & Savings Project, Women
Union
Dariu Foundation (Dariu)
Dien Bien District Women
Development Fund ( M7 DB
District)
Fund for Women Development of
Dien Bien Phu city (M7 DBP city)
DongTrieu, Women Development
Fund (M7 Dong Trieu)*
Mai Son, Women Development
Fund (M7 Mai Son)*
Ninh Phuoc, Women Development
Fund (M7 Ninh Phuoc)
Standard Training Unit (M7 STU)
Uong Bi, Women Deveplopment
Fund (M7 Uong Bi)*
Microfinance Fund for Community
Development (MFCDI)
Tien Giang Capital Aid Fund for
Women’s Economic Development
(MOM)
Pro-Poor Center Can Loc, Ha Tinh
Tên TCTCVM bằng tiếng Việt
Chương trình ANHCHIEM
Quỹ phát triển An Phú
Chương trình bàn tay vàng
Chương trình TCVM của Hội Phụ nữ tỉnh
Bến Tre
Quỹ trợ vốn công nhân viên chức & người
lao động nghèo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc
làm
Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng
đồng
Dự án tiết kiệm-tín dụng
Quỹ Dariu (TDF)
Quỹ Phụ nữ phát triển huyện Điện Biên
Quỹ Phụ nữ Phát triển thành phố Điện Biên
Phủ
Quỹ Hỗ trợ Phụ Nữ Đông Triều
Quỹ Hỗ trợ Phụ Nữ miền núi phát triển
huyện Mai Sơn, Sơn La
Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển Ninh Phước
Đơn vị Đào tạo tiêu chuẩn
Quỹ Khuyến khích Phụ nữ Phát triển Uông
Bí
Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh
Tiền Giang
Trung tâm phát triển vì người nghèo Hà
20
21
22
23
24
(PPC)
The center of Small Enterprises
Development Assistance (SEDA)
Soc Trang Fund For Poor Women
Thanh Hoa Fund for Poor Women
(TCVM Thanh Hoa)**
TYM Fund (TYM)
Tĩnh
Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ
Quỹ Hỗ trợ Phụ Nữ nghèo Sóc Trăng
Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ TNHH MTV
Tình Thương
Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển tỉnh Lào Cai
Women Development Fund, Lao
Cai (WDF, Lao Cai)
25
Women Development Fund, Quang Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng
Binh (WDF, Quang Binh)
Bình
26
Women Union, Ha Tinh (WU, Ha
Hội Phụ nữ Hà Tĩnh
Tinh)
27
World Vision Viet Nam (WV Viet Ban TCVM Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại
Nam)
Việt Nam
28
Women Economic Development
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Fund-HCM
TP.HCM
* Ngày 1/3/ 2012, Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7 (M7MFI) được cấp giấy phép
thành lập trên cơ sở chuyển đổi hoạt động tài chính vi mô của Quỹ Hỗ trợ Phụ Nữ Đông
Triều (M7 Đông Triều), Quỹ Hỗ trợ Phụ Nữ miền núi phát triển huyện Mai Sơn, Sơn La
(M7 Mai Sơn),Quỹ Khuyến khích Phụ nữ Phát triển Uông Bí (M7 Uông Bí).
** Ngày 22/8/2014 Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa được cấp phép thành lập
trên cơ cở chuyển đổi Quỹ Hỗ Trợ Phụ nữ nghèo Thanh Hóa (TCVM Thanh Hoa).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams, D. and R.Vogel, (1986). Rural Financial Market in Low-Income
Countries: Recent Controversies and Lessons. World Development 14(4): 477487.
2. ADB (2010). Viet Nam Microfinance Sector Assessment: Developing the
Microfinance Sector Project ADB TA-7499-VIE, Prepared by PPTA Consultants
for ADB, July 2010.
3. Bank Rakyat Indonesia (2011), Annual Report 2011 ( />
4. Bennett, L. and C. Cuevas (1996), Sustainable banking with the Poor, Journal of
International Development 8, 145-152. CARD Bank, Annual Report 2008, 2009,
2010 ().
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Về ban hành danh
mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
6. Christen, R., Rhyne, E.and Vogel, R., (1995). Maximizing the Outreach of
Microenterprise Finance: Analysis of Successful Microfinance Programs.
Program and Operations Assessment Report 10, USAID: Washington, D.C.
7. Christen, R.P, (1997).Banking Services for the Poor: Mananging for Financial
Success. ACCION International: Washington, D.C.
8. Cổng thông tin ngân hàng (2012), “Lãi suất tiền gửi cao nhất hôm nay”, truy cập
ngày 10 tháng 12 năm 2012, tại />9. Conning, J, 1999. Outreach, sustainability and leverage in monitored and peermonitored lending. Journal Development Economics, 60:51-77.
10. Cull, R., Demirguc, A. and Morduch, J., (2006). Financial Performance and
Outreach: A Global Analysis of Leading Microbankings. Policy Research
Working Paper Series 3822. The World Bank: Washington, D.C.
11. Đào Văn Hùng,(2005). Phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam, NXB Lao
Động - Xã hội.
12. Duflos, Eric (2013), “ CGAP Lãi suất tài chính vi mô: Xu hướng toàn cầu và các
thực hành tốt”, Bài trình bày tại hội thảo “Xác định lãi suất bền vững và quản trị
rủi ro trong các tổ chức tài chính vi mô-Sustainable Interest Rate Setting and Risk
Management In Microfinance Institutions”, IFC và VMFMG, 16/5/2013, Hà nội.
13. Eric Duflos (2013), “ CGAP-Các thực tiến tốt trên toàn cầu về chuyển đổi và tự
vững”, Bài trình bày tại hội thảo “Xác định lãi suất bền vững và quản trị rủi ro
trong các tổ chức tài chính vi mô-Sustainable Interest Rate Setting and Risk
Management In Microfinance Institutions”, Hội thảo IFC-TYM-VMFMG ngày
16/5/2013.
14. Global Microcredit Summit (2011), Moving 100 Million Families Out of Severe
Poverty: How Can We Do It?, Valladolid, Spain.
15. Grameen Bank (2010), Annual Report 2010.
16. Grameen Bank (2011), Audit Report 2011.
17. Hoàng Văn Thành, (2012). Đánh Giá Chính Sách Về Tổ Chức và Hoạt Động của
các Tổ chức Tài chính Vi mô. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
Tp.HCM.
18. Hulme, D. and Mosley, P., (1996). Finance Against Poverty Vol.1. Routledge:
London.
19. Johnson, S. and B.Royaly, (1997). Microfinance and Poverty Reduction. Oxfam
Development Guidelines. Oxfam and ActionAid: London.
20. Lê Thanh Tâm, (2008). Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam,
Luận án Tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà nội.
21. Ledgerwood, J (1999). Microfinance Handbook on Sustainable Banking with the
Poor: An Institutional and Financial Perspective, The World Bank, Washington,
D.C.
22. Ledgerwood, Joanna, with Julie Earne and Candace Nelson, eds (2013), The New
Microfinance Handbook: A Financial Market System Perspective. Washington,
D.C: World Bank. Doi 10-1596/9780-8213-8927-0. License: Creative Common
Attributions CC By 3.0.
23. Lưu Hảo, (2012). Vinashin trong cuộc “hôn nhân” Habubank - SHB, Thời báo kinh
tế Sài Gòn.
24. Navajas, S, Schreiner, M, Meyer, M.L, Gonzalez-Vega, C and J Rodriguez-Mega,
(2000). Microfinance and poorest of the poor: theory and evidence from Bolivia.
World Devepoment 2(1):333-346.
25. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (2012), “Chức năng nhiệm vụ”, truy cập
/>26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam,
tính đến ngày 10 tháng 12 năm 2012.
27. Nguyễn Kim Anh (2010). Phát triển TCVM ở khu vực nông nghiệp nông thôn Việt
Nam, Nhà xuất bản Thống kê.
28. Nguyễn Kim Anh (chủ biên), (2014). Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và
khuyến nghị chính sách.
29. Nguyễn Kim Anh và Lê Thanh Tâm (2013). Mức độ bền vững của các tổ chức
TCVM Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị- Sách chuyên khảo, Hà nội,
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, GPXB số 222-2013/CXB/179-05/GTVT cấp
ngày 9/12/2013;
30. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm và Nguyễn Thị Tuyết Mai,
(2012), Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam: Kiểm định và so sánh, Nhà
xuất bản thống kê, Hà nội.
31. Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, (2012). Giáo trình Kinh Tế Lượng,
NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà nội.
32. Okumu, L.J, (2007). The Microfinance Industry in Uganda: suistainability,
outreach and regulation. PhD thesis. The University of Stellenbosch.
Stellenbosch, South Africa.
33. Osotimehin, K.O, Jedge, C.A and Akinlabi, B.H, (2011). Determinants of
Microfinance Outreach In South-Western Nigeria: An Empirical Analysis.
International Journal of Management and Business Studies, Vol.1(1): 1-7,
December 2011.
34. Otero, M. and Rhyne, E., (1994). Principles and Institutions For Microenterprise
Finance. In the New World of Microenterprise Finance: Buidling Health Financial
Institutions for the Poor. Maria Otero and Elisabeth Rhyne, eds:11-26. Kumarian
Press Inc: West Hartford.Conn.
35. Paxton, J and C.Pruman, (1998). Savings-First and Credit-First Microfiance
Institutions in Eight African countries. Microfiance In Africa. S.A.Breth ed.
Sasakawa African Assosiation, Mexico city.
36. Ronald I. McKinnon (1992), Financial Control in the Transition to a Market
Economy, The John Hopkins University Press, 1992.
37. Rose, P.S and D.R Fraser, (1988). Financial Institutions: Understanding and
Managing Financial Services. Business Publication, Planotex, USA.
38. Schreiner, M, (2002). Aspect of Outreach: A Framework for Discussion of the
Social Benefits Of Microfinance. J.Int.Dev 14:591:603.
39. Seibel, H.D. and P.Schmidt, (2000). How an Agricultural Development Bank
Revolutionized Rural Finance: the case of BRI, IFAD Rural Finance Working
Paper, No.B5, December.
40. Trang web của MIX Market: />41. Trang web của Nhóm Công Tác Tài Chính Vi Mô Việt Nam:
/>42. Van Greuning, H., Gallardo, J.S and Randhawa, B.K, (1999). A Framework For
Regulating Microfinance Institutions. World Bank Policy Research Working
Paper No.2061. The World Bank: Washington, D.C.
43. Von Pischke, J.D, 1999. Finance at the Frontiers. The World Bank: Washington,
D.C.
44. Yaron, J, (1999). What makes rural finance institutions successful?. The World
Bank Research Observer 49(1): 49-70.